Cùng với sự bùng nổ của bong bóng
Internet năm 2001 và việc áp dụng
nhiều chính sách hạn chế nhập c- hơn
do d- chấn của các cuộc tấn công khủng
bố ngày 11/9, số ng-ời di c- từ châu Âu
sang Hoa Kỳ đã giảm nhẹ (Ahmed
Tritah, 2008, tr.19-21). Tr-ớc tình hình
khủng hoảng của Eurozone, tất nhiên,
nhiều nhân tài châu Âu lại khăn gói lên
đ-ờng. Trong năm năm qua, các n-ớc
phải hứng chịu khủng hoảng trên lãnh
thổ châu Âu đã chứng kiến một cuộc
hành quân về miền đất hứa của những
lao động chất l-ợng cao.
9 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học - Hồi lưu chảy máu tinh hoa chất xám: Tiền đề giải quyết tình trạng thiếu lao động lành nghề của châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồi lưu chảy mỏu tinh hoa chất xỏm:
Tiền đề giải quyết tỡnh trạng thiếu
lao động lành nghề của chõu Âu
Edoardo Campanella (2015), “Reversing the elite brain drain: A firt
step to address Europe’s skills shortage”, Journal of International Affairs,
Spring/Summer 2015, Vol. 68, No. 2, pp.195-209.
Tôn Quang Hòa dịch
Tóm tắt: Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, làn sóng chảy máu chất xám với
c−ờng độ khác nhau tùy theo thời điểm và quốc gia đã làm châu Âu phải nhiều lần
khốn đốn. Tuy nhiên, sự thất thoát nguồn vốn con ng−ời này ít khi đ−ợc chuyển hóa
thành trao đổi chất xám hoặc đ−ợc bù đắp bằng nguồn nhân tài n−ớc ngoài nhập c−
t−ơng xứng. Giờ đây, cách mạng kỹ thuật số và công cuộc tái cấu trúc kinh tế, hệ lụy
của khủng hoảng triền miên trong khu vực Eurozone đang khiến cái giá phải trả
cho những tổn thất về nguồn vốn con ng−ời ngày càng tăng. Điều này tạo ra sự
thiếu hụt lao động lành nghề, làm suy yếu năng lực cạnh tranh toàn cầu của châu
Âu. Đến nay, ủy ban châu Âu (EC) đã có những b−ớc đi nới lỏng chính sách nhập
c− nhằm thu hút ng−ời n−ớc ngoài có tay nghề cao từ các khu vực trên thế giới. Tuy
vậy, phân tích quá khứ thấu đáo chỉ ra rằng đã đến lúc các chính phủ châu Âu
phải thu hút những nhân tài ra đi quay trở lại. Các chính sách tập trung vào hồi
h−ơng, chứ không phải nhập c−, sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế và chính trị(*).
Trong một thế giới mà biên giới quốc
gia dần mờ đi và đòi hỏi các kỹ năng lao
động ngày càng phức tạp, các chính phủ
phải nỗ lực để giữ lại đội ngũ tinh hoa
trí tuệ của mình.(*)Khi thể chế kém cỏi,
công nghệ trì trệ hay chính trị dựa vào
“quan hệ thân tín” khống chế không cho
ng−ời ta bộc lộ hết khả năng của mình
thì không một đất n−ớc nào, kể cả
(*) Bài báo thể hiện quan điểm riêng của tác giả,
không phản ánh quan điểm của bất kỳ công ty nào
hoặc nơi tuyển dụng mà tác giả đang công tác.
những quốc gia phát triển nhất có thể
miễn nhiễm tr−ớc tình trạng chảy máu
tinh hoa chất xám. Châu Âu là một điển
hình với nghĩa này. Trong hơn nửa thế
kỷ, những học giả lỗi lạc, những doanh
nhân nhiều hoài bão và những nhà
khoa học khôn ngoan đã giáng đòn lên
chủ nghĩa bảo thủ của châu Âu bằng
cách v−ợt Đại Tây D−ơng, tìm đến
những tr−ờng đại học xán lạn và hứa
hẹn nhiều cơ hội nghề nghiệp. Những
ng−ời di c− này không chỉ là những lao
động có tay nghề cao nhất của châu Âu,
48 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2016
mà theo nhiều phân tích đánh giá, còn
là những nhân tài trong lĩnh vực của
mình trên quy mô toàn cầu. “Chất
l−ợng” của họ, thể hiện ở quá trình đào
tạo và công tác, ngày càng tăng đáng kể
theo thời gian. Tóm lại, đây là sự chảy
máu chất xám của đội ngũ “tinh hoa
nhất” (Frédéric Doquier, Hillel
Rapoport, 2009, tr.679-705).
Tồi tệ hơn, sự thất thoát nguồn vốn
con ng−ời của châu Âu hiếm khi đ−ợc bù
đắp xứng đáng bằng nguồn nhân tài
n−ớc ngoài nhập c− t−ơng xứng về trình
độ từ những nền kinh tế phát triển hoặc
đang phát triển. Một châu Âu h−ớng
nội, không thích đổi mới không phải là
miền đất hứa cho những nhân tài ngoại
quốc, những ng−ời dấn thân di c−. Số
lao động Mỹ có tay nghề quyết định di
c− đến châu Âu thấp hơn nhiều so với số
ng−ời châu Âu hiện đang phục vụ trong
lực l−ợng lao động của Hoa Kỳ (OECD,
2007, tr.304-307). Đồng thời, những
chuyên gia có tay nghề cao nhất của các
n−ớc đang phát triển nh− các nhà khoa
học, kỹ s−, nghiên cứu viên bậc đại học,
th−ờng h−ớng tới Hoa Kỳ nh− quê
h−ơng thứ hai của họ (Giovanni Peri,
2005, tr.21-22).
Giờ đây, cách mạng kỹ thuật số và
công cuộc tái cấu trúc kinh tế, hệ lụy
của khủng hoảng trong khu vực
Eurozone đang khiến cái giá phải trả
cho những tổn thất về nguồn vốn con
ng−ời ngày càng tăng cao do đẩy mạnh
cầu về nguồn nhân lực có trình độ t−ơng
đ−ơng, th−ờng là dân châu Âu di c−.
Một mặt, sự sinh sôi nảy nở của các
công ty đang khởi nghiệp trong lĩnh vực
kỹ thuật số và sự xuất hiện của những
công nghệ mang tính đột phá nh− công
nghệ robot tiên tiến hay trí tuệ nhân
tạo đã thay đổi diện mạo của các doanh
nghiệp một cách triệt để. Mặt khác,
bong bóng bất động sản quá cỡ phát nổ
và tình trạng thiếu sức cạnh tranh trên
diện rộng trong biên giới Eurozone đòi
hỏi phải cải tổ kinh tế triệt để.
Hai động lực thay đổi này cùng
nhau tạo ra sự mất cân bằng về tay
nghề lao động khiến chi phí xã hội tăng
cao, thất nghiệp dài hạn đối với lao động
dôi d− của những khu vực thoái trào,
những ng−ời này rất khó tìm việc trong
những ngành mới xuất hiện.
Thiếu hụt lao động có tay nghề cao
đang gia tăng và đã làm tổn th−ơng nền
kinh tế châu Âu. Dù đã tận dụng tối đa
nguồn nhân lực không đúng tay nghề,
hàng năm vẫn còn khoảng 27% chỗ làm
trong các nền kinh tế chủ chốt của châu
Âu không đ−ợc khỏa lấp vì mất cân bằng
tay nghề lao động (Mona Mourshed,
Jigar Patel, Katrin Suder, 2014). Chỉ số
mất cân bằng tay nghề lao động (Skills
Mismatch Index, SMI) của toàn
Eurozone - đ−ợc EC và Ngân hàng
Trung −ơng châu Âu cùng sử dụng để đo
l−ờng tình trạng thiếu hụt tay nghề lao
động - hiện đã cao gấp 5 lần so với năm
2007(*). Trái với quy luật thông th−ờng,
tình trạng mất cân bằng tay nghề lao
động ảnh h−ởng tới cả những lao động có
tay nghề cao lẫn lao động không có tay
nghề. Điều này chỉ ra rằng, các tr−ờng
đại học th−ờng không trang bị cho sinh
viên những năng lực thích hợp, theo yêu
cầu của thị tr−ờng. Tình trạng này sẽ
còn xấu hơn nữa trong t−ơng lai gần.
Đến năm 2020, chỉ tính riêng ngành kỹ
(*) Chỉ số SMI đo chênh lệch giữa tỷ lệ lao động có
học vấn tiểu học, trung học và cao đẳng, đại học
trong dân số ở độ tuổi lao động (chúng ta quy −ớc
là nguồn cung lao động t−ơng ứng có tay nghề
thấp, trung bình và cao) và tỷ lệ tuyển dụng
(chúng ta quy −ớc là cầu cho mỗi trình độ học
vấn). Để biết thêm chi tiết, xem Edoardo
Campanella, Marco Valli (2014), “Labor Market in
EMU: Watch Out for Skill Mismatch”, UniCredit
Weekly Focus, No. 128 (13/11/2014), tr.3-11.
Hồi l−u chảy máu tinh hoa... 49
thuật số của châu Âu sẽ thiếu hụt
900.000 chuyên gia, trong đó, nền kinh
tế năng động của Đức sẽ cần 1 triệu lao
động có tay nghề trong các lĩnh vực khoa
học, công nghệ, kỹ thuật và toán học
(STEM) (Monica Houston-Waeach, 2014;
European Commission, 2015).
Giải quyết tình trạng thiếu lao động
có tay nghề của châu Âu đòi hỏi phải có
các chiến l−ợc trung và dài hạn. Chính
phủ các quốc gia do ủy ban châu Âu điều
phối, phải đầu t− vào những ch−ơng
trình học tập suốt đời và cải cách hệ
thống giáo dục để đáp ứng tốt hơn yêu
cầu hiện nay của các nhà tuyển dụng.
Nh−ng đào tạo toàn bộ nguồn nhân
lực là một nhiệm vụ đầy khó khăn,
thách thức, cần nhiều năm mới thu đ−ợc
kết quả đầu t−, nếu có. Trong khi chờ
đợi, châu Âu cần tập trung thu hút
nhân tài từ ngoài n−ớc - dù không hẳn
là ng−ời n−ớc ngoài. Một phân tích thấu
đáo về nguồn nhập c− và di c− khỏi
châu Âu đã chỉ ra: hồi h−ơng có hiệu
quả kinh tế và chính trị cao hơn nhiều
so với nhập c− mới (Edoardo
Campanella, 2014).
Làn sóng tinh hoa di c− từ châu Âu
Nói một cách không chút c−ờng điệu,
vấn đề chảy máu chất xám của châu Âu
mang tính hệ thống và vẫn còn bỏ ngỏ.
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai,
nó là hiện t−ợng xảy ra theo chu kỳ trên
lục địa này, dĩ nhiên là với c−ờng độ
không giống nhau ở những thời điểm và
quốc gia khác nhau. Tập trung vào
những giai đoạn đặc thù với những thất
thoát lớn về nguồn vốn con ng−ời, bài
báo này nêu ra ba làn sóng chảy máu
chất xám lớn của châu Âu trong vòng 80
năm qua. Bảng 1 tóm tắt theo dạng biểu
các đặc điểm những đợt di c− lớn của
nhân tài theo thời gian (mốc bắt đầu
đ−ợc xác định dựa trên những biến động
làm phát sinh làn sóng di c−); nhân tố
đẩy (những điều kiện không thuận lợi
trong n−ớc khiến lao động di c−); nhân tố
kéo (lực hấp dẫn thu hút ng−ời nhập c−
tới một địa điểm nhất định); và n−ớc đến
chủ yếu của làn sóng di c−.
Bảng 1. Làn sóng chuyên gia có tay nghề cao di c− từ châu Âu
Giai đoạn Nhân tố đẩy Nhân tố kéo Nơi đến
Làn sóng
tái thiết 1945-1965
Hồi phục sau Chiến
tranh thế giới thứ
Hai; Thiếu nguồn
lực cho nghiên cứu
khoa học
Môi tr−ờng nghiên cứu
thân thiện; Chuyển giao
ổn thỏa từ chiến tranh
sang hòa bình; Tăng c−ờng
hỗ trợ nghiên cứu để chạy
đua với Liên Xô
Hoa Kỳ;
Canada
Làn
sóng
Internet
1995-2001
Tình hình kinh tế
khá thất vọng
Lĩnh vực Internet bùng
nổ; Mức l−ơng của lao
động có tay nghề cao
chênh lệch ngày càng lớn
so với lao động có tay nghề
thấp; Nền hòa bình kiểu
Mỹ (Pax Americana)
Hoa Kỳ
Làn
sóng
khủng
hoảng
châu Âu
2008-đến nay
Tái thiết kinh tế
hậu khủng hoảng;
Các nền kinh tế trì
trệ; Các biện pháp
thắt l−ng buộc
bụng
Cách mạng kỹ thuật số
Hoa Kỳ; T−ơng đồng ngôn
ngữ tại các thuộc địa cũ
Hoa Kỳ;
Nam Mỹ;
châu Phi
50 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2016
Làn sóng di c− lớn đầu tiên của
những lao động có tay nghề cao của
châu Âu trong thế kỷ XX (Làn sóng tái
thiết) bắt đầu từ năm 1945 và kéo dài
đến tận năm 1965. Trong giai đoạn 20
năm này, nhiều nhà khoa học và kỹ s−
từ Bắc và Tây Âu đã trốn khỏi cảnh bần
hàn thời hậu chiến (nhân tố đẩy) bằng
cách di c− đến bờ bên kia của Đại Tây
D−ơng. Họ cũng khát khao tận dụng
nhiều cơ hội nghiên cứu do Mỹ tài trợ để
giành chiến thắng trong cuộc chạy đua
với Liên Xô (nhân tố kéo) (Jan Vilcek,
Bruce Cronstein, 2006, tr.1281-1283).
Để gây sự chú ý và chặn đứng sự
chảy máu nguồn vốn con ng−ời, năm
1963, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng
gia Anh đã xuất bản cuốn Dòng di c−
của các nhà khoa học từ V−ơng quốc
Anh, báo cáo chỉ rõ tổn thất do các nhà
khoa học và kỹ s− Anh chạy sang Hoa
Kỳ và Canada (Royal Society, 1963).
Sau cuộc tranh biện xã hội nảy lửa, lần
đầu tiên thuật ngữ “chảy máu chất
xám” đã ra đời trong một bài đăng trên
báo Evening Standard (Brian Balmer,
Matthew Godwin, Jane Gregory, 2009,
tr.339-353). Trong giai đoạn đầu của làn
sóng thứ nhất, những tổn thất nguồn
vốn con ng−ời tập trung ở những quốc
gia châu Âu thịnh v−ợng nhất; tuy
nhiên, đến năm 1970, các n−ớc Đông và
Nam Âu đã gia nhập đội quân nhập c−
có tay nghề cao vào Hoa Kỳ (David M.
Reimers, 1981, tr.1-12). Nhờ tình hình
kinh tế khá khả quan trong những năm
1970 và 1980, châu Âu đã lấy lại sự hấp
dẫn của mình, và các n−ớc thế giới thứ
ba đã thay thế châu Âu, trở thành
nguồn cung cấp lao động có tay nghề cao
cho Hoa Kỳ (David M. Reimers, 1981,
tr.1-3). Tuy vậy, sự khốc liệt của chảy
máu chất xám th−ờng phụ thuộc vào giá
trị nguồn vốn con ng−ời mà dân di c−
mang lại (chất l−ợng của dòng ng−ời di
c−) chứ không chỉ là số ng−ời di c− (số
l−ợng). Vì thế, khi loại trừ các giai đoạn
có tỷ lệ lao động di c− thấp, chúng ta có
thể sẽ đánh giá không đúng mức những
tổn thất về nguồn vốn con ng−ời mà một
quốc gia phải gánh chịu, nếu ng−ời di c−
có chất l−ợng đặc biệt cao.
Khi Bức t−ờng Berlin sụp đổ, cạnh
tranh toàn cầu về nhân tài một lần nữa
lại ngáng trở châu Âu. Về chính trị, nền
Hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana) đã
thúc đẩy hội nhập kinh tế và hợp tác lao
động. Về kinh tế, sự bành tr−ớng nhanh
chóng của Internet đã gia tăng cầu đối
với lao động có kỹ năng phức tạp, nâng
cao mức l−ơng của những công việc đòi
hỏi chất xám và nới rộng khoảng cách
về l−ơng bổng giữa hai lục địa (David
Autor, Lawrence Katz, Melissa S.
Kearney, 2006, tr.189-194). Sự kết hợp
giữa hai động lực chính trị và kinh tế
này (nhân tố kéo) làm khởi phát “Làn
sóng Internet”, tạo ra dòng chảy máu
nguồn vốn con ng−ời một chiều từ châu
Âu sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 1995-
2001 (Gilles Saint-Paul, 2004).
Trong giai đoạn này, số ng−ời di c−
tăng mạnh so với thập kỷ tr−ớc, nh−ng
ch−a đến mức tạo ra nỗi lo nh− một cuộc
hành quân về miền đất hứa. Trung bình,
xét tổng thể các nền kinh tế chủ chốt
châu Âu, ch−a đến 2% nguồn nhân lực di
c− ra n−ớc ngoài (Ahmed Tritah, 2008,
tr.18-21). Hơn nữa, những thất thoát này
phần nào đ−ợc bù đắp bằng nguồn lao
động nhập c− từ các khu vực khác của
thế giới. Theo một vài tính toán, đến
năm 2000, 15 n−ớc thành viên của Liên
minh châu Âu (EU15) phải gánh chịu sự
ra đi của 120.000 lao động có trình độ đại
học tới các khu vực khác của thế giới (chỉ
chiếm 0,3% nguồn nhân lực có tay nghề
cao của Liên minh) (Frédéric Docquier,
Hillel Rapoport, 2012, tr.681-730). Điều
Hồi l−u chảy máu tinh hoa... 51
Cuộc cách
mạng kỹ
thuật số đã
tạo ra các cơ
hội hiếm có
cho những lao
động có tay
nghề cao tại
Hoa Kỳ
này có thể lý giải sức ì của các nhà hoạch
định chính sách.
Cùng với sự bùng nổ của bong bóng
Internet năm 2001 và việc áp dụng
nhiều chính sách hạn chế nhập c− hơn
do d− chấn của các cuộc tấn công khủng
bố ngày 11/9, số ng−ời di c− từ châu Âu
sang Hoa Kỳ đã giảm nhẹ (Ahmed
Tritah, 2008, tr.19-21). Tr−ớc tình hình
khủng hoảng của Eurozone, tất nhiên,
nhiều nhân tài châu Âu lại khăn gói lên
đ−ờng. Trong năm năm qua, các n−ớc
phải hứng chịu khủng hoảng trên lãnh
thổ châu Âu đã chứng kiến một cuộc
hành quân về miền đất hứa của những
lao động chất l−ợng cao.
Tại Hy Lạp, nơi
ngay cả Chính phủ
cũng không thể trả
chi phí đặt báo đối với
các tạp chí học thuật
chủ yếu, khoảng một
phần m−ời cộng đồng
học giả Hy Lạp đang
làm việc ở n−ớc ngoài,
phần lớn là ở V−ơng
quốc Anh và Hoa Kỳ
(Varvara Trachana, 2013, tr.271). Trong
năm 2011, 100.000 lao động có tay nghề
rời khỏi Bồ Đào Nha, theo lời kêu gọi của
Thủ t−ớng Pedro Passos Coelho hối thúc
thanh niên thất nghiệp di c− ra n−ớc
ngoài trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm giải
quyết tình trạng thiếu việc làm trong
n−ớc (Edoardo Campanella, 2012). Hiện
nay, dân châu Âu ngày càng di c− nhiều
hơn đến châu Phi và Nam Mỹ chứ không
chỉ đến Hoa Kỳ nh− tr−ớc đây. Lao động
Tây Ban Nha và Đồ Đào Nha th−ờng di
c− đến các thuộc địa cũ của mình, tận
dụng lợi thế t−ơng đồng ngôn ngữ tại các
n−ớc đến (Edoardo Campanella, 2012).
Trong khi tình hình kinh tế châu Âu ảm
đạm chắc chắn là nhân tố chủ yếu kích
hoạt dòng chảy máu chất xám mới này,
những thay đổi công nghệ sâu rộng cũng
góp phần vào việc ra đi của nhân tài. Cụ
thể là, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã tạo
ra các cơ hội hiếm có cho những lao động
có tay nghề cao tại Hoa Kỳ. Nhiều doanh
nhân châu Âu đã tái định c− tại Thung
lũng Silicon ở California, nhiều nhà
nghiên cứu và nghiên cứu sinh trong các
lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và
toán học đã chuyển địa điểm nghiên cứu.
Ví dụ, trong năm 2009, 16% số tiến sĩ của
Ireland và 18% nghiên cứu viên của Đức
đã di chuyển tới bờ bên kia của Đại Tây
D−ơng (Frédéric Docquier, Hillel
Rapoport, 2012, tr.715). Rốt cuộc, các dự
án nghiên cứu đ−ợc triển khai tại các cơ
sở của Mỹ đã cho ra đời nhiều bằng sáng
chế hơn và đ−ợc trích dẫn nhiều hơn
(Ahmed Tritah, 2008, tr.21-25).
Phân tích quá khứ ở trên chỉ là một
phần thông tin về quy mô chảy máu
chất xám của châu Âu bởi ít nhất hai lý
do. Thứ nhất, nó chỉ xem xét đến dòng
lao động di c− và nhập c− vào châu Âu
mà không tính đến chảy máu chất xám
ngay trong châu lục này. Nếu chỉ xét
riêng nội bộ châu lục, thì cuộc hành
quân của nhân tài từ n−ớc này sang
n−ớc khác chỉ là “lọt sàng xuống nia”,
bên đ−ợc nhận h−ởng lợi đúng bằng cái
mất của bên cho. Do đó, cần phải loại bỏ
những hiện t−ợng nh− dòng lao động
tay nghề cao từ khối Xô viết tr−ớc đây
sang áo và Đức do d− chấn sự sụp đổ
của Bức t−ờng Berlin (Dietrich
Thranhardt, 2009). Thứ hai, luận điểm
của bài báo này tập trung vào vấn đề di
c− do động lực kinh tế, loại bỏ dòng di
c− của thiểu số ng−ời châu Âu (đặc biệt
là ng−ời Do Thái) có trình độ cao, bị
ng−ợc đãi trong hai cuộc Chiến tranh
thế giới (Jan Vilcek, Bruce Cronstein,
2006, tr.1281-1283).
52 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2016
Đánh mất tinh hoa
Mỗi làn sóng chảy máu chất xám
đều có những đặc tr−ng riêng. Trong
một số tr−ờng hợp, nhân tố đẩy giữ vai
trò lớn hơn nhân số kéo. Cả làn sóng tái
thiết và làn sóng khủng hoảng
Eurozone đều khởi phát từ tình trạng
tuyệt vọng của kinh tế châu Âu. Trái
lại, làn sóng Internet lại khởi phát từ
các cơ hội cực kỳ hấp dẫn ở Hoa Kỳ.
Đồng thời, điểm đến chủ yếu của làn
sóng tái thiết và làn sóng Internet đều
là Hoa Kỳ, trong khi toàn cầu hóa hiện
đang đẩy những ng−ời châu Âu bất đắc
dĩ tới bất kỳ ngõ ngách nào của địa cầu.
Dù đặc điểm của mỗi đoàn quân
tinh hoa có khác nhau tùy từng giai
đoạn, nh−ng động lực khiến những
ng−ời châu Âu có tay nghề cao phải di
c− thì hầu nh− không thay đổi theo thời
gian. Nh− đã đ−ợc miêu tả rộng rãi
trong các tài liệu học thuật về di c−,
những ng−ời di c− có tay nghề cao di
chuyển đến các n−ớc nơi trình độ của họ
đ−ợc trả công cao nhất (“sàng lọc tích
cực”) (George Borjas, 1999, tr.1697-
1760). Các tr−ờng đại học và tập đoàn
Mỹ trả l−ơng cao hơn là nhân tố then
chốt của “làn sóng tái thiết” (Brian
Balmer, Matthew Godwin, Jane
Gregory, 2009, tr.351-353). Trong
những năm 1990, sự khác biệt ngày
càng lớn về l−ơng bổng giữa Hoa Kỳ và
châu Âu do trả công cao hơn cho những
lao động có hàm l−ợng chất xám cao và
cơ chế thuế thuận lợi hơn đã khích lệ
nhiều ng−ời châu Âu rời khỏi lục địa
này (Ahmed Tritah, 2008, tr.9). Theo
khảo sát gần đây của Nature, một tạp
chí khoa học quốc tế, l−ơng bổng cao
hơn vẫn là một nhân tố quan trọng đối
với những nhà khoa học đang muốn di
c− hiện nay (Richard Van Noorden,
2012, tr.326-329).
Nh−ng những điều kiện kinh tế hấp
dẫn hơn ch−a đủ để áp chế cái giá phải
trả cho sự di c−. Còn có những động lực
mạnh mẽ hơn l−ơng bổng cao, th−ờng
liên quan đến sự kém cỏi của cơ chế ở
cấp độ quốc gia, khiến ng−ời ta ra đi.
Theo báo cáo đã đề cập ở trên của Viện
Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Anh,
trong những năm 1950 và 1960, các nhà
khoa học đã rời Quần đảo Anh để tìm
đến các cơ sở nghiên cứu tốt hơn và
nguồn kinh phí do Hoa Kỳ đài thọ
(Brian Balmer, Matthew Godwin,
Jane Gregory, 2009, tr.352-353). Ngày
nay, các nhà nghiên cứu châu Âu
th−ờng phàn nàn về đầu t− thấp vào
nghiên cứu và phát triển, những công
việc nghiên cứu không hấp dẫn hoặc
không ổn định, và bị quá tải trong
nhiệm vụ quản lý hành chính (Frédéric
Doquier, Hillel Rapoport, 2012,
tr.716). Đội quân này không chỉ bao
gồm giới học thuật. Nhiều doanh nhân
châu Âu muốn tới Thung lũng Silicon để
phá vỡ hàng rào điều tiết quá cao từng
bóp nghẹt đổi mới ở châu Âu (“European
Entrepreneurs”,
com/node/21559618).
Tuy nhiên, có một điều đã thay đổi
kể từ những làn sóng chảy máu chất
xám đầu tiên. “Chất l−ợng” của ng−ời di
c−, tức là mức độ chọn lọc ng−ời di c−
trên thang chất l−ợng lao động, đã tăng
lên đáng kể theo thời gian. Theo một vài
chỉ số hiệu quả lao động, quy số năm
đào tạo thành mức l−ơng t−ơng ứng,
trong giai đoạn 1985-2006, tổng số vốn
con ng−ời do ng−ời di c− châu Âu mang
lại đã tăng lên (Ahmed Tritah, 2008,
tr.31-35). Hơn thế, tại thị tr−ờng lao
động Hoa Kỳ, ng−ời di c− châu Âu đ−ợc
trả các khoản ngoài l−ơng khá lớn so với
những lao động Mỹ, và khoản chênh
lệch này đã tăng lên trong hai thập kỷ
Hồi l−u chảy máu tinh hoa... 53
vừa qua đối với ng−ời di c− từ các nền
kinh tế chủ chốt của châu Âu, trừ Italia.
Mặc dù các khoản ngoài l−ơng có thể là
một hình thức bù đắp cho cái giá của di
c−, nh−ng nó cũng thể hiện trình độ tay
nghề trung-cao cấp của nhiều ng−ời di
c− châu Âu (Ahmed Tritah, 2008, tr.37-
41).
Chất l−ợng về trình độ học vấn và
kinh nghiệm chuyên môn đ−ợc ng−ời di
c− tích lũy không phải là yếu tố liên
quan mật thiết nhất quyết định tính
khốc liệt của chảy máu chất xám.
Những đặc điểm khác của các dòng di
c− nh− tính sáng tạo hay tinh hoa trí
tuệ của ng−ời di c− mới quan trọng hơn
nh−ng cũng rất khó đo đếm. Hình 1 thể
hiện chất l−ợng trung bình của các nhà
khoa học ở lại trong n−ớc và di c− (lần
thứ nhất) tại một quốc gia cụ thể từ
năm 1996 đến năm 2011(*). Chất l−ợng
(*) Để biết thêm chi tiết chỉ số chất l−ợng của các
nhà khoa học đ−ợc xây dựng nh− thế nào, xem
OECD (2013), “Science, Technology and Industry
Scoreboard 2013”, report, Paris,
của một nhà nghiên cứu đ−ợc thể hiện
bằng tác động của những ấn phẩm của
mình và giúp đo trục chủ quan của tình
trạng chảy máu chất xám. Trạng thái lý
t−ởng là, một đất n−ớc có vị trí ở d−ới
đ−ờng xiên 45 độ và ở góc phần t− phía
d−ới, bên phải của đồ thị, điều này
khẳng định các nhà khoa học ở lại trong
n−ớc có chất
l−ợng tốt hơn
những nhà khoa
học di c−. Biểu đồ
cho thấy những
nền kinh tế lớn
nhất châu Âu
không chỉ mất đi
một số nhà
nghiên cứu có
trình độ cao nhất
mà còn mất cả
những lao động có
chuyên môn cao
nhất trong lĩnh
vực của mình.
Chỉ Hoa Kỳ là có
khả năng giữ lại
những nhà khoa
học có trình độ
t−ơng đ−ơng với những nhà khoa học di
c−. Các nghiên cứu tập trung vào những
nhà vật lý đ−ợc trích dẫn nhiều nhất
thế giới cũng đi đến kết luận t−ơng tự.
Những ng−ời di c− từ châu Âu đến Bắc
Mỹ có năng suất cao nhất với chỉ số H-
index(*) trung bình là 63,1 (Rosalind S.
Hunter, Andrew J. Oswald, Bruce G.
Charlton, 2009, tr.231-251).
Nhìn vào các nhà khoa học có ảnh
h−ởng nhất đến thế giới, V−ơng quốc
Anh (là quốc gia châu Âu duy nhất có cơ
134–135.
(*)
H-index là chỉ số cho biết năng suất và tầm
ảnh h−ởng của các ấn phẩm của nhà nghiên cứu.
54 Thông tin Khoa học xã hội, số 1.2016
sở nghiên cứu có thể sánh đ−ợc với Hoa
Kỳ) đã đánh mất khả năng thu hút
những ng−ời nhập c− từ khắp nơi đạt
giải Nobel trong t−ơng lai nh− tr−ớc
đây, thay vào đó đã trở thành nhà
“chuyên cung cấp” những ng−ời đạt giải
Nobel trong các ngành khoa học. Trong
giai đoạn 1967-1986, khoảng 25%
những ng−ời đạt giải Nobel ở V−ơng
quốc Anh là ng−ời nhập c−, trong khi
những năm từ 1987-2006, tỷ lệ này
giảm xuống còn 0% (Rosalind S.
Hunter, Andrew J. Oswald, Bruce G.
Charlton, 2009, tr.234-240).
(còn nữa)
Tài liệu trích dẫn
1. Ahmed Tritah (2008), “The Brain
Drain between Knowledge-Based
Economies: the European Human
Capital Outflow to the US”,
Working paper No.8, Centre
d’études Prospectives et
d’Informations Internationales,
Paris,
/wp2008-08.pdf
2. Brian Balmer, Matthew Godwin,
Jane Gregory (2009), “The Royal
Society and the ‘Brain Drain’:
Natural Scientists Meet Social
Science”, Notes and Records of the
Royal Society 63, No.4,
/content/roynotesrec/63/4/339.full.pdf
3. Daron Acemoðlu (2002),
“Technical Change, Inequality
and the Labor Market”, Journal of
Economic Literature 40, No.1.
4. David Autor, Lawrence Katz,
Melissa S. Kearney (2006), “The
Polarization of the US Labor
Market”, American Economic
Review 96, No.2.
5. David M. Reimers (1981), “Post-
World War II Immigration to the
United States: America’s Latest
Newcomers”, Annals of the
American Academy of Political
and Social Science 454, No.1.
6. Dietrich Thranhardt (2009), “The
Future of International Migration
to OECD Countries: Regional
Note Russia and South East
Europe”, in OECD (2009), “The
Future of International
Migration”, International Futures
Programme Report, Paris.
7. Edoardo Campanella (2012),
“Europe’s Crisis of Tongues”, Project
Syndicate (6/8/2012),
project-
syndicate.org/commentary/europe-s-
crisis-of-tongues-by-edoardo-
campanella
8. Edoardo Campanella (2014), “Come
Home, Europeans”, Foreign Affairs
(16/10/2014),
foreignaffairs.com/articles/142218/e
doardo-campanella/come-home-
europeans
9. European Commission (2015),
“Grand Coalition for Digital
Jobs”, Digital Agenda for Europe:
A Europe 2020 Initiative, 3/2/2015,
agenda/en/ digital-jobs-0#Article
10. “European Entrepreneurs: Les
Misérables”, Economist
(28/7/2012),
node/21559618
11. Frédéric Doquier, Hillel Rapoport
(2009), “Documenting the Brain
Hồi l−u chảy máu tinh hoa... 55
Drain of la ‘crème de la crème’:
Three Case Studies on International
Migration”, Journal of Economics
and Statistics 229, No.6,
10.1257/jel.50.3.681
12. Frédéric Docquier, Hillel Rapoport
(2012), “Globalization, Brain
Drain and Development”, Journal
of Economic Literature 50, No.3.
13. George Borjas (1999), “The
Economic Analysis of Immigration”,
in Handbook of Labor Economics,
ed. Orley C. Ashenfelter, David
Card, Elsevier, Amsterdam.
14. Gilles Saint-Paul (2004), “The
Brain Drain: Some Evidence from
European Expatriates in the
United States”, Discussion Paper,
No.1310, Institute for the Study
of Labor (IZA), Bonn, Germany.
15. Giovanni Peri (2005), “Skills and
Talent of Immigrants: a
Comparison between the
European Union and the United
States”, working paper AY0503-4,
Institute of European Studies,
UC Berkeley, Berkeley, CA,
4/3/2005.
16. Jan Vilcek, Bruce Cronstein
(2006), “A Prize for the Foreign-
born”, FASEB Journal 20, No.9
(7/2014).
17. Mona Mourshed, Jigar Patel,
Katrin Suder (2014), “Education to
Employment: Getting Europe’s
Youth into Work”, report,
McKinsey & Company, New York,
1/2014.
18. Monica Houston-Waeach (2014),
“Germany Grapples with
Growing Shortage of Skilled
Labor”, Wall Street Journal,
6/6/2014,
ny-grapples-with-growing-
shortage-of- skilled-labor-
1402064223
19. OECD (2007), “Organization for
Economic Co-operation and
Development (OECD), Education
at a Glance 2007”, Paris.
20. OECD (2013), “Science, Technology
and Industry Scoreboard 2013”,
report, Paris,
2013.pdf
21. Richard Van Noorden (2012),
“Science on the Move”, Nature 490
(18/10/2012),
com/polopoly_fs/1.11602!/menu/m
ain/topColumns/topLeftColumn/p
df/490326a.pdf
22. Rosalind S. Hunter, Andrew J.
Oswald, Bruce G. Charlton (2009),
“The Elite Brain Drain”, Economic
Journal 119, No.538 (6/2009),
ct.com/content/bpl/ecoj/2009/000001
19/00 000538/art00001
23. Royal Society (1963), “Emigration of
Scientists from the United
Kingdom: Report of a Committee
Appointed by the Council of the
Royal Society”, London.
24. Varvara Trachana (2013),
“Austerity-led Brain Drain is
Killing Greek Science”, Nature
496 (18/4/2013).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26136_87754_1_pb_7599.pdf