Tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp
cận các dịch vụ xã hội, trong đó có tiếp
cận các dịch vụ y tế của người dân, chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định sức
khỏe và điều kiện xã hội nơi họ sống và
làm việc, còn gọi là các yếu tố quyết định
xã hội. Các yếu tố quyết định xã hội này
có thể là nguyên nhân gây nên sự bất bình
đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội và
dịch vụ y tế của người dân.
Các nghiên cứu về bình đẳng y tế, sức
khỏe thường tiếp cận nghiên cứu nguyên
nhân-kết quả của sự bất bình đẳng, chỉ ra
sự bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch
vụ y tế, chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm
xã hội khác nhau, đồng thời đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao quyền lợi của các
nhóm yếu thế thông qua các chương trình
can thiệp y tế cộng đồng. Nghiên cứu của
Michael Marmot (2007) cho rằng, muốn
giải quyết được gốc rễ bất bình đẳng trong
y tế, chăm sóc sức khỏe cần phải “trao
quyền” và giải phóng sự “tự do” của các
cá nhân, nhóm xã hội. Nghiên cứu hàm ý
đã đến lúc cần giải quyết vấn đề cấp bách
về bất bình đẳng trong y tế-sức khỏe.
8 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học - Một số cách tiếp cận nghiên cứu sức khỏe đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số cách tiếp cận nghiên cứu sức khỏe đô thị
Đoàn Phương Thúy(*)
Tóm tắt: Các đô thị đang không ngừng phát triển ở mọi quốc gia trên toàn thế giới,
người dân sống tại các khu vực này cũng đang tiếp tục tăng lên từng ngày. Chính sự
phát triển công nghiệp hiện đại, suy thoái môi trường tự nhiên, thói quen sinh hoạt, cư
dân đông đúc tại các khu đô thị đã và đang gây ra những vấn đề nổi cộm về sức khỏe
cho người dân nơi đây. Nội dung bài viết khái quát một số quan niệm và lý thuyết về sức
khỏe, đồng thời tổng quan các cách tiếp cận nghiên cứu sức khỏe đô thị trong bối cảnh
đô thị hóa, biến đổi khí hậu và biến đổi xã hội hiện nay.
Từ khóa: Sức khỏe y tế, Chăm sóc sức khỏe, Nghiên cứu sức khỏe, Khu vực đô thị
Trong tiến trình của lịch sử nhân loại,
rất nhiều thành tựu to lớn, có giá trị của
loài người được tập trung ở các đô thị. Đô
thị đóng vai trò là trung tâm văn hóa, kinh
tế, chính trị, văn hóa - xã hội; là đầu tàu
cho động lực tiến bộ và văn minh xã hội.
Tuy nhiên, đô thị cũng đặt ra nhiều vấn đề
nan giải về môi trường, xã hội hơn so với
khu vực nông thôn do hệ quả của quá trình
đô thị hóa nhanh; và đòi hỏi phải có
những giải pháp cấp bách cho những vấn
đề đó, trong đó có vấn đề sức khỏe. (
Có thể nói, sức khỏe và việc chăm sóc
sức khỏe của người dân đô thị là một
trong những thành tố quan trọng trong
những nghiên cứu về phát triển đô thị. Cải
thiện, tăng cường chăm sóc sức khỏe đô
thị là một nhiệm vụ phức tạp và đòi hỏi
tiếp cận, giải quyết đa phương diện (Louis
Jonah Opit, 1993).
(*)
ThS., Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam; Email: mail.thuydp@gmail.com
I. Các quan niệm và lý thuyết về sức khỏe
Sức khỏe y tế được nghiên cứu từ
nhiều hướng tiếp cận của các ngành khoa
học khác nhau. Việc định nghĩa sức khỏe
cùng với những phạm vi nghiên cứu
chúng đang còn nhiều tranh cãi. Tuy
nhiên, đã có một sự nhất trí chung rằng
cần phải xem xét sức khỏe như một nhân
tố quan trọng trong việc đánh giá chất
lượng sống của một xã hội. Sự nhất trí còn
thể hiện ở chỗ thừa nhận những thuật ngữ
liên quan đến sức khỏe như sự mạnh khỏe,
ốm yếu, bệnh tật là những khái niệm rất
khó xác định.
Thêm vào đó, các quá trình sinh học
và hiện tượng sinh học diễn ra bên trong
những khái niệm trên đây đã và đang chịu
sự chi phối ngày càng tăng của những
thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội và cả
văn hóa. Điều này được giải thích bởi lẽ,
các vấn đề sức khỏe hay bệnh tật không
tồn tại một cách trừu tượng mà luôn gắn
với các điều kiện sống khác nhau của
Một số cŸch tiếp cận§ 35
những nhóm người cụ thể khác nhau. Mỗi
xã hội đều có một đặc trưng để nhận biết
và lý giải được các khái niệm về sức khỏe
và bệnh tật. Cách giải thích này phụ thuộc
chặt chẽ vào hệ thống các biểu tượng về
thế giới, về sự sống và cái chết, về hệ
thống tôn giáo và giá trị cũng như những
mối liên quan đến môi trường sống. Do
vậy, khái niệm sức khỏe và bệnh tật không
phải là những thực tế bất biến, chúng là
những khái niệm động, biến đổi theo sự
thay đổi của cấu trúc xã hội.
Quan niệm về sức khỏe ở phương
Đông được xây dựng trên nền tảng của
Triết học phương Đông, lấy âm dương để
giải thích nguồn gốc sự vận động trong vũ
trụ cũng như những hoạt động sinh lý -
bệnh lý của con người. Y học phương
Đông (mà đại diện là Trung Quốc và Ấn
Độ) khẳng định con người khỏe mạnh là
nhờ sự tồn tại cân bằng của vũ trụ. Bệnh
tật là kết quả của thói quen và lối sống trái
với tự nhiên, là biểu hiện của sự mất cân
bằng trong cơ thể.
Còn theo phương pháp tiếp cận mác
xít và Liên Xô (cũ), nhiều tác giả đã giải
thích sự chăm sóc sức khỏe như là một
bộ phận của phương thức sản xuất. Điều
đó có nghĩa là các hành vi sức khỏe vốn
là những hành động chính trị, bởi trong
mỗi giai đoạn của sự phát triển kinh tế-xã
hội, các hành vi này có những thay đổi để
đạt tới sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác
định tình trạng sức khỏe tốt không chỉ là
tình trạng không có ốm đau, bệnh tật mà
còn là sự khỏe mạnh cả về thể chất, tinh
thần và có mối quan hệ, mạng lưới xã hội
vững chắc, tốt đẹp. Chăm sóc sức khỏe là
quyền cơ bản của con người. Chính sách
về y tế, sức khỏe góp phần đảm bảo công
bằng xã hội, và thậm chí góp phần quan
trọng trong quá trình giảm nghèo.
Trường phái của thuyết xung đột về y
học và sức khỏe nhấn mạnh rằng, sự
không bình đẳng trong xã hội đã ảnh
hưởng đến mô hình bệnh tật và chăm sóc
sức khỏe. Sự mất cân đối, không bình
đẳng về sức khỏe chính là hậu quả của sự
phân tầng xã hội, phân biệt chủng tộc và
giai cấp. Đối với những người theo thuyết
xung đột, sức khỏe tốt cũng là một giá trị
cao như những nguồn giá trị khác trong xã
hội (như quyền lực, sự giàu có về của cải,
uy tín xã hội) đã bị phân chia một cách
không đồng đều trong xã hội.
Talcott Parsons là một trong những
người có công xây dựng nền tảng của
khoa học xã hội về sức khỏe. Đóng góp lý
thuyết quan trọng của Talcott Parsons với
tư cách là nhà xã hội học và là người đứng
đầu trường phái chức năng là sự khẳng
định của ông về vai trò của sự đau ốm
(sick role). Với Talcott Parsons, bệnh tật
cũng được coi là một kiểu lệch lạc xã hội
đặc biệt theo nghĩa người ốm hành động
không theo những chuẩn mực nhất định.
Khi đề cập tới cơ sở lý luận tiếp cận
nghiên cứu sức khỏe đô thị, một số lý
thuyết cơ bản nghiên cứu về đô thị đã
được vận dụng để nghiên cứu như: lý
thuyết hiện đại hóa; lý thuyết thiên vị đô
thị; lý thuyết về hành động xã hội...
Lý thuyết thiên vị đô thị cố gắng giải
thích cho tình trạng đô thị hóa “quá mức”
ở các nước đang phát triển, đó là việc tập
trung quá mức các nguồn lực phát triển
vào các khu vực đô thị, trong khi bỏ quên
các vùng nông thôn lạc hậu (York W.
Bradshaw, 1987).
Trong lý thuyết về hành động xã hội,
hành động xã hội được hiểu là sự trao đổi
trực tiếp giữa các cá nhân cũng như các
khuôn mẫu quan hệ được cấu trúc hóa bên
trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã
hội. Một thực tế có thể quan sát được
36 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 10.2016
trong mọi tình huống cá nhân và cộng
đồng hàng ngày là hành động xã hội của
con người diễn ra theo những quy tắc nhất
định và trong những hình thái nhất định,
những quy tắc và hình thái này có sự bất
biến tương đối. Để hiểu được hành động và
hành vi sức khỏe của con người, xã hội học
đề xuất ba khái niệm cơ bản: “ý
nghĩa”, “chuẩn mức” và “giá trị” (Irwin M.
Rosenstock, 1974). Dựa trên những khái
niệm có tính chất tiên nghiệm được trình
bày ở trên, xã hội học hành động xã hội
đưa ra một số tiền đề nghiên cứu như sau:
- Con người hành động trong các tình
huống nhất định trên cơ sở của các ý
nghĩa mà họ tự gắn vào các hành động của
bản thân và đối tác.
- Khi đi vào các tình huống hành động
cụ thể, mỗi người đều đã có một tri thức
hàng ngày được cấu trúc hóa trước đó.
Thế giới trong đó người ta hành động đã
là một thế giới văn hóa, được lý giải.
- Hành động là một quá trình có tính
lý giải, diễn ra một cách mới/ khác đi đối
với hành động. Trong quá trình đó, các ý
nghĩa cấu trúc hóa nên những kỳ vọng.
- Văn hóa là một hệ thống các chuẩn
mức và giá trị mà con người có thể hiểu
được và chịu sự dẫn dắt của nó.
II. Các hướng tiếp cận nghiên cứu sức
khỏe đô thị
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam
hiện nay, hệ vấn đề và phạm vi nghiên
cứu sức khỏe được xác định trên cơ sở của
nhận thức lý luận, đó là sức khỏe của con
người luôn chịu sự tác động tổng hợp và
phức tạp của các nhân tố sinh học-xã hội.
Nó được quy định trước hết bởi chức năng
của các hệ thống sinh lý và các quy định
đặc thù sinh học (như giới tính, lứa tuổi,
sự di truyền và thể trạng bẩm sinh). Bên
cạnh đó, sức khỏe cũng phụ thuộc rất
nhiều vào sự tác động của môi trường bên
ngoài, đặc biệt là môi trường xã hội.
Vấn đề sức khỏe và hành vi chăm sóc
sức khỏe của cư dân đô thị trong bối cảnh
đô thị hóa và biến đổi xã hội được tiếp cận
nghiên cứu từ tác động của nhiều nhân tố
khác nhau: vấn đề về điều kiện môi trường
sống và cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm
sóc sức khỏe y tế của cư dân, các yếu tố
cá nhân, gia đình, cộng đồng (mức sống,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, nguồn lực
gia đình, các đặc điểm văn hóa, thói
quen). Ngoài ra, còn có cách tiếp cận về
sự bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm xã
hội có thu nhập khác nhau ở đô thị.
Một khung nghiên cứu về sức khỏe đô
thị đã được áp dụng trong nhiều nghiên
cứu về sức khỏe đô thị từ cả ba hướng tiếp
cận (tiếp cận nghiên cứu sức khỏe môi
trường; tiếp cận nghiên cứu văn hóa sức
khỏe và hành vi; tiếp cận nghiên cứu bất
bình đẳng xã hội trong tiếp cận dịch vụ y
tế - chăm sóc sức khỏe). Đó là khung
nghiên cứu Các tầng tác động đến sức
khỏe (The determinants of health) của
Goran Dahlgren và Margaret Whitehead.
Các tầng tác động đến sức khỏe
Nguồn: Goran Dahlgren, Margaret
Whitehead, 1991.
Một số cŸch tiếp cận§ 37
Theo Goran Dahlgren và Margaret
Whitehead, sức khỏe của con người chịu
tác động từ nhiều yếu tố, từ vĩ mô đến vi
mô: mạng lưới cộng đồng xã hội xung
quanh nơi sống của các cá nhân đó; điều
kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội.
1. Cách tiếp cận nghiên cứu sức khỏe
- môi trường
Sức khỏe môi trường đang là mối
quan tâm của các nhà xã hội học nói
chung và xã hội học môi trường nói riêng.
Các nghiên cứu xã hội học trên thế giới
quan tâm đến ba hướng nghiên cứu, bao
gồm: những nguyên nhân xã hội dẫn đến
biến đổi khí hậu, hệ quả kinh tế-xã hội của
biến đổi khí hậu, cũng như giảm thiểu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu (W. Neil
Adger et al, 2009; Ulrich Beck, 2010;
Constance Lever-Tracy, 2008; Joseph J.
Molnar, 2010). Hiện nay, nghiên cứu xã
hội học chủ yếu hướng vào thái độ môi
trường (environmental attitudes) qua việc
tìm hiểu thái độ của cộng đồng đối với các
vấn đề môi trường ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng, trong đó chú trọng đến
các nhân tố độ tuổi, học vấn, tư tưởng
chính trị.
Jorge Hardoy và các cộng sự chỉ ra
rằng, người dân nghèo đô thị đặc biệt phải
trải qua những rắc rối với chính sức khỏe
của mình liên quan đến sinh sản, các bệnh
truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, hô hấp,
các bệnh tiêu chảy, sốt vàng da và kí sinh
đường ruột (Jorge Hardoy et al, 1992).
Ngoài ra, thuốc lá và thói quen ăn uống
không hợp lý cùng với việc lạm dụng các
thuốc chứa chất kích thích cũng làm gia
tăng chứng bệnh đau tim, ung thư phổi và
suy hô hấp của người dân đô thị (Robert
Potter, Sally Lloyd-Evans, 1998).
Sức khỏe cộng đồng là một vấn đề hết
sức quan trọng trong nghiên cứu về biến
đổi khí hậu, và hiện nay chưa được chú ý
nhiều dưới góc độ khoa học xã hội. Trong
các nghiên cứu xã hội học, vấn đề sức
khỏe được đặt trong bối cảnh sự thay đổi
về môi trường sống, tác động của biến đổi
khí hậu đến người dân. Sức khỏe và bệnh
tật là thước đo để đánh giá hiệu quả của sự
kết hợp các yếu tố văn hóa và sinh học
của những nhóm dân cư sống trong môi
trường đó (Dẫn theo: Nguyễn Văn Thắng,
Đặng Vũ Trung, 2003: 54).
Xã hội học y tế quan tâm đến mối
quan hệ giữa văn hóa, sinh thái và y tế
trong nghiên cứu các vấn đề sức khỏe của
con người. Ở cấp vi mô, xã hội học y tế
xem xét các tín ngưỡng, tập quán có vai
trò chi phối những cách ứng xử của con
người với bệnh tật. Ở cấp vĩ mô, xã hội
học y tế xem xét những mối quan hệ
tương tác giữa các nhóm người trong cộng
đồng, sự di dân và sự mất cân đối về
nguồn tài nguyên mang tính toàn cầu đối
với bệnh tật (Steven P. Brown, W. Leigh
Thomas, 1996). Sức khỏe của con người
phụ thuộc vào khả năng xã hội kiểm soát
sự tương tác giữa con người với môi
trường. Sự kiểm soát này bao gồm duy trì
một khí hậu ổn định và tính liên tục của
nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như
duy trì chức năng mang tính liên tục của
các hệ thống tự nhiên để có thể tiếp nhận
các chất thải của xã hội loài người (Phạm
Văn Lình, Võ Văn Thắng, 2008: 21).
Các nghiên cứu xã hội học đã hướng
đến một số vấn đề chính về sức khỏe cộng
đồng cư dân trong bối cảnh ô nhiễm môi
trường và biến đổi khí hậu như:
- Đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại các
vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.
- Đánh giá thực trạng sức khỏe của
các nhóm cư dân dễ tổn thương ở đô thị
do biến đổi khí hậu như người nghèo, phụ
nữ, trẻ em suy dinh dưỡng, người già...
- Tìm hiểu hành vi ứng xử của cộng
đồng trong chăm sóc sức khỏe ứng phó
38 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 10.2016
với biến đổi khí hậu; những tập quán, tín
ngưỡng chi phối như thế nào đối với hành
vi của con người với bệnh tật; kiến thức
bản địa trong chăm sóc sức khỏe; kinh
nghiệm chữa bệnh của người dân trong
cộng đồng và vai trò của người phụ nữ.
- Đánh giá tác động của chính sách và
các chương trình can thiệp lên vấn đề
chăm sóc sức khỏe. Những chương trình
chăm sóc sức khỏe luôn lôi cuốn được sự
tham gia của cộng đồng. Tìm hiểu nhu cầu
của các cộng đồng khác nhau, đặc điểm về
quan niệm, niềm tin của cộng đồng đó về
sức khỏe và bệnh tật của chính họ để có
chương trình can thiệp phù hợp. Nhân học
y tế sẽ giúp tìm ra những nhu cầu và
những trường hợp đặc biệt của những
cộng đồng khác nhau, đặc điểm về quan
niệm, niềm tin của cộng đồng đó về sức
khỏe và bệnh tật của chính họ để có
chương trình can thiệp hiệu quả.
2. Cách tiếp cận nghiên cứu văn hóa
sức khỏe và hành vi sức khỏe
Văn hóa sức khỏe hay văn hóa y tế
(Health literacy), cũng có thể gọi là năng
lực hoặc hiểu biết sức khỏe, là một chủ đề
thời sự đang nổi lên trong chương trình
sức khỏe toàn cầu. WHO nhấn mạnh văn
hóa sức khỏe liên quan đến sự trao quyền,
và tổ chức này bắt đầu có nhu cầu hỗ trợ
trao quyền bằng cách thiết kế các can
thiệp văn hóa sức khỏe dựa vào nhu cầu
cộng đồng và những vấn đề ưu tiên trong
bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội và sự
hài lòng của cộng đồng về khả năng nhận
biết, hành động dựa trên kiến thức, vượt
qua rào cản của sức khỏe (WHO, 2009).
Theo định nghĩa của Viện Y học Mỹ
(Institute of Medicine): “Văn hóa sức
khỏe là mức độ năng lực của mỗi cá nhân
về đánh giá, phân tích và hiểu các thông
tin và dịch vụ y tế cơ bản cần thiết để đưa
ra quyết định thích hợp” (Theo: Nancy
Berkman et al, 2010).
Ý nghĩa của văn hóa sức khỏe được
mở rộng bao gồm nhiều năng lực phức tạp
và có sự liên kết với nhau, phụ thuộc vào
cách tiếp cận có hiệu quả với dịch vụ y tế
công cộng và nâng cao sức khỏe hay
không. Một cách cụ thể, sự liên quan giữa
hiểu biết về cơ thể và văn hóa sức khỏe
thấp có thể dẫn đến giảm tuân thủ điều trị
của bệnh nhân, thiếu hiểu biết về bệnh,
không tuân thủ việc tự quản lý chăm sóc
và dẫn đến kết quả điều trị kém. Mặt khác,
những người có văn hóa sức khỏe thấp
cũng ít có khả năng thực hiện các hành vi
nâng cao sức khỏe và các hoạt động
phòng bệnh. Văn hóa sức khỏe là một
phần quan trọng của nâng cao sức khỏe.
Văn hóa sức khỏe là chỉ số quan trọng
trong kết quả giáo dục sức khỏe, một
trong các chiến lược nâng cao sức khỏe,
nỗ lực hành động để hình thành và tăng
cường những hiểu biết về sức khỏe.
Hành vi sức khỏe là một khái niệm
quan trọng của văn hóa sức khỏe. Khái
niệm này để chỉ toàn bộ các ứng xử của
con người đối với các hoạt động tăng
cường, phòng chống và chữa trị bệnh tật;
đó là các phản ứng của con người trước
những vấn đề sức khỏe trong những môi
trường sống cụ thể, bao gồm môi trường
tự nhiên và môi trường xã hội.
Các hành vi sức khỏe không phải là
các ứng xử mang tính ngẫu nhiên, mà nó
là sự phản ánh các quan niệm, giá trị, các
chuẩn mực về sức khỏe. Các hành vi chăm
sóc sức khỏe tiên tiến, đáp ứng các chuẩn
về tăng cường thể lực, phòng chống bệnh
tật, chữa trị đúng, kịp thời lại được coi
là các mô hình, là chuẩn mới cho các hành
vi chăm sóc sức khỏe.
Điều khác biệt trong quan niệm về
hành vi sức khỏe từ tiếp cận văn hóa là coi
Một số cŸch tiếp cận§ 39
đó như một hiện tượng của nhóm xã hội,
chứ không đơn thuần là một hiện tượng
của cá nhân. Các hành vi đơn lẻ có thể
được coi là một hành động ngẫu nhiên,
nhưng một chuỗi các hành vi, đặc biệt là
sự đồng dạng và những khác biệt về mặt
hành vi chăm sóc sức khỏe của một hay
giữa các nhóm xã hội khác thì lại là các
vấn đề mang tính xã hội.
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và
sức khỏe con người có ý nghĩa tương
quan. Ở những nước nghèo, vấn đề thu
nhập giải quyết được điều kiện vệ sinh
kém, điều kiện sống và làm việc nghèo
nàn, thiếu thốn và dinh dưỡng không đảm
bảo. Một vấn đề xã hội đặt ra trong sự
phát triển kinh tế đó là sự bất bình đẳng
trong thu nhập; sự bất bình đẳng này có
mối liên quan đến tỷ suất tử vong - điều
này đã được chứng minh trong một nghiên
cứu của Angus Deation (2003).
Theo các nghiên cứu văn hóa sức
khỏe và hành vi sức khỏe, các yếu tố sau
đây cũng ảnh hưởng nhiều đến hành vi
sức khỏe của người dân: i) Tăng trưởng
kinh tế (tạo cơ sở vững chắc hơn cho quá
trình chăm sóc sức khỏe của người dân);
ii) Kinh tế thị trường (cũng đồng nghĩa
với những thay đổi lớn trong hệ thống an
sinh xã hội, nhất là lĩnh vực y tế, giáo dục;
tạo ra nhiều loại hình dịch vụ xã hội mới
và người dân đã dần dần làm quen, trong
đó có thông tin, truyền thông đại chúng);
iii) Các chương trình kinh tế-xã hội (đã
tập trung hơn cho cộng đồng, tuy hiệu quả
chưa cao nhưng đã đóng góp đáng kể cho
sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung).
Các nghiên cứu về văn hóa sức khỏe
và hành vi sức khỏe cá nhân tập trung vào
phân tích, đánh giá kiến thức, thái độ, khả
năng ứng phó và kết quả là hành vi sức
khỏe của con người dưới các tác động đa
tầng của biến đổi môi trường, xã hội; từ
đó đưa ra những giải pháp can thiệp cho
chất lượng sức khỏe tốt hơn.
Nghiên cứu về quản lý các tác động
của biến đổi khí hậu tới sức khỏe con
người của Anthony Costello và cộng sự
cho thấy, biến đổi khí hậu gây ra những
hiểm họa về sức khỏe thông qua dịch
bệnh. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi
trường làm gia tăng bất bình đẳng giàu
nghèo và gây thêm gánh nặng bệnh tật,
chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo
- nhóm người dễ bị tổn thương nhất, với
điều kiện kinh tế khó khăn và cũng không
được trang bị đầy đủ kiến thức để đối phó
với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Vì vậy, những chương trình can thiệp y tế
cộng đồng là rất cần thiết, đặc biệt là đối
với nhóm người nghèo trong xã hội
(Anthony Costello et al, 2009). Một
nghiên cứu khác của WHO cũng chỉ ra
thực trạng gia tăng của những căn bệnh
không lây nhiễm, đặc biệt ở các nước
đang phát triển, đòi hỏi phải có định
hướng nhận thức đúng đắn về dinh dưỡng
và rèn luyện thân thể của con người. Căn
nguyên của bùng phát các căn bệnh không
lây nhiễm hiện nay là do sử dụng thực
phẩm không an toàn, lạm dụng các chất
kích thích và sự lỏng lẻo về sức khỏe thể
chất lẫn tinh thần của con người hiện đại
(Xem: Amalia W., 2005). Do đó, các giải
pháp tập trung vào một số vấn đề như:
- Nhận thức, thái độ của người dân về
biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, vệ
sinh nước sạch, an toàn thực phẩm, các
bệnh lây nhiễm và các bệnh nan y, mãn
tính, chất lượng dịch vụ y tế, bình đẳng
trong tiếp cận các dịch vụ y tế.
- Hành vi về lối sống đô thị: ăn uống,
lạm dụng chất kích thích, thói quen sinh
hoạt và các hoạt động thể chất.
- Khả năng ứng phó với các vấn đề về
sức khỏe: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
40 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 10.2016
trường, tình trạng bệnh tật, thay đổi lối
sống
3. Cách tiếp cận nghiên cứu bất bình
đẳng xã hội trong tiếp cận dịch vụ y tế -
chăm sóc sức khỏe
Tất cả các xã hội (cả quá khứ lẫn hiện
tại) đều được đặc trưng bởi các khác
biệt xã hội. Đó là một quá trình trong đó
con người tạo nên khoảng cách do ứng xử
khác nhau bởi các địa vị, vai trò và những
đặc điểm khác. Sự khác biệt xã hội, chuẩn
bị cho bất bình đẳng xã hội, là một điều
kiện trong đó con người có cơ hội không
ngang bằng về sử dụng của cải, quyền lực
và uy tín. Sự khác biệt ấy chính là tiền đề
của bất bình đẳng xã hội.
Sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu
của mỗi cá nhân và có tác động sâu sắc
đến sự phát triển kinh tế-chính trị của mỗi
quốc gia. Người dân có sức khỏe sẽ làm
tăng khả năng tạo ra nguồn của cải cho
quốc gia và ngược lại. Thế nhưng, một tỷ
lệ lớn người dân trên thế giới vẫn đang
phải sống trong tình trạng thiếu thốn về
lương thực, thực phẩm, nguồn nước sạch
và các điều kiện vệ sinh không được bảo
đảm. Điều này đã tác động tiêu cực đến
sức khỏe của một bộ phận không nhỏ
người dân. Bên cạnh đó, sự phân biệt đối
xử giữa các nhóm xã hội khác nhau vẫn
đang tồn tại, dẫn đến sự không ngang
bằng nhau về chất lượng cuộc sống nói
chung và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe nói riêng.
Sức khỏe là quyền cơ bản của con
người. Sự bất bình đẳng, sự nghèo đói,
nạn bóc lột, bạo lực và bất công là
nguyên nhân chính gây ra bệnh tật, chết
chóc cho người nghèo. Khi nói đến sức
khỏe cho mọi người, điều đó có nghĩa
là phải xem xét xem mọi người dân đã có
sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe
hay chưa.
Tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp
cận các dịch vụ xã hội, trong đó có tiếp
cận các dịch vụ y tế của người dân, chịu
ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định sức
khỏe và điều kiện xã hội nơi họ sống và
làm việc, còn gọi là các yếu tố quyết định
xã hội. Các yếu tố quyết định xã hội này
có thể là nguyên nhân gây nên sự bất bình
đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội và
dịch vụ y tế của người dân.
Các nghiên cứu về bình đẳng y tế, sức
khỏe thường tiếp cận nghiên cứu nguyên
nhân-kết quả của sự bất bình đẳng, chỉ ra
sự bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch
vụ y tế, chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm
xã hội khác nhau, đồng thời đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao quyền lợi của các
nhóm yếu thế thông qua các chương trình
can thiệp y tế cộng đồng. Nghiên cứu của
Michael Marmot (2007) cho rằng, muốn
giải quyết được gốc rễ bất bình đẳng trong
y tế, chăm sóc sức khỏe cần phải “trao
quyền” và giải phóng sự “tự do” của các
cá nhân, nhóm xã hội. Nghiên cứu hàm ý
đã đến lúc cần giải quyết vấn đề cấp bách
về bất bình đẳng trong y tế-sức khỏe.
*
* *
Sức khỏe là một trong những yếu tố
ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phát
triển của cộng đồng, quốc gia. Cùng với
sự phát triển của kinh tế-xã hội, đời sống
vật chất của người dân được nâng cao, vấn
đề chăm sóc sức khỏe trở thành vấn đề
hàng đầu trong chiến lược y tế quốc gia ở
các nước trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, đặc biệt ở các khu vực đô thị. Bài
viết này hy vọng góp phần gợi mở những
nghiên cứu về sức khỏe đô thị sâu rộng
hơn, và phát triển những chương trình can
thiệp sức khỏe cộng đồng
Một số cŸch tiếp cận§ 41
Tài liệu tham khảo
1. Amalia Waxman (2005), “Why a
global strategy on diet, physical
activity and health?”, Nutrition and
Fitness: Mental Health, Aging, and the
Implementation of a Healthy Diet and
Physical Activity Lifestyle, Vol.95:
162-166, Karger Publishers.
2. Angus Deation (2003), “Health,
inequality and economic
development”, Journal of Economic
literature, 41(1): 113-158.
3. Anthony Costello, et al (2009),
“Managing the health effects of
climate change”, The Lancet,
373(9676): 1693-1733.
4. Constance Lever-Tracy (2008),
“Global warming and
sociology”, Current Sociology, 56(3):
445-466.
5. Goran Dahlgren, Margaret Whitehead
(1991), Policies and strategies to
promote social equity in health,
Institute for Future studies, Stockholm.
6. Irwin M. Rosenstock (1974), “The
health belief model and preventive
health behavior”, Health Education &
Behavior, 2(4): 354-386.
7. Jorge Hardoy, Diana Mitlin, David
Satterthwaite (1992), The Future city,
Island Press, Washington D.C.
8. Joseph J. Molnar (2010), “Climate
change and societal response:
livelihoods, communities and the
environment”, Rural Sociology, 75(1): 1-16.
9. Louis Jonah Opit (1993), “The
measurement of health service
outcomes”, Oxford textbook of public
health, 3.
10. Michael Marmot, on behalf of the
Commission on Social Determinants
of Health (2007), “Achieving health
equity: From root causes to fair
outcomes”, 370(9593): 1153-1163.
11. Michael Senior, Bruce Viveash
(1998), Health and Illness, Macmillan
Press Ltd., London.
12. Mildred Blaxter (2003), Health and
lifestyles, Routledge.
13. Nancy D. Berkman, Terry C. Davis and
Lauren McCormack (2010), “Health
literacy: What is it?”, Journal of
Health communication, 15(S2): 9-19.
14. Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Trung
(2003), Nhân học y tế ứng dụng, Nxb.
Đại học Y tế công cộng Hà Nội, Hà Nội.
15. Phạm Văn Lình, Võ Văn Thắng
(2008), Nhân học y tế, Nxb. Đại học Y
Dược Huế, Huế.
16. Robert B. Potter, Sally Lloyd-Evans,
(1998), The City in the Developing
World, Longman Harlow.
17. Steven P. Brown and W. Leigh
Thomas (1996), “A new look at
psychological climate and its
relationship to job involvement, effort,
and performance”, Journal of Applied
psychology, 81(4): 358-368.
18. Ulrich Beck (2010), “Climate for
change, or how to create a green
modernity?”, Theory, Culture &
Society, 27(2-3): 254-266.
19. World Health Organization
(2009), World health statistics, World
Health Organization.
20. W. Neil Adger, et al (2009), “Are
there social limits to adaptation to
climate change?”, Climate change, 93(3-
4): 335-354.
21. York W. Bradshaw (1987),
“Urbanization and
Underdevelopment: A Global study of
Modernization, Urban Bias and
Economic Dependency”, American
Sociology Review, 52(2): 224-239.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26235_88150_1_pb_8616.pdf