Lựa chọn phương pháp phẫu thuật
Mục tiêu của điều trị GTMT là hết triệu
chứng đau và dự phòng hiếm muộn sau này cho
bệnh nhi. X quang can thiệp làm tắc mạch có tỉ lệ
biến chứng chung là 6% như thủng mạch máu,
thuyên tắc mạch(12). Phẫu thuật ngả bìu không
còn được áp dụng nữa do có nhiều biến chứng.
Phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh ngả sau phúc mạc
(phẫu thuật Palomo) có tỉ lệ tái phát cao và
không bảo tồn động mạch tinh. Phẫu thuật nội
soi ổ bụng có tỉ lệ thành công tương tự phẫu
thuật ngả sau phúc mạc; tuy nhiên nội soi ổ
bụng lại tốn kém nhiều và biến phẫu thuật điều
trị GTMT từ ngoài phúc mạc thành phẫu thuật
qua phúc mạc với nguy cơ tổn thương ruột và
các tạng trong ổ bụng(7).
Phẫu thuật ngả bẹn với dụng cụ vi phẫu có tỉ
lệ tái phát thấp hơn và bảo tồn được động mạch
tinh, bạch mạch; bất lợi là đau vùng bẹn sau mổ.
Phẫu thuật ngả dưới bẹn có những thuận lợi
tương tự như phẫu thuật ngả bẹn và ít đau hơn
do không cắt cơ, tuy nhiên khó cột hết tĩnh mạch
do các tĩnh mạch phân nhiều nhánh nhỏ, và dó
đó dễ tổn thương cac động mạch.
Thuận lợi và bất lợi của các phương pháp
điều trị GTMT theo Goldstein 7 (bảng 8). Chúng
tôi đã chọn phương pháp vi phẫu thuật cột tĩnh
mạch tinh giãn. Kính lúp x 3.0 có hiệu quả tương
đương kính hiển vi phẫu thuật vì chỉ cần bóc
tách các mạch máu trong thừng tinh chứ không
cần khâu nối. Cũng như Goldstein, chúng tôi
không ghi nhận biến chứng sớm hậu phẫu, cũng
như các biến chứng trễ như teo tinh hoàn, giãn
tĩnh mạch tinh tái phát, tràn dịch tinh mạc.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn bìu ở trẻ em tại bệnh viện bình dân từ 2005-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 1
VI PHẪU THUẬT CỘT TĨNH MẠCH TINH GIÃN HAI BÊN NGẢ BẸN BÌU
Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN TỪ 2005-2009
Mai Bá Tiến Dũng*, Nguyễn Thành Như*
TÓM TẮT
Mở đầu: Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) là tình trạng giãn lớn của các tĩnh mạch dây leo thuộc các tĩnh mạch
trong thừng tinh, có thể xảy ra ở trẻ dậy thì.
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn bìu ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả lâm sàng. Đối tượng là những bệnh
nhân nhi (dưới 15 tuổi) tại khoa Nam học, bệnh viện Bình Dân được điều trị giãn tĩnh mạch tinh bằng vi phẫu
thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn bìu từ tháng 2/2005 đến 12/2009. Bệnh nhân được theo dõi tình
trạng đau bìu, thể tích tinh hoàn sau mổ 3 tháng.
Kết quả: 21 bệnh nhi đã được phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn bằng vi phẫu thuật. Tuổi trung bình của
bệnh nhân là 14,13 ±1,72. Lý do vào viện: 82,5% là đau bìu, 12,5% nóng ở bìu, 5% bìu to bên trái. Thể tích tinh
hoàn phải là 8,86 ± 1,96cc, thể tích tinh hoàn trái 8,24 ± 1,79cc. Khám lâm sàng ghi nhận GTMT trái ở 59,2%
trường hợp, GTMT phải ở 12,5% trường hợp. GTMT độ 2 và GTMT độ 3 là 87,5%. Siêu âm Doppler bìu:
GTMT trái 79,2%, GTMT hai bên 20,8%. Quan sát khi phẫu thuật ghi nhận có hiện tượng giãn tĩnh mạch tinh
hai bên ở tất cả các trường hợp. Không ghi nhận biến chứng nhiễm trùng vết mổ hay tụ máu bìu trong thời gian
hậu phẫu. Theo dõi sau 3 tháng không ghi nhận biến chứng teo tinh hoàn, tràn dịch tinh mạc hay giãn tĩnh mạch
tinh tái phát và tất cả bệnh nhân đều hết cảm giác đau bìu.
Kết luận: Vi phẫu cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn bìu trong điều trị GTMT ở trẻ em mang lại hiệu
quả tốt, không có biến chứng.
Từ khóa: Giãn tĩnh mạch tinh, vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn – bìu.
ABSTRACT
BILATERAL SCROTO-INGUINAL MICROSCOPIC VARICOCELECTOMY IN CHILDREN AT BINH
DAN HOSPITAL FROM 2005 TO 2009
Mai Ba Tien Dung, Nguyen Thanh Nhu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 166 – 170
Introduction: Varicocele is a mass of enlarged and dilated veins developing in the spermatic cord,
can be found in children.
Objective: Evaluating efficacy of bilateral scroto-inguinal microscopic varicocelectomy in children.
Material and methods: Clinical prospective study. Pediatric patients (under 15 years old) were
admitted at Department of Andrology, Binh Dan hospital underwent bilateral scroto-inguinal
microscopic varicocelectomy from February 2005 to December 2009. Follow-ups were focused on scrotal
pain, hydrocele and testicular volume 3, 6 months after surgery.
Results: 21 children were treated by microscopic varicocelectomy. Average age of patients was:
14.13 ± 1.72. The chief complaints were: scrotal pain 82.5%, hot scrotum 12.5%, enlarged left scrotum
5%. Right testicular volume was of 8.86 ± 1.96 cc, left testicular volume was of 8.24 ± 1.79 cc. Physical
* Bệnh viện Bình dân
Tác giả liên lạc: BS. Mai Bá Tiến Dũng, ĐT: 0913809110, Email: maibatiendung@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 2
examination found 59.2% of cases with left varicocele and 12.5% right varicocele. 87.5% patients had
varicocele with 2nd or 3rd degree. On scrotal Doppler ultrasound noted left varicocele in 79.2% of cases
and 20.8% varicocele on both sides. Varicocele on both sides were observed in all cases. No wound
infection, or scrotal hematoma were recorded in postoperative period. Testicular atrophy, hydrocele or
recurrence were not found at 3-month check-up. Scrotal pain was subsided in all patients.
Conclusion: Bilateral scroto-inguinal microscopic varicocelectomy in children had good efficacy
and without complication.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) là tình trạng
bệnh lý biểu hiện giãn và xoắn thành từng
đám rối của tĩnh mạch tinh trong thừng tinh(10).
GTMT được đề cập đầu tiên ở lâm sàng từ thế
kỷ XVI. Ambroise Paré (1500-1590)(10), nhà
phẫu thuật nổi tiếng đã mô tả sự bất thường
của mạch máu này do kết quả của sự ứ đọng
mạch máu. Barfield, nhà phẫu thuật người
Anh, là người đầu tiên gợi ý mối liên quan
giữa vô sinh và GTMT ở thế kỷ XIX(10).
Năm 1977, Lipshultz và Corrier(5) gợi ý rằng
GTMT thường kết hợp teo tinh hoàn từ từ theo
thời gian. Năm 1987, Kass và Belman(9) lần đầu
tiên chứng tỏ sự gia tăng có ý nghĩa của thể tích
tinh hoàn sau khi điều trị GTMT ở thanh niên.
Công trình nghiên cứu của Tổ Chức Y tế Thế
Giới trên 9.000 đàn ông đã ghi nhận tình trạng
giãn tĩnh mạch tinh thường đi kèm với giảm thể
tích tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng và
giảm chức năng của tế bào Leydig(20).
Bệnh này có thể gặp sau 10 tuổi. Ngày càng
có nhiều tác giả đây là bệnh lý của hai bên
thừng tinh. Theo tác giả Trussell (2003)(19) tỷ lệ
giãn tĩnh mạch tinh hai bên được ghi nhận là
77,5%, Gat và cs (2004)(6) cũng ghi nhận tình
trạng giãn tĩnh mạch tinh hai bên là 80,8%.
Nguyễn Thành Như(14,15) trong hai nghiên cứu
liên tục về bệnh lý giãn tĩnh mạch được thực
hiện tại Bệnh viện Bình Dân đã cho thấy bệnh
lý giãn tĩnh mạch tinh là bệnh của hai bên
thừng tinh.
Tại Việt Nam, việc điều trị GTMT đã được
thực hiện tại các bệnh viện. Tuy nhiên, chúng
tôi chưa ghi nhận việc áp dụng vi phẫu trong
điều trị GTMT ở các bệnh nhi. Do vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
Đánh giá hiệu quả vi phẫu cột tĩnh mạch tinh
giãn ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các trường hợp điều trị giãn tĩnh mạch
tinh ở trẻ em có áp dụng kỹ thuật vi phẫu đã
được tiến hành phẫu tại Khoa Nam học – Bệnh
viện Bình Dân từ tháng 02 năm 2005 đến tháng
12 năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu mô tả lâm sàng. Dịch tễ
học lâm sàng ghi nhận tuổi, nơi cư trú, tiền sử
bệnh, thời gian khởi phát triệu chứng, lý do
khám bệnh. Khám lâm sàng ghi nhận mức độ
GTMT, bên bị GTMT, thể tích tinh hoàn. Xét
nghiêm nội tiết bao gồm FSH,LH, testosterone.
Siêu âm Doppler bẹn bìu. Phẫu thuật được thực
hiện bởi các bác sĩ khoa Nam Học bệnh viện
Bình Dân. Ghi nhận phương pháp phẫu thuật:
Số đường mổ, các biến chứng. Bệnh nhân được
tái khám sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng về tình
trạng đau bìu, đau vết mổ, thể tích tinh hoàn,
giãn tĩnh mạch tinh tái phát hay không.
Kỹ thuật mổ
Sử dụng kính lúp có độ phóng đại 3 lần.
Phương pháp phẫu thuật do Nguyễn Thành
Như đề xuất: Cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên
ngả bẹn bìu vi phẫu. Bệnh nhi được gây mê nội
khí quản. Đường mổ ở 2 bên ngả bẹn và đường
giữa bìu. Sau khi cân cơ chéo ngoài được mở,
thần kinh chậu bẹn và nhánh sinh dục của thần
kinh sinh dục đùi được xác định rõ và thừng
tinh được bộc lộ. Tất cả tĩnh mạch tinh, động
mạch, ống dẫn tinh, bạch mạch được bộc lộ rõ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 3
Tiến hành cột các tĩnh mạch tinh (trừ tĩnh mạch
ống dẫn tinh), bảo tồn động mạch, ống dẫn tinh
và bạch mạch.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã
tiến hành phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh với kỹ
thuật vi phẫu cho 24 bệnh nhi. Tuổi trung bình:
14,13 ±1,72 (bảng 1).
Bảng 1: Phân bố bệnh nhi theo tuổi.
Tuổi Số bệnh nhân (n) %
10 1 4,2
12 4 16,7
13 3 12,5
14 6 25
15 10 41,6
Lý do nhập viện: 82,5% là đau bìu, 12,5%
nặng ở bìu, 5% bìu to.
Bảng 2: Thể tích tinh hoàn.
Thể tích TH phải (cc) TH trái (cc)
Nhỏ nhất 4 4
Lớn nhất 12 10
Trung bình 8,86 ± 1,96 8,24 ± 1,79
* TH, tinh hoàn.
Với phép kiểm từng đôi cho giá trị p= 0,75,
khác biệt thể tích tinh hoàn phải và trái không có
ý nghĩa thống kê.
Kết quả khám lâm sàng GTMT:
Bảng 3: Mức độ GTMT khi khám lâm sàng.
Bìu phải Bìu trái GTMT
n % n %
Không 8 33,33 0 0
Độ 1 5 20,83 4 16,66
Độ 2 5 20,83 10 41,67
Độ 3 6 25% 10 41,67
Có 6 trường hợp GTMT nặng cả hai bên.
Siêu âm Doppler bìu ở tất cả các bệnh
GTMT, cho kết quả như sau:
Bảng 4: Kết quả siêu âm Doppler bìu.
Số bệnh nhân (n) %
GTMT trái 19 79,2
GTMT phải 5 20,8
GTMT 2 bên 5 20,8
Khi tiến hành phẫu thuật chúng tôi khảo sát
tình trạng giãn tĩnh mạch tinh ở hai bên, kết quả
như sau:
Bảng 5: Phẫu thuật ghi nhận GTMT
Tinh hoàn và thừng
tinh phải
Tinh hoàn và thừng
tinh trái
Số bệnh
nhân (n)
% Số bệnh
nhân (n)
%
Không GTMT 0 0 0 0
GTMT ñộ 1 4 16,67 0 0
GTMT ñộ 2 13 54,17 7 29,17
GTMT ñộ 3 7 29,17 17 70,83
Chúng tôi tiến hành so sánh GTMT khám
lâm sàng – siêu âm Doppler – thực tế quan sát
khi phẫu thuật:
Bảng 6: So sánh lâm sàng – cận lâm sàng và quan sát
khi phẫu thuật.
Tinh hoàn và thừng
tinh phải
Tinh hoàn và thừng
tinh trái
Lâm
sàng
Siêu
âm
Quan
sát
Lâm
sàng
Siêu
âm
Quan
sát
Không
ghi nhận
33,33 79,2% 0% 0 20,8% 0%
Có GTMT 66,67% 20,8% 100% 100% 79,2% 100%
Theo dõi hậu phẫu không ghi nhận các
biến chứng tụ máu bìu, nhiễm trùng vết mổ,
giãn tĩnh mạch tinh tái phát, đau bìu kéo dài,
teo tinh hoàn.
BÀN LUẬN
Tuổi bệnh nhân
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi bệnh
nhi nhỏ nhất là 10 tuổi và lớn nhất là 15 tuổi.
Theo Riedmiller(17), GTMT thường không xảy ra
ở trẻ dưới 10 tuổi và khi trẻ dậy thì tần suất
GTMT khoảng 15 – 20%, tương đương ở người
nam trưởng thành. Ở những trẻ GTMT nặng, ghi
nhận 20% các trường hợp liên quan đến vô sinh
khi trưởng thành, tinh hoàn giảm sinh tinh.
Lý do nhập viện
GTMT thường không có triệu chứng, triệu
chứng thường gặp nhất là đau bìu(16). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng đau
chiếm 82,5% trường hợp. Triệu chứng nóng bìu
chiếm 12,5%, có lẽ liên quan đến sự tăng nhiệt
độ bìu do ứ đọng máu tĩnh mạch. Bìu to do
GTMT độ 3 gặp trong 5% bệnh nhân của nghiên
cứu này. Bìu to thường do cha mẹ bệnh nhi phát
hiện, đôi khi nhầm tưởng với thoát vị bẹn. Các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 4
tác giả Dublin(5), Cayan(2) cũng ghi nhận tỷ lệ
tương tự trong nghiên cứu và đưa ra hình ảnh
những búi giun ở bìu trong những trường hợp
GTMT nặng.
Biện pháp chẩn đoán xác định GTMT
Khám lâm sàng chúng tôi ghi nhận tình
trạng giãn tĩnh mạch tinh ở 100% trường hợp ở
bìu bên trái và GTMT hai bên ghi nhận ở 66,67%
trường hợp, đặc biệt có 6 trường hợp GTMT
nặng cả hai bên tinh hoàn. Qua nghiên cứu này
chúng tôi đánh giá được độ chính xác của khám
lâm sàng. Theo các tác giả Riedmiller(17), Cayan(2)
thì khám lâm sàng là phương pháp chính để
khám và phát hiện GTMT.
Siêu âm Doppler bìu là phương pháp khảo
sát hệ tĩnh mạch tinh không xâm lấn. Ngoài ra,
siêu âm còn giúp khảo sát các bất thường khác
của vùng bìu, bẹn. Trong nghiên cứu này, siêu
âm Doppler bìu chỉ phát hiện được 79,2%
GTMT bên trái và không ghi nhận GTMT bên
phải. Tuy nhiên khi tiến hành phẫu thuật,
chúng tôi khảo sát hai bên và ghi nhận tất cả
đều có GTMT hai bên. Trong nghiên cứu của
Mai Bá Tiến Dũng(13), khảo sát độ nhạy của
siêu âm 81,5% và độ đặc hiệu là 59,6%. Do vậy,
siêu âm Doppler bìu chỉ mang tính tham khảo
trong chẩn đoán GTMT.
Bảng 7: So sánh tỷ lệ phát hiện GTMT bằng siêu âm
Doppler bìu.
Tỷ lệ %
Chúng tôi 79,2
Sakamoto 18 57,4
Chiou 4 53
Cayan 3 67,6
Không thấy sự khác biệt về kết quả siêu âm
Doppler bìu trong các nghiên cứu. Như vậy siêu
âm Doppler có vai trò hạn chế trong phát hiện
bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh, tầm soát GTMT hai
bên đặc biệt ở bên thừng tinh phải. Theo
Pierik(16), việc áp dụng siêu âm Doppler bìu
trong chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh cho kết quả
không mấy khả quan, nhưng vẫn áp dụng siêu
âm Doppler bìu thường quy trong khảo sát bìu ở
các bệnh nhân này, vì ngoài chẩn đoán giãn tĩnh
mạch tinh giúp phát hiện một số bệnh khác như
tràn dịch tinh mạc, bướu tinh hoàn, nang mào
tinh .Theo Dhabuwata(5), 40% những bệnh
nhân vô sinh nam không có dấu hiệu của giãn
tĩnh mạch trên siêu âm nhưng lâm sàng cho thấy
có giãn tĩnh mạch tinh ở độ 1 và độ 2.
Việc phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh vẫn
nên thực hiện bên phải mặc dù ở những bệnh
nhân này giãn tĩnh mạch tinh chỉ khám lâm
sàng. Phẫu thuật cùng lúc hai bên cho kết quả
khả quan khi phẫu thuật kết hợp cùng với bên
trái(9,10,12).
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật
Mục tiêu của điều trị GTMT là hết triệu
chứng đau và dự phòng hiếm muộn sau này cho
bệnh nhi. X quang can thiệp làm tắc mạch có tỉ lệ
biến chứng chung là 6% như thủng mạch máu,
thuyên tắc mạch(12). Phẫu thuật ngả bìu không
còn được áp dụng nữa do có nhiều biến chứng.
Phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh ngả sau phúc mạc
(phẫu thuật Palomo) có tỉ lệ tái phát cao và
không bảo tồn động mạch tinh. Phẫu thuật nội
soi ổ bụng có tỉ lệ thành công tương tự phẫu
thuật ngả sau phúc mạc; tuy nhiên nội soi ổ
bụng lại tốn kém nhiều và biến phẫu thuật điều
trị GTMT từ ngoài phúc mạc thành phẫu thuật
qua phúc mạc với nguy cơ tổn thương ruột và
các tạng trong ổ bụng(7).
Phẫu thuật ngả bẹn với dụng cụ vi phẫu có tỉ
lệ tái phát thấp hơn và bảo tồn được động mạch
tinh, bạch mạch; bất lợi là đau vùng bẹn sau mổ.
Phẫu thuật ngả dưới bẹn có những thuận lợi
tương tự như phẫu thuật ngả bẹn và ít đau hơn
do không cắt cơ, tuy nhiên khó cột hết tĩnh mạch
do các tĩnh mạch phân nhiều nhánh nhỏ, và dó
đó dễ tổn thương cac động mạch.
Thuận lợi và bất lợi của các phương pháp
điều trị GTMT theo Goldstein 7 (bảng 8). Chúng
tôi đã chọn phương pháp vi phẫu thuật cột tĩnh
mạch tinh giãn. Kính lúp x 3.0 có hiệu quả tương
đương kính hiển vi phẫu thuật vì chỉ cần bóc
tách các mạch máu trong thừng tinh chứ không
cần khâu nối. Cũng như Goldstein, chúng tôi
không ghi nhận biến chứng sớm hậu phẫu, cũng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 5
như các biến chứng trễ như teo tinh hoàn, giãn
tĩnh mạch tinh tái phát, tràn dịch tinh mạc.
Bảng 8: Ưu và nhược điểm của các biện pháp điều trị
GTMT.
KỸ THUẬT Bảo tồn
ñộng
mạch
Tràn dịch
tinh mạc
(%)
Tái phát
(%)
Khả năng
biến chứng
nặng
Mổ mở ngả
sau phúc mạc
Không 7 15-25 Không
Mổ mở ngả
bẹn
Không 3-30 5-15 Không
Nội soi ổ bụng Có 12 5-15 Có
Thuyên tắc
tĩnh mạch
Có 0 15-25 Có
Vi phẫu Có 0 1 Không
KẾT LUẬN
Cũng như ở người lớn, GTMT ở trẻ em là
một bệnh của cả hai bên thừng tinh – tinh hoàn
chứ không phải chỉ bên trái. Vi phẫu thuật cột
tĩnh mạch tinh giãn ngả bẹn–bìu hai bên đáp
ứng các yêu cầu: không để GTMT tồn tại hay tái
phát, không làm hư hại các động mạch tinh,
bạch mạch và thần kinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Braedel HU, Steffens J, Ziegler M, (1994): A possible ontogenic
etiology for idiopathic left varicocele. J Urol. 151:62.
2. Cayan S, (2002): Diagnosis of pediatric varicoceles by physical
examination and ultrasonography and measurement of the
testicular volume: using the Prader orchidometer versus
ultrasonography. Urol Int. 69(4): 293-6.
3. Chiou RK, Matamoros A Jr, Chen WS, Taylor RJ, (1989): Color
Doppler ultrasound criteria to diagnose varicoceles:
correlation of a new scoring system with physical
examination. Int J Androl. Dec;12(6): 430-8.
4. Dhabuwala CB, Kumar AB, Kerkar PD, Bhutawala A, (1989):
Pierce J. Patterns of Doppler recordings and its relationship to
varicocele in infertile men. Int J Androl; 12(6): 430-8.
5. Dubin L, Amelar RD, (1977). Varicocelectomy: 986 cases in a
twelve-year study. Urology; X(5): 446-449
6. Gat Y, Bachar GN, Zukerman Z, Belenky A, Gornish M,
(2004): Varicocele: a bilateral disease. Fert Steril, 81, 424.
7. Goldstein M., Gilbert BR, Dicker AP, (1992): Microsurgical
inguinal varicocelectomy with delivery of the testis: An artery
and lymphatic sparing technique. J Urol 1992; 148: 1808
8. Howards SS, (1992): Subclinical varicocele. Fertil Steril 1992,
57:725.
9. Jarow JP, Ogle SR, Eskew LA, (1996): Seminal improvement
following repair of ultrasound detected subclinical
varicoceles. J Urol, 155:1287.
10. Jayi. Sandlow, Howardn, Winfield, Marc Goldstein, (2007).
Chapter 34 – Surgery Of The Scrotum And Seminal
Vesicles. In Campbell-Walsh Urology. 9th ed. Philadelphia,
Saunders Elsevier.
11. Johnson DE, Pohl DR, Rivera-Correa H, (1970): Varicocele: An
innocuous condition? South Med J; 63:34.
12. Kondoh N, Meguro N, Matsumiya K, (1993): Significance of
subclinical varicocele detected by scrotal sonography in male
infertility: A preliminary report. J Urol; 150:1158.
13. Mai Bá Tiến Dũng, Nguyễn Thành Như, (2008): Vai trò của
siêu âm Doppler trong chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh. Y học
thực hành, số 631+632, 110-113.
14. Nguyễn Thành Như, Mai Bá Tiến Dũng, Phạm Hữu Đương,
(2007): Giãn tĩnh mạch tinh: Bệnh lý của hai bên thừng tinh.
Hội nghị của Hội tiết niệu – thận học TP Hồ Chí Minh 2007,
Kiên Giang.
15. Nguyễn Thành Như, Trần Chung Thủy, Mai Bá Tiến Dũng,
(2010): Vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn-
bìu: Hiệu quả điều trị trong hiếm muộn nam. Y học TP. Hồ
Chí Minh, 2010, tập 14, phụ bản của số 2, 43-47.
16. Pierik FH, Dohle GR, van Muiswinkel JM, Vreeburg JT,
Weber RF, (1999). Is routine scrotal ultrasound advantageous
in infertile men? J Urol; 162(5): 1618-20.
17. Riedmiller H, Gerharz E, Hoebeke P, Kocvara R, Nijman R,
Radmayr C, Stein R, (2009). Guidelines on paediatric urology.
Arnhem, The Netherlands: European Association of Urology,
European Society for Paediatric Urology; 23-5.
18. Sakamoto H, Saito K, Shichizyo T, Ishikawa K, Igarashi A,
(2006). Color Doppler ultrasonography as a routine clinical
eaxmination in male infertility. Int J Urol. 13(8):1073-8.
19. Trussell, (2003): High prevalence of bilateral varicoceles
confirmed with ultrasonography, Int Urol Nephrol. 35(1): 115-
8.
20. World Health Organization, (1992): The influence of
varicocele on parameters of fertility in a large group of men
presenting to infertility clinics. Fertil Steril 1992, 57: 1289.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 6
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_phau_thuat_cot_tinh_mach_tinh_gian_hai_ben_nga_ben_biu_o.pdf