Nghiên cứu khảo sát trên phim sọ nghiêng
của 100 bệnh nhân có tương quan răng cửa bình
thường và tương quan răng cối hạng I Angle để
đánh giá mức độ thay đổi vị trí răng cửa. Số đo
sọ thích hợp nhất để mô tả sự thay đổi độ
nghiêng răng cửa là SN-AB (số đo về xương) và
SN-I, SN-i, SN-OP (số đo về răng). Mặt khác, cặp
số đo ANB và I-NA, ANB và i- NB được sử dụng
để đánh giá sự thay đổi về độ nhô răng cửa
trong vị trí hai hàm. Với những số đo này, cứ
thay đổi 1,0° theo chiều trước sau từ hạng II
xương đến hạng III xương, tương ứng với răng
cửa trên nghiêng về phía môi 0,6°, răng cửa dưới
nghiêng về phía lưỡi 0,93° và mặt phẳng khớp
cắn bớt dốc hơn 0,55° so với nền sọ. Độ nghiêng
của răng cửa dưới và độ dốc mặt phẳng khớp
cắn có tương quan mạnh mẽ với tương quan hai
hàm và đóng vai trò quan trọng trong việc đạt
được tương quan răng cửa bình thường.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị trí răng cửa trong tương quan vị trí hai hàm theo chiều trước sau ở người trưởng thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 35
VỊ TRÍ RĂNG CỬA TRONG TƯƠNG QUAN VỊ TRÍ HAI HÀM
THEO CHIỀU TRƯỚC SAU Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
Nguyễn Trần Như An*, Đống Khắc Thẩm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đưa ra một số đặc điểm về sự thay đổi vị trí răng cửa theo chiều trước sau trong tương quan hai
hàm.
Phương pháp nghiên cứu: Đo đạc trên phim sọ nghiêng của 100 người trưởng thành có tương quan răng
cửa bình thường và tương quan răng cối hạng I Angle.
Kết quả: Khi tương quan hai hàm (ANB) thay đổi 1,00° theo chiều trước sau từ hạng II xương đến hạng
III xương thì tương ứng với răng cửa trên nghiêng hơn về phía môi 0,6° và nhô ra trước 0,5mm, răng cửa dưới
nghiêng về phía lưỡi 0,93° và độ nhô giảm 0,5mm, mặt phẳng khớp cắn bớt dốc hơn 0,55° so với nền sọ. Ở nam
giới, sự thay đổi ở răng cửa thể hiện rõ hơn so với ở nữ.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu này gợi ý việc điều trị ngụy trang bằng cách thay đổi góc độ răng cửa nhằm
tạo cảm giác giảm độ chênh lệch tương quan hai hàm trong một số trường hợp không cần thiết phải điều trị phẫu
thuật.
Từ khoá: Chiều trước sau, nhô ra trước.
ABSTRACT
ANALYSIS OF INCISOR POSITION VARIATIONS IN ANTEROPOSTERIOR JAW RELATIONSHIP IN
VIETNAMESE ADULTS
Nguyen Tran Nhu An, Dong Khac Tham
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 35 - 43
Objectives: The aim of this study was to evaluate dental compensation with variations in anteroposterior
jaw relationships.
Methods: 100 adults having normal incisor relationship and a class I molar relation were selected.
Measurements taken from their cephalometric films were analyzed.
Results: A 1.00° (ANB) shift in anteroposterior jaw relationships from skeletal Class II to Class III was
found to correspond to the upper incisors inclining more labial by 0.60° and being 0.5mm more protrusive, the
lower incisors inclining more lingual by 0.93° and being less protrusive and the cant of occlusal plane flattening
by 0.55°.
Conclusion: The results of this study suggested the potential use of masking treatments based on changes of
the incisors angulation to decrease the anteroposterior jaw discrepancies in cases without indications for surgery.
Key words: Anteroposterior, protrusive.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu của chỉnh hình răng mặt là thiết lập
sự tương quan tốt nhất và ổn định của khớp cắn
với hình dạng thẩm mỹ chấp nhận được của
khuôn mặt.
Khi điều trị chỉnh hình đối với người trưởng
* BS RHM 1997-2003 Khoa RHM-Đại học Y Dược TP.HCM
** Bộ môn CHRM-Khoa RHM-Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Trần Như An ĐT: 0983266602 Email: an.nguyentran@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 36
thành, việc quyết định có hay không điều trị
phẫu thuật rất quan trọng cho sự thành công của
kết quả điều trị. Điều trị không phẫu thuật chỉ
hiệu quả ở trường hợp có ít sai biệt giữa hai hàm,
trong khi đó điều trị phẫu thuật cần thiết đối với
những trường hợp chênh lệch hai hàm quá
nhiều. Tuy nhiên thật khó quyết định trong
những trường hợp nằm ở ranh giới giữa có nên
điều trị phẫu thuật hay không phẫu thuật.
Trong tiến trình tăng trưởng sọ mặt, một
khớp cắn bình thường có thể đạt được do sự bù
trừ răng. Sự thay đổi vị trí của răng cửa hàm trên
và hàm dưới dẫn đến một tương quan răng cửa
bình thường và góc của mặt phẳng khớp cắn
cũng góp phần điều chỉnh tương quan theo
chiều trước sau giữa cung răng hàm trên và hàm
dưới. Một đánh giá về sự thích ứng của xương ổ
răng đối với tương quan hai hàm sẽ cung cấp
thêm thông tin trong việc xác định vị trí thích
hợp của răng cửa trong điều trị chỉnh hình. Góc
độ của răng cửa trong tương quan với xương
hàm và xương nền sọ ngoài việc tạo một vẻ đẹp
nhìn nghiêng hài hòa, cân đối, còn đóng vai trò
quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tương
quan răng cửa sau điều trị. Nhưng quan niệm
“một khuôn mặt đẹp" và “một khớp cắn hoàn chỉnh”
khác nhau ở mỗi dân tộc. Chính vì thế, chúng tôi
thực hiện đề tài này nhằm khẳng định một số
đặc điểm cần chú ý về vị trí của răng cửa trong
điều trị chỉnh hình đối với người Việt Nam để có
thể đạt được kết quả điều trị như mong muốn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả, chọn mẫu thuận tiện.
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu gồm 100 phim sọ nghiêng của sinh viên
Đại Học Y Dược Tp.HCM (50 nam và 50 nữ) tuổi
từ 20 đến 27, được chụp phim tại bộ môn tia X
khoa Răng Hàm Mặt - Đại Học Y Dược Tp.HCM
với tiêu chuẩn lựa chọn như sau:
Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt
Nam, dân tộc Kinh.
Khớp cắn hạng I Angle.
Độ cắn phủ 2,45 ± 1,2 mm (từ 1 - 4- mm).
Độ cắn chìa 2,98 ± 1,15 mm (từ 2 - 4 mm)(2),
không có sự xoay nhiều của răng cửa.
Không thiếu răng vĩnh viễn (không kể răng
khôn).
Không có triệu chứng lâm sàng của loạn
năng khớp thái dương hàm hay bệnh nha chu.
Không có những dị tật bẩm sinh và dị hình.
Không mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát
triển cơ thể và đầu, răng mặt.
Có nét mặt nhìn nghiêng chấp nhận được,
môi trên môi dưới khép kín ở trạng thái bình
thường.
Chưa từng điều trị về chỉnh hình răng mặt
hay giải phẩu thẩm mỹ trước đó.
Phương pháp nghiên cứu
Vẽ nét và đo đạc trên phim sọ nghiêng
Tất cả các phim đều do một người vẽ nét trên
giấy vẽ chuyên dùng trong chỉnh hình răng mặt
với viết chì đường kính nhỏ 0,3 mm. Các phim
có 2 nét thì vẽ 2 đường sau đó lấy đường giữa.
Việc đo đạc các góc, các khoảng cách được thực
hiện bởi một người duy nhất. Đối với các kích
thước, dùng thước kẹp điện tử (Electronic
Digital Caliper) có độ nhạy 0,01 mm. Đối với các
số đo góc, dùng thước đo góc chuyên dụng (hiệu
Ormco- Sybron) trong chỉnh hình răng mặt. 10
phim được chọn ngẫu nhiên để vẽ và đo lại với
phương pháp như trên. Sai số chấp nhận được
trong phân tích đo sọ do 2 lần đo được đánh giá
là 0,5 mm cho các số đo về khoảng cách và 0,5°
cho các số đo về góc.
Phân tích đo sọ tương quan 2 hàm theo chiều
trước sau
Số đo về góc: 4 số đo (°).
Góc ANB: đánh giá tương quan giữa xương
hàm trên và xương hàm đưới.
Góc mặt phẳng A-B: đánh giá tương quan
giữa xương hàm trên và xương hàm dưới so với
mặt phẳng mặt (đi qua Nasion và Pogonion).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 37
Góc lồi của mặt: thể hiện độ nhô phần hàm
trên của mặt so với toàn bộ mặt nhìn nghiêng.
Góc được tạo thành bởi 2 đường: một từ Na và
một từ Pg, cả hai gặp nhau ở A. Nếu điểm A ở
phía sau mặt phẳng mặt, góc tạo thành là góc âm
và nếu ở phía trước là góc dương.
Góc SN-AB.
Số đo về khoảng cách: 1 số đo (mm).
Số đo Wits: khoảng cách AO-BO đánh giá sự
chênh lệch của xương nền, là khoảng cách giữa 2
điểm chiếu vuông góc của điểm A và B trên mặt
phẳng khớp cắn. Khoảng cách này dương khi A
ở phía trước B và âm khi A ở sau B.
Phân tích đo sọ tương quan răng với xương
hàm và nền sọ
Số đo về góc: 8 số đo (°)
SN-I SN-i SN-OP
FH-I FH-i FH-OP
SN-OP FH-OP
Hình 1: 8 số đo về độ nghiêng răng cửa
1.SN-I, 2.FH-I, 3.PP-I, 4.SN-i, 5.FH-i, 6.MP-i,
7.SN-OP, 8.FH-OP.
Số đo về khoảng cách: 2 số đo (mm).
Độ nhô răng cửa trên so với xương hàm trên
(I-NA): khoảng cách từ điểm nhô nhất của mặt
ngoài răng cửa trên đến đường NA.
Độ nhô răng cửa dưới so với xương hàm
dưới (i-NB): khoảng cách từ điểm nhô nhất của
mặt ngoài răng cửa dưới đến đường NB.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Sự bù trừ độ nghiêng răng cửa trong tương quan 2 hàm
Mức độ kết hợp giữa các số đo về xương và
răng được đánh giá bởi phân tích tương quan.
Theo bảng 1, kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả
các số đo về răng đều tương quan có ý nghĩa
thống kê với các số đo về xương nhưng hệ số
tương quan thay đổi (trừ một vài ngoại lệ).
Trong đó, đối với răng cửa trên, chỉ có tương
quan giữa SN-AB với độ nghiêng răng cửa trên
là có ý nghĩa thống kê và hệ số tương quan cao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 38
nhất là 0,546 (p<0,01) được tìm thấy giữa SN-AB
và SN-I. Đối với răng cửa dưới, hầu hết tương
quan của các cặp số đo đều có ý nghĩa thống kê
ngoại trừ tương quan giữa số đo về xương SN-
AB với độ nghiêng răng cửa dưới MP-I và hệ số
tương quan giữa SN-AB và SN-i là cao nhất 0,661
(p<0,01). Đối với mặt phẳng khớp cắn, đa số
tương quan là không có ý nghĩa thống kê ngoại
trừ tương quan giữa SN-OP (với các số đo về
tương quan hai hàm như góc ANB, góc lồi mặt,
góc SN-AB) và tương quan giữa SN-AB và FH-
OP; hệ số tương quan cao nhất là -0,644 (p<0,01)
được tìm thấy giữa SN-AB và SN-OP.
Như vậy, sự kết hợp nhiều nhất của độ
nghiêng răng cửa và độ dốc của mặt phẳng khớp
cắn, so với nền sọ và xương hàm, trong tương
quan vị trí hai hàm là giữa các cặp số đo SN-AB
và SN-I, SN-AB và SN-i, SN-AB và SN-OP. Từ
mối liên hệ với các số đo về răng SN-I, SN-i, SN-
OP, trong các số đo đánh giá tương quan giữa
hai hàm, ta thấy SN-AB có tương quan nhiều với
sự thay đổi độ nghiêng của răng cửa trên cũng
như răng cửa dưới và với sự thay đổi độ dốc của
mặt phẳng khớp cắn so với nền sọ.
Xét tính ổn định của mặt phẳng tham chiếu
với những giá trị tương quan, thì SN-AB (số đo
tương quan xương) và SN-I, SN-i, SN-OP (số đo
về răng) là những tham số thích hợp nhất mô tả
sự thay đổi vị trí răng cửa theo tương quan hai
hàm.
Biểu đồ phân phối và đường thẳng hồi quy
của SN-AB đối với SN-I, SN-i, SN-OP ở hình 1
cho thấy khi góc SN-AB tăng lên 1,0° thì góc SN-I
tăng thêm 0,68°, góc SN-i tăng thêm 0,93° và góc
SN-OP giảm đi 0,55° so với mặt phẳng tham
chiếu SN.
Điều này biểu thị rằng khi tựơng quan 2 hàm
thay đổi từ hạng II đến hạng III xương (SN-AB
tăng) thì răng cửa trên nghiêng về phía môi hơn
(SN-I tăng), còn răng cửa dưới nghiêng về phía
lưỡi hơn (SN-i tăng) và mặt phẳng khớp cắn bớt
dốc hơn (SN-OP giảm) so với nền sọ (Hình 2).
Như thế, sự sai biệt giữa hai hàm sẽ được che lấp
bởi sự thay đổi độ nghiêng răng cửa và sự thay
đổi góc độ của mặt phẳng khớp cắn, giúp vẻ mặt
nhìn nghiêng hài hòa hơn hoặc có khuôn mặt
chấp nhận được.
Trong so sánh với hệ số tương quan giữa 3
cặp số đo, SN-i và SN-OP cho thấy có sự tương
quan nhiều với SN-AB hơn là SN-I, nghĩa là độ
nghiêng răng cửa dưới và độ dốc mặt phẳng
khớp cắn thì liên quan nhiều đến tương quan vị
trí hai hàm theo chiều trước sau. Hơn nữa, về
phần độ nghiêng răng cửa, SN-i chứng tỏ sự
thay đổi trong khoảng rộng hơn của SN-I đối với
mỗi độ thay đổi của SN-AB. Độ nghiêng răng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 39
cửa trên thay đổi 0,5° thì răng cửa dưới nghiêng
thêm 1°.
Hình 3: Sự thay đổi độ nghiêng răng cửa và mặt
phẳng khớp cắm theo góc SN-AB.
Như vậy, độ nghiêng răng cửa dưới đóng
vai trò quan trọng hơn so với răng cửa trên trong
việc đạt tương quan răng cửa bình thường. Tóm
lại, các cặp số đo thật sự đánh giá sự thay đổi vị
trí răng cửa theo tương quan hai hàm trong
nghiên cứu cũng giống như trong nghiên cứu
của tác giả Mitsui Miyuki(3), với độ nghiêng của
răng cửa dưới và độ dốc của mặt phẳng khớp
cắn đóng vai trò quan trọng hơn răng cửa trên
trong việc làm giảm sự sai biệt theo chiều trước
sau của hai hàm, song song đó, tương quan răng
cửa bình thường đạt được phần lớn do sự điều
chỉnh độ nghiêng của răng cửa dưới.
Sự thay đổi độ nhô của răng cửa trong
tương quan 2 hàm
Bên cạnh đó, ngoài độ nghiêng của răng cửa,
độ nhô của chúng cũng chịu sự ảnh hưởng của
tương quan hai hàm. Theo Bảng 1, ta thấy độ
nhô răng cửa trên có tương quan cao nhất với
góc mặt phẳng A-B, độ nhô răng cửa dưới có
tương quan cao nhất với góc lồi mặt. Khi đó, góc
mặt phẳng A-B tăng tức là tương quan xương
thay đổi đến hạng III thì độ nhô răng cửa trên
tăng so với xương hàm trên và góc lồi mặt tăng
tức là xương hàm trên nhô ra trước hơn so với
xương hàm dưới (hạng II xương) thì độ nhô răng
cửa dưới tăng so với xương hàm dưới.
Tuy nhiên, nó không đánh giá được mối
tương quan giữa độ nhô của cả hai răng cửa trên
và dưới trong tương quan vị trí hai hàm. Mối
liên quan hệ trên chỉ đơn thuần cho thấy khi vị
trí hai thay đổi đến hạng III xương (góc mặt
phẳng A-B tăng) thì răng cửa trên nhô ra trước
hơn. Ngược lại, khi tương quan hai hàm ở hạng
II xương (góc lồi mặt tăng) thì răng cửa dưới lại
nhô ra trước. Bởi vì giá trị tương quan cao của
góc ANB (số đo tương quan hai hàm) đối với
tham số về độ nhô của cả răng cửa trên và dưới
(I-NA, i-NB) nên chúng tôi chọn tương quan
giữa góc ANB với I-NA và i-NB để khảo sát sự
thay đổi độ nhô răng cửa trong tương quan vị trí
hai hàm theo chiều trước sau.
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy khi góc ANB tăng
nghĩa là vị trí hai hàm thay đổi từ hạng III đến
hạng II xương thì răng cửa trên lùi về sau hơn so
với xương hàm trên và răng cửa dưới nhô ra
trước hơn so với xương hàm dưới (Hình 3).
Khi góc ANB tăng thêm 1° (vị trí hàm trên
thay đổi theo hướng nhô ra trước hơn so với
xương hàm dưới) thì răng cửa trên giảm độ nhô
ra trước 0,5 mm, trong khi đó răng cửa dưới tăng
độ nhô 0,5 mm về phía trước.
Tóm lại, khi tương quan hai hàm thay đổi
theo chiều trước sau từ hạng III đến hạng II
xương thì có sự thay đổi không chỉ về độ
nghiêng răng cửa mà cả về độ nhô của chúng.
Như thế sự thay đổi tự nhiên sẽ giúp giảm bớt
độ chênh lệch giữa hai hàm. Điều này gợi ý rằng
trong một số trường hợp chúng ta có thể điều trị
ngụy trang, che lấp sự sai biệt giữa hai hàm bằng
cách điều trị chỉnh hình thay đổi vị trí răng cửa
theo quy luật bù trừ của tự nhiên. Dựa vào hình
4 chúng ta thấy tùy từng cá nhân cụ thể mà có
thể định hướng điều trị đến mức định sẵn và
điều trị thay đổi các góc độ của răng cửa sao cho
phù hợp với những số liệu sẵn có trên các mốc
đã định.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 40
Theo nghiên cứu của Bibby(1) thì sự bù trừ
răng cửa thể hiện qua sự thay đổi độ nghiêng
của chúng theo từng loại hạng xương. Răng cửa
dưới đều nhô ra trước trong cả hạng I và hạng II
xương, trong khi đó ở hạng III xương thì chúng
nghiêng về phía lưỡi. Đối với độ nghiêng của
răng cửa trên thì có sự khác biệt có ý nghĩa giữa
các hạng xương, răng cửa trên thì nghiêng về
phía khẩu cái hơn trong hạng II xương và nhô ra
trước ở hạng III xương. Sự sai biệt hai hàm được
điều chỉnh bằng sự lùi răng cửa dưới ở hàm
dưới nhô ra trước trong hạng III xương cùng lúc
đó răng cửa trên nhô ra trước. Sự bù trừ này
cũng thấy trong hạng II xựơng nhưng với cách
khác, răng cửa trên lùi sau khi hàm trên nhô
trước và răng cửa dưới chỉ hơi nghiêng nhẹ ra
trước so với trường hợp hạng I xương. Khi
tương quan răng cửa được thiết lập trong hạng II
xương thì phần lớn sự bù trừ chịu ảnh hưởng
của răng cửa trên.
So sánh sự thay đổi độ nghiêng và độ nhô
răng cửa giữa nam và nữ
Ở nam, cả 3 số đo về răng SN-I, SN-i, SN-OP
đều có tương quan nhiều với SN-AB, R>0,6
(p<0,01). Trong đó, SN-OP liên quan nhiều nhất
với tương quan hai hàm, R= -0,722 (p<0,01). Khi
tương quan hai hàm thay đổi từ hạng II đến
hạng III xương (SN-AB tăng) thì răng cửa trên
nghiêng về phía môi, răng cửa dưới nghiêng về
phía lưỡi và mặt phẳng khớp cắn bớt dốc hơn
giúp giảm sự sai biệt theo chiều trước sau giữa vị
trí hai hàm và để có thể đạt được tương quan
răng cửa bình thường.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 41
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 42
Về độ nghiên răng cửa
Đối với nữ, trong số các cặp số đo thì chỉ có
SN-i là có hệ số tương quan với SN-AB cao R>0,6
(p<0,01). Độ nghiêng răng cửa trên và độ dốc của
mặt phẳng khớp cắn có hệ số tương quan với
những số đo về xương tương đối thấp mặc dù hệ
số tương quan SN-I/SN-AB và SN-OP/SN-AB
nhiều hơn hẳn các số đo khác nhưng R<0,5. Điều
này cho thấy độ nghiêng răng cửa trên và độ dốc
của mặt phẳng khớp cắn ít có ảnh hưởng đến sự
bù trừ chênh lệch giữa hai hàm, trong khi độ
nghiêng của răng cửa dưới thì có ảnh hưởng. Có
thể nói ở nữ, răng cửa trên thay đổi không rõ
trong tương quan vị trí của hai hàm theo chiều
trước sau mà chỉ có sự thay đổi độ nghiêng răng
cửa dưới là có ý nghĩa góp phần điều chỉnh sự
chênh lệch của hai hàm.
Như vậy, mức độ liên quan giữa độ nghiêng
răng cửa, độ dốc của mặt phẳng khớp cắn với
tương quan hai hàm ở nam thì mạnh mẽ hơn
nhiều so với ở nữ. Sự thay đổi răng cửa ở nam
thể hiện rõ và có ý nghĩa trong việc giảm bớt sự
mất cân đối vị trí trước sau của hai hàm cũng
như đạt được một tương quan răng cửa bình
thường hơn so với nữ.
Bảng 4: So sánh hệ số tương quan giữa nữ Việt Nam
và nữ Nhật Bản.
Nữ VN Nữ NB
SN-I/SN-AB 0,331* 0,531**
SN-i/SN-AB 0,604** 0,760**
SN-OP/SN-A -0,456** -0,770**
*p<0,05; **p<0,01.
VN: Việt Nam; NB: Nhật Bản.
Độ nghiêng của răng cửa dưới liên quan
nhiều nhất đến tương quan hai hàm ở cả 2
nghiên cứu. Nghĩa là răng cửa dưới đóng vai trò
quan trọng hơn trong việc giảm sai biệt giữa hai
hàm theo chiều trước sau so với răng cửa trên.
Tuy nhiên, ở dân số nữ Việt Nam, sự thay đổi độ
nghiêng răng cửa trên và độ dốc mặt phẳng
khớp cắn tác động đến sự bù trừ sự bất hài hòa
hai hàm rất ít, ngược lại với nghiên cứu của
Mitsui Miyuki(3), hệ số tương quan cả hai đều
cao. Theo phương trình đường thẳng hồi quy
của 3 cặp số đo SN-I và SN-AB, SN-i và SN-AB,
SN-OP và SN-AB, ở dân số nữ Nhật Bản, khi
tương quan hai hàm thay đổi từ hạng II đến
hạng III xương (SN-AB tăng) thì răng cửa trên
nghiêng về phía môi 0,58°, răng cửa dưới
nghiêng về phía lưỡi 1,12°, và mặt phẳng khớp
cắn bớt dốc hơn 0,56° so với nền sọ.
Tóm lại, chỉ có sự thay đổi độ nghiêng răng
cửa dưới góp phần điều chỉnh sự chênh lệch hai
hàm ở nữ Việt Nam, khác với nữ Nhật trong
nghiên cứu của Mitsui Miyuki là có sự thay đổi
vị trí răng cửa trên và dưới trong mối quan hệ
giữa hai hàm theo chiều trước sau.
Về độ nhô răng cửa
Nhìn chung, sự kết hợp giữa độ nhô răng
cửa với tương quan vị trí hai hàm có phần giống
nhau giữa nam và nữ. Độ nhô răng cửa trên có
hệ số tương quan cao nhất với góc mặt phẳng A-
B ở nam với R=0,831 (p<0,01) và ở nữ với R=0,556
(p<0,01). Như vậy, khi góc mp A-B tăng (từ hạng
II đến hạng III xương) thì độ nhô răng cửa trên
tăng. Độ nhô răng cửa dưới có hệ số tương quan
cao nhất với góc lồi mặt ở nam với R=0,513
(p<0,01) và ở nữ với R=0,670 (p<0,01). Như vậy,
khi góc lồi mặt tăng (từ hạng III đến hạng II
xương) thì độ nhô răng cửa dưới tăng.
Tuy vậy, có sự khác biệt về sự thay đổi độ
nhô răng cửa giữa nam và nữ. Ở nam, số đo
tương quan hai hàm ANB có tương quan với độ
nhô của cả răng cửa trên và dưới trong khi ở nữ
thì không. Khi góc ANB tăng, tức hai hàm thay
đổi từ hạng III đến hạng II xương, thì răng cửa
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 43
trên lùi về sau hơn, còn răng cửa dưới nhô ra
trước hơn.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu khảo sát trên phim sọ nghiêng
của 100 bệnh nhân có tương quan răng cửa bình
thường và tương quan răng cối hạng I Angle để
đánh giá mức độ thay đổi vị trí răng cửa. Số đo
sọ thích hợp nhất để mô tả sự thay đổi độ
nghiêng răng cửa là SN-AB (số đo về xương) và
SN-I, SN-i, SN-OP (số đo về răng). Mặt khác, cặp
số đo ANB và I-NA, ANB và i- NB được sử dụng
để đánh giá sự thay đổi về độ nhô răng cửa
trong vị trí hai hàm. Với những số đo này, cứ
thay đổi 1,0° theo chiều trước sau từ hạng II
xương đến hạng III xương, tương ứng với răng
cửa trên nghiêng về phía môi 0,6°, răng cửa dưới
nghiêng về phía lưỡi 0,93° và mặt phẳng khớp
cắn bớt dốc hơn 0,55° so với nền sọ. Độ nghiêng
của răng cửa dưới và độ dốc mặt phẳng khớp
cắn có tương quan mạnh mẽ với tương quan hai
hàm và đóng vai trò quan trọng trong việc đạt
được tương quan răng cửa bình thường.
Sự thay đổi này thể hiện rõ ở nam giới.
Ngược lại, đối với nữ thì mức độ liên quan của
độ nghiêng răng cửa và góc độ của mặt phẳng
khớp cắn với vị trí hai hàm nhìn chung hầu như
rất ít. Với bảng số liệu tham khảo trên, chúng tôi
hy vọng đóng góp thêm dữ liệu để chẩn đoán và
lập kế hoạch điều trị chỉnh hình răng mặt cho
người Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bibby RE (1980). Incisor relationships in different skeletofacial
patterns. Angle Orthod, 50: 41-44.
2. Hoàng Tử Hùng, Nguyễn Phúc Diên Thảo (1987). Bước đầu
nghiên cứu đặc điểm hình thái vận động biên của điểm răng
cửa trên mặt phẳng dọc giữa (Sơ đồ Posselt) và thử ghi trên
người Việt. Tiểu luận tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại
học Y Dược Tp.HCM.
3. Mitsui M, Ishikawa H (2001). Quantitative analysis of dental
compensation for variations in sagittal jaw relationships.
Orthodontic Waves, 60(3).
Ngày nhận bài báo: 03/01/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/01/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_tri_rang_cua_trong_tuong_quan_vi_tri_hai_ham_theo_chieu_t.pdf