Thứ nhất, xác định thời điểm người
đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải
tham gia tố tụng: Cũng như pháp luật hình
sự Cộng hòa Pháp, việc truy cứu TNHS pháp
nhân trong pháp luật Việt Nam cũng được
thực hiện thông qua người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân đó (Điều 434 Bộ
luật TTHS năm 2015), nhưng Bộ luật TTHS
năm 2015 quy định: pháp nhân phải cử và
bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật
của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo
yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền
(khoản 1 Điều 434). Tuy nhiên, trong thực
tiễn, người đại diện vào thời điểm pháp nhân
có hành vi phạm tội, bị khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án có thể là những người
khác nhau. Việc xác định rõ người đại diện
vào một thời điểm cụ thể của quá trình tố
tụng như pháp luật hình sự của Pháp sẽ hợp
lý hơn, để tránh trường hợp người đại diện
theo pháp luật của pháp nhân từ chối tham
gia tố tụng vì lý do luật quy định không rõ
ràng. Thực tế, việc phải tham gia tố tụng ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân và
công việc của người này, nên việc người này
tìm lý do để từ chối tham gia tố tụng là điều
dễ hiểu.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự pháp và một vài gợi ý cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ PHÁP VÀ MỘT VÀI GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Nguyễn Văn Quân*
* TS. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tóm tắt:
Xác định người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự đối
với pháp nhân là một trong những vấn đề quan trọng trong quá
trình truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân. Bài viết giới thiệu
kinh nghiệm của Pháp trong vấn đề này, từ đó đưa ra một số kiến
nghị cho Việt Nam trong truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân.
Abstract:
Determination of the representative of the legal entity in a
criminal procedures against a the legal entity is one of the
important issues in the process of prosecuting criminal liability.
This article provides introduction of the France's experience,
and then a number of recommendations for Vietnam in
prosecuting criminal liability.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: trách nhiệm hình sự pháp nhân;
thủ tục phá sản; người đại diện theo pháp
luật; ủy quyền.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 07/11/2017
Biên tập: 26/01/2018
Duyệt bài: 01/02/2018
Article Infomation:
Keywords: criminal liability of legal
entity; bankruptcy procedures; legal
representative; authority.
Article History:
Received: 07 Nov. 2017
Edited: 26 Jan. 2018
Approved: 01 Feb. 2018
XÁC ĐỊNH NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA PHÁP NHÂN
Xác định người đại diện của pháp nhân trong tố tụng hình sự (TTHS) đối với pháp nhân là một trong
những vấn đề quan trọng trong quá trình
truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) pháp
nhân. Bởi vì trong TTHS, xuất phát từ đặc
thù của pháp nhân - là một chủ thể pháp luật
được tạo thành từ các thể nhân, dẫn tới mọi
hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu
TNHS phải được tiến hành thông qua một
thể nhân - người đại diện. Việc thực hiện
các hoạt động tố tụng của pháp nhân thông
qua người đại diện không phải là đặc thù của
TTHS mà cả trong tố tụng dân sự, thương
mại. Nghiên cứu thực tiễn TTHS của các
quốc gia khác mang lại cho chúng ta những
kinh nghiệm hữu ích.
TNHS đối với pháp nhân được áp
dụng tại Pháp từ năm 1994 với Bộ luật Hình
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
121Số 3+4 (355+356) T02/2018
sự (BLHS) mới ngày 22/7/19921. Theo
thống kê của Bộ Tư pháp2 Pháp, trong năm
2015 có 80.600 pháp nhân liên quan đến thủ
tục TTHS pháp nhân (bao gồm cả khởi tố,
điều tra, truy tố, đình chỉ vụ án) của Viện
Công tố. Con số này chiếm 4,6% trong tổng
số 1.8 triệu vụ việc hình sự do ngành Công
tố thụ lý. Con số 80.600 pháp nhân này cũng
tương đương 28% số chủ thể vi phạm pháp
luật lao động, 25% số chủ thể vi phạm pháp
luật tài chính và kinh tế, và 16% số vụ án về
môi trường.
Điều 121-2 BLHS Cộng hòa Pháp quy
định: Các pháp nhân, trừ Nhà nước, phải
chịu TNHS về những tội phạm được thực
hiện bởi các cơ quan hoặc người đại diện
của pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân
theo cách phân loại tại các điều từ 121-4 đến
121-7 BLHS”.
Theo Điều 706-43 Bộ luật TTHS Pháp
thì “việc truy tố pháp nhân được thực hiện
thông qua người đại diện theo pháp luật của
pháp nhân đó vào thời điểm bị truy tố, người
này sẽ đại diện cho pháp nhân trong mọi
hoạt động tố tụng”. Trên thực tế, có thể có 03
kiểu “người” đại diện của pháp nhân: người
đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người
được pháp nhân ủy quyền, người được Tòa
án chỉ định thông qua ủy quyền tư pháp.
1. Người đại diện theo pháp luật của
pháp nhân
Trên thực tế, cần phân biệt trường hợp
đại diện thông thường và trường hợp pháp
nhân đang tiến hành thủ tục phá sản.
1.1. Trường hợp thông thường
Theo quy định tại khoản 1, Điều 706-
43 Bộ luật TTHS Pháp: “Việc truy tố pháp
nhân được thực hiện thông qua người đại
diện theo pháp luật của pháp nhân đó vào
thời điểm bị truy tố, người này sẽ đại diện
1 Xem: https://www.legifrance.gouv.fr/affichCode.do?cidTexte=LEGITEXT000006070719, truy cập ngày 04/12/2017.
2 Xem: La Semaine Juridique Edition Générale n° 37, 11 Septembre 2017.
3 Xem vụ việc: A. Martin-Serf, JCl. Sociétés Traité, Fasc. 41-72, n° 17.
cho pháp nhân trong mọi hoạt động tố tụng”.
Như vậy, trong luật của Pháp, vấn đề người
đại diện của pháp nhân chỉ đặt ra vào thời
điểm tổ chức này là đối tượng của hoạt
động truy tố. Cũng có nghĩa là, không cần
có người đại diện của pháp nhân trong giai
đoạn điều tra của cảnh sát, dù việc triệu tập
xét hỏi đại diện của pháp nhân là hoàn toàn
có thể diễn ra.
Cần nhắc lại rằng, theo quy định của
Điều 121-2 BLHS Pháp về người đại diện
theo pháp luật của pháp nhân: “Các pháp
nhân, trừ Nhà nước, phải chịu TNHS về
những tội phạm được thực hiện bởi các cơ
quan hoặc người đại diện của pháp nhân
và vì lợi ích của pháp nhân theo cách phân
loại tại các điều từ 121-4 đến 121-7 BLHS”.
Trong luật hình sự Pháp, hành vi phạm tội
của pháp nhân phải được thực hiện bởi một
cơ quan hoặc một đại diện của pháp nhân.
Do đó, có hai vấn đề đặt ra: thứ nhất, cần
phải xác định ai là chủ thể cụ thể của hành
vi cấu thành tội phạm được quy trách nhiệm
cho pháp nhân. Thứ hai, cần xác định ai là
người đủ tư cách để biểu đạt nhân danh pháp
nhân bị truy cứu, đại diện và bảo vệ lợi ích
của pháp nhân đó trước Tòa án.
Trong TTHS, người đại diện theo
pháp luật là người mà pháp luật hoặc điều
lệ của công ty trao quyền đại diện cho pháp
nhân về mặt tố tụng. Về nguyên tắc, đó là
những cá nhân (thể nhân) có tư cách lãnh
đạo pháp nhân đó. Ví dụ: thị trưởng của một
xã, giám đốc một trung tâm y tế, người quản
lý công ty hợp danh, người quản lý công ty
trách nhiệm hữu hạn, chủ tịch và tổng giám
đốc của công ty cổ phần, chủ tịch một hiệp
hội Cũng có thể xem người quản lý tạm
thời của một pháp nhân là người đại diện
theo luật của pháp nhân này3.
Không phải luôn dễ dàng xác định
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
122 Số 3+4 (355+356) T02/2018
được người đại diện theo pháp luật của pháp
nhân, ví dụ như trường hợp liên quan đến
một khu cảng tự trị4. Ban đầu, người đại diện
của pháp nhân này là Chủ tịch Hội đồng quản
trị của cảng, nhưng trong quá trình điều tra
thì người đại diện theo luật lại là Tổng giám
đốc của cảng, căn cứ theo quy định tại Điều
113-8 Bộ luật về Cảng biển.
- Xác định người đại diện của pháp
nhân: Một công ty nước ngoài có văn phòng
đại diện tại Pháp, bị truy cứu về tội gian lận
thuế và rửa tiền. Vì giám đốc văn phòng đại
diện của công ty này không phải là người
đại diện theo luật theo quy định tại Điều
706-43 của Bộ luật TTHS, nên để loại trừ
trường hợp vô hiệu của việc truy tố này, Tòa
án lập luận rằng, Sổ bộ Đăng ký kinh doanh
và doanh nghiệp (Registre du commerce et
des sociétés5) ghi rõ người này là lãnh đạo
của pháp nhân nước ngoài nói trên, và chính
người này cũng thừa nhận mình là người đại
diện của công ty tại Pháp6.
- Trường hợp có nhiều người cùng là
đại diện theo pháp luật: Trong khi quy định
của luật chỉ dự liệu tình huống pháp nhân
có một đại diện hợp pháp, thì trong thực
tế có thể xảy ra trường hợp pháp nhân có
nhiều người lãnh đạo và do đó có nhiều đại
diện hợp pháp. Trường hợp này thường gặp
ở các công ty cổ phần (Điều L. 221-3 Bộ
luật Thương mại Pháp), công ty trách nhiệm
hữu hạn (Điều L. 223-18 Bộ luật Thương
mại Pháp). Trong những trường hợp này,
vấn đề đặt ra là xác định người đại diện theo
luật của một pháp nhân có nhiều người cùng
lãnh đạo.
Lý do đặt ra vấn đề “đại diện” của
pháp nhân nằm ở sự cần thiết để cho pháp
4 CA Douai, 18 sept. 2007, n° 06/04244 : JurisData n° 2007-345782.
5 Sổ Đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp ở Pháp do Phòng Lục sự Tòa Thương mại sơ thẩm hoặc Tòa Sơ thẩm thẩm
quyền rộng lập và lưu giữ, trong đó ghi thông tin đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân nằm trong phạm
vị quản hạt của Tòa.
6 Phán quyết ngày 24/9/2014 của Tòa Phá án Pháp. Cass. crim., 24 sept. 2014, n° 14-82.684. Xem: https://www.legifrance.
gouv.fr/affichJuriJudi.do?oldAction=rechJuriJudi&idTexte=JURITEXT000029508885&fastReqId=527074925&fast-
Pos=1, truy cập ngày 04/12/2017.
nhân, thông qua một thể nhân, có thể thể
hiện ý chí của mình và đưa ra các giải thích
liên quan đến hành vi phạm tội và liên quan
đến trách nhiệm có thể phát sinh từ hành vi
đó. Do đó, Tòa án chỉ cần triệu tập một trong
số những người đại diện theo luật của pháp
nhân, hoạt động tố tụng không cần tiến hành
với tất cả các đại diện theo pháp luật của
pháp nhân bị truy tố.
Đây là quan điểm trong một phán
quyết của Tòa án (Phán quyết của Tòa Phúc
thẩm Amiens, ngày 29/9/2010) trong vụ án
liên quan đến một hợp tác xã. Tòa án triệu
tập một trong số những người quản lý của
cơ sở này ra tòa. Hợp tác xã này cho rằng,
thủ tụng tố tụng vô hiệu vì cần phải triệu
tập những người quản lý khác, nhưng tòa
phúc thẩm đã bác bỏ lập luận trên và cho
rằng, người quản lý bị Tòa triệu tập kia đã
nhận mình có tư cách đại diện theo pháp luật
trong suốt quá trình điều tra, và ông này là
người đại diện hợp lệ của pháp nhân kia, và
điều này không ảnh hưởng đến lợi ích của
pháp nhân bị truy tố.
- Người đại diện hợp pháp tại thời
điểm pháp nhân bị truy tố
Điều 706-43 của Bộ luật TTHS Pháp
quy định người đại diện theo pháp luật đại
diện cho pháp nhân trước Toà án là người
có tư cách đại diện theo pháp luật tại thời
điểm truy tố. Trong thực tế, người đại diện
theo pháp luật tại thời điểm truy tố có thể
khác người đại diện vào thời điểm diễn ra
hành vi phạm tội. Ngoài ra, việc truy tố bắt
đầu vào một thời điểm cụ thể, nhưng sau đó
hoạt động tố tụng có thể diễn ra trong một
giai đoạn nhất định, và trong thời gian đó có
thể có những thay đổi về mặt lãnh đạo của
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
123Số 3+4 (355+356) T02/2018
pháp nhân. Khoản 4 Điều 706-43, Bộ luật
TTHS Pháp 1992 đã dự liệu trường hợp này,
khi quy định rằng, trong trường hợp thay
đổi người đại diện theo pháp luật trong quá
trình tố tụng, người đó phải thông báo cho
Tòa án thông tin cá nhân của mình bằng thư
bảo đảm. Chúng ta có thể suy luận rằng, nếu
không thông báo cho Tòa án đúng quy cách
về sự thay đổi người đại diện, mọi hoạt động
tố tụng do người đại diện mới thực hiện sẽ
vô hiệu.
1.2. Trường hợp pháp nhân
đang tiến hành thủ tục phá sản
Việc xác định người đại diện của pháp
nhân đang tiến hành thủ tục phá sản là vấn
đề gây tranh cãi trong giới luật học cũng như
thực tiễn xét xử của các Tòa án tại Pháp. Một
số phán quyết của các Tòa án đi theo hướng
xem người quản lý, thanh lý tài sản7 là đại
diện của pháp nhân đang tiến hành thủ tục
phá sản8; một số bản án lại cho rằng người
quản lý, thanh lý tài sản chỉ là đại diện của
các chủ nợ chứ không phải là đại diện của
công ty9, nên không thể là đại diện theo pháp
luật của công ty trước Tòa án và trường hợp
này cần phải có một người đại diện do Tòa
án chỉ định (Ủy quyền tư pháp), căn cứ theo
khoản 4, Điều 706-43 Bộ luật TTHS. Tòa
Phá án Pháp (Cour de cassation - cơ quan
xét xử cao nhất của Pháp) thiên về lựa chọn
này trong phán quyết ngày 10/02/2010, khi
cho rằng, căn cứ vào Điều L.622-9 của Bộ
luật Thương mại thì “Người quản lý, thanh
lý tài sản do Tòa Thương mại chỉ định khi
tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp chỉ
đại diện cho con nợ (pháp nhân) trong các
hoạt động liên quan đến tài sản. Trong vụ
việc liên quan đến một công ty10 đang tiến
7 Tương đương “Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản” trong pháp luật Việt Nam
8 Phán quyết của Tòa Phúc thẩm Paris ngày 13/9/1999. Nguồn: CA Paris, 13 sept. 1999, n° 1998/1268 : JurisData n°
1999-024810.
9 Phán quyết của Tòa Phúc thẩm Douai, ngày 04/4/2006. Nguồn: CA Douai, 4 avr. 2006, n° 05/00846 : JurisData n°
2006-307264.
10 Cour de cassation, Chambre criminelle, 10 févr. 2010.
Xem: https://www.legifrance.gouv.fr/affichJuriJudi.do?idTexte=JURITEXT000021883393 truy cập ngày 07/11/2017.
hành thủ tục phá sản và do một người quản
lý, thanh lý tài sản đại diện, công ty này bị
truy tố về tội vô ý giết người, Tòa Phúc thẩm
cho rằng, người quản lý, thanh lý tài sản có
đủ tư cách để đại diện cho pháp nhân. Nhưng
Tòa Phá án lại bác bỏ quan điểm này và cho
rằng, khi thủ tục tố tụng chống lại một pháp
nhân đang tiến hành thủ tục phá sản, thì Tòa
án phải chỉ định một người đại diện để thay
mặt pháp nhân đó.
2. Pháp nhân được đại diện bởi một cá
nhân được ủy quyền
Theo quy định của khoản 2 Điều
796-43 Bộ luật TTHS thì “pháp nhân cũng
có thể được đại diện bởi bất kỳ người nào
được ủy quyền cho việc này, theo quy định
của pháp luật hay điều lệ của pháp nhân”.
Khoản 3 Điều 796-43 quy định rằng, người
đại diện theo ủy quyền này phải thông báo
cho Tòa án thụ lý vụ việc về việc mình được
ủy quyền. Như vậy, một người khác có thể
được ủy quyền để đại diện cho pháp nhân
trước Tòa án. Vấn đề đặt ra là những ai có
thể đại diện theo ủy quyền.
Khoản 2 Điều 796-43 quy định rằng,
việc đại diện cho pháp nhân phải được thực
hiện phù hợp với quy định của luật hoặc quy
chế của pháp nhân.
Như vậy, khái niệm ủy quyền dẫn
chiếu tới tổ chức nội bộ của pháp nhân. Từ
đây, có thể suy ra rằng, người đại diện theo
dạng ủy quyền có thể là thành viên của tổ
chức này được ủy nhiệm đại diện cho tổ
chức trong suốt quá trình tố tụng. Đó có thể
là người đứng đầu chi nhánh được ủy quyền
bởi chủ tịch điều hành, giám đốc nhân sự,
giám đốc khu vực của doanh nghiệp. Về cơ
bản thì mọi nhân viên của pháp nhân đều có
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
124 Số 3+4 (355+356) T02/2018
thể là đại diện theo ủy quyền trước pháp luật
nếu có một ủy quyền cho việc này.
Trường hợp ủy quyền cho luật sư:
Liệu những người không phải là thành viên
của pháp nhân có thể đại diện cho chủ thể
này trong TTHS? Ví dụ như trường hợp của
luật sư. Đây là vấn đề gây tranh cãi. Trong
Thông tư ngày 14/05/199311, các nhà làm
luật không cấm bất kỳ chủ thể nào làm đại
diện cho pháp nhân, có nghĩa là luật sư có
thể làm người đại diện của pháp nhân trong
tố tụng. Nhưng một số người khác không tán
thành quan điểm này và lập luận một cách
thuyết phục rằng, Điều 706-43 của Bộ luật
TTHS chỉ dự liệu về đại diện do luật định
hoặc do quy chế của pháp nhân quy định mà
không quy định về đại diện theo hợp đồng
(thỏa thuận). Án lệ thiếu rõ ràng ở điểm
này, vì khi đọc một số phán quyết khiến
người ta nghĩ rằng luật sư có thể đại diện
cho pháp nhân (ví dụ: Tòa Phúc thẩm Paris,
ngày 15/1/2001, Tòa Phúc thẩm Poitiers,
19/6/2003)12.
Tuy nhiên, cần phân biệt việc đại diện
cho pháp nhân trong khuôn khổ truy cứu
pháp nhân và đại diện cho pháp nhân về mặt
tranh tụng trước tòa (bảo vệ quyền lợi). Hình
thức đại diện trong tiến trình tố tụng chỉ có
thể được đảm trách bởi một thành viên của
pháp nhân, bởi vì luật sư chỉ là người đại
diện cho pháp nhân với tư cách là người bào
chữa, chứ không thể nhân danh pháp nhân
trong mọi vấn đề, cũng như không thể trình
bày trước Tòa mọi vấn đề.
3. Trường hợp cơ quan tố tụng chỉ định
người đại diện (ủy quyền tư pháp)
Điều 706-43 của Bộ luật TTHS dự liệu
hai trường hợp mà pháp nhân có thể được
đại diện bởi một chủ thể do cơ quan tố tụng
11 Xem: Circulaire du 14 mai 1993 présentant les dispositions du nouveau code penal et et de la loi n° 92-1336 du 16
décembre 1992 relative à son entrée en vigueur.
12 Xem: CA Poitiers, 19 juin 2003, n° 03/00202, JurisData n° 2003-224459.
13 Ở Pháp, Tòa Sơ thẩm thẩm quyền rộng có thẩm quyền chuyên biệt theo thủ tục sơ thẩm đối với một số loại việc như ly
hôn, xác định cha, mẹ cho con, kiện về chiếm hữu, kiện về sở hữu bất động sản và các vụ việc có giá trị trên 10.000
euros. Đối với các vụ việc hình sự, Tòa án này có một hoặc nhiều tòa tiểu hình có thẩm quyền xét xử tội ít nghiêm trọng.
chỉ định. Trường hợp thứ nhất là khi không
ai có đủ tư cách để đại diện cho pháp nhân,
trường hợp thứ hai là khi người đại diện theo
luật của pháp nhân cùng bị truy tố bởi cùng
một vụ việc.
3.1 Trường hợp không có người đại
diện theo pháp luật
Theo Điều 706-43 của Bộ luật TTHS
1992 thì việc cơ quan tố tụng chỉ định một
đại diện của pháp nhân tham gia tố tụng là
trường hợp hi hữu. Đó là trường hợp đặc biệt
khi không có người đại diện theo luật nào có
thể đại diện và cũng không thể chỉ định được
một cá nhân nào theo diện đại diện theo ủy
quyền. Ví dụ như trường hợp người đại diện
theo luật bị chết hoặc bỏ trốn.
Tuy nhiên, ngay cả trong những
trường hợp này, có thể hiểu rằng, việc thiếu
người đại diện theo pháp luật chỉ là tạm thời.
Vì pháp nhân có những cơ chế nội bộ để chỉ
định một người thực hiện vai trò đại diện
cho pháp nhân trong tố tụng. Nói cách khác,
khó khăn chỉ có thể nảy sinh nếu vào thời
điểm đích xác khi tiến hành truy cứu TNHS,
không còn đại diện nào có thể thay mặt pháp
nhân. Ngược lại, nếu người đại diện theo
pháp luật trốn tránh nghĩa vụ của mình bằng
cách từ chối, ví dụ từ chối tới làm việc theo
triệu tập của thẩm phán điều tra hoặc Tòa
án thì không được xem là trường hợp không
có cá nhân nào đủ tư cách đại diện cho pháp
nhân. Và trong trường hợp này, Tòa án
không thể chỉ định người khác thay thế.
Thủ tục chỉ định phải được thực hiện
thông qua Quyết định của Chánh án Tòa sơ
thẩm quyền rộng13 (TGI) dựa theo đề nghị
của bên Công tố, của Thẩm phán điều tra
hay của nguyên đơn dân sự.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
125Số 3+4 (355+356) T02/2018
Vai trò của người đại diện là đại diện
cho pháp nhân trong khuôn khổ TTHS liên
quan đến pháp nhân đó. Có nghĩa là nhiệm
vụ của người này vẫn tiếp tục cho đến khi
hoàn thành thủ tục này, trừ khi pháp nhân
chỉ định một chủ thể khác mới đủ tư cách đại
diện trước pháp luật. Nhưng trường hợp này
phải do Chánh án Tòa án thẩm quyền rộng
ra quyết định.
3.2. Trường hợp pháp nhân và người
đại diện cùng bị truy cứu về cùng một vụ việc
Điều 706-43 Bộ luật TTHS của Pháp
quy định: Trong trường hợp truy tố pháp
nhân và người đại diện theo pháp luật của
pháp nhân về cùng một hành vi, thì người
đại diện theo pháp luật này có thể yêu cầu
Chánh án Tòa án chỉ định một người đại
diện khác (ủy quyền tư pháp).
4. Một số gợi ý cho Việt Nam
BLHS năm 2015 và Bộ luật TTHS
năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018.
Một trong những vấn đề mới nảy sinh trong
các Bộ luật này là việc truy cứu TNHS đối
với pháp nhân thương mại. Từ việc nghiên
cứu bước đầu kinh nghiệm của Cộng hòa
Pháp - quốc gia giàu thực tiễn pháp lý trong
lĩnh vực này - chúng tôi nêu một số gợi ý khi
thi hành BLHS năm 2015 và Bộ luật TTHS
năm 2015 của Việt Nam.
Thứ nhất, xác định thời điểm người
đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải
tham gia tố tụng: Cũng như pháp luật hình
sự Cộng hòa Pháp, việc truy cứu TNHS pháp
nhân trong pháp luật Việt Nam cũng được
thực hiện thông qua người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân đó (Điều 434 Bộ
luật TTHS năm 2015), nhưng Bộ luật TTHS
năm 2015 quy định: pháp nhân phải cử và
bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật
của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo
yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền
(khoản 1 Điều 434). Tuy nhiên, trong thực
tiễn, người đại diện vào thời điểm pháp nhân
có hành vi phạm tội, bị khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án có thể là những người
khác nhau. Việc xác định rõ người đại diện
vào một thời điểm cụ thể của quá trình tố
tụng như pháp luật hình sự của Pháp sẽ hợp
lý hơn, để tránh trường hợp người đại diện
theo pháp luật của pháp nhân từ chối tham
gia tố tụng vì lý do luật quy định không rõ
ràng. Thực tế, việc phải tham gia tố tụng ảnh
hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân và
công việc của người này, nên việc người này
tìm lý do để từ chối tham gia tố tụng là điều
dễ hiểu.
Thứ hai, trường hợp có nhiều người
cùng là đại diện theo pháp luật: Khoản 2
Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy
định: công ty trách nhiệm hữu hạn và công
ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người
đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy
định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và
quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp. Như vậy, trong
pháp luật Việt Nam, pháp nhân thương mại
có thể có nhiều người đại diện theo pháp
luật. Bộ luật TTHS năm 2015 đã dự liệu
trường hợp pháp nhân có nhiều người cùng
là đại diện theo pháp luật thì “cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định một
người đại diện cho pháp nhân tham gia tố
tụng” (khoản 1 Điều 434 Bộ luật TTHS).
Đây là quy định phù hợp với Luật Doanh
nghiệp năm 2014.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, cần quy
định cụ thể hơn là “cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng chỉ định một trong số
các đại diện theo pháp luật của pháp nhân
tham gia tố tụng”. Vì quy định như hiện tại
ở Khoản 1 Điều 434 Bộ luật TTHS có thể
gây hiểu nhầm rằng, cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng chỉ định một người bất
kỳ làm đại diện cho pháp nhân tham gia tố
tụng. Việc tham gia tố tụng với tư cách là đại
diện của pháp nhân ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và nghĩa vụ của người liên quan, nên
cần có quy định cụ thể và rõ ràng về trường
hợp này.
(Xem tiếp trang 128)
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
126 Số 3+4 (355+356) T02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_nguoi_dai_dien_cua_phap_nhan_trong_to_tung_hinh_su.pdf