Việt Nam với cơ hội và thách thức trong tuân thủ các quy định về thuế quan và phi thuế quan tham gia Hiệp định TPP

Như vậy, với quy tắc xuất xứ nội khối như trên thì các DN Việt Nam muốn hưởng các ưu đãi trong TPP chỉ có thể chọn 2 hướng đi: Một là, các ngành gia công chế biến như dệt may, da giày, điện tử, gỗ. hiện nay đang nhập khẩu nguyên liệu từ các nước thứ 3 ngoài TPP cần được rà soát lại, để tăng cường sử dụng các nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu các nguyên liệu của các nước trong TPP. Hai là, các ngành sản xuất hiện nay ở trong nước cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh với các hàng hóa nhập khẩu từ các nước TPP với thuế suất 0%. Mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường lợi thế xuất khẩu sang các nước TPP thông qua việc các nước này miễn hoặc giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, bắt buộc phải có nguyên liệu hoặc giá trị chủ yếu từ các nước thành viên. Trong khi đó, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu hiện nay laị đang phu ̣ thuôc̣ rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN). Mặc dù TPP còn đang đàm phán, nhiều DN FDI đã mạnh tay rót vốn vào những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh để đón đầu cơ hội, trong khi hầu hết DN Việt Nam còn mơ hồ về TPP. Bên cạnh đó, cũng đã có những DN nội nhanh tay tranh thủ đầu tư xây dựng các nhà máy sợi nhưng với thiết bị, công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc và cả bông để kéo sợi sau này Nếu như không kiểm soát được giá cả, luồng vốn cũng như các yếu tố quản lý khác, không ngoại trừ việc DN để tuột khỏi tay mình hay “hiến tặng” cho nước khác lợi ích từ TPP mà cả đất nước đang cố gắng đàm phán.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việt Nam với cơ hội và thách thức trong tuân thủ các quy định về thuế quan và phi thuế quan tham gia Hiệp định TPP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành Khoa Tài Chính Ngân hàng Ths : Lê Thị Hải Đường Tham gia viết bài báo Đề tài : Việt Nam với Cơ hội và thách thức trong tuân thủ các quy định về thuế quan và phi thuế quan tham gia Hiệp định TPP. Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình dương (TPP) kỳ vọng sẽ được ký kết vào cuối năm 2015 với mục tiêu tiến tới loại bỏ từ 90% trở lên các rào cản về thuế quan cho hàng hóa, dịch vụ của đối tác tham gia Hiệp định. Việt Nam hy vọng sẽ được hưởng lợi nhiều từ TPP nhưng cũng gặp không ít khó khăn đang ở phía trước. Bài viết đề cập đến những cơ hội và thách thức mới của Việt Nam khi phải thực hiện các quy định về thuế quan và phi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định. Một số vấn đề cơ bản của TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP hiện nay có 12 nước tham gia bao gồm : Hiệp định này đầu tiên được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore , Chile, New Zealand, Brunei (do vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Đến nay, TPP đã có sự tham gia của 8 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Mỹ, Singapore, Nhật Bản và Việt Nam. Phạm vi điều chinh của TPP được xem là “ Bị quy định” bởi ít nhất gồm 3 yếu tố sau 1.1 TPP là một hiệp định thương mại tự do có phạm vi rất rộng và nhiều rào cản bị dỡ ,bỏ ví dụ như rào cản về thuế quan sẽ cắt giảm nhiều hơn , rào cản về phi thuế quan, như phạm vi về dịch vụ , đầu tư lao động môi trường sẽ được mở cửa nhiều hơn. 1.2 TPP là một hiệp định thương mại mở đón đi vào sâu hơn, đa dạng hóa hơn các lĩnh vực trước ddosddawcj biệt là các vấn đề phi thuế quan ,, như xuất xứ , hàng hóa các biện pháp phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ , mua sắm công , chính sách công, Chính sách cạnh tranh 1.3 TPP là một hiệp định mở cửa tự do trong các lĩnh vực Thuế quan : Cắt giảm hầu hết các dòng thuế ít nhất là 90% thực hiện ngay hoặc thực hiện các lộ trình rất ngắn Dịch vụ : tăng mức độ mở của dịch vụ các lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là dịch vụ tài chinh. Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài ,và bảo vệ nhà đầu tư . Quyền sở hữu trí tuệ tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn so với múc trong WTO Siết chặt các yêu cầu về VSDTvaf rào cản kỹ thuận Cạnh tranh và mua sắm có tăng cường cạnh tranh. Các vấn đề lao động tăng quyền lập hội , quyền đàm phán về lao động không sử dụng lao động Cơ hội và kỳ vọng mới Trong khuôn khổ đàm phán gia nhập TPP và nguyên tắc đàm phán đã được qua các vòng đàm phán, TPP sẽ có phạm vi điều chỉnh rộng hơn tất cả các Hiệp định trước đây, đó là: Đẩy mạnh giao thương hàng hoá giữa các nước thành viên thông qua việc cắt giảm tối đa các dòng thuế (tối thiểu 90%), trong đó ưu tiên thực hiện ngay hoặc có lộ trình rất ngắn; Thị trường dịch vụ có mức độ mở cửa cao hơn cam kết WTO, đặc biệt là dịch vụ trong lĩnh vực tài chính Sự điều chỉnh nêu trên và thực tiễn cho thấy, gia nhập TPP Việt Nam sẽ gặp không ít thách thức nhưng cũng đón nhận không ít cơ hội và kỳ vọng: Một là, việc gia nhập TPP tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất khấu của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao do mở rộng được thị trường xuất khẩu, đáng chú ý là 2 thị trường lớn Nhật Bản và Hoa Kỳ. Nếu Nhật Bản đồng ý nới lỏng hoặc chấp thuận mở cửa thị trường nông sản thì các ngành hàng được hưởng lợi là dệt may, giày dép, đồ gỗ và nông sản (đây là những ngành hàng mà kim ngạch xuất khẩu vào các nước thành viên TPP đang chiếm tỷ trọng lớn). Hai là, việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có điều kiện cân bằng cơ cấu nhập khẩu hàng hoá trong mối quan hệ giữa các khu vực thị trường, không ngoại trừ việc giảm kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường hiện tại (ví dụ Trung Quốc, Hàn Quốc) có thể giúp chúng ta giảm bớt sự lệ thuộc nếu như xảy ra các sự cố không mong đợi. Ba là, quy tắc xuất xứ nội khối tạo nên sức ép, đồng thời mở ra cơ hội tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ các nước thành viên để các nước cùng tận dụng được cơ hội tăng xuất khẩu vào TTP, nhất là các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada. Đây cũng là cơ hội tốt cho chúng ta phát triển công nghiệp phụ trợ, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá từ nguyên liệu trong nước hoặc nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên. Bốn là, trên cơ sở kết quả và kinh nghiệm thực thi cam kết WTO và các FTA hiện tại, cam kết sâu rộng hơn trong TPP một mặt cho phép sử dụng các thành quả đã đạt được, mặt khác cũng tạo thêm sức ép đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng theo chương trình đã đề ra. Năm là, việc gia nhập TPP với các cam kết cao đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế sẽ có tác động tích cực đối với việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngoài ra, một khi gia nhập TPP với các điều kiện, cam kết có lộ trình, Việt Nam cũng được các nước thành viên công nhận nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó có thể giảm thiểu được những rủi ro do bị điều tra hoặc áp đặt thuế chống phá giá, ít nhất là trong nội khối TPP. Mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường lợi thế xuất khẩu sang các nước TPP thông qua việc các nước này miễn hoặc giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, bắt buộc phải có nguyên liệu hoặc giá trị chủ yếu từ các nước thành viên. Nhận diện thách thức và rào cản Bên cạnh những cơ hội và kỳ vọng nêu trên, những thách thức cần được nhận diện rõ hơn trên mọi lĩnh vực, đó là: Thứ nhất, đối với sản xuất trong nước: Các ngành sản xuất và hàng hoá của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các nước trong khối khi thuế nhập khẩu giảm về 0%; Thị trường dịch vụ, đầu tư phải mở cửa, mua sắm chính phủ sẽ phải tuân theo khuôn khổ TPP. Sức ép liên quan đến giảm thuế nhập khẩu hàng hoá về mức thuế 0% sẽ chủ yếu đến từ các nước mà Việt Nam chưa có các Hiệp định FTA, bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Mexico và Peru. Những ngành sản xuất của Việt Nam dự kiến sẽ không được hưởng lợi và gặp nhiều khó khăn là ô tô, xe máy. Tiếp đến là các mặt hàng nông sản như thịt lợn, thịt bò, đường. Liên quan đến mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư, sức ép cạnh tranh đến từ các ngành chính là ngân hàng, thương mại bán lẻ. Bảo hiểm và viễn thông cũng sẽ bị tác động nhưng không rõ nét vì Việt Nam đã mở cửa trong cam kết WTO. Về mua sắm chính phủ trong khuôn khổ TPP, tác động của việc mở cửa thị trường tuy ảnh hưởng nhưng ở mức chấp nhận được. Xét về tổng thể, cộng đồng DN Việt sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn với các DN nước ngoài. Thứ hai, đối với nông nghiệp và nông thôn: Đối với thị trường trong nước, việc chấp nhận phải mở cửa, loại bỏ 100% dòng thuế nhập khẩu đối với nông sản, trong khi rào cản kỹ thuật chưa hoàn chỉnh hoặc không cao, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng măṭ hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Khi đó, DN trong nước se ̃phải đối măṭ với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng nông sản nôị điạ se ̃bị thu hẹp, thậm chí có nguy cơ mất thị phần, thua ngay trên sân nhà. Thứ ba, đối với xuất khẩu nông sản: Là đất nước sản xuất nông nghiệp, Việt Nam có nhu cầu cao trong việc yêu cầu các đối tác mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, khó khăn thực tế là các nước tham gia đàm phán TPP đều có xu hướng đàm phán hạn chế hoặc giữ bảo hộ với nông sản. Rào cản kỹ thuật của các nước sẽ khắt khe hơn, trong khi năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu, khó tận dụng lợi ích từ việc giảm thuế quan, cho dù thuế suất nhập khẩu nông sản vào các nước đó là 0%. Thực tế cũng đã cho thấy, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã bị cản trở bởi hàng rào kỹ thuật thương mại và các biện pháp vệ sinh dịch tễ về kiểm dịch thực vật, kiểm tra dư lượng kháng sinh, hoá chất trong thực phẩm, thuỷ sản Với các tiêu chuẩn khắt khe hơn, các nước TPP vẫn có thể ngăn chặn khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam, thậm chí còn nhiều rủi ro hơn so với hàng rào thuế quan. Thứ tư, đối với ngân sách nhà nước từ cắt giảm thuế nhập khẩu: Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ dẫn tới giảm thu ngân sách đối với hàng hoá nhập khẩu nhưng không lớn so với thách thức đối với các ngành sản xuất, bởi: - Một là, phần lớn các mặt hàng trong đàm phán là những mặt hàng Việt Nam đã thực hiện cam kết theo khuôn khổ 8 Hiệp định hương mại tự do song phương và đa phương ở các mức độ khác nhau như: ASEAN (AFTA), ASEAN và các nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc - Niuzilân, Ấn Độ), Hiệp định kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản, Khu vực tự do Việt Nam – Chilê. Ngoài ra, một số hiệp định song phương và đa phương quan trọng khác cũng đang được triển khai đàm phán, trong đó có nội dung cam kết cắt giảm thuế quan. - Hai là, trong hầu hết các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết và đang thực hiện, mức độ tự do hoá khá cao, khoảng trên 85% số dòng thuế và hiện nay nhiều Hiệp định đã vào giai đoạn cắt giảm. Riêng hiệp định thương mại tự do ASEAN, vào năm 2015 có khoảng 93% số dòng thuế nhập khẩu ở mức thuế suất 0% và 7% số dòng thuế còn lại sẽ chuyển về mức 0% vào ngày 01/01/2018. Như vậy, cho dù cam kết mục tiêu dỡ bỏ 100% số dòng thuế trong TPP thì cũng không tác động đáng kể làm giảm thu NSNN từ thuế nhập khẩu. - Ba là, với việc cắt giảm thuế nhập khẩu, mở cửa thị trường nội khối TPP thì hàng hoá nhập khẩu từ các nước đối tác chắc chắn có tăng lên và do đó, số thu từ thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu đương nhiên cũng tăng theo, thậm chí còn tăng nhiều hơn cả số hụt thu do cắt giảm thuế nhập khẩu. Thứ năm, đối với cải cách doanh nghiệp: Có thể nói nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khu vực DN đang ở thời kỳ khó khăn nhất, mặc dù đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực trong những tháng gần đây. Sự suy kiệt của cộng đồng DN nói chung cùng với những món công nợ lớn tồn đọng lâu ngày, các món đầu tư ngoài ngành cũng như năng lực và thực tiễn quản trị thiếu hiệu quả của khối DNNN là một thách thức lớn đối với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất và đầu tư để đón cơ hội xuất khẩu vào thị trường TPP. Các cuộc đàm phán với các nước đối tác đã và đang đặt ra không ít vấn đề xung quanh lĩnh vực cải cách DNNN và yêu cầu tăng tỷ trọng nắm giữ phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các DN ở những lĩnh vực quan trọng hoặc có nhiều lợi thế trong cạnh tranh. Thực tế hiện nay, ở Việt Nam là nhiều DN và phần lớn người dân chưa quen việc tuân thủ các quy định của pháp luật và bị ảnh hưởng bởi sức ỳ của nền kinh tế. Sau gần 30 năm đổi mới, tuy làm thay đổi hành vi kinh doanh của đại bộ phận doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng không ít DNNN vẫn dựa vào các nguồn lực sẵn và dựa nhiều vào cơ quan chủ quản để có được những cơ chế riêng. Các món nợ xấu khá lớn với sự thiếu hụt tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp “tồn kho” đang được định giá cao hơn giá trị thực chính là khó khăn lớn nhất trong tái cơ cấu DNNN. Tất cả vấn đề này đang là thách thức lớn đối với khối DNNN hiện nay khi Việt Nam chính thức tham gia vào TPP. Thứ sáu, trong thực thi cam kết về quyền sở hữu trí tuệ: Cam kết này sẽ lớn hơn rất nhiều so với khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc áp dụng tiêu chuẩn mới trong TPP sẽ tạo ra những rào cản kỹ thuật, kể cả xuất xứ nguyên liệu nội khối, tiêu chuẩn về lao động và môi trường, quyền lợi của nhà đầu tư Trong khi đó, các quy định chặt chẽ về sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ trong Hiệp định TPP đề cập đến tất cả nội dung như: Từ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả, bằng sáng chế, bí mật kinh doanh đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nguồn gien và tri thức truyền thống Như vậy, các yêu cầu chặt chẽ về sở hữu trí tuệ sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam. Bởi, Việt Nam đang được xem là một trong những quốc gia vi phạm bản quyền cao (Năm 2003, Việt Nam đứng thứ nhất trên thế giới về vi phạm bản quyền với tỷ lệ vi phạm bản quyền là 93%. Năm 2011 tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam tuy đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao với 81%, đứng hạng 22 trên thế giới). Thứ bảy, đối với đầu tư và để tuột lợi ích cho “hàng xóm”: Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP được hiểu là: Các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ "nội khối". Những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi thuế suất 0%. Với quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các Hiệp định thương mại tự do khác, chúng ta chỉ phải đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa. Ví dụ, để sản xuất được mũ giày thì chúng ta được phép nhập khẩu từ bên ngoài khu vực mậu dịch tự do tất cả các nguyên phụ liệu mà không trùng với mã HS của mũ giày đó. Tuy nhiên, trong khuôn khổ hiệp định TPP lại quy định về hàm lượng giá trị khu vực, theo đó một sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên và chỉ được phép sử dụng tối đa 45% nguyên vật liệu từ các nước ngoài khối. Như vậy, với quy tắc xuất xứ nội khối như trên thì các DN Việt Nam muốn hưởng các ưu đãi trong TPP chỉ có thể chọn 2 hướng đi: Một là, các ngành gia công chế biến như dệt may, da giày, điện tử, gỗ... hiện nay đang nhập khẩu nguyên liệu từ các nước thứ 3 ngoài TPP cần được rà soát lại, để tăng cường sử dụng các nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu các nguyên liệu của các nước trong TPP. Hai là, các ngành sản xuất hiện nay ở trong nước cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh với các hàng hóa nhập khẩu từ các nước TPP với thuế suất 0%. Mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường lợi thế xuất khẩu sang các nước TPP thông qua việc các nước này miễn hoặc giảm thuế cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được nếu hàng hóa của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, bắt buộc phải có nguyên liệu hoặc giá trị chủ yếu từ các nước thành viên. Trong khi đó, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu hiện nay laị đang phu ̣thuôc̣ rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP (như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN). Mặc dù TPP còn đang đàm phán, nhiều DN FDI đã mạnh tay rót vốn vào những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh để đón đầu cơ hội, trong khi hầu hết DN Việt Nam còn mơ hồ về TPP. Bên cạnh đó, cũng đã có những DN nội nhanh tay tranh thủ đầu tư xây dựng các nhà máy sợi nhưng với thiết bị, công nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc và cả bông để kéo sợi sau này Nếu như không kiểm soát được giá cả, luồng vốn cũng như các yếu tố quản lý khác, không ngoại trừ việc DN để tuột khỏi tay mình hay “hiến tặng” cho nước khác lợi ích từ TPP mà cả đất nước đang cố gắng đàm phán. Ths : Lê Thị Hải Đường Khoa Tài Chính Ngân hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviet_nam_voi_co_hoi_va_thach_thuc_trong_tuan_thu_cac_quy_din.pdf
Tài liệu liên quan