Từ nhận thức đúng đắn ấy, vương triều Nguyễn đã tổ chức
và tiến hành nhiều hoạt động thực hiện chủ quyền và bảo vệ
vùng biển đảo quốc gia, trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng
hệ thống phòng thủ vững chắc ở các cửa biển trọng yếu. Các
đồn, đảo và pháo đài đều được cấp súng đạn, khí giới, thuyền
bè, phái quân trấn giữ.
Những hoạt động quan trọng trong bảo vệ, thực thi chủ
quyền vùng biển, thể hiện qua các hoạt động tuần tra, kiểm
soát giữ yên vùng biển đảo cũng rất được chú trọng: Nhà nước
đã bố trí canh giữ tùy theo mức độ quan trọng đối với những
khu vực biển miền Trung: Có quân chính quy, dân quân 2; -
Nhà nước cũng giao quyền chủ động tác chiến cho địa phương,
trong đó nhà nước giữ vai trò chỉ đạo3.
Đồn biển còn có nhiệm vụ thông tin bằng việc treo cờ hay
chạy trạm. Hệ thống thuyền buôn và thuyền đánh cá của các
địa phương cũng tham gia tích cực vào việc tuần tra, là tai mắt
của nhà nước trong việc nắm bắt và thông báo tin tức trên biển
“bất cứ lúc nào nhà vua cũng có thể huy động thêm thuyền
buôn và thuyền chài đi lại chi chít ngoài ven biển” [18].
Vài năm sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã giao cho vị văn
quan nổi tiếng phụ trách công việc quản lý hành chính quân sự
toàn quốc là Thượng thư Bộ Binh Lê Quang Định “kê cứu sách
vở, bản đồ cả nước, các thành dinh trấn đạo từ Kinh sư vào
Nam đến Hà Tiên, ra Bắc đến Lạng Sơn, phàm sông núi hiểm
hay dễ, đường đi xa hay gần, giới hạn bờ cõi thế nào, sông biển
nguồn lạch, cho đến cầu cống chợ điếm, phong tục thổ sản,
hết thảy ghi chép lấy” [19] để biên soạn sách Hoàng Việt nhất
thống dư địa chí, đến năm 1806 thì hoàn thành, gồm 10 quyển
đồ sộ [20]. Sự ra đời của bộ sách này có ý nghĩa to lớn đối với
sự quản lý đất nước nói chung, việc thực thi chủ quyền quốc
gia nói riêng.
Có thể thấy, đội Hoàng Sa được ra đời từ thời các chúa
Nguyễn, cho đến các vua đầu triều Nguyễn đã hoạt động trong
suốt ba thế kỷ. Nhiệm vụ của đội Hoàng Sa là thường xuyên
kiểm soát, thu lượm tài nguyên ở vùng quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa trên Biển Đông. Đội Hoàng Sa với tư cách là một
đơn vị dân binh chuyên nghiệp có nhiệm vụ khai thác kinh tế
và thực thi chủ quyền ở Biển Đông chính là một hình thức độc
đáo, duy nhất khai chiếm, xác lập, thực thi chủ quyền trên các
vùng quần đảo giữa Biển Đông mà không một quốc gia nào
trong khu vực có được, vẫn tiếp tục được thành lập và hoạt
động dưới vương triều Nguyễn.
4 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về hoạt động quản lý biển đảo của nhà nước quân chủ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2960(4) 4.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tư duy hướng biển
Việt Nam có điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái đa
dạng, là một bán đảo với diện tích tự nhiên hơn 33 vạn km2 và
hơn 3.000 km bờ biển, chỉ số duyên hải (ISCL) tính được là
1061 [1]. Với vị trí là một quốc gia bán đảo, nơi hội tụ của nhiều
cộng đồng cư dân, giao điểm của các nền văn hóa - văn minh
lớn, Việt Nam đã sớm có truyền thống, tư duy hướng ngoại, ý
thức mạnh mẽ về môi trường sống, địa bàn sinh kế. Nhờ vị trí
địa - chiến lược, do có tiềm năng kinh tế và môi trường văn hoá
phong phú, ở Việt Nam đã hình thành các nền văn hoá biển đảo
nổi tiếng. Nền văn hóa đó trong quá trình phát triển, thông qua
các tuyến giao thương và chuỗi đảo, đã có nhiều mối giao lưu
mật thiết với thế giới bên ngoài.
Một số nhà khoa học cũng cho rằng từ thời tiền sử, sơ sử
văn hoá Đông Nam Á đã có những liên hệ với Ấn Độ. Trong
những hiện vật thuỷ tinh, mã não và hạt chuỗi của văn hoá
Đông Sơn và Sa Huỳnh đã có những hoạ tiết trang trí vẽ màu
giống như phong cách Ấn Độ [2]. Huyền thoại về nguồn gốc,
về nghĩa đồng bào và mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, đẻ ra
trăm ng ười con..., theo nhà nghiên cứu Manomohan Ghosh rất
tương đồng với những ghi chép trong sử thi Mahabharata của
Ấn Độ [3]. Mặt khác, ảnh hưởng của văn hóa Đông Nam Á đã
sớm được mở rộng đến nhiều quốc gia khác ở khu vực Đông
Á. Trên cơ sở các cứ liệu khảo cổ học, nhân học, GS Hà Văn
Tấn từng cho rằng: “Ảnh hưởng của văn hoá Đông Sơn lên
phía Bắc, theo l ưu vực sông Nguyên, sông Tương, đến đất Sở
là đã rõ ràng” [4]. Vào thời kỳ đầu của giai đoạn này, văn hoá
Về hoạt động quản lý biển đảo
của nhà nước quân chủ Việt Nam
Nguyễn Mạnh Dũng*
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài 26/2/2018; ngày chuyển phản biện 2/3/2018; ngày nhận phản biện 26/3/2018; ngày chấp nhận đăng 30/3/2018
Tóm tắt:
Biển cả và cơ tầng văn hóa biển là môi trường sinh tồn và nuôi dưỡng các nền “văn hóa biển” và cộng đồng cư dân từ buổi
đầu lập quốc của các dân tộc trong khu vực. Vào thời trung đại, do vị trí địa lý, quá trình tương tác, nhu cầu kinh tế, sức
ép chính trị hay truyền thống văn hóa đã tạo nên thế ứng xử đối với không gian biển đảo của nhà nước quân chủ Việt
Nam. Bài viết nhằm tìm hiểu về tư duy, tổ chức và quản lý biển đảo của nhà nước quân chủ Việt Nam.
Từ khóa: Biển đảo, chủ quyền.
Chỉ số phân loại: 5.9
*Email: nguyendunghsr@gmail.com
The management on sea and islands
of the Vietnamese monarchy state
Manh Dung Nguyen*
University of Social Science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
Received 26 February 2018; accepted 30 March 2018
Abstract:
The sea and sea culture platform are the living and
nurturing environments of “sea cultures” and residential
communities from the early days of the nation formation.
In the Middle Age, the geographical location, interaction
process, economic needs, political pressure, cultural
traditions, and etc created the behaviour at the sea space
of the Vietnamese monarchy. This article aims at exploring
the mindset, organization and management on sea and
islands of the Vietnamese monarchy state.
Keywords: Sea and islands, sovereignty.
Classification number: 5.9
1Chỉ số duyên hải được tính toán dựa trên diện tích tự nhiên chia cho tổng
chiều dài đường bờ biển. Ở Nhật Bản ISCL là 13, Việt Nam là 106, có nghĩa
là 1 km đường bờ biển chỉ che phủ tương ứng với mỗi nước là 13 km2 và 106
km2 diện tích lục địa.
3060(4) 4.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đông Nam Á đã đạt đến độ phát triển rực rỡ và chính nhà Đông
Phương học nổi tiếng ngư ời Nga D.V. Deopik đã gọi thế kỷ V
trước công nguyên là “Thế kỷ của phương Nam”. Trên nhiều
phư ơng diện, văn hóa Đông Nam Á đã có những ảnh hưởng
rộng lớn, vư ợt rất xa ra ngoài những quốc gia láng giềng [5].
Như vậy, trong hành trình lịch sử - văn hóa của dân tộc
Việt Nam, sông - nước (bao gồm cả yếu tố biển), không chỉ là
bộ phận hợp thành mà còn tạo nên đặc tính văn hóa tiêu biểu
trong truyền thống văn hóa Việt Nam. Nước là nguồn gốc của
sự sống, nuôi dưỡng con người, bồi tụ nên các châu thổ cho cư
dân canh tác lúa nước, là nguồn năng lượng, góp phần điều hòa
môi trường sống... Trong ý nghĩa đó, ven các dòng sông lớn
và ở vùng cửa sông như sông Hồng, sông Mã, sông Lam, Thu
Bồn, sông Côn, Đồng Nai, Cửu Long... đã dần hình thành các
trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, cảng thị. Sự phồn thịnh và
kết tụ giữa các trung tâm đó đã tạo nền văn hóa - văn minh đa
dạng, thống nhất. Từ các huyền thoại về thời lập quốc đến cơ
tầng văn hóa biển (với Đông Sơn - Sa Huỳnh và những Thể chế
biển Champa, Phù Nam), từ truyền thống khai thác biển đến tư
duy hướng biển, từ năng lực thủy quân đến khả năng phát triển
hải thương... tất cả cho thấy mối liên hệ bền chặt với biển, sớm
có tư duy hướng biển và cũng sớm thể hiện khả năng chinh
phục, làm chủ biển khơi của Việt Nam [6].
Truyền thống văn hoá biển, tri thức biển và năng lực chinh
phục biển khơi đó không chỉ là tiềm năng, thế mạnh mà còn
tạo nên niềm tin, động lực tiến ra biển để phát triển quan hệ hải
thương, giao lưu văn hóa với các nền văn hóa khu vực, thế giới
của người Việt Nam trong nhiều thế kỷ sau đó.
Quan niệm về vị trí địa lý, không gian chủ quyền biển đảo
Trong không gian biển Việt Nam (Seas of Vietnam), tên
gọi Biển Đông, bể Đông hay Đông Hải, ý là vùng biển nằm ở
phía đông Việt Nam có ý nghĩa thiêng liêng và có nguồn gốc
lâu đời. Những ghi chép của tài liệu nước ngoài và chính sử
Việt Nam đều ghi nhận những tên gọi với một ý nghĩa thống
nhất và toàn vẹn về không gian/phạm vi địa lý: Vùng biển nằm
ở phía đông của đất nước.
Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: “Độc ác thay,
trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông
Hải [東海] không rửa sạch mùi”. Trong Việt Nam sử lược, sử
gia Trần Trọng Kim từng chép lại lời Bà Triệu với tên “Bể
Đông”. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy
Chú, mục Dư địa chí chép: “Xét trong sách vở đã ghi chép, đất
nước ta phía đông đến biển, phía tây giáp Vân Nam”. Hoàng
Việt địa dư chí viết: Kỳ địa tây tiếp Ai Lao, đông lâm đại hải,
nam giáp Quảng Nam, bắc liên Nghệ An. Đất [Đàng Trong]
phía tây tiếp giáp Ai Lao, phía đông [là] biển lớn, đoạn phía
nam là Quảng Nam, phía bắc nối liền với Nghệ An [7].
Thời Nguyễn, người Việt cũng vẫn gọi Biển Đông là Bể
Nam nhưng bằng chữ Nôm, với nghĩa là bể (biển) nước Nam,
khác biệt với Nam Hải bằng chữ Hán theo cách viết văn tự chữ
Hán (gọi theo người Trung Hoa). Trong cuốn Đại Nam Quốc
sử Diễn ca viết bằng chữ Nôm chép: ... Bây giờ Thục chúa tỉnh
ra/Dứt tình, phó lưỡi Thái a cho nàng/Bể Nam đến bước cùng
đường/Văn tê theo ngọn suối vàng cho xuôi” [8].
Như đã trình bày ở trên, dù chịu nhiều ảnh hưởng của văn
hóa, văn minh phương Bắc, nhưng các nhà nghiên cứu cũng
nhấn mạnh Việt Nam là một thành viên thuộc Đông Nam Á lục
địa hay Đông Nam Á nói chung, cụ thể hơn là Đông Nam Á
bán đảo. Hơn thế, do chiếm trọn phần phía đông của bán đảo
ấy nên so với các quốc gia khu vực, tính chất bán đảo của Việt
Nam là rất điển hình [9].
Như vậy, cùng với Biển Đông (theo cách hiểu, cách gọi đã
khắc sâu trong tâm thức của người Việt về một không gian biển
ở phía đông lãnh thổ Việt Nam), ở Đông Nam Á còn có Biển
Sulu ở phía tây nam Philippines, Biển Celebes ở giữa các đảo
Mindanao, Borneo và Sulawesi. Nằm gần vị trí trung tâm các
đảo Borneo, Java và Sumatra là Biển Java và cuối cùng giữa
vùng quần đảo hương liệu Moluccas và Đông Timor là Biển
Banda [10]; hay biển Champa mà con đường quốc tế “đi qua
Biển Đông mà phần miền Trung - Trong đó có Quảng Trị, được
các bản đồ và sách vở Ả Rập từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII ghi
là “Biển Chămpa” [11].
Với vị trí là một quốc gia cận biển, bị chia cắt mạnh bởi
điều kiện tự nhiên do những dãy núi cao từ lục địa châu Á đổ
theo hướng tây bắc - đông nam xuống Biển Đông nên ở Việt
Nam đã sớm hình thành nên những không gian kinh tế - văn
hoá tương đối biệt lập. Do địa hình bị chia cắt, lại chủ yếu sinh
tụ ở vùng tương đối ẩm trũng, các châu thổ, vùng cận biển và
ven biển, với người Việt việc đi lại, chuyển vận theo các tuyến
sông, biển luôn giữ vai trò quan trọng. Giao thông thuỷ không
những đã tạo nên huyết mạch liên kết nội vực mà còn góp phần
đưa Việt Nam từ rất sớm, hội nhập với thế giới bên ngoài.
Theo đó, biển và môi trường kinh tế biển đã trở thành nhân
tố kết nối, là dòng chủ lưu đưa Đông Nam Á đến với hai nền
văn minh lớn đồng thời là hai trung tâm kinh tế hàng đầu châu
Á. Trong ý nghĩa đó, Đông Nam Á không chỉ đóng vai trò
chuyển giao mà còn là nơi thu nhận, tái tạo, sáng tạo... nhiều
giá trị văn hoá giữa “Thế giới Trung Hoa” (Nho giáo) và “Thế
giới Ấn Độ” (Bà La Môn giáo, Phật giáo, Hindu giáo). Như
vậy, có thể coi Biển Đông là một “Địa Trung Hải thu nhỏ”
(Mini Mediterranean Sea) [12] của châu Á và chính không
gian địa - văn hoá đó đã tạo nên một nền (hay một khu vực)
văn minh rực rỡ với nhiều đặc tính tiêu biểu của “Thế giới
phương Đông”.
Tuần tra, phòng thủ, đảm bảo an ninh biển đảo
Việt Nam có bờ biển dài, hoạt động trên biển và làm chủ
không gian sinh tồn đã tồn tại từ lâu đời và phát triển trong
những thời đoạn lịch sử nhất định.
3160(4) 4.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Các nguồn tư liệu Việt Nam chép rất rõ hoạt động khai thác
kinh tế và tổ chức phòng thủ biển của chính quyền quân chủ
thời kỳ này. Từ thời Lê Sơ, chính quyền đã kiểm soát các khu
vực trọng yếu của đất nước cũng như thực thi quyền kiểm soát
đối với hoạt động kinh tế, chủ quyền biển đảo. Sang đến thế kỷ
XVI-XVIII, cùng với sự phát triển ngoại thương, thực tế của
các đội Hoàng Sa, Bắc Hải là hình ảnh của các lực lượng khai
thác và bảo vệ Biển Đông trong thời Tây Sơn và của vương
triều Tây Sơn. Những tư liệu trên đã góp phần xác định hoạt
động thực thi chủ quyền liên tục trên các quần đảo không chỉ
dừng lại ở các chủ trương của nhà nước, mà trong thực tế đã
được chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện một cách
đầy đủ, nghiêm chỉnh.
Dưới thời Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng đều
đề cao vị thế của biển đảo và luôn nhắc nhở mệnh quan triều
đình phải chú ý bảo vệ vùng biển của đất nước. Qua chỉ dụ và
chính sách của nhà vua đã phản ánh ý thức về biển đảo như:
Coi trọng và tăng cường xây dựng lực lượng hải quân; có tư
tưởng quân sự “lấy thủy quân làm trọng” và lòng tự hào về
quân thủy. Trong việc xây dựng quân đội, nhà vua rất coi trọng
xây dựng hải quân, yêu cầu phải luyện tập để khi cần phát huy
được sức mạnh, “nước nhà ở về phương Nam, đất nhiều phần
biển, thủy quân rất là quan trọng. Chính nên huấn luyện khiến
cho thông thuộc biết rõ đường biển thì lúc có việc mới mong
đắc lực” [13].
Lực lượng thủy quân triều Nguyễn bao gồm hai bộ phận
là quân thủy ở Kinh đô Huế và quân thủy ở các địa phương.
Trong đó, bộ phận quân thủy ở Kinh đô Huế được gọi là Kinh
kỳ thủy sư, có số lượng đông đảo và là lực lượng chủ chốt của
thủy quân triều Nguyễn (như năm 1802, vua Gia Long đặt thủy
quân ở Kinh Kỳ gồm 5 doanh, mỗi doanh chia thành 3 chi
(Trung, Tiền, Hậu), các chi lại chia thành các thuyền hoặc đội,
ngoài ra còn có các vệ khác, tổng cộng có 10 thuyền, 41 đội
và 11 vệ).
Bên cạnh lực lượng thủy quân của triều đình và các địa
phương, nhà nước còn tích cực xây dựng các đội bán quân sự
của nhân dân để tăng cường lực lượng gìn giữ vùng biển đảo
rộng lớn của đất nước. Các đội bán quân sự dân gian này hoạt
động đặc biệt nổi bật trong tuần tra, kiểm soát vùng biển và
chống cướp biển.
Đối với hoạt động chế đóng, sửa chữa thuyền bè, các bộ
chính sử như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ dành 4 quyển
(217, 218, 219, 220) thuộc phần Bộ Hộ để ghi các “chính sách
về thuyền” [14]. Đối với thuyền bè của nhà nước, triều đình
quy định kỳ hạn sửa chữa như sau: Các hạng thuyền bè sau khi
được đóng mới và đưa vào sử dụng thì sau 3 năm sẽ thực hiện
1 lần sửa chữa nhỏ (tiểu tu) dùng vật liệu bằng 2/10 đóng mới
ban đầu, sau 5 năm tiếp theo thì thực hiện một lần sửa chữa
lớn (đại tu) dùng vật liệu bằng 4/10 đóng mới ban đầu, chu
kỳ 8 năm một lượt tiểu tu và một lượt đại tu cứ thế luân phiên
tiến hành, cho đến khi nào không tu bổ được nữa thì phá đi để
đóng thuyền bè khác thay thế. Vào những năm không phải kỳ
tiểu tu và đại tu, thuyền bè đi làm việc công mà có tổn hại thì
đầu năm sau sẽ được cấp 1/10 vật liệu đóng mới ban đầu để
sửa chữa [14].
Trong việc chế tạo, sửa chữa thuyền bè thời Nguyễn, đặc
biệt phải kể đến việc chế tạo thuyền máy hơi nước theo kiểu
phương Tây. Hoạt động này đã được Nguyễn Ánh khởi đầu
ngay từ những năm cuối thế kỷ XVIII. Năm 1793, Nguyễn
Ánh mua lại một chiến hạm cũ của châu Âu, cho tháo rời chiếc
tàu này ra từng mảnh để lấy mẫu rồi cho thợ chế tác những
mảnh khác giống như thế, sau đó ráp lại theo mô hình cũ. Cách
làm này đã mang lại cho Nguyễn Ánh một loạt chiến hạm nổi
tiếng như Long Ngư, Long Thượng, Long Hưng, Long Phi
và trở thành một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển kỹ
thuật của nước ta thời xưa [15].
Năm 1822, vua Minh Mạng sai Thống chế Thủy quân là
Phan Văn Tường trông coi việc đóng thuyền hiệu theo kiểu Tây
dương [15]. Năm 1838, vua Minh Mạng lệnh cho đốc công Vũ
Khố là Hoàng Văn Lịch và Phó đốc công là Vũ Huy Trinh cùng
thợ đúc thuyền “nghiên cứu kiểu cách theo đúng như thuyền
máy mua của Tây Dương trước đây để tâu lên xin làm” [14]
đến năm sau thì hoàn thành, theo chính lời dụ của vua Minh
Mạng là “có thể dùng được” [14]. Ba chiếc tàu thủy chạy bằng
hơi nước này được đặt tên “tàu lớn gọi là tàu Yên Phi, tàu hạng
trung gọi là tàu Vân Phi, tàu nhỏ gọi là tàu Vũ Phi, đều khắc
chữ thếp vàng ở đằng sau lái, cho có danh hiệu” [16], trong đó
Yên Phi là tàu gốc mua của phương Tây, còn Vân Phi và Vũ
Phi đều do Vũ Khố tự đóng lấy. Đến năm 1842, vua Thiệu Trị
cho đóng lại thuyền Vân Phi và đổi tên thành Huy Phi, “tất cả
mọi vật kiện, phỏng theo khuôn dạng thuyền Yên Phi” [14].
Đến năm 1844, vua Thiệu Trị lại cho mua thêm 1 chiếc thuyền
máy hơi nước nữa, đặt tên là Điện Phi [14].
Các vua đầu triều Nguyễn đều có cái nhìn hướng biển
và đánh giá cao vị thế của biển trong sự phát triển đất nước
trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, quân sự cho đến chính trị, văn
hóa. Vào năm cuối cùng cai trị của mình (năm 1840), khi cử
Nguyễn Tri Phương vào giữ chức quyền thự Tuần phủ Nam -
Ngãi (Quảng Nam, Quảng Ngãi), vua Minh Mạng nhắc nhở
phải chú ý đến việc phòng giữ cửa biển để “bọn giặc dù muốn
dòm nom cũng không thể thừa được sơ hở của ta. Đó là kế
hoạch lớn, ràng rịt cửa tổ ngay từ lúc chưa mưa, để giữ vững
bờ cõi của mình” [17]. Nhà vua cũng thường thân hành xem
xét các cửa biển, đặc biệt là cửa Thuận An, Đà Nẵng và có
những đánh giá rất cao về vị thế chiến lược của các cửa biển
này. Trước đó, vào năm 1830, sau khi đến thăm pháo đài Trấn
Hải, vua Minh Mạng đánh giá: “Thật là thành bằng đồng và
hào chứa nước sôi của Kinh sư vậy” [17]. Vua Thiệu Trị ở ngôi
chưa đầy 7 năm (1841-1847), nhưng có nhiều lần đến cửa biển
Thuận An.
3260(4) 4.2018
Khoa học Xã hội và Nhân văn
Từ nhận thức đúng đắn ấy, vương triều Nguyễn đã tổ chức
và tiến hành nhiều hoạt động thực hiện chủ quyền và bảo vệ
vùng biển đảo quốc gia, trong đó đặc biệt coi trọng xây dựng
hệ thống phòng thủ vững chắc ở các cửa biển trọng yếu. Các
đồn, đảo và pháo đài đều được cấp súng đạn, khí giới, thuyền
bè, phái quân trấn giữ.
Những hoạt động quan trọng trong bảo vệ, thực thi chủ
quyền vùng biển, thể hiện qua các hoạt động tuần tra, kiểm
soát giữ yên vùng biển đảo cũng rất được chú trọng: Nhà nước
đã bố trí canh giữ tùy theo mức độ quan trọng đối với những
khu vực biển miền Trung: Có quân chính quy, dân quân2; -
Nhà nước cũng giao quyền chủ động tác chiến cho địa phương,
trong đó nhà nước giữ vai trò chỉ đạo3.
Đồn biển còn có nhiệm vụ thông tin bằng việc treo cờ hay
chạy trạm. Hệ thống thuyền buôn và thuyền đánh cá của các
địa phương cũng tham gia tích cực vào việc tuần tra, là tai mắt
của nhà nước trong việc nắm bắt và thông báo tin tức trên biển
“bất cứ lúc nào nhà vua cũng có thể huy động thêm thuyền
buôn và thuyền chài đi lại chi chít ngoài ven biển” [18].
Vài năm sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã giao cho vị văn
quan nổi tiếng phụ trách công việc quản lý hành chính quân sự
toàn quốc là Thượng thư Bộ Binh Lê Quang Định “kê cứu sách
vở, bản đồ cả nước, các thành dinh trấn đạo từ Kinh sư vào
Nam đến Hà Tiên, ra Bắc đến Lạng Sơn, phàm sông núi hiểm
hay dễ, đường đi xa hay gần, giới hạn bờ cõi thế nào, sông biển
nguồn lạch, cho đến cầu cống chợ điếm, phong tục thổ sản,
hết thảy ghi chép lấy” [19] để biên soạn sách Hoàng Việt nhất
thống dư địa chí, đến năm 1806 thì hoàn thành, gồm 10 quyển
đồ sộ [20]. Sự ra đời của bộ sách này có ý nghĩa to lớn đối với
sự quản lý đất nước nói chung, việc thực thi chủ quyền quốc
gia nói riêng.
Có thể thấy, đội Hoàng Sa được ra đời từ thời các chúa
Nguyễn, cho đến các vua đầu triều Nguyễn đã hoạt động trong
suốt ba thế kỷ. Nhiệm vụ của đội Hoàng Sa là thường xuyên
kiểm soát, thu lượm tài nguyên ở vùng quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa trên Biển Đông. Đội Hoàng Sa với tư cách là một
đơn vị dân binh chuyên nghiệp có nhiệm vụ khai thác kinh tế
và thực thi chủ quyền ở Biển Đông chính là một hình thức độc
đáo, duy nhất khai chiếm, xác lập, thực thi chủ quyền trên các
vùng quần đảo giữa Biển Đông mà không một quốc gia nào
trong khu vực có được, vẫn tiếp tục được thành lập và hoạt
động dưới vương triều Nguyễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Minh Giang (2014), “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa biển đảo
Việt Nam - Thực trạng và một số vấn đề đang đặt ra”, Tạp chí Di sản văn hóa,
4(49), tr.21-23.
[2] A. Lamb (1974), “Some Observations of Stone and Glass Beads in
Early Southeast Asia”, Journal of the Malay Branch of the Royal Asiatic
Society, 55(1-4), pp.208-211.
[3] Monomohan Ghosh (1974), “Indian Cultural Influence on Prehistoric
Vietnam”, Annals of the Bhadarkar Oriental Research Institute Poona, 55(1-
4), p.211.
[4] Hà Văn Tấn (chủ biên) (1994), Văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
[5] Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp
Hồ Chí Minh, tr.85.
[6] Uỷ ban Quốc gia Hội thảo Quốc tế về Đô thị cổ Hội An, Đô thị cổ Hội
An, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991; Viện Đông Nam Á, Biển với người
Việt cổ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1996; Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam trong hệ thống thương
mại châu Á thế kỷ XVI-XVII, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2007; Trần Quốc Vượng,
Việt Nam - Cái nhìn địa - văn hoá, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1998; Lê
Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải, Văn hóa Óc Eo - Những khám phá
mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995...
[7] Trần Trọng Kim (2005), Việt Nam sử lược, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí
Minh, tr.44.
[8] Hoàng Xuân Hãn (tựa và dẫn), Lê Ngô Cát và Phạm Ðình Toái (biên
soạn) (1956), Đại Nam Quốc sử Diễn ca, Paris, tr.62.
[9] Trần Quốc Vượng (1996), “Mấy nét khái quát lịch sử cổ xưa về cái
nhìn về biển của Việt Nam”, Biển với người Việt cổ, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội, tr.6.
[10] Nguyễn Văn Kim (2015), “Biển với lục địa - Biển Việt Nam trong
các không gian biển Đông Nam Á”, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, 1,
tr.16-29.
[11] Trần Quốc Vượng (1996), “Vài suy nghĩ về văn hóa Quảng Trị cổ”,
Theo dòng lịch sử, tr.446-447.
[12] Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Mạnh Dũng (2007), “Về truyền thống và
hoạt động ngoại thương của người Việt - Thực tế lịch sử và nhận thức”, Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử, 8(376) và 9(377), tr.21-37, 19-31.
[13] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập IV, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2004, tr.708.
[14] Nội các triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Tập 13,
Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1993, tr.343-469, 427, 372-373, 378-379.
[15] Tôn Nữ Quỳnh Trân (2007), “Vua Gia Long và ngành đóng thuyền tại
Nam Bộ”, Tạp chí Xưa & Nay, tr.146.
[16] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập V, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 2006, tr.757.
[17] Quốc sử quán triều Nguyễn, Minh Mệnh chính yếu, Tập 3, Nxb.
Thuận Hóa, Huế, 1994, tr.275; Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục,
Tập V, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.758-760, 240, 252.
[18] Nguyễn Phan Quang, Việt Nam thế kỷ XIX (1802-1884), Nxb Tp Hồ
Chí Minh, 2002, tr. 24.
[19] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập I, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 2004, tr.684.
[20] Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Nxb Thuận Hóa
& Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005.
2Riêng Quảng Ngãi là tỉnh có nhiều đảo và quần đảo quan trọng nên được bố
trí lực lượng chuyên nghiệp đặc biệt, vừa tuần phòng vừa canh giữ ngoài khơi.
3Như sự kiện năm 1834 là một ví dụ: “Vua lấy cớ các đảo và bãi ở ngoài bể
thuộc các địa phương có nhiều dân cư, chợt gặp giặc bể không lấy gì để chống
giữ, mới sai Binh bộ truyền các tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát ở địa
phương có hải phận, bắt dân sở tại phải đóng kiểu thuyền đi được nhẹ nhàng,
phí tổn do nhà vua cấp phát. Lại cấp binh khí, súng ô sang và đạn dược để đề
phòng lúc không ngờ” [16].
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36115_116640_1_pb_4336_2098492.pdf