Kết luận
Dựa trên những lợi thế sẵn có của địa phương trong phát triển công nghiệp, với những
chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư tích cực, cải cách trong thủ tục hành chính, chính quyền địa
phương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp mà trong thời gian qua, Thái Nguyên trở thành tỉnh
nằm trong top dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài
FDI với nhiều dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp. Nguồn đầu tư đó đã mang lại hiệu quả lớn
về kinh tế-xã hội: tốc độ tăng trưởng GRDP và giá trị sản xuất công nghiệp ở mức hai con số,
tăng trưởng GRDP, tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng số
lượng và giá trị các mặt hàng xuất khẩu, tạo ra khối lượng việc làm lớn và ổn định với thu nhập
cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Tuy nhiên, việc thu hút mạnh
nguồn vốn FDI thời gian qua cũng còn vấn đề tồn tại và hạn chế nhất định. Điều này đặt ra yêu
cầu cho thời gian tới cần có những giải pháp hiệu quả, đồng bộ để sử dụng hợp lí nguồn vốn đầu
tư và khắc phục những hạn chế về lâu dài nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Một số giải
pháp cụ thể: Một là, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất công
nghiệp từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau cả trong và ngoài nước để phát huy tối đa nguồn
lực cho sự phát triển; Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanhVốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
sản xuất; giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhanh chóng, hiệu quả với những chính sách
ưu đãi phù hợp, nâng cao chất lượng phục vụ các nhà đầu tư, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt
bằng, giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa nhà đầu tư với người dân địa phương; Ba là, ưu tiên
các nhà đầu tư FDI có tiềm lực tài chính lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, gắn với bảo vệ
môi trường sinh thái và phát triển bền vững; Bốn là, kết hợp giữa việc phát triển các ngành công
nghiệp hiện đại của khu vực FDI với các ngành công nghiệp truyền thống, phát triển công
nghiệp phụ trợ, có sự tham gia của khu vực trong nước; Năm là, chú trọng hoạt động đào tạo
nghề, nâng cao chất lượng và trình độ của người lao động đáp ứng yêu cầu của các ngành công
nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát các doanh nghiệp FDI, xử lí các doanh nghiệp FDI gây ra sự cố về môi trường, sử dụng công
nghệ lạc hậu, sử dụng chế độ làm việc không phù hợp, vi phạm luật lao động. [10-12].
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
108
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0033
Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 108-116
This paper is available online at
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010-2018
Nghiêm Văn Long
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Tóm tắt. Trong những năm qua, Thái Nguyên là tỉnh có sức thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư
nước ngoài (FDI), đặc biệt trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Giai đoạn
2010-2018 được gọi là “giai đoạn vàng” của thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tỉnh
Thái Nguyên. Tính đến hết năm 2018, tổng vốn đăng kí FDI đạt 7.618,54 triệu USD, riêng
nhóm ngành công nghiệp chiếm 99,55%, đứng thứ 1/14 tỉnh vùng Trung du và Miền núi
phía Bắc, thứ 11/63 tỉnh, thành phố cả nước. FDI trong lĩnh vực công nghiệp đã có tác động
tích cực đến quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP, cải thiện nhanh GRDP/người; tăng
nhanh giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tạo giá trị xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Bài báo tập
trung phân tích nguồn vốn FDI trong nhóm ngành công nghiệp và vai trò của nó đối với sự
phát triển kinh tế-xã hội ở tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010-2018.
Từ khóa: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), công nghiệp, kinh tế-xã hội, Thái Nguyên.
1. Mở đầu
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, công nghiệp hóa-hiện đại hóa đối
với nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, yêu cầu về vốn là một trong những thách
thức lớn nhất và khó giải quyết nhất. Vốn có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong bối
cảnh hội nhập, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với sự
phát triển. Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về vấn đề
thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho sự phát triển kinh tế xã hội, đáng chú ý
có một số bài báo trên các tạp chí chuyên ngành như: Thực trạng chính sách ưu đãi thu hút FDI
vào Việt Nam hiện nay của tác giả Đinh Trọng Thắng, Trần Tiến Dũng [1]; Tác động của đầu tư
trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thái Hưng
[2]; Quản lí môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của tác giả Đinh
Đức Trường [3]. Những bài báo này tập trung phân tích chính sách thu hút đầu tư FDI ở Việt
Nam trong thời gian qua và đánh giá tác động của nó trên một số khía cạnh cụ thể đối với sự
phát triển.
Ở Thái Nguyên, cũng đã có đề tài nghiên cứu, bài báo viết về vấn đề này. Đáng chú ý có
luận văn thạc sĩ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Thị
Thúy Vĩnh [4]; luận án tiến sĩ Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh
Thái Nguyên của tác giả Trịnh Việt Hùng [5]; bài báo Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Tâm [6]; Đầu tư trực tiếp
nước ngoài và những tác động đến kinh tế tỉnh Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Thu Hằng [7].
Ngày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/3/2020. Ngày nhận đăng: 10/4/2020.
Tác giả liên hệ: Nghiêm Văn Long. Địa chỉ e-mail: Nghiemvanlong.dhsptn@gmail.com
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
109
Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu phân tích thực trạng thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên và vai trò của FDI đối với các ngành kinh tế, chưa tập trung phân tích sâu trong
ngành công nghiệp-một ngành kinh tế then chốt của tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt trong cả giai
đoạn 2010-2018 để thấy rõ được sự thay đổi rõ rệt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài dưới tác
động của bối cảnh hội nhập.
Nội dung bài báo này góp phần làm rõ thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài FDI vào lĩnh
vực công nghiệp, bổ sung một nội dung quan trọng vào việc phân tích, đánh giá tác động của
vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua và đưa ra
những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
* Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong bài báo được tổng hợp và xử lí từ những nguồn tài liệu thứ cấp
của các cơ quan, sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh Thái Nguyên; từ các cuốn sách, công trình
nghiên cứu, bài báo của các tác giả trên các tạp chí chuyên ngành về những vấn đề được đề cập
tới trong nội dung bài báo; thông tin thu thập từ khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu...Trên
cơ sở những nguồn tài liệu đó, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp đặc trưng của khoa học
địa lí để tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu, khái quát thành những vấn đề phục vụ nội dung
nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, đó là phương pháp thu thập,
xử lí tài liệu; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp thống kê. Dựa trên các
phương pháp này, tác giả đã thu thập những tài liệu thứ cấp có liên quan tới thực trạng thu hút
FDI vào ngành công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2010-2018, sau đó xử lí, phân
tích những số liệu đặc trưng nhất, để có những nhận xét, đánh giá khách quan, có cơ sở khoa
học về thực trạng thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp, vai trò của FDI trong công nghiệp đối
với sự phát triển nền kinh tế-xã hội ở tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giai đoạn 2010-2018
Bảng 1. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo nguồn vốn
và nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2010-2018 (theo giá hiện hành)
Chỉ tiêu 2010 2015 2018
Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng %
Tổng số 10.172,9 100,0 88.907,6 100,0 55.188,3 100,0
1. Phân theo loại hình kinh tế
+Khu vực Nhà nước 4.425,9 43,5 4.286,8 4,8 5.977,8 10,8
+Khu vực ngoài Nhà nước 5.226,4 51,4 16.535,4 18,6 20.291,7 36,8
+Khu vực đầu tư nước ngoài 520,7 5,1 68.085,4 76,6 28.918,8 52,4
2. Phân theo nhóm ngành
kinh tế
+Nông lâm thủy sản 374,0 3,7 509,3 0,6 998,3 1,8
+Công nghiệp-xây dựng 5.740,7 56,4 76.735,7 86,3 33.192,8 60,2
Nghiêm Văn Long
110
Trong đó Công nghiệp 4.462,5 43,9 74.397,5 83,7 32.756,4 59,4
+Dịch vụ 4.058,2 39,9 11.662,6 13,1 20.997,2 38,0
Nguồn: [8]
Tổng số vốn đầu tư tăng lên nhanh chóng, đặc biệt từ năm 2013 trở lại đây, tuy không ổn
định, nhanh nhất là giai đoạn 2011-2015 với tổng vốn đạt 200.911,3 tỉ đồng, sang giai đoạn
2016-2018 tổng vốn đầu tư đã giảm xuống 167.384,3 tỉ đồng do nhiều dự án đã đi vào hoạt
động ổn định.
Tổng vốn đầu tư trên địa bàn, phân theo loại hình kinh tế có sự thay đổi rõ rệt trong giai
đoạn 2010-2018, trong đó tăng nhanh nhất và chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực đầu tư nước
ngoài FDI (tăng 47,3 điểm %, từ 5,1% năm 2010 lên 52,4% năm 2018, riêng năm 2015 chiếm
tới 76,6%); khu vực ngoài Nhà nước giảm tỉ trọng từ 51,4% năm 2010 xuống còn 36,8% năm
2018; khu vực Nhà nước cũng giảm tỉ trọng tương ứng là 43,5% xuống 10,8% [8].
Thu hút vốn đầu tư trong đó vốn FDI lớn nhất phân theo nhóm ngành kinh tế thuộc về lĩnh
vực công nghiệp. Tỉ trọng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp tăng từ 43,9% vào năm 2010
lên 83,7% vào năm 2015, sau khi các dự án đầu tư phát triển công nghiệp đã đi vào hoạt động
có hiệu quả giảm xuống còn 59,4% năm 2018 tương ứng với 32.756,4 tỉ đồng [4], [8].
Như vậy có thể thấy rõ, vốn đầu tư nước ngoài FDI đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên và nổi bật là trong phát triển công nghiệp. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 163,7 nghìn tỉ đồng, giai
đoạn 2016-2018 là 111,4 nghìn tỉ đồng và nhìn chung trong cả giai đoạn 2011-2018 được coi là
“thời kỳ vàng” của thu hút FDI, đặc biệt trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Bảng 2. FDI được cấp phép và còn hiệu lực năm 2018 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu Số dự án Tổng vốn đăng kí Vốn thực hiện
Dự án % Triệu USD % Triệu USD %
Tổng số 128 100,0 7.618,54 100,0 6.974,13 100,0
Nông lâm thủy sản 1 0,78 2,3 0,04 1,82 0,03
Công nghiệp-xây dựng
+Trong đó Công nghiệp
111
106
86,72
82,81
7.584,63
7.549,93
99,55
99,10
6.949,71
6.946,23
99,65
99,60
Dịch vụ 16 12,50 31,61 0,41 22,6 0,32
Nguồn: Tính toán và xử lí từ [8]
Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 128 dự án được cấp phép và còn
hiệu lực, với tổng vốn FDI đăng kí là 7.618,54 triệu USD và tổng vốn thực hiện là 6.974,13
triệu USD, tỉnh Thái Nguyên đứng đầu 14 tỉnh của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (không
tính Quảng Ninh), với 47,8% tổng vốn đăng kí FDI toàn vùng và đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố
cả nước [9]. Vốn đăng kí và vốn thực hiện tập trung cao vào nhóm ngành công nghiệp, tương
ứng là 99,55% và 99,65% tổng vốn FDI với đối tác chính là Hàn Quốc (chiếm 92,53% tổng vốn
FDI đăng kí, 97,49% tổng vốn FDI thực hiện) gắn với Tập đoàn Samsung trong ngành công
nghiệp điện tử-tin học. Các đối tác đầu tư khu vực FDI khác chỉ chiếm 7,47% vốn đăng kí và
2,51% vốn thực hiện (gồm có: Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo...).
Sở dĩ Thái Nguyên trở thành “điểm sáng” trong thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư
FDI thời gian qua bởi trước hết Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội có ý
nghĩa vùng; là địa phương có vị trí địa lí thuận lợi, giáp thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, cửa ngõ giao lưu của Trung du miền núi Bắc Bộ với Đồng bằng sông Hồng, gần
các đầu mối giao thông vận tải lớn nhất khu vực miền Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
111
nhập khẩu hàng hóa, trang thiết bị; điều kiện tự nhiên thuận lợi với nguồn tài nguyên phong
phú; có nguồn lao động dồi dào; cơ sở hạ tầng ngày càng được hiện đại hóa và hoàn thiện; là
trung tâm giáo dục đào tạo lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và quan trọng đó là những
thay đổi tích cực trong việc cải cách các thủ tục hành chính, chính sách mở rộng thị trường, giao
lưu kinh tế, tăng cường thu hút mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh hoạt động
xúc tiến thương mại, “trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài...tất cả đã tạo nên sức
hút đối với nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển của địa phương, tạo ra lợi thế cạnh tranh với
nhiều địa phương khác trong vùng, tạo bước phát triển đột phá của tỉnh mà vai trò quan trọng
thuộc về công nghiệp [4].
2.2.2. FDI trong ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2018
Vốn đầu tư FDI là một yếu tố đầu vào tạo nên sự thay đổi rất lớn về quy mô và giá trị sản
xuất công nghiệp; sự tăng trưởng nhanh chóng của yếu tố này đã chứng minh được hiệu quả tích
cực thời gian qua, giúp ngành công nghiệp nói riêng, kinh tế tỉnh Thái Nguyên có bước chuyển
biến mạnh mẽ.
Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI tăng nhanh cả vể quy mô và tỉ trọng trong giá trị
sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2010, khu vực FDI đạt 2.172,2 tỉ đồng (theo giá hiện
hành), chiếm 8,7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; đến năm 2018, những con số này đã
tăng lên tương ứng là 687.713,2 tỉ đồng, chiếm 92,7% [8].
Sự xuất hiện của khu vực FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, không chỉ làm thay đổi
nhanh chóng quy mô giá trị sản xuất công nghiệp mà còn tạo nên sự thay đổi lớn trong cơ cấu
giá trị sản xuất. Tổ hợp công nghệ cao Samsung do tập đoàn Samsung Hàn Quốc đầu tư tại khu
công nghiệp Yên Bình trong ngành công nghiệp điện tử-tin học đã giúp ngành này chiếm ưu thế
tuyệt đối so với những ngành khác, từ chỗ chưa xuất hiện trong cơ cấu ngành của tỉnh, đến năm
2018, ngành này chiếm tới 97,3% giá trị sản xuất công nghiệp.
Hình 1. Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI
phân theo ngành (cấp 2)
Các ngành sản xuất khu vực FDI đầu tư đã tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và cho giá trị
xuất khẩu. Máy tính bảng và điện thoại thông minh của ngành công nghiệp điện tử-tin học hoàn
toàn do khu vực FDI sản xuất, năm 2018, máy tính bảng đạt sản lượng 21,8 triệu sản phẩm, điện
thoại thông minh 97,8 triệu sản phẩm-chiếm 47,5% cả nước. Bên cạnh đó khu vực FDI còn đầu
tư vào sản xuất một số sản phẩm công nghiệp khác như: sản phẩm may khu vực FDI chiếm
Nghiêm Văn Long
112
47,7% (sản lượng 35,1 triệu sản phẩm), chè chế biến chiếm 35,1% (1,3 nghìn tấn), thep cán
chiếm 8,2% (114,0 nghìn tấn).
Bảng 3. Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực FDI
phân theo đơn vị hành chính giai đoạn 2010-2018 (giá hiện hành)
Đơn vị hành chính 2010 2018
Tổng số 100,0 100,0
TP Thái Nguyên 71,91 0,67
TP Sông Công 8,27 0,27
TX Phổ Yên 13,0 96,39
Huyện Định Hóa 1,52 0,01
Huyện Võ Nhai 0,61 0,01
Huyện Phú Lương 0,49 0,01
Huyện Đồng Hỷ - -
Huyện Đại Từ - 0,29
Huyện Phú Bình 4,20 2,35
Nguồn: [8]
Phân bố sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ có sự thay đổi lớn do tác động của vốn FDI.
Năm 2010, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chiếm ưu thế là khu vực
Nhà nước, tập trung chủ yếu ở TP Thái Nguyên với 69,9%, tiếp theo là TP Sông Công 11,4%,
TX Phổ Yên 8,7%..., khu vực FDI trong năm này cũng thuộc về TP Thái Nguyên với 71,91%
tập trung vào sản xuất kim loại và cơ khí. Sau năm 2013, do FDI của Tổ hợp Samsung đi vào
hoạt động trên địa bàn TX Phổ Yên, nên tại đây chiếm 96,39% giá trị sản xuất công nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và 91,2% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, trong khi TP Thái
Nguyên giảm sút rõ rệt cả về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (3,5%) và giá trị sản
xuất công nghiệp khu vực FDI (còn 0,67%). TP Sông Công từ vị trí thứ hai năm 2010 về giá trị
sản xuất công nghiệp (11,4%) và thứ ba về giá trị sản xuất công nghiệp có FDI (8,27%), đã tụt
xa vào năm 2018 (1,0% và 0,27%)... [8].
2.2.3. Vai trò của FDI trong công nghiệp đối với phát triển kinh tế-xã hội ở tỉnh Thái Nguyên
Việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI
của ngành công nghiệp đã có tác động rất tích cực, tạo nên sự chuyển biến lớn đối với nền kinh
tế xã hội của tỉnh.
2.2.3.1. Gia tăng quy mô GRDP và GRDP bình quân đầu người
Sự phát triển nhanh của công nghiệp, đặc biệt sự đóng góp của khu vực FDI đã thúc đẩy sự
tăng trưởng nhanh chóng của toàn nền kinh tế, GRDP của tỉnh cũng ngày càng tăng nhanh. Từ
23.744,2 tỉ đồng vào năm 2010 lên 95.518,2 tỉ đồng vào năm 2018, vị trí trong cả nước từ 33/63
tỉnh, thành phố lên 14/63. Tỉnh đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với trung bình
cả nước, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2018 đạt 15,5%/năm.
Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người năm 2018 đạt 77,7 triệu đồng/người/năm, gấp
3,7 lần so với năm 2010 (21,0 triệu đồng/người/năm). Tính theo Đôla Mỹ, GRDP bình quân đầu
người tỉnh Thái Nguyên năm 2018 đạt 3.370 USD/người/năm, tăng gấp 3,1 lần so với năm
2010, cao hơn 2.590 USD/người của bình quân chung cả nước, từ vị trí 21/63 tỉnh, thành phố
lên 12/63 tỉnh, thành phố cả nước [8], [10].
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
113
2.2.3.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu giá trị sản xuất công
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp cũng đã tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tích cực, hiện đại: tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp-xây dựng, dịch vụ
và giảm tỉ trọng của khu vực nông lâm thủy sản. Năm 2010, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao
nhất 41,6%, đứng thứ hai là khu vực công nghiệp-xây dựng với 33,9% (riêng công nghiệp
27,3%) và thấp nhất là nông lâm thủy sản 19,5%, còn lại 5,0% là thuế sản phẩm. Đến năm 2018,
tỉ trọng của ba khu vực này tương ứng là 30,4%, 54,4% (công nghiệp 48,3%) và 10,3% và
4,9%. Đây là điều kiện quan trọng sớm đưa Thái Nguyên nhanh chóng về đích trở thành tỉnh
công nghiệp theo hướng hiện đại [8], [11].
2.2.3.3. FDI công nghiệp đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách của tỉnh
Nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh cũng có xu hướng tăng lên nhờ sự phát triển của các
ngành kinh tế, trong đó có khu vực FDI từ 0,5% nguồn thu (31,6 tỉ đồng vào năm 2010) lên
16,5% (3.411,1 tỉ đồng vào năm 2018) trong tổng thu ngân sách (6.204,9 tỉ đồng năm 2010 và
20.659,1 tỉ đồng năm 2018). Đây sẽ là nguồn lực tăng thêm sức mạnh của nền kinh tế, phục vụ
cho việc đầu tư và phát triển trong thời gian tới [8].
2.2.3.4. Đóng góp vào giá trị xuất khẩu và các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có thương hiệu
Việc khu vực FDI tham gia đầu tư sản xuất vào các ngành công nghiệp đã tạo ra nhiều sản
phẩm có chất lượng cho giá trị xuất khẩu, đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử-tin học. Các sản
phẩm của ngành này liên quan đến các dự án đầu tư của Tập đoàn Samsung Hàn Quốc. Năm
2018, điện thoại thông minh sản lượng đạt 99,2 triệu sản phẩm, máy tính bảng TAB đạt 22,8
triệu, bên cạnh đó là các sản phẩm công nghệ cao như: tai nghe, camera, mạch điện tử tích
hợp...Sự phát triển của những sản phẩm này có đóng góp rất lớn trong việc làm tăng giá trị sản
xuất của ngành, tạo ra giá trị xuất khẩu lớn chưa từng có trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Giá trị
xuất khẩu công nghiệp tăng nhanh từ 88,3 triệu USD năm 2010, chiếm 89,3% giá trị xuất khẩu
toàn tỉnh tăng lên tương ứng năm 2015 là 15.941,8 triệu USD, chiếm 99,0% và năm 2018 là
24.808,5 triệu USD và chiếm tới 99,97% [8].
2.2.3.5. Đào tạo lao động có kĩ thuật, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
Năm 2010, khi khu vực FDI đầu tư vào sản xuất công nghiệp mới chỉ chiếm 8,7%, thì lao
động đang làm việc trong ngành công nghiệp chỉ có 62.670 người, chiếm 9,3% tổng số lao động
đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh; lao động trong khu vực FDI có 2.003 người,
chiếm 0,3% tổng số lao động đang làm việc, 3,2% lao động công nghiệp. Đến năm 2018, lao
động làm việc trong toàn ngành công nghiệp là 183.557 người (24,0%), trong đó lao động công
nghiệp khu vực FDI có 114.569 người (chiếm 15,0% tổng số lao động đang làm việc và 62,4%
lao động công nghiệp [tính toán từ 4], tập trung lớn nhất trong ngành điện tử-tin học (87,0% lao
động khu vực FDI).
Do yêu cầu kĩ thuật công nghệ, nên tỉ trọng lao động đang làm việc đã qua đào tạo tăng
nhanh, từ 18,7% năm 2010 lên 29,9% năm 2018.
Thu nhập và năng suất lao động của lao động công nghiệp, đặc biệt trong khu vực FDI cao
và ổn định so với nhiều ngành khác. Hiện nay, năng suất lao động trung bình của các doanh
nghiệp công nghiệp là 247 triệu đồng/lao động/năm, thu nhập bình quân là 9,2 triệu
đồng/người/tháng. Khu vực FDI có năng suất lao động đạt 286 triệu đồng/lao động/năm và thu
nhập bình quân đạt 12,2 triệu đồng/người/tháng, trong khi khu vực trong nước, các con số tương
ứng là 208,6 triệu đồng/năm và 6,2 triệuđồng/tháng. Như vậy, có thể thấy rõ rằng, sự phát triển
của ngành công nghiệp đã tạo ra khối lượng việc làm lớn, ổn định, có thu nhập cao giúp người
lao động có khả năng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây chính là hiệu quả lớn về
mặt xã hội mà ngành công nghiệp đã mang lại và vai trò rất quan trọng thuộc về khu vực có vốn
đầu tư ngước ngoài FDI [8], [10].
Nghiêm Văn Long
114
2.2.3.6. Những hạn chế
Sự có mặt và phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn thuộc khu
vực FDI đã khẳng định được sự đóng góp to lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp, thúc đẩy tăng
trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách, tạo giá trị xuất khẩu...Song
cùng với đó tạo nên sự phụ thuộc chặt chẽ của ngành công nghiệp vào khu vực FDI, mọi sự biến
động của nó có ảnh hưởng lớn đến kinh tế của tỉnh nếu như không có những chiến lược phát
triển phù hợp, không chủ động nắm bắt được tình hình của thị trường, ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển bền vững trong tương lai [7].
Công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án đầu tư còn chậm được triển khai và gặp
những khó khăn nhất định, chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng sản xuất sạch của các
doanh nghiệp, tập đoàn, chưa đáp ứng được yêu cầu tái định cư của người dân có đất bị thu hồi.
Do yêu cầu về lợi nhuận nên các doanh nghiệp thường sử dụng chế độ làm việc với cường
độ cao, tranh thủ tối đa thời gian của dây chuyền sản xuất, thường xuyên tăng ca, không phù
hợp với luật lao động của nước ta, đồng thời thu nhập của người lao động chưa tương xứng với
thời gian và cường độ làm việc của người lao động, ảnh hưởng tới sức khỏe, quyền lợi của
người lao động chưa được đảm bảo.
Sức hút mãnh mẽ từ các doanh nghiệp, dự án FDI về khối lượng việc làm và thu nhập làm
cho một số lượng lớn người lao động không chỉ trong mà còn đến từ các địa phương lân cận của
tỉnh đã tạo nên sự thay đổi về phân bố dân cư và lao động, phân hóa tương đối lớn về thu nhập
của người lao động giữa các địa phương, ảnh hưởng đến bức tranh phát triển kinh tế chung của
tỉnh [2].
Sự tập trung với số lượng lớn lao động từ nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn tỉnh sẽ
gây ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: vấn đề phát triển nhà ở cho
người lao động, vấn đề quản lí con người, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giảm áp lực đối với cơ
sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu
ngày càng nhiều của người lao động...[6, 10, 12].
Như vậy, bên cạnh những tác động tích cực của khu vực FDI vào hoạt động sản xuất công
nghiệp trong thời gian vừa qua, còn tồn tại những vấn đề nhất định, đòi hỏi địa phương cần đưa
ra những giải pháp thích hợp và kịp thời trong thời gian tới để đảm bảo sự phát triển hiệu quả và
bền vững.
3. Kết luận
Dựa trên những lợi thế sẵn có của địa phương trong phát triển công nghiệp, với những
chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư tích cực, cải cách trong thủ tục hành chính, chính quyền địa
phương luôn đồng hành cùng doanh nghiệp mà trong thời gian qua, Thái Nguyên trở thành tỉnh
nằm trong top dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài
FDI với nhiều dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp. Nguồn đầu tư đó đã mang lại hiệu quả lớn
về kinh tế-xã hội: tốc độ tăng trưởng GRDP và giá trị sản xuất công nghiệp ở mức hai con số,
tăng trưởng GRDP, tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng số
lượng và giá trị các mặt hàng xuất khẩu, tạo ra khối lượng việc làm lớn và ổn định với thu nhập
cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Tuy nhiên, việc thu hút mạnh
nguồn vốn FDI thời gian qua cũng còn vấn đề tồn tại và hạn chế nhất định. Điều này đặt ra yêu
cầu cho thời gian tới cần có những giải pháp hiệu quả, đồng bộ để sử dụng hợp lí nguồn vốn đầu
tư và khắc phục những hạn chế về lâu dài nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Một số giải
pháp cụ thể: Một là, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động sản xuất công
nghiệp từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau cả trong và ngoài nước để phát huy tối đa nguồn
lực cho sự phát triển; Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên
115
sản xuất; giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhanh chóng, hiệu quả với những chính sách
ưu đãi phù hợp, nâng cao chất lượng phục vụ các nhà đầu tư, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt
bằng, giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa nhà đầu tư với người dân địa phương; Ba là, ưu tiên
các nhà đầu tư FDI có tiềm lực tài chính lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, gắn với bảo vệ
môi trường sinh thái và phát triển bền vững; Bốn là, kết hợp giữa việc phát triển các ngành công
nghiệp hiện đại của khu vực FDI với các ngành công nghiệp truyền thống, phát triển công
nghiệp phụ trợ, có sự tham gia của khu vực trong nước; Năm là, chú trọng hoạt động đào tạo
nghề, nâng cao chất lượng và trình độ của người lao động đáp ứng yêu cầu của các ngành công
nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát các doanh nghiệp FDI, xử lí các doanh nghiệp FDI gây ra sự cố về môi trường, sử dụng công
nghệ lạc hậu, sử dụng chế độ làm việc không phù hợp, vi phạm luật lao động... [10-12].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Trọng Thắng, Trần Tiến Dũng, 2019. Thực trạng chính sách ưu đãi thu hút FDI vào
Việt Nam hiện nay, Tạp chí tài chính (
trang-chinh-sach-uu-dai-thu-hut-fdi-vao-viet-nam-hien-nay-308895.html)
[2] Nguyễn Thị Thái Hưng, 2020. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình
đẳng thu nhập ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí công thương
(
binh-dang-thu-nhap-o-viet-nam-thuc-trang-va-khuyen-nghi-67703.htm)
[3] Đinh Đức Trường, 2015. Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập 31, Số 5 (2015) 46-55
[4] Nguyễn Thị Thúy Vĩnh, 2016. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Thái Nguyên.
Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
[5] Trịnh Việt Hùng, 2014. Luận án tiến sĩ Mô hình dự báo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
[6] Nguyễn Thị Tâm, 2019. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên
trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí tài chính (
doi/thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-tinh-thai-nguyen-trong-boi-canh-hien-nay-
302592.html)
[7] Nguyễn Thu Hằng, 2019. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và những tác động đến kinh tế tỉnh
Thái Nguyên, Tạp chí tài chính (
tiep-nuoc-ngoai-va-nhung-tac-dong-den-kinh-te-tinh-thai-nguyen-315953.html)
[8] Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2016, 2019. Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm
2015, 2018. Nxb Thống kê, Thái Nguyên.
[9] Tổng cục thống kê, 2019. Niên giám thống kê 2018, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
[10] La Hồng Ninh, 2018. Báo cáo phân tích chuyên đề: Tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh
của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và những tác động đến Kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên, Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
[11] Vũ Trường Sơn, 1997. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Nxb Thống kê, Hà Nội.
[12] Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái
Nguyên các năm 2016, 2017, 2018, Thái Nguyên.
Nghiêm Văn Long
116
ABSTRACT
Foreign direct investment capital (FDI) in industrial development
in Thai Nguyen province in the period 2010-2018
Nghiem Van Long
Department of Geography, Thai Nguyen University of Education
In recent years, Thai Nguyen is a province which has strong attractions of foreign
investment capital (FDI), especially in processing and manufacturing industry. The period 2010-
2018 is considered as the “golden period” of attracting FDI into industrial development in Thai
Nguyen province. By the end of 2018, the total registered capital of FDI reached 7.618,54
million USD, particularly the industrial group accounted for 99,55%, ranking 1/14 in the
Northern Midland and Mountain Region, 11/63 provinces, cities all over the country. FDI in the
industrial sector has had a positive impact on the scale and growth rate of GRDP, rapidly
improving GRDP / person; quickly increase production value and industry growth rate,
contribute to promote economic restructure, creating export value and create jobs for workers.
This paper focuses on analyzing FDI capital sources in industry group and its role in socio-
economic development in Thai Nguyen province, period 2010-2018.
Keywords: foreign direct investment (FDI), industry, socio-economy, Thai Nguyen.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_fdi_vao_phat_trien_cong_nghi.pdf