Xã hội học - Khái niệm và quan niệm về Nghiên cứu cơ bản

Quan điểm hiện đại hoặc/và quan điểm hậu hiện đại về Nghiên cứu cơ bản Quan điểm hiện đại chủ nghĩa (Modernism) dựa trên hệ quan điểm/tiếp cận cổ điển trong triết học và khoa học cụ thể. Theo đó thì các Khung mẫu (Paradigm) lý thuyết, các Đại tự sự (Grands Récit = Thuật ngữ của J. F. Lyotard) mới xứng tầm nghiên cứu cơ bản. Khuynh h-ớng nổi trội của quan điểm hiện đại chủ nghĩa về Nghiên cứu cơ bản là đề cao Quy giản luận (Reductionism) và Tất định luận (Determinism). Đây là cơ sở cho các quan điểm duy/vị cực đoan nh- Chủ nghĩa duy vật khoa học (Scientific Materalism)

pdf8 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học - Khái niệm và quan niệm về Nghiên cứu cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khỏi niệm và quan niệm về Nghiờn cứu cơ bản Tô Duy Hợp(*) Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích 3 cấp độ từ nội hàm sơ bộ, nội hàm cơ bản đến nội hàm đầy đủ của khái niệm Nghiên cứu cơ bản, qua đó chỉ rõ tình trạng nan đề thể hiện d−ới dạng cặp đối/hợp khái niệm. Đồng thời, làm rõ một số quan điểm về Nghiên cứu cơ bản nh−: Quan điểm giản đơn hoặc/và Quan điểm phức hợp, Quan điểm mác xít hoặc/và Quan điểm phi mác xít, Quan điểm thực chứng hoặc/và Quan điểm phản thực chứng, Quan điểm hiện đại hoặc/và Quan điểm hậu hiện đại; chỉ ra tình trạng song đề giữa các quan điểm về Nghiên cứu cơ bản. Hai tình trạng này có thể đ−ợc thấu hiểu và hóa giải dựa trên cơ sở một số khung lý thuyết nền tảng của triết học và khoa học đ−ơng đại nh− khung mẫu t− duy phức hợp của Edgar Morin và khung lý thuyết khinh - trọng của Tô Duy Hợp và cộng sự. Từ khóa: Nghiên cứu cơ bản (Nghiên cứu cơ bản thuần túy, Nghiên cứu cơ bản định h−ớng), Nghiên cứu ứng dụng, Nghiên cứu triển khai 1. Định nghĩa khái niệm Nghiên cứu cơ bản Nội hàm sơ bộ của khái niệm Nghiên cứu cơ bản(*) Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Nghiên cứu” có nghĩa là “xem xét, làm cho việc nắm vấn đề dễ nhận thức, tìm cách giải quyết”; còn “cơ bản” có nghĩa là “có tác dụng làm nền, làm gốc trong hệ thống nào đó” (Đại Từ điển tiếng Việt, 1998, tr.464, 1197). Nghiên cứu (Study, Research, Investigation, Inquiry) là một dạng hoạt động của con ng−ời, nh−ng không phải mọi hoạt động đều là nghiên cứu. Dạy và học không phải là (*) GS.TS., Giám đốc Trung tâm Khoa học T− duy, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Email: toduyhop42@yahoo.com nghiên cứu(*). Nhận thức thông th−ờng hàng ngày không phải là nghiên cứu. Lao động chân tay, giản đơn không phải là nghiên cứu. Hoạt động tái tạo không phải là nghiên cứu. Giao tiếp hàng ngày, vui chơi giải trí không phải là nghiên cứu. Nghỉ ngơi thì càng không phải là nghiên cứu. Bởi vì, nghiên cứu là một dạng hoạt động đặc biệt, một năng lực nhận thức, t− duy và hành động chuyên tâm, chuyên cần, chuyên môn nhằm tạo ra sản phẩm mới so với những khuôn mẫu sẵn có của nhận thức, t− duy và hành động thông th−ờng hàng ngày. Nghiên cứu trong triết học và khoa học cụ thể là dạng hoạt động sáng tạo, hoặc (*) Cái gọi là “Nghiên cứu tài liệu” trong quá trình học tập không phải là nghiên cứu theo đúng nghĩa của nó; đó chẳng qua chỉ là nhận thức lại thành quả của nghiên cứu đích thực. 4 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2016 là phát hiện hoặc là tổng kết để có tri thức mới, ph−ơng pháp mới, công nghệ mới. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, một cách sơ bộ ng−ời ta có thể xác định rằng Nghiên cứu cơ bản (Fundamental Research) không phải là Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research), càng không phải là Nghiên cứu triển khai (Development Research). Ng−ời ta đã tạo ra đ−ờng phân ranh sơ bộ giữa Nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu không cơ bản (bao gồm Nghiên cứu ứng dụng và Nghiên cứu triển khai). Nhìn vào cơ cấu đội ngũ những nhà nghiên cứu có thể nhận thấy tình trạng năng lực nghiên cứu cơ bản chỉ có ở một số rất ít ng−ời, đó là năng lực quý hiếm(*). Nghiên cứu ứng dụng thì nhiều ng−ời có thể tham gia ở các cấp độ và công đoạn khác nhau, đây là năng lực đại trà. Nghiên cứu triển khai càng để ngỏ khả năng cho nhiều ng−ời tham gia cùng một lúc hoặc vào các giai đoạn khác nhau, là năng lực phổ thông. Nội hàm cơ bản của khái niệm Nghiên cứu cơ bản Ta hãy xem xét định nghĩa về Nghiên cứu cơ bản trong Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nghiên cứu cơ bản những hoạt động khoa học nhằm phát hiện các thuộc tính, các mối quan hệ, các quy luật khách quan của sự vật hay hiện t−ợng. Kết quả của nó biểu hiện ở việc tìm ra các thuộc tính, các hiện t−ợng mới, các mối quan hệ, các quy (*) Trong triết học ph−ơng Tây, đó là Aristotle, Plato, Democrit, Heraclit, Socrat, F. Bacon, R. Descartes, G. Berkeley, I. Kant, G.W.F. Hegel, K. Marx, A. Comte, Trong khoa học ph−ơng Tây, đó là Euclid, N.I. Lobachevsky, Pythagoras, G. Cantor, G.W. Leibniz, Galileo Galilei, I. Newton, A. Einstein, N. Bohr, W. Heisebgerg, D. I. Mendeleyev, C. R. Darwin, A. Comte, K. Marx, M. Weber, luật mới của hiện thực khách quan, xây dựng nên các suy luận logic, khái niệm, quan niệm, giả thuyết, lý thuyết mới nhằm phản ánh ngày càng sâu sắc hơn các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật và hiện t−ợng” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 3, 2003, tr.116). Trong định nghĩa này ta thấy có sự đồng nhất “Nghiên cứu nói chung” với “Nghiên cứu khoa học”, không phân biệt rõ Nghiên cứu cơ bản với Nghiên cứu không cơ bản. Tuy có ghi nhận đặc tr−ng quan trọng của Nghiên cứu cơ bản là “ xây dựng nên các suy luận logic, khái niệm, quan niệm, giả thuyết, lý thuyết mới nhằm phản ánh sâu sắc hơn các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật và hiện t−ợng”, nh−ng không phân biệt rõ “cái mới cơ bản” và “cái mới không cơ bản”. Ngoài ra, định nghĩa này vẫn ch−a làm rõ đ−ợc những đặc tr−ng cơ bản của Nghiên cứu cơ bản trong triết học và khoa học cụ thể. PGS.TS. Vũ Cao Đàm đã làm rõ đ−ợc sự khác biệt giữa Nghiên cứu khoa học và Nghiên cứu cơ bản. Trả lời câu hỏi: “Nghiên cứu khoa học là gì?”, ông cho rằng: “Nghiên cứu khoa học nói cho cùng là nhằm thỏa mãn về nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới: 1- Khám phá những thuộc tính bản chất của sự vật hoặc hiện t−ợng (sau đây gọi chung là sự vật); 2- Phát hiện quy luật vận động của sự vật; 3- Vận dụng quy luật để sáng tạo giải pháp tác động vào sự vật” (Vũ Cao Đàm, 1996, tr.23). Theo ông, Nghiên cứu khoa học có một số chức năng cơ bản sau: a- Mô tả, b- Giải thích(*), c- Tiên đoán; d- Sáng tạo (Vũ Cao Đàm, 1996, tr.23-26). Nghiên cứu khoa học nói chung có những đặc điểm sau: i- Tính mới, ii- (*) Theo M. Weber thì tr−ớc khi giải thích cần tìm hiểu và mục đích của nghiên cứu là phải h−ớng tới Verstehen (= thấu hiểu ý nghĩa) của các sự kiện. Khái niệm và quan niệm về 5 Tính tin cậy, iii- Tính thông tin(*), iv- Tính khách quan, v- Tính rủi ro (Risk), vi- Tính kế thừa, vii- Tính cá nhân, viii- Tính phi kinh tế (Vũ Cao Đàm, 1996, tr.28-32). Vậy xét về thực chất, Nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu không cơ bản chủ yếu khác nhau ở điểm nào? Với t− cách là một loại hình nghiên cứu, “Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện về bản chất và quy luật của các sự vật hoặc hiện t−ợng trong tự nhiên, xã hội, con ng−ời Kết quả của nghiên cứu cơ bản luôn là những phân tích lý luận, những kết luận về quy luật, những định luật, định lý,v.v Cuối cùng, trên cơ sở những nghiên cứu này, ng−ời nghiên cứu đ−a ra đ−ợc những phát hiện, phát kiến, phát minh, xây dựng nên những cơ sở lý thuyết có giá trị tổng quát cho lĩnh vực hoạt động” (Vũ Cao Đàm, 1996, tr.33-34). Nghiên cứu ứng dụng là một loại hình nghiên cứu khác với Nghiên cứu cơ bản: “Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng các quy luật từ trong Nghiên cứu cơ bản (th−ờng là Nghiên cứu cơ bản định h−ớng) để đ−a ra nguyên lý về giải pháp, có thể bao gồm công nghệ, sản phẩm, vật liệu, thiết bị; Nghiên cứu áp dụng các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào trong một môi tr−ờng mới của sự vật và hiện t−ợng. Giải pháp đ−ợc hiểu theo một nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp công nghệ, vật liệu, tổ chức, quản lý” (Vũ Cao Đàm, 1996, tr.38). Nghiên cứu triển khai là loại hình nghiên cứu khác với hai loại (*) Trong tháp thông tin theo nghĩa mở rộng thì ở d−ới đáy tháp là dữ liệu (Data), trên đáy là cấp độ thông tin (Information), trên cấp độ thông tin là tri thức (Knowledge), trên cấp độ tri thức là minh triết (Wisdom). hình nêu trên: “Trong một số tài liệu của UNESCO, hoạt động triển khai (Development) còn đ−ợc gọi là triển khai thực nghiệm (Experimental Development) hoặc triển khai thực nghiệm kỹ thuật; trong Đ−ơng đại Khoa học Từ điển còn đ−ợc gọi là Nghiên cứu phát triển. Đặc tr−ng của triển khai là sự vận dụng các quy luật (thu đ−ợc từ trong Nghiên cứu cơ bản) và các nguyên lý (thu đ−ợc từ trong Nghiên cứu ứng dụng) để đ−a ra các hình mẫu với những tham số đủ mang tính khả thi về kỹ thuật” (Vũ Cao Đàm, 1996, tr.39-40). Sự khác biệt giữa Nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu không cơ bản thể hiện ở đặc tr−ng đầu vào (các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu), và ở đặc tr−ng đầu ra (các kết quả nghiên cứu). Tóm lại, thực chất của Nghiên cứu cơ bản là một loại hình nghiên cứu tập trung chú ý vào các sự kiện cơ bản, tìm hiểu các vấn đề cơ bản, đặt ra các giả thuyết cơ bản nhằm khám phá bản chất sâu xa, phát hiện các quy luật nền tảng của sự vật, hiện t−ợng trong tự nhiên, xã hội và t− duy; trên cơ sở đó, xây dựng các lý thuyết nền tảng làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con ng−ời và loài ng−ời(*). (*) Thí dụ điển hình về các công trình nghiên cứu cơ bản: - Trong triết học, đó là “Metaphysics” (Siêu hình học) và “Organon” (Bộ công cụ) của Aristotle, “Novumorganon” (Bộ công cụ mới) của F. Bacon, “Phê phán lý tính thuần tuý” của I. Kant, “Khoa học về Logic” của G.W.F. Hegel, “Triết học thực chứng” của A. Comte, “Biện chứng của Tự nhiên” của F. Engels, “Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm” của V.I. Lenin, - Trong khoa học cụ thể, đó là hệ tiên đề hình học Euclid, hệ nguyên lý cơ học Newton, Thuyết t−ơng đối Einstein, Thuyết l−ợng tử của Bohr- Heisenberg, Bảng tuần hoàn Mendeleyev, Thuyết tiến hoá Darwin, Bộ “T− bản” của Marx, 6 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2016 Nội hàm đầy đủ của khái niệm Nghiên cứu cơ bản Trong định nghĩa cơ bản chỉ vạch ra những đặc tr−ng cơ bản của đối t−ợng mà khái niệm phản ánh hoặc/và sáng tạo. Muốn có định nghĩa đầy đủ phải bổ sung thêm các đặc tr−ng không cơ bản của đối t−ợng đó. Đối với khái niệm Nghiên cứu cơ bản, ngoài các dấu hiệu chủ yếu đã nêu trên ta có thể bổ sung thêm các dấu hiệu quan trọng sau đây: Trong sách đã trích dẫn của Vũ Cao Đàm, ta thấy ông đã ghi nhận rằng: “Nghiên cứu cơ bản có thể thực hiện trên cơ sở những nghiên cứu thuần túy lý thuyết Nghiên cứu cơ bản cũng có thể thực hiện dựa trên cơ sở những quan sát hoặc thí nghiệm, đo đạc những biểu hiện, ảnh h−ởng và tác động của một quy luật ch−a biết nào đó, Các hoạt động nghiên cứu lý thuyết hoặc thực nghiệm trên đây đ−ợc lặp đi lặp lại nhiều lần với những tham số thay đổi, cho đến khi tính đúng đắn của giả thuyết đ−ợc khẳng định hoặc phủ định” (Vũ Cao Đàm, 1996, tr.33-34). Nh− vậy, ta thấy rằng Nghiên cứu cơ bản là một quá trình mâu thuẫn biện chứng, nghĩa là bao gồm 2 quá trình Nghiên cứu lý thuyết cơ bản và Nghiên cứu thực nghiệm cơ bản vừa đối lập, vừa thống nhất với nhau. Tình trạng này có bản chất logic kép (Dialogic), tức là đối/hợp: một mặt là nhị đối (phép tuyển logic) theo công thức “hoặc là Nghiên cứu lý thuyết cơ bản hoặc là Nghiên cứu thực nghiệm cơ bản”, mặt khác là l−ỡng hợp (phép hội logic) theo công thức “vừa là Nghiên cứu lý thuyết cơ bản, vừa là Nghiên cứu thực nghiệm cơ bản”(*). (*) Trong vật lý học chẳng hạn, Nghiên cứu thực nghiệm cơ bản của A.A. Michelson (đo l−ờng chính xác tốc độ của ánh sáng trong chân không) “Nghiên cứu cơ bản đ−ợc phân ra thành hai loại: Nghiên cứu cơ bản thuần túy (Nghiên cứu cơ bản tự do) và Nghiên cứu cơ bản định h−ớng (Nghiên cứu thăm dò). Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn đ−ợc gọi là Nghiên cứu cơ bản tự do, hoặc Nghiên cứu cơ bản không định h−ớng. Đây là nghiên cứu chỉ mới nhằm mục đích duy nhất là tìm ra bản chất và quy luật của các hiện t−ợng tự nhiên và xã hội để nâng cao nhận thức, ch−a có sự vận dụng nào vào một hoạt động cụ thể của con ng−ời. Nghiên cứu cơ bản thuần túy nói chung mang tính chất cá nhân hoặc ít ra cũng do một nhà nghiên cứu có uy tín giữ vai trò chủ yếu. Trong tr−ờng hợp này, nhà nghiên cứu là ng−ời có thể quyết định việc chọn lựa đối t−ợng nghiên cứu và tổ chức công việc nghiên cứu một cách độc lập, có thể không phụ thuộc vào một cấp quyết định nào(*). Nghiên cứu cơ bản định là quá trình độc lập hoàn toàn với Nghiên cứu lý thuyết cơ bản của A. Einstein (xây dựng cơ sở lý thuyết t−ơng đối hẹp); trong khi Galileo Galilei đã kết hợp Nghiên cứu thực nghiệm cơ bản (đo l−ờng chính xác tốc độ viên bi lăn trên một mặt phẳng nghiêng) và Nghiên cứu lý thuyết cơ bản (phát hiện quy luật quán tính của chuyển động cơ giới) trong một Nghiên cứu vật lý cơ bản, góp phần xây dựng hệ Nguyên lý cơ học Newton. (*) Sản phẩm của Nghiên cứu cơ bản thuần túy chính là những phát minh (= Phát hiện cơ bản), thí dụ nh− I. Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ, G. Galilei phát hiện các vệ tinh của sao Mộc, Marie và Pierre Curie phát hiện nguyên tố phóng xạ Radium, Adam Smith phát hiện “Bàn tay vô hình” của thị tr−ờng, K. Marx phát hiện quy luật bóc lột giá trị thặng d− của ph−ơng thức sản xuất TBCN, Nhiều phát hiện không đ−ợc coi là phát minh, nghĩa là không thuộc phạm trù nghiên cứu cơ bản thuần túy, chẳng hạn nh− phát kiến về địa lý tự nhiên; phát hiện khảo cổ học; phát hiện trong điền dã dân tộc học hay trong khảo sát, điều tra xã hội học. Sản phẩm của Nghiên cứu cơ bản thuần túy còn có thể là những tổng kết lớn tạo ra những lý thuyết nền tảng hoặc khung lý thuyết cơ bản, chẳng hạn nh− Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của K. Marx và F. Khái niệm và quan niệm về 7 h−ớng là những nghiên cứu cơ bản đã dự kiến tr−ớc mục đích ứng dụng còn đ−ợc gọi là Nghiên cứu thăm dò, ví dụ Pasteur đã làm một loạt thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết của ông về một quy luật gây bệnh do vi khuẩn. Đây là một Nghiên cứu cơ bản định h−ớng. Nghiên cứu này đã xác định rõ mục đích áp dụng là tìm cơ chế gây bệnh. Ông đã đi đến một giả thuyết rằng, nếu cơ thể bị nhiễm vi khuẩn yếu, thì động vật có khả năng đề kháng với loại bệnh do chính vi khuẩn đó gây ra. UNESCO chia Nghiên cứu cơ bản định h−ớng thành Nghiên cứu nền tảng (Background Research) và Nghiên cứu chuyên đề (Thematic Research). Nghiên cứu nền tảng là những nghiên cứu dựa trên các quan sát, đo đạc để thu số liệu và dữ kiện nhằm mục đích tìm hiểu và khám phá quy luật của tự nhiên. Thuộc loại hình nghiên cứu nền tảng này có thể liệt kê một số dạng nh−: Nghiên cứu dịch tễ học trong y học nhằm mô tả sự phân bố sức khoẻ trong một cộng đồng dân c−; Điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên (điều tra địa chất); Nghiên cứu đại d−ơng, khí quyển, khí t−ợng, tổng hợp các hóa chất; Nghiên cứu bản chất vật lý, hóa học, sinh học của vật chất. Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu có hệ thống một hiện t−ợng đặc biệt của tự nhiên, ví dụ trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gen di truyền. Những loại nghiên cứu cơ bản định h−ớng thuộc dạng này không chỉ dẫn đến những cơ sở lý thuyết quan trọng, mà còn có thể dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa lớn lao trong hoạt động kinh tế và các lĩnh Engels; Lý thuyết hệ thống tổng quát của L. Bertalanffy; Khung mẫu T− duy phức hợp của E. Morin; vực khác nhau của đời sống xã hội” (Vũ Cao Đàm, 1996, tr.34-38). Qua các b−ớc định nghĩa khái niệm Nghiên cứu cơ bản từ nội hàm sơ bộ đến nội hàm cơ bản và nội hàm đầy đủ, ta thấy rõ tình trạng nan đề (= vấn đề nan giải) thể hiện d−ới dạng cặp đối/hợp khái niệm; chí ít là có 3 cặp đối/hợp khái niệm sau đây: 1- Cặp đối/hợp Nghiên cứu cơ bản hoặc/và Nghiên cứu không cơ bản (= Nghiên cứu ứng dụng hoặc/và Nghiên cứu triển khai); 2- Cặp đối/hợp Nghiên cứu lý thuyết cơ bản hoặc/và Nghiên cứu thực nghiệm cơ bản; 3- Cặp đối/hợp Nghiên cứu cơ bản thuần túy hoặc/và Nghiên cứu cơ bản định h−ớng (= Nghiên cứu nền tảng hoặc/và Nghiên cứu chuyên đề). 2. Một số quan điểm về Nghiên cứu cơ bản Có nhiều quan điểm khác nhau về Nghiên cứu cơ bản. Hơn thế nữa, giữa các quan điểm về Nghiên cứu cơ bản đã hình thành song đề (Dilemma), tức là tình trạng cặp đôi chính đề (Thesis) hoặc/và phản đề (Antithesis) quan trọng sau đây: Quan điểm giản đơn hoặc/và quan điểm phức hợp về Nghiên cứu cơ bản Quan điểm giản đơn về Nghiên cứu cơ bản tách rời hoàn toàn giữa Nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu không cơ bản. Xu h−ớng này th−ờng biểu hiện trong một số công trình nghiên cứu triết học và nghiên cứu khoa học cơ bản, nhất là trong thời kỳ triết học và khoa học cổ điển. Quan điểm phức hợp về Nghiên cứu cơ bản chống lại quan điểm đơn giản hóa nêu trên về Nghiên cứu cơ bản, cho rằng ngay cả cái gọi là Nghiên cứu cơ bản thuần túy cũng không hoàn toàn là thuần túy, do mối quan hệ giữa “thuần túy” và “không thuần túy” mang 8 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2016 tính mâu thuẫn biện chứng, nghĩa là mang tính đối/hợp logic: một mặt là đối lập, có thể loại trừ lẫn nhau; song mặt khác, lại có thể đan xen, xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất giữa các mặt đối lập ấy. Quan hệ giữa Nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu không cơ bản cũng có bản chất đối/hợp logic: vừa là nhị đối (giữa Nghiên cứu cơ bản hoặc là Nghiên cứu không cơ bản), vừa là l−ỡng hợp (giữa Nghiên cứu cơ bản và Nghiên cứu không cơ bản). Quan điểm giản đơn và quan điểm phức hợp về Nghiên cứu cơ bản tạo ra tình trạng song đề: đó là tình trạng đối/hợp giữa chính đề và phản đề. Điều này có ý nghĩa rằng sự đối lập, loại trừ lẫn nhau của hai quan niệm nêu trên không phải là tình trạng duy nhất. Bởi vì ngoài ra, còn có nhiều tình trạng khác, mang tính trung gian không kém phần quan trọng nh−: có thể kết hợp hai quan điểm nêu trên để có một quan điểm mới hợp lý hơn; hoặc có thể lựa chọn quan điểm chiết trung, hay n−ớc đôi, vẹn cả đôi đ−ờng: vừa đơn giản, vừa phức hợp trong một quá trình nghiên cứu lâu dài bao gồm nhiều giai đoạn hoặc trong một công trình tập thể bao gồm nhiều ng−ời với những cách tiếp cận khác nhau, bổ sung cho nhau. Quan điểm mác xít hoặc/và quan điểm phi mác xít về Nghiên cứu cơ bản Quan điểm mác xít về Nghiên cứu cơ bản trong triết học và khoa học cụ thể dựa trên cơ sở Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Marx. Theo đó, những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về Cơ sở vật chất tự nhiên, Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội luôn là những nghiên cứu cơ bản, đặt nền tảng cho toàn bộ quá trình nhận thức (lý luận/khoa học) và hoạt động (thực tiễn/đời sống). Quan điểm phi mác xít về Nghiên cứu cơ bản dựa trên cơ sở chống lại Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử. Có nhiều khuynh h−ớng phi mác xít nh− Duy tâm biện chứng và Duy tâm lịch sử; Duy vật siêu hình hoặc Duy tâm siêu hình; Quan điểm chiết trung (chẳng duy vật cũng chẳng duy tâm, chẳng biện chứng hoàn toàn cũng chẳng siêu hình triệt để); Tất cả các khuynh h−ớng đa dạng này đều có một điểm chung là chống Chủ nghĩa Marx, chống Chủ nghĩa cộng sản do Marx đề x−ớng. Trong quan điểm về Nghiên cứu cơ bản, hoặc là cho rằng những nghiên cứu về cơ sở tinh thần, cơ sở văn hóa - xã hội cơ bản hơn so với những nghiên cứu về cơ sở vật chất, cơ sở kinh tế - xã hội; hoặc là cho rằng kết hợp cả hai loại hình nghiên cứu nêu trên mới thực sự là Nghiên cứu cơ bản trong triết học và khoa học cụ thể. Hai hệ quan điểm mác xít và phi mác xít về Nghiên cứu cơ bản đã từng đối đầu trong lịch sử nghiên cứu triết học và khoa học cụ thể; tuy nhiên về sau và nhất là hiện nay đã chuyển sang đối thoại, thậm chí hợp tác với nhau; kết quả là tạo ra một tình trạng song đề giữa quan điểm mác xít hoặc/và quan điểm phi mác xít về Nghiên cứu cơ bản. Tình trạng đối/hợp quan điểm này có nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú: có đối cực (đối kháng), có đối trọng (vừa cạnh tranh, vừa hợp tác), có n−ớc đôi, chiết trung, “ba phải”, có điều chỉnh hoặc thay đổi quan điểm (“nhạt đạo”, “cải đạo”,). Quan điểm thực chứng hoặc/và quan điểm phi thực chứng về Nghiên cứu cơ bản Trong các khuynh h−ớng phi mác xít đã có sự phân đôi mâu thuẫn giữa Khái niệm và quan niệm về 9 quan điểm thực chứng và quan điểm phản thực chứng về Nghiên cứu cơ bản. Quan điểm thực chứng trên bình diện triết học gần với Đ−ờng lối Trung đạo: không duy vật cũng chẳng duy tâm; họ muốn có đ−ờng lối thứ ba trong triết học. Trên bình diện khoa học cụ thể, quan điểm thực chứng có điểm giống nhau với quan điểm mác xít khi họ đề cao Quan điểm/Tiếp cận toàn thể luận (Holistic Perspective/Approach) hơn là Quan điểm/Tiếp cận phi toàn thể luận (Non-Holistic Perspective/Approach), chẳng hạn nh− đề cao chủ nghĩa cộng đồng hơn chủ nghĩa cá nhân. Những nhà thực chứng chủ nghĩa cho rằng nghiên cứu thực nghiệm là nghiên cứu cơ bản; mọi nghiên cứu lý thuyết đều phải theo nguyên tắc quy giản về cơ sở thực nghiệm, nếu làm trái nguyên tắc này hoặc thất bại trong ch−ơng trình quy giản về thực nghiệm thì nghiên cứu lý thuyết nh− thế là vô giá trị. Trong Nghiên cứu quy giản thực nghiệm cơ bản, họ đề cao các công trình nghiên cứu về Quy luật nhân quả và theo l−ợc đồ phân tích - tổng hợp định l−ợng chính xác, chặt chẽ, đó chính là Sơ đồ t−ơng quan giữa các biến số phụ thuộc, độc lập, trung gian, can thiệp nhằm nâng cao năng lực giải thích khách quan, khoa học. Quan điểm phản thực chứng trên bình diện triết học có thể chống chiết trung chủ nghĩa bằng duy tâm chủ nghĩa hoặc bằng duy vật siêu hình chứ không phải bằng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Marx. Trên bình diện khoa học cụ thể, họ đề cao Quan điểm/tiếp cận cá nhân luận (Individualistic Perspective/ Approach). Họ cho rằng nghiên cứu hành vi cá thể, hành động cá nhân, t−ơng tác vi mô là cơ bản hơn so với nghiên cứu hành động tập thể, quá trình vĩ mô; vì muốn giải thích nhân quả thì tr−ớc hết cần phải tìm hiểu ý nghĩa của hành vi con ng−ời và thấu hiểu (Verstehen - thuật ngữ độc đáo của M. Weber) ý nghĩa của sự kiện mới thực sự là Nghiên cứu cơ bản nhất; nói khác đi, giải nghĩa (Deep Understanding) cơ bản hơn giải thích (Explanation). Một cách t−ơng ứng, Nghiên cứu cơ bản định tính quan trọng hơn Nghiên cứu cơ bản định l−ợng. Thực ra, hai hệ quan điểm này chỉ đối kháng với nhau trong giai đoạn đầu và chỉ tiếp tục đối đầu với nhau giữa những tác giả có thái độ cực đoan, thái quá. Trong các giai đoạn về sau và nhất là hiện nay, ngày càng có sự xích lại gần nhau, bổ sung cho nhau để có quan điểm đầy đủ hơn: kết hợp Nghiên cứu cơ bản lý thuyết và Nghiên cứu cơ bản thực nghiệm, Nghiên cứu cơ bản định tính và Nghiên cứu cơ bản định l−ợng, Nghiên cứu thấu hiểu (ý nghĩa) và Nghiên cứu giải thích (nhân quả) theo những kiểu cách và mức độ khác nhau. Quan điểm hiện đại hoặc/và quan điểm hậu hiện đại về Nghiên cứu cơ bản Quan điểm hiện đại chủ nghĩa (Modernism) dựa trên hệ quan điểm/tiếp cận cổ điển trong triết học và khoa học cụ thể. Theo đó thì các Khung mẫu (Paradigm) lý thuyết, các Đại tự sự (Grands Récit = Thuật ngữ của J. F. Lyotard) mới xứng tầm nghiên cứu cơ bản. Khuynh h−ớng nổi trội của quan điểm hiện đại chủ nghĩa về Nghiên cứu cơ bản là đề cao Quy giản luận (Reductionism) và Tất định luận (Determinism). Đây là cơ sở cho các quan điểm duy/vị cực đoan nh− Chủ nghĩa duy vật khoa học (Scientific Materalism), Chủ nghĩa duy tâm vật lý 10 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2016 (Physical Idealism), Chủ nghĩa duy nghiệm phê phán (Critical Empiricism), Chủ nghĩa duy lý phê phán (Critical Rationalism),... Quan điểm hậu hiện đại chủ nghĩa (Postmodernism) lúc đầu là sự nổi loạn chống lại quan điểm hiện đại chủ nghĩa, tuyên bố xóa bỏ thần t−ợng Đại tự sự của triết học và khoa học cổ điển, thay thế vào đó là những Diễn ngôn hậu hiện đại (Postmodernist Discourse) mang tính Phản quy giản luận (Antireductonism) và Phản tất định luận (Antideterminism). Tuy nhiên, hiện nay những ng−ời theo quan điểm hậu hiện đại quá khích và những ng−ời muốn kéo dài sức sống của Chủ nghĩa hiện đại bằng Chủ nghĩa hiện đại hậu kỳ (Late Modernism) đang xích lại gần nhau; kết quả là đang tạo ra song đề giữa Quan điểm hiện đại hóa (Modernization Perspective) hoặc/và Quan điểm hậu hiện đại hóa (Postmodernization Perspective) về Nghiên cứu cơ bản. Biểu hiện quan trọng của song đề giữa quan điểm hiện đại hoặc/và quan điểm hậu hiện đại về Nghiên cứu cơ bản đó là tình trạng đối/hợp giữa Nghiên cứu cơ bản chuyên ngành hoặc/và Nghiên cứu cơ bản liên ngành. Bởi vì Chủ nghĩa hiện đại đã tạo ra sự cách biệt quá lớn giữa các chuyên ngành trong nội bộ triết học và khoa học cụ thể, cũng nh− giữa khoa học cụ thể và triết học. Sứ mệnh lịch sử của Chủ nghĩa hậu hiện đại là xóa bỏ sự cách biệt thái quá đó. Tuy nhiên, có vẻ nh− không thể xóa bỏ hoàn toàn đ−ờng phân ranh giữa các khoa học cơ bản cũng nh− giữa nghiên cứu khoa học cơ bản với nghiên cứu triết học cơ bản. Bởi vì bản chất của các hệ thống phức hợp là mang tính mở, mềm, mờ chứ không phải đóng, cứng, tỏ nh− Chủ nghĩa hiện đại đã từng giả định. Hóa ra, các hệ thống đóng, cứng, tỏ chỉ là những trừu t−ợng hóa từ thực tế chứ không phải là thực tại khách quan theo đúng nghĩa của nó. * * * Tình trạng đối/hợp trong định nghĩa khái niệm Nghiên cứu cơ bản và tình trạng song đề giữa các quan điểm về Nghiên cứu cơ bản có thể đ−ợc thấu hiểu và hóa giải dựa trên cơ sở một số khung lý thuyết nền tảng của triết học và khoa học đ−ơng đại nh− khung mẫu t− duy phức hợp của Edgar Morin và khung lý thuyết khinh - trọng của Tô Duy Hợp và cộng sự(*)  Tài liệu trích dẫn 1. Đại Từ điển tiếng Việt (1998), Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 2. Vũ Cao Đàm (1996), Ph−ơng pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội. 3. Tô Duy Hợp (2012), Khinh - Trọng. Cơ sở lý thuyết, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 4. Lyotard, Jean-Francois (2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 5. Morin, Edgar (2009), Nhập môn t− duy phức hợp, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 6. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. (*) Xem thêm, chẳng hạn: Tô Duy Hợp (2015), “T− duy học - Một giới thiệu dẫn nhập”, Tạp chí Thông tin KHXH, số 9, tr.10-17.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26146_87794_1_pb_1178.pdf
Tài liệu liên quan