Trường đại học Thủ Dầu Một có tất cả 19 khía cạnh môi trường, trong đó có 6 khía cạnh môi trường có ý nghĩa sẽ tác động tiêu cực đến môi trường cần được kiểm soát và khắc phục như: tiếng ồn bãi xe, khí thải và bụi ở bãi xe, tiếng ồn khu phòng học và vườn học tập, mùi hôi của rác, tiếng ồn xe chở rác, chất thải rắn. mùi hôi nhà vệ sinh. Trong 6 khía cạnh môi trường được liệt kê trên, thì tiếng ồn ở khu phòng học và vườn học tập là khía cạnh ảnh hưởng nhất đến khả năng giảng dạy và học tập của cả giảng viên và sinh viên. Khía cạnh môi trường ý nghĩa tiếng ồn bãi xe ít có tác động đến việc học của sinh viên và giảng dạy của giảng viên. Nghiên cứu có thể tiến hành mở rộng ra tất cả các khu vực khác của trường do đây là nghiên cứu đầu nên một số khu vực được hạn chế trong đề tài. Đề tài làm nền tảng tiến tới đề xuất xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, nếu làm được việc này thì đây sẽ là trường đầu tiên của Việt Nam xây dựng hẳn một hệ thống quản lý môi trường.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định khía cạnh môi trường tại đại học Thủ Dầu Một theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÁC ĐỊNH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG
TẠI ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015
Nguyễn Thị Xuân Hạnh(1), Nguyễn Thị Như(1), Phạm Thị Thùy Trang(1)
(1)Trường Đại học Thủ Dầu Một
Ngày nhận bài 10/5/2017; Ngày gửi phản biện 11/6/2017; Chấp nhận đăng 30/9/2017
Email: nguyenthixuanhanh@gmail.com
Tóm tắt
Để xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế cho trường đại học điều cần thiết là phải xác định được các khía cạnh môi trường. Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cho trường đại học vì hệ thống ISO 14001 về môi trường vẫn ít phổ biến hơn ISO 9001 về quản lý chất lượng. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu dùng lược đồ dòng chảy xác định nguồn đầu vào, đầu ra của một khu vực trong trường để bước đầu xác định các khía cạnh môi trường phát sinh từ khu vực. Sau đó nhóm dùng phương pháp đa tiêu chí để chấm điểm đánh giá và tìm ra khía cạnh môi trường ý nghĩa. Trường đại học Thủ Dầu Một có 19 khía cạnh môi trường, sau khi dùng phương pháp đa tiêu chí chấm điểm còn lại 6 khía cạnh môi trường ý nghĩa: tiếng ồn phòng học, khí thải bụi, tiếng ồn xe, mùi hôi của rác, chất thải rắn, mùi hôi nhà vệ sinh. Kết quả thể hiện rằng một trường đại học cũng có nhiều vấn đề môi trường đáng quan tâm. Nghiên cứu là nền tảng để nhà trường xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 sau này, và là tài liệu tham khảo đáng tin cậy dùng cho sinh viên ngành môi trường học tập và nghiên cứu.
Từ khóa: môi trường, quản lý môi trường, tác động môi trường
Abstract
IDENTIFYING ENVIRONMENTAL ASPECT IN THU DAU MOT UNIVERSITY ACCORDING TO THE STANDARD ISO 14001: 2015
In order to develop an international standardized environmental management system for a university, it is essential to identify the environmental aspects. There is still not much research for universities because the environmental management system (ISO 14001 on ) is still less popular than quality management (ISO 9001). In this study, authors have used a flowchart to identify the inputs source and outputs of an area in in Thu Dau Mot University to initially determine the environmental aspects that raise from the area. Then research used a multi-criteria method to mark the evaluation and find a meaningful environmental aspect. The results indicate that: Thu Dau Mot University has 19 environmental aspects, after using the multi-point scoring method, the remaining six aspects of environmental significance: noise, dust emissions, vehicle noise, Foul odor of garbage, solid waste, toilet odors. The results show that a university also has many environmental concerns. Research is the foundation for the future development of the ISO 14001 environmental management system, and is a reliable reference for students in the academic and research environment.
1. Giới thiệu
Xác định khía cạnh môi trường là một phần rất quan trọng của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015 [6]. Đây là công cụ của quốc tế về quản lý môi trường suốt 20 năm và được xác lập bởi Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hóa – ISO [7]. Trong khoảng thời gian đó có rất nhiều tổ chức, công ty sản xuất, xí nghiệp đã áp dụng và đã lấy được chứng chỉ này. Ở Việt Nam, nhóm tác giả đã tìm thấy được đề tài nghiên cứu khoa học về ISO 14001 tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ [2], đề tài này phân tích những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng hệ thống, bên cạnh đó đề tài còn đề xuất xem xét chuyển đổi từ ISO 9001 sang ISO 14001. Một nghiên cứu của Australia [3] nói về lợi ích khi xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đối với trường học, nghiên cứu này cũng không dùng phương pháp xác định các khía cạnh môi trường cụ thể phục vụ cho hệ thống. Nghiên cứu xây dựng hẳn hệ thống quản lý môi trường tại Đại học Nishhi Chiba của Nhật dùng mô hình PDCA trong thu thập ý kiến từ phiếu khảo sát, khác với các phương pháp trong đề tài của nhóm tác giả thực hiện, cũng bởi lý do nước Nhật rất yêu môi trường và nền tảng về môi trường khá tốt[4]. Sách chuyên khảo [1] viết về hệ thống quản lý môi trường và tình hình áp dụng ở một số nước trên thế giới, bên cạnh đó nêu ra việc khó khăn khi tiếp cận, thực thi hệ thống quản lý môi trường tại Việt Nam tuy nhiên vẫn không đề cập đến hệ thống môi trường sẽ như thế nào nếu được áp dụng vào trường học. Các nghiên cứu liệt kê bên trên không đi vào việc xác định các khía cạnh môi trường, phần nội dung này là “trái tim” của một hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Chính vì thế mà đề tài “Xác định khía cạnh môi trường tại trường đại học Thủ Dầu Một theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015” được tiến hành với mục tiêu tìm ra các khía cạnh môi trường hay còn gọi là các vấn đề môi trường mà có thể tồn tại trong một trường đại học. Nghiên cứu này xác định nguyên nhân, cung cấp cái nhìn chính xác cho các nhà quản lý về môi trường ở một góc độ mới. Từ đó góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường được tốt hơn.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Lược đồ dòng chảy (Flow charts) [5]:
Năng lượng
Nước
Vật liệu – thiết bị
Không gian học tập, sinh hoạt.
Chất thải rắn
Khói bụi
Tiếng ồn
Nước thải
Đầu vào
Hoạt động
Đầu ra
Khía cạnh môi trường
Chúng tôi chọn các khu vực trong trường như: khu văn phòng, khu phòng học, bãi xe sinh viên, bãi xe giảng viên, khu thư viện, khu tập kết chất thải rắn Tại các khu vực này, chúng tôi xác định nguồn vật chất đầu vào, các quá trình hoạt động bên trong và nguồn vật chất đầu ra. Tất cả quá trình từ đầu vào cho đến đầu ra sau cùng có phát sinh khía cạnh môi trường chúng tôi sẽ ghi nhận. Khu bãi xe sinh viên, nguồn vật chất sẽ gồm con người, xe, giấy giữ xe, dụng cụ vệ sinh, các hoạt động trong khu này sẽ phát sinh tiếng ồn, khói, bụi, chất thải rắn, rò rỉ xăng dầu Khía cạnh môi trường được xác định đó là cháy nổ, tràn đổ, rò rỉ xăng dầu, khói, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn. Chúng tôi tìm được 19 khía cạnh qua các lược đồ dòng chảy từ các khu vực hoạt động của trường.
2.2. Phương pháp 3P [5]
Phương pháp 3P là phương pháp được sử dụng để nhận diện các khía cạnh môi trường. Đồng thời kết hợp với lược đồ dòng chảy biết được đầu vào là gì, đầu ra là gì để sắp xếp quá trình các hoạt động theo một trình tự logic theo cấp độ chính xác từ thông tin nhận được, biết được đầu vào của từng khu vực là gì rồi thông qua các hoạt động diễn ra tại trường sẽ phát sinh các nguồn đầu ra trong đó có các khía cạnh môi trường.
Paper check (kiểm tra giấy tờ, hồ sơ): kiểm tra, xem xét các khía cạnh môi trường đã được đánh giá có bị ràng buộc bởi các yêu cầu của pháp luật hay quy định của trường học không. Với phương pháp này thực hiện xác thực trường Đại học Thủ Dầu Một đã thực hiện những thông tư, nghị định, văn bản pháp luật, tiêu chuẩn Việt Nam vấn đề liên quan môi trường của trường học trong việc quy định nguồn nước cung cấp cho sử dụng trong trường học là nguồn nước đạt chuẩn nào. Những hóa đơn sử dụng năng lượng, nước để biết tiêu thụ điện nước hàng tháng là bao nhiêu và chi phí cho việc sử dụng là tốn bao nhiêu. Hợp đồng, sổ sách chuyển giao việc thu gom chất thải rắn sẽ biết được những thông tin chuyển giao thu gom cho đơn vị nào, số lượng thu gom là bao nhiêu, gom hằng ngày, tuần, tháng hay quí
People interview (phỏng vấn trực tiếp): Thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời nói cho đối tượng cần khai thác thông tin với mục đích đã xác định từ trước. Phương pháp này thực hiện ở từng khu vực đã xác định trước đó và mỗi đối tượng trong mỗi khu vực chỉ khảo sát từ 1-2 phiếu để thu thập thông tin số liệu sơ cấp và thứ cấp đặc thù từ nguồn đầu vào là những gì và cho ra gì, phát sinh chất thải gì, số lượng nhiều hay ít, đối chiếu thông tin từ giấy tờ liên quan mà mình đã có trước đó. Các đối tượng sẽ được phỏng vấn như bảng 1. Nội dung phỏng vấn sẽ là 19 khía cạnh môi trường đã tìm được qua lược đồ dòng chảy.
Bảng 1. Các đối tượng sẽ được phỏng vấn P2
Stt
Khu vực phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn
1
Khu hành chính và dãy phòng các khoa
Cán bộ quản lý
Cán bộ cấp dưới
2
Khu phòng học
Giảng viên
Sinh viên
3
Khu nhà xe giảng viên
Nhân viên giữ xe
Giảng viên
4
Khu nhà xe sinh viên
Nhân viên giữ xe
Sinh viên
5
Khu căn tin
Chủ căn tin
Nhân viên căn tin
Sinh viên
6
Khu dãy phòng thí nghiệm khoa Tài nguyên môi trường
Giảng viên phụ trách phòng thí nghiệm
Sinh viên trong phòng thí nghiệm
7
Khu thư viện
Cán bộ quản lý thư viện
Thủ thư quản lý tình hình ra vào của sinh viên
Sinh viên
8
Khu vườn học tập
Sinh viên cả 4 khóa từ năm nhất đến năm tư
Nhân viên lao công ngoài vườn
9
Dãy ki ốt mặt tiền đường Trần Văn Ơn
Cán bộ quản lý
Cán bộ cấp dưới
10
Dãy ki ốt mặt tiền đường Phú Lợi
Cán bộ quản lý
Cán bộ cấp dưới
11
Khu tập kết rác
Nhân viên thu gom của đơn vị thu gom
Nhân viên lao công của trường
12
Khu nhà vệ sinh
Nhân viên lao công
Practice observe (quan sát hiện trường): phương pháp này dùng để xem xét và đối chứng thông tin mà mình đánh giá và phỏng vấn có chính xác hay không. Công việc này được thực hiện bằng cách đến từng khu vực trong khuôn viên trường để xem xét hiện trạng môi trường, theo dõi diễn biến môi trường ở mỗi nơi cụ thể có phát sinh vấn đề ô nhiễm, phát thải, cháy nổ, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, nơi nào có khả năng gây sự cố môi trường không. Như khu vực bãi giữ xe có hiện tượng rò rỉ xăng dầu, công tác phòng cháy chữa cháy tốt không, khói bụi phát sinh khi xe lưu thông có làm con người khó chịu, tập kết rác là vị trí nào của trường đại học, nơi này gần những khu vực xung quanh nào, có hiện tượng nước rỉ rác đổ ra ngoài, phát sinh mùi hôi khó chịu gây ảnh hưởng môi tường xung quanh hay không, khu vực căn tin có đảm bảo vệ sinh môi trường chưađể kiểm chứng thông tin mà mình thu thập được từ quá trình phỏng vấn và nhận định, đánh giá ban đầu của nhóm.
2.3. Phương pháp đa tiêu chí [5]
Đây là phương pháp để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa thông qua việc đánh giá cho điểm các khía cạnh môi trường chung. Để xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa dựa trên 4 tiêu chí mà tổ chức đánh giá đưa ra, cụ thể là pháp luật, cộng đồng, tần suất và nghiêm trọng. Cơ sở để chọn 4 tiêu chí này là dựa trên sự tuân thủ pháp luật nhà nước sở tại, sự quan tâm đến cộng đồng và nghiên cứu khoa học về tiêu chuẩn đánh giá rủi ro mà các công ty tư vấn xây dựng. Mỗi tiêu chí sẽ có cách cho điểm tùy vào mức độ tác động môi trường với mức điểm từ 1 đến 3. Từ số điểm tổng kết ở 4 tiêu chí trên sẽ lấy điểm trung bình, nếu điểm trung bình ≥ 2,5 là khía cạnh môi trường có ý nghĩa, nếu điểm trung bình < 2,5 là khía cạnh môi trường không ý nghĩa. Điểm TB = (pháp luật + cộng đồng + tần suất + nghiêm trọng)/4. Nếu điểm trung bình ≥ 2,5 là KCMT có ý nghĩa. Nếu điểm trung bình < 2,5 là KCMT không ý nghĩa.
Bảng 2. Mức độ cho điểm của 4 tiêu chí
Chỉ tiêu
Mức độ (1)
Mức độ (2)
Mức độ (3)
Pháp luật
Không quy định
Có quy định nhưng không vi phạm
Có quy định và có vi phạm
Cộng đồng
Không tác động
Thỉnh thoảng tác động
Thường xuyên tác động
Tần suất
Không xuất hiện
Thỉnh thoảng xuất hiện
Thường xuyên xuất hiện
Nghiêm trọng
Ảnh hưởng thẩm mĩ, tiện nghi.
Tác động thành phần
môi trường
Tác động đến sức khỏe con người
(Nguồn: Tài liệu của Tổ chức Đánh giá và chứng nhận Quốc tế Interconformity)
Chúng tôi đặt các khía cạnh môi trường đã tìm thấy vào 4 tiêu chí này, mức độ cho điểm theo (1), (2), (3). Sau đó chúng tôi ra tổng điểm, nếu điểm lớn và nhỏ hơn theo trị trung bình mà chúng tôi đặt ra chúng tôi sẽ xếp khía cạnh đó vào dạng ý nghĩa hoặc không ý nghĩa. Từ đó chúng tôi tìm được 6 khía cạnh môi trường ý nghĩa.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Kết quả nguồn đầu vào, các hoạt động và nguồn đầu ra (trích từ một khu vực đại diện trong nghiên cứu)
Khu phòng học
Năng lượng: điện (thắp sáng, quạt, máy điều hòa, máy tính, máy chiếu).
Nước: nước uống
Nguyên vật liệu: Thiết bị: cặp, sách, vở, viết, thước, gôm tẩy, sọt rác, bàn, ghế, bóng đèn, quạt, máy điều hòa, thực phẩm, máy tính, bình PCCC.
Sản phẩm: kiến thức là bài giảng của giảng viên và bài tập của sinh viên.
Tràn đổ: không có
Nước thải: nước uống thừa
Ô nhiễm không khí: bụi phấn
Tiếng ồn: tiếng giảng bài của giảng viên, tiếng trao đổi của sinh viên.
Rác thải: giấy, viết, chai ly nhựa, túi nilong, thực phẩm thừa, giẻ lau bảng, phấn thừa, linh kiện máy điều hòa, máy tính, đèn, quạt, bàn, ghế.
Sự cố khẩn cấp: cháy nổ
Hoạt động bất thường
Hệ sinh thái: không có
Tác động trực quan: không có
Hình 1. Lược đồ dòng chảy khu vực phòng học
Bảng 3. Bảng tổng hợp Khía cạnh môi trường của trường đại học Thủ Dầu Một
Stt
Khía cạnh môi trường
Stt
Khía cạnh môi trường
1
Tiêu thụ điện
11
Phân bón thuốc bảo vệ thực vật
2
Tiêu thụ xăng, dầu
12
Tiếng ồn vườn học tập
3
Cháy nổ
13
Tiếng ồn máy phát điện
4
Chất thải rắn
14
Khí thải máy phát điện
5
Chất thải nguy hại
15
Mùi hôi của rác
6
Tiếng ồn văn phòng
16
Nước rỉ rác
7
Bụi phấn
17
Tiếng ồn của xe rác
8
Tiếng ồn phòng học
18
Mùi hôi nhà vệ sinh
9
Khói bụi nhà xe
19
Tràn đổ hóa chất
10
Tiếng ồn nhà xe
3.2. Kết quả kiểm chứng lại khía cạnh môi trường bằng phương pháp 3P
Bảng 4. Kết quả kiểm chứng khía cạnh môi trường bằng phương pháp 3P
STT
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa
P1 (Paper check)
P2 (People interview)
P3 (Practise obsenve)
Kết quả
1
Tiếng ồn nhà xe
Có
Có
Có
Có
2
Khí thải, bụi
Có
Không
Có
Có
3
Tiếng ồn phòng học
Có
Không
Có
Có
4
Mùi hôi của rác
Không
Có
Có
Có
5
Chất thải rắn
Không
Có
Có
Có
6
Mùi hôi nhà vệ sinh
Không
Có
Có
Có
3.3. Kết quả kiểm chứng lại khía cạnh môi trường bằng phương pháp đa tiêu chí (trích từ một khu vực đại diện trong nghiên cứu)
Bảng 5. Xác định khía cạnh môi trường ở Khu phòng học
Hoạt động
Khía cạnh môi trường
Tiêu chí đánh giá khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Điểm Trung Bình (TB)
Ý nghĩa
Điểm TB ≥2,5
Pháp luật
Cộng đồng
Tần suất
Mức độ nghiêm trọng
Giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên
Bụi phấn
1
3
2
3
2,25
Không
Tiếng ồn
3
3
3
3
3
Có
Tiêu thụ nước
1
1
1
1
1
Không
Chất thải rắn
1
2
2
2
1,75
Không
Sự cố cháy nổ
2
1
1
3
1,75
Không
Tiêu thụ điện
2
1
3
2
2
Không
Chất thải nguy hại
1
1
2
2
1,5
Không
Sinh hoạt giờ giải lao
Chất thải rắn
1
3
3
2
2,25
Không
Tiếng ồn
3
3
3
3
3
Có
Tiêu thụ điện
1
1
3
2
1,75
Không
Chất thải nguy hại
1
1
2
2
1,5
Không
3.4. Kết quả xác định khía cạnh môi trường sau kiểm chứng
Bảng 6. Tổng hợp các KCMT có ý nghĩa sau kiểm chứng
Stt
Khía cạnh môi trường có ý nghĩa
Tổng điểm
Khu vực liên quan
Hoạt động
1
Tiếng ồn *
3
Bãi xe
Xe ra vào
2
Khí thải, bụi
3
Bãi xe
Xe ra vào
3
Tiếng ồn *
2,5
Khu phòng học và vườn học tập
Học tập, nghiên cứu
4
Mùi hôi của rác
2,75
Bãi rác
Tập kết rác
5
Chất thải rắn
2,75
Bãi rác
Tập kết rác
6
Mùi hôi nhà vệ sinh
2,5
Khu nhà vệ sinh
Đi vệ sinh
(*: có cùng 1 khía cạnh môi trường là tiếng ồn ở hai khu vực bãi xe và khu vực phòng học, vườn học tập)
4. Kết luận
Trường đại học Thủ Dầu Một có tất cả 19 khía cạnh môi trường, trong đó có 6 khía cạnh môi trường có ý nghĩa sẽ tác động tiêu cực đến môi trường cần được kiểm soát và khắc phục như: tiếng ồn bãi xe, khí thải và bụi ở bãi xe, tiếng ồn khu phòng học và vườn học tập, mùi hôi của rác, tiếng ồn xe chở rác, chất thải rắn. mùi hôi nhà vệ sinh. Trong 6 khía cạnh môi trường được liệt kê trên, thì tiếng ồn ở khu phòng học và vườn học tập là khía cạnh ảnh hưởng nhất đến khả năng giảng dạy và học tập của cả giảng viên và sinh viên. Khía cạnh môi trường ý nghĩa tiếng ồn bãi xe ít có tác động đến việc học của sinh viên và giảng dạy của giảng viên. Nghiên cứu có thể tiến hành mở rộng ra tất cả các khu vực khác của trường do đây là nghiên cứu đầu nên một số khu vực được hạn chế trong đề tài. Đề tài làm nền tảng tiến tới đề xuất xây dựng hệ thống quản lý môi trường tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, nếu làm được việc này thì đây sẽ là trường đầu tiên của Việt Nam xây dựng hẳn một hệ thống quản lý môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Thị Hồng Trân (2008), Thực thi hệ thống quản lý môi trường ISO 14001, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Trần Thị Tường Vân (2010), Nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho các trường đại học TP.HCM, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ.
Ian Thomas (2005), Environmental management: Processes and practices in Australia.
Kayo Ito (2006), Sakiko Okayama and Isamu Konuma, Japanes university sets ISO 14001 example for education sector.
Tổ chức Đánh giá và Chứng nhận Quốc tế Interconformity (2010), Tài liệu phương pháp xác định khía cạnh môi trường, lưu hành nội bộ.
TCVN ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng, (2015)
International Organization for Standardization – ISO, www.iso.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38026_122008_1_pb_1455_2090345.doc