Về chất lượng cuộc sống của lao động nữ di cư ở Việt Nam hiện nay

Thứ hai, cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống của lao động di cư. Cần nghiên cứu để sớm thực hiện quy định sử dụng thẻ bảo hiểm y tế linh hoạt ở các cơ sở khám chữa bệnh; nghiên cứu ban hành quy định về các khu vực được thực hiện các hoạt động tạo thu nhập cho lao động nữ di cư; quan tâm nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các khu vực có đông lao động nữ di cư sinh sống; khai thác các chương trình hỗ trợ người di cư như giới thiệu việc làm, kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội đối với lao động nữ di cư. Đồng thời, các ngành chức năng và các bên liên quan thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách, quy định đó để hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích đặc thù của lao động nữ di cư. Thứ ba, cần tăng cường vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội ở nơi đến, có phương thức tiếp nhận, thu hút lao động nữ nhập cư tham gia sinh hoạt, tổ chức các hoạt động hỗ trợ lao động nữ nhập cư tại địa phương, đặc biệt là hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hỗ trợ kết nối và cung cấp các dịch vụ chăm sóc, giáo dục con em của lao động nhập cư, tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, các hoạt động giao lưu, vui chơi, giải trí nâng cao đời sống tinh thần của lao động nữ nhập cư. Ngoài ra, chính quyền địa phương của địa bàn có nhiều phụ nữ di cư lao động cần nỗ lực nhiều hơn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và phát triển tại chỗ cho người dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Thứ tư, bản thân lao động nữ di cư tích cực chủ động nâng cao kiến thức và kỹ năng sống, tự chăm sóc bản thân, trau dồi kiến thức chuyên môn, tích cực hòa nhập, thể hiện trách nhiệm và vai trò xây dựng cộng đồng nơi đến 

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về chất lượng cuộc sống của lao động nữ di cư ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về chất lượng cuộc sống... 39 Về chất lượng cuộc sống của lao động nữ di cư ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Hoàng Anh(*) Trương Thúy Hằng(**) Tóm tắt: Di cư vừa được xem là động lực thúc đẩy, vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Ở Việt Nam, dòng người lao động di cư đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là người lao động di cư từ nông thôn đến thành thị, khu công nghiệp. Bài viết phân tích một số thông tin cơ bản về cuộc sống của hai nhóm phụ nữ di cư ở một số tỉnh thành ở nước ta, đó là nhóm công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và nhóm lao động tự do. Qua đó, chỉ ra những bấp bênh, rủi ro tiềm ẩn mà lao động nữ di cư đang phải đối mặt; và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nữ di cư. Từ khóa: Di cư, Lao động nữ di cư, Công nhân, Lao động tự do, Chất lượng cuộc sống Abstract: Migration is considered both a motivation and consequence of a country’s socio-economic development. In Vietnam, the fl ow of migrant workers is increasing dramatically, especially those from rural areas to urban areas and industrial zones. On analyzing some basic information about two groups of female migrants, one working in industrial and processing zones and the other engaging in self-employment, the article discusses the uncertainties and risks that female migrant workers are facing, thereby, making some suggestions to improve their life quality. Key words: Migration, Female Migrant Workers, Self-employment, Life Quality 1. Đặt vấn đề Di cư lao động là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, là hệ quả của sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền, lãnh thổ. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tình trạng dư thừa lao động, ít cơ hội phát triển ở nông thôn, nghèo đói... buộc người dân phải rời đi nơi khác để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Di cư ở Việt Nam có xu hướng tăng lên so với 5 năm trước và lao động nữ ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong nhóm di cư. Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu về di cư cho thấy những ảnh hưởng tích cực của lực lượng di cư với những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, người di cư, đặc biệt là phụ nữ di cư, phải đối mặt với nhiều thách thức. Ở cả hai khu vực nông thôn và thành (*), (**) ThS., Học viện Phụ nữ Việt Nam; Email: hoanganh@vwa.edu.vn Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201840 thị, lao động nữ di cư luôn là đối tượng gặp những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, họ không thể tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro về sức khỏe và an toàn bản thân, hiếm khi được bồi thường trong trường hợp bị thương tật, đau ốm hoặc tai nạn (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2006). Bên cạnh đó, việc di chuyển đến nơi ở mới, xa gia đình, người thân, sống trong một môi trường mới khiến cuộc sống của lao động nữ di cư trở nên bấp bênh hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương hơn. Họ phải đối mặt với những nguy cơ trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục, mại dâm, buôn bán người. Mức độ hòa nhập vào cộng đồng mới của lao động nữ di cư có nhiều hạn chế (Action Aid, 2012). Nhằm làm rõ hơn về cuộc sống của lao động nữ di cư, bài viết tập trung phân tích những điều kiện sinh hoạt và làm việc của hai nhóm lao động nữ di cư từ nông thôn ra thành thị làm công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và lao động tự do(*). 2. Cuộc sống của lao động nữ di cư Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nghèo vẫn còn cao, lao động ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn, bị dôi dư do đô thị hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác, vai trò tích cực của lao động nữ trong kinh tế ngày càng được phát huy. Vì thế, lao động di cư từ nông thôn đến thành thị, khu công nghiệp tăng mạnh cả về số lượng và tỷ lệ cao hơn so với những năm trước, đặc biệt là tỷ lệ lao động nữ di cư. Theo số liệu khảo sát, tỷ lệ đồng tình với nhận định này ở Hải Phòng là 54,3% và ở Bình Dương là 97,1%. Phần lớn lao động nữ di cư lần đầu (chiếm 71,4%), di cư lần thứ hai là 21,9% và di cư lần thứ ba trở lên chỉ có 6,0%. Trong quá trình di cư, người Việt Nam đều có xu hướng dựa vào mạng lưới xã hội để bảo đảm an toàn và tăng cơ hội thành công. Những mối quan hệ xã hội (dù thân thích hay quen sơ) đều có vai trò quan trọng giúp họ có thêm thông tin và dễ dàng hơn khi tiếp cận thị trường lao động và hòa nhập cộng đồng nơi đến. Lao động nữ di cư có xu hướng không đi đơn lẻ, không chỉ đi cùng họ hàng, bạn bè (Đặng Nguyên Anh, 1998) như các nghiên cứu trước đã chỉ ra, mà họ còn di cư cùng cả chồng và con (30,2%), tỷ lệ đang ở cùng chồng là 17,7%, con là 5,5%. Xu hướng này thể hiện rõ hơn tại Bình Dương, Đắk Nông, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Trong số lao động di cư ở độ tuổi từ 15 đến 29, tỷ lệ nữ giới cao hơn so với nam giới (Tổng cục Thống kê, 2010) và có xu hướng trẻ hóa. So sánh kết quả của các cuộc Tổng điều tra năm 1989, 1999 và 2009, độ tuổi phổ biến nhất của phụ nữ di cư giảm tương ứng theo thời gian từ 25 tuổi xuống còn 24 và 23 tuổi (Tổng cục Thống kê, 1989, 1999, 2009). Việc đăng ký tạm trú, thường trú(*) của lao động nữ di cư được thực hiện khá nghiêm túc. Trong đó, đăng ký tạm trú KT4 (*) Bài viết sử dụng số liệu từ “Báo cáo kết quả điều tra: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động nữ di cư” của Học viện Phụ nữ năm 2016. Khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện tại 8 tỉnh/thành phố với mẫu là 1.809 lao động nữ di cư, tuổi từ 15-59, trong đó 1.076 người đang làm việc trong khu công nghiệp, chế xuất (59,5%) và 733 người làm nghề tự do (40,5%). Tỷ lệ tương ứng tại Hà Nội là 154 và 146, thành phố Hồ Chí Minh là 237 và 75, Lạng Sơn là 112 và 86, Hải Phòng là 102 và 98, Khánh Hòa là 97 và 102, Đắk Nông là 86 và 115, Bình Dương là 162 và 34, Cần Thơ là 126 và 77. (*) KT1: Sổ hộ khẩu thường trú của công dân: thường trú lâu dài và được ghi rõ trên chứng minh Về chất lượng cuộc sống... 41 chiếm trên dưới 40% ở cả hai nhóm lao động tự do và nhóm công nhân, đăng ký tạm trú KT3 là 25-26%. Một số lao động nữ di cư xác định cư trú lâu dài ở địa bàn mới nên đăng ký KT1, chiếm 18,2% ở nhóm công nhân và 17,3% ở nhóm lao động tự do. Đối tượng không hoặc chưa đăng ký hình thức tạm trú nào chiếm xấp xỉ 10%. Đây là con số đáng lưu tâm đối với các cơ quan chức năng trong quản lý di cư. Một số đặc điểm nhân khẩu học của lao động nữ di cư Lao động nữ di cư xuất thân chủ yếu từ khu vực nông thôn (chiếm 86,5%) và từ khắp các vùng miền. Trong mẫu điều tra, độ tuổi trung bình của lao động nữ di cư xấp xỉ 33 tuổi (được phân bố trên nhiều nhóm tuổi và có sự khác biệt giữa hai nhóm làm công nhân và lao động tự do). Nhóm nữ di cư làm công nhân có độ tuổi trung bình là 28,3 tuổi, tập trung đông nhất ở độ tuổi 20-24 (chiếm 30,4%) và giảm dần ở các độ tuổi cao hơn. Trong khi đó, nhóm nữ di cư lao động tự do có độ tuổi trung bình là 39,4 tuổi, sự phân bố có xu hướng tăng dần ở các nhóm tuổi cao hơn và tập trung đông nhất ở độ tuổi trên 50 tuổi (16,2%). Với độ tuổi như vậy, tỷ lệ đã kết hôn trong nhóm nữ di cư lao động tự do cao hơn nhóm nữ di cư làm công nhân (73,4% so với 52,6%) và tỷ lệ chưa có con trong nhóm di cư làm công nhân (47,7%) cao hơn nhóm di cư lao động tự do (13,8%), tỷ lệ có 3 con trở lên đặc biệt cao trong nhóm lao động tự do (27,7%). Phần lớn lao động nữ di cư có trình độ học vấn ở mức trung bình (Trung học cơ sở, Trung học phổ thông). Nhóm nữ di cư làm công nhân có trình độ học vấn cao hơn nhóm lao động tự do. Bên cạnh tỷ lệ lao động nữ di cư có trình độ cao đẳng, đại học (5,5%), vẫn có tỷ lệ nhỏ trong cả hai nhóm đối tượng này mù chữ (0,7% trong nhóm công nhân và 3% trong nhóm lao động tự do). Nghề nghiệp trước khi di cư của lao động nữ di cư chủ yếu là làm ruộng, làm vườn hoặc là học sinh, sinh viên. Nghề nghiệp hiện nay của nhóm di cư lao động tự do chủ yếu là “bán hàng rong, bán báo, bán vé số” chiếm 30,3%, “ai thuê gì làm nấy” chiếm 22,1%. Chính vì vậy, mức độ ổn định công việc của nhóm đối tượng này thấp hơn nhóm công nhân (64,4% so với 44,5%). Mức độ ổn định công việc cũng có sự khác biệt theo độ tuổi, trên dưới 60% đối với nhóm tuổi dưới 34 tuổi nhưng chỉ khoảng 47% ở các nhóm trên 35 tuổi. Việc tham gia các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương của lao động nữ di cư khá cao, hầu hết họ tham gia ít nhất một tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương trước khi di cư (tỷ lệ chung cả hai nhóm là 83,1%). Tình trạng sức khỏe của lao động nữ di cư nhìn chung ở mức trung bình trở lên (83,4% ở nhóm lao động tự do và 94,7% ở nhóm công nhân) và nhóm làm công nhân có sức khỏe tốt hơn nhóm lao động tự do. Lý do di cư Lao động nữ di cư chủ yếu là vì mục đích cải thiện kinh tế. Tỷ lệ này ở nhóm lao động tự do là 89,1% và 83,8% ở nhóm công nhân. Mặc dù chỉ có 26,4% tự đánh giá có mức sống gia đình (trước di cư) thuộc loại nhân dân về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. KT2: Sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đăng ký tạm trú dài hạn ở quận/huyện khác với nơi đăng ký thường trú nhưng vẫn thuộc phạm vi tỉnh/thành phố Trung ương đó. KT3: Sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú. KT4: Sổ tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú: giống KT3 nhưng có thời hạn nhất định. Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201842 nghèo, 15,5% ở mức cận nghèo và 57,3% tự đánh giá có mức sống trung bình nhưng lý do khác khiến lao động nữ di cư là mong muốn tìm cơ hội phát triển bản thân. Đáng nói là, động cơ di cư vì mục đích kinh tế có tỷ lệ tăng dần ở nhóm tuổi cao (68% ở nhóm tuổi 15-19, 98,2% ở nhóm tuổi trên 55 tuổi), trong khi động cơ tìm kiếm cơ hội phát triển thì ngược lại, 29% ở nhóm tuổi trẻ và có xu hướng giảm dần ở các nhóm tuổi cao hơn và giảm xuống 1,8% ở nhóm tuổi trên 55 tuổi. Sự lựa chọn này ở nhóm công nhân là 20,4%, nhóm lao động tự do là 12,1%. Điều kiện sống của lao động nữ di cư Hầu hết lao động nữ di cư (78,1%) sống trong những căn nhà thuê, trọ có diện tích dưới 15m2, thậm chí dưới 10m2; tỷ lệ có nhà riêng chiếm 10,9%, ở tập thể 2%, ở nhờ nhà họ hàng 4,1%, nhà của chủ sử dụng lao động 3,3%. Khoảng 3/4 số người được hỏi (68,4% ở nhóm lao động tự do và 78,2% ở nhóm công nhân) sống trong những căn nhà cấp 4, lợp ngói, lợp tôn hoặc pro-ximăng. Tỷ lệ lao động nữ di cư được ở nhà tập thể của công ty rất nhỏ, 0,5% ở nhóm lao động tự do và 3,1% ở nhóm làm công nhân. Tỷ lệ lao động nữ di cư phải sống trong các nhà tạm/lán tạm không đảm bảo an toàn, an ninh ở nhóm lao động tự do cao hơn nhóm công nhân (8,8% so với 4,6%). Đặc biệt ở tỉnh Đắk Nông, tỷ lệ lao động nữ di cư ở trọ trong lều, lán tạm lên đến 20,9%. So với kết quả nghiên cứu năm 2005(*) về lao động di cư, tỷ lệ người di cư sống trong lán tạm, lều bạt không giảm. Điều này tiềm ẩn những rủi ro, đe dọa sự an toàn về thể chất và sự riêng tư của lao động nữ di cư. Điều kiện sử dụng điện, nước sinh hoạt, bếp, công trình phụ của lao động nữ di cư còn gặp khá nhiều khó khăn. Họ sử dụng cả nước máy và nước giếng trong sinh hoạt với tỷ lệ gần ngang nhau; do diện tích nơi ở chật chội nên bếp đun thường gần nơi ngủ. Tỷ lệ được sử dụng công trình phụ khép kín ở nhóm lao động tự do là 56,9% và 67,8% ở nhóm công nhân, số lao động nữ di cư phải sử dụng công trình phụ chung, công cộng lần lượt là 34,4% và 28,4%, thậm chí vẫn có nhiều lao động nữ di cư không có nhà tắm, vệ sinh ngay tại nơi ở (8,0% và 2,8%). Đây là những yếu tố tiềm ẩn sự mất an toàn, an ninh, không đảm bảo phòng chống cháy nổ trong môi trường sống của lao động nữ di cư. Bên cạnh các thiết bị sinh hoạt thiết yếu trong cuộc sống của nhóm lao động tự do và nhóm công nhân được trang bị khá đầy đủ, phổ biến như: đèn thắp sáng (98,9% và 97,8%), nồi cơm điện (71,4% và 92,1%), quạt điện (đều 90,5%), điện thoại di động (78,2% và 88,0%), ti vi (59,2% và 56,5%), xe máy (37,9% và 49,3%), xe đạp (44,3% và 30,3%), các thiết bị sinh hoạt tiện ích, hiện đại như: tủ lạnh (18,4% và 17,2%), bình nóng lạnh (3,7% và 2,3%), lò vi sóng, máy tính kết nối Internet,... hiếm thấy đối với họ. Nhìn chung, điều kiện sống của lao động nữ di cư còn rất hạn chế, đặc biệt là nhóm lao động nữ di cư làm nghề tự do có điều kiện sống kém hơn lao động nữ di cư làm công nhân. Thời gian làm việc và thu nhập của lao động nữ di cư Thời gian làm việc trung bình của nhóm công nhân từ 6-8 giờ/ngày, nhiều người trong số họ tăng ca, làm việc từ 9-12 giờ/ngày để có thêm thu nhập. Nhóm lao động tự do có thời gian làm việc trung bình từ 9-12 giờ/ ngày, có tỷ lệ cao hơn nhóm công nhân (42,4 so với 23,0%). Ở cả hai nhóm này, thời gian (*) Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2006), Báo cáo tổng hợp đề tài: Ảnh hưởng của di cư lao động tự do đến cuộc sống gia đình nông thôn miền Bắc. Về chất lượng cuộc sống... 43 làm việc cao nhất trong ngày là trên 13 giờ với tỷ lệ 26,1% ở nhóm lao động tự do và 8,5% ở nhóm công nhân, thậm chí làm việc trong ngày nghỉ cuối tuần cũng có thể lên tới 9-12 giờ, thậm chí trên 13 giờ. Thu nhập trung bình của lao động nữ di cư ở mức trung bình thấp, xấp xỉ 3,1 triệu đồng/tháng (tương đương 160 USD - ở thời điểm điều tra tháng 7/2014), trong đó nhóm công nhân thu nhập trung bình khoảng 3,4 triệu đồng/tháng và nhóm lao động tự do khoảng 2,6 triệu đồng/tháng). Nhìn chung, cả hai nhóm lao động nữ di cư chưa hoàn toàn hài lòng với công việc hiện tại. Kết quả này khá tương đồng với một khảo sát được thực hiện năm 2015, cho thấy lao động nữ nhập cư chủ yếu hoạt động trong nhóm ngành có mức lương thấp, có tính thâm dụng lao động cao và tính chất công việc đơn điệu lặp đi lặp lại, ít đòi hỏi về chuyên môn kỹ thuật. Tạ i cá c ngà nh chuyên môn kỹ thuậ t cao, có mứ c lương cao hơn, sự tham gia củ a lao độ ng nữ nhậ p cư cũ ng thườ ng thấ p hơn so vớ i lao độ ng nam nhậ p cư (Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư, 2015). Tiếp cận các dịch vụ công Kết quả điều tra cho thấy, lao động nữ di cư tiếp cận các dịch vụ y tế, đặc biệt là địa điểm mua thuốc và phòng khám tư nhân khá dễ dàng, thuận lợi. Tỷ lệ lao động nữ di cư tự mua thuốc về điều trị (49,6%) cao hơn tỷ lệ đến các cơ sở đáng tin cậy như bệnh viện, trung tâm y tế (41,9%) để khám chữa bệnh. Việc khám sức khỏe định kỳ đối với lao động nữ di cư diễn ra không phổ biến, đặc biệt là nhóm nữ di cư lao động tự do (chỉ có 14,1%), số lao động tự do chưa bao giờ đi khám bệnh chiếm 21,8%. Lao động nữ di cư ở hai nhóm nghiên cứu rất xa lạ, mơ hồ với các dịch vụ như: giới thiệu việc làm, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, sự can thiệp giúp đỡ của các đoàn thể, tổ dân phố, cơ quan chính quyền sở tại, giao dịch với chính quyền (các thủ tục hành chính), sự giúp đỡ của công an, dân phòng, sự hỗ trợ của hội nhóm. Mức độ tiếp cận thông tin của họ rất hạn chế và kênh tiếp nhận thông tin cũng nghèo nàn với tỷ lệ 55% thỉnh thoảng xem ti vi. Các kênh thông tin khác như nghe đài hay đọc sách, báo đều có tỷ lệ rất thấp (10,2% và 15,8%). Bên cạnh đó, các dịch vụ giải trí nâng cao đời sống tinh thần của lao động nữ di cư cũng còn sơ sài, đơn điệu. Ngoài hình thức đi lễ chùa cầu an vào dịp Tết cổ truyền hoặc ngày rằm, mùng Một... (40,1%), các hình thức giải trí khác rất ít được lao động nữ di cư sử dụng, trong đó thấp nhất là xem phim, biểu diễn nghệ thuật ở rạp hoặc bãi chiếu bóng (3,6%). Mối quan hệ gia đình của lao động nữ di cư Kết quả điều tra cho thấy, lao động nữ di cư khá hài lòng về khoản đóng góp của họ cho gia đình. Số tiền họ gửi về cho gia đình chủ yếu để tiêu dùng hàng ngày (69,0% ở nhóm lao động tự do và 67,1% ở nhóm công nhân), tiếp đến là đầu tư cho con ăn học (52,0% và 31,4%). Mặc dù không ở nhà, lao động nữ di cư vẫn có tiếng nói nhất định trong các quyết sách của gia đình. 65,8% người được hỏi vẫn tham gia ý kiến vào tất cả công việc ở gia đình dù là việc lớn hay nhỏ. Tỷ lệ này tăng dần ở các nhóm tuổi cao hơn. Hình thức tham gia của họ chủ yếu là trao đổi ý kiến qua điện thoại (71,7%) và trực tiếp về nhà để bàn chuyện (33,6%). Tỷ lệ lao động nữ di cư cho rằng bản thân mình là người quyết định cuối cùng mọi việc trong gia đình không nhiều nhưng tăng dần ở các nhóm tuổi cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nữ di cư cho rằng người chồng là người quyết định cuối cùng vẫn chiếm ưu thế (40,5% so với 12,6%) ở tất cả các độ tuổi. Thông tin Khoa học xã hội, số 4.201844 Sự hỗ trợ của người thân và họ hàng đối với gia đình của lao động nữ di cư đi làm ăn xa (chiếm 2/3 số người được hỏi) chủ yếu là thăm hỏi động viên. Sự trợ giúp cụ thể như cho vay mượn khi cần, chăm sóc con cái, giúp đỡ việc nhà... không nhiều (13,4% - 17,1%). 2. Kết luận và một số kiến nghị giải pháp Những phân tích trên cho thấy, lao động nữ di cư ở nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn trong điều kiện sinh hoạt, mức thu nhập còn thấp, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ công bởi rào cản quản lý nhân khẩu bằng sổ hộ khẩu. Nhằm góp phần nâng cao đời sống cho lao động nữ di cư, chúng tôi đề xuất một số giải pháp có thể hỗ trợ nhóm đối tượng này có cuộc sống tốt hơn ở nơi đến. Thứ nhất, cần thiết phải có cơ quan quản lý nhà nước về lao động di cư. Thông qua đó, Nhà nước và chính quyền các thành phố lớn có những hỗ trợ thiết thực nâng cao chất lượng cuộc sống của lao động di cư, trước hết là hỗ trợ đào tạo nghề, tìm việc làm ổn định, cải tạo và phát triển các dịch vụ công cộng, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường; bình ổn giá thuê nhà trọ, các loại phí thiết yếu đối với lao động nữ di cư, như: tiền điện, nước, phí vệ sinh, học phí, phí trông trẻ... Bên cạnh đó, việc quản lý nhân khẩu dựa trên thẻ căn cước công dân/ chứng minh nhân dân tích hợp các thông số nhân thân cần nhanh chóng đi vào thực tiễn. Các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng lao động nữ di cư cần có chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề - yếu tố quan trọng để duy trì việc làm ổn định, cải thiện thu nhập của lao động nữ di cư. Thứ hai, cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống của lao động di cư. Cần nghiên cứu để sớm thực hiện quy định sử dụng thẻ bảo hiểm y tế linh hoạt ở các cơ sở khám chữa bệnh; nghiên cứu ban hành quy định về các khu vực được thực hiện các hoạt động tạo thu nhập cho lao động nữ di cư; quan tâm nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các khu vực có đông lao động nữ di cư sinh sống; khai thác các chương trình hỗ trợ người di cư như giới thiệu việc làm, kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội đối với lao động nữ di cư. Đồng thời, các ngành chức năng và các bên liên quan thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách, quy định đó để hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích đặc thù của lao động nữ di cư. Thứ ba, cần tăng cường vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội ở nơi đến, có phương thức tiếp nhận, thu hút lao động nữ nhập cư tham gia sinh hoạt, tổ chức các hoạt động hỗ trợ lao động nữ nhập cư tại địa phương, đặc biệt là hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, hỗ trợ kết nối và cung cấp các dịch vụ chăm sóc, giáo dục con em của lao động nhập cư, tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng sống, các hoạt động giao lưu, vui chơi, giải trí nâng cao đời sống tinh thần của lao động nữ nhập cư. Ngoài ra, chính quyền địa phương của địa bàn có nhiều phụ nữ di cư lao động cần nỗ lực nhiều hơn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và phát triển tại chỗ cho người dân nói chung và phụ nữ nói riêng. Thứ tư, bản thân lao động nữ di cư tích cực chủ động nâng cao kiến thức và kỹ năng sống, tự chăm sóc bản thân, trau dồi kiến thức chuyên môn, tích cực hòa nhập, thể hiện trách nhiệm và vai trò xây dựng cộng đồng nơi đến  (xem tiếp trang 38)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_chat_luong_cuoc_song_cua_lao_dong_nu_di_cu_o_viet_nam_hie.pdf