Châm các huyệt Hoa Đà giáp tích C1-C4
bên phải cho vùng ảnh hưởng ngoài da
tương ứng với vùng được chi phối bởi các
nhánh V1-V2-V3 và các tiết đoạn thần kinh
C2 - C3 - C4 - C5 - C6 - C7 bên trái.
Kết quả này cho thấy khoanh da
(dermatome) ảnh hưởng sang đối bên rộng hơn
so với khoanh da (dermatome) tại vị trí châm.
Đồng thời ngưỡng đau trước châm ở 2 bên giống
nhau, nhưng ngưỡng đau sau châm ở bên phải
tăng gấp 2 lần (so với trước châm) trong khi đó
ngưỡng đau sau châm ở bên trái tăng chỉ từ 1,3 –
1,5 lần (so với trước châm).
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Qua cơ chế ức chế cảm giác đau tại tủy sống
chỉ ghi nhận đường dẫn truyền xung thần kinh
theo sừng sau tủy sống chỉ ở một bên chưa có tài
liệu ghi nhận có đường nối liền và dẫn truyền
xung từ bên này qua bên kia cơ thể (6,12).
- Ở đây có thể nghĩ đến cơ chế ức chế cảm
giác đau tại tầng trên tủy: châm cứu gây phóng
thích các á phiện nội sinh làm khởi động hệ
thống lưới – tủy sống; hay trực tiếp ức chế trên
con đường dẫn truyền đau; hay ức chế trực tiếp
ở sừng sau tủy sống. Tuy nhiên, các hóa chất
trung gian gây ảnh hưởng toàn thân còn kết quả
nghiên cứu cho thấy chỉ có khu trú ở một số
vùng nhất định. Vì thế, cần nghiên cứu thêm về
vấn đề này (11, 13).
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
không có sự khác nhau về độ rộng của các vùng
chịu ảnh hưởng của các huyệt HĐGT cổ C1- C4.
Sự khác nhau chỉ ghi nhận ở cường độ ảnh
hưởng (mức tăng ngưỡng đau cùng bên kích
thích cao hơn bên đối diện). Điều này làm gợi ý
đến khả năng của vai trò của yếu tố kích thích
của điện châm. Những nghiên cứu tiếp theo
cũng sẽ tìm hiểu thêm về yếu tố điện châm.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vùng ảnh hưởng ngoài da ở đầu mặt khi châm tê nhóm Hoa Đà giáp tích cổ C1, C2, C3, C4 ở một bên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 7
VÙNG ẢNH HƯỞNG NGOÀI DA Ở ĐẦU MẶT KHI CHÂM TÊ
NHÓM HOA ĐÀ GIÁP TÍCH CỔ C1, C2, C3, C4 Ở MỘT BÊN
Võ Mộng Kiều Xuân*; Ngô Thị Kim Oanh*; Phan Quan Chí Hiếu*
TÓM TẮT
Tổng quan và Mục tiêu: Trong các tài liệu xưa, những huyệt Hoa Đà giáp tích (HĐGT) chỉ có 34 huyệt từ
ngực 1 (thoracic-T1) đến thắt lưng 5 (lumbar-L5). Ngày nay, hệ thống Hoa Đà giáp tích được phát triển rộng
thêm đến các huyệt ở đoạn cổ và đoạn xương cùng. Do đó hiểu biết về đặc điểm của các huyệt này, đặc biệt các
HĐGT mới nêu thêm vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu này được tiến hành để tiếp tục tìm hiểu về HĐGT cổ với mục
tiêu khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà giáp tích cổ C1 – C4 của một bên cơ thể, đồng thời có
chú ý ảnh hưởng ở mặt (chi phối bởi dây V).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cơ bản, khảo sát trên 30 đối tượng tình nguyện. Châm tê các huyệt
Hoa Đà giáp tích cổ 1-4 bên phải. Khảo sát ngưỡng đau trước và sau khi châm tê trên các đối tượng nghiên cứu
cả hai bên trái và phải tại 36 vị trí quy ước. Kết quả được ghi nhận và phân tích bằng SPSS 16.0.
Kết quả: 30 người tình nguyện, độ tuổi 18-30, gồm 18 nam (60%) và 12 nữ (40%). Sau khi châm các huyệt
Hoa Đà giáp tích cổ 1-4 làm tăng ngưỡng đau mạnh hơn (gấp khoảng 2 lần) ở các tiết đoạn C2 - C5; tăng ít hơn
(1,3 -1,5 lần) ở các tiết đoạn C6 - C7. Đồng thời làm tăng ngưỡng đau gấp 2 lần ở vùng da chịu sự chi phối của
các nhánh V1, V2, V3. Ngưỡng đau bên phải tăng cao hơn ngưỡng đau bên trái có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Vùng ảnh hưởng ngoài da khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích cổ 1-4 ở một bên là vùng chi phối của
tiết đoạn cổ từ C2 đến C7, V1, V2, V3. Vùng ảnh hưởng ngoài da khi châm ở 1 bên các huyệt HĐGT cổ C1 - C4
tương tự nhau cả 2 bên cơ thể. Sự khác nhau giữa 2 bên cơ thể chỉ tập trung ở cường độ ảnh hưởng. Vùng ảnh
hưởng ngoài da cùng bên với Hoa Đà giáp tích cổ được kích thích có tăng ngưỡng đau cao hơn bên đối diện.
Từ khóa: Châm cứu, Hoa Đà giáp tích, vùng ảnh hưởng ngoài da.
ABSTRACT
SCALP DERMATOMES INFLUENCED BY APPLYING ACUPUNTURAL ANESTHESIA ON
CERVICAL HUA TUO JIA JI POINTS C1, C2, C3, C4
Vo Mong Kieu Xuan, Ngo Thi Kim Oanh, Phan Quan Chi Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 7 - 12
Background and Objectives: In classical literature, Hua Tuo Jia Ji points are composed of 34 points from
thoracic 1 (T1) to lumbar 5 (L5). They are currently developed 56 points from cervical to sacral Hua Tuo Jia Ji
points. Many concepts of Hua Tuo Jia Ji points are not yet well understood. This study is conducted with the aims
of determining the anesthetic areas influenced by applying acupunctural anesthesia on one side cervical Hua Tuo
Jia Ji points C1-C4 with the attention to the areas controlled by trigeminal nerve.
Materials and Methods: Basic study, on 30 voluntary groups. Acupunctural anesthesia on right Hua Tuo
Jia Ji points C1- C4. Evaluate pain threshold of 36 conventional locations of both sides before and after the
intervention. Results were anlysed by SPSS 16.0.
Results: 30 voluntary people, aged 18 -30, with 18 male (60%) and 12 female (40%). Pain threshold are
elevated in dermatomes from C2 to C7 after intervention. (2 fold higher at C2-C5 and 1.3-1.5 fold higher at C6,
C7). Pain threshold also found elevated 2 fold higher after intervention at V1, V2, V3. The pain threshold of right
∗ Khoa Y học cổ truyền- Đại học Y Dược Tp. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Ngô Thị Kim Oanh ĐT: 0938881785 Email: oanh_van2002@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 8
side is higher compared to left side. The differences are statistically significant (p < 0.05)
Conclusion: The dermatomes influenced by cervical Hua Tuo Jia Ji points C1 - C4 are V1, V2, V3, C2, C3,
C4, C5, C6, C7. The ipsilateral dermatomes with stimulated Hua Tuo Jia Ji points are more affected than the
controlateral one.
Keywords: Acupuncture, Cervical Hua Tuo Jia Ji points, dermatome, pain threshold, acupunctural
anesthesia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong châm cứu học, huyệt được xem là nơi
thần khí hoạt động vào – ra, huyệt còn là nơi tiếp
nhận những kích thích khác nhau trong mục
đích phòng và chữa bệnh (12). Trong các tài liệu
xưa, những huyệt Hoa Đà giáp tích (HĐGT) chỉ
có 34 huyệt từ N1- L5 (1,3,4,6). Đây là những huyệt
thuộc nhóm huyệt ngoài đường kinh. Hệ thống
Hoa Đà giáp tích, trong các tài liệu sau này, được
mở rộng ra thêm dần các huyệt ở đoạn cổ và
đoạn xương cùng. Hiện nay, các nghiên cứu về
nhóm huyệt Hoa Đà giáp tích cổ chưa nhiều cả
trong lẫn ngoài nước. Nghiên cứu của Nguyễn
Tấn Hưng và Phan Quan Chí Hiếu cho thấy
vùng da từ C1 – T2 (cổ 1 - ngực 2) là vùng da
chịu ảnh hưởng của các huyệt Hoa Đà giáp tích
cổ 2 bên (10). Nghiên cứu này được tiến hành để
tiếp tục tìm hiểu về HĐGT cổ với mục tiêu khảo
sát vùng ảnh hưởng ngoài da của huyệt Hoa Đà
giáp tích cổ C1 – C4 của một bên cơ thể, đồng
thời có chú ý ảnh hưởng ở mặt (chi phối bởi dây
V) do các huyệt trên đường kinh ở sau đầu cổ
ngoài tác dụng điều trị tại chỗ còn được ghi nhận
điều trị 1 số bệnh ở trước mặt (1,3,4,6).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Người khỏe mạnh, tình nguyện tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu
Trong thời gian thử nghiệm xuất hiện biến
chứng hay tác dụng phụ của châm cứu: Cảm
giác khó chịu hay hiện tượng say kim (vã mồ
hôi, hoa mắt, bồn chồn, buồn nôn, tay chân lạnh,
ngất). Kết quả của những trường hợp này sẽ
được ghi nhận và báo cáo trong những tác dụng
phụ của châm cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cơ bản, quan sát mô tả hàng loạt
ca.
Gồm 30 đối tượng: Châm các huyệt Hoa Đà
giáp tích cổ 1- 4 ở bên phải.
Biến số độc lập:
- Vị trí khảo sát ngưỡng đau: gồm 36 vị trí đã
được qui định cụ thể, thống nhất. Đây là những
điểm ngoài da tương ứng với các tiết đoạn C2,
C3, C4, C5, C6, C7, C8, N1, N2, V1, V2, V3. Ở mỗi
tiết đoạn khảo sát 3 điểm (trên, giữa, dưới).
- Vị trí huyệt: HĐGT cổ 1, 2, 3, 4: Từ dưới gai
đốt sống cổ thứ 1, 2, 3, 4 đo ngang ra bên phải 0,5
thốn.
- Kỹ thuật châm tê: Châm kim thẳng và
vuông góc với bề mặt da, độ sâu 1,5- 2cm, cảm
giác đắc khí (căng, tức, nặng, mỏi). Dòng điện sử
dụng: dòng điện xung với dạng song const,
cường độ # 5-6mA, thời gian 20 phút, tần số
150Hz; cực âm được nối với huyệt HĐGT cổ
dưới, cực dương nối với huyệt HĐGT cổ trên.
Biến số phụ thuộc:
- Vùng không chịu ảnh hưởng: bao gồm các
vùng.
- Vùng có ngưỡng đau sau châm thay đổi
không có ý nghĩa thống kê.
- Vùng giảm ngưỡng đau (vùng tăng cảm
giác đau sau châm): Vùng có ngưỡng đau sau
châm giảm có ý nghĩa thống kê.
- Vùng chịu ảnh hưởng ngoài da: Bao gồm
các vùng:
- Vùng tăng ngưỡng đau (vùng giảm cảm
giác sau châm): Vùng có ngưỡng đau sau châm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 9
tăng có ý nghĩa thống kê.
- Vùng rìa: Vùng có ngưỡng đau sau châm
tăng có ý nghĩa thống kê và tiếp giáp với vùng
không chịu ảnh hưởng.
- Ngưỡng đau: Lực đủ gây cảm giác đau,
tính bằng Newton. Khảo sát bằng máy đo cảm
giác FDW của hãng Wagner.
Phương pháp thu thập số liệu: 1 bác sĩ khám
lâm sàng cho đối tượng nghiên cứu, 1 nhân viên
y tế khám ngưỡng đau trước và sau châm cứu, 1
bác sĩ thực hiện kỹ thuật châm tê. Qui trình khảo
sát được huấn luyện thống nhất trong nhóm.
Số liệu thống kê: được xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0: Tính trung bình, trung vị, độ lệch
chuẩn, phương sai ngưỡng đau của mỗi tiết
đoạn trước và sau khi châm. Sử dụng phép kiểm
t bắt cặp, phép kiểm Wilcoxon để so sánh kết
quả thay đổi ngưỡng đau trước và sau châm. Sử
dụng phép kiểm t - Student để so sánh ngưỡng
đau 2 bên ở từng tiết đoạn.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu tập trung ở đối tượng từ 18
đến dưới 30 tuổi và nam chiếm tỉ lệ (60%) lớn
hơn so với nữ (40%).
Ngưỡng đau trước và sau khi châm các
huyệt Hoa Đà giáp tích cổ C1 – C4 bên phải
ở các vị trí khảo sát bên phải cơ thể.
Vùng không chịu ảnh hưởng: vùng chi phối
bởi tiết đoạn thần kinh: C8, N1, N2. Vùng giảm
ngưỡng đau sau khi châm tê: Không có. Vùng
tăng ngưỡng đau: Vùng chi phối bởi tiết đoạn
thần kinh V1, V2, V3, C2, C3, C4, C5, C6, C7 (P <
0,05). Ngưỡng đau sau châm tại V1, V2, V3, C2,
C3, C4, C5 gấp 2 lần so với trước châm. Ngưỡng
đau sau châm tại C6, C7 gấp 1,3 – 1,5 lần so với
trước châm.
Bảng 1: Ngưỡng đau trước và sau khi châm các huyệt Hoa Đà giáp tích cổ 1, 2, 3, 4 bên phải ở các tiết đoạn thần
kinh cùng bên.
Tiết đoạn thần kinh
Ngưỡng đau trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau sau châm
(Newton)
׀t׀ Sig.(2-tail)
V1 2,1963 ± 0,6764 4,4073 ± 1,5528 9,8460 0,0001<0,05
V2 1,6787 ± 0,5621 3,5887 ± 1,1716 9,811 0,0001<0,05
V3 2,0403 ± 0,6236 3,8617 ± 1,2080 7,633 0,0001<0,05
C2 2,2737 ± 0,7990 4,4047 ± 1,3119 8,963 0,0001<0,05
C3 2,1053 ± 0,7432 4,1357 ± 1,0684 9,128 0,0001<0,05
C4 2,1683 ± 0,7852 3,9653 ± 0,9801 8,159 0,0001<0,05
C5 2,0167 ± 0,8381 4,3310 ± 1,4812 8,120 0,0001<0,05
C6 2,0833 ± 0,6452 3,1590 ± 1,0430 7,186 0,0001<0,05
C7 2,2137 ± 0,7063 2,8397 ± 0,9706 4,308 0,001<0,05
C8 2,3117 ± 0,7701 2,3977 ± 0,6433 1,343 0,1900>0,05
N1 2,4257 ± 0,6484 2,6117 ± 0,8005 1,596 0,1210>0,05
N2 2,4473 ± 0,6515 2,5410 ± 0,6793 0,796 0,4320>0,05
Ngưỡng đau trước và sau khi châm các
huyệt Hoa Đà giáp tích cổ 1- 4 bên phải ở
các vị trí khảo sát bên trái cơ thể.
Vùng không chịu ảnh hưởng: vùng chi
phối bởi tiết đoạn thần kinh: C8, N1, N2. Vùng
giảm ngưỡng đau sau châm tê: Không có.
Vùng tăng ngưỡng đau: vùng chi phối bởi tiết
đoạn thần kinh V1, V2, V3, C2, C3, C4, C5, C6,
C7 (P < 0,05). Ngưỡng đau sau châm tăng gấp
1,3 – 1,5 lần so với trước châm ở các tiết đoạn.
Bảng 2: Ngưỡng đau trước và sau khi châm các huyệt Hoa Đà giáp tích cổ 1,2,3,4 bên phải ở các tiết đoạn thần
kinh bên trái cơ thể.
Tiết đoạn
thần kinh
Ngưỡng đau trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau sau châm
(Newton)
׀t׀ Sig.(2-tail)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 10
Tiết đoạn
thần kinh
Ngưỡng đau trước châm
(Newton)
Ngưỡng đau sau châm
(Newton)
׀t׀ Sig.(2-tail)
V1 2,2041 ± 0,6665 3,5059 ± 1,3093 6,094 0,0001< 0,05
V2 1,6397 ± 0,5479 2,5338 ± 0,9693 5,782 0,0001< 0,05
V3 1,8879 ± 0,5677 2,8821 ± 1,0804 5,069 0,0001< 0,05
C2 2,1966 ± 0,7254 3,4600 ± 1,3483 5,141 0,0001< 0,05
C3 1,9403 ± 0,5737 2,9834 ± 1,1862 5,502 0,0001< 0,05
C4 2,0634 ± 0,6297 2,9128 ± 1,0253 4,773 0,0001< 0,05
C5 1,9379 ± 0,6425 3,2421 ± 1,3181 6,487 0,0001< 0,05
C6 2,0131 ± 0,6120 2,6693 ± 0,9058 4,426 0,0001< 0,05
C7 2,1041 ± 0,7631 2,4786 ± 0,7563 3,260 0,0001 < 0,05
C8 2,2190 ± 0,7608 2,2331 ± 0,6740 0,225 0,8240 > 0,05
N1 2,3434 ± 0,5987 2,5786 ± 0,7371 1,956 0,0610 > 0,05
N2 2,3483 ± 0,5894 2,5748 ± 0,7857 1,848 0,0750 > 0,05
Ngưỡng đau của các vị trí khảo sát ở bên trái và bên phải sau khi châm tê các huyệt Hoa Đà
giáp tích cổ 1-4.
Hình 1: Ngưỡng đau trước khi châm tê ở bên phải và
bên trái.
Hình 2: Ngưỡng đau sau khi châm tê ở bên phải và bên
trái.
Nhận xét: Ngưỡng đau trước châm tê ở bên
phải và bên trái khác nhau không có ý nghĩa
thống kê tại các tiết đoạn C2, C3, C4, C5, C6, C7,
C8, N1, N2 (P < 0,05).
Ngưỡng đau sau khi châm tê của bên trái
và bên phải đều tăng lên có ý nghĩa thống kê
tại các vị trí V1, V2, V3, C2, C3, C, C5, C6, C7
(P < 0,05).
Ngưỡng đau bên phải và bên trái khác
nhau không có ý nghĩa thống kê tại các vị trí
khảo sát thuộc các tiết đoạn: C8, T1, T2 sau khi
châm tê.
BÀN LUẬN
Châm các huyệt Hoa Đà giáp tích cổ C1 - C4
bên phải cho vùng ảnh hưởng ngoài da
tương ứng với vùng được chi phối bởi tiết
đoạn thần kinh từ C2 - C4 bên phải.
Kết quả phù hợp với lý thuyết được ghi
trong “Trửu Hậu bị cấp phương”: HĐGT cổ 1-4:
trị bệnh ở đầu, cổ; HĐGT cổ 1-7: trị bệnh ở cổ,
gáy (1,3,4,6). Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu
của Phan Quan Chí Hiếu - Nguyễn Tấn Hưng;
Phan Quan Chí Hiếu - Nguyễn Văn Đàn khi
châm các huyệt Hoa Đà giáp tích thì thấy vùng
ảnh hưởng ngoài da là vùng chi phối của các tiết
đoạn thần kinh tủy sống (9,10). Nghiên cứu Phan
Quan Chí Hiếu - Hồ Ngọc Hồng đã sử dụng
huyệt Hoa Đà giáp tích để điều trị đau sau zona
ở vùng da tương ứng với tiết đoạn thần kinh (2).
Nghiên cứu của Lê Trần Sơn Châu đã dùng
huyệt Hoa Đà giáp tích tương ứng với tiết đoạn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 11
thần kinh để điều trị giảm đau cho bênh nhân
ung thư (7).
Châm các huyệt Hoa Đà giáp tích cổ C1 - C4
bên phải còn cho vùng ảnh hưởng ngoài da
rộng hơn tương ứng với vùng được chi
phối bởi tiết đoạn thần kinh C5 - C6 - C7
bên phải.
Lý thuyết YHHĐ: Có sự chồng chéo giữa các
khoanh da lân cận, đồng thời tại sừng sau tủy
sống, các sợi thần kinh cảm giác đi từ những cảm
thụ quan cảm giác đau cho các nhánh phụ lên và
xuống liên kết 5 – 6 tầng tủy (9,11).
Nghiên cứu của Hoy Ping Yee Chan: Châm
Hoa Đà giáp tích tạo ra nhiều tác dụng: lưu
thông hệ thống kinh mạch, điều hòa lưu thông
khí huyết cũng như tăng cường lưu thông máu
tại chỗ và cải thiện dinh dưỡng cho các mô xung
quanh (5).
Châm các huyệt Hoa Đà giáp tích cổ C1 - C4
bên phải cho vùng ảnh hưởng ngoài da
rộng hơn tương ứng với vùng được chi
phối bởi các nhánh V1, V2, V3 của dây V
(vùng mặt) bên phải.
Kết quả cho thấy vùng da mặt chịu sự chi
phối của các nhánh cảm giác V1, V2, V3 chịu ảnh
hưởng khi châm huyệt Hoa Đà giáp tích vùng cổ
1,2,3,4.
Kết quả phù hợp với thống kê các huyệt dựa
trên các tài liệu châm cứu như: Từ điển huyệt vị
châm cứu của Lê Quý Ngưu, Châm cứu học tổng
hợp của Hoàng Duy Tân, Châm cứu Đại Thành
của Dương Kế Châu. Trong đó có đề cập tới một
số huyệt ở sau đầu, cổ ngoài có tác dụng điều trị
tại chỗ còn có chức năng điều trị một số bệnh ở
mặt (1,3,4,6) và lý thuyết cấu tạo và chức năng của
dây thần kinh sinh ba: Trong ba nhân cảm giác
của thần kinh V thì có một nhân nằm ngay dưới
nhân cảm giác chính kéo dài từ cầu não đến tủy
cổ cao (C3 - C4) và chi phối cảm giác đau nhiệt(8
,13).
Châm các huyệt Hoa Đà giáp tích C1-C4
bên phải cho vùng ảnh hưởng ngoài da
tương ứng với vùng được chi phối bởi các
nhánh V1-V2-V3 và các tiết đoạn thần kinh
C2 - C3 - C4 - C5 - C6 - C7 bên trái.
Kết quả này cho thấy khoanh da
(dermatome) ảnh hưởng sang đối bên rộng hơn
so với khoanh da (dermatome) tại vị trí châm.
Đồng thời ngưỡng đau trước châm ở 2 bên giống
nhau, nhưng ngưỡng đau sau châm ở bên phải
tăng gấp 2 lần (so với trước châm) trong khi đó
ngưỡng đau sau châm ở bên trái tăng chỉ từ 1,3 –
1,5 lần (so với trước châm).
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Qua cơ chế ức chế cảm giác đau tại tủy sống
chỉ ghi nhận đường dẫn truyền xung thần kinh
theo sừng sau tủy sống chỉ ở một bên chưa có tài
liệu ghi nhận có đường nối liền và dẫn truyền
xung từ bên này qua bên kia cơ thể (6,12).
- Ở đây có thể nghĩ đến cơ chế ức chế cảm
giác đau tại tầng trên tủy: châm cứu gây phóng
thích các á phiện nội sinh làm khởi động hệ
thống lưới – tủy sống; hay trực tiếp ức chế trên
con đường dẫn truyền đau; hay ức chế trực tiếp
ở sừng sau tủy sống. Tuy nhiên, các hóa chất
trung gian gây ảnh hưởng toàn thân còn kết quả
nghiên cứu cho thấy chỉ có khu trú ở một số
vùng nhất định. Vì thế, cần nghiên cứu thêm về
vấn đề này (11, 13).
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
không có sự khác nhau về độ rộng của các vùng
chịu ảnh hưởng của các huyệt HĐGT cổ C1- C4.
Sự khác nhau chỉ ghi nhận ở cường độ ảnh
hưởng (mức tăng ngưỡng đau cùng bên kích
thích cao hơn bên đối diện). Điều này làm gợi ý
đến khả năng của vai trò của yếu tố kích thích
của điện châm. Những nghiên cứu tiếp theo
cũng sẽ tìm hiểu thêm về yếu tố điện châm.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cơ bản, trên 30 đối tượng nghiên
cứu cho thấy:
- Vùng ảnh hưởng ngoài da khi châm huyệt
Hoa Đà giáp tích cổ 1-4 ở một bên là vùng chi
phối của tiết đoạn cổ từ C2 - C7.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 12
- Huyệt Hoa Đà Giáp tích cổ 1-4 cũng có ảnh
hưởng đến vùng chi phối bởi dây thần kinh số V.
- Vùng ảnh hưởng ngoài da khi châm ở 1 bên
các huyệt HĐGT cổ C1 - C4 tương tự nhau cả 2
bên cơ thể. Sự khác nhau giữa 2 bên cơ thể chỉ
tập trung ở cường độ ảnh hưởng. Mức tăng
ngưỡng đau cùng bên kích thích cao hơn bên đối
diện có ý nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Kế Châu (2002). Châm cứu Đại Thành. Nhà xuất bản
Thuận Hóa, tr. 210.
2. Hồ Ngọc Hồng (2003). Thăm dò hiệu quả giảm đau của phương
pháp châm tê Hoa Đà Giáp Tích trên chứng đau thần kinh sau
zona. Luận án chuyện khoa cấp 2 ngành YHCT, Đại học Y Dược
TP. HCM.
3. Hoàng Duy Tân (1998). Châm cứu học tổng hợp. Nhà xuất bản
Thuận Hóa, tr.288-290, 302-307, 428-430, 444-452, 513.
4. Hoàng Quý (2000). Châm cứu học Trung Quốc. Nhà xuất bản Y
Học Hà Nội, tr.123-199.
5. Hoy Ping Yee Chan (2007). Acupuncture for stroke
rehabilitation: three decades of information from China
paravertebral point needling. Blue poppy press, pp.39-40.
6. Lê Quý Ngưu (2003). Từ điển huyệt vị châm cứu. Nhà xuất bản
Thuận Hóa, tr. 33-528.
7. Lê Trần Sơn Châu (2005). Khảo sát hiệu quả giảm đau của
phương pháp châm tê nhóm huyệt Hoa Đà Giáp Tích đối với
chứng đau do ung thư. Luận văn thạc sĩ ngành YHCT, Đại học
Y Dược TP. HCM.
8. Nguyễn Tài Thu (2003). Bách Khoa Thư bệnh học. NXB Y học
Hà Nội, tr.121-124.
9. Nguyễn Tấn Hưng (2011). Khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da
của huyệt Hoa Đà giáp tích. Luận án thạc sĩ YHCT, Khoa YHCT
Đại học Y Dược TP.HCM.
10. Nguyễn Văn Đàn (2011). Khảo sát vùng ảnh hưởng ngoài da khi
châm huyệt Hoa Đà giáp tích vùng lưng trên. Đề tài cấp cơ sở,
Khoa YHCT Đại học Y Dược TP. HCM.
11. Phan Quan Chí Hiếu (1997). Thần kinh sinh học và châm cứu.
Đại học Y Dược TP. HCM, tr.19-20.
12. Phan Quan Chí Hiếu (2007). Châm Cứu Học-tập 1. Nhà Xuất
bản Y học TP.HCM, tr. 136-137.
13. Vũ Anh Nhị (2006). Thần Kinh học. Nhà xuất Bản Y Học TP.
HCM, tr. 99-100.
Ngày nhận bài báo : 28/09/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 14/10/2013,
04/11/2013
Ngày bài báo được đăng : 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vung_anh_huong_ngoai_da_o_dau_mat_khi_cham_te_nhom_hoa_da_gi.pdf