Xác định giới hạn sử dụng hệ tọa độ địa diện chân trời địa phương trong trắc địa công trình
Có thể thấy rằng trong trường hợp góc xét cách
điểm quy chiếu của hệ chân trời L=1 km và chênh cao
55m (cạnh 200m), biến dạng góc ngang do chênh cao
của các điểm đã có giá trị trên 13”. Biến dạng này khá
lớn, phải xét tới khi bình sai kết hợp trị đo góc ngang
với các trị đo GPS trong hệ địa diện chân trời. Có thể
kiểm tra tổng của ba số hiệu chỉnh biến dạng góc
trong tam giác 1-2-6 ở ba dòng cuối bảng 3 có giá trị
bằng 0, hoàn toàn phù hợp với số dư mặt cầu trong
trường hợp này rất nhỏ, gần bằng 0.
5 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định giới hạn sử dụng hệ tọa độ địa diện chân trời địa phương trong trắc địa công trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 39
XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN SỬ DỤNG HỆ TỌA ĐỘ ĐỊA DIỆN CHÂN TRỜI
ĐỊA PHƯƠNG TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH
PGS. TS. ĐẶNG NAM CHINH
Trường Đại học Mỏ - Địa chất
TS. LÊ VĂN HÙNG
Viện KHCN Xây dựng
Tóm tắt: Để sử dụng hệ tọa độ địa diện chân trời
x,y,z (hay N,E,U) một cách hợp lý cần xem xét mức
độ biến dạng chiều dài và biến dạng góc ngang khi
biểu diễn chúng từ mặt Ellipsoid quy chiếu lên mặt
phẳng nằm ngang của hệ địa diện chân trời địa
phương. Bài báo giới thiệu phương pháp xác định
phạm vi khả dụng của hệ địa diện địa phương sử
dụng cho công tác trắc địa công trình và đề xuất công
thức tính số cải chính biến dạng góc ngang.
1. Mở đầu
Thông thường, để thể hiện các yếu tố hình học
trên mặt đất về mặt phẳng chiếu người ta thực hiện
theo hai bước sau:
- Chiếu (chuyển) các yếu tố hình học đó lên mặt
Ellipsoid thực dụng;
- Sử dụng phép chiếu bản đồ để thể hiện các yếu
tố hình học đó từ mặt Ellipsoid lên mặt phẳng chiếu.
Khi sử dụng hệ tọa độ địa diện chân trời (địa
phương) để bình sai lưới GPS cạnh ngắn sử dụng
trong trắc địa công trình, ta có thể chọn điểm quy
chiếu trong không gian có vị trí xác định bởi 3 giá trị
tọa độ trắc địa là BG,LG,HG. Từ đó ta xác lập ma trận
xoay R để tính đổi tọa độ (hoặc trị đo) về hệ địa diện
[1, 3].
Mặt phẳng cơ sở đóng vai trò quan trọng trong hệ
tọa độ địa diện chân trời là mặt phẳng ngang (mặt
phẳng chân trời) vuông góc với phương pháp tuyến
của mặt Ellipsoid tại điểm quy chiếu. Trên mặt phẳng
nằm ngang đó, người ta thiết lập hệ tọa độ vuông góc
phẳng x,y (hay N,E) và có thể sử dụng làm tọa độ mặt
bằng của công trình. Theo cách này chúng ta có thể
xây dựng một hệ tọa độ vuông góc không gian (địa
phương) trong đó có mặt phẳng cơ sở gần với mặt
phẳng ngang trung bình của công trình. Điều này rất
cần cho các công trình có diện tích không rộng, nằm
trên các độ cao lớn ở vùng núi như công trình thủy
điện, khu công nghiệp,...
Mối liên hệ giữa hệ địa diện chân trời địa phương
với Ellipsoid thực dụng là tọa độ, độ cao trắc địa và
phương pháp tuyến tại điểm quy chiếu. Mối liên hệ
này cho phép chúng ta có thể tính đổi giữa tọa độ trắc
địa B,L,H (hoặc hệ không gian địa tâm X,Y,Z) với tọa
độ địa diện chân trời x,y,z (N,E,U).
Do sử dụng hệ tọa độ địa diện chân trời để biểu
diễn vị trí các điểm trên mặt đất cho nên cần phải xem
xét mức độ biến dạng chiều dài và biến dạng góc
ngang khi thể hiện chúng trên mặt phẳng chiếu. Kết
quả khảo sát này sẽ là cơ sở để xác lập giới hạn sử
dụng hệ tọa độ địa diện chân trời sao cho biến dạng
có thể coi là nhỏ để bỏ qua khi bình sai phối hợp trị đo
GPS với các trị đo mặt đất. Theo quan điểm về sai số,
tương tự như đối với sai số hệ thống, nếu giá trị biến
dạng nhỏ hơn 20% sai số đo (ngẫu nhiên) thì có thể
bỏ qua không cần xét đến.
2. Cơ sở lý thuyết
Nếu chọn điểm quy chiếu có tọa độ trắc địa là
BG,LG thì ma trận xoay R được xác định như sau:
GG
GGGGG
GGGGG
BB
LBLLB
LBLLB
R
sin0cos
sincoscossinsin
coscossincossin
(1)
Nếu chọn điểm quy chiếu nằm trên mặt Ellipsoid
(HG=0), khi đó mặt phẳng chân trời tiếp xúc với mặt
Ellipsoid tại điểm quy chiếu (hình 1a). Nếu ta chọn
điểm quy chiếu có độ cao là HG (HG>0), ta có mặt
phẳng chân trời không tiếp xúc với Ellipsoid (hình 1b)
và hình 1c).
Trong hệ tọa độ địa diện chân trời, gốc tọa độ là
điểm quy chiếu và các thành phần tọa độ nằm ngang
là x và y (hoặc N,E) cùng thành phần thẳng đứng là z
(hoặc U).
.
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCNXây dựng - số 1/2015 40
Hình 1. Các lựa chọn trong thiết lập hệ tọa độ địa diện chân trời
Để đơn giản, vùng xét được coi là một phần của
mặt cầu có bán kính bằng bán kính trái đất trung bình
Rm .
Với 3 trường hợp thể hiện trên hình 1, chúng ta sẽ
so sánh chiều dài L trên mặt phẳng chân trời với
chiều dài đường trắc địa S trên Ellipsoid, nhưng ở đây
được thay bằng chiều dài cung vòng tròn lớn bán kính
Rm (hình1a) hoặc bằng cung vòng tròn lớn bán kính
Rm+HG (hình 1b). Trong trường hợp thứ 3 (hình 1c), vị
trí điểm trên mặt địa hình được chiếu thẳng theo
phương pháp tuyến tại G xuống mặt phẳng nằm
ngang mà không sử dụng tới Ellipsoid thực dụng.
2.1 Tính phạm vi khu đo theo giới hạn biến dạng
chiều dài
Trên mặt phẳng chân trời chiều dài ngang L từ
điểm gốc (hệ địa diện) đến điểm có tọa độ x, y được
tính theo công thức:
22 yxL (2)
Đối với trường hợp thứ nhất, ký hiệu S là chiều
dài cung vòng tròn lớn trên mặt cầu bán kính Rm , S
được tính theo công thức:
.mRS (3)
Trong công thức trên, góc có giá trị nhỏ nên có
thể tính theo công thức triển khai chuỗi lấy đến số
hạng bậc ba [2]:
3
3
.6
arcsin
mmm R
L
R
L
R
L
(4)
Thay (4) vào (3) ta được:
2
3
6 mR
LLS (5)
Như vậy sự khác nhau giữa S và L là:
2
3
.6 mR
LLSL và
2
2
6 mR
L
L
L
(6)
Đối với trường hợp thứ hai, chiều dài cung vòng
tròn lớn trên mặt cầu bán kính R=Rm+HG được tính:
'.' RS (7)
Theo đó, cũng có công thức tính biến dạng tương tự:
2
3
.6
'
R
LLSL và 2
2
6R
L
L
L
(8)
Tỷ lệ
L
L tính theo (6) và (8) là tương đương nhau
khi độ cao HG không quá lớn.
Hiện nay bằng các máy toàn đạc điện tử thông
thường, có thể đo chiều dài cạnh ngắn dưới 1 km với
sai số trung phương tương đối khoảng 1/200000.
Như vậy, ở khoảng cách ngắn, biến dạng chiều dài do
phép chiếu trong khoảng 10-6 là có thể chấp nhận
được. Theo yêu cầu này, giá trị L phải thỏa mãn bất
đẳng thức sau:
1000
.45,2 RL (9)
Sau khi thay R=6371 km, nhận được kmL 6,15 .
Như vậy theo yêu cầu của biến dạng chiều dài, hệ
tọa độ địa diện có thể được thiết lập và sử dụng cho
khu vực bao quanh điểm quy chiếu với bán kính (L) là
15,6 km.
2.2 Công thức tính biến dạng góc ngang
Ký hiệu M là điểm trạm máy của góc cần xem xét.
Lập mặt phẳng nằm ngang vuông góc với pháp tuyến
tại điểm quy chiếu G và đi qua điểm M (hình 2). Như
vậy mặt phẳng này sẽ song song với mặt phẳng chân
trời của hệ địa diện. Ký hiệu T’, P’ là hình chiếu của
điểm hướng trái T và điểm hướng phải P trên mặt
phẳng nằm ngang vừa thiết lập.
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 41
Hình 2. Tính số cải chính biến dạng góc ngang
Trên mặt phẳng chân trời đó, góc ngang ' giữa
3 điểm đó được xác định theo công thức đơn giản:
MT
MT
MP
MP
xx
yy
xx
yy
'
'
'
' arctanarctan' (10)
Góc ngang tính theo (10) bị biến dạng do phép
chiếu lên mặt phẳng chân trời, đồng thời bị biến dạng
do chênh cao giữa các điểm xét. Chỉ trong trường
hợp điểm đặt máy M trùng với điểm quy chiếu G của
hệ địa diện thì góc ngang tính theo (10) không bị biến
dạng.
Góc ngang giữa 3 điểm T, M, P trên mặt đất được
tính theo pháp tuyến tại điểm đặt máy M sẽ được xác
định trong hệ địa diện thiết lập tại M được tính theo
các góc phương vị trắc địa hướng phải PMA , và góc
phương vị trắc địa hướng trái TMA , như sau:
TMPM AA ,, (11)
với:
p
P
PM x
yA arctan. ;
T
T
TM x
yA arctan.
trong đó: TTPP yxyx ,,, là tọa độ trong hệ địa diện
chân trời lập tại điểm đặt máy M.
Góc tính theo (11) phản ánh giá trị đúng của
góc đo trên mặt đất. Ở đây bỏ qua số cải chính 3
giữa cung pháp tuyến thuận và đường trắc địa vì ở
khoảng cách ngắn dưới 10 km, số cải chính này gần
bằng 0.
Giá trị biến dạng góc ngang sẽ là hiệu số giữa góc
trên mặt phẳng ' tính theo (10) với góc trên mặt
Ellipsoid tính theo (11):
' (12)
Từ hình vẽ 2 có thể chứng minh công thức tính số
cải chính biến dạng góc ngang do chênh cao giữa các
điểm như sau:
Ký hiệu T là giao điểm của đường nối điểm
ngắm trái T với tâm O của Trái đất, trên mặt phẳng
pháp tuyến đi qua điểm ngắm trái T, hai tam giác
vuông TOGM và 'TTT đồng dạng với nhau, từ đó
ta có:
T
T z
R
LTT ' (13)
trong đó: TL - khoảng cách từ điểm quy chiếu
đến điểm trái, Tz - hiệu độ cao z (U) giữa điểm T và
điểm M trong hệ địa diện.
Với các điểm xét có độ cao H không lớn, có thể
coi mRR , khi đó lượng thay đổi hướng ngắm trái
(trên mặt phẳng ngang) do ảnh hưởng của chênh cao
Tz sẽ là:
T
Tm
TT
T dR
Lz
sin
.
.".
(14)
trong đó: Td - chiều dài tia ngắm trái, T - góc
ngang tạo bởi hướng từ điểm ngắm trái đến điểm
máy và đến điểm quy chiếu.
Tương tự như vậy, đối với hướng ngắm phải ta có
công thức:
P
Pm
PP
P dR
Lz
sin
.
.".
(15)
Số cải chính biến dạng góc ngang do chênh cao
giữa các điểm sẽ là hiệu số:
T
TTT
P
PPP
m
TP d
Lz
d
Lz
R
sinsin"
(16)
Có thể thấy rằng độ lớn của số cải chính biến
dạng góc ngang tỷ lệ thuận với các chênh cao
TP zz , và các khoảng cách TP LL , đồng thời tỷ lệ
nghịch với các chiều dài tia ngắm TP dd , .
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCNXây dựng - số 1/2015 42
Để xem xét mức độ biến dạng góc ngang trong
trường hợp các điểm xét cùng độ cao và trường hợp
có độ cao khác nhau, đồng thời để kiểm tra độ tin cậy
của công thức (16), cần phải thực hiện tính toán khảo
sát sau đây:
3. Tính toán khảo sát biến dạng góc ngang
Việc tính toán khảo sát biến dạng góc ngang
được thực hiện trên mô hình không gian, có sơ đồ
như hình 3.
Hình 3. Sơ đồ khảo sát biến dạng góc ngang
Trạm máy 1 có 5 góc tạo bởi 5 hướng là 1-2, 1-
3, 1-4, 1-5 và 1-6. Khoảng cách giữa điểm máy 1
tới các điểm 2,3,4,5,6 lấy xấp xỉ 200 m, là chiều dài
cạnh trung bình của lưới trắc địa công trình (trong
xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp). Để
xét ảnh hưởng của độ cao, khảo sát được thực
hiện cho 2 trường hợp, trường hợp A, các điểm
nằm trên mặt Ellipsoid (H=0) và trường hợp B, các
điểm ở vùng núi, có độ cao trung bình 500 m và
chênh cao giữa các điểm xét lớn nhất là 55 m (độ
dốc lớn nhất là 55/200).
Tọa độ trắc địa B,L,H của các điểm xét trên hình 3
như sau:
Bảng 1. Tọa độ trắc địa B,L, H của các điểm xét
Độ cao H (m) Điểm B (o ' ")
L
(o ' ") Trường hợp A Trường hợp B
1 20 02 41.1471 105 00 00.0000 0 550.0
2 20 02 47.6515 105 00 00.0000 0 495.0
3 20 02 41.1470 105 00 06.8829 0 500.0
4 20 02 35.5141 105 00 03.4414 0 502.5
5 20 02 34.6427 105 00 00.0000 0 500.0
6 20 02 37.8948 105 59 54.0393 0 497.5
Trong sơ đồ trên, vị trí điểm quy chiếu G của hệ địa diện được chọn cách điểm 1 với các khoảng cách L
khác nhau như sau:
Bảng 2. Tọa độ điểm quy chiếu G của hệ địa diện trong các phương án
Phương án L (km) B (o ' ") L (o ' ")
1 1 20 02 41.14616 104 59 25.58548
2 5 20 02 41.12384 104 57 07.92743
3 9 20 02 41.07177 104 54 50.26946
4 10 20 02 41.05410 104 54 15.85499
5 13 20 02 40.98993 104 52 32.61165
6 15 20 02 40.93786 104 51 23.78282
7 20 20 02 40.77512 104 48 31.71105
Trong trường hợp A, độ cao H điểm quy chiếu G
được lấy bằng 0, trong trường hợp B được lấy là 500m.
3.1 Kiểm tra công thức tính số cải chính biến dạng
góc ngang
Số cải chính biến dạng góc ngang (16) sẽ được
so sánh với giá trị biến dạng (đúng) được tính theo
công thức (12). Độ cao của các điểm xét trên hình 3
được tính theo trường hợp B của bảng 1 còn tọa độ
điểm quy chiếu G lấy theo phương án 1 của bảng 2.
Trong bảng 3 là giá trị biến dạng góc ngang tính
theo công thức (12) và số cải chính biến dạng
tính theo công thức (16).
Bảng 3. Giá trị biến dạng góc ngang và số cải chính biến dạng
STT Ký hiệu góc (T – M – P)
Góc trên mặt Ellipsoid
( ) (o ' ")
Góc trên mặt phẳng
( ' )(o ' ")
(")
(")
1 2 - 1 - 3 90 00 00.00 90 00 08.89 8.89 8.90
2 3 - 1 - 4 60 00 00.00 60 00 06.65 6.65 6.66
3 4 - 1 - 5 30 00 00.00 30 00 01.43 1.43 1.43
4 5 - 1 - 6 59 59 59.92 59 59 56.08 -3.84 -3.85
5 6 - 1 - 2 120 00 00.08 119 59 46.95 -13.13 -13.15
6 2 - 6 - 1 30 00 00.00 30 00 04.43 4.43 4.43
7 1 - 2 - 6 29 59 59.92 30 00 08.63 8.71 8.72
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 1/2015 43
Có thể thấy rằng trong trường hợp góc xét cách
điểm quy chiếu của hệ chân trời L=1 km và chênh cao
55m (cạnh 200m), biến dạng góc ngang do chênh cao
của các điểm đã có giá trị trên 13”. Biến dạng này khá
lớn, phải xét tới khi bình sai kết hợp trị đo góc ngang
với các trị đo GPS trong hệ địa diện chân trời. Có thể
kiểm tra tổng của ba số hiệu chỉnh biến dạng góc
trong tam giác 1-2-6 ở ba dòng cuối bảng 3 có giá trị
bằng 0, hoàn toàn phù hợp với số dư mặt cầu trong
trường hợp này rất nhỏ, gần bằng 0.
Giá trị số cải chính biến dạng góc ngang tính theo
công thức (16) có thể coi là phù hợp với giá trị biến
dạng tính theo công thức (12), sai khác lớn nhất chỉ là
0”,02.
3.2 Tính phạm vi khu đo theo giới hạn biến dạng
góc ngang
Ở trên chúng ta đã xác định được bán kính khu
đo là 15,6 km theo yêu cầu biến dạng chiều dài không
vượt quá 10-6. Tiếp theo, chúng ta tính toán biến dạng
biến dạng góc ngang trong trường hợp không có
chênh cao (trường hợp A) và trường hợp có chênh
cao (trường hợp B) nhưng sau khi đã hiệu chỉnh biến
dạng do chênh cao tính theo (16).
Tính toán được thực hiện với khoảng cách L khác
nhau. Trong trường hợp B, chênh lệch góc sau hiệu
chỉnh được tính:
)(')(
H (17)
trong đó: được tính theo công thức (16).
Bảng 4. Giá trị biến dạng góc khi sử dụng hệ địa diện chân trời
Phương án L (km) Trường hợp A: Trường hợp B:
)(H
1 1 0”,00 0”,02
2 5 0,03 0,08
3 9 0,09 0,20
4 10 0,11 0,23
5 13 0,19 0,35
6 15 0,25 0,44
7 20 0,45 0,70
Theo kết quả tính toán ở bảng 4 có thể thấy rằng,
để biến dạng góc (hoặc sai lệch sau cải chính) không
quá 0”,2, tức bằng 20% sai số đo góc ngang chính
xác (lấy là 1”) thì bán kính (L) sử dụng hệ tọa độ địa
diện chân trời có thể đến 13 km nếu khu vực xét là
bằng phẳng. Đối với vùng có chênh cao thì phạm vi
sử dụng hẹp hơn, chỉ sử dụng trong phạm vi bán kính
9 km và phải tính số cải chính biến dạng góc ngang
theo công thức (16).
4. Kết luận
Qua nghiên cứu lý thuyết, chứng minh công thức
và tính toán khảo sát, có thể rút ra một số kết luận
sau đây:
- Hệ tọa độ địa diện chân trời địa phương có thể
sử dụng trong trắc địa công trình dân dụng và công
nghiệp có diện tích gần với hình vuông hoặc tròn,
không phù hợp cho các công trình dạng tuyến. Điểm
quy chiếu của hệ địa diện cần chọn là điểm nằm gần
trọng tâm của công trình;
- Để bảo đảm biến dạng góc và biến dạng chiều
dài không quá lớn, đối với khu vực bằng phẳng, bán
kính khu vực xét có thể đến 13 km. Đối với vùng địa
hình không bằng phẳng (độ dốc giới hạn là 0,275) thì
bán kính vùng xét chỉ lấy đến 9 km;
- Trong hệ địa diện chân trời, biến dạng góc
ngang do ảnh hưởng của chênh cao khá lớn. Để bình
sai kết hợp góc ngang với các trị đo GPS trong hệ địa
diện chân trời, trước khi bình sai cần phải tính số cải
chính biến dạng góc ngang do chênh cao vào giá trị
góc đo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ĐẶNG NAM CHINH, TRẦN ĐÌNH TRỌNG. Bình sai
lưới GPS trong hệ tọa độ vuông góc không gian địa
diện chân trời. Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng.
Viện KHCN Xây dựng, số 2/2010.
2. BRÔNSTEIN XÊMENĐIAEP. Sổ tay toán học dành cho
các kỹ sư và học viên trường cao đẳng kỹ thuật -1974
(Trần Hùng Thao dịch).
3. SLAWOMIR CELIMER, ZOFIA RZEPECKA (2008).
Common adjustment of GPS baselines with classical
measurements. Olstyn University of Warmia and
Mazury, Institute of Geodesy.
Ngày nhận bài: 30/12/2014.
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 02/02/2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dangnamchinh_1_2015_2662.pdf