Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh tại một số chợ, cửa hàng rau tại thành phố Nam Định

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Rau tại chợ ô nhiễm mầm bệnh KST với tỷ lệ 72,8%, trong đó ô nhiễm mầm bệnh đa bào là 16,7%, ô nhiễm mầm bệnh đơn bào là 68,3%. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST trên rau tại chợ nội thành là 76,7% cao hơn chợ ngoại thành 68,9%. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST trên rau muống là 10,9%; rau cần 10,1%; rau ngổ 9,6%, rau cải cúc 18,4%; rau cải xanh 14,1%; rau xà lách/diếp 22,4%. Trên rau cải cúc và rau xà lách có nhiễm sán lá ruột nhỏ. Mặc dù tỷ lệ nhiễm các loại KST trên rau tại chợ thấp nhưng mật độ nhiễm lại rải đều, tất cả các loại rau đều nhiễm ít nhất 01 loại mầm bệnh KST. Kiến nghị Tăng cường tuyên truyền giáo dục cho người buôn bán rau không được sử dụng nước thải rửa rau cho tươi trước khi bán hàng. Chỉ sử dụng nước sạch (nước máy, nước giếng khoan) để rửa rau. Tại các chợ phải có sự kiểm soát nguồn gốc rau nhập hàng ngày, có đủ nước sạch cho việc sơ chế, làm tươi rau trước khi cung cấp cho người tiêu dùng. Cần thiết phải có sự kiểm định, xét nghiệm tìm KST trên rau tại các chợ trước khi nguồn rau xanh được bán ra cho người tiêu dùng. Đầu tư phát triển mô hình trồng rau sạch để cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, nhất là các loại rau ăn sống.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định mầm bệnh ký sinh trùng trên rau xanh tại một số chợ, cửa hàng rau tại thành phố Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 179 XÁC ĐỊNH MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU XANH TẠI MỘT SỐ CHỢ, CỬA HÀNG RAU TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH Lê Lợi*, Hoàng Tiến Cường*, Nguyễn Văn Đề**, Nguyễn Thị Hồng Thúy*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mầm bệnh ký sinh trùng truyền bệnh cho người trên rau ở một số chợ, cửa hàng rau tại TP. Nam Định, tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xét nghiệm 180 mẫu rau gồm 6 loại rau theo phương pháp Romanenko tìm mầm bệnh ký sinh trùng tại một số chợ, cửa hàng rau xanh thuộc thành phố Nam Định 2 năm 2010-2011. Kết quả: Các loại rau có tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST chung là 85,0%, trong đó ô nhiễm mầm bệnh đa bào là 16,7%; trong đó ô nhiễm giun đũa 11,1%, giun tóc 2,2%, ấu trùng giun móc 2,2%, sán lá nhỏ 1,1%, sán lá lớn 0,0%, ô nhiễm mầm bệnh đơn bào là 68,3% trong đó Entamoeba histolytica 13,3%, Entamoeba coli 13,9%, Cryptospo ridium spp 8,3%, Cyclospora spp 10,0%, Giardia lamblia 6,1%, đơn bào khác 16,7%. Kết luận: Các loại rau có tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST chung là 85,0%. Từ khóa: ký sinh trùng, rau xanh, Nam Định ABSTRACT IDENTIFY THE PATHOGEN PARASITES ON GREEN VEGETABLES IN SOME MARKETS, STORES VEGETABLES IN NAM ĐỊNH CITY Le Loi, Hoang Tien Cuong, Nguyen Van De, Nguyen Thi Hong Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 179 - 183 Objective: Determine parasite pathogen on vegetables in a number of markets, vegetable shops in Nam Dinh City, Nam Dinh province. Subjects and methods: We conducted tested in 180 samples of vegetables (including 6 different types) by the method of Romanenko found in markets, vegetable shops of Nam Dinh province in 2010-2011 Results: The rate of vegetables which contaminated parasites pathogenic was 85.0%. In particular, the rate of vegetables which contaminated multicellular pathogens was 16.7%: Ascaris (11.1%), Trichuriasis (2.2%), Hookworm larvae (2.2%), Clonorchiasis (1.1%); Fascioladae (0.0%). The rate of vegetables which contaminated protozoa pathogens was 68.3%: Entamoeba histolytica 13.3%, Entamoeba coli 13.9%, Cryptosporidium spp 8.3%, Cyclospora spp 10.0%, Giardia lamblia 6.1%, and difference protozoas (16.7%). Conclusion: Vegetables are the parasite pathogen contamination rate of 85.0% Key words: parasite, vegetable, Nam Định. ĐẶT VẤN ĐỀ Chợ là nơi mua bán hàng hóa, nơi giao lưu sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nó gắn rất chặt và là một phần không thể thiếu của văn hóa làng xã ở Việt Nam. Ở mỗi xã thường có một chợ nhỏ, bán mua hàng hóa thiết yếu thường ngày. Nét đặc trưng của chợ ngoại thành của thành phố Nam Định là phần lớn người bán hàng ở chợ là những nông dân bán những sản phẩm do chính tay họ làm ra. Còn chợ nội thành là nơi đầu mối cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho * Chi cục vệ sinh ATTP Nam Định ** Đại Học Y Hà Nội Trường Trung cấp Y Tế Nam Định Tác giả liên lạc: BS Lê Lợi ĐT: 0917418398 Email : Drle2505@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 180 cuộc sống. Thành phố Nam Định có chợ đầu mối Phạm Ngũ Lão, rau các nơi được tập kết đến từ nửa đêm về sáng, các nơi lại đến đây mua hàng về chợ bán lẻ. Nguồn cung cấp rau từ các huyện: Nam Trực, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Trực Ninh, Hải Hậu, Vụ Bản, Ý Yên; các tỉnh lân cận: Thái Bình, Hà Nam, hoặc ở một số xã, phường ngoại thành TP Nam Định: Phù Long, Nam Vân, Lộc An Cùng với tập quán dùng phân bón cho rau màu, tận dụng các nguồn nước thải để tiết kiệm chi phí chăm sóc, càng làm cho tình trạng ô nhiễm ký sinh trùng trên rau tăng lên, trong đó nguy hiểm nhất là rau ăn sống. Cho đến nay vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Đã có một số điều tra ô nhiễm thực phẩm bởi mầm bệnh KST như rau nhiễm trứng giun 35,7% và nhiễm đơn bào Cyclospora 8,4 - 11,8% (Nguyễn Thuỳ Trâm, 2007)(6). Hoặc như nghiên cứu của Trần Thị Hồng(1) tại các siêu thị ở Tp. Hồ Chí Minh (2007) tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST chung trên rau lên tới 94,4%. Để giúp các cơ quan có chức năng và thẩm quyền quản lý, đồng thời cảnh báo người dân có nhận thức tốt hơn về thực trạng và các mối nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi sử dụng rau mua tại các chợ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Xác định mầm bệnh ký sinh trùng truyền bệnh cho người trên rau ở một số chợ, cửa hàng rau tại thành phố Nam Định- tỉnh Nam Định”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu dịch tễ học cắt ngang, mô tả Địa điểm điều tra, đối tượng và cỡ mẫu + Chọn địa điểm có chủ đích: tại chợ nội thành, chợ ngoại thành. + Đối tượng: 6 loại rau là rau muống, rau cần, rau ngổ, rau cải xanh, rau cải cúc, rau xà lách/diếp. + Cỡ mẫu được tính theo công thức (WHO 1991): n = Z21-α/2 x P (1-P)/d2. Trong đó, n = cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được, P = Tỷ lệ nhiễm dự kiến, d = Độ chính xác mong muốn, Z21-α/2 = hệ số tin cậy 95%, có giá trị 1,96; d = sai số tuyệt đối = 0,005; ta có số mẫu n = 180 mẫu cho 6 loại rau, mỗi loại 15 mẫu/điểm. Phương pháp nghiên cứu + Thu thập mầm bệnh ký sinh trùng bằng phương pháp Romanenko. + Xác định hình thái học theo khóa định loại của Ichiro Miyazaki, Prayong Radomyo và Johannnes Kaufmann. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1/2010-6/2011 Xử lý số liệu và phân tích Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1, phân tích bằng ngôn ngữ phần mềm Excel và SPSS 16.0 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Ô nhiễm mầm bệnh KST chung trên rau xanh tại chợ 76,7 68,9 72,8 65 70 75 80 Chợ nội thành Chợ ngoại thành Chung Biểu đồ 1. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST chung trên rau tại chợ (n = 180) Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST chung trên rau tại chợ là 72,8%; ô nhiễm trên rau ở chợ nội thành là 76,7% cao hơn ở chợ ngoại thành là 68,9%. Tỷ lệ ô nhiễm có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ ô nhiễm thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại chợ ở TP. Hồ Chí Minh (2007) của Lê Thị Ngọc Kim, Vũ Đình Phương Ân, Trần Thị Hồng(2) là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 181 97,1% và của Trần Thị Hồng(1) tại các siêu thị ở TP. Hồ Chí Minh (2007) có tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST trên rau: 94,4%. So sánh tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST trên rau tại chợ nội thành và ngoại thành 17,8 71,1 15,6 65,6 16,7 68,3 0 20 40 60 80 Chợ nội thành Chợ ngoại thành Chung Đa bào Đơn bào Biểu đồ 2. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST tại chợ nội và ngoại thành (n = 180) Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đơn bào cao hơn mầm bệnh đa bào (68,3% so với 16,7%), ở chợ nội thành cao hơn chợ ngoại thành (71,1% so với 65,6%). Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đa bào chợ nội thành: 17,8% cũng cao hơn chợ ngoại thành 15,6%. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST giữa chợ nội thành và ngoại thành có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ô nhiễm mầm bệnh đa bào trên rau xanh tại chợ 26,7 16,7 6,7 13,3 6,7 30,0 16,7 0 10 20 30 Cải cúc Cải xanh Cần Muống Ngổ Xà lách Chung Biểu đồ 3. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đa bào trên rau xanh tại chợ (n = 180) - Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đa bào chung trên rau là 16,7%. - Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đa bào ở rau xà lách: 30,0%, rau cải cúc 26,7%. - Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đa bào ở rau cải xanh: 16,7%; rau muống: 13,3%. - Thấp nhất là rau cần và ngổ có tỷ lệ ô nhiễm là 6,7%. Ô nhiễm mầm bệnh đơn bào trên rau tại chợ 63,3 70,0 70,0 76,7 50,0 80,0 68,3 0 20 40 60 80 Cải cúc Cải xanh Cần Muống Ngổ Xà lách Chung Biểu đồ 4. Tỷ lệ ô mầm bệnh đơn bào trên rau tại chợ (n = 180) - Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đơn bào chung trên rau tại chợ là 68,3%. - Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đơn bào trên rau xà lách chiếm tỷ lệ cao nhất (80,0%%), tiếp đến là rau muống (76,7%). - Rau cần và rau cải xanh có tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đơn bào là 70,0%. - Thấp nhất là rau ngổ có tỷ lệ ô nhiễm là 50,0%. So sánh với nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Kim, Vũ Đình Phương Ân, Trần Thị Hồng(2) thì nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả rau xà lách có tỷ lệ ô nhiễm là 80,0% cao hơn so với 76,9%. Ô nhiễm mầm bệnh đa bào trên rau tại chợ nội và ngoại thành 33,3 20,0 13,3 20,0 6,7 13,3 6,7 33,3 26,7 17,8 15,6 0 5 10 15 20 25 30 35 Cải cúc Cải xanh Cần Muống Ngổ Xà lách Chung Chợ nội thành Chợ ngoại thành Biểu đồ 5. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đa bào ở rau chợ nội, ngoại thành (n = 180) - Các loại rau ăn sống bán tại các chợ đều ô nhiễm mầm bệnh đa bào, tỷ lệ nhiễm chung khá cao, nội thành 17,8%, ngoại thành 15,6%. - Tỷ lệ ô nhiễm cao nhất rau cải cúc ở chợ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 182 nội thành: 33,3% - Rau xà lách/diếp ở chợ nội thành: 33,3% còn ở chợ ngoại thành: 26,7%. - Tại chợ nội thành tỷ lệ ô nhiễm trứng đa bào trên rau cải xanh là 20%, cao hơn trên rau ở chợ ngoại thành là 13,3%. - Tỷ lệ ô nhiễm trứng đa bào trên rau muống ở chợ nội và ngoại thành tương đương là 13,3%. Trên 2 loại rau cần và ngổ đều là 6,7%. - Sự khác biệt tỷ lệ ô nhiễm trứng đa bào trên một số loại rau giữa chợ ngoại thành và nội thành có ý nghĩa thống kê với p<0,001. So với nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai, Nguyễn Đức Thành, Đỗ Thị Yến tại chợ Hải Phòng(3), có tỷ lệ ô nhiễm trứng đa bào trên rau: xà lách 70%, cải canh 63,3%; cải cúc: 50%; rau muống: 46,6% thì nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ ô nhiễm thấp hơn, tuy nhiên tại Nam Định có cả các loại sán lá. Ô nhiễm mầm bệnh đơn bào trên rau tại chợ nội và ngoại thành 60,0 66,7 66,7 73,3 66,7 73,3 86,7 66,7 60,0 40,0 86,7 73,3 71,1 65,6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Cải cúc Cải xanh Cần Muống Ngổ Xà lách Chung Chợ nội thành Chợ ngoại thành Biểu đồ 6. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh đơn bào ở rau chợ nội, ngoại thành (n = 180) Tỷ lệ ô nhiễm chung: nội thành 71,1%, ngoại thành 65,6%. Số trứng, ấu trùng, bào nang trên rau tại chợ Bảng 1. Số trứng, ấu trùng, bào nang trên rau tại chợ Điểm nghiên cứu KST Tại chợ Mẫu XN Số trứng/bào nang Trung bình/mẫu rau TS Min Max Đa bào Giun đũa (người, động vật) 180 68 0 7 0,37 Giun tóc (người, động vật) 180 33 0 6 0,18 Giun móc (người, động vật) 180 21 0 5 0,11 SLN 180 3 0 2 0,01 SLL 180 0 0 0 0,00 Đơn bào Amip 180 54 0 8 0,30 Entamoeba coli 180 108 0 8 0,60 Cryptospo ridium spp 180 77 0 8 0,42 Cyclospora spp 180 113 0 8 0,62 Giardia lamblia 180 49 0 9 0,27 Đơn bào khác 180 120 0 8 0,66 - Số trứng/ấu trùng mầm bệnh đa bào cao nhất là giun đũa (người, động vật) với 7 trứng; sau đó là giun tóc (người, động vật) 6 trứng; ấu trùng SLL với số trứng là 0 trứng/mẫu rau. - Trong số mầm bệnh đơn bào thì Giardia lamblia có số bào nang cao nhất là 9(Max = 9); các loài đơn bào Amip, Entamoeba coli, Cryptospo ridium spp, Cryptospo ridium spp, Cyclospora spp, và đơn bào khác có số bào nang là 8. So sánh mật độ ô nhiễm giun sán trên rau chợ nội và ngoại thành Biểu đồ 7. Mật độ ô nhiễm trứng giun sán trên rau tại chợ nội thành và ngoại thành Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 183 Mật độ ô nhiễm giun sán trên rau chợ ngoại thành cao hơn chợ nội thành, về số loại giun sán nhiễm trên cùng một mẫu rau xét nghiệm. So với nghiên cứu tại Pakistan năm 2007 của Jeroen thấy có 2,1 trứng giun sán/gram rau(5). Kết quả chúng tôi thấp hơn chỉ có 0,7 trứng giun sán/gram rau. So sánh mật độ nhiễm đơn bào tại chợ nội thành và ngoại thành Biểu đồ 8. Mật độ ô nhiễm đơn bào tại 2 chợ nội và ngoại thành Các loại rau ăn sống bán tại các chợ đều ô nhiễm mầm bệnh đơn bào, tỷ lệ nhiễm chung khá cao, nội thành 71,1%, ngoại thành 65,6%. Thành phần loài Giun đũa (người, động vật) Ascaris lumbricoides; giun tóc (người, động vật) Trichuris trichiura; ấu trùng giun móc (người, động vật) Ancylostomatidae. Sán lá ruột nhỏ Haplorchis spp. phù hợp với nghiên cứu của Đặng Thị Minh, Lê Lợi và cs năm 2008 tại Nam Định(4). Đơn bào E. histolytica; E. Coli; Crypto spp, Cyclo spp, G. lamblia và một số loài đơn bào khác. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Rau tại chợ ô nhiễm mầm bệnh KST với tỷ lệ 72,8%, trong đó ô nhiễm mầm bệnh đa bào là 16,7%, ô nhiễm mầm bệnh đơn bào là 68,3%. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST trên rau tại chợ nội thành là 76,7% cao hơn chợ ngoại thành 68,9%. Tỷ lệ ô nhiễm mầm bệnh KST trên rau muống là 10,9%; rau cần 10,1%; rau ngổ 9,6%, rau cải cúc 18,4%; rau cải xanh 14,1%; rau xà lách/diếp 22,4%. Trên rau cải cúc và rau xà lách có nhiễm sán lá ruột nhỏ. Mặc dù tỷ lệ nhiễm các loại KST trên rau tại chợ thấp nhưng mật độ nhiễm lại rải đều, tất cả các loại rau đều nhiễm ít nhất 01 loại mầm bệnh KST. Kiến nghị Tăng cường tuyên truyền giáo dục cho người buôn bán rau không được sử dụng nước thải rửa rau cho tươi trước khi bán hàng. Chỉ sử dụng nước sạch (nước máy, nước giếng khoan) để rửa rau. Tại các chợ phải có sự kiểm soát nguồn gốc rau nhập hàng ngày, có đủ nước sạch cho việc sơ chế, làm tươi rau trước khi cung cấp cho người tiêu dùng. Cần thiết phải có sự kiểm định, xét nghiệm tìm KST trên rau tại các chợ trước khi nguồn rau xanh được bán ra cho người tiêu dùng. Đầu tư phát triển mô hình trồng rau sạch để cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, nhất là các loại rau ăn sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Hồng và cs (2007), Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, số 2, tr. 82-86. 2. Lê Thị Ngọc Kim, Vũ Đình Phương Ân, Trần Thị Hồng (2007), Khảo sát KST trên rau sống bán tại chợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo khoa học tại Hội nghị KST toàn quốc. 3. Đinh Thị Thanh Mai, Nguyễn Đức Thành, Đỗ Thị Yến (2006), Đánh giá mức độ ô nhiễm trứng giun trên một số loại rau xanh sạch và chưa sạch ở Tp.Hải Phòng, Tạp chí YHTH, số 537, tr. 66 – 69. 4. Đặng Thị Minh, Lê Lợi và cs (2008), Thực trạng nhiễm sán lá gan nhỏ và một số yếu tố nguy cơ tại vùng ven biển tỉnh Nam Định, Tạp chí Y học Thực hành, Số 629, tr. 476-482. 5. Jeroen H.J.Ensink, Tariq Mahmood and Anders Dalsgaard (2007), Wastewater-irrigated vegetables: market handling versus irrigation water quality, Tropical Medicine and international health, Vol 12, Sub 2:2-7. 6. Tram Thuy Nguyen (2007), Emerging Food and Waterborne Protozoan Parasites in Asia, Meeting ’Protozoan parasites in Vietnam – Food safety and human health aspects in National Institute of Hygiene and Epidemiology. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 184 ĐỊNH DANH CÁC PHÂN CHỦNG VI NẤM CRYPTOCOCCUS NEOFORMANS TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS VIÊM MÀNG NÃO VÀ KHẢO SÁT ĐỘ NHẠY CẢM ĐỐI VỚI CÁC THUỐC KHÁNG NẤM HIỆN HÀNH Trần Phủ Mạnh Siêu*, Nguyễn Như Quỳnh** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Phân lập và định danh các phân chủng vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh nhân HIV/AIDS viêm màng não điều trị tại BV Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh từ 12/2010 đến 7/2011. Mục tiêu: (1)Xác định tỷ lệ phân bố theo thứ, theo kiểu huyết thanh trên mẫu bệnh phẩm DNT, máu ở bệnh nhân HIV/AIDS viêm màng não do Cryptococcus neoformans điều trị tại BV Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh từ 12/2010 đến 7/2011; (2) Xác định độ nhạy cảm với thuốc kháng nấm hiện hành của các chủng vi nấm Cryptococcus neoformans phân lập được. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca trong khoảng thời gian từ tháng 12/2010 đến 07/2011 tại Khoa Nhiễm E, Phòng xét nghiệm vi nấm BV Bệnh Nhiệt Đới TP. HCM với cỡ mẫu nghiên cứu là 323 ca. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nhiễm vi nấm Cryptococcus neoformans nhiều nhất vào độ tuổi trung niên (21 - 40). Tỷ lệ nhiễm vi nấm trên bệnh phẩm dịch não tủy là 16,4% và trên bệnh phẩm máu là 3,21%; Phân lập dịch não tủy, thứ Cryptococcus neoformans var. neoformans là 78,3% và Cryptococcus neoformans var. gattii là 21,7%. Phân lập máu, thứ Cryptococcus neoformans var. neoformans là 76,2%, Cryptococcus neoformans var. gattii là 23,8%; Kiểu huyết thanh của vi nấm Cryptococcus neoformans phân bố trên bệnh phẩm DNT: Cryptococcus neoformans var. neoformans A: 77,03%, D: 1,35%. Kiểu huyết thanh của vi nấm Cryptococcus neoformans phân bố trên bệnh phẩm máu Cryptococcus neoformans var. neoformans A: 73,8%, D 2,39%; Các chủng vi nấm phân lập đều nhạy cảm với các loại thuốc kháng nấm hiện hành như: amphotericin B, CTR, nystatin, ketoconazole, một số trường hợp kháng với fluconazole và tất cả đều kháng với 5 - fluorocytocine. Kết luận: (1) Tỷ lệ nhiễm vi nấm Cryptococcus neoformans trên bệnh phẩm dịch não tủy là 16,4% và trên bệnh phẩm máu là 3,21%; (2)Thứ Cryptococcus neoformans var. neoformans chiếm đa số (trên 70%), thứ Cryptococcus neoformans var. gattii là dưới 30%; (3)Cryptococcus neoformans var. neoformans và Cryptococcus neoformans var. gattii đều nhạy với các loại thuốc kháng nấm hiện hành như amphotericin B, CTR, nystatin, ketoconazole, một số trường hợp kháng với fluconazole và tất cả đều kháng với 5 - fluorocytocine. Từ khóa: Viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans, dịch não tủy (CSF), kháng nấm đồ. ABSTRACT IDENTIFYING THE VARIAN’S OF CRYPTOCOCCUS NEOFORMANS AND THE SENSITIVITY WITH RECENT ANTIFUNGAL DRUGS AMONG HIV/AIDS PATIENTS WITH CRYPTOCCOCAL MENINGITIS Tran Phu Manh Sieu, Nguyen Nhu Quynh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 184 - 189 Background: Cryptococci meningitis is main reason of death of HIV/AIDS patients for decades. There are two variants of Cryptococcus neoformans and its sensitivity of antifungal drugs is difference. Therefore it’s * Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, ** ĐH Sư phạm TPHCM Tác giả liên lạc: TS Trần Phủ Mạnh Siêu, ĐT: 0933990369, Email : tranmsieu@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxac_dinh_mam_benh_ky_sinh_trung_tren_rau_xanh_tai_mot_so_cho.pdf
Tài liệu liên quan