Phương pháp nhiệt thủy phân lần đầu
tiên được xây dựng ở nước ta với mục
đích tách phân tích các halogen trong
đối tượng mẫu rắn. Các mẫu quặng tự145
nhiên chứa hàm lượng halogen khác
nhau với nhiều cấp đã được phân tích
bằng phương pháp nhiệt thủy phân kết
hợp điện cực chọn lọc ion đạt độ chụm
cao, đáp ứng yêu cầu của một phương
pháp phân tích. Với những kết quả thu
được, đã mở ra hướng nghiên cứu mới,
cho phép áp dụng quy trình chúng tôi đề
xuất để phân tích các halogen trong
mẫu quặng có chứa florua của các kim
loại kiềm và kiềm thổ (nhóm thủy nhiệt
phân chậm) mà không cần thông qua
quá trình xử lý mẫu phức tạp
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định đồng thời các halogen (f, cl, br) trong một số mẫu quặng bằng phương pháp nhiệt thủy phân kết hợp điện cực chọn lọc ion - Nguyễn Thị Kim Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
138
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 1/2016
XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI CÁC HALOGEN (F, Cl, Br)
TRONG MỘT SỐ MẪU QUẶNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHIỆT THỦY
PHÂN KẾT HỢP ĐIỆN CỰC CHỌN LỌC ION
Đến tòa soạn 15 - 3 - 2016
Nguyễn Thị Kim Dung
Trung tâm Phân tích, Viện Công nghệ xạ hiếm
SUMMARY
SIMULTANEOUS DETERMINATION OF HALOGEN (F, Cl, Br) IN SOME
ORE SAMPLES BY USING PYROHYDROLYSIS
AND ION SELECTIVE ELECTRODES
The study on simultaneously quantitative determination of halogen (F, Cl, Br) in some
ore samples by using pyrohydrolysis technique followed by ion selective electrode
measurement has been carried out firstly in the Institute for Technology of
Radioactive and Rare Elements (ITRRE). The recovery of all studied halides in a
standard reference material (SRM) QM3 based on bastnesite matrix at 1000oC
reached nearly 99%. The analytical procedure was then applied for the determination
of these above-mentioned halides in Apatite, Boxite, Fluorite and Pyrite samples with
the relatively standard deviation of all measurement existed within 10%. It is thus
capable to employ this new approach for further study of other volatile elements in
several solid samples.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các nguyên tố thuộc nhóm halogen (trừ
Astantini-At là nguyên tố phóng xạ) có
mặt trong nhiều mẫu quặng địa chất với
cấp hàm lượng khác nhau, từ vết đến
nhiều phần trăm.[1] Để xác định chúng,
thông thường phải tách ra khỏi nền mẫu
dùng các kỹ thuật phân hủy mẫu với
Na2CO3 và định lượng bằng phương
pháp sắc ký ion [1,2,3] và ICP-MS (đối
với clo và brom) [4]. Halogen trong
mẫu đất được chiết vào nước và chuẩn
độ điện hóa với detector điện cực chọn
lọc.[5] Halogen trong các mẫu địa hóa
139
sau khi tách khỏi nền nhờ kỹ thuật nhiệt
thủy phân với chất xúc tiến V2O5, được
định lượng bằng phương pháp kích hoạt
nơtron (clo, brom, iot) và điện hóa dùng
điện cực chọn lọc (flo) [6].
Cất lôi cuốn hơi và nhiệt thuỷ phân là
những kỹ thuật chính được dùng để tách
các halogen ra khỏi mẫu đá, khoáng,
quặng, đất, cát, bùn, trầm tích, mẫu sinh
học, mẫu lỏng.[7] Dụng cụ tách halogen
được tạo ra trên cơ sở tính chất hóa học
của các hợp chất hydro-halogenua (HX)
dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng, và các ion
halogen dễ bị tách ra khỏi các hợp chất
của chính nó.[8]
Ở nước ta, khoáng sản có trữ lượng lớn
như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít
thường chứa một lượng nhỏ các nguyên
tố nhóm halogen, chủ yếu là flo, clo,
brom. Việc nghiên cứu định lượng
chúng thường được đặt ra khi chế biến,
xử lý quặng nói trên. Mặt khác, quy
trình cất lôi cuốn hơi nước để tách loại
các nguyên tố nhóm halogen ra khỏi
mẫu quặng khá phức tạp do phải chuyển
dạng mẫu rắn sang lỏng. Năm 2012,
thiết bị nhiệt thủy phân được nhóm
nghiên cứu tại Trung tâm phân tích,
Viện Công nghệ xạ hiếm thiết kế theo
sơ đồ mô phỏng từ tài liệu tham khảo và
đặt hàng hãng sản xuất đơn chiếc để sử
dụng nghiên cứu tách các halogen ra
khỏi mẫu rắn.[9] Các nghiên cứu trong
công trình này được thực hiện bằng
thiết bị nhiệt thủy phân kết hợp với đo
nồng độ các halogen trong dung dịch
nước nhờ điện cực trao đổi ion.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất, thuốc thử
Hóa chất, thuốc thử sử dụng cho nghiên
cứu là loại tinh khiết phân tích. Nước
cất dùng cho thí nghiệm là loại khử ion.
Các dung dịch chuẩn ion F, Cl, Br nồng
độ 1,000 mg/ml do hãng Merck, CHLB
Đức sản xuất. Dung dịch ổn định lực
ion do hãng sản xuất điện cực cung cấp.
2.2. Trang thiết bị, dụng cụ
Thiết bị nhiệt thủy phân (hình 1) được
đặt hàng chế tạo tại hãng HTM REETZ
GmbH Hochtemperatur-Őfen-CHLB
Đức dựa trên thiết kế của nhóm nghiên
cứu. Ống phản ứng được chế tạo bằng
vật liệu Pt-Rh, đặt trong lò hai vùng
nhiệt, điều khiển theo chương trình gồm
các giai đoạn:
+ Gia nhiệt từ nhiệt độ phòng đến nhiệt
độ cần nghiên cứu
+ Giữ nhiệt độ của lò trong thời gian
cần nghiên cứu
+ Giảm nhiệt độ lò về nhiệt độ phòng.
Thiết bị điện cực chọn lọc do hãng
Oakton sản xuất.
Các điện cực chọn lọc F, Cl, Br là loại
điện cực tổ hợp gồm
điện cực đo và điện cực so sánh. Điện
cực được chuẩn bị theo quy trình hướng
dẫn của nhà sản xuất trước khi đo.
140
Hình 1. Thiết bị nhiệt thủy phân
(Lò ống hai vùng nhiệt LK 1200-25-350-2)
Các dụng cụ cần thiết khác cho thực
nghiệm được hiệu chuẩn (cân) trước khi
sử dụng.
2.3. Tiến hành thực nghiệm
Mẫu quặng (khối lượng khoảng 0,001
đến 0,5 gam, tùy theo hàm lượng các
nguyên tố) sau khi nghiền mịn, sấy khô,
bảo quản trong bình hút ẩm ở nhiệt độ
phòng, được cân chính xác trên cân
phân tích Mettler (AS 163) đến 1x10-
5gam, chuyển định lượng vào thuyền
mẫu Pt. Đặt thuyền vào lòng ống phản
ứng. Lắp bình cầu chứa nước, chốt khóa
nối ống phản ứng với cổ thạch anh,
đồng thời nhúng ngập đầu ống thu dung
dịch (bằng thạch anh) vào cốc chứa
10ml nước cất khử ion. Đun nước ở
bình phun hơi nước, đồng thời bật
chương trình nhiệt phân. Chương trình
nhiệt độ và thời gian gia nhiệt tương
ứng được đặt trước theo yêu cầu nghiên
cứu. Căn cứ kết quả nghiên cứu với các
mẫu hóa chất tinh khiết, thời gian nhiệt
thủy phân flo hoàn toàn khoảng 30
phút, trong khi nhiệt thủy phân clo kéo
dài khoảng 40 phút. [9] Do đó trong
phần thực nghiệm này, chúng tôi cố
định thời gian nghiên cứu là 45 phút để
đảm bảo hiệu suất thu hồi không phụ
thuộc thời gian nhiệt thủy phân.
Sau khi phản ứng xong, thu dung dịch
mẫu để đo nồng độ các ion nhóm
halogen bằng các điện cực chọn lọc ion
tương ứng. Dung dịch ổn định lực ion
cho clo hay brom là dung dịch NaNO3
5M. Dung dịch ổn định lực ion cho flo
là dung dịch TISAB. Dung dịch chuẩn
chứa các nồng độ ion halogen khác
nhau từ thấp đến cao được chuẩn bị từ
dung dịch chuẩn gốc 1,000 mg/ml.
Dựng đường chuẩn xác định nguyên tố,
biểu diễn mối liên hệ giữa điện thế và
logarit nồng độ theo phương trình E =
K + SlogC trong đó E là điện thế tính
bằng mV; K là hệ số phụ thuộc nền; S
chính là hệ số tgα = -59,2 ( theo lý
thuyết của phương trình Nerst).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu sự phụ thuộc hiệu
suất tách F, Cl, Br trong mẫu chuẩn
quặng đất hiếm theo nhiệt độ
141
Mẫu quặng đất hiếm SRM QM3 (được
chế tạo từ tinh quặng đất hiếm
Basnesite Đông Pao, Việt Nam) đã
được phân tích tại các phòng thí nghiệm
của Nhật Bản, có bảng số liệu thành
phần được công bố (báo cáo của Tập
đoàn dầu, khí và kim loại quốc gia Nhật
Bản-JOGMEC) được sử dụng làm mẫu
chuẩn so sánh. Mẫu QM3 được sử dụng
để nghiên cứu sự phụ thuộc hiệu suất
nhiệt thủy phân flo vào nhiệt độ nhiệt
phân. Căn cứ thành phần hóa học của
quặng bastnesite dạng flo-cacbonat đất
hiếm, flo trong mẫu chủ yếu tồn tại
dạng hợp chất với đất hiếm, và bari, bên
cạnh hợp chất với canxi và một số
nguyên tố khác.
82
84
86
88
90
92
94
96
98
100
850 900 950 1000 1050 1100
Nhiệt độ (oC)
H
iệ
u
su
ất
n
h
iệ
t
th
ủy
p
h
ân
(%
)
Hình 2. Sự phụ thuộc hiệu suất nhiệt
thủy phân vào nhiệt độ
Hình 2 biểu diễn mối tương quan phụ
thuộc đó. Tại nhiệt độ 900OC, hiệu suất
thu hồi flo khoảng 84%, nhưng khi
nâng nhiệt độ thêm 50oC, đến 950 OC,
có đến 96% flo thoát khỏi mẫu, và tại
1000oC, đã thu được 98% flo. Tuy
nhiên, nâng thêm 50oC nữa, đến mức
1050oC, hàm lượng flo trong dung dịch
thu được không tăng lên. Thực nghiệm
đã tiến hành lặp lại nhiều lần ở mức
nhiệt độ này, kết quả ổn định. Do vậy,
điều kiện nhiệt thủy phân flo trong mẫu
chuẩn đất hiếm QM3 được cố định ở
mức nhiệt độ 1000oC.
Với các thí nghiệm khảo sát hiệu suất
tách clo và brom từ mẫu QM3, điều
kiện thực nghiệm hoàn toàn tương tự,
nhưng lượng cân của mẫu khoảng 0,1
gam (chính xác đến 1x10-5gam). Kết
quả thực nghiệm chỉ ra rằng để đạt được
hiệu suất tách clo cao, đạt đến khoảng
98%, nhiệt độ cần thiết đặt cho hệ thiết
bị làm việc là 1050OC, còn điều kiện
nhiệt thủy phân brom tương tự như đối
với flo.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất
xúc tiến phản ứng V2O5 đến hiệu suất
nhiệt thủy phân F, Cl, Br
Vai trò của chất xúc tiến (accelerator)
trong phản ứng nhiệt thủy phân là tạo
tác nhân trung gian với các nguyên tố
halogen [10], làm giảm nhiệt độ nhiệt
thủy phân và cho hiệu suất thu hồi cao.
Dựa vào kết quả nghiên cứu trước đây
[8,9], V2O5 được chọn cho nghiên cứu
này. Mẫu QM3 sau khi cân vào thuyền
Pt được trộn với một lượng bột oxit
vanadi (V2O5) tinh khiết (0,5 gam) và
đưa vào ống phản ứng. Khảo sát tại
nhiệt độ nhiệt thủy phân 950 OC cho
thấy hiệu suất thu hồi flo, clo, brom
tương tự như trường hợp không dùng
chất xúc tiến. Kết quả khảo sát ghi ở
bảng 1.
142
Bảng 1. Kết quả khảo sát vai trò của chất xúc tiến
Thí nghiệm
Hiệu suất tách flo
(%)
Hiệu suất tách clo
(%)
Hiệu suất tách brom
(%)
Không có mặt
V2O5
95,78 94,87 92,11
Có mặt V2O5 95,79 94,92 92,11
Như vậy, việc thêm chất xúc tiến phản
ứng đối với mẫu quặng đất hiếm khi
tiến hành nhiệt thủy phân ở 9500C
không làm tăng nồng độ flo, clo và
brom so với thí nghiệm không dùng
chất xúc tiến, hay nói cách khác chất
xúc tiến không có vai trò đối với phản
ứng nhiệt thủy phân quặng đất hiếm.
3.4. Nghiên cứu xác định hàm lượng
F, Cl, Br trong mẫu quặng apatit
Tiến hành tách các nguyên tố halogen
trong mẫu quặng apatit theo quy trình
vừa nghiên cứu với mẫu quặng đất hiếm
chuẩn. Lượng cân mẫu trong trường hợp
này khoảng 0,05g với độ chính xác đến
1x10-5gam do hàm lượng các nguyên tố
halogen không quá nhỏ. Kết quả khảo sát
quá trình nhiệt thủy phân phụ thuộc nhiệt
độ được chỉ ra ở hình 3 sau đây.
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
850 900 950 1000 1050 1100
Nhiệt độ (oC)
H
àm
lư
ợ
ng
n
gu
yê
n
tố
(%
) F
Cl
Br
Hình 3. Nhiệt thủy phân mẫu quặng
Apatit ở các nhiệt độ khác nhau
Kết quả phân tích mẫu quặng apatit cho
thấy hàm lượng halogen phụ thuộc vào
nhiệt độ tương tự như trường hợp quặng
đất hiếm. Ở 10000C hàm lượng flo, clo,
brom thu được gần như hoàn toàn. Tăng
nhiệt độ thêm, hàm lượng của chúng
gần như không đổi. Do đó để tách định
lượng flo, clo khỏi mẫu apatit, cần nhiệt
độ lò 10000C là đủ để phản ứng diễn ra
hoàn toàn.
3.5. Nghiên cứu xác định hàm lượng
F, Cl, Br trong mẫu quặng boxit
Do hàm lượng các nguyên tố halogen
trong quặng boxit khá nhỏ, lượng cân
mẫu trong trường hợp này được lấy lớn
hơn đáng kể để đảm bảo độ lặp lại của
kết quả phân tích. Trong tất cả các thí
nghiệm, khối lượng mẫu cân là 0,5 g
với độ chính xác đến 1x10-5gam. Thí
nghiệm được tiến hành tại các chương
trình nhiệt độ khác nhau. Kết quả khảo
sát được chỉ ra ở bảng sau.
143
Bảng 2. Hàm lượng các halogen tách khỏi mẫu quặng Boxit
ở nhiệt độ khác nhau
Thí nghiệm Nhiệt độ Hàm lượng F
(%)
Hàm lượng Cl
(%)
Hàm lượng Br
(%)
1 9000C 0,011 0,019 0,020
2 9500C 0,016 0,029 0,021
3 10000C 0,019 0,032 0,021
4 10500C 0,019 0,032 0,021
Kết quả trên cho thấy ở 10000C hàm
lượng flo, clo, brom thu được ở mẫu
quặng boxit là gần như hoàn toàn vì
tăng nhiệt độ thêm, hàm lượng các
nguyên tố này hầu như không thay đổi.
Do đó có thể thấy rằng nhiệt độ 10000C
là đủ để tách định lượng flo, clo, brom
khỏi mẫu quặng boxit.
3.6. Nghiên cứu xác định hàm lượng
F, Cl, Br trong mẫu quặng fluorit
Thí nghiệm được tiến hành tương tự
như đối với các loại quặng đã khảo sát.
Do hàm lượng flo trong mẫu quặng khá
cao, lượng cân mẫu chỉ từ 5 đến 10 mg,
với độ chính xác phép cân đến 1x10-
5gam. Tốc độ dòng hơi phun vào ống
phản ứng được điều chỉnh sao cho đuổi
hoàn toàn flo ra khỏi ống sau khoảng
một giờ phản ứng và làm nguội lò. Kết
quả thực nghiệm cho thấy, ở nhiệt độ
10000C hàm lượng flo, clo, brom thu
được ở mẫu fluorit là gần như hoàn
toàn. Tăng nhiệt độ thêm, hàm lượng
các nguyên tố này hầu như không thay
đổi. Hàm lượng flo trong mẫu fluorit
thu được tương đối cao khoảng 38,65%,
và giá trị này phù hợp với các kết quả
do các phòng thí nghiệm khác phân tích
bằng phương pháp trắc quang trên cơ sở
tạo phức với các “lắc” màu của Zr-
Xylen da cam, hoặc La-Alizarin, hoặc
Zr-Solochrom cyanit R [11] sau khi
phân hủy mẫu nhờ nung chảy với
Na2CO3, trong khi hàm lượng Cl và Br
khá thấp, tương ứng với các giá trị 1,38
và 0,58 %.
3.7. Nghiên cứu xác định hàm lượng
F, Cl, Br trong mẫu quặng pyrit
Lượng cân mẫu quặng pyrit được lấy
khoảng 0,05 g với độ chính xác phép
cân đến 1x10-5gam. Trong mẫu quặng
pyrit, hàm lượng clo và brom lớn hơn
nhiều so với hàm lượng flo. Do đó, để
đảm bảo độ đúng, khi định lượng flo
trong mẫu quặng pyrit, thông thường
lượng cân được lấy cao gấp khoảng 5
lần so với lượng cân khi định lượng Cl
hoặc Br. Thí nghiệm được lặp lại theo
144
sự tăng nhiệt độ nhiệt thủy phân trong
điều kiện cố định thời gian và dòng hơi
nước phun vào ống phản ứng. Kết quả
nghiên cứu ở bảng 3.
Bảng 3. Hàm lượng các halogen tách khỏi mẫu quặng pyrit
ở nhiệt độ khác nhau
Thí
nghiệm
Nhiệt độ Hàm lượng F
(%)
Hàm lượng Cl
(%)
Hàm lượng Br
(%)
1 9000C 0,029 1,21 0,239
2 9500C 0,044 1,62 0,251
3 10000C 0,056 1,84 0,252
4 10500C 0,057 1,85 0,252
Kết quả trên cho thấy ở 10000C hàm
lượng flo, clo và brom thu được ở mẫu
quặng pyrit là gần như hoàn toàn. Nhiệt
độ tăng thêm không làm tăng hàm
lượng các nguyên tố này. Do đó có thể
thấy rằng khi tách flo, clo và brom khỏi
mẫu quặng pyrit cần nhiệt độ 10000C để
phản ứng diễn ra hoàn toàn.
3.8. Xác định hàm lượng halogen
(F,Cl, Br) trong một số mẫu quặng
Sau khi nghiên cứu từng loại quặng,
điều kiện phân tích mẫu trên hệ thiết bị
nhiệt thủy phân được cố định như sau:
nhiệt độ phản ứng 10000C, thời gian
phản ứng 45 phút và tốc độ dòng hơi
nước cố định để hơi ngưng với tốc độ
0,5ml/phút. [9] Mỗi mẫu được tiến hành
phân tích song song 5 lần để thu giá trị
trung bình. Kết quả phân tích các mẫu
quặng được ghi trong bảng 4.
Bảng 4: Kết quả phân tích halogen trong một số mẫu quặng
Mẫu quặng Hàm lượng F (%) Hàm lượng Cl (%) Hàm lượng Br (%)
Bastnezit 6,87 ± 0,23 0,38 ± 0,06 0,086 ± 0,002
Apatit 0,95 ± 0,08 0,34 ± 0,04 0,152 ± 0,017
Boxit 0,019 ± 0,009 0,03 ± 0,02 0,021 ± 0,004
Fluorit 38,64 ± 1,42 1,38 ± 0,3 0,581 ± 0,028
Pyrit 0,056 ± 0,001 1,81 ± 0,9 0,252 ± 0,033
Kết quả cho thấy độ lệch chuẩn của số
liệu là nhỏ, phương pháp nhiệt thủy
phân cho độ chụm phù hợp, đáng tin
cậy để sử dụng xác định hàm lượng các
halogen trong mẫu quặng có thành phần
đa lượng khác nhau. Mặt khác, việc
định lượng flo trong một số loại quặng,
khoáng thường gặp khó khăn do dạng
tồn tại của flo trong hợp chất với kim
loại kiềm, kiềm thổ (thuộc nhóm nhiệt
thủy phân chậm). Bằng phương pháp
vừa nghiên cứu flo vẫn bị tách ra ở
nhiệt độ 10000C trong dòng hơi nước,
dễ dàng đo định lượng với điện cực
chọn lọc ion.
4. KẾT LUẬN
Phương pháp nhiệt thủy phân lần đầu
tiên được xây dựng ở nước ta với mục
đích tách phân tích các halogen trong
đối tượng mẫu rắn. Các mẫu quặng tự
145
nhiên chứa hàm lượng halogen khác
nhau với nhiều cấp đã được phân tích
bằng phương pháp nhiệt thủy phân kết
hợp điện cực chọn lọc ion đạt độ chụm
cao, đáp ứng yêu cầu của một phương
pháp phân tích. Với những kết quả thu
được, đã mở ra hướng nghiên cứu mới,
cho phép áp dụng quy trình chúng tôi đề
xuất để phân tích các halogen trong
mẫu quặng có chứa florua của các kim
loại kiềm và kiềm thổ (nhóm thủy nhiệt
phân chậm) mà không cần thông qua
quá trình xử lý mẫu phức tạp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. H. Balcone-Boissard, A. Michel, and
B. Villemant (2009) “Simultaneous
Determination of Fluorine, Chlorine,
Bromine and Iodine in Six Geochemical
Reference Materials Using
Pyrohydrolysis, Ion Chromatography
and Inductively Coupled Plasma-Mass
Spectrometry”, Geostandards and
Geoanalytical Research, Vol. 33, No. 4,
477-485
2. S. Jeyakumar, V.V.Raut, K.L.
Ramakumar (2008) “Simultaneous
Determination of Borate, Chloride, and
Fluoride in Nuclear Fuels employing
ion chromatography (IC) after their
extraction by pyrohydrolysis”, Talanta,
76, 1246-1251
3. T. Denis Rice (1988) “Determination
of fluorine and chlorine in geological
materials by induction furnace
pyrohydrolysis and standard-addition
ion selecyive electrode measurement”
Talanta, Vol. 35, No. 3, pp. 173-178.
4. Osterlund H, Rodushkin I,
Ylinenjärvi K, Baxter DC., (2009)
“Determination of total chlorine and
bromine in solid wastes by sintering
and inductively coupled plasma-sector
field mass spectrometry”, 29(4):1258-
64. doi: 10.1016, E-pub 2008 Dec 16.
5. Alexandra M. R. Ferreira, António O.
S. S. Rangel, José L. F. C. Lima, (1996)
“Determination of chloride in soils by
flow injection potentiometric
pseudo‐titration” Communications in
Soil Science and Plant Analysis, Vol.
27, Issue 5-8, 1437-1445;
6. M. Langenauer, U. Krahenbuhl, V.
Furrer, A. Wyttenbach, (1992)
“Determination of fluorine, chlorine,
bromine and iodine in seven
geochemical reference samples”,
Geostandards Newsletter, Vol. 16 No. 1
pp. 41-44
7. A.Farzaneh and G.Troll (1977)
“Pyrohydrolysis for the rapid
determination of small and large
amounts of fluorine in fluorides, silicate
minerasl and rocks using an ion-
selective electrode”,
Geochemical Journal, Vol.11, pp 177-
181;
8 Nguyễn Thị Kim Dung và các cộng
sự (2011) Báo cáo tổng kết đề tài khoa
học cấp cơ sở, Viện Năng lượng nguyên
tử Việt Nam, CS09/03-06;
9. Nguyễn Thị Kim Dung và các cộng
sự (2013) Báo cáo tổng kết đề tài khoa
học cấp Bộ, Viện Năng lượng nguyên
tử Việt Nam, CB11/03-01;
10. NARDOZZI, M.J., LEWIS, L.L.
Pyrolytic separation and determination
of fluoride in raw materials, Anal.
Chem., 33 (1961) 1261-1264.
11. T.R. Crompton, “Determination of
Anions”, A guide for the Analytical
Chemist, Springer, 1996, 104-125;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26279_88322_1_pb_7897_2096831.pdf