Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ trong không gian phát triển bền vững của cả nước

Môi trường Thành tích nổi bật của vùng TDMNBB thể hiện ở sự duy trì chất lượng tương đối cao về môi trường so với các vùng khác trong cả nước. So với mức trung bình của cả nước đạt 41,67%, vùng Tây Bắc và Đông Bắc, hai tiểu vùng của vùng TDMNBB, đều có tỷ lệ che phủ rừng cao hơn. Còn khi so với các vùng khác, hai tiểu vùng này thuộc nhóm cao của cả nước. Riêng vùng Đông Bắc đạt 56,72%, chỉ thấp hơn mức 57,65% của Bắc Trung Bộ [9]. Điều này thể hiện rõ nét vai trò đảm bảo an ninh sinh thái của vùng TDMNBB. Về vị trí địa lý, vùng này giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi có tỷ lệ che phủ rừng rất thấp, đạt 6%. So với vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ che phủ rừng của tiểu vùng Tây Bắc cao gấp hơn 7 lần, còn tiểu vùng Đông Bắc cao gấp hơn 9 lần. Như vậy, vùng TDMNBB đóng vai trò như lá phổi xanh cho vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Tuy vậy, so với các vùng khác, chỉ duy nhất vùng TDMNBB bị tụt giảm về tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh, từ mức 89,3% năm 2008 xuống còn 86,8% năm 2018 [1]. Điều này đặt ra thách thức cho vùng về công tác đảm bảo an sinh xã hội trong thời gian tới.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ trong không gian phát triển bền vững của cả nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 18-27 18 Original Article Sustainable Development in the Northen Midland and Mountainous Areas of Vietnam Ly Dai Hung* Vietnam Central Economic Commission, A4 Building, Nguyen Canh Chan street, Ba Dinh district, Hanoi city, Vietnam Received 05 November 2020 Revised 12 December 2020; Accepted 12 December 2020 Abstract: The paper analyzes the social, economic, and environmental development of the northen midland and montainous area in comparision with other areas in Vietnam. On sustainable development, this area achieves a relatively good performance in social and environmental aspects, but quite poor results in an economic aspect. Moreover, there exist a fragmentation within the area: a group of provinces is growing faster than the others. Thus, the policy for this area should be constructed to well reflect its social and environmental fundamentals while addressing the fragmentation of development within the area Keywords: Sustainable development, regional linkage, Northern Midland and Mountainous Area. D* _______ * Corresponding author. E-mail address: hunglydai@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4434 L.D. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 18-27 19 Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong không gian phát triển bền vững của cả nước Lý Đại Hùng* Ban Kinh tế Trung ương, Nhà A4, Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 11 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 12 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 12 năm 2020 Tóm tắt: Bài viết phân tích tình hình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, so sánh tương quan với các vùng khác trong cả nước. Trong bối cảnh phát triển bền vững, vùng này đã đạt được thành tích tương đối tốt về xã hội và môi trường, nhưng còn yếu về kinh tế so với các vùng khác. Hơn nữa, kinh tế nội bộ vùng cũng đang bị phân mảnh với một số tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu, dần bỏ xa các tỉnh còn lại. Vì vậy, chính sách đối với vùng này nên được thiết kế để phù hợp với thế mạnh về nền tảng xã hội và điều kiện môi trường, khắc phục sự chênh lệch phát triển trong nội vùng. Từ khóa: Liên kết vùng, phát triển bền vững, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 1. Mở đầu * Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) có tổng diện tích khoảng 115.153,4 km2, chiếm hơn 35% diện tích tự nhiên của cả nước. Theo thống kê năm 2018, TDMNBB có hơn 30 dân tộc đang sinh sống, dân số toàn vùng khoảng 14.349 nghìn người (chiếm khoảng 15,1% dân số cả nước), mật độ dân số gần 125 người/km2 (bằng 43,7% mật độ dân số trung bình cả nước) [1]. TDMNBB có vị trí nằm ở cửa ngõ giao thương thông ra biển của các khu vực sâu trong lục địa Trung Quốc và Campuchia, đồng thời, đảm bảo an ninh sinh thái cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và cả nước. Với sự đa dạng về sắc tộc, vùng này càng khẳng định vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị và xã hội đối với cả quốc gia. Vì vậy, việc phân tích tình hình kinh tế, xã hội của vùng TDMMBB, cùng với sự đối chiếu với các vùng khác trở nên cần thiết trong chiến lược phát triển bền vững của cả nước. _______ * Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: hunglydai@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1108/vnueab.4434 Vùng TDMNBB đã nhận được sự quan tâm trong nghiên cứu và hoạch định chính sách. Về kết quả nghiên cứu, Trần Quang Huy và cộng sự (2019) chỉ ra tăng trưởng kinh tế của vùng TDMNBB đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận, nhưng đang có xu hướng chững lại trong các năm gần đây, nguyên nhân chính nằm ở sự suy giảm tốc độ tăng năng suất lao động và việc làm, cùng với sự chưa hợp lý trong tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế [2]. Bàn về khía cạnh văn hóa - xã hội, Dương Quỳnh Phương và Thân Thị Huyền (2015) nhận định TDMNBB là một vùng văn hóa tộc người vừa đa dạng vừa thống nhất theo không gian và thời gian, với hơn 30 dân tộc cư trú đan xen [3]. Nền tảng văn hóa với bản sắc riêng đã hình thành các không gian lãnh thổ đặc thù theo đai cao, gồm có vùng với đặc trưng văn hóa núi cao (Hmông, Dao), vùng văn hóa thung lũng (Tày, Nùng, Thái) và vùng văn hóa trung du gò đồi (Kinh). Về khía cạnh môi trường, Vũ Thị Thanh Minh (2015) ghi nhận, cùng với sự phát triển kinh tế, vùng TDMNBB phải đối diện với sự biến đổi môi trường tự nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và sự gia tăng của các sự cố môi trường [4]. Như vậy, mỗi trụ cột của phát triển bền vững, gồm kinh tế, xã hội và môi trường, L.D. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 18-27 20 đều đang tồn tại những bất cập tại vùng TDMNBB trong thời gian qua. Về cơ chế chính sách, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 1/7/2004 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TDMNBB đến năm 2020, theo đó xác định phương hướng phát triển vùng này nhằm bắt kịp với các vùng khác trong cả nước, thông qua gia tăng nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội đạt cao hơn mức trung bình của cả nước [5]. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng TDMNBB đến năm 2030 [6]. Trong đó, vùng này được phân ra thành 3 vùng không gian, gồm vùng biên giới Việt - Trung, vùng biên giới Việt - Lào và vùng trung du gò đồi. Mỗi tiểu vùng không gian gắn với phát triển các đô thị trung tâm vùng, cụm đô thị động lực với các cực tăng trưởng chủ đạo, có sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị. Ngoài ra, vùng TDMNBB cũng thuộc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền núi, dân tộc thiểu số như Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, và gần đây là Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Dựa trên bộ số liệu của Tổng cục Thống kê, bài viết tập trung khai thác đặc điểm riêng của các tỉnh thuộc vùng TDMNBB, từ đó so sánh với các vùng khác trong cả nước. Trong nội bộ vùng, sự hình thành của nhóm dẫn đầu với các thành tích nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội so với nhóm các tỉnh còn lại là đặc trưng tiêu biểu của vùng. Cụ thể, nhóm 5 tỉnh, gồm Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang, Phú Thọ và Hoà Bình đang dần bỏ xa nhóm các tỉnh còn lại. Khi so sánh với cả nước, vùng TDMNBB chưa thành công trong việc đuổi kịp các vùng khác về mức sống, thể hiện ở sự kéo dài khoảng cách về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất và sự cải thiện chậm về y tế, xã hội so với các vùng khác. Tựu trung, sự phân mảnh trong vùng, kết hợp với sự tụt hậu so với các vùng khác, đã đặt ra yêu cầu cấp thiết trong công tác hoạch định chính sách riêng cho vùng trong thời gian tới. 2. Các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 2.1. Kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong vùng TDMNBB đều cao hơn mức trung bình của cả nước trong cùng giai đoạn (6,64%/năm). Tỉnh có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là Cao Bằng, với 7,56%/năm, và tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Sơn La, đạt 13,20%/năm (Hình 1). Quy mô nền kinh tế của các tỉnh trong vùng đều được mở rộng trong giai đoạn 2004-2018. Tổng sản lượng quốc nội theo địa phương (GRDP - Gross Regional Domestic Products) theo giá hiện hành của các tỉnh đều gia tăng, và thứ tự về quy mô tổng sản lượng dường như khá ổn định. Cụ thể, năm 2004, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ và Lào Cai có sản lượng nội tỉnh cao nhất. Đến năm 2018, nhóm này vẫn dẫn đầu, nhưng chỉ có Lạng Sơn được thay thế bởi Sơn La, và Hòa Bình bám đuổi rất sát, gần bằng với Lào Cai [7]. Phân phối về GRDP bình quân đầu người của các tỉnh trong vùng không đồng đều. Tỉnh cao nhất là Thái Nguyên, với giá trị 77,7 triệu/người/năm, gấp 1,8 lần so với trung bình vùng (43,6 triệu) và thấp nhất là Hà Giang với 26,1 triệu/người/năm, giá trị trung bình của vùng là 43,6 triệu/người/năm. Xếp sau Thái Nguyên lần lượt là các tỉnh: Lào Cai (61,8 triệu), Bắc Giang (52,2 triệu), Hòa Bình (50,7 triệu) và Phú Thọ (40,8 triệu). Các tỉnh còn lại có GRDP bình quân đầu người trong khoảng từ 26 đến 40 triệu như Cao Bằng (26,9 triệu), Điện Biên (26,8 triệu), Bắc Kạn (30,4 triệu) [7]. Như vậy, dải GRDP bình quân đầu người của vùng này vẫn phổ biến ở quanh mức 35 triệu, trong khi tỉnh dẫn đầu vượt xa hẳn so với các tỉnh còn lại. L.D. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 18-27 21 O Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2004-2018 (đơn vị: %). Nguồn: Niên giám Thống kê qua các năm, Tổng cục Thống kê [1]. P Hội nhập kinh tế quốc tế cũng diễn ra sôi động tại các tỉnh trong vùng TDMNBB. Trong giai đoạn 2004-2012, vùng này liên tục nhập siêu. Bước chuyển xảy ra vào năm 2013, khi vùng này đạt được cân bằng trong cán cân thương mại, với xuất khẩu gần như bằng nhập khẩu. Kể từ năm 2014 đến nay, vùng này có xu hướng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu, dẫn đến sự cải thiện ngày càng rõ rệt về xuất siêu. Kết quả này có thể chủ yếu dựa trên các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài về lắp ráp linh kiện điện tử đã đi vào hoạt động tại các tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang. Trong đó, vào năm 2018, Thái Nguyên có xuất khẩu đạt gần 25 tỷ USD, còn nhập khẩu đạt gần 14 tỷ USD; Bắc Giang xuất khẩu đạt 5,8 tỷ USD, còn nhập khẩu gần 5,4 tỷ USD. Như vậy, vùng TDMNBB đang có bước phát triển đáng kể về xuất nhập khẩu, đặc biệt từ năm 2014 đến nay [8]. 2.2. Xã hội Thu nhập của người dân trong vùng TDMNBB đều có sự cải thiện theo thời gian. Năm 2018, bình quân mỗi người dân trong vùng có thu nhập 2.254 nghìn đồng/tháng, cao gấp 7,48 lần so với mức 305 nghìn vào năm 2004. Trong đó, tỉnh Thái Nguyên có mức thu nhập cao nhất trong vùng, đạt 4.014 nghìn đồng/tháng, cao gần gấp đôi so với trung bình cả vùng. Tỉnh này cũng gia tăng thu nhập nhanh nhất trong vùng, với mức thu nhập năm 2018 gấp 10,12 lần so với năm 2004. Tuy vậy, vị trí tỉnh có mức thu nhập thấp nhất lại không ổn định: tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2004-2014, và Điện Biên từ năm 2016 đến nay. Còn tỉnh có mức gia tăng thu nhập thấp nhất là Sơn La, với mức thu nhập năm 2018 gấp 5,35 lần của năm 2004 [1]. Tốc độ tăng trưởng thu nhập của các tỉnh trong vùng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Theo Hình 2, khi xét tỷ lệ của tốc độ gia tăng trong năm 2018 so với năm 2006, mức giảm ít nhất (0,97) thuộc về Bắc Giang, và nhiều nhất (0,32) là Cao Bằng. Ngoài ra, theo Bảng 1, nhóm các tỉnh có thu nhập cao hơn mức trung bình cả vùng gồm Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ và Hòa Bình. Trong nhóm này, các tỉnh có tốc độ tăng trưởng hàng năm về thu nhập cao hơn mức trung bình của vùng (15%/năm) gồm Lào Cai (16%), Thái Nguyên (18%), Bắc Giang (17%), Phú Thọ (16%) và Hòa Bình (16%). Đáng lưu ý là các tỉnh dẫn đầu này đều có giao thông thuận lợi kết nối nhanh với thủ đô Hà Nội. L.D. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 18-27 22 Bảng 1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (đơn vị: nghìn VNĐ) Địa phương\ Năm 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2018/ 2004 Cả vùng 305 414 619 843 1166 1484 1813 2254 7,40 Hà Giang 247 329 475 610 850 1121 1324 1725 6,98 Cao Bằng 279 395 586 749 1054 1252 1643 1856 6,66 Bắc Kạn 272 388 558 776 1142 1216 1401 1945 7,15 Tuyên Quang 341 450 669 887 1162 1571 1759 2261 6,62 Lào Cai 280 400 611 819 1085 1468 1856 2324 8,30 Yên Bái 328 424 636 844 1114 1386 1805 2289 6,98 Thái Nguyên 397 555 851 1149 1747 2238 3005 4014 10,12 Lạng Sơn 349 455 691 929 1212 1437 1684 2047 5,87 Bắc Giang 392 490 711 1103 1568 2174 2778 3450 8,79 Phú Thọ 370 520 793 1126 1579 1954 2375 2892 7,81 Điện Biên 224 305 485 611 819 1200 1221 1477 6,59 Lai Châu 216 273 414 567 758 987 1312 1492 6,92 Sơn La 277 394 572 802 1020 1178 1288 1483 5,35 Hòa Bình 292 416 612 829 1219 1598 1925 2295 7,86 Nguồn: Niên giám Thống kê qua các năm, Tổng cục Thống kê. Hình 2. Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người hàng năm (đơn vị: %) tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giai đoạn 2006-2018. Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm, Tổng cục Thống kê [1]. Các tỉnh trong vùng TDMNBB đang dần thu hẹp khoảng cách về thu nhập so với thành phố Hà Nội. Trong Hình 3, biểu đồ hình tam giác thể hiện 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Phú Thọ dẫn đầu cả vùng, có tỷ lệ thu nhập so với mức của Hà Nội cao nhất. Theo sau 3 tỉnh này là một nhóm các tỉnh có tỷ lệ thu nhập so với mức của Hà Nội tương đồng nhau, và cùng gần với mức trung bình của cả vùng, gồm Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang. Hơn nữa, khi tính đến thành tích thu hẹp khoảng cách về thu nhập so với Hà Nội, biểu đồ hình cột đã thể hiện rõ nhóm 5 tỉnh dẫn đầu, gồm Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Lào Cai và Hòa Bình. So mức trung bình của cả vùng, nhóm 5 tỉnh này có thành tích thu hẹp khoảng L.D. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 18-27 23 cách thu nhập cao hơn và tiến đến với mức thu nhập của Hà Nội nhanh hơn so với các tỉnh còn lại trong vùng. Đặc biệt, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tỉnh trong vùng TDMNBB có xu hướng gia tăng. Khi so sánh năm 2018 và 2004, sự gia tăng của chênh lệch thu nhập cao nhất đạt 1,53 lần tại Yên Bái, và thấp nhất đạt 1,14 lần tại Lạng Sơn. Về giá trị tuyệt đối, mức chênh lệch thu nhập cao nhất vào năm 2018 đạt 10,04 tại Cao Bằng, còn thấp nhất đạt 6,72 tại Hà Giang. Nếu so với năm 2004, vị trí tỉnh có mức chênh lệch thu nhập cao nhất lại thuộc về Bắc Kạn, và thấp nhất thuộc về Hà Giang. Đáng lưu ý là trong danh sách 5 tỉnh có mức thu nhập và tốc độ tăng trưởng thu nhập cao nhất vùng (Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ và Hoà Bình), chỉ có hai tỉnh có mức gia tăng chênh lệch thu nhập thấp hơn trung bình cả vùng (1,32) giai đoạn 2004-2018, gồm Thái Nguyên (1,24) và Hòa Bình (1,15). Như vậy, sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập có xu hướng gia tăng cùng với sự gia tăng trong thu nhập bình quân [1]. K Hình 3. Thu hẹp khoảng cách về thu nhập so với thành phố Hà Nội: 2004-2018. Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê. l Các tỉnh trong vùng TDMNBB đã đạt được thành tích đáng kể về giảm nghèo. Khi so sánh tỷ lệ nghèo của năm 2016 với 2006, thành tích giảm nghèo mạnh nhất tại tỉnh Phú Thọ (0,14) và yếu nhất tại tỉnh Yên Bái (0,94). Năm 2016, khi so với mức trung bình của cả vùng (13,8%), hầu hết các tỉnh có tỷ lệ nghèo cao hơn, chỉ có một số tỉnh có tỷ lệ nghèo thấp hơn, gồm Tuyên Quang (12%), Thái Nguyên (7,1%), Bắc Giang (6,3%), Phú Thọ (6,3%) và Hòa Bình (13,4%). Ngoài ra, số liệu về tỷ lệ nghèo đa chiều vào năm 2018, tính đến các yếu tố ngoài thu nhập như chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, cũng cho thấy những nét tương đồng như số liệu về nghèo theo chuẩn quốc gia. Cụ thể, danh sách các tỉnh có tỷ lệ nghèo thấp hơn mức trung bình cả vùng (18,4%), gồm Tuyên Quang (17,5%), Thái Nguyên (6,0%), Bắc Giang (3,8%), Phú Thọ (7,5%) và Hòa Bình (12,7%) [1]. Tóm lại, tỷ lệ nghèo đói của vùng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006-2016. Bên cạnh đó, chất lượng đời sống văn hóa và xã hội của người dân trong vùng TDMNBB cũng đang dần được nâng lên. Về dịch vụ y tế, số giường bệnh đều gia tăng tại tất cả các tỉnh trong vùng. Trong đó, nổi bật là Thái Nguyên và Phú Thọ, với số lượng giường bệnh tăng mạnh, trở thành hai trung tâm về khám chữa bệnh của vùng. Ngoài ra, tất cả các tỉnh đều đạt được sự gia tăng về số bác sĩ. Đặc biệt, các tỉnh nghèo của vùng lại có sự bứt phá mạnh mẽ về số bác sĩ/1 vạn dân, điển hình như Cao Bằng, L.D. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 18-27 24 Bắc Kạn, Điện Biên, Hà Giang, trở thành các tỉnh có tỷ lệ bác sĩ cao nhất cả vùng, vượt qua các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ. Còn về văn hóa, các tỉnh trong vùng đều có tỷ lệ phủ điện cao, từ 80% trở lên, với một số tỉnh đã đạt được 100% gồm Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ và Hòa Bình. Ngoài ra, tốc độ gia tăng phủ điện sinh hoạt đạt được bước tiến rất đáng kể tại hai tỉnh Điện Biên (năm 2018 gấp 1,55 lần so với năm 2004) và Lai Châu (con số tương ứng là 2,5 lần) [1]. Nhìn chung, dịch vụ về y tế và xã hội của vùng đã đạt được cải thiện đáng kể giai đoạn 2004-2018. 2.3. Môi trường Theo Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (năm 2019), hầu hết các tỉnh trong vùng đều tăng tỷ lệ che phủ rừng theo thời gian, điển hình là Bắc Kạn và Lạng Sơn, với mức gia tăng đạt lần lượt là 19% và 23%. Năm 2018, Bắc Kạn đạt tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả vùng (73%). Ngoài ra, chỉ có 2 tỉnh có sự sụt giảm về tỷ lệ che phủ rừng, gồm Bắc Giang và Phú Thọ, với sự suy giảm nhẹ theo thời gian [9]. Chất lượng an sinh xã hội của vùng đã đạt được cải thiện đáng kể giai đoạn 2004-2018. Tất cả các tỉnh đều có tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch với mức cao, đạt từ 73% trở lên. Trong đó, Sơn La có tỷ lệ cao nhất, còn Điện Biên có tỷ lệ thấp nhất [1]. Mặc dù vậy, vùng TDMNBB cũng có những điều kiện bất lợi về môi trường tự nhiên, do vị trí địa lý, khí hậu và đặc điểm địa hình, địa chất [8]. Các loại tai biến thiên nhiên có thể chia làm ba nhóm chính: i) Động đất và các hoạt động đứt gãy tân kiến tạo. Từ năm 1900 đến nay, vùng này đã chứng kiến một số trận động đất đáng kể như tại Điện Biên, đạt 6,8 độ Richte vào năm 1935 và 5,3 độ Richte vào năm 2001, tại Tuần Giáo đạt 6,7 độ Richte vào năm 1983; ii) Hiện tượng trượt lở, sụt lún đất đá, xói lở, bồi tụ bờ sông, xảy ra chủ yếu ở khu vực hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình, tại Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng và ở vùng than Quảng Ninh, dọc các đường quốc lộ; và iii) Các dạng tai biến địa chất khác, như lũ ống, lũ quyét và hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, rét đậm, diễn biến thất thường khó dự báo, gia tăng về tần suất, quy mô và cường độ. Như vậy, tai biến thiên nhiên cũng tạo rào cản lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng này. 3. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trong tổng thể cả nền kinh tế 3.1. Kinh tế Vùng TDMNBB đang có mức thu nhập bình quân thấp nhất so với các vùng khác. Năm 2004, thu nhập bình quân của vùng đạt 327 nghìn/tháng, thấp nhất so với các vùng trong cả nước. Đến năm 2018, vùng này đạt gần 2,5 triệu/tháng, vẫn giữ vị trí thấp nhất về thu nhập bình quân so với cả nước [1]. Cùng với đó, trong nhóm dẫn đầu về thu nhập, thứ hạng không đổi khi so năm 2018 với năm 2004: vùng Đông Nam Bộ xếp hạng cao nhất, theo sau bởi vùng Đồng bằng sông Hồng. H Quá trình bắt kịp về thu nhập bình quân của vùng TDMNBB với các vùng còn lại chưa đạt được kết quả khả quan trong giai đoạn 2004- 2018. Theo Hình 4, so với mức chung của cả nước, thu nhập bình quân tháng của một người dân tại vùng TDMNBB có xu hướng giảm xuống tương đối, từ mức 67,5% năm 2004 xuống còn 63,3% năm 2018. Còn khi so với từng vùng trong cả nước, vùng TDMNBB thu hẹp khoảng cách về thu nhập với các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, nhưng kéo dài khoảng cách với các vùng khác. Đáng lưu ý là mối tương quan giữa vùng TDMNBB với vùng Đồng bằng sông Hồng, với thực tế là vùng TDMNBB được coi như vùng đệm sinh thái, đảm bảo an ninh môi trường cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Thu nhập bình quân của vùng TDMNBB đạt 65,6% so với vùng Đồng bằng Bắc Bộ năm 2004, nhưng giảm chỉ còn 50,8% năm 2018. Đây là mức giảm mạnh nhất khi so thu nhập vùng TDMNBB với các vùng khác nhau trong cả nước. Như vậy, thu nhập bình quân của vùng TDMNBB có xu hướng bị cả nước bỏ lại phía sau, và xa nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng. L.D. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 18-27 25 Hình 4. Tỷ lệ thu nhập của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với các vùng khác: 2004-2018. Nguồn: Tổng cục Thống kê. 3.2. Xã hội Bất bình đẳng về phân phối thu nhập của vùng TDMNBB thuộc nhóm dẫn đầu các vùng trong cả nước. Năm 2004, vùng TDMNBB có tỷ lệ chênh lệch đạt 6,7, chỉ cao hơn mức chênh lệch của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (6,25). Năm 2018, sự chênh lệch thu nhập của vùng TDMNBB gia tăng đạt 9,7, cao hơn nhiều vùng khác, và chỉ thấp hơn vùng Tây Nguyên (9,9). Ngoài ra, năm 2008, hệ số Gini về phân phối thu nhập của vùng TDMNBB đạt 0,4, thấp hơn mức trung bình cả nước (0,43), chỉ cao hơn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Cửu long. Đến năm 2018, sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập gia tăng tại vùng TDMNBB, đạt 0,443 [1]. Đáng lưu ý là mức này cao hơn trung bình cả nước, và cao nhất so với các vùng khác. Nhìn chung, sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập của vùng TDMNBB đã gia tăng nhanh chóng và đang dẫn đầu cả nước. Hình 5. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia theo vùng: 2004-2016. Nguồn: Tổng cục Thống kê [1]. Vùng TDMNBB cũng có tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia cao nhất cả nước. Hình 5 cho thấy, năm 2004, vùng này có tỷ lệ nghèo đạt 29,4%, gấp 7 lần so với tỷ lệ thấp nhất cả nước tại vùng Đông Nam Bộ (4,6%), và đến năm 2016, vùng này có tỷ lệ nghèo đạt 13,8%, cao gấp gần 14 lần so với con số 0,6% của vùng Đông Nam Bộ. Về tốc độ giảm nghèo, vùng TDMNBB giảm 15,6% tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 12 năm từ 2004 đến 2016. Thành tích này chỉ thấp hơn con số giảm nghèo tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (giảm L.D. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 18-27 26 17,3%) và Tây Nguyên (giảm 20,1%). Ngoài ra, theo số liệu về tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2018, vùng TDMNBB có tỷ lệ nghèo đạt 18,4%, cao nhất so với các vùng khác, và cao gấp 3 lần so với mức trung bình cả nước (6,8%). Tóm lại, vùng TDMNBB vẫn đang là vùng nghèo nhất của cả nước. Chất lượng cuộc sống của người dân vùng TDMNBB vẫn chưa ngang bằng với các vùng khác trong cả nước. Về xu hướng chung, tất cả các vùng đều tăng số giường bệnh qua các năm. Trong đó, vùng TDMNBB có 39.728 giường bệnh năm 2018, tăng gấp 1,4 lần so với 27.962 giường bệnh năm 2004. Tuy vậy, mức tăng này thấp hơn con số tương ứng của cả nước (tăng 1,77 lần) trong cùng giai đoạn 2004-2018 [1]. Xét về tương quan với các vùng khác, vùng TDMNBB bị tụt hạng về số giường bệnh: năm 2004, vùng này có số giường bệnh cao hơn vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, và Tây Nguyên, nhưng đến năm 2018, vùng này chỉ có số giường bệnh cao hơn vùng Tây Nguyên. Như vậy, sự cải thiện về cơ sở vật chất phục vụ chữa bệnh tại vùng TDMNBB diễn ra chậm hơn so với cả nước. Ngoài ra, tất cả các vùng đều gia tăng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt giai đoạn 2008-2018. Trong đó, vùng TDMNBB đạt mức gia tăng cao nhất so với các vùng khác: năm 2018, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 96,4%, tăng 1,05 lần so với mức 91,1% năm 2008. Tuy vậy, khi xét con số tuyệt đối, vùng TDMNBB vẫn nằm ở vị trí thấp nhất về tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện, so với các vùng khác. Như vậy, tốc độ gia tăng về tỷ lệ phủ điện tại vùng TDMNBB chưa đủ nhanh, do đó, vùng này vẫn đang kém hơn các vùng khác. 3.3. Môi trường Thành tích nổi bật của vùng TDMNBB thể hiện ở sự duy trì chất lượng tương đối cao về môi trường so với các vùng khác trong cả nước. So với mức trung bình của cả nước đạt 41,67%, vùng Tây Bắc và Đông Bắc, hai tiểu vùng của vùng TDMNBB, đều có tỷ lệ che phủ rừng cao hơn. Còn khi so với các vùng khác, hai tiểu vùng này thuộc nhóm cao của cả nước. Riêng vùng Đông Bắc đạt 56,72%, chỉ thấp hơn mức 57,65% của Bắc Trung Bộ [9]. Điều này thể hiện rõ nét vai trò đảm bảo an ninh sinh thái của vùng TDMNBB. Về vị trí địa lý, vùng này giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi có tỷ lệ che phủ rừng rất thấp, đạt 6%. So với vùng Đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ che phủ rừng của tiểu vùng Tây Bắc cao gấp hơn 7 lần, còn tiểu vùng Đông Bắc cao gấp hơn 9 lần. Như vậy, vùng TDMNBB đóng vai trò như lá phổi xanh cho vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Tuy vậy, so với các vùng khác, chỉ duy nhất vùng TDMNBB bị tụt giảm về tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh, từ mức 89,3% năm 2008 xuống còn 86,8% năm 2018 [1]. Điều này đặt ra thách thức cho vùng về công tác đảm bảo an sinh xã hội trong thời gian tới. 4. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của vùng TDMNBB đã làm nổi bật hai điểm chính về cấu trúc nền tảng của vùng. Thứ nhất, tồn tại sự phân mảnh về phát triển kinh tế giữa các tỉnh trong vùng, với một số tỉnh vượt lên hẳn so với các tỉnh còn lại. Thứ hai, xét về mức sống thể hiện qua thu nhập bình quân, vùng này đang bị bỏ lại phía sau so với các vùng khác trong cả nước. Nhưng điểm sáng của vùng đó là sự cải thiện ở hầu hết các chỉ tiêu thể hiện chất lượng cuộc sống như y tế, văn hóa, giáo dục. Giải pháp đưa ra cho vùng cần tập trung vào các điểm nghẽn về cấu trúc kinh tế - xã hội. Cần thiết kế chính sách khung cho vùng, nhưng vẫn đảm bảo độ mở phù hợp với sự phân mảnh về trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Nhóm 5 tỉnh dẫn đầu cần được tiếp tục hỗ trợ theo hướng bứt phá, đuổi kịp và thậm chí vượt mức trung bình của cả nước. Theo đó, nguồn lực nhà nước chỉ cần tạo xúc tác, còn nguồn lực tư nhân là chủ yếu. Còn nhóm các tỉnh còn lại cần được hỗ trợ chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Thêm nữa, cần đưa ra quan điểm phát triển phù hợp với vùng, trong tương quan với các L.D. Hung / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 4 (2020) 18-27 27 vùng khác trong cả nước. Dựa trên đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng và văn hóa - xã hội, vùng này không nhất thiết phải chú trọng vào phát triển “nhanh”, mà có thể nghiêng nhiều hơn về phát triển “bền vững”. Theo đó, thực trạng bị tụt hậu về mức thu nhập của vùng so với các vùng khác vẫn được chấp thuận, nhưng cần chú trọng đến cải thiện triệt để mức sống của người dân ở các khía cạnh văn hóa, y tế và giáo dục. Tài liệu tham khảo [1] Vietnam General Statistics Office, the online database available at gso.gov.vn. [2] T.Q. Huy, B.N.H. Anh, T.V. Nguyen, “The challenge for economic growth in the northen midland and moutainous area”, The Journal of Economic and Business Administration 10 (2019) 15-24. [3] D.Q. Huong, T.T. Huyen, “The cultural characteristics and the interaction between the geographic space of different ethic minority in northen midland and moutainous area in Vietnam”, Memorandum of International Conference on Vietnamese Studies, Instutute of Vietnamese Studies and Development Science, 2015, pp. 397-404. [4] V.T.T. Minh, “Some environmental solutions for substainable development in northen midland and moutainous area in Vietnam”, Journal of Ethic Minority 169 (2015). 11/5449fa8048b3d4b9b920b93dff8aa4c6- cema.htm/, 2015 (accessed 05 November 2020). [5] Vietnam Politburo of Communist Party, Resolution number 37/NQ-TW issued on 1/7/2004 on the economic-social devlopment and security enhancement of northen midland and mountainous area until 2020, 2004. [6] Vietnam Government, Decision number 980/QĐ- TTg issued on 21/6/2013 on the implementation of construction plan for the northen midland and moutainous area until 2030. idungquyhoachvung?docid=1895&substract=&str utsAction=ViewDetailAction.do>'/, 2013 (accessed 05 November 2020). [7] Vietnam General Statistics Office, “Economic- Social Database of 63 Provinces, Cities of Vietnam”.hhttps://gso.gov.vn/default.aspx?tabid= 512&idmid=5&ItemID=19611/, 2019 (accessed 06 October 2020). [8] Memorandum of Conference on "Economic- Social Development and Security Enhancement of Northen Mildland and Mountainous Area Until 2030, and Projecting to 2045". [9] Vietnam Admistration of Forestry, Decision number 911/QĐ-BNN-TCLN issued on 19/03/2019 on the foresty situation. x/quyet-dinh-so-911qd-bnn-tcln-ngay-19032019- cua-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon- cong-bo-hien-trang-rung-toan-quoc-nam-2018- 3959>/, 2019 (accessed 05 November 2020).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvung_trung_du_va_mien_nui_bac_bo_trong_khong_gian_phat_trien.pdf
Tài liệu liên quan