Xã hội học - Thuyết kiến tạo xã hội trong nghiên cứu khoa học chính sách

Về sự biến đổi ở thành phần và cấu trúc của chính sách xã hội của WB có thể nêu bằng chứng về tín dụng của WB như sau: Năm 2000, tổng giá trị tín dụng cho các chính sách xã hội của WB là hơn 3,8 tỷ USD, chiếm một phần tư tổng các khoản cho vay của ngân hàng này. Năm 2005, tổng giá trị cam kết cho vay 11 dự án của WB đạt 95,4 tỷ USD. Tỷ trọng giá trị của từng dự án lần lượt như sau: 1% “Quản lý kinh tế”, 2% “Pháp luật”, 4% “Thương mại”, 7% “Bảo trợ xã hội”, 8% “Khu vực công”, 9% “Phát triển xã hội”, 11% “Phát triển đô thị”, 13% “Môi trường”, 14% “Phát triển con người”, 14% “Phát triển nông thôn”, 17% “Khu vực tài chính và tư nhân” (Anthony Hall, 2007). Trong cấu trúc tín dụng của WB, tín dụng dành cho “Bảo trợ xã hội” là nhiều nhất, chiếm gần 49% vào năm 2000, nhưng đến năm 2005, tín dụng “Phát triển con người” chiếm tỷ trọng nhiều nhất, hơn 44% (Bảng 2). Trong giai đoạn 2000-2005, các khoản tín dụng của WB đều tăng, nhưng tăng nhanh nhất là “phát triển con người”, tiếp đến là “phát triển xã hội”. Điều này phản ánh sự biến đổi kiến tạo xã hội nhằm phát triển con người và phát triển xã hội trong chính sách xã hội của WB

pdf8 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học - Thuyết kiến tạo xã hội trong nghiên cứu khoa học chính sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuyết kiến tạo xã hội trong nghiên cứu khoa học chính sách Lê Ngọc Hùng(*) Tóm tắt: Thuyết kiến tạo xã hội của Anne Schneider (Giáo sư trường Đại học bang Arizona) và Helen Ingram (Giáo sư trường Đại học California, Irvine) cho thấy các kiến tạo xã hội tức là các hình dung của xã hội về các nhóm dân số mục tiêu có ảnh hưởng nhất định tới sự hình thành và biến đổi chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng. Các bằng chứng nghiên cứu triển khai thuyết kiến tạo xã hội của Schneider và Ingram và trường hợp nghiên cứu chính sách xã hội của Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra tầm quan trọng ngày càng tăng của tri thức khoa học trong kiến tạo xã hội, và chính sách xã hội dưới tác động của kiến tạo xã hội dựa trên tri thức khoa học trở thành một công cụ hiệu quả để phát triển xã hội bao trùm, bền vững. Từ khóa: Kiến tạo xã hội, Nhóm dân số mục tiêu, Chính sách xã hội, Bảo trợ xã hội, Phát triển con người, Phát triển xã hội 1. Các giả định, định lý và khái niệm(* * Tám giả định của thuyết kiến tạo xã hội Bốn giả định về cá nhân. Theo Jonathan J. Pierce và các đồng sự (Jonathan J. Pierce, Saba Siddiki, Michael D. Jones, Kristin Schumacher, Andrew Pattison, and Holly Peteson, 2014), thuyết kiến tạo xã hội của Schneider và Ingram dựa trên tám giả định thuộc ba phạm trù, ba nhóm là cá nhân, quyền lực và chính trị. Bốn giả định về cá nhân lần lượt cho rằng: (i) các chủ thể hành động không thể xử lý được tất cả thông tin phù hợp để ra (*) GS.TS., Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Email: hungxhh@gmail.com quyết định mà phải dựa vào sự khám phá trí tuệ để quyết định thông tin nào cần thiết; (ii) sự khám phá trí tuệ chọn lọc thông tin một cách thiên vị theo các kiến tạo xã hội, qua đó thông tin nào phù hợp với niềm tin đã có từ trước được giữ lại, còn thông tin nào không phù hợp bị loại bỏ; (iii) mọi người sử dụng các kiến tạo xã hội theo cách chủ quan để đánh giá; và (iv) hiện thực xã hội có giới hạn tương đối nơi các cá nhân kiến tạo xã hội trong các điều kiện khách quan. Giả định về quyền lực. Chính sách gắn liền với chính trị, do vậy thuyết kiến tạo xã hội dựa trên một giả định về quyền lực cho rằng (v) quyền lực phân bố không đồng đều giữa các cá nhân trong môi trường chính trị. Ở đây, quyền lực được các tác giả thuyết kiến tạo xã hội 28 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 7.2016 xem xét trên ba phương diện, ba bộ mặt quyền lực. Một là bộ mặt ảnh hưởng, tác động có tính chất bắt buộc, cưỡng chế thể hiện rõ qua các nguồn gốc chính trị, kinh tế và uy tín xã hội. Bộ mặt thứ hai của quyền lực thể hiện qua dư luận xã hội và năng lực kiểm soát thông tin, tiếp cận thông tin. Thứ ba là bộ mặt vô hình, rất khó nhìn thấy và có thể gọi là “quyền lực tượng trưng” (Pierre Bourdieu, 2011) theo cách dùng từ ngữ của nhà xã hội học Pierre Bourdieu. Ba giả định về chính trị. Thuyết kiến tạo xã hội dựa vào ba giả định về chính trị trong mối quan hệ nhiều chiều với chính sách. Các giả định này lần lượt cho rằng (vi) chính sách tạo ra chính trị tương lai, đến lượt nó chính trị này tạo ra chính sách mới và chính trị mới; (vii) chính sách truyền các thông điệp chứa đựng các kiến tạo xã hội đến người dân làm thay đổi các định hướng tham gia và các khuôn mẫu tham gia của họ; và (viii) các chính sách được tạo ra trong một môi trường chính trị luôn thay đổi. * Hai định lý của thuyết kiến tạo xã hội Trên cơ sở tám giả định trên, thuyết kiến tạo xã hội của Ingram và Schneider đưa ra hai định lý về chính sách xã hội như sau: (i) Sự phân bổ các lợi ích và các gánh nặng chi phí cho các nhóm dân số mục tiêu phụ thuộc vào hai đại lượng là quyền lực và kiến tạo xã hội. Về mặt kiến tạo xã hội, các cá nhân phân hóa thành hai nhóm là nhóm tích cực, xứng đáng và nhóm tiêu cực, không xứng đáng. Về mặt quyền lực, các cá nhân phân hóa thành hai nhóm có quyền lực và nhóm không quyền lực. (ii) Các kiến tạo xã hội đối với các nhóm dân số mục tiêu của chính sách có ảnh hưởng bền vững đối với sự định hướng chính trị và các khuôn mẫu tham gia của các nhóm dân số mục tiêu này. * Khái niệm “kiến tạo xã hội” Theo Schneider và Ingram, kiến tạo xã hội về các nhóm dân số mục tiêu là sự xác định, nhận diện, mô tả tính cách văn hóa thể hiện dưới hình thức các hình ảnh phổ biến, đại chúng về các cá nhân hay các nhóm mà hành vi và phúc lợi của họ bị ảnh hưởng bởi chính sách công. Các kiến tạo xã hội này mang tính quy chuẩn, phán xét, đánh giá khi phác họa chân dung các nhóm dân số theo nghĩa tích cực hay tiêu cực, xứng đáng hay không xứng đáng, có quyền lực hay không có quyền lực thông qua các ngôn ngữ, biểu tượng, ẩn dụ và các câu chuyện. * Khái niệm “dân số mục tiêu” Dân số mục tiêu là nhóm dân số hay nhóm người mà sự thay đổi hành vi, hoạt động, phúc lợi hay hạnh phúc của họ là mục tiêu của chính sách. Theo thuyết kiến tạo xã hội, chính sách là các nỗ lực có chủ đích nhằm thay đổi hoạt động và quan hệ xã hội của nhóm dân số nhất định và nhóm dân số đó gọi là nhóm “dân số mục tiêu”. * Các kiến tạo xã hội về nhóm dân số mục tiêu Các kiến tạo xã hội này là: (i) sự thừa nhận các đặc điểm chung của nhóm dân số mục tiêu như là một nhóm có ý nghĩa xã hội và (ii) sự quy kết các hệ giá trị, các biểu tượng và các hình ảnh cụ thể cho các đặc điểm đó. Các kiến tạo xã hội là các khuôn mẫu nhận thức, các hình ảnh về các nhóm người nhất định mà các khuôn mẫu này được tạo bởi chính trị, văn hóa, giáo dục, lịch sử, truyền thông đại chúng, văn học, tôn giáo và các thiết chế khác. Các kiến tạo xã hội diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể. Các kiến tạo xã hội tích cực về nhóm dân số mục tiêu bao gồm các hình ảnh hay mô tả với những từ ngữ như “thông minh”, “trung thực”, “chăm chỉ”, Thuyết kiến tạo xž hội§ 29 “hào phóng”, “xứng đáng”. Các kiến tạo xã hội tiêu cực bao gồm các hình ảnh hay mô tả với những từ ngữ như “ngu ngốc”, “gian dối”, “ích kỷ”, “không xứng đáng”. Ví dụ, các kiến tạo xã hội về người nghèo có thể đem lại hình ảnh hay mô tả tích cực về người nghèo là người chịu khó, chăm chỉ, trung thực nhưng không may mắn, nghèo khổ không phải lỗi của họ, họ xứng đáng được xã hội trợ giúp. Nhưng kiến tạo xã hội cũng có thể đem lại hình ảnh hay mô tả tiêu cực về người nghèo, ví dụ coi họ là người lười biếng. * Bốn nhóm dân số mục tiêu Schneider và Ingram đã kết hợp quyền lực với kiến tạo xã hội để xác định được bốn nhóm dân số mục tiêu của chính sách, đó là: (i) nhóm “ưu thế” gồm người già, doanh nhân, cựu chiến binh và những người khác, (ii) nhóm “đối thủ” gồm những người giàu, người dân tộc thiểu số và những người khác, (iii) nhóm “phụ thuộc” gồm trẻ em, người khuyết tật, các bà mẹ và những người khác, và (iv) nhóm “sai lệch” gồm các phạm nhân, người nghiện, các băng nhóm và những người khác (Bảng 1). Bảng 1: Bốn nhóm dân số mục tiêu trên cơ sở kết hợp kiến tạo xã hội với quyền lực chính trị Kiến tạo xã hội tích cực Kiến tạo xã hội tiêu cực Quyền lực mạnh Nhóm “ưu thế” (người già, doanh nhân, cựu chiến binh,) Nhóm “đối thủ” (người giàu, người dân tộc thiểu số,) Quyền lực yếu Nhóm “phụ thuộc” (trẻ em, người khuyết tật,..) Nhóm “sai lệch” (phạm nhân, người nghiện hút...) Nguồn: Anne Schneider and Helen Ingram, 1993: 336 * Động thái biến đổi kiến tạo xã hội Theo Schneider và Ingram, các kiến tạo xã hội không cố định mà vận động, biến đổi do nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Ví dụ: trước đây kiến tạo xã hội về những người nhiễm HIV/AIDS thường dán cho họ cái nhãn tiêu cực là nhóm người “tệ nạn xã hội”, thậm chí là nhóm người “tội phạm” và thuộc nhóm dân số “sai lệch”. Do vậy, những người này thường bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử, thậm chí bị thu gom, giam giữ, trừng phạt. Nhưng hiện nay kiến tạo xã hội về người nhiễm HIV/AIDS đã thay đổi, họ được kiến tạo xã hội là “người bệnh” và thuộc nhóm dân số “phụ thuộc”, do vậy họ cần được trợ giúp xã hội, được chăm sóc và điều trị bệnh để giảm thiểu tác hại. Trên thực tế, Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 và Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015. 2. Thuyết kiến tạo xã hội và chính sách * Kiến tạo xã hội về các nhóm dân số mục tiêu với các chính khách và các nhà hoạch định chính sách Câu hỏi đặt ra đối với lý thuyết khoa học là yếu tố nào ảnh hưởng đến chính sách xã hội nói riêng và chính sách nói chung? Lý thuyết của Schneider và Ingram cho phép trả lời được câu hỏi kép này, khi chỉ ra rằng các kiến tạo xã hội ảnh hưởng đến chính sách thông qua các chính khách và những người hoạch định, xây dựng và ban hành chính sách. Theo thuyết kiến tạo xã hội, các chính khách và các nhà hoạch định chính sách không chỉ nhạy cảm chính trị, tức là bị tác động mạnh bởi quyền lực chính trị, mà họ còn chịu ảnh hưởng của các kiến tạo xã hội phổ biến trong xã hội. Các kiến tạo xã 30 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 7.2016 hội đó thường được phản ánh thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, dư luận xã hội và ý kiến của các chuyên gia và các nhóm xã hội khác. Các nhóm “ưu thế” và nhóm “đối thủ” được kiến tạo xã hội tích cực và có quyền lực, năng lực ảnh hưởng đến các chính khách và các nhà hoạch định chính sách dẫn đến kết quả là chính sách được ban hành có lợi cho các thành viên của nhóm họ. Trong khi đó, các nhóm “phụ thuộc” và nhóm “sai lệch” vừa bị kiến tạo xã hội một cách tiêu cực, “không xứng đáng”, vừa không có đủ năng lực ảnh hưởng, tác động đến các chính khách và những người hoạch định chính sách như những người thuộc nhóm “ưu thế” và nhóm “đối thủ”. Điều này giải thích tại sao trong các cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, một trong những loại chính sách sớm được ban hành nhất là chính sách hỗ trợ “kích cầu”, và thường là “kích cầu” các doanh nghiệp rồi mới đến “kích cầu” người tiêu dùng. Các chính sách khác như trợ giá, bù giá chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng thuộc loại nhu cầu sinh hoạt thiết yếu và chủ yếu là được dành cho nhóm “phụ thuộc”. Ví dụ khác: khi bàn về mối quan hệ giữa dân chủ và chính sách xã hội cụ thể là trong giảm nghèo, Amartya Sen cho rằng các chính khách và những người hoạch định chính sách cần phải đối mặt với sự chỉ trích của công chúng để được kích thích chính trị mạnh mẽ buộc họ phải ban hành chính sách và tiến hành các biện pháp nhằm ngăn chặn nạn đói (Amartya Sen, 1998). Điều này có nghĩa là các kiến tạo xã hội về người nghèo cần phải kịp thời truyền tải đến các chính khách và những người ban hành chính sách xã hội để họ có thể thay đổi chính sách hoặc đưa ra chính sách mới nhằm xóa đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống của người nghèo. * Kiến tạo xã hội về lợi ích và gánh nặng chi phí đối với các nhóm dân số mục tiêu Câu hỏi nghiên cứu là: các lợi ích và gánh nặng, chi phí được chính sách phân bổ như thế nào cho các nhóm dân số mục tiêu? Theo Schneider và Ingram, các lợi ích được phân bổ không bình đẳng, không đồng đều cho bốn nhóm dân số mục tiêu do các nhóm này được kiến tạo xã hội theo những cách khác nhau. Các lợi ích được kỳ vọng phân bổ nhiều cho nhóm “ưu thế” và nhóm “đối thủ”, nghĩa là các nhóm này thường được nhận các lợi ích vượt quá mức cần thiết để đảm bảo hiệu quả của chính sách. Trong khi đó các nhóm “phụ thuộc” và nhóm “sai lệch” thường được phân bổ quá ít các nguồn lực và lợi ích cần thiết. Đồng thời các nhóm “phụ thuộc” và nhóm “sai lệch” thường bị phân bổ các gánh nặng chi phí quá sức họ, trong khi nhóm “ưu thế” chỉ phải mang một gánh nặng dưới tầm sức lực của họ. Điều này có thể xảy ra trên thực tế do nhóm “ưu thế” được kiến tạo xã hội một cách tích cực và có quyền lực, năng lực gây ảnh hưởng đến các chính khách và các nhà hoạch định chính sách, đồng thời nhóm này có quyền lực, năng lực đưa ra chương trình nghị sự chính sách. Trong khi các nhóm “phụ thuộc” và nhóm “sai lệch” được kiến tạo xã hội tiêu cực và có ít quyền lực, ít năng lực để có thể ảnh hưởng đến các chính khách, các nhà hoạch định chính sách và khó có thể đưa ra được vấn đề gì cho chương trình nghị sự chính sách. * Kiến tạo xã hội về các công cụ chính sách Thuyết kiến tạo xã hội của Schneider và Ingram cho rằng, các nhóm “ưu thế” và Thuyết kiến tạo xž hội§ 31 nhóm “đối thủ” với các kiến tạo xã hội tích cực và có quyền lực nên thường được áp dụng các công cụ chính sách mang tính dân chủ để phát triển, nâng cao năng lực trên cơ sở tự chủ, tự giác. Trong khi đó các nhóm “phụ thuộc” và nhóm “sai lệch” thường được áp dụng các công cụ chính sách mang tính độc đoán, áp đặt, bắt buộc, cưỡng chế. Điều này vẫn có thể xảy ra ngay cả khi không ít các chương trình, chính sách xã hội như chính sách xóa đói, giảm nghèo luôn đề cao việc thu hút sự tham gia của người nghèo và nâng cao năng lực của người nghèo. Trong trường hợp này, nhóm “phụ thuộc” chủ yếu được tham gia thực hiện các quyết định chứ không phải tham gia xây dựng và ra quyết định. * Kiến tạo xã hội về cơ sở lý luận của chính sách Kiến tạo xã hội về động cơ, lý do và căn cứ của chính sách. Câu hỏi đặt ra là tại sao cần phải thực hiện chính sách này hay chính sách kia? Câu trả lời liên quan đến kiến tạo xã hội về cơ sở lý luận, lý do lựa chọn chính sách. Các chính sách đối với nhóm “ưu thế” thường viện dẫn lý do quan trọng ở cấp độ vĩ mô và mang tính chất công cụ, ví dụ lý do thường được nêu lên là để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, để đảm bảo an ninh quốc gia, để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Trong khi lý do để thực hiện chính sách đối với nhóm “phụ thuộc” và nhóm “sai lệch” thường nhấn mạnh nguyên tắc “công bằng xã hội”, “bình đẳng xã hội” về cơ hội đảm bảo đáp ứng các nhu cầu tối thiểu, đảm bảo mở rộng các cơ hội bình đẳng cho các cá nhân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Kiến tạo xã hội về các thông điệp, các định hướng và sự tham gia của các nhóm dân số mục tiêu. Chính sách đưa ra các kiến tạo xã hội dưới hình thức các thông điệp khác nhau và do vậy ảnh hưởng đến các định hướng và sự tham gia một cách khác nhau của các nhóm dân số mục tiêu. Ví dụ, đối với nhóm “ưu thế”, thông điệp chính sách cho biết vấn đề của nhóm là vấn đề tích cực, quan trọng của quốc gia cần được tôn trọng giải quyết; các định hướng hành động của nhóm này là ủng hộ một cách công bằng, cởi mở và cùng có lợi; đối với chính phủ là ủng hộ; sự tham gia của nhóm là tự giác, tích cực, chủ động. Trong khi đó, đối với nhóm “phụ thuộc”, thông điệp chính sách cho biết vấn đề của nhóm là vấn đề khó khăn mang tính chất đặc thù của nhóm cần được quan tâm giúp đỡ để khắc phục; các định hướng hành động của nhóm này là thụ động, trông đợi vào sự hướng dẫn, hỗ trợ của chính phủ. Mối quan hệ của biến đổi các kiến tạo xã hội với biến đổi chính sách. Theo Schneider và Ingram, chính sách bị ảnh hưởng bởi các kiến tạo xã hội và tác động trở lại làm thay đổi các kiến tạo xã hội. Các thành phần và cấu trúc của các nhóm dân số mục tiêu biến đổi và các kiến tạo xã hội về các nhóm dân số này cũng thay đổi, trong đó một số kiến tạo xã hội mới xuất hiện và các kiến tạo xã hội cũ thay hình, đổi dạng tương ứng với những thay đổi ở nhóm đó. Đồng thời chính sách biến đổi theo hướng, một mặt thiên vị có lợi cho các nhóm “ưu thế” và nhóm “đối thủ”, mặt khác vừa mở rộng các chủ đề nội dung và vừa nâng cao phúc lợi xã hội, bảo trợ xã hội và phát triển xã hội, nâng cao năng lực phát triển cho các nhóm dân số mục tiêu, trong đó nổi bật là nhóm “phụ thuộc” gồm người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm yếu thế khác. Các công cụ chính sách cũng thay đổi nhằm tăng cường sự hợp tác, tham gia một cách dân chủ, công khai, minh bạch và có trách nhiệm của các bên liên quan. Các 32 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 7.2016 thay đổi này của chính sách đều làm thay đổi các kiến tạo xã hội về các nhóm dân số mục tiêu cho phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Điều đặc biệt ở đây là nhóm “ưu thế” với tính cách là nhóm có quyền lực và được kiến tạo xã hội một cách tích cực nên luôn có quyền lực, năng lực, kỹ năng. Nhóm này không những gây ảnh hưởng đến các chính khách, các nhà hoạch định chính sách, mà còn gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình chính sách từ chương trình nghị sự chính sách đến xác định mục tiêu, phân bổ lợi ích và gánh nặng, lựa chọn công cụ, phương tiện và tham gia vào chính sách. Như vậy, thuyết kiến tạo xã hội vừa góp phần giải thích sự xuất hiện và biến đổi chính sách, vừa gợi ý đổi mới, hoàn thiện chính sách trên cơ sở nắm bắt được các kiến tạo xã hội hiện hành về các nhóm dân số mục tiêu và tính đến việc định hướng, điều chỉnh, đổi mới các kiến tạo xã hội thông qua việc xây dựng, ban hành và thực hiện những chính sách xã hội nhằm mục tiêu phát triển xã hội bao trùm, bền vững. 3. Nghiên cứu khoa học chính sách theo thuyết kiến tạo xã hội * Các nghiên cứu vận dụng và phát triển thuyết kiến tạo xã hội Jonathan J. Pierce và các đồng sự (Jonathan J. Pierce, Saba Siddiki, Michael D. Jones, Kristin Schumacher, Andrew Pattison, and Holly Peteson, 2014) đã tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu - phát triển thuyết kiến tạo xã hội của Schneider và Ingram. Trong vòng 20 năm (1993-2013), các tác giả này đã tập hợp được 562 công trình nghiên cứu dưới dạng các bài đăng tạp chí, sách và các chương sách trích dẫn, áp dụng thuyết kiến tạo xã hội của Schneider và Ingram. Từng công trình khoa học này được xem xét để xác định công trình nào áp dụng hay phát triển lý thuyết kiến tạo xã hội được chọn đưa vào mẫu khảo sát và loại bỏ những công trình chỉ trích dẫn mà không bình luận hay áp dụng một định đề nào của thuyết kiến tạo xã hội ra khỏi mẫu nghiên cứu. Kết quả rà soát này tạo ra được một mẫu khảo sát gồm 123 công trình nghiên cứu, trong đó 111 công trình có nội dung áp dụng lý thuyết và 12 công trình có nội dung xây dựng lý thuyết của gần 100 tác giả khác nhau thuộc 12 nước khác nhau trên thế giới. Các công trình nghiên cứu này đã áp dụng thuyết kiến tạo xã hội vào xác định được 141 nhóm dân số mục tiêu của chính sách. Trong số đó, nhóm “sai lệch” chiếm 35% là nhóm người vừa thiếu quyền lực, vừa bị kiến tạo xã hội một cách tiêu cực, ví dụ những người nhiễm HIV/AIDS và những tội phạm khác. Nhóm “phụ thuộc” chiếm 32% gồm những người thiếu quyền lực nhưng được kiến tạo xã hội một cách tích cực, ví dụ người nghèo, người sống chung với HIV/AIDS, trẻ em nghèo. Hai nhóm dân số mục tiêu này chiếm 67% tổng số các nhóm dân số mục tiêu được xác định trong các công trình nghiên cứu được khảo sát. Do vậy, có thể nói những nội dung chủ yếu của chính sách xã hội được triển khai trên thực tế nhằm vào nhóm dân số mục tiêu “sai lệch” và “phụ thuộc”. Chính sách xã hội được coi là cần thiết đối với các nhóm dân số mục tiêu này là các chính sách về phúc lợi xã hội, di cư, quyền công dân và nhà ở. Nhóm “ưu thế” chiếm 18% tổng số các nhóm dân số mục tiêu được xác định và bao gồm những người có ít nhiều quyền lực để ra quyết định hay ảnh hưởng đến người khác và được kiến tạo xã hội một cách tích cực, ví dụ người già, trí thức, công chức, viên chức, người kinh doanh nhỏ. Nhóm “đối thủ” chiếm 15% gồm những người có quyền lực nhưng bị Thuyết kiến tạo xž hội§ 33 kiến tạo xã hội một cách thiếu tích cực, ví dụ người già, người đồng giới. * Nghiên cứu trường hợp chính sách xã hội của Ngân hàng Thế giới Dựa vào thuyết kiến tạo xã hội của Schneider và Ingram có thể nêu giả thuyết nghiên cứu là: thành phần và cấu trúc của chính sách xã hội của WB thay đổi dưới tác động của các biến đổi của các kiến tạo xã hội về chính sách của WB. Về sự biến đổi của các kiến tạo xã hội và chính sách xã hội của WB có thể nêu hai bằng chứng như sau. Thứ nhất, năm 1974 một số nhà xã hội học nông thôn lần đầu tiên được WB tuyển dụng, đến năm 2002 đã có khoảng 200 chuyên gia về phát triển xã hội được WB tuyển dụng làm cán bộ của WB hoặc hợp đồng ngắn hạn góp phần nâng cao hiệu quả của các dự án phát triển. Thứ hai, quan niệm coi chính sách xã hội như là dịch vụ đảm bảo phúc lợi xã hội và bảo trợ xã hội được cho là dựa trên cách tiếp cận lý thuyết nhu cầu cơ bản của con người, lý thuyết vốn người(*) và lý thuyết hiện đại hóa trong xóa đói giảm nghèo được khởi xướng vào những năm 1980. Rất có thể quan niệm coi chính sách xã hội là sự phát triển xã hội dựa trên cơ sở lý luận quan niệm phát triển là quyền tự do của Amartya Sen và các đồng sự (Amartya Sen, 1998). Theo thuyết kiến tạo xã hội, các ý kiến chuyên môn của các (*) Gary Becker, người được Giải thưởng Nobel về khoa học kinh tế đã có công lớn trong nghiên cứu về vốn con người và thu hút sự quan tâm chú ý thảo luận về vốn đầu tư phát triển con người trong chính sách công từ những năm 1960 đến nay (G. Becker, 1961). Bản tiếng Việt: Gary S. Becker (2010), Vốn con người: Phân tích lý thuyết và kinh nghiệm liên quan đặc biệt đến giáo dục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Mở đầu phần một “Phân tích lý thuyết” của cuốn sách này, Becker đã trích Alfred Marshall “Trong tất cả các nguồn vốn, nguồn vốn đầu tư vào con người là đáng giá nhất” (tr.55). chuyên gia về phát triển xã hội, nhất là những người được WB tuyển dụng, có ảnh hưởng và tác động nhất định đến chính sách xã hội của WB và của các cơ quan, tổ chức khác trên thế giới. Về sự biến đổi ở thành phần và cấu trúc của chính sách xã hội của WB có thể nêu bằng chứng về tín dụng của WB như sau: Năm 2000, tổng giá trị tín dụng cho các chính sách xã hội của WB là hơn 3,8 tỷ USD, chiếm một phần tư tổng các khoản cho vay của ngân hàng này. Năm 2005, tổng giá trị cam kết cho vay 11 dự án của WB đạt 95,4 tỷ USD. Tỷ trọng giá trị của từng dự án lần lượt như sau: 1% “Quản lý kinh tế”, 2% “Pháp luật”, 4% “Thương mại”, 7% “Bảo trợ xã hội”, 8% “Khu vực công”, 9% “Phát triển xã hội”, 11% “Phát triển đô thị”, 13% “Môi trường”, 14% “Phát triển con người”, 14% “Phát triển nông thôn”, 17% “Khu vực tài chính và tư nhân” (Anthony Hall, 2007). Trong cấu trúc tín dụng của WB, tín dụng dành cho “Bảo trợ xã hội” là nhiều nhất, chiếm gần 49% vào năm 2000, nhưng đến năm 2005, tín dụng “Phát triển con người” chiếm tỷ trọng nhiều nhất, hơn 44% (Bảng 2). Trong giai đoạn 2000-2005, các khoản tín dụng của WB đều tăng, nhưng tăng nhanh nhất là “phát triển con người”, tiếp đến là “phát triển xã hội”. Điều này phản ánh sự biến đổi kiến tạo xã hội nhằm phát triển con người và phát triển xã hội trong chính sách xã hội của WB. * * * Thuyết kiến tạo xã hội của Schneider và Ingram là một trong các phiên bản của thuyết kiến tạo xã hội (Peter Berger, Thomas Luckmann, 1966; Lê Ngọc Hùng, 2016) được xây dựng và triển khai trong khoa học chính sách từ năm 1993 đến nay. Thuyết này cho thấy các kiến tạo xã hội 34 Th“ng tin Khoa học xž hội, số 7.2016 về các nhóm dân số mục tiêu có ảnh hưởng nhất định tới sự hình thành và biến đổi chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng. Các bằng chứng nghiên cứu, triển khai thuyết kiến tạo xã hội của Schneider và Ingram và trường hợp nghiên cứu chính sách xã hội của WB cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng lên của tri thức khoa học trong kiến tạo xã hội. Đồng thời chính sách xã hội dưới tác động của kiến tạo xã hội dựa trên tri thức khoa học trở thành một công cụ hiệu quả để phát triển xã hội bao trùm, bền vững  Tài liệu tham khảo 1. Amartya Sen (1998), Phát triển là quyền tự do, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 2. Anne Schneider and Helen Ingram (1993), “Social construction of target populations: Implications for politics and policy”, The American Political Science Review, Vol.87, No2, June. 3. Anne Schneider and Mara Sidney (2009), “What is next for policy disign and social construction theory”, The Policy Studies Journal, Vol.37. Issue 1, Pp. 103-119, February 2009. 4. Anthony Hall (2007), “Social policies in the World Bank: Paradigm and Challenges”, Global Social Policy, No7. 5. Lê Ngọc Hùng (2016), “Chính sách xã hội và kiến tạo xã hội: Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn”, Tạp chí Thông tin Khoa học lý luận chính trị, số 1. 6. Jonathan J. Pierce, Saba Siddiki, Michael D. Jones, Kristin Schumacher, Andrew Pattison, and Holly Peteson (2014), “Social construction and policy design: A review of past applications”, The Policy Studies Journal, Vol.42, No1. 7. Patricia Kennett (2004), “Constructing categories and data collection”, in: Patricia Kennett, A Handbook of Comparative Social Policy, Edward Elgar Publishing Ltd, USA. 8. Peter Berger, Thomas Luckmann (1966), Sự kiến tạo xã hội về thực tại: Khảo luận về xã hội học nhận thức, Trần Hữu Quang chủ biên dịch, giới thiệu và chú giải (2015), Nxb. Tri thức, Hà Nội. 9. Pierre Bourdieu (2011), Sự thống trị của nam giới, Nxb. Tri thức, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf26167_87874_1_pb_148.pdf
Tài liệu liên quan