Câu chuyện bình thường: “Tây” có
thì “Ta” có. “Tây” có “Xã hội học về Sáng
tạo” thì “Ta” cũng có “Xã hội học về Sáng
tạo”; được thực hiện theo phương châm:
Học kết hợp với hành bằng công thức 3H
(Học tư, Học tập, Học hành) của Khổng
Tử và công thức 4H (Học, Hỏi, Hiểu,
Hành) của Hồ Chí Minh. “Ta” có thể tạo
khác biệt bằng quy trình đi từ tái tạo đến
sáng tạo bằng công thức: 3I (Imitation -
bắt chước, Improvement - cải tiến,
Innovation - cách tân); hay 3I+D
(Imitation - bắt chước, Improvement - cải
tiến, Innovation - cách tân, và Discovery -
phát kiến); hay 3I+C (Imitation - bắt
chước, Improvement - cải tiến, Innovation
- cách tân, và Composition - sáng tác);
hay 4I (Imitation - bắt chước,
Improvement - cải tiến, Innovation - cách
tân, Invention - sáng chế); nghĩa là theo
nguyên tắc: từ vận dụng một cách sáng
tạo đến sáng tạo trong vận dụng. Theo
đường lối đó, “Ta” có thể góp phần phát
triển chuyên ngành “Xã hội học về Sáng
tạo” lên tầm cao mới và phù hợp với bản
sắc văn hóa Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học - Có hay không “Xã hội học sáng tạo” - Tại sao không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có hay không “Xã hội học sáng tạo”?
Tại sao không!
Tô Duy Hợp(*)
Tóm tắt: Qua tổng quan tài liệu Xã hội học (Sociology) cho thấy có rất ít hiển ngôn,
nhưng lại có nhiều hàm ý “Xã hội học về Sáng tạo” (Sociology of creation). Điều đó gợi
mở ý tưởng xây dựng và phát triển một chuyên ngành “Xã hội học sáng tạo” (Creative
sociology) trong Xã hội học đương đại (Contemporary sociology). Tuy nhiên, cần phải
hiểu rằng “Xã hội học về Sáng tạo” chỉ là một khuynh hướng chuyên ngành xã hội học,
còn “Xã hội học sáng tạo” mới là một chuyên ngành xã hội học độc lập cần được xây
dựng. Dự án xây dựng chuyên ngành “Xã hội học sáng tạo” là hoàn toàn khả thi và khả
dụng trong Xã hội học đương đại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bài
viết tập trung phân tích các khái niệm “Sáng tạo” (Creation, Creativity), “Tư duy sáng
tạo” (Creative thinking), và quan niệm về “Xã hội học sáng tạo” nhằm làm rõ vấn đề
trên.
Từ khóa: Xã hội học về Sáng tạo, Xã hội học sáng tạo, Tư duy sáng tạo, Sáng tạo học
I. Về các khái niệm “Sáng tạo” và “Tư
duy sáng tạo” (*)
1. Khái niệm “Sáng tạo”
Trên cơ sở tổng hợp một số định
nghĩa tiêu biểu về khái niệm “Sáng tạo”
của T. Lubart (2004), R.W. Weisberg
(2006), Từ điển về Sáng tạo (2007), G.E.
Villalba (2008), Viện liên minh châu Âu
(2009), Scott Noppe-Braindon (2011), Tổ
chức E-METRIXX MMXIII (2013), tác
giả của công trình Giáo dục phát triển
năng lực sáng tạo đã tóm tắt những đặc
tính cơ bản của “Sáng tạo” như sau: 1) Là
quá trình tư duy, tưởng tượng(**) để hình
(*)
GS.TS., Hội Xã hội học Việt Nam; Emai:
toduyhop@gmail.com
(**)
Cần phát biểu chính xác, chặt chẽ hơn: “1)
Trước hết là quá trình tư duy, tưởng tượng”; bởi
thành các ý tưởng mới, có giá trị dựa trên
các kiến thức khoa học chung và chuyên
ngành và dựa trên các xúc cảm cá nhân; 2)
Thấy được các chức năng, cấu trúc mới
của đối tượng đã quen biết; 3) Độc lập
tổng hợp những cách thức hoạt động đã
biết thành cách thức hoạt động mới; 4)
Nhìn thấy những cách giải quyết khác
nhau cho cùng một vấn đề; xác định cách
giải quyết mới hoàn toàn khác với những
cách giải quyết đã quen biết; 5) Sáng tạo
chỉ nảy sinh trong môi trường nơi có các
điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội
khuyến khích sự sáng tạo; 6) Định hướng
vì sáng tạo đích thực không chỉ là quá trình tư duy,
tưởng tượng ra cái mới, mà còn là quá trình hoạt
động, lao động làm xuất hiện cái mới thực sự trong
thực tiễn và trên thực tế.
4 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 9.2016
tương lai; 7) Sáng tạo gắn liền với phát
minh và sáng nghiệp, học được và phát
triển được (Trần Thị Bích Liễu, 2013: 8).
Cần lưu ý rằng, trong 7 đặc tính trên,
đặc tính thứ 5 không trả lời câu hỏi “Sáng
tạo là gì?” nên không được tính đến trong
định nghĩa khái niệm “Sáng tạo”; đặc tính
thứ 7 có vấn đề ở chỗ không coi “Phát
minh”(*) và “Sáng nghiệp”(**) là loại hình
sáng tạo!? Lẽ ra phải nói/viết rằng: Sáng
tạo nói chung, phát minh và sáng nghiệp
nói riêng có thể học được và phát triển
được; còn đặc tính thứ nhất mắc lỗi logic là
đã quy giản quá trình sáng tạo về quá trình
tư duy sáng tạo, tức là đã quy giản cái toàn
thể về một bộ phận hợp thành của nó.
Chương trình “Sáng tạo Việt” trên
kênh Truyền hình VTV3 đưa ra 3 tiêu chí
đánh giá các công trình sáng tạo Việt: 1)
Có tính mới (tính khác biệt), 2) Trình độ
sáng tạo (tính đột phá sáng tạo), 3) Có tính
ứng dụng nói chung và có khả năng
thương mại hóa nói riêng. 3 tiêu chí này
được coi bình đẳng về điểm số: mỗi tiêu
chí đều được cho 1.000 điểm, tương
đương tiền thưởng là 1 triệu đồng. Hạn
chế cơ bản của chương trình này là chỉ
quan tâm đến một loại hình sáng tạo, đó là
sáng chế kỹ thuật!? Trong khi, năng lực
sáng tạo của cá nhân hoặc/và tập thể có
thể được triển khai thông qua nhiều loại
hình khác nhau; chí ít là 3 loại hình sáng
tạo cơ bản, đó là sáng chế kỹ thuật, sáng
tác văn học và nghệ thuật, và phát kiến,
phát minh hay khám phá khoa học (thực
chất là sáng tạo trong và bằng khoa học).
(*)
Từ “Phát minh” được tác giả dịch ra từ
“Innovation” trong tiếng Anh. Thực ra,
“Innovation” nên dịch sang tiếng Việt là “đổi mới”
hay là “cách tân” thì phù hợp hơn.
(**)
Từ “Sáng nghiệp” được tác giả dịch ra từ
“Entrepreneurship” trong tiếng Anh.
Ủy ban Tư vấn quốc gia về Sáng tạo
và giáo dục văn hóa của Vương Quốc Anh
đã đưa ra 4 đặc trưng cơ bản của quá trình
sáng tạo, bao gồm: 1) Chứa đựng quá
trình tưởng tượng; 2) Có mục đích đưa cái
tưởng tượng vào quá trình hoạt động để
tạo ý tưởng mới nhằm mục đích nào đó; 3)
Tạo ra cái mới mang tính nguyên bản, có
sự kế thừa những cái đã tồn tại trong quá
khứ (nhưng không phải là sự tái tạo cái đã
có); 4) Cuối cùng, ý tưởng đó phải có giá
trị (Theo: Trần Thị Bích Liễu, 2013: 8-9).
Quan niệm này có thể coi là một định
nghĩa thao tác khái niệm “Sáng tạo”; tuy
chưa đầy đủ, nhưng nó đã ghi nhận một số
đặc trưng cơ bản của quá trình sáng tạo,
đó là: i) sức tưởng tượng, ii) đề xuất ý
tưởng mới, iii) làm xuất hiện cái mới thật
sự, và iv) có giá trị.
Tóm lại, Sáng tạo là quá trình phức
hợp (đa chiều cạnh, đa cấp độ, nhiều giai
đoạn, nhiều loại hình) làm xuất hiện tính
mới hoặc/và cái mới có ý nghĩa (tồn tại
hoặc/và phát triển), và có giá trị (lợi ích,
chân, thiện, mỹ, linh thiêng), do tự nhiên
(tự nó) đột sinh hoặc/và do nhân loại (con
người, cộng đồng người) tự giác đột phá.
Bản tính của “Sáng tạo” là dương
tính, đột sinh. Bản chất của “Sáng tạo” là
đối/hợp (tức là sự mâu thuẫn - thống nhất
biện chứng) giữa các mặt đối lập như: Lập
trình hoặc/và thực hiện, thiết kế hoặc/và
thi công, kế thừa (tái tạo) hoặc/và đổi mới
(cách tân), tiệm tiến hoặc/và đột biến, mục
tiêu (cần đạt được) hoặc/và lý tưởng (sẽ
hướng tới), giá trị vật chất hoặc/và giá trị
tinh thần, giá trị kinh tế hoặc/và giá trị văn
hóa, giá trị thực dụng hoặc/và giá trị tâm
linh,
2. Khái niệm “Tư duy”
Tổng - tích hợp hạt nhân hợp lý của
rất nhiều định nghĩa về khái niệm “Tư
C‚ hay kh“ng ¹Xž hội học sŸng tạoº?... 5
duy” ta có thể đưa ra quan niệm sau đây
về tư duy:
“Tư duy là hoạt động tâm lý ở cấp độ
ý thức (hữu thức), lý trí, lý tính, tinh thần;
dưới các hình thức cơ bản là khái
niệm/phạm trù, phán định (bao gồm phán
đoán/nhận định), lập luận (bao gồm luận
kết/luận chứng); bằng các phương thức
thao tác đặc trưng như phép phủ định,
phép hội, phép tuyển, phép kéo theo, phép
lượng từ hóa, phép tương đương, phép thứ
tự, nêu vấn đề/đưa ra giả thuyết/lý thuyết
và các phương pháp đặc trưng như phân
tích/tổng hợp, so sánh (tương đồng/dị
biệt), trừu tượng hóa/cụ thể hóa, khái quát
hóa/riêng biệt hóa, lý tưởng hóa/hiện thực
hóa, khách quan hóa/chủ quan hóa; được
thể hiện thông qua ngôn ngữ (nói, nghe,
đọc, viết), qua hành động (cá nhân, tập
thể), cũng như được vật hóa qua sản phẩm
lao động của con người và cộng đồng
người; được đánh giá bằng thang giá
trị/phản giá trị logic (chân thực/giả tạo hay
đúng đắn/sai lầm), giá trị/phản giá trị đạo
đức (thiện/ác), giá trị/phản giá trị thẩm mỹ
(đẹp/xấu), giá trị/phản giá trị thực dụng
(ích lợi/tổn hại), giá trị/phản giá trị tâm
linh (thiêng liêng/thế tục)”.
Bản tính của “Tư duy” là lý tính, tinh
thần, trừu tượng, khái quát, khách quan.
Bản chất của “Tư duy” mang tính
đối/hợp (tức là mâu thuẫn biện chứng
giữa các mặt đối lập) giữa lý tính thuần
túy hoặc/và lý tính thực tiễn, trừu tượng
hoặc/và cụ thể, khái quát hoặc/và riêng
biệt, khách quan hoặc/và chủ quan, luận
kết hoặc/và luận chứng, diễn dịch
hoặc/và quy nạp, chứng minh hoặc/và
phủ bác, phân tích hoặc/và tổng hợp,
miêu tả hoặc/và giải thích, giải thích
hoặc/và thấu hiểu, thấu hiểu hoặc/và tiên
đoán, định tính hoặc/và định lượng, lý
luận hoặc/và kinh nghiệm, lý thuyết
hoặc/và thực nghiệm, Nói chung, bản
chất của “Tư duy” là sự đối/hợp giữa
phản ánh lý tính hoặc/và sáng tạo tinh
thần, và là sự lựa chọn khinh - trọng
giữa phản ánh lý tính hoặc/và sáng tạo
tinh thần.
3. Khái niệm “Tư duy sáng tạo”
“Tư duy sáng tạo” trước hết có nghĩa
là tư duy mang tính sáng tạo, nói khác đi,
sáng tạo là thuộc tính của “Tư duy”; hơn
thế nữa, sáng tạo là đặc trưng cơ bản của
“Tư duy”. Ở phần trên, khi bàn luận về
bản chất của “Tư duy”, cho thấy “Tư duy”
có bản chất kép: vừa phản ánh, vừa sáng
tạo, hay nói chính xác hơn bản chất của
“Tư duy” là tính đối/hợp giữa phản ánh
hoặc/và sáng tạo. Do đó, nếu tính sáng tạo
trội hơn so với tính phản ánh thì có “Tư
duy sáng tạo”; trái lại, nếu tính phản ánh
trội hơn so với tính sáng tạo thì có “Tư
duy phản ánh”. “Tư duy phản ánh” bộc lộ
rõ trong chức năng miêu tả hoặc/và giải
thích khi người ta nhận thức; tuy nhiên,
với chức năng tìm hiểu (hay thấu hiểu)
hoặc/và tiên đoán (hay dự báo) thì “Tư
duy sáng tạo” nổi trội hơn.
“Tư duy sáng tạo” còn là một loại
hình cơ bản của “Tư duy”. “Tư duy phản
ánh” và “Tư duy sáng tạo” có thể coi là 2
loại hình cơ bản của “Tư duy”. Hai loại
hình tư duy này khác nhau ở chỗ: nếu “Tư
duy phản ánh” chủ về tái tạo, sao chép (re-
creation, copy) đối tượng trong và bằng tư
duy thì trái lại, “Tư duy sáng tạo” chủ về
sáng tạo, kiến tạo (creation, construction)
đối tượng trong và bằng “Tư duy”. Trung
tâm Khoa học Tư duy (CTS) thuộc Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam (VUSTA, 2016) cho rằng “Tư duy
sáng tạo” là một trong 4 loại hình cơ bản
của “Tư duy khoa học” nói riêng, và của
“Tư duy” nói chung. Bốn loại hình cơ bản
của “Tư duy” đó là: 1) Tư duy logic
(Logic thinking) - đối tượng riêng của
6 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 9.2016
Logic học (Logic), 2) Tư duy biện chứng
(Dialectic thinking) - đối tượng riêng của
Biện chứng học (Dialectics), 3) Tư duy hệ
thống (System thinking) - đối tượng riêng
của Hệ thống học (System studies), và 4)
“Tư duy sáng tạo” - đối tượng riêng của
Sáng tạo học (Creation studies).
Những đặc điểm quan trọng của “Tư
duy sáng tạo”
+ Đặc điểm cấu trúc của “Tư duy
sáng tạo”:
- Các đối/hợp thành phần của “Tư duy
sáng tạo”: mục đích hoặc/và phương tiện;
đầu vào (vấn đề) hoặc/và đầu ra (ý tưởng
mới); trực giác hoặc/và logic; thử nghiệm
thật hoặc/và thử nghiệm tưởng tượng; kế
thừa hoặc/và cách tân; tiệm tiến hoặc/và
đột biến; nội sinh hoặc/và ngoại sinh.
- Các đối/hợp loại hình của “Tư duy
sáng tạo”: sáng tạo nhỏ hoặc/và sáng tạo
lớn; sáng tạo nhanh hoặc/và sáng tạo
chậm; sáng tạo thường ngày hoặc/và sáng
tạo khám phá; sáng tạo cải tiến hoặc/và
sáng tạo đột phá; sáng tạo nghệ thuật
hoặc/và sáng tạo khoa học; sáng tạo cá
nhân hoặc/và sáng tạo tập thể; sáng tạo
kinh tế hoặc/và sáng tạo chính trị; sáng tạo
kinh tế hoặc/và sáng tạo văn hóa.
+ Đặc điểm chức năng của “Tư duy
sáng tạo”:
- “Tư duy sáng tạo” làm gia tăng sự
khác biệt, độ đa dạng của tư duy và tồn tại.
- “Tư duy sáng tạo” thúc đẩy quá trình
tiến hóa, tiến bộ của tư duy và tồn tại.
- “Tư duy sáng tạo” hướng dẫn, điều
chỉnh hoặc thay đổi hành động của con
người.
- “Tư duy sáng tạo” kiến thiết mô
hình nền kinh tế sáng tạo và hình thái xã
hội sáng tạo.
+ Đặc điểm quá trình của “Tư duy
sáng tạo”:
- Đặc điểm chung: bao gồm 4 giai
đoạn của quá trình sáng tạo: 1) Giai đoạn
chuẩn bị - sản sinh ý tưởng mới; 2) Giai
đoạn ấp ủ - tư duy về ý tưởng hay cơ hội;
3) Giai đoạn phát triển ý tưởng; 4) Giai
đoạn thực hiện ý tưởng mới (Trần Thị
Bích Liễu, 2013: 12).
- Quá trình đổi mới hay cách tân
(Innovation) trong sáng nghiệp
(Entrepreneurship) về nguyên tắc diễn ra
theo các bước sau: 1) Sản xuất sản phẩm
mới; 2) Thay đổi quá trình sản xuất sản
phẩm hay quá trình cung cấp dịch vụ; 3)
Thay đổi cách thức tiếp thị sản phẩm ra thị
trường; 4) Thay đổi nhận thức và tâm lý
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới trong tổ
chức và khách hàng; 5) Phát triển thị
trường mới qua phân khúc thị trường và
điều tra nhu cầu khách hàng (Trần Thị
Bích Liễu, 2013: 12-13).
+ Đặc điểm phương pháp của “Tư duy
sáng tạo”:
- Do quá trình sáng tạo bao hàm quá
trình phản ánh, tái tạo; cho nên các
phương pháp tư duy phản ánh, tái tạo đều
có thể được sử dụng một cách thích hợp.
- Trong công trình Tư duy sáng tạo và
phương pháp nghiên cứu khoa học, một số
phương pháp tư duy và tìm kiếm giải pháp
sáng tạo đã được giới thiệu như: (1) Động
não (Brainstorming); (2) Lập bản đồ tư
duy (Mind Mapping); (3) Lý thuyết giải
các bài toán sáng chế TRIZ; (4) Biểu đồ
nhân quả; (5) 5W (Who, What, When,
Where, Why) và 1H (How); (6) Sáu chiếc
nón tư duy; (7) DOIT (Define, Open,
Identify, Transform); (8) Lưu đồ
(Flowchart); (9) Tư duy đột phá
(Breakthrough thinking); (10) Phân tích
nguyên nhân gốc rễ (Root Cause Analysis,
RCA) (Nhiều tác giả, 2012).
C‚ hay kh“ng ¹Xž hội học sŸng tạoº?... 7
II. Quan niệm về “Xã hội học sáng tạo”
1. Hiển ngôn hoặc/và hàm ngôn về
chủ đề/vấn đề sáng tạo trong Xã hội học
+ Chủ đề/vấn đề sáng tạo trong Xã hội
học dưới dạng hiển ngôn
Trong các từ điển xã hội học, hầu như
không thấy có mục từ “Sáng tạo”, “Sáng
tạo học” (Creatology), “Xã hội học về
Sáng tạo”, “Xã hội học sáng tạo”! Chẳng
hạn như trong Collins dictionary of
sociology (David Jary and Julia Jary,
1991) chỉ có mục từ “Creativity” (tính
sáng tạo), nhưng không có các mục từ
“Sociology of creation” (Xã hội học về
Sáng tạo), hay “Creative sociology” (Xã
hội học sáng tạo)! Trong Từ điển xã hội
học (G. Endruweit và G. Trommsdorff
chủ biên, 2002) và Từ điển xã hội học
Oxford (G. Marshall chủ biên, 2010) hoàn
toàn vắng bóng các mục từ này (?)
Chủ đề/vấn đề “Sáng tạo”, “Sáng tạo
học”, “Xã hội học về Sáng tạo”, “Xã hội
học sáng tạo” cũng hầu như không thấy có
trong các sách giáo khoa, sách chuyên
khảo, hay sách tham khảo xã hội học.
Chẳng hạn, trong cuốn Introductory
Sociology - Xã hội học nhập môn (Tony
Bilton, et al, 2002), phần Subject index
(Bảng chỉ dẫn đối tượng) có “creative
social action” (hành động xã hội sáng tạo)
ở trang 16-17, “creativity” (tính sáng tạo)
ở trang 16-17; tuy nhiên, phần Glossary
(Danh mục thuật ngữ) không có các mục
từ trên! Cuốn Sociology - Xã hội học của
A. Giddens (A. Giddens, 1997) có phần
Glossary (Danh mục thuật ngữ), bao gồm
Basic concepts (các khái niệm cơ bản) và
cả Important Terms (các thuật ngữ quan
trọng); tuy nhiên, đều không thấy có các
mục từ “Sáng tạo”, “Sáng tạo học”, “Xã
hội học về Sáng tạo”, “Xã hội học sáng
tạo”! Trong phần Index (Chỉ dẫn đối
tượng) chỉ thấy có “created environment,
urbanism and the - môi trường được
sáng tạo, chủ nghĩa đô thị và” ở các
trang 478-480, ở đó tác giả bàn luận về
mối quan hệ qua lại giữa quá trình đô thị
hóa, lối sống đô thị với môi trường được
sáng tạo ra bởi con người và loài người,
nghĩa là với môi trường nhân tạo (khác
với môi trường tự nhiên). Năm 2009,
trong cuốn Sociology - Xã hội học của A.
Giddens (A. Giddens, 2009) cũng chỉ thấy
có mục từ “Created environment” (Môi
trường được sáng tạo) ở trang 1114-1115
(phần Glossary - Từ điển thuật ngữ). Cuốn
Sociological Theory - Lý thuyết xã hội học
của G. Rirzer (G. Rirzer, 2000) có phần
chỉ dẫn đối tượng (Subject index) bao
gồm 13 trang, song chỉ có một mục từ
“Creativity” được nhắc đến ở các trang
52-54, 140-141, 356 trong phần nội dung
của sách!
Có một điều đáng ghi nhận là, tuy
không đề cập hoặc ít bàn luận về “Sáng
tạo” dưới dạng hiển ngôn, nhưng khi đề
cập hoặc bàn luận, các nhà xã hội học
phương Tây tỏ ra rất sắc sảo và sâu sắc.
Chẳng hạn như trong Phần 1-
“Introduction: Studying Modern Society -
Nhập môn: Nghiên cứu Xã hội hiện đại”
của cuốn Introductory Sociology - Xã hội
học nhập môn (Tony Bilton, et al, 2002),
có Mục 1- “Studying society today -
Nghiên cứu xã hội đương đại”, trong đó
có 2 mục nhỏ đề cập đến vấn đề sáng tạo
dưới dạng hiển ngôn: Mục nhỏ thứ 5-
“The subject and society: creative social
action - chủ thể và xã hội: hành động xã
hội sáng tạo” (tr.16), ở đây tác giả bàn
luận 2 chiều cạnh: một là, “We think,
therefore we are: conscious actors,
creativity and agency - Ta tư duy, nghĩa là
ta tồn tại: các nhân chủ tự giác, tính sáng
tạo và tác nhân” (tr.16), và hai là, “Others
think like us too: identity, the self and
interaction - người ta cũng nghĩ giống như
8 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 9.2016
chúng ta: bản sắc, bản thân và sự tương
tác” (tr.17). Mục nhỏ thứ 6- “Humans as
creations and creators: the duality of
structure and agency - con người với tư
cách là kẻ được sáng tạo ra và là kẻ sáng
tạo: tính 2 mặt mâu thuẫn/thống nhất giữa
cấu trúc và tác nhân” (tr.18), đây là một
nan đề (tức là vấn đề nan giải), và nan đề
này gắn với nan đề khác, đó là:
“Opportunities and limits: social life as
enabling and constraining - Những cơ hội
và những giới hạn: đời sống xã hội vừa
tạo điều kiện, vừa là sự câu thúc” (tr.19).
Cặp đối/hợp (dialogic) khái niệm và song
đề (dilemma) lý thuyết giữa cấu trúc
(Structure) hoặc/và tác nhân (Agency) hay
giữa sự câu thúc (Constraint) hoặc/và sự
sáng tạo (Creativity) được A. Giddens coi
là 1 trong 4 cặp đối/hợp khái niệm và song
đề lý thuyết cơ bản trong Xã hội học
đương đại (A. Giddens, 2009: 87-92).
Nếu sách “Tây” không hoặc rất ít đề
cập đến chủ đề/vấn đề về “Sáng tạo”,
“Sáng tạo học”, “Xã hội học về Sáng tạo”,
“Xã hội học sáng tạo” dưới dạng hiển
ngôn, thì (như nhân nào - quả ấy), sách
“Ta” cũng chẳng thấy có sự quan tâm nào
đáng kể đến chủ đề/vấn đề về “Sáng tạo”!
Chẳng hạn như trong cuốn Xã hội học
(Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, 1997)
tuy có Mục 1.4. Tính sáng tạo và chất
thực tiễn của xã hội học (tr.9-11), ở đó tác
giả đã khẳng định rằng: “Xã hội học tiềm
ẩn sức sáng tạo lớn lao và giàu chất thực
tiễn Xã hội học chỉ có thể khẳng định
tính khoa học đích thực của mình thông
qua hoạt động tìm tòi, dự báo, kiểm soát
và hoạt động thực tiễn để làm cho xã hội
ngày càng văn minh, công bằng và tiến
bộ” (tr.9); nhưng không thấy có chương
nào đề cập đến chủ đề/vấn đề về “Sáng
tạo” dưới dạng hiển ngôn! Cuốn Nghiên
cứu xã hội học (Chung Á, Nguyễn Đình
Tấn, 1998) cũng không có chương “Xã hội
học về Sáng tạo” hay “Xã hội học sáng
tạo”! Cuốn Lịch sử và lý thuyết xã hội học
(Lê Ngọc Hùng, 2009) không có chương,
mục nào thảo luận về “Sáng tạo”, “Sáng
tạo học”, “Xã hội học về Sáng tạo”, “Xã
hội học sáng tạo” dưới dạng hiển ngôn!
Trong bảng chỉ dẫn khái niệm của cuốn
này gần 7 trang cũng không thấy có các
khái niệm “Sáng tạo”, “Sáng tạo học”,
“Xã hội học về Sáng tạo”, “Xã hội học
sáng tạo”!
Bản thân chúng tôi, trong các bài viết,
chương sách, báo cáo kết quả nghiên cứu
đề tài khoa học, bài giảng xã hội học nói
chung, xã hội học nông thôn nói riêng
trong mấy chục năm qua cũng chưa quan
tâm đúng mức đến chủ đề/vấn đề xã hội
học về “Sáng tạo”; chưa ngộ ra được đây
là một khuynh hướng chuyên ngành xã
hội học và có thể là một chuyên ngành xã
hội học độc lập rất quan trọng trong Xã
hội học đương đại. Tình trạng hạn chế này
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan; tuy nhiên, có lẽ nguyên nhân chính
là do chúng ta không dám (hay không
muốn) nghĩ, không dám (hay không
muốn) nói, không dám (hay không muốn)
làm xã hội học khác “Tây”!... nghĩa là, do
chúng ta thiếu hụt tinh thần và năng lực
sáng tạo thực sự trong Xã hội học!?
+ Chủ đề/vấn đề sáng tạo trong Xã hội
học dưới dạng hàm ngôn
Nếu chúng ta quan tâm đến hàm ý
(ngầm ý, ngụ ý, ẩn ý) về “Sáng tạo” thì có
thể nhận thấy có 3 nhóm khái niệm liên
quan, đó là: 1) Sáng chế (Invention), Sáng
tác (Composition, Writing), Sáng lập
(Foundation), Sáng nghiệp
(Establishment), Sáng kiến (Initiative),;
2) Tạo hóa (Nature), Tạo sinh
(Generation), Tạo lập (Establishment),
Tạo dựng (Formation), Tạo thành
(Making), Tạo ý (Imagination), Kiến tạo
C‚ hay kh“ng ¹Xž hội học sŸng tạoº?... 9
(Construction), Chế tạo (Manufacture),;
3) Tuy không có hiển ngôn “sáng” hoặc
“tạo”, nhưng hàm ngôn chính là “sáng
tạo” hay là có “tính sáng tạo”, như Kiến
lập (Build), Xây dựng (Construction),
Khởi kiến (Original idea), Khởi xướng
(Taking the Initiative), Phát kiến
(Discovery), Phát minh (Invention), Sức
tưởng tượng (Imagination), Nghiên cứu
(Research), Thiết kế (Design), Sản xuất
(Production), Phát triển (Development),
Đột sinh (Emergence), Cách mạng
(Revolution), Đổi mới (Innovation),
Cả 3 nhóm khái niệm có hàm ý sáng
tạo này đều được sử dụng trong các tài
liệu xã hội học, từ sách giáo khoa, chuyên
khảo, tham khảo, đến các loại từ điển,
bách khoa thư, và đến các bài viết trên tạp
chí, các báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài
lý luận và khoa học, các kỷ yếu hội thảo
lý luận và khoa học, các bài giảng xã hội
học. Tuy nhiên, rất ít người ngộ ra rằng
đó chính là Xã hội học về sự sáng tạo!...
2. “Xã hội học sáng tạo” - một thiết kế
thử nghiệm
“Xã hội học sáng tạo” sẽ có 2 tư cách:
một là, Chuyên ngành khoa học xã hội
(tương ứng với Xã hội học theo nghĩa
hẹp), và hai là, Liên - xuyên ngành lý luận
và khoa học xã hội - nhân văn (tương ứng
với Xã hội học theo nghĩa rộng).
* Chuyên ngành khoa học xã hội của
Xã hội học sáng tạo
+ “Xã hội học về Sáng tạo” - một
khuynh hướng chuyên ngành trong Xã hội
học
Chủ đề/vấn đề về “Sáng tạo” thực ra
là chủ đề/vấn đề chung của toàn bộ Xã hội
học, bao gồm từ Xã hội học đại cương đến
Xã hội học chuyên biệt, từ Xã hội học lý
thuyết đến Xã hội học thực nghiệm, từ Xã
hội học vĩ mô đến Xã hội học vi mô, từ
Xã hội học trên thế giới đến Xã hội học ở
Việt Nam.
Việc hoàn thiện hệ tri thức và phương
pháp xã hội học về “Sáng tạo” sẽ được
triển khai bằng phương thức kết hợp hài
hòa 2 quá trình tư duy - hành động đặc
thù hóa và đặc thù riêng: một mặt, tiến
hành đặc thù hóa tri thức và phương pháp
xã hội học đại cương sao cho phù hợp đối
tượng đặc thù của “Xã hội học về Sáng
tạo”, đó là các chủ đề/vấn đề về “Sáng
tạo”; mặt khác phải làm sáng tỏ đặc thù
riêng của các chủ đề/vấn đề về “Sáng
tạo”, đặc biệt là đặc thù riêng của “Xã hội
sáng tạo”, mà cốt lõi của nó là các hiệp
hội sáng tạo (Creative Assosiations).
+ “Xã hội học sáng tạo” - một chuyên
ngành xã hội học độc lập được xây dựng
theo khung mẫu “X - logy”
“Xã hội học sáng tạo” sẽ được thiết kế
và thi công theo khung mẫu “X - logy”
truyền thống chuyên ngành lý luận và
khoa học của Xã hội học đại cương và Xã
hội học chuyên biệt, bao gồm:
- Khung các thành phần lý luận và
khoa học chuyên ngành xã hội học sáng
tạo, gồm: 1) Nhập môn xã hội học sáng
tạo; 2) Hệ khái niệm và lý thuyết xã hội
học sáng tạo; 3) Hệ phương pháp luận và
phương pháp xã hội học sáng tạo; 4) Hệ
các chủ đề/vấn đề xã hội học sáng tạo; 5)
Hệ ứng dụng xã hội học sáng tạo;
- Khung các công trình nghiên cứu
(cơ bản, ứng dụng và triển khai) lý luận
và khoa học chuyên ngành xã hội học
sáng tạo, bao gồm: 1) Sách (giáo trình,
chuyên khảo, tham khảo, hướng dẫn) xã
hội học sáng tạo; 2) Bài viết xã hội học
sáng tạo đăng trên các tạp chí lý luận và
khoa học; 3) Báo cáo kết quả nghiên cứu
chương trình/đề tài xã hội học sáng tạo; 4)
Kỷ yếu hội thảo lý luận và khoa học xã
hội học sáng tạo.
10 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 9.2016
* Tư cách liên - xuyên ngành lý luận
và khoa học xã hội - nhân văn của “Xã hội
học sáng tạo”
Theo hướng tiếp cận liên - xuyên
ngành lý luận và khoa học xã hội - nhân
văn, “Xã hội học sáng tạo” sẽ được thiết
kế và thi công theo khung mẫu “X -
Studies”, bao gồm:
- Hệ học liên - xuyên ngành lý luận và
khoa học xã hội - nhân văn về “Xã hội
sáng tạo”, gồm: 1) Các trụ cột học thuật
(Tam học: Khoa học, Triết học, Đạo học);
2) Hệ quan niệm (Tam quan: Thế giới
quan, Nhân sinh quan, Thực tiễn quan); 3)
Hệ lý thuyết nền tảng (Tam thuyết nền
tảng: Thuyết biện chứng, Thuyết khung
mẫu, Thuyết khinh - trọng); 4) Hệ lý luận
tổng quát (Tam luận tổng quát: Bản thể
luận, Nhận thức luận, Phương pháp luận);
5) Hệ lý luận tổng quát (Tam luận tổng
quát: Thực chứng luận, Diễn giải luận,
Phê phán luận); 6) Hệ lý thuyết chuyên
biệt (Tam thuyết chuyên biệt: Thuyết chức
năng - cấu trúc xã hội, Thuyết hành động -
tương tác xã hội, Thuyết mâu thuẫn - xung
đột xã hội); 7) Hệ phương pháp xã hội học
sáng tạo.
- Hệ nghiên cứu liên - xuyên ngành về
“Xã hội sáng tạo”, gồm: 1) Nghiên cứu cơ
bản; 2) Nghiên cứu ứng dụng; 3) Nghiên
cứu triển khai.
- Hệ giáo dục và đào tạo liên - xuyên
ngành về “Xã hội sáng tạo” (3 trình độ:
phổ thông, đại học, trên đại học), gồm: 1)
Giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp xã hội
học sáng tạo; 2) Giáo dục và đào tạo bán
chuyên nghiệp xã hội học sáng tạo; 3)
Giáo dục và đào tạo không chuyên nghiệp
xã hội học sáng tạo.
- Hệ ứng dụng, thực hành liên - xuyên
ngành lý luận và khoa học xã hội - nhân
văn của “Xã hội học sáng tạo”, gồm: 1)
Ứng dụng, thực hành các khái niệm và lý
thuyết xã hội học sáng tạo; 2) Ứng dụng,
thực hành các phương pháp luận và
phương pháp xã hội học sáng tạo; 3) Ứng
dụng, thực hành các kỹ thuật và kỹ năng
xã hội học sáng tạo.
Kết luận
Câu chuyện bình thường: “Tây” có
thì “Ta” có. “Tây” có “Xã hội học về Sáng
tạo” thì “Ta” cũng có “Xã hội học về Sáng
tạo”; được thực hiện theo phương châm:
Học kết hợp với hành bằng công thức 3H
(Học tư, Học tập, Học hành) của Khổng
Tử và công thức 4H (Học, Hỏi, Hiểu,
Hành) của Hồ Chí Minh. “Ta” có thể tạo
khác biệt bằng quy trình đi từ tái tạo đến
sáng tạo bằng công thức: 3I (Imitation -
bắt chước, Improvement - cải tiến,
Innovation - cách tân); hay 3I+D
(Imitation - bắt chước, Improvement - cải
tiến, Innovation - cách tân, và Discovery -
phát kiến); hay 3I+C (Imitation - bắt
chước, Improvement - cải tiến, Innovation
- cách tân, và Composition - sáng tác);
hay 4I (Imitation - bắt chước,
Improvement - cải tiến, Innovation - cách
tân, Invention - sáng chế); nghĩa là theo
nguyên tắc: từ vận dụng một cách sáng
tạo đến sáng tạo trong vận dụng. Theo
đường lối đó, “Ta” có thể góp phần phát
triển chuyên ngành “Xã hội học về Sáng
tạo” lên tầm cao mới và phù hợp với bản
sắc văn hóa Việt Nam.
Câu chuyện bất thường: “Tây” không
có “Ta” sẽ có! “Ta” có thể tiến hành theo
nguyên tắc đi từ tư duy mới đến hành
động mới để sáng tạo hoàn toàn mới (A
whole new Creation). “Ta” sẽ tiên phong
trong thiết kế và thi công “Xã hội học
sáng tạo” với tư cách vừa là một chuyên
ngành Xã hội học độc lập, vừa là một
trung tâm liên - xuyên ngành lý luận và
khoa học xã hội - nhân văn về “Xã hội
sáng tạo”
C‚ hay kh“ng ¹Xž hội học sŸng tạoº?... 11
Tài liệu tham khảo
1. A.A. Radugin (chủ biên, 2002), Từ
điển bách khoa văn hóa học, Vũ Đình
Phòng dịch, Viện nghiên cứu văn hóa
nghệ thuật, Hà Nội.
2. A.G. Spirkin (1983), mục từ “Tư
duy”, trong Từ điển bách khoa,
Moskva.
3. Anthony Giddens (1997), Sociology,
Third Edition, Polity Press, UK.
4. Anthony Giddens (2009), Sociology,
Sixth Edition, Revised and updated
with Philip W. Sutton polity.
5. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (đồng chủ
biên, 1998), Nghiên cứu xã hội học,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Daniel H. Pink (2008), Một tư duy
hoàn toàn mới. Bán cầu não phải sẽ
thống trị tương lai, Lotus dịch, Quỳnh
Chi hiệu đính, Nxb. Lao động - Xã
hội, Hà Nội.
7. David Jary and Julia Jary (1991),
Collins Dictionary of Sociology,
Harper Collins Publishers, UK.
8. Phan Đình Diệu (1990), “Lý luận nhận
thức của Lenin và việc đổi mới tư
duy”, Tạp chí Triết học, số 2.
9. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng
chủ biên, 1997), Xã hội học, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
10. Nguyễn Sĩ Dũng (1987), “Tìm hiểu:
Văn hoá tư duy”, Tạp chí Thanh niên,
số 6.
11. Hoàng Thanh Đạm (2001), Nguyễn
Trường Tộ - thời thế và tư duy cách
tân, Nxb. Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
12. Edgar Morin (2009), Nhập môn tư duy
phức hợp, Chu Tiến Ánh và Chu Trung
Can dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
13. Edward De Bono (1993), Sáu mũ tư
duy, Minh Tâm biên soạn, Trần Khoa
hiệu đính, Nxb. Công ty cổ phần tư
vấn và dịch vụ KHKT, Scitec.
14. FranÇois Jullien (2003), Minh triết
phương Đông và Triết học phương
Tây, Nguyên Ngọc dịch, Nxb. Đà
Nẵng, Đà Nẵng.
15. G. Endruweit, G. Trommsdorff (chủ
biên, 2002), Từ điển xã hội học, Nxb.
Thế giới, Hà Nội.
16. George Ritzer (2000), Sociological
Theory, Fifth Edition, McGraw-Hill
International Edition, New York,
USA.
17. Gordon Marshall (chủ biên, 2010), Từ
điển xã hội học Oxford, Bùi Thế
Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh
Huy Hóa dịch, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
18. G.S. Altshuler (2012), Sáng tạo - một
khoa học chính xác, Nxb. Thanh niên,
Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên, 2011),
Đặc điểm tư duy và lối sống của con
người Việt Nam. Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
20. Helga Nowotny, Peter Scott, Michael
Gibbons (2009), Tư duy lại khoa học.
Tri thức và Công chúng trong kỷ
nguyên bất định, Đặng Xuân Lạng, Lê
Quốc Quýnh dịch, Nxb. Tri thức, Hà
Nội.
21. Howard Gardner (2012), Năm tư duy
cho tương lai, Đặng Nguyễn Hiếu
Trung, Tô Tưởng Quỳnh dịch, Nxb.
Trẻ - DT BOOKS, Tp. Hồ Chí Minh.
22. Howard Gardner (2014), Thay đổi tư
duy: Nghệ thuật và khoa học thay đổi
tư duy của bản thân và những người
12 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 9.2016
khác, Võ Kiều Linh dịch, Nxb. Khoa
học xã hội - DT BOOKS, Hà Nội.
23. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn
Từ điển bách khoa Việt Nam (2003),
Từ điển bách khoa Việt Nam, T.3,
Nxb. Từ điển bách khoa Việt Nam,
Hà Nội.
24. Tô Duy Hợp (2012), Khinh - Trọng. Cơ
sở lý thuyết, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
25. Tô Duy Hợp (2016), “Giới thiệu dẫn
nhập Tư duy học”, trong: Khoa học Tư
duy từ nhiều tiếp cận khác nhau, Nxb.
Tri thức, Hà Nội.
26. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý
thuyết xã hội học, Nxb. Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
27. Jamshid Gharajedaghi (2005), Tư duy
hệ thống. Quản lý hỗn độn và phức
hợp. Một sơ sở cho thiết kế kiến trúc
kinh doanh, Chu Tiến Ánh dịch, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Karl Popper (2012), Tri thức khách
quan. Một cách tiếp cận dưới góc độ
tiến hóa, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
29. Trần Thị Bích Liễu (2013), Giáo dục
phát triển năng lực sáng tạo, Nxb.
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
30. M.M. Rozental’ (chủ biên, 1975), Từ
điển triết học, Nxb. Chính trị, Moskva,
Bản dịch ra tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ
và Sự thật, 1986, Hà Nội.
31. Hồ Chí Minh (2002), Tuyển tập, T.1,
T.2, T.3, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
32. Nhiều tác giả (2012), Tư duy sáng tạo
và phương pháp nghiên cứu khoa học.
Nxb. Tri thức, Hà Nội.
33. Nhiều tác giả (2015), Minh triết - Giá
trị văn hóa đang phục hưng, Nxb. Tri
thức, Hà Nội.
34. Rowan Gibson (biên tập, 2006), Tư
duy lại tương lai, Nxb. Trẻ, Thời báo
kinh tế Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh.
35. Shozo Hibino và Gerald Nadler (2014),
Tư duy đột phá: 7 nguyên tắc giải quyết
vấn đề một cách sáng tạo, Nxb. Trẻ, Tp.
Hồ Chí Minh.
36. The New Encyclopedia Britannica,
1998, Vol.11, 15th Edition.
37. Thomas Kuhn (2008), Cấu trúc các
cuộc cách mạng khoa học, Nxb. Tri
thức, Hà Nội.
38. Tony Bilton, et al (2002), Introductory
Sociology, Fourth Edition, Palgrave
macmillan, New York.
39. Từ điển triết học (1984), Nxb. Tiến
bộ, Moskva.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26194_87986_1_pb_8284.pdf