Đối với vùng biên giới Việt - Trung,
có khá nhiều vấn đề nảy sinh từ hôn nhân
xuyên biên giới đến an ninh, quốc phòng
khu vực biên giới. Xuất phát từ nhu cầu đi
làm thuê của một bộ phận lao động thuộc
các xã khu vực biên giới, những người đã
kết hôn ở bên kia biên giới luôn là đầu
mối tìm kiếm việc làm và liên hệ, đưa
người Việt Nam sang làm thuê. Do các
mối quan hệ thân thiết trong gia đình nên
phần lớn những người đi làm thuê trong
trường hợp này không khai báo với công
an hoặc bộ đội biên phòng. Việc qua lại
biên giới không có giấy tờ hợp pháp
thường gây ra nhiều vấn đề liên quan đến
an ninh, an toàn cho chính người lao
động, Họ bị một số kẻ xấu lợi dụng, thậm
chí còn bị tổ chức trấn lột, cướp tiền, tài
sản ở ngay trong khu vực biên giới. Hiện
tượng này diễn ra trong một thời gian dài,
gây hoang mang cho người dân sống ở
khu vực biên giới.
8 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học - Một số vấn đề về hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề về hôn nhân xuyên biên giới
với phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay(*)
Đặng Thị Hoa(**)
Tóm tắt: Hôn nhân xuyên biên giới là một hiện tượng xã hội đã xảy ra trong lịch sử và
đang đặt ra những vấn đề mới trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay. Hôn
nhân xuyên biên giới có những tác động không nhỏ tới sự phát triển của khu vực biên
giới nước ta. Bên cạnh những yếu tố truyền thống như các mối quan hệ gia đình, họ
hàng xuyên biên giới, thì hôn nhân xuyên biên giới tiềm ẩn một số vấn đề trong quản lý
phát triển xã hội như: vấn đề di cư, việc làm xuyên biên giới, buôn bán trẻ em, phụ nữ
xuyên biên giới, tội phạm xuyên biên giới, Bài viết tập trung phân tích xu hướng kết
hôn xuyên biên giới tại một số tỉnh biên giới ở Việt Nam hiện nay và làm rõ những vấn
đề đặt ra trong quản lý hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội.
Từ khóa: Hôn nhân, Hôn nhân xuyên biên giới, Phát triển xã hội
I. Về xu hướng kết hôn xuyên biên giới ở
Việt Nam hiện nay(*)(**)
1. Theo quan điểm chức năng luận,
hôn nhân là một thể chế xã hội, có vai trò
quan trọng trong phát triển, đó là chức
(*)
Bài viết là một phần kết quả nghiên cứu của đề
tài cấp quốc gia Hôn nhân xuyên biên giới với phát
triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay
thuộc Chương trình KX02-11-15, được thực hiện
trong 2 năm 2014-2015 tại 21 xã trên 10 huyện của
6 tỉnh (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà
Giang, Nghệ An và Kon Tum) với số lượng 1.536
phiếu điều tra bảng hỏi hộ gia đình (dân tộc Kinh
là 149, Tày-324, Nùng-304, Thái-166, Hmông-328,
Xơ đăng-98, Gia rai-101, dân tộc khác-66) và 58 cuộc
phỏng vấn sâu (cô dâu đã lấy chồng nước ngoài
quay trở về Việt Nam; người thân-cha mẹ, anh chị
em; người sống cùng thôn bản; người già am hiểu
phong tục tập quán; công an viên; cán bộ phụ nữ;
cán bộ bộ đội biên phòng).
(**)
TS., Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; Email:
danghoavdth@yahoo.com
năng duy trì nòi giống, duy trì và phát
triển các dòng gen của con người. Trong
bối cảnh phát triển và hội nhập, các cuộc
hôn nhân xuyên biên giới, xuyên quốc gia
còn có chức năng quan trọng làm phát
triển hơn, đa dạng hơn nguồn gen của các
nhóm chủng tộc, các tộc người khác nhau,
góp phần quan trọng trong việc làm đa
dạng hơn hay cải tạo nòi giống.
Sự lựa chọn kết hôn có thể nằm trong
chiến lược nhằm mong muốn sự thay đổi
địa vị, hoàn cảnh hay các mục tiêu cụ thể
của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong
mối quan hệ trao đổi hôn nhân. Hôn nhân
cũng được xem xét nằm trong những động
lực của phát triển xã hội. Từ các mối quan
hệ hôn nhân, các biến đổi xã hội đã được
hình thành, có thể được tạo dựng từ góc
độ văn hóa hay là một chiến lược. Cho dù
dưới hình thức biến đổi văn hóa hay chiến
Một số vấn đề§ 19
lược thay đổi cuộc sống thì các cuộc hôn
nhân cũng tạo ra những quan hệ xã hội
mới, chu kỳ phát triển gia đình mới,
không còn bó hẹp trong phạm vi cộng
đồng truyền thống mà được mở ra ở một
không gian rộng lớn hơn, thậm chí là bên
ngoài biên giới quốc gia. Hôn nhân xuyên
biên giới không phải là hiện tượng mới
nhưng trong bối cảnh hiện nay đã có nhiều
thay đổi so với trước đây. Các cuộc hôn
nhân diễn ra trong bối cảnh không gian
rộng hơn, không giới hạn trong một tộc
người, giữa hai tộc người mà có sự tham
gia của nhiều thành phần tộc người thuộc
cùng hoặc khác nhóm ngôn ngữ. Mục đích
của các cuộc hôn nhân cũng thay đổi và
các cuộc hôn nhân đó cũng đang chịu tác
động nhiều yếu tố mới.
Trong xu thế phát triển và hội nhập
toàn cầu, hôn nhân xuyên biên giới cũng
cần nhìn nhận trong sự phát triển bởi tất
cả các yếu tố tích cực và hạn chế của nó.
Những vấn đề xã hội mới đang được đặt
ra bởi các cuộc hôn nhân, trong đó có hôn
nhân xuyên biên giới trong bối cảnh kinh
tế thị trường, hiện đại hóa và hội nhập
hiện nay trở thành những vấn đề xã hội và
quản lý xã hội rất cấp thiết. Bên cạnh
những vấn đề của gia đình đa văn hóa, các
vấn đề liên quan đến di cư, việc làm, quản
lý nhân khẩu, quyền con người trong hôn
nhân, gia đình cần được nhìn nhận một
cách thấu đáo và toàn diện từ góc độ quản
lý phát triển xã hội.
2. Xu hướng kết hôn xuyên biên giới
ở Việt Nam hiện nay có chiều hướng tăng
cả về số lượng và đa dạng hơn về tính
chất. Quan hệ hôn nhân xuyên biên giới
trong những năm gần đây lại có xu hướng
giảm dần yếu tố đồng tộc và gia tăng yếu
tố khác dân tộc. Trong các mối quan hệ
văn hóa truyền thống, một số dân tộc cư
trú gần biên giới kết hôn với đồng tộc của
họ ở bên kia biên giới là hiện tượng vốn
thường xảy ra. Tuy nhiên, xu hướng kết
hôn khác tộc ngày càng phổ biến hơn
không chỉ giữa các tộc người cư trú ở khu
vực biên giới mà cả các tộc người cư trú ở
sâu trong nội địa, như Thái, Khơ Mú,
Mường (Thanh Hóa, Nghệ An). Một bộ
phận không nhỏ người Kinh kết hôn với
người Hán và một số tộc người thiểu số ở
các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, thậm chí
đi sâu vào nội địa một số địa phương khác
của Trung Quốc. Dưới sự tác động ngày
càng gia tăng của quá trình toàn cầu hóa,
việc hôn nhân không đồng tộc xuyên biên
giới là tất yếu, không chỉ có ở Việt Nam
mà còn có ở nhiều quốc gia khác.
Hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy
đủ về số lượng người kết hôn xuyên biên
giới, nhưng theo ước tính, hiện có khoảng
trên 50 nghìn phụ nữ Việt Nam kết hôn
với người Trung Quốc, khoảng hơn 2
nghìn người Việt Nam kết hôn với người
Lào. Hiện tượng kết hôn xuyên biên giới
vốn đã có trong lịch sử với đặc điểm của
các thôn bản biên giới liền kề nhau, nhưng
trở thành một trào lưu khá phổ biến từ
những năm 1980 đến 2005 ở cả 3 vùng
biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt
Nam - Lào và Việt Nam - Camphuchia.
Các tộc người có nhiều người kết hôn
xuyên biên giới phải kể đến như: Tày,
Nùng, Hmông, Hà Nhì, Lô Lô, Thái, Khơ
mú, Giẻ-Triêng, Brâu, Cơ ho,
Số liệu khảo sát thực địa tại 6 tỉnh
biên giới cho thấy, các trường hợp kết hôn
xuyên biên giới phần lớn có hoàn cảnh gia
đình khó khăn, trình độ học vấn thấp và
không có nguồn thu nhập khác ngoài nông
nghiệp. Trong những năm gần đây, xu
hướng đi tìm việc làm ở một số nước láng
giềng như Trung Quốc, Lào trở nên khá
phổ biến, là cơ hội dẫn tới các cuộc hôn
nhân xuyên biên giới, nhất là đối với
nhóm thanh niên trẻ ở độ tuổi dưới 30.
Theo kết quả khảo sát tại 6 tỉnh, phần lớn
20 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 10.2016
các cuộc hôn nhân xuyên biên giới là do
tự tìm hiểu và tự quyết định kết hôn
(70,7%). Nhóm kết hôn qua mai mối hay
có sự sắp xếp của cha mẹ chỉ chiếm
11,3%. Đặc biệt, có 3,6% trường hợp kết
hôn do cưỡng ép, lừa bán. Trong số các
cuộc hôn nhân cưỡng ép và lừa bán, tỷ lệ
cao nhất là do cha mẹ bắt ép, sắp đặt (240
trường hợp), người lạ bắt ép, lừa bán (56
trường hợp).
Về độ tuổi kết hôn, nhóm phụ nữ kết
hôn xuyên biên giới nhiều nhất ở độ tuổi
từ 18 đến 25 tuổi (48,7%). Ở nhóm tuổi từ
35 trở lên cũng chiếm tỷ lệ khá cao
(30,4%), trong nhiều trường hợp phụ nữ
đã quá lứa lỡ thì hoặc bị thất bại trong hôn
nhân ở Việt Nam mong muốn tìm được
hạnh phúc mới ở bên kia biên giới. Cá biệt
có một bộ phận các em gái dưới 15 tuổi đã
kết hôn xuyên biên giới ở dân tộc Tày
(4,2%) và Nùng (2,7%).
Phần lớn những người đã kết hôn
xuyên biên giới không có liên lạc với gia
đình như ở Lạng Sơn (39,9%), Cao Bằng
(45,6%), Hà Giang (51,8%), Nghệ An
(71,2%). Dân tộc Nùng có mối liên hệ mật
thiết hơn cả trong số các tộc người được
khảo sát. Có tới 30,3% số hộ gia đình có
mức độ liên hệ hàng tháng và hàng năm
với anh chị em ruột ở bên kia biên giới,
dân tộc Tày là 13,1%, dân tộc Hmông là
3,9%. Mức độ giúp đỡ của người thân đã
và đang kết hôn ở bên kia biên giới đối với
hộ gia đình cũng có tỷ lệ đáng kể. Với dân
tộc Tày là 25% có hỗ trợ về mặt kinh tế,
dân tộc Nùng là 34,4%, dân tộc Hmông là
42,8% và dân tộc Kinh là 54,4%.
Kết hôn xuyên biên giới vẫn luôn là
một hướng đi có tính chiến lược đối với
một số gia đình và các cô gái trẻ từ các
vùng, địa phương trong cả nước nói
chung, các tỉnh miền núi nói riêng. Từ các
mối quan hệ làm ăn, buôn bán, thăm thân
hình thành các mối quan hệ hôn nhân mới
là điều khó tránh khỏi. Đây cũng là một
trong những yếu tố làm gia tăng xu hướng
kết hôn xuyên biên giới của một số tộc
người cư trú vùng biên giới, nhất là ở
vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Tuy nhiên, các cuộc kết hôn xuyên biên
giới cũng đang tiềm ẩn nhiều vấn đề xã
hội, trước hết là những rủi ro đối với bản
thân những người phụ nữ kết hôn với
người nước ngoài không thực hiện được
các thủ tục kết hôn theo quy định của
pháp luật nước sở tại. Bên cạnh trào lưu đi
lấy chồng ở các nước láng giềng, nhiều
trường hợp phụ nữ đã bị các đối tượng tội
phạm lừa bán, ép gả hay buôn bán người
qua biên giới. Do vậy, hôn nhân xuyên
biên giới cũng đang đặt ra nhiều vấn đề
trong quản lý đường biên giới và sự ổn
định trong phát triển kinh tế-xã hội của
các địa phương khu vực biên giới.
II. Một số vấn đề đặt ra trong quản lý
hôn nhân xuyên biên giới với phát triển
xã hội
1. Quản lý đăng ký kết hôn
Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ kết
hôn xuyên biên giới có đăng ký kết hôn là
rất thấp. Phần lớn trường hợp kết hôn
xuyên biên giới không thực hiện bất kỳ
thủ tục pháp lý nào trong đăng ký kết hôn,
chủ yếu vẫn theo nhu cầu cá nhân. Hầu
hết những trường hợp được hỏi có hôn
nhân xuyên biên giới đều không thực hiện
thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam hay
ở nước sở tại. Tỷ lệ có đăng ký kết hôn chỉ
dưới 10% trong số mẫu khảo sát. Tuy
nhiên, theo nhận thức của người dân, do
các thủ tục đăng ký kết hôn quá phức tạp,
nhiều khi nằm ngoài mong đợi, ngoài khả
năng của người kết hôn xuyên biên giới.
Lý do chủ yếu không đăng ký kết hôn là
hầu hết những người kết hôn xuyên biên
giới là phụ nữ dân tộc thiểu số, họ không
Một số vấn đề§ 21
đủ điều kiện để đăng ký: không đủ giấy
tờ, không đủ thời gian, không đủ hiểu biết
(không biết tiếng, không biết chữ, không
biết thủ tục pháp lý và cũng không biết
phải đến những cơ quan nào để khai báo,
làm các thủ tục hồ sơ).
Thực tế là các cuộc hôn nhân xuyên
biên giới ở Việt Nam hiện nay thường
xuất phát từ các mối quan hệ trong lao
động rồi gặp gỡ, nảy sinh tình cảm, hoặc
cũng có người chủ định sang bên kia biên
giới lấy vợ/chồng với mong muốn cuộc
sống tốt hơn, có cái ăn, có cái mặc Do
vậy, họ thường đi chui, không khai báo
với chính quyền địa phương nơi đi cũng
như nơi đến. Thường họ bỏ địa phương đi
một thời gian, sau khi đã có gia đình, có
cuộc sống riêng mới thông báo về cho
người thân biết. Do vậy, sự can thiệp và
giúp đỡ của người thân trong gia đình để
thực hiện đăng ký kết hôn là rất khó khăn.
2. Việc hỗ trợ cho những người kết
hôn xuyên biên giới quay trở về Việt Nam
Theo kết quả khảo sát tại 6 tỉnh biên
giới, những trường hợp kết hôn xuyên
biên giới không thành công dù với bất cứ
lý do nào mà họ phải quay trở lại quê
hương, chính quyền địa phương cũng đã
có những quan tâm nhất định, hỗ trợ kịp
thời để họ ổn định cuộc sống. Tuy nhiên
số người nhận được sự hỗ trợ này không
nhiều, cụ thể: nhập hộ khẩu/nhập quốc
tịch (5,5%); hỗ trợ kinh tế ban đầu để ổn
định cuộc sống như gạo, vốn hoặc ruộng
đất,v.v... (4,6%); cấp giấy khai sinh/ quốc
tịch cho con cái (4,4%); tạo điều kiện để
con cái họ được đi học (4%); giúp tìm
kiếm việc làm (3,3%); các loại hỗ trợ như
dạy ngôn ngữ, giúp tìm hiểu tập quán văn
hóa, hòa nhập, hỗ trợ về pháp lý để đòi
quyền lợi từ cuộc hôn nhân hoặc bị gả bán,
và giúp tạm trú hoặc ở nhà tạm lánh và
khác, có tỷ lệ dao động từ 0,4% đến 1,2%.
Theo ý kiến của cán bộ Hội Liên hiệp
phụ nữ tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn, khi
người phụ nữ kết hôn xuyên biên giới
không thành công phải trở về quê hương,
Hội phụ nữ đã đứng ra bảo lãnh cho chị
em vay vốn, làm lại chứng minh thư và
thuyết phục chính quyền nhập lại hộ khẩu
cho họ. Tuy nhiên, trong quá trình hỗ trợ
này, hội phụ nữ ở cơ sở gặp không ít khó
khăn về các thủ tục hành chính. Bên cạnh
đó, những người phụ nữ trở về trong điều
kiện kinh tế rất khó khăn, không có việc
làm, phải sống dựa vào người thân và
thường rất nhạy cảm, lảng tránh trong giao
tiếp cộng đồng. Số lượng chị em trở về
được hỗ trợ rất ít, hầu hết họ đều phải tự lo
cho cuộc sống của mình mà trong đó,
không ít chị em do không chịu được sự vất
vả, khó khăn trong cuộc sống đã buộc phải
quay lại Trung Quốc với hy vọng tìm kiếm
những cơ hội mới cho cuộc đời của họ.
Vấn đề con nuôi, chăm sóc trẻ em là
con của phụ nữ Việt Nam có hôn nhân
xuyên biên giới vẫn đang còn bỏ ngỏ trong
hệ thống pháp lý của Việt Nam hiện nay.
Các quy định về việc nhận con nuôi, con
nuôi của người nước ngoài hay người nước
ngoài nhận con nuôi đều nằm ngoài các
trường hợp con của những phụ nữ này. Bên
cạnh đó, thủ tục pháp lý đối với việc nhận
con nuôi, con của những người kết hôn
xuyên biên giới đã trở về Việt Nam sinh
sống chưa có hướng dẫn cụ thể. Theo ý
kiến của các cán bộ quản lý ở cơ sở, phần
lớn các trường hợp con của những phụ nữ
Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ở
khu vực biên giới đã trở về hiện đang
được người thân chăm sóc chưa được làm
giấy khai sinh, nhập hộ tịch và triển khai
các chính sách an sinh xã hội. Do vậy, các
cháu nhỏ hết sức thiệt thòi khi chưa được
hưởng các chế độ của chính sách an sinh
xã hội kể cả của Việt Nam và các nước
láng giềng.
22 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 10.2016
3. Vấn đề tạo việc làm, ổn định thu
nhập và phát triển kinh tế hộ gia đình
Thiếu vốn, thiếu đất là những khó
khăn chủ yếu mà các hộ gia đình có người
thân kết hôn xuyên biên giới đang gặp
phải trong hoạt động sản xuất/kinh doanh.
Mặc dù đã và đang được hưởng những trợ
giúp/ hỗ trợ nhất định trong phát triển sản
xuất, các hộ gia đình ở khu vực biên giới
vẫn gặp những khó khăn nhất định. Trong
số 1.536 đại diện gia đình trả lời bảng hỏi,
chỉ có 16,2% gia đình cho biết họ không
gặp khó khăn trong hoạt động sản
xuất/kinh doanh. Số còn lại có 32,2% gia
đình gặp 1 khó khăn, 27,8% gia đình gặp
2 khó khăn và 23,8% gia đình có từ 3 khó
khăn trở lên trong hoạt động sản xuất/
kinh doanh. Tỷ lệ gia đình gặp khó khăn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh diễn
ra phổ biến hơn ở các tỉnh Kon Tum
(95,1%), Nghệ An (88,7%) và ít phổ biến
hơn ở các tỉnh Quảng Ninh (74,1%) và
Lạng Sơn (79,1%). 57,6% trên tổng số các
gia đình cho biết họ thiếu vốn trong sản
xuất kinh doanh, 39,3% gia đình cho biết
khó khăn của họ là thiếu đất sản xuất và
25,2% gia đình gặp khó khăn trong sản
xuất do đất xấu.
Tình trạng nghèo đói vẫn phổ biến ở
khu vực biên giới. Kết quả khảo sát mức
sống hộ gia đình ở các địa bàn nghiên cứu
cho thấy, tỷ lệ gia đình nằm trong danh
sách nghèo hoặc cận nghèo của địa
phương khá cao, đặc biệt là ở các tỉnh Hà
Giang, Nghệ An, Kon Tum. Tính chung
trong tổng số các gia đình được khảo sát,
có 30,7% gia đình thuộc hộ nghèo, 11,5%
gia đình thuộc hộ cận nghèo. Tại Hà
Giang, tỷ lệ hộ gia đình trong mẫu khảo
sát thuộc danh sách hộ nghèo là 50,4%,
cận nghèo là 4,9%. Người dân vùng biên
giới chủ yếu sống bằng nông nghiệp, nghĩa
là nguy cơ nghèo của các hộ gia đình ở
vùng biên giới là rất lớn, đặc biệt khi mà
tỷ lệ làm nông nghiệp cao hơn ở nhóm nữ
giới, nhóm trung niên và nhóm người cao
tuổi. Như vậy, nông nghiệp vẫn đang là
hoạt động kinh tế chủ yếu của các tộc
người vùng biên giới, đặc biệt ở nhóm phụ
nữ, nhóm người cao tuổi.
Trước thực trạng đó, một trong những
chiến lược về lao động, việc làm được
người dân vùng biên giới lựa chọn là đi
làm thuê ở bên kia biên giới. Theo số liệu
thống kê của lực lượng cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội công an các
huyện, thành phố tỉnh Hà Giang (tính từ
ngày 16/11/2009 đến ngày 15/4/2015), lực
lượng này đã phát hiện 72.528 lượt công
dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc,
trong đó: nam 48.352 lượt người chiếm
66,66%, nữ 24.176 lượt người chiếm
33,33%, dưới 14 tuổi 4.835 lượt người
chiếm 6,66%, dân tộc Hmông chiếm trên
60,43%. Số tự quay về Việt Nam là 46.895
lượt người, một số thường xuyên đi lại,
một số đi vài ngày, vài tuần, vài tháng mới
quay lại. Theo bộ đội biên phòng Hà Giang,
thị trường lao động Trung Quốc tạo sức hút
rất lớn, người lao động tự sang đó tìm việc.
Lúc đầu chủ yếu là cư dân trong vùng biên
giới đi lao động theo thời điểm, thời gian,
mùa vụ. Nhưng dần dần, nó thu hút cả lao
động trong các xã nội địa, các huyện nội
địa và bây giờ đến các tỉnh nội địa, có
nhiều người từ Thừa Thiên Huế, Thanh
Hóa, Nghệ An cũng đua nhau sang Trung
Quốc làm thuê. Từ sức hút về lao động
việc làm đã nảy sinh các mối quan hệ dẫn
tới hôn nhân và chu kỳ vòng quay của hôn
nhân lại tiếp tục được mở rộng.
Số liệu khảo sát tại 6 tỉnh cho thấy, có
12% lao động độ tuổi 15 trở lên đang làm
việc ở bên kia biên giới trong vòng 12
tháng trước thời điểm điều tra. Tình trạng
nam giới sang làm việc bên kia biên giới
phổ biến hơn so với nữ giới (15,6% và
8,2%). Có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ
Một số vấn đề§ 23
sang làm việc ở bên kia biên giới giữa các
địa bàn nghiên cứu. Tỷ lệ lao động sang
làm việc ở bên kia biên giới ở các tỉnh
Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang cao hơn
rất nhiều so với Nghệ An và đặc biệt là so
với Kon Tum. Điều đó có nghĩa là tình
trạng sang làm việc ở Trung Quốc diễn ra
phổ biến hơn so với hai nước láng giềng
khác là Lào và Campuchia.
Tuy nhiên, vấn đề đáng quan ngại là
tình trạng sang biên giới làm việc diễn ra
hoàn toàn tự phát, trái phép. Công dân
vượt biên trái phép sang Trung Quốc
thường lao động tập trung tại các tỉnh
Quảng Đông, Quảng Tây, chủ yếu là lao
động phổ thông (phụ xây, làm gạch, phát
nương, làm rẫy, thu hái nông sản, đào đãi
vàng). Do quá trình lao động ở bên kia
biên giới không có giấy tờ hợp pháp
(không có thỏa thuận hợp tác với lao động
bên Trung Quốc và cũng không có một
thủ tục giấy tờ nào đảm bảo cho việc xuất
khẩu lao động) nên người lao động dễ gặp
rủi ro trong quá trình làm việc. Lao động
xuyên biên giới không hợp pháp của cư
dân khu vực biên giới không chỉ gây hệ
lụy là những thiệt thòi về thu nhập của
người dân mà còn cả những hệ lụy xã hội
khác như tình trạng buôn bán người. Rõ
ràng, trên thực tế, người dân di cư sang
Trung Quốc hoặc Lào đã tìm kiếm được
việc làm thu nhập cao nên cũng dễ hiểu tại
sao người dân ở đây nhìn nhận rằng khi
kết hôn với người Trung Quốc hoặc người
Lào cũng sẽ dễ tìm được việc làm thu
nhập cao.
4. Quản lý, ổn định địa bàn dân cư
góp phần ổn định chính trị, an ninh vùng
biên giới
Theo quan điểm của các cán bộ làm
công tác quản lý hôn nhân xuyên biên giới
ở cơ sở, quản lý hôn nhân xuyên biên giới
ở khu vực biên giới đang đặt ra nhiều vấn
đề nóng, liên quan chặt chẽ đến sự ổn định
phát triển xã hội và an ninh biên giới.
Trước hết, hôn nhân xuyên biên giới có
mối liên hệ chặt chẽ với việc đảm bảo an
ninh, quốc phòng khu vực biên giới.
Theo báo cáo của các cơ quan an ninh
khu vực biên giới, tình trạng vượt biên trái
phép, đi lại thăm thân không thực hiện các
quy định an ninh biên giới, buôn bán, bắt
cóc phụ nữ, trẻ em, buôn bán ma túy, buôn
hàng trốn thuế dựa vào các mối quan hệ
đồng tộc, thân tộc, gia đình có người thân
kết hôn ở bên kia biên giới đang là những
vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến an
ninh vùng biên giới, đặc biệt là vùng biên
giới Việt - Trung và Việt - Lào.
Đối với vùng biên giới Việt - Lào, có
một số điểm nóng thuộc các tỉnh Sơn La
(Mộc Châu, Sốp Cộp), Thanh Hóa
(Mường Lát, Quan Sơn), Nghệ An (Quế
Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương). Tại các
địa phương này, một bộ phận người dân
tộc Hmông, Thái, Khơ mú lợi dụng mối
quan hệ với người thân đang sinh sống ở
vùng Bắc Lào liên kết vận chuyển hàng
cấm, đặc biệt là ma túy, truyền đạo trái
phép phát triển đạo Tin Lành ở khu vực
vùng biên và vận động người di cư qua
biên giới rất phức tạp. Các hoạt động xâm
canh trồng cây thuốc phiện ở phía Lào dựa
vào đồng tộc và người thân ở các làng bản
sát biên giới đã gây ra nhiều khó khăn cho
công tác quản lý an ninh khu vực biên
giới. Phần lớn các đối tượng lợi dụng mối
quan hệ gia đình, họ hàng từ các cuộc hôn
nhân xuyên biên giới lén lút thâm nhập
vào các bản sát biên giới để truyền đạo,
vận chuyển mua bán ma túy. Riêng khu
vực biên giới của tỉnh Nghệ An, tình trạng
buôn lậu trâu bò qua biên giới rất khó
kiểm soát. Hầu hết những người buôn bán
trâu bò qua biên giới là người Hmông,
thường có mối quan hệ anh em, họ hàng ở
bên Lào và di chuyển bằng nhiều đường
tắt, đường rừng sang Lào, gây rất nhiều
24 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 10.2016
khó khăn đối với bộ đội biên phòng trong
kiểm soát an ninh khu vực biên giới.
Đối với vùng biên giới Việt - Trung,
có khá nhiều vấn đề nảy sinh từ hôn nhân
xuyên biên giới đến an ninh, quốc phòng
khu vực biên giới. Xuất phát từ nhu cầu đi
làm thuê của một bộ phận lao động thuộc
các xã khu vực biên giới, những người đã
kết hôn ở bên kia biên giới luôn là đầu
mối tìm kiếm việc làm và liên hệ, đưa
người Việt Nam sang làm thuê. Do các
mối quan hệ thân thiết trong gia đình nên
phần lớn những người đi làm thuê trong
trường hợp này không khai báo với công
an hoặc bộ đội biên phòng. Việc qua lại
biên giới không có giấy tờ hợp pháp
thường gây ra nhiều vấn đề liên quan đến
an ninh, an toàn cho chính người lao
động, Họ bị một số kẻ xấu lợi dụng, thậm
chí còn bị tổ chức trấn lột, cướp tiền, tài
sản ở ngay trong khu vực biên giới. Hiện
tượng này diễn ra trong một thời gian dài,
gây hoang mang cho người dân sống ở
khu vực biên giới.
Một trong những vấn đề nóng luôn
nổi lên ở vùng biên giới Việt - Trung là
tình trạng buôn bán, bắt cóc, cưỡng ép phụ
nữ, trẻ em gái có liên quan đến hôn nhân
xuyên biên giới. Thường xảy ra trường
hợp những người đồng tộc, thậm chí cả
người thân trong gia đình lừa bán hay ép
gả các cháu gái mới lớn sang làm vợ của
người Trung Quốc và thu lợi bất chính.
Trường hợp này rất khó kiểm soát vì họ là
người thân, thông thạo về ngôn ngữ và
văn hóa nên rất khó phát hiện từ trước.
Hiện tượng này khá phổ biến dọc biên
giới từ Quảng Ninh đến Lai Châu và xảy
ra ở khá nhiều tộc người như: Tày, Nùng,
Hmông, Dao, Sán Dìu, Sán Chay, Theo
báo cáo của công an các tỉnh Lạng Sơn,
Cao Bằng, Hà Giang, nhiều đối tượng hai
bên biên giới thường cấu kết, hình thành
các ổ nhóm, đường dây hoạt động tội
phạm tại các xã, huyện biên giới. Phương
thức, thủ đoạn rất tinh vi, hầu hết các vụ
án đều có sự cấu kết giữa các đối tượng là
người thân trong gia đình, trong quan hệ
hôn nhân giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tội phạm thường lợi dụng mối quen biết,
sự thiếu hiểu biết của gia đình nạn nhân,
gia đình đơn côi ở các địa bàn có hoàn
cảnh khó khăn, xa xôi, hẻo lánh Một số
trường hợp do khó khăn về kinh tế đã móc
nối với bên kia để đưa con, cháu, thậm chí
cả vợ sang Trung Quốc. Có nhiều trường
hợp đã sang lấy chồng ở Trung Quốc, vì
lợi nhuận lại quay trở về địa phương, dụ
dỗ những người quen biết, người thân đưa
sang Trung Quốc bán làm vợ. Bên cạnh
đó, dọc biên giới Việt - Trung cũng là
những điểm nóng về buôn bán và vận
chuyển hàng hóa bất hợp pháp với thủ
đoạn rất tinh vi, đặc biệt là nhóm tội phạm
lợi dụng các mối quan hệ từ những cuộc
hôn nhân xuyên biên giới. Điều này gây ra
nhiều khó khăn cho lực lượng bảo vệ an
ninh biên giới.
*
* *
Có thể thấy, hôn nhân xuyên biên giới
đang đặt ra những vấn đề mới trong việc
đảm bảo sự ổn định ở khu vực biên giới,
nhất là vùng biên giới Việt - Trung luôn
diễn ra nhiều vấn đề phức tạp. Trong đó
đáng quan tâm nhất là vấn đề tâm lý và
niềm tin của cán bộ, nhân dân thuộc khu
vực biên giới trong giải quyết những vấn
đề cơ bản như lao động việc làm, ổn định
đời sống và đảm bảo những vấn đề cơ bản
trong quá trình phát triển như thực hiện và
tuân thủ các quy định luật pháp và quyền
của con người. Hôn nhân xuyên biên giới
đã có những tác động không nhỏ dẫn tới
sự bất ổn đó, tạo ra những khoảng trống
trong quản lý xã hội và trở thành những
rào cản trong phát triển xã hội ở vùng biên
giới nói riêng và các tỉnh miền núi và dân
tộc nói chung
Một số vấn đề§ 25
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Căn (2009), Chiến lược
“Hưng biên phú dân” của Trung Quốc,
Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
2. Công an tỉnh Hà Giang (2015), Báo
cáo về tình hình công tác quản lý
nhân, hộ khẩu vùng biên giới.
3. Công an tỉnh Nghệ An (2014), Báo
cáo tình hình kết quả công tác quản lý,
phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng
an ninh, công tác phối hợp quản lý
nhà nước về kết hôn có yếu tố nước
ngoài, công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm mua bán người trên
địa bàn tỉnh Nghệ An.
4. Công an tỉnh Quảng Ninh (2009),
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
hành chính về trật tự xã hội vùng biên
giới tỉnh Quảng Ninh,
VN/bannganh/congantinh/Trang/Tin
%20chi%20ti%E1%BA%BFt.aspx?
newsid=1358&dt=2009-12-
25&cid=3.
5. Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt
Nam, IOM, EU (2011), Báo cáo tổng
quan về tình hình di cư của công dân
Việt Nam ra nước ngoài.
6. Trần Đức Cường (chủ biên, 2012),
Phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội ở Việt Nam - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội.
7. Chỉ thị số 766/1997/TTg, Nghị quyết
số 09/1998/ NQ-CP, Chương trình
hành động về phòng, chống tội phạm
buôn bán phụ nữ và trẻ em giai đoạn
2004-2010.
8. Emily A. Shultz, Robert H. Lavenda,
(2001), Một quan điểm về tình trạng
nhân sinh, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
9. Đặng Thị Hoa và cộng sự (2015),
Hôn nhân xuyên biên giới với phát
triển xã hội ở các tỉnh miền núi nước
ta hiện nay, Báo cáo kết quả nghiên
cứu đề tài cấp quốc gia thuộc Chương
trình KX02-11-15, Bộ Khoa học và
Công nghệ.
10. Vũ Đăng Mạnh (2015), Vị trí, vai trò
của biên giới Việt - Trung đối với sự
phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà
Giang, Tham luận tại Hội thảo: “Phát
triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Giang
trong mối liên kết vùng Đông Bắc và
Tây Bắc”, tháng 3/2015.
11. Lý Quyên, Long Diệu (2007), “Bàn về
các vấn đề pháp lý trong hôn nhân qua
biên giới Việt Trung”, Tạp chí Chính
trị Pháp luật, Học viện Cán bộ quản lý
chính trị pháp luật Quảng Tây, Trung
Quốc, số 1 (bản dịch từ tiếng Trung).
12. R. Jon Mcgee, Rich L.Warms (2010),
Lý thuyết nhân loại học, Nxb. Từ điển
Bách khoa, Hà Nội.
13. Lý Hành Sơn (2008), Quan hệ dân tộc
vùng biên giới Việt - Lào, Báo cáo kết
quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, Viện
Dân tộc học, Hà Nội.
14. Lý Hành Sơn, Trần Mai Lan (2014),
Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia của
một số tộc người vùng miền núi phía
Bắc, Báo cáo tổng hợp kết quả thực
hiện đề tài cấp bộ, Viện Dân tộc học.
Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26233_88142_1_pb_7688.pdf