Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở người phụ nữ Ê-đê trong độ tuổi sinh sản tại tỉnh Dak Lak

Tỷ lệ VÂĐ có triệu chứng trong nghiên cứu cao 90 – 93% (bảng 3) so với y văn (25-50%), có thể đây là đặc điểm riêng của dân số trong nhóm nghiên cứu với điều kiện kinh tế thấp (72%) và đa số là làm nông (96,6%) (bảng 1). Triệu chứng cơ năng phụ thuộc nhiều vào cảm giác và sức chịu đựng của người bệnh do vậy yếu tố này rất khó so sánh với các nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu này cũng ghi nhận cộng đồng phụ nữ Eđê chỉ chịu đi khám khi triệu chứng cơ năng nhiều và nặng. Do vậy cho thấy cần có truyền thông hữu hiệu hơn và tạo thuận lợi cho việc thăm khám. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa VÂĐ với các yếu tố như: nghề, trình độ văn hóa, nguồn nước sinh họat, tình trạng kinh tế gia đình, tình trạng hôn nhân, số lần sinh con, tiền căn nạo hút thai, có dụng cụ tử cung. Dụng cụ tử cung được ghi nhận trong một số nghiên cứu là yếu tố thuận lợi cho viêm sinh dục dưới(7). Đặc biệt là lọai dụng cụ có dây. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chưa ghi nhận có sự liên quan giữa việc có đặt dụng cụ tử cung với viêm âm đạo, có thể trong nhiên cứu này chúng tôi chưa có sự quan tâm xa hơn về thời gian đặt vòng, tiền sử viêm nhiễm cũng như những can thiệp điều trị trước đó. Thói quen rửa âm đạo sâu với nguồn nước tự nhiên (80%) làm thay đổi môi trường và phổ khuẩn âm đạo bình thường, đưa đến khuẩn kỵ khí phát triển. Nhóm có thói quen này có 60,2% có VÂĐ, còn nhóm không có thụt rửa chỉ có 39,8% có VÂĐ. Đây là thói quen không đúng rất cần có sự hướng dẫn điều chỉnh. Thói quen lau khô âm hộ sau rửa giúp giảm tỷ lệ VÂĐ, trong nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ VÂĐ trong nhóm có lau khô âm hộ là 33%, còn nhóm không lau khô là 67%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở người phụ nữ Ê-đê trong độ tuổi sinh sản tại tỉnh Dak Lak, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 1 VIÊM ÂM ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI PHỤ NỮ ÊĐÊ TRONG ĐỘ TUỔI SINH SẢN TẠI TỈNH DAKLAK Hùynh Nguyễn Khánh Trang*, Nguyễn Đình Quân** TÓM TẮT Mục tiêu: Cao huyết áp trong thai kỳ hay tiền sản giật – sản giật hiện vẫn là mối hiểm họa lớn cho thai nhi và thai phụ. Một số các nghiên cứu về sự việc dùng hạ áp điều trị trong tiền sản giật nặng vẫn còn những phác đồ khác nhau. Phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng 120 trường hợp đơn thai sống, tuổi thai từ 30 tuần, không dị tật, được chẩn đoán TSG nặng với HA lúc vào ≥ 160/110 mmHg, trong thời gian từ 01/07/2005 đến 01/07/2007 tại bệnh viện Hùng vương. Được điều trị hạ áp với hydralazin tiêm mạch liều đầu và duy trì hạ áp với hydralazin truyền tĩnh mạch liên tục. Kết quả: HA bắt đầu giảm sau duy trì 1, 3, 6, 12 giờ truyền tĩnh mạch với tỉ lệ dồn là 21,67%, 46,67%, 70% và 85%. HA duy trì ổn định trong khoảng 120/70 đến dưới 140/90 mmHg sau 12 giờ chiếm đến 96,7%.Tác dụng phụ ngoài ảnh hưởng mạch nhanh không nghiêm trọng, chưa ghi nhận bất thường khác. Kết luận: hydralazin truyền tĩnh mạch có hiệu quả cao, khả năng duy trì huyết áp ổn định và an toàn trong điều trị hạ áp ở những trường hợp tiền sản giật nặng.. SUMARY VAGINITIS AND FACTOR RELATING TO VAGINITIS OF ÊDÊ WOMEN DURING REPRODUCTIVE YEARS IN DAKLAK PROVINE Huynh Nguyen Khanh Trang, Nguyen Dinh Quan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 208 - 211 Vaginalis discharge may be physiological or pathological which were among the most common presenting complaints of gynecologic patients. Methods: cross-sectional study, conducted by a survey of 677 Eđê’ women during reproductive years in Daklak provine from 03/2006 to 06/2006. Result: vaginitis 47,3%. There are three major types: Candida vaginitis 27,2%, bacterial vaginosis 16%, Trichomonas infection 4,1%. Conclusion: vaginitis of Eđê’ women during reproductive years in Daklak provine have high rate. Needs of hygien education in Eđê’ women. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm sinh dục là tình trạng bệnh lý thường gặp, trong đó viêm âm đạo là thể thường gặp nhất ở phụ nữ trong tuổi từ 15-45 tuổi. Mặc dù không là bệnh nặng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh họat. Khoảng 75% phụ nữ trong tuổi sinh sản có ít nhất 1 lần bị viêm âm đạo (VÂĐ) do nấm Candida(5,6). Tại Mỹ viêm sinh dục chiếm 80% trường hợp bệnh phụ khoa và có khoảng 10 triệu lượt khám do viêm âm đạo ghi nhận mỗi năm(1,6). Tại Việt Nam, ghi nhận tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương có 60% trường hợp đến khám tại viện liên quan viêm sinh dục năm 1984(5), trong đó VÂĐ 28,7%, tại Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh 32,36%(8), tại Đà nẵng 43,25%(4). * Bộ môn Phụ Sản - ĐHYD Tp HCM ** Trung tâm sức khỏe sinh sản - tỉnh Daklak Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 2 Về cấu trúc giải phẫu và sinh lý học, âm đạo cấu tạo bởi biểu mô gai, chiu sự ảnh hưởng của nội tiết có chu kỳ là estrogen và progesterone. Các tế bào bề mặt phát triển mạnh dưới tác động của estrogen, tế bào lớp giữa là Progesterone, các tế bào cận đáy phát triển khi có sự giảm hormon sinh dục. Am đạo bình thường là nơi cư trú của nhiều lọai vi khuẩn (10 8 - 109 / ml dịch), chủ yếu là các vi khuẩn ái khí (Streptococcus, beta hemolytic Streptococcus, Streptococcus nhóm D, Tây nguyên là khu vực gồm có 5 tỉnh: Lâm đồng, Gia lai, Kontum, Daklak, Daknong. Trong đó 1/3 dân số là người dân tộc. Người Eđê chủ yếu tập trung tại tỉnh Daklak với nơi sinh sống chủ yếu là các vùng sâu, vùng xa với điều kiện sống còn nhiều thiếu thốn bên cạnh nhiều phong tục tập quán chưa phù hợp trong việc chăm sóc sức khỏe nói chung và giữ vệ sinh sinh dục nói riêng. Các nghiên cứu liên quan liên quan vấn đề này tại Tây Nguyên trên người Eđê chưa có nghiên cứu nào. Do vậy chúng tôi tiên hành nghiên cứu “Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở người phụ nữ Eđê trong độ tuổi sinh đẻ tại tỉnh Daklak” với các mục tiêu Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ hiện mắc của viêm âm đạo ở người phụ nữ Eđê trong độ tuổi sinh đẻ tại tỉnh Daklak. Mục tiêu chuyên biệt - Xác định tỷ lệ hiện mắc của viêm âm đạo do vi khuẩn, do nấm Candida albicans do Trichomonas vaginalis. -Tìm hiểu một số yếu tố liên quan viêm âm đạo như: tuổi, số con, nghề, có dụng cụ tử cung, thói quen vệ sinh, nguồn nước dùng. PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu cắt ngang với dân số mục tiêu trong độ tuổi 15-49 sống tại tỉnh Daklak. Thời gian từ 03/2006 đến 06/2006. Mẫu chọn theo phương pháp chọn mẫu nhiều bậc với 13 huyện trong tỉnh, chọn ngẫu nhiên không lặp 5 huyện, tương tự chọn ngẫu nhiên không lặp 6 xã mỗi huyện, chọn được 30 xã. Chọn tại 30 xã này theo cách lấy mẫu hệ thống. Cỡ mẫu n = 2 1 2 α − Z (1-P)P / d 2 với độ tin cậy 95% nên 2 1 α−Z = 1,96. Chọn P = 50 %. Độ chính xác là: 5% tức d = 0,05. Tính ra n = 384. Chọn mẫu theo cụm nhiều bậc (multi – stage cluster sampling) nên cỡ mẫu tính nhân 1,75 để loại trừ hiệu ứng của thiết kế. Vậy cỡ mẫu tối thiểu là: n = 672. Dự kiến tổng số mẫu lấy là 677. Tiêu chuẩn chọn mẫu Phụ nữ Eđe, có gia đình, tuổi từ 15 – 49, đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn lọai Đang có kinh hay ra huyết âm đạo, có thai, dùng kháng sinh trong 1 tháng gần đây, đặt thuốc âm đạo hay thụt rửa âm đạo trong 48 giờ. Tiêu chuẩn chẩn đóan(1,2,3,9): VÂĐ do vi khuẩn (có 3 trong 4 tiêu chuẩn sau: pH >4,5; dịch ÂĐ dínhmàu trắng xám đồng nhất, dịch ÂĐ có mùi cá thối khi nhỏ KOH 10%, clue cells (+)), VÂĐ do nấm Candida (pH < 4,5; có bào tử nấm hay sợi tơ nấm, số lượng bạch cầu thay đổi), VÂĐ do Trichomonas (pH> 4,5; có trùng roi di động, nhiều bạch cầu hạt), tạp khuẩn âm đạo (pH> 4,5; ít lactobacilli, nhiều vi trùng nhỏ, BC thay đổi). Kết quả được xử lý với phần mềm thống kê SPSS 14.0 KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu Đặc điểm DTH* N (%) Nhóm tuổi 18-19 20-40 >40 30 (4,4) 550 (81,3) 97 (14,3) Học vấn Mù chữ Tiểu học Trung học 346 (51,1) 184 (27,2) 147 (21,7) Nghề Nông CNV* Buôn bán Nội trợ 654 (96,6) 5 (0,7) 8 (1,1) 10 (1,5) Hôn nhân Có gia đình 666 (98,4) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 3 Đặc điểm DTH* N (%) Ly thân Ly dị 6 (0,9) 5 (0,7) Kinh tế Khó khăn Đủ ăn 487 (72) 190 (28) Số lần bỏ thai 0 1 2 3 635 (93,9) 27 (4) 10 (1,5) 5 (0,6) BPTT* DCTC* Viên tránh thai Bao cao su XTNÂĐ* Ogino-Knauss Triệt sản nữ Không 240 (35,4) 184 (27,2) 9 (1,3) 52 (7,7) 3 (0,4) 1 (0,1) 188 (27,8) Số con 0 1-2 ≥ 3 8 (1,3) 334 (49,3) 335 (49,4) Nguồn nước dùng Nước máy Nước giếng Sông, suối Ao, hồ 85 (12,5) 505 (74,7) 86 (12,7) 1 (0,1) * Chú thích: CNV: Công nhân viên. DTH: dịch tễ học. BPTT: biện pháp tránh thai. DCTC: Dụng cụ tử cung. XTNÂĐ: Xuất tinh ngòai âm đạo Bảng 2: Tỷ lệ viêm âm đạo do các tác nhân thường gặp Nguyên nhân N (%) Bình thường 357 (52,7) Nấm 184 (27,2) NKÂĐ 108 (16,0) Trichomonas 28 (4,1) Bảng 3: Triệu chứng cơ năng với tác nhân gây VÂĐ Nguyên nhân Có TC Không TC Nấm 171 (92,8) 13 (7,2) NKÂĐ 98 (90,7) 10 (9,3) Trichomonas 25 (90,3) 3 (9,7) TC: triệu chứng Bảng 4: Liên quan giữa thói quen vệ sinh phụ nữ, VÂĐ, nơi điều trị Viêm ÂĐ Đặc điểm C K p OR (CI) C 192 32 15,4 Rửa sâu ÂĐ K 128 325 0,00 (9,9-23,7) C 204 212 1,2 Rửa âm hộ mỗi ngày K 116 145 0,25 (0,9-1,6) C 106 88 1,52 Lau âm hộ sau rửa K 234 269 0,01 (1.1-2,1) C 246 289 0,78 Vệ sinh sau đại tiện K 74 68 0,2 (0,5-1,1) C 154 150 1,28 Điều trị khi có huyết trắng K 166 207 0,1 (0,9-1,7) Nơi điều trị C 48 49 0,5 1,16 Viêm ÂĐ Đặc điểm C K p OR (CI) K 272 308 (0,7-1,8) C: có; K: không BÀN LUẬN Tỷ lệ VÂĐ do 3 tác nhân thường gặp trong nghiên cứu là 47,3% (nấm 27,2%, vi khuẩn 16%, Trichomonas 4,1%). So sánh với một số nghiên cứu đều cùng kiểu thiết kế cắt ngang với đối tượng gần như nhau và tiêu chuẩn chọn trong nghiên cứu cũng tương tự. Ghi nhận chung tỷ lệ hiện mắc ở dân tộc thiểu số cao hơn người đồng bằng. Có thể do điều kiện vệ sinh môi trường chưa cao, cùng với ý thức trong vệ sinh cá nhân còn chưa được sự quan tâm đúng mực Bảng 5. So sánh một số kết quả nghiên cứu về VÂĐ tại Việt Nam Tác giả N Chung nấm NKÂĐ Tricho. D.T.Cương 1984 (5) 1283 28,7(%) 4,8 19,41 1,09 L.H. Cẩm 2001(8) 173 32,36 16,8 15,03 1,15 C.T.K Trang 2005 (4) 400 Chăm 43,25 28,75 11,5 3 NC chúng tôi 2006 677 47,3 27,2 16 4,1 Tỷ lệ VÂĐ có triệu chứng trong nghiên cứu cao 90 – 93% (bảng 3) so với y văn (25-50%), có thể đây là đặc điểm riêng của dân số trong nhóm nghiên cứu với điều kiện kinh tế thấp (72%) và đa số là làm nông (96,6%) (bảng 1). Triệu chứng cơ năng phụ thuộc nhiều vào cảm giác và sức chịu đựng của người bệnh do vậy yếu tố này rất khó so sánh với các nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu này cũng ghi nhận cộng đồng phụ nữ Eđê chỉ chịu đi khám khi triệu chứng cơ năng nhiều và nặng. Do vậy cho thấy cần có truyền thông hữu hiệu hơn và tạo thuận lợi cho việc thăm khám. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa VÂĐ với các yếu tố như: nghề, trình độ văn hóa, nguồn nước sinh họat, tình trạng kinh tế gia đình, tình trạng hôn nhân, số lần sinh con, tiền căn nạo hút thai, có dụng cụ tử cung. Dụng cụ tử cung được ghi nhận trong một số nghiên cứu là yếu tố thuận lợi cho viêm sinh dục dưới(7). Đặc biệt là lọai dụng cụ có dây. Tuy Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 4 nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi chưa ghi nhận có sự liên quan giữa việc có đặt dụng cụ tử cung với viêm âm đạo, có thể trong nhiên cứu này chúng tôi chưa có sự quan tâm xa hơn về thời gian đặt vòng, tiền sử viêm nhiễm cũng như những can thiệp điều trị trước đó. Thói quen rửa âm đạo sâu với nguồn nước tự nhiên (80%) làm thay đổi môi trường và phổ khuẩn âm đạo bình thường, đưa đến khuẩn kỵ khí phát triển. Nhóm có thói quen này có 60,2% có VÂĐ, còn nhóm không có thụt rửa chỉ có 39,8% có VÂĐ. Đây là thói quen không đúng rất cần có sự hướng dẫn điều chỉnh. Thói quen lau khô âm hộ sau rửa giúp giảm tỷ lệ VÂĐ, trong nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ VÂĐ trong nhóm có lau khô âm hộ là 33%, còn nhóm không lau khô là 67%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu cắt ngang trên 677 phụ nữ Eđê trong độ tuổi sinh sản tại tỉnh Daklak từ 03/2006 đến 06/2006 ghi nhận: -Tỷ lệ VÂĐ do 3 tác nhân thường gặp 47,3% với VÂĐ do nấm Candida là 27,2%, do vi khuẩn 16% và do Trichomonas 4,1%. -Thụt rửa sâu trong âm đạo là yếu tố nguy cơ của VÂĐ (p=0,00, OR= 15,4 (9,9-23,7)) -Thói quen không lau khô âm hộ khi rửa là yếu tố nguy cơ của VÂĐ (p=0,01, OR=1,5 (1.1- 2,1) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Amsel. R, Spiegel. CA. Non – spectifics vaginitis, diagnosis criteria and microbial and epidermiologic association. The American J of Medicine. Vol 74, Jan 1983, 14-22. 2 Bộ môn Phụ sản ĐHYD tp HCM. Viêm sinh duc nữ. Sản phụ khoa, tập 2, nhà xuất bản Tp HCM, trang 856 – 858. 3 Bộ môn Phụ sản ĐHYD tp HCM. Xét nghiệm chẩn đóan viêm âm đạo. Thực hành sản phụ khoa, nhà xuất bản Y học 2004, trang 159-161. 4 Châu Thị Khánh Trang. Viêm âm đạo do những tác nhân gây bệnh thường gặp và các yếu tố liên quan. Luận án CKII. ĐHYD tp HCM,2005, trang 45-54. 5 Dương Thị Cương và cộng sự. Viêm nhiễm đường sinh dục nữ. Tập san Y học Việt nam, tập 136, số 1, 1987 trang 26-31. 6 Faro.S, Phillip. LE. Perspective on bacteriology of postoperative obstectric- gynecologic infections. Am J Ostet Gynecol, 1988: 158, 694-700. 7 Hodolugil. NN, Aslan. D. Intrauterine devices use and some issue relate to sexually transmitted diseases screening and ocurrence. Contraception, 2000. June; 61 (6): 359-364. 8 Lê Hồng Cẩm. Khảo sát tần suất viêm âm đạo, cổ tử cung ở phụ nữ từ 15 -49 tuổi có gia đình tại huyện Hóc môn, tp HCM. Y học Tp HCM, phụ bản số 4, tập 5,2001; trang 13-19. 9 Trần Thị Lợi, Cao Thị Phương Trang. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm khuẩn âm đạo và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu y học, Y học tp HCM, tập 7, trang 9-12. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviem_am_dao_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_phu_nu_e_de_tron.pdf
Tài liệu liên quan