Xác định nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật giao bóng cho sinh viên chuyên sâu quần vợt Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
Có sai lầm xuất phát từ một nguyên nhân, song
cũng có sai lầm xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Như sai lầm 6 chỉ xuất phát từ nguyên nhân do ý
thức tập luyện chưa tốt. Có nhiều sai lầm cùng xuất
phát từ một nguyên nhân như sai lầm 2, 4, 7, 8 cũng
xuất phát từ nguyên nhân do chưa nắm vững nội dung
yêu cầu của kỹ thuật. Với những sai lầm mà do nhiều
nguyên nhân khác nhau gây lên thì trong số các
nguyên nhân đó có những nguyên nhân chỉ ảnh
hưởng có những nguyên nhân là tác nhân chủ yếu.
Như sai lầm số 8 thì nguyên nhân chưa nắm vững nội
dung yêu cầu kỹ thuật là chủ yếu, còn các nguyên
nhân khác như: do cảm giác với bóng chưa hợp lý, do
không đảm bảo tính nhịp điệu của kỹ thuật, do khả
năng phối hợp động tác còn kém chỉ là nhân tố làm
ảnh hưởng tới sai lầm này.
Các nguyên nhân số 1, 2, 5, 6, 9, 10 là những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm của người tập,
kết quả phỏng vấn chiếm tỷ lệ rất cao từ 75% - 95%.
Vậy có thể coi đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến các sai lầm, một số nguyên nhân chiếm tỷ lệ
trung bình như nguyên nhân số 4, 8, còn hai nguyên
nhân là 3, 7 chiếm tỷ lệ ít hay ít ảnh hưởng đến việc
mắc sai lầm khi tập luyện KTGB.
Với một số sai lầm có thể sửa chữa dễ dàng bằng
cách hướng dẫn, phân tích và thị phạm kỹ thuật một
cách chính xác cho người học để họ có thể chú ý hơn
trong quá trình tập luyện. Đó là một số sai lầm xuất
phát từ các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân do chưa nắm vững nội dung yêu
cầu của kỹ thuật.
- Nguyên nhân do ý thức tập luyện chưa tốt.
- Nguyên nhân do không tập trung chú ý.
Còn các nguyên nhân khác thì không thể qua
hướng dẫn, phân tích và thị phạm lại động tác kỹ
thuật mà người học có thể sửa chữa được sai lầm của
mình bằng cách thông qua tập luyện bằng các BT
riêng cho từng sai lầm.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật giao bóng cho sinh viên chuyên sâu quần vợt Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2020
32 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc mắc phải những sai lầm trong quá trình tập
luyện kỹ thuật giao bóng (KTGB) trong môn Quần vợt
đang là một vấn đề tồn tại lớn đối với những người mới
tham gia tập luyện bộ môn này. Những sai lầm đó làm
cản trở tới việc hoàn thiện kỹ thuật của người tập và
hạn chế khả năng phát huy tính ưu việt của động tác
dẫn tới thành tích thi đấu chưa cao. Vì vậy trong quá
trình giảng dạy và huấn luyện việc xác định những
nguyên nhân dẫn đến sai lầm và tìm ra những bài tập
(BT) để khắc phục sửa chữa những sai lầm đó cho
người tập là vấn đề hết sức quan trọng đối với những
người làm công tác chuyên môn. Vấn đề này đã có một
số công trình nghiên cứu đề cập tới một số góc độ khác
nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về
những sai lầm thường mắc và cách khắc phục trong tập
luyện KTGB cho người tập.
Qua quan sát quá trình tập luyện và thi đấu của
sinh viên chuyên sâu (SVCS) Quần vợt năm thứ 2
Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao (ĐHSP
TDTT) Hà Nội, chúng tôi nhận thấy KTGB của SV
chưa đạt hiệu quả cao và còn rất nhiều hạn chế như:
động tác chưa chính xác, độ chuẩn thấp... Đây là một
nhược điểm phổ biến ở các SVCS Quần vợt. Cách
khắc phục nhược điểm này là tìm ra nguyên nhân dẫn
đến những sai lầm, trên cơ sở đó xây dựng những BT
khoa học, hợp lý để khắc phục những vướng mắc
trong tập luyện KTGB cho SV. Xuất phát từ những
vấn đề nêu trên và điều kiên thực tế của SVCS Quần
vợt Trường ĐHSP TDTT Hà Nội, chúng tôi lựa chọn
nghiên cứu: “Xác định nguyên nhân dẫn đến những
sai lầm trong tập luyện kỹ thuật giao bóng cho sinh
viên chuyên sâu Quần vợt Trường Đại học sư phạm
Thể dục thể thao Hà Nội”.
Xác định nguyên nhân dẫn đến những sai lầm
thường mắc trong tập luyện kỹ thuật giao bóng
cho sinh viên chuyên sâu Quần vợt
Trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội
ThS. Phạm Văn Quý QTÓM TẮT:
Trên cơ sở tìm hiểu những sai lầm thường mắc
trong tập luyện kỹ thuật giao bóng để tìm ra
những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó.
Đồng thời làm cơ sở để áp dụng các bài tập này
trong học tập và giảng dạy kỹ thuật giao bóng cho
các đối tượng tập luyện nói chung và cho sinh
viên chuyên sâu Quần vợt Trường Đại học Sư
phạm Thể dục thể thao Hà Nội nói riêng.
Từ khóa: Kỹ thuật, giao bóng, sai lầm thường
mắc, quần vợt, Trường Đại học Sư phạm Thể
dục thể thao Hà Nội.
ABSTRACT:
Based on studying common mistakes in practicing
serving technique to find the causes leading to them.
At the same time, use these exercises in learning
and teaching serving technique to players in
general and to tennis-specialized students in
Hanoi University of Physical Education and
Sports in particular.
Keywords: Technique, serving, common mis-
takes, tennis, Hanoi University of Physical
Education and Sports.
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2020
33THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp
sau: đọc và phân tích tài liệu, phỏng vấn tọa đàm,
quan sát sư phạm, kiểm tra sư phạm và toán học
thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Vai trò của công tác giảng dạy và huấn luyện
kỹ thuật đối với sinh viên chuyên sâu Quần vợt
2.1.1. Tầm quan trọng của kỹ thuật trong tập
luyện và thi đấu Quần vợt
Cũng như các môn thể thao khác, giảng dạy là
nhiệm vụ hàng đầu của quá trình giảng dạy và huấn
luyện Quần vợt. Hiệu quả giảng dạy cao hay thấp
cũng như thành tích thi đấu của vận động viên (VĐV)
ra sao còn phụ thuộc rất nhiều vào việc trang bị đầy
đủ và toàn diện kỹ thuật của môn học cho người tập.
Quần vợt có kỹ thuật tốt là góp phần tăng cường
năng lực tấn công làm cho đối phương lúng túng trong
việc phòng thủ và phải di chuyển nhiều trong thi đấu.
Kỹ thuật hoàn hảo sẽ là yếu tố tiền đề quyết định cho
việc thực hiện chiến thuật thi đấu một cách thuận lợi
và có thể ứng biến linh hoạt kịp thời trong các tình
thế bất thường của trận đấu. Việc hoàn thiện kỹ thuật
trong quá trình thực hiện còn góp phần tích cực cho
VĐV có thể thực hiện chúng một cách tinh tế và tiết
kiệm tối đa năng lượng trong quá trình thi đấu, đặc
biệt là ở những trận đấu căng thẳng kéo dài. Ngoài ra
kỹ thuật hoàn thiện ổn định, còn góp phần không nhỏ
tạo cho VĐV tâm lý tự tin để vững vàng bước vào
trận đấu với bất kỳ đấu thủ nào.
Tóm lại Quần vợt là môn thể thao đối kháng gián
tiếp mà thành tích của nó được thể hiện ở năng lực
của cá nhân, mỗi VĐV trong việc sử dụng mỗi kỹ
thuật, chiến thuật, thể lực và ổn định tâm lý của bản
thân mình. Thi đấu Quần vợt không chỉ đòi hỏi ở
VĐV sử dụng sáng tạo về chiến thuật có thể lực tốt
mà còn phải có trình độ kỹ thuật điêu luyện.
Trong các kỹ thuật: Giao bóng, Smash, Vô lê...
mà mỗi SV hay VĐV sử dụng trong tập luyện và thi
đấu, thì KTGB là kỹ thuật quan trọng nhất đưa bóng
vào cuộc. Sử dụng tốt kỹ thuật này sẽ chiếm được thế
chủ động trong từng pha bóng, đưa đối phương vào
thế bị động, tạo cơ hội để tấn công và dứt điểm.
2.1.2. Sai lầm và khắc phục sửa chữa sai lầm
trong quá trình giảng dạy động tác
Trong dạy học ban đầu bao giờ cũng có những
lệch lạc đáng kể trong làm động tác so với hình mẫu
quy định. Do đó cần phải đề phòng và loại trừ ở mức
có thể những lệch lạc lớn nhất làm sai lệch nhiều so
với động tác. Những lệch lạc hay sai lầm tiêu biểu
nhất trong giai đoạn này là:
- Thêm các động tác phụ không cần thiết.
- Động tác bị lệch lạc về phương hướng và biên độ.
- Nỗ lực cơ bắp không đúng mức.
- Nhịp độ chung của động tác sai.
Những sai lầm đó thường là tự nhiên, không tránh
khỏi các quy luật tự nhiên trong lúc hình thành bước
đầu các cơ chế vận động (sự lan toả các phản xạ vận
động, sự khuyếch tán hưng phấn, sự phân biệt thần
kinh cơ không chính xác...). Nhưng cũng có thể thiếu
sót trong phương pháp dạy học. Hiệu quả dạy học
phụ thuộc nhiều vào cách chủ động ngăn ngừa và loại
trừ các sai lầm đó được tính trước như thế nào. Những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến những sai lầm lớn trong
động tác ở giai đoạn dạy học ban đầu là:
- Thể lực chưa đầy đủ, khi phân tích sai lệch trong
kỹ thuật động tác trước hết phải xác định những
nhiệm vụ bổ xung mới, những BT chuẩn bị (nhằm tác
động có chọn lọc tới các yếu tố cần thiết).
- Sợ hãi, từ đó gây nên căng thẳng cơ bắp quá mức
và hạn chế biên độ động tác, rất thường thấy khi cơ
thể phải di chuyển một cách khác thường trong không
gian hoặc thực hiện BT với dụng cụ và trong các tình
huống dễ bị chấn thương. Cần phải tính toán trước và
đề phòng bằng cách cho thích nghi dần với các điều
kiện khác thường (thi đấu với đối thủ mạnh, tăng dần
độ cao với dụng cụ) cũng như nhờ các biện pháp bảo
hiểm tin cậy và chuẩn bị tâm lý đúng hướng.
- Có những nghiên cứu khoa học đã chứng minh:
Tuy cùng trong điều kiện lo lắng và sợ hãi nhưng các
đặc điểm của hệ thần kinh và khí chất của con người
có ảnh hưởng cả xấu lẫn tốt đến hoạt động của họ. Sự
phụ thuộc này không đơn giản, cứng nhắc.
- Hiểu nhiệm vụ vận động chưa đúng. Nguyên
nhân này do người ta có thể phạm những sai lầm rất
khác nhau, chỉ có thể khắc phục bằng cách giải thích
rõ ràng, làm mẫu với chất lượng cao (bằng người thật
hay gián tiếp) các phương pháp tích cực hóa sự chú ý
và đào sâu suy nghĩ về nhiệm vụ vận động.
- Tự kiểm tra động tác chưa đủ mức, khắc phục
điều này ở giai đoạn thứ nhất rất khó, nhưng có thể
tiến hành bằng cách tập trung chú ý vào động tác
đang thực hiện, cũng như nhờ các phương pháp thông
tin cấp tốc.
- Sai sót khi thực hiện động tác trước đó có thể bị
loại trừ bằng cách chia nhỏ động tác ra và sửa chữa
riêng phần động tác bị sai, dĩ nhiên là với động tác bị
chia nhỏ.
- Mệt mỏi, tập động tác mới thường dẫn đến mệt
mỏi hơn vì chưa quen với sự căng thẳng cơ bắp mới
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2020
34 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
quá mức và sự vận động mới đề ra những yêu cầu cao
hơn đối với hệ thần kinh. Điều đó buộc phải chấp
hành đặc biệt nghiêm túc với mức độ lặp lại động tác.
- Chuyển xấu các kỹ xảo vận động, cách đề phòng
cơ bản và làm yếu sự chuyển này là tạo ra một trình
tự dạy học hợp lý.
- Các điều kiện không thuận lợi đối với việc thực
hiện động tác (dụng cụ hoặc trang thiết bị kém, điều
kiện thời tiết...).
Nói tóm lại trong quá trình giảng dạy động tác ban
đầu các SV, VĐV không thể tránh khỏi mắc phải
những sai lầm, chính vì vậy giáo viên (GV) và huấn
luyện viên (HLV) phải tìm ra được những nguyên
nhân dẫn đến những sai lầm để từ đó đưa ra phương
pháp khắc phục sai lầm đó. Đây là một nhiệm vụ rất
quan trọng của giai đoạn giảng dạy ban đầu.
2.2. Xác định nguyên nhân dẫn đến những sai
lầm trong tập luyện kỹ thuật giao bóng cho sinh
viên chuyên sâu Quần vợt Trường Đại học sư
phạm Thể dục thể thao Hà Nội
2.2.1. Xác định những sai lầm thường mắc trong
tập luyện kỹ thuật giao bóng cho đối tượng nghiên cứu
Quá trình tập luyện KTGB nói riêng và các kỹ
thuật khác của Quần vợt nói chung, mắc phải sai lầm
là điều không thể tránh khỏi của người tập. Mức độ
sai lầm nhiều hay ít, sai lầm nghiêm trọng hay không
nghiêm trọng phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau.
Qua nghiên cứu thực tế, đề tài đã xác định được một
số nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong tập
luyện KTGB của SVCS.
- Trước hết phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình
độ giảng dạy của GV. Người GV có chuyên môn cao,
kỹ thuật chuẩn xác sẽ là mẫu mực để người tập có
điều kiện bắt trước kỹ thuật đúng và ngược lại người
GV có kỹ thuật chưa hoàn hảo sẽ dẫn đến những lệch
lạc trong tiếp thu động tác của người tập. Ngoài ra
trình độ của GV còn được thể hiện ở sự lựa chọn
phương pháp, phương tiện giảng dạy để sao cho người
tập, người học có thể tiếp thu động tác trong khoảng
thời gian ngắn nhất.
- Thứ hai là phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của
người học. Có người khi tiếp thu động tác mới mắc rất
ít sai lầm và họ có thể sửa chữa những sai lầm đó rất
nhanh. Nhưng cũng có những người mắc phải những
sai lầm khi học tập kỹ thuật và thời gian để sửa chữa
những sai lầm đó là rất lâu, kéo dài hơn rất nhiều so
với đối tượng đã nói ở trước.
- Thứ ba là điều kiện học tập, đó cũng là yếu tố
ảnh hưởng nhiều đến việc mắc sai lầm và khả năng
sửa chữa của người tập. Phương tiện học tập tốt sẽ
giúp cho người tập nhanh chóng sửa chữa sai lầm và
ngược lại. Chính vì những lý do trên mà trong khi tiếp
thu KTGB người tập có thể mắc phải những sai lầm
với nhiều nguyên nhân khác nhau. Song đối với
SVCS Quần vợt Trường ĐHSP TDTT Hà Nội thì yếu
tố GV và điều kiện tập luyện của họ là như nhau.
Vậy thì chúng ta chỉ xem xét những sai lầm do yếu tố
chủ quan của bản thân họ.
Qua quan sát trên thực tế các buổi học của các lớp
chuyên sâu Quần vợt khoá 43, 44, 45 đề tài đã phát
hiện ra những sai lầm mà SV hay mắc phải khi thực
hiện KTGB được trình bày ở bảng 1.
Như vậy, qua bảng 1 bằng phương pháp quan sát
sư phạm chúng tôi nhận thấy các SV mắc phải rất
nhiều các sai lầm khác nhau, tỷ lệ mắc sai lầm từ
thấp đến cao từ 7,1% - 19,6%.
Các sai lầm 1, 2, 3, 6, 7, 8 là những sai lầm chiếm
tỷ lệ ít từ 7,1% - 14,2%. Những sai lầm này trong quá
trình học tập và tập luyện KTGB SV ít mắc phải hơn.
Còn các sai lầm số 4, 5, 9, 10 là những sai lầm chiếm
tỷ lệ tương đối cao từ 16% - 19,6%. Trong đó sai lầm
về mặt vợt khi tiếp xúc bóng chiếm tỷ lệ cao là 19,6%.
Vậy cũng có thể coi đây là những sai lầm mà trong quá
trình học tập và tập luyện KTGB SV thường mắc phải.
Để có được kết quả chính xác hơn chúng tôi đã
tiến hành phỏng vấn các thầy cô giáo trong bộ môn
Quần vợt của nhà trường, giảng viên các trường thể
thao chuyên nghiệp, các HLV có kinh nghiệm giảng
dạy và huấn luyện Quần vợt nhiều năm để tìm ra
những sai lầm mà người tập hay mắc phải khi tập
luyện KTGB. Kết quả được trình bày ở bảng 2
Từ kết quả thu được ở bảng 2 cho thấy các sai lầm
chiểm tỷ lệ ít, hay người tập ít mắc phải trong quá
Bảng 1. Kết quả quan sát sư phạm những sai lầm
thường mắc trong KTGB (n = 56)
T
T Tên các sai lầm
Số
người
mắc
Tỷ lệ
%
1 Cách cầm vợt chưa đúng 6 10.7
2 Tư thế chuẩn bị 5 8.9
3 Động tác tung bóng không
đúng
8 14.2
4 Tung bóng chưa chính xác 9 16
5 Điểm tiếp xúc bóng chưa chính
xác
10 17.8
6 Phối hợp động tác không đều 7 12.5
7 Mất thăng bằng khi thực hiện
kỹ thuật
4 7.1
8 Kết thúc động tác sai 8 14.2
9 Mặt vợt khi tiếp xúc bóng 11 19.6
10 Lòng bàn tay không mở khi
thực hiện kỹ thuật
10 17.8
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2020
35THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
trình tập luyện chiếm tỷ lệ từ 55% - 75%, trong đó sai
lầm về động tác tung bóng không đúng ít mắc phải
nhất là 55%. Các sai lầm ít mắc phải lần lượt là:
- Cách cầm vợt chưa đúng.
- Động tác tung bóng không đúng.
- Phối hợp động tác không đều.
- Mất thăng bằng khi thực hiện kỹ thuật.
- Kết thúc động tác sai.
Các sai lầm chiếm tỷ lệ cao từ 80% - 95%, trong
đó sai lầm về tung bóng chưa chính xác chiếm tỷ lệ
cao nhất (95%).
- Tư thế chuẩn bị.
- Tung bóng chưa chính xác.
- Điểm tiếp xúc bóng chưa chính xác.
- Mặt vợt khi tiếp xúc bóng.
- Lòng bàn tay không mở khi thực hiện kỹ thuật.
Qua kết quả thu được từ hai phương pháp quan sát
sư phạm và phương pháp phỏng vấn cho thấy sự trùng
lặp giữa hai ý kiến đánh giá của thầy cô giáo, các
HLV cũng tương đối đồng quan điểm với kết quả mà
chúng tôi theo dõi và quan sát được. Vậy có thể
khẳng định rằng các sai lầm số 1, 3, 6, 7, 8 là những
sai lầm SV ít mắc phải, những sai lầm này thường xảy
ra do các em quá tập trung chú ý vào việc giao bóng
qua sân mà không để ý cách cầm vợt, mặt vợt, hai
chân đứng chuẩn bị không hợp lý và bẻ cổ tay quá về
phía sau. Còn sai lầm 2, 4, 5, 9, 10 là những sai lầm
mà người tập hay mắc phải. Đây là những sai lầm
khó tránh khỏi ở những người mới tập luyện KTGB
trong môn Quần vợt. Do vậy chúng tôi chỉ đi sâu
nghiên cứu 05 sai lầm:
1. Tư thế chuẩn bị.
2. Tung bóng chưa chính xác.
3. Điểm tiếp xúc bóng chưa chính xác.
4. Mặt vợt khi tiếp xúc bóng.
5. Lòng bàn tay không mở khi thực hiện kỹ thuật.
Để khắc phục những sai lầm trên chúng tôi đã tìm
hiểu những nguyên nhân dẫn đến những sai lầm, từ
đó có biện pháp sửa chữa khoa học, hợp lý nhằm
nâng cao chất lượng học tập của sinh viên chuyên sâu
nói riêng và người tập Quần vợt nói chung.
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm thường
mắc khi tập luyện kỹ thuật giao bóng
Trong thể thao nói chung và Quần vợt nói riêng,
bất kỳ ai mới bắt đầu tập luyện đều khó tránh khỏi
việc mắc phải những sai lầm khi thực hiện kỹ thuật.
Vấn đề này mà không kịp thời phát hiện sửa chữa
những sai lầm ngay từ buổi tập đầu tiên thì nó sẽ trở
thành những khuyết điểm cố hữu và sẽ ảnh hưởng
nhiều đến sự phát triển thành tích tập luyện lâu dài
của người tập. Thực tế cho thấy có những sai lầm
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song cũng
có nhiều sai lầm chỉ xuất phát từ một nguyên nhân.
Chính vì vậy mà yêu cầu của những người làm
chuyên môn phải có kinh nghiệm để xác định sai lầm
nào là chính, nguyên nhân gây ra những sai lầm. Từ
đó có thể đề ra được những biện pháp khắc phục hợp
lý đạt hiệu quả cao. Đây được coi là nhiệm vụ hàng
đầu và là một nghệ thuật của người làm công tác
giảng dạy và huấn luyện.
Qua quan sát và học tập chúng tôi tìm ra được các
nguyên nhân cơ bản dẫn đến những sai lầm khi thực
hiện KTGB:
- Do chưa nắm vững nội dung yêu cầu của kỹ thuật.
- Do không tập trung chú ý.
- Do mệt mỏi về tinh thần.
- Do chưa đảm bảo tính nhịp điệu của kỹ thuật.
- Do cảm giác với bóng chưa hợp lý.
- Do cổ tay lỏng khi thực hiện kỹ thuật.
- Do sai sót khi thực hiện động tác trước đó.
- Do căng thẳng cơ bắp quá mức.
- Do ý thức tập luyện chưa tốt.
- Do khả năng phối hợp vận động kém.
Để có kết quả chính xác và đầy đủ hơn, một lần
nữa chúng tôi lại tiến hành phỏng vấn các giảng viên
trong bộ môn Quần vợt của nhà trường và một số
HLV ở các câu lạc bộ (CLB) quần vợt có kinh
nghiệm giảng dạy và huấn luyện quần vợt nhiều năm
để tìm ra những nguyên nhân chính dẫn đến những
sai lầm thường mắc khi tập luyện KTGB. Kết quả
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn xác định những sai lầm
thường mắc trong tập luyện KTGB (n = 20)
TT Tên các sai lầm
Số người
tán
thành
Tỷ lệ
%
1 Cách cầm vợt chưa đúng 14 70
2 Tư thế chuẩn bị 16 80
3
Động tác tung bóng không
đúng
11 55
4 Tung bóng chưa chính xác 19 95
5
Điểm tiếp xúc bóng chưa
chính xác 18 90
6 Phối hợp động tác không đều 12 60
7
Mất thăng bằng khi thực hiện
kỹ thuật
13 65
8 Kết thúc động tác sai 15 75
9 Mặt vợt khi tiếp xúc bóng 17 85
10
Lòng bàn tay không mở khi
thực hiện kỹ thuật 16 80
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2020
36 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
được trình bày ở bảng 3.
Có sai lầm xuất phát từ một nguyên nhân, song
cũng có sai lầm xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Như sai lầm 6 chỉ xuất phát từ nguyên nhân do ý
thức tập luyện chưa tốt. Có nhiều sai lầm cùng xuất
phát từ một nguyên nhân như sai lầm 2, 4, 7, 8 cũng
xuất phát từ nguyên nhân do chưa nắm vững nội dung
yêu cầu của kỹ thuật. Với những sai lầm mà do nhiều
nguyên nhân khác nhau gây lên thì trong số các
nguyên nhân đó có những nguyên nhân chỉ ảnh
hưởng có những nguyên nhân là tác nhân chủ yếu.
Như sai lầm số 8 thì nguyên nhân chưa nắm vững nội
dung yêu cầu kỹ thuật là chủ yếu, còn các nguyên
nhân khác như: do cảm giác với bóng chưa hợp lý, do
không đảm bảo tính nhịp điệu của kỹ thuật, do khả
năng phối hợp động tác còn kém chỉ là nhân tố làm
ảnh hưởng tới sai lầm này.
Các nguyên nhân số 1, 2, 5, 6, 9, 10 là những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm của người tập,
kết quả phỏng vấn chiếm tỷ lệ rất cao từ 75% - 95%.
Vậy có thể coi đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn
đến các sai lầm, một số nguyên nhân chiếm tỷ lệ
trung bình như nguyên nhân số 4, 8, còn hai nguyên
nhân là 3, 7 chiếm tỷ lệ ít hay ít ảnh hưởng đến việc
mắc sai lầm khi tập luyện KTGB.
Với một số sai lầm có thể sửa chữa dễ dàng bằng
cách hướng dẫn, phân tích và thị phạm kỹ thuật một
cách chính xác cho người học để họ có thể chú ý hơn
trong quá trình tập luyện. Đó là một số sai lầm xuất
phát từ các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân do chưa nắm vững nội dung yêu
cầu của kỹ thuật.
- Nguyên nhân do ý thức tập luyện chưa tốt.
- Nguyên nhân do không tập trung chú ý.
Còn các nguyên nhân khác thì không thể qua
hướng dẫn, phân tích và thị phạm lại động tác kỹ
thuật mà người học có thể sửa chữa được sai lầm của
mình bằng cách thông qua tập luyện bằng các BT
riêng cho từng sai lầm.
3. KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu đã xác định được 05 sai
lầm thường mắc trong KTGB của sinh viên chuyên
sâu quần vợt Trường ĐHSP TDTT Hà Nội:
- Tư thế chuẩn bị.
- Tung bóng chưa chính xác.
- Điểm tiếp xúc bóng chưa chính xác.
- Mặt vợt khi tiếp xúc bóng.
- Lòng bàn tay không mở khi thực hiện kỹ thuật.
Xác định nguyên nhân chính dẫn đến các sai lầm
nêu trên: Do chưa nắm vững nội dung yêu cầu của kỹ
thuật, do cảm giác với bóng chưa hợp lý, do ý thức
tập luyện chưa tốt, do không tập trung chú ý, do cổ
tay lỏng khi thực hiện kỹ thuật, do khả năng phối hợp
vận động kém.
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn xác định nguyên nhân
những sai lầm thường mắc trong tập luyện KTGB
(n = 20)
TT Tên các sai lầm
Số người
tán
thành
Tỷ lệ
%
1 Do chưa nắm vững nội dung yêu
cầu của kỹ thuật
15 75
2 Do không tập trung chú ý 16 80
3 Do mệt mỏi về tinh thần 9 45
4
Do chưa đảm bảo tính nhịp điệ u
của kỹ thuật
10 50
5 Do cảm giác với bóng chưa hợp lý 18 90
6 Do cổ tay lỏng khi thực hiện kỹ thuật 19 95
7
Do sai sót khi thực hiện động tác
trước đó
8 40
8 Do căng thẳng cơ bắp quá mức 11 55
9 Do ý thức tập luyện chư a tốt 17 85
10 Do khả năng phối hợp vận động kém 16 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dr Harre (1996) - “Học thuyết huấn luyện” (sách dịch) - Nxb TDTT- Hà Nội.
2. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1996) - “Sinh lý học TDTT” - Nxb TDTT Hà Nội.
3. Nguyễn Xuân Sinh (1999) - “Phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT” - Nxb TDTT- Hà Nội.
4. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (1993) - “Lý luận và phương pháp thể thao”- Nxb TDTT- Hà Nội.
5. Nguyễn Đức Văn (2008) - “Phương pháp thống kê trong TDTT”- Nxb TDTT.
6. Trần Văn Vinh, Đào Chí Thành, Lê Thanh Sang (2002) - “Giáo trình Quần vợt”- Nxb TDTT- Hà Nội.
7. Vũ Như Ý (2001) - “Nguyên lý kỹ thuật Quần vợt” - Nxb TDTT.
8. Vũ Như Ý (2002) - “Quần vợt thực hành các bài tập kỹ thuật” - Nxb TDTT.
Nguồn bài báo: Đề tài cấp trường năm 2016 của Ths Phạm Văn Quý.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15/3/2020; ngày phản biện đánh giá: 14/5/2020; ngày chấp nhận đăng: 24/6/2020)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_nguyen_nhan_dan_den_nhung_sai_lam_thuong_mac_trong.pdf