Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ và sự đề kháng kháng sinh
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện nay, tình hình nhiễm khuẩn ngoại khoa ở một số bệnh viện vẫn chưa thuyên giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Đồng thời ngày càng xuất hiện nhiều các tác nhân gây bệnh cơ hội đề kháng cao với các loại kháng sinh thông thường, gây khó khăn cho điều trị.
Mục tiêu: Tìm hiểu sự phân bố của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ và sự đề kháng kháng sinh của chúng.
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập dữ liệu về định danh vi khuẩn từ 152 bệnh phẩm từ vết mổ phẫu thuật sạch và kết quả kháng sinh đồ tại BV. 175 TP. HCM từ tháng 5/2007 đến tháng 5/2008.
Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ sạch là 17,11%. Vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn vết mổ là nhóm cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm. Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa 2 nhóm này (43,21% so với 57,69%, p > 0,05). Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ đề kháng khá cao với các kháng sinh thông dụng.
VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
12 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ và sự đề kháng kháng sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ SỰ
ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện nay, tình hình nhiễm khuẩn ngoại khoa ở một số bệnh viện vẫn chưa
thuyên giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Đồng thời ngày càng xuất hiện nhiều
các tác nhân gây bệnh cơ hội đề kháng cao với các loại kháng sinh thông thường, gây
khó khăn cho điều trị.
Mục tiêu: Tìm hiểu sự phân bố của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ và sự đề
kháng kháng sinh của chúng.
Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu thập dữ liệu về định danh vi khuẩn từ
152 bệnh phẩm từ vết mổ phẫu thuật sạch và kết quả kháng sinh đồ tại BV. 175 TP.
HCM từ tháng 5/2007 đến tháng 5/2008.
Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ sạch là 17,11%. Vi khuẩn thường gây
nhiễm khuẩn vết mổ là nhóm cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm. Không
có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa 2 nhóm này (43,21% so với 57,69%,
p > 0,05). Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ đề kháng khá cao với các kháng sinh
thông dụng.
Kết luận: Cần thực hiện đầy đủ nguyên tắc vô khuẩn trong thực hành ngoại khoa và
chăm sóc sau mổ.
ABSTRACT
PATHOGENOUS BACTERIA IN WOUND INFECTION
AND ITS ANTIBIOTIC RESISTANCE IN 175 HOSPITAL
Vu Bao Chau, Cao Minh Nga
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 324 - 327
Background: Nowadays, situation of surgery’s infectionin some hospitals still is
concern problem. Appearance of opportunistic infection’s agents and its common
antibiotic resistance is difficult to therapy.
Objective: To investigate distribution of pathogenous bacteria in wound infection and
its antibiotic resistance.
Method: Retrospective, descriptive and cross-sectional methods were used. Data of
bacterial indentification and antibiogramm results were collected from wound
infection in 175 Hospital from May 2007 to May 2008.
Results: Having studied 26/152 wound infection patients - Percentage of wound
infection in clean operating is quite hight: 17.11%. The most common bacteria cause
of wound infection is Gram Positive Cocci and Gram – negative Rods. There is no
difference from them in cause of wound infection. These bacteria have hight
resistance to common antibiotic.
Conclusion: Perfoming adequate disinfection priniples in practical surgery and
taking care patients post-operation is needed.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng trong y học, đặc biệt là trong lĩnh vực
ngoại khoa, đồng thời có nhiều thế hệ kháng sinh mới ra đời đem lại những thành
tựu to lớn trong ngành y tế. Tuy nhiên, tình hình nhiễm khuẩn ngoại khoa ở một số
bệnh viện chưa thuyên giảm mà còn có chiều hướng gia tăng(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.). Điều đáng chú ý là ngày càng xuất hiện nhiều các
tác nhân gây bệnh cơ hội đề kháng cao với các loại kháng sinh thông thường, gây
khó khăn cho việc điều trị. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu căn nguyên và khả năng đề kháng kháng sinh của
vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện 175”.
Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ cấu và tỷ lệ một số loài vi khuẩn thường gặp gây nhiễm khuẩn vết mổ.
- Tìm hiểu khả năng đề kháng kháng sinh của chúng.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
152 mẫu bệnh phẩm được lấy từ vết mổ phẫu thuật sạch trên bệnh nhân từ 5/2007 đến
5/2008 - tại Bệnh viện 175 TP. HCM
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Hóa chất, sinh phẩm dùng nuôi cấy, phân lập, định danh và làm kháng sinh đồ của
hãng Bio-Mérieux. Quy trình định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ được thực
hiện trên máy Mini-Api của hãng Bio-Rad theo hướng dẫn của NCCLS – 2003(Error!
Reference source not found.).
Xử lý số liệu bằng phần mềm EPI-INFO 6.0 của WHO.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Về cơ cấu vết mổ nhiễm khuẩn
Kết quả được trình bày trong bảng 1.
Bảng 1. Tỉ lệ nhiễm khuẩn các loại vết mổ
Loại phẫu
thuật
Số ca
Số nhiễm
khuẩn
Tỷ lệ
(%)
p
Chấn thương
kín
37 5 13,51
TVĐĐ* 22 6 27,27
Sọ não 52 3 5,77
Sỏi tiết niệu 26 8 30,77
Thoát vị bẹn,
đùi
15 4 26,67
<
0,05
Tổng cộng 152 26 17,11
* TVĐĐ: Thoát vị đĩa đệm
Về căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ
Kết quả được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM)
Loại phẫu
thuật
Số
NKVM
Cầu
khuẩn
gram
dương
Trực
khuẩn
gram âm
p
Chấn
thương kín
5 5 0
TVĐĐ 6 2 4
Sọ não 3 3 0
Sỏi tiết
niệu
8 1 7
Thoát vị
bẹn, đùi
4 0 4
<
0,05
Tổng cộng 26
11
(42,31%)
15
(57,69%)
>
0,05
Về khả năng đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ
Khả năng đề kháng kháng sinh của cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm
gây nhiễm khuẩn vết mổ được trình bày ở bảng 3 và bảng 4.
Bảng 3. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của cầu khuẩn gram dương gây nhiễm khuẩn vết
mổ (n = 11)
Cầu khuẩn gram dương
kháng kháng sinh Kháng sinh
Số lượng Tỷ lệ (%)
Cefotaxim 4 36,36
Cotrimoxazol 6 54,55
Ciprofloxacin 3 27,27
Oxacillin 5 45,45
Cephalecin 6 54,55
Doxycyclin 8 72,73
Erythromycin 8 72,73
Lincomycin 9 81,82
Gentamycin 4 36,36
Vancomycin 2 18,18
Bảng 4. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của trực khuẩn gram âm gây nhiễm khuẩn vết mổ
(n = 15)
Trực khuẩn gram
âm kháng kháng
sinh
Kháng sinh
Số lượng Tỷ lệ (%)
Ampicillin 12 80
Amox/a.clavulanic 10 66,67
Cotrimoxazol 8 53,33
Ciprofloxacin 6 40,00
Cefotaxim 7 46,67
Ceftriazon 6 40,00
Chloramphenicol 10 66,67
Trực khuẩn gram
âm kháng kháng
sinh
Kháng sinh
Số lượng Tỷ lệ (%)
Cefuroxim 8 53,33
Gentamycin 7 46,67
Amikacin 4 26,67
BÀN LUẬN
Về cơ cấu vết mổ nhiễm khuẩn
Kết quả trên cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên bệnh nhân đối
với các loại phẫu thuật khác nhau với p < 0,05. Trong đó, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
trong mổ sỏi tiết niệu là cao nhất, tiếp theo là mổ thoát vị đĩa đệm và mổ thoát vị bẹn,
đùi, thấp nhất là mổ sọ não.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn mẫu là các phẫu thuật sạch, nghĩa là những
bệnh nhân chưa có nhiễm trùng toàn thân hoặc tại chỗ trước khi được phẫu thuật.
Chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn ở những loại phẫu thuật sạch
nhưng có nguy cơ bị ô nhiễm, hoặc những vị trí phẫu thuật dễ bị ô nhiễm như mổ tiết
niệu hoặc mổ thoát vị bẹn và đùi. Mặt khác, nhiễm khuẩn vết mổ cũng thường gặp ở
những vị trí phẫu thuật không thuận lợi cho việc chăm sóc vết mổ như mổ thoát vị đĩa
đệm.
So với một số nghiên cứu khác trong nước thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trong nghiên
cứu của chúng tôi cũng ở mức độ khá cao. Theo Nguyễn Mạnh Nhâm - 1992(Error!
Reference source not found.), tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung sau mổ sạch tại Bệnh viện Việt
- Đức là 13,27%. Tại Bệnh viện Bạch Mai năm 1999, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 9,6
%(Error! Reference source not found.). Và theo kết quả giám sát toàn quốc của Bộ y tế thực hiện
tại 11 Bệnh viện năm 2001 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chung là 17,6%(Error!
Reference source not found.). Theo một số tác giả khác trên thế giới thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết
mổ chung khoảng từ 5 - 8 %, còn đối với những phẫu thuật sạch thì tỷ lệ này nên ở
mức dưới 1%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ đề kháng kháng sinh của cả 2 nhóm cầu khuẩn
gram dương và trực khuẩn gram âm đều khá cao, tỷ lệ đề kháng với Vancomycin của
cầu khuẩn gram dương đến 45,45 %. Một số kháng sinh thường gặp được sử dụng thì
cũng bị nhóm vi khuẩn này đề kháng cao như Lincomycin, Doxycyclin,
Erythromycin và Cotrimoxazol. Với nhóm trực khuẩn gram âm cũng có kết quả
tương tự, tỷ lệ đề kháng với Amox/a.clavulanic lên đến 66,67 %, mặc dù đây là một
kháng sinh được coi là hữu hiệu để sử dụng điều trị những nhiễm khuẩn do vi khuẩn
gram âm có men -lactamase. Và đây cũng chính là mối quan tâm của các nhà vi sinh
nhằm tìm hiểu khả năng sản sinh -lactamase phổ rộng của một số loài vi khuẩn gram
âm, đặc biệt là trong môi trường bệnh viện.
Về căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ
Kết quả nghiên cứu (bảng 2) cho thấy: Tác nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn vết mổ
là các cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm. Trong số đó chủ yếu là các vi
khuẩn gây bệnh cơ hội như: S. epidermidis, Enterococcus, E. coli, Klebsiella và
Enterobacter. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về tỷ lệ 2 nhóm vi khuẩn cầu khuẩn
gram dương và và trực khuẩn gram âm chung cho các loại phẫu thuật (p > 0,05). Mặt
khác, chúng tôi nhận thấy với các phẫu thuật như chấn thương kín ở chi trên, chi dưới
hoặc gãy xương đòn kín thì vi khuẩn chiếm đa số gây nhiễm khuẩn vết mổ là nhóm
cầu khuẩn gram dương. Trong khi đó, những phẫu thuật có vị trí gần hoặc liên quan
đến hệ tiêu hóa, tiết niệu và phẫu thuật TVĐĐ thì nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết
mổ lại trội lên là nhóm trực khuẩn gram âm đường ruột. Trong nghiên cứu, chúng tôi
không thấy sự xuất hiện của P. aeruginosa. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh(Error! Reference source not found.) tại Bệnh viện Bạch Mai,
tỷ lệ cầu khuẩn gram dương chiếm 41,3% và và trực khuẩn gram âm là 46,0%. Tuy
nhiên, theo Trần Đỗ Hùng(Error! Reference source not found.) - Bệnh viện Cần Thơ thì tỷ lệ và
trực khuẩn gram âm gây nhiễm khuẩn vết mổ là 71,43 %, trong khi đó cầu khuẩn
gram dương chỉ chiếm 28,57 %.
Về khả năng đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ đề kháng kháng sinh của cả 2 nhóm cầu khuẩn
gram dương và trực khuẩn gram âm đều khá cao. Đối với nhóm cầu khuẩn gram
dương (bảng 3), tỷ lệ đề kháng với Oxacillin đến 45,45 %. Một số kháng sinh thường
gặp được sử dụng thì cũng bị nhóm vi khuẩn này đề kháng cao như Lincomycin,
Doxycyclin, Erythromycin và Cotrimoxazol. Hai chủng cầu khuẩn gram dương
kháng Vancomycin là S. epidermidis. Với nhóm trực khuẩn gram âm (bảng 4) cũng
có kết quả tương tự, tỷ lệ đề kháng với Amox/a.clavulanic lên đến 66,67 %, mặc dù
đây là một kháng sinh được coi là hữu hiệu để sử dụng điều trị những nhiễm khuẩn
do vi khuẩn gram âm có men -lactamase. Và đây cũng chính là mối quan tâm của
các nhà vi sinh nhằm tìm hiểu khả năng sản sinh -lactamase phổ rộng của một số
loài vi khuẩn gram âm, đặc biệt là trong môi trường bệnh viện.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 26 bệnh nhân bị nhiễm khuẩn vết mổ trong số 152 bệnh nhân
được phẫu thuật sạch chúng tôi có một số nhận xét sau :
- Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ sạch khá cao 17,11%
- Vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn vết mổ là nhóm cầu khuẩn gram dương và
trực khuẩn gram âm. Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giữa 2
nhóm này (43,21% so với 57,69%).
- Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ đề kháng khá cao với các kháng sinh thông dụng.
Như vậy, cần thực hiện đầy đủ nguyên tắc vô khuẩn trong thực hành ngoại khoa và
chăm sóc sau mổ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 161_5822.pdf