Xác định tần số dao động riêng cơ bản của kết cấu thép chân đế giàn khoan biển bằng phân tích kết quả phản ứng động
Hàm biên độ phổ phản ứng trong miền tần số
của 3 trường hợp TH1, TH2 và TH3 thể hiện trong
hình 10, 11 và 12 tương ứng. Vì phương tác dụng
của tải trọng tác dụng theo phương X nên các tần
số dao động riêng đầu tiên theo phương X sẽ được
thể hiện rõ nét trong ba sơ đồ trên, xem bảng 5.
Nhận thấy rằng, giá trị tần số dao động riêng xác
định theo phương pháp FFT đều nhỏ hơn so với
phương pháp trị riêng. Trong TH1 khi sự làm việc
phi tuyến của vật liệu và tương tác đất và cọc không
nhiều, thì giá trị tần số xấp xỉ theo phương pháp trị
riêng. Ảnh hưởng phi tuyến vật liệu của bốn thanh
chéo xét đến sự suy giảm (chiều dày 85%) ảnh
hưởng khá nhỏ đến sự thay đổi tần số dao động
riêng cơ bản, chiếm 2.7%, trong khi đó ảnh hưởng
phi tuyến của tương tác cọc và đất nền là lớn hơn
chiếm 7.1%. Do khối lượng phân bố tập trung chủ
yếu cho dạng dao động 1 nên biên độ Fourier không
thể hiện rõ ràng hơn trong dạng dao động 2. Tần số
dao động riêng thứ 2 theo phương X chỉ được xác
định trong TH1 theo phương pháp FFT. Biên độ phổ
của tần số 1.416 Hz trong TH3 lớn hơn trong TH2,
sự xuất hiện của các tần số thấp do ảnh hưởng của
phi tuyến tương tác đất và cọc nhiều hơn.
8 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tần số dao động riêng cơ bản của kết cấu thép chân đế giàn khoan biển bằng phân tích kết quả phản ứng động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
32 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 4/2016
XÁC ĐỊNH TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG CƠ BẢN CỦA
KẾT CẤU THÉP CHÂN ĐẾ GIÀN KHOAN BIỂN BẰNG
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ PHẢN ỨNG ĐỘNG
TS. NGUYỄN THÀNH TRUNG
Trường đại học Giao thông vận tải
Tóm tắt: Việc xác định các đặc trưng động lực
học kết cấu là một trong những bước quan trọng
trong công tác bảo trì kết cấu chân đế giàn khoan
biển trong giai đoạn vận hành. Hiện nay, phần lớn
các chương trình tính chỉ xác định được các tần số
dao động riêng không xét đến sự làm việc phi tuyến
hệ kết cấu. Vì vậy, việc xác định sự thay đổi tần số
dao động riêng cơ bản do ảnh hưởng của phi tuyến
của hệ kết cấu giàn khoan dưới tác dụng của tải
trọng môi trường cực hạn đang được quan tâm. Bài
báo này trình bày phương pháp xác định tần số dao
động riêng cơ bản của kết cấu chân đế giàn khoan
biển sử dụng phương pháp xử lý số liệu phản ứng
động của mô hình số bằng biến đổi nhanh Fourier.
Ảnh hưởng của sự làm việc phi tuyến của các cấu
kiện ống thép và sự tương tác giữa cọc và đất nền
được xem xét trong nghiên cứu này.
Từ khóa: Tần số dao động riêng; kết cấu thép
chân đế giàn khoan biển; biến đổi nhanh Fourier; sự
làm việc phi tuyến;
1. Đặt vấn đề
Kết cấu chân đế giàn khoan biển bằng thép là
dạng kết cấu điển hình, truyền thống áp dụng thích
hợp cho độ nước dưới 150m. Kết cấu chân đế này
làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt của môi
trường biển, chịu tác động thường xuyên của các
tải trọng động như sóng, dòng chảy, gió, và đôi
khi là các tải trọng đặc biệt như tải trọng động đất.
Vì vậy, công tác bảo trì và sửa chữa giàn khoan
biển luôn được thực hiện thường xuyên hàng năm
để đảm bảo an toàn trong giai đoạn vận hành. Một
trong những công tác quan trọng của quá trình bảo
trì này là phải đánh giá được sự làm việc của kết
cấu trước và sau quá trình duy tu, sửa chữa.
Trong những năm gần đây, có khá nhiều các
phương pháp nghiên cứu cả về lý thuyết và thực
nghiệm đã được áp dụng cho việc phân tích đánh
giá lại kết cấu giàn khoan dầu khí. Đặc biệt, các
phương pháp xác định các đặc trưng động của kết
cấu và vị trí các khuyết tật bằng cách phân tích các
phản ứng động được quan tâm rất lớn. Hills A.J. [1]
và Nichols J.M. [2] thực hiện một số nghiên cứu về
hệ thống quan trắc đánh giá giàn khoan biển bằng
phương pháp đo phản ứng dao động hiện trường
để xác định ảnh hưởng sự suy giảm kết cấu trong
giai đoạn vận hành. Wang S. [3] sử dụng phương
pháp năng lượng biến dạng các dạng dao động
(IMSE) để xác định các vị trí biến dạng từ kết quả
đo phản ứng tại một số điểm trên kết cấu.
MojtahediA. [4] đã tiến hành xác định sự thay đổi
các đặc trưng động của kết cấu giàn khoan dưới
ảnh hưởng phi tuyến hình học và sự suy giảm kết
cấu. Liu J.[5] sử dụng phương pháp biến đổi Hilbert-
Huang (HHT) để xác định các đặc trưng động của
kết cấu giàn khoan. Asgarian B. [6] đã sử dụng
phương pháp đẩy dần(push-over) để đánh giá sự
làm việc phi tuyến của liên kết giữa cọc và đất.
Tuy nhiên, các nghiên cứu xử lý phân tích các
phản ứng động này vẫn chưa làm rõ ràng được ảnh
hưởng phi tuyến của các cấu kiện suy giảm và sự
tương tác giữa cọc và đất nền lên kết cấu giàn
khoan biển thép. Các ống thép chân đế giàn sau
một thời gian hoạt động thường bị ăn mòn và bị suy
giảm cường độ. Đồng thời, liên kết giữa cọc và đất
nền san hô cũng bị giảm yếu dưới tác dụng liên tục
của tải trọng môi trường. Chính vì vậy, nghiên cứu
này được thực hiện để xác định các tần số dao
động riêng cơ bản của kết cấu qua sự làm việc phi
tuyến của chân đế giàn khoan thép bằng phương
pháp phân tích phản ứng động sử dụng biến đổi
nhanh Fourier. Nghiên cứu chỉ xem xét sự làm việc
phi tuyến của cấu kiện thép ống và tương tác giữa
cọc và đất nền.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là kết cấu chân đế không
gian dạng chóp cụt, vuông, được chế tạo từ vật liệu
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 4/2016 33
thép ống đặc chủng. Khối chân đế có 04 vách đứng,
3 vách cứng ngang, độ dốc vách đứng so với mặt
phẳng thẳng đứng là 1:10. Tổng chiều cao công
trình là 25,397m, kích thước mặt đỉnh là 8,1x8,1m,
kích thước mặt đáy là 14,7x14,7m (hình 1). Chân đế
lắp đặt thêm hệ thống kết cấu gia cố, tại mỗi góc
của khối chân đế lắp bổ sung cụm kết cấu khung
tam giác chế tạo từ thép đặc chủng. Khung tam giác
được liên kết với 4 cột chính của chân đế bằng các
liên kết cứng thông qua mối hàn. Để liên kết với
nền, giữ ổn định cho khung tam giác và toàn hệ
thống, sử dụng 08 khối bê tông gia tải tại tám góc
của các khung tam giác. Số liệu địa chất tại vị trí xây
dựng xem bảng 1.
Hình 1. Kết cấu chân đế giàn khoan biển bằng thép đã gia cố
Bảng 1. Số liệu địa chất tại vị trí xây dựng
Lớp
đất
Chiều dày
(m) Loại đất
Trọng lượng hữu
hiệu, (kN/m3)
Góc ma sát
(độ)
Lực dính
(kN/m2)
1 2.5 Sét 7.5 17
2 7.4 Cát 8.7 25
3 5.7 sét 8.9 62
4 2 Sét 8.7 30
5 2.4 Sét 8.8 74
6 7.7 Cát 8.7 33
Bảng 2. Kích thước hình dạng các cấu kiện chính của kết cấu chân đế giàn khoan thép
(xem chi tiết hình 1)
STT Cấu kiện Loại vật liệu Chiều dài (m)
Kích thước
D×t (mm)
Mác vật
liệu
Cường độ
chảy dẻo
(MPa)
1 Ống chính Hình tròn API-2H 28.74 813×21 X52 455
2 Cọc Hình tròn API-2H 25.17 720×20 X52 455
3 Thanh xiên X1 Hình tròn API-2H 11.61 426x16 X50 365
4 Thanh xiên X2 Hình tròn API-2H 15.35 508x12.7 X50 365
5 Thanh xiên X3 Hình tròn API-2H 15.2 610x17.5 X50 365
6 Thanh xiên ở các vách
ngang DX1
Hình tròn API-2H 5.84 426x16 X50 365
7 Thanh ngang ở vách ngang Hình tròn API-2H 8.27(D1)và 426x16 X50 365
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
34 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 4/2016
D1 và D2 9.25(D2)
8 Thanh ngang ở vách ngang
D3
Hình tròn API-2H 11.1 508x12.7 X50 365
9 Thanh biên khung tam giác
G1
Hình tròn API-2H 13.9 610x17.5 X50 365
10 Thanh xiên khung tam giác
G2
Hình tròn API-2H 4.5÷9 315x11 X50 365
11 Thanh liên kết khung tam
giác và ống chính G3
Hình tròn API-2H 22.89 610x17.5 X50 365
12 Thanh đáy khung tam giác
G4
Hình tròn API-2H 9 426x16 X50 365
2.2 Phương pháp số
Trong nghiên cứu này, phần mềm SAP 2000 và
phương pháp phần tử hữu hạn được sử dụng để
mô phỏng kết cấu chân đế giàn khoan biển thép.
2.2.1 Mô hình tính
Kết cấu chân đế giàn khoan biển thép được mô
hình từ đỉnh ống chính trở xuống. Các cấu kiện ống
chính, cọc, ống liên kết được mô hình làm việc như
phần tử thanh tuyến tính. Ảnh hưởng của khối
lượng nước kèm theo ống được tính toán quy về
khối lượng tập trung các nút của kết cấu. Các ống
thép bị suy giảm chiều dày được mô hình như phần
tử Link làm việc phi tuyến kép (bilinear) xem xét cho
kéo nén, cắt, uốn và xoắn (hình 2). Cường độ chảy
dẻo cho vật liệu thép lấy bằng 365 MPa.liên kết cọc
và đất nền cũng được mô tả như phần tử Link làm
việc phi tuyến kép. Cường độ giới hạn của đất xác
định công thức sau (tiêu chuẩn JRA 2002, [7]):
Cường độ giới hạn của đất rời theo phương ngang:
݊
= ܭ ∑ ߛ݅ℎ݅ (1)
Cường độ giới hạn của đất dính theo phương
ngang:
݊
= ∑ ߛ݅ℎ݅ + 2ܿ (2)
trong đó: KP - hệ số áp lực chủ động; i - trọng
lượng riêng của đất thứ i (kN/m3) ;hi - chiều dày của
lớp đất thứ i (m); c - lực dính đơn vị (kN/m2).
Hình 2. Mô hình phi tuyến kết cấu chân đế giàn khoan
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 4/2016 35
2.2.2 Lựa chọn tải trọng tác động
Để đánh giá sự làm việc phi tuyến của các
cấu kiện kết cấu và sự tương tác giữa cọc và đất
nền, trong nghiên cứu này tải trọng động đất thay
đổi theo thời gian được sử dụng phân tích vì đặc
tính phi tuyến của hệ kết cấu được thể hiện rõ nét
trong trường hợp tải trọng đặc biệt và tính tiện lợi
trong chương trình. Hai trường hợp tải trọng động
đất biến đổi theo thời gian trong mô hình tính
được lấy từ số liệu phân loại sóng động đất của
Nhật Bản, tiêu chuẩn JRA 2002. Trường hợp 1 là
sóng động đất cấp 1 loại 1 Dorokyou Shihousho
(Type 1-level 1) với biên độ lớn nhất 102 cm/s2.
Trường hợp 2 là sóng động đất cấp 2 loại
1Kaihoku(Type 1-level 2) với biên độ lớn nhất 318
cm/s2. Thời gian dao động là 30 s với bước thời
gian 0.01 s. Mục đích của việc lựa chọn hai
trường hợp tải trọng động đất này là để thể hiện
sự làm việc của kết cấu từ biến đổi cấp tải trọng
tăng dần. Hai dạng sóng động đất này có biên độ
lớn phân bố khá đều trong thời gian dao động là
lý do lựa chọn trong phân tích phản ứng động.
Hình 3. Hàm gia tốc theo thời gian của động đất cấp 1 và cấp 2
2.2.3 Trình tự tính toán
Tải trọng thượng tầng, tải trọng sóng, dòng
chảy và gió được tổ hợp và tính toán kết hợp với
tải trọng đặc biệt động đất. Tác động của tổ hợp tải
trọng thông thường được xem như trạng thái ban
đầu trong phân tích sự làm việc của kết cấu chân
đế biến đổi theo thời gian. Hơn nữa, tải trọng sóng
và dòng chảy được tính toán trong điều kiện khai
thác, không phải cực trị. Phương pháp phân tích
hàm phi tuyến biến thiên theo thời gian (nonlinear
time history analysis) được sử dụng để xác định
các phản ứng biến đổi thời gian, hệ số cản được
khai báo bằng 0.05 cho mọi dạng dao động riêng.
Sự làm việc phi tuyến vật liệu của ống thép có xét
đến sự suy giảm do ăn mòn được khai báo bằng
cách giảm chiều dày ống thép, bốn thanh ống xiên
nằm trong vùng dao động mực nước được lựa
chọn phân tích trong nghiên cứu này. Chiều dày
suy giảm bằng 0.85 chiều dày ống thép thiết kế vì
đây là điều kiện giới hạn của yêu cầu sửa chữa.
Có ba trường hợp phân tích được đưa ra trong
nghiên cứu này:
Bảng 3. Các trường hợp phân tích
STT Ký hiệu Tải trọng tác động Phi tuyến vật liệu ống thanh do suy giảm
Phi tuyến tương tác
giữa cọc và đất nền
1 TH1 Động đất cấp 1 Thanh 121, 122, 123, 124 Có xem xét
2 TH2 Động đất cấp 2 Không xem xét Có xem xét
3 TH3 Động đất cấp 3 Thanh 121, 122, 123, 124 Có xem xét
Các phản ứng của kết cấu qua quá trình xử lý
dữ liệu bằng phương pháp biến đổi hàm từ miền
thời gian sang miền tần số để xác định được các
tần số dao động riêng cơ bản.
2.3 Phương pháp biến đổi nhanh Fourier
Phương pháp biến đổi nhanh Fourier (FFT)
được sử dụng trong nghiên cứu này để xác định
các tần số dao động riêng cơ bản của kết cấu chân
đế giàn khoan biển. Phương pháp FFT dùng thuật
toán để biến đổi chuỗi dữ liệu từ miền thời gian
sang miền tần số. Công thức cơ bản của phương
pháp là:
21
0
, 0,1, 2,..., 1
iN kj
N
k i
j
X x e k N
(3)
trong đó: xj - biến dữ liệu trong miền thời gian và
Xk - biến dữ liệu miền tần số, N=2
n với là số nguyên;
tj=jt với j = 0 đến N-1; ݅ = √−1 là số phức.
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
36 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 4/2016
Dữ liệu miền tần số được thể hiện theo một hai
cách, một là phổ biên độ xác định theo công thức:
ܣ݇ =
2
ܰ
|ܺ݇| (4)
Hai là phổ công suất, xác định theo công thức:
ܣ݇ =
1
ܰ
|ܺ݇2| (5)
3. Kết quả và so sánh
3.1. Kết quả phân tích trị riêng
Các tần số dao động riêng cơ bản của kết cấu
chân đế giàn khoan được thể hiện trong bảng 4 và
hình 4. Khối lượng tham gia dao động tập trung khá
lớn trong 5 dạng dao động đầu tiên, chủ yếu là hai
dạng đầu tiên theo phương Y và X chiếm hơn 80%
tổng khối lượng tham gia. Dạng thứ 3 là dao động
xoắn quanh trục Z với khối lượng tham giacác trục
X, Y, Z bằng không.
Bảng 4. Các thông số đặc trưng động của kết cấu chân đế giàn khoan
STT Chu kỳ (s)
Tần số
(Hz)
Tỷ số khối lượng tham gia
Ghi chú
UX UY UZ
1 0.594 1.682 0.175 0.660 0.000 Theo phương Y
2 0.587 1.705 0.669 0.170 0.000 Theo phương X
3 0.437 2.287 0.000 0.000 0.000 Xoắn quanh Z
4 0.215 4.662 0.110 0.002 0.000 Theo phương X
5 0.210 4.769 0.000 0.118 0.000 Theo phương Y
Hình 4. Ba dạng dao động riêng cơ bản đầu tiên của kết cấu chân đế
3.2 Gia tốc phản ứng kết cấu
Phản ứng gia tốc theo thời gian tại điểm số 9 của
đỉnh kết cấu chân đế theo ba trường hợp TH1, TH2
và TH3 được thể hiện trong hình 5. Biên độ gia tốc
của TH1 nhỏ hơn khá nhiều so với các trường hợp
còn lại. Khi không xét sự làm việc phi tuyến của
tương tác cọc và đất nền chịu tải trọng động đất cấp
2 trong hợp TH2 thì biên độ gia tốc của TH2 lớn hơn
so với trường hợp 3 TH3. Nguyên nhân do sự làm
việc phi tuyến giữa đất nền và cọc dưới tác dụng của
tải trọng động đất cấp 2 làm tăng chiều dài làm việc
tự do của cọc và độ cứng hệ kết cấu giảm.
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 4/2016 37
Hình 5. Hàm gia tốc biến thiên theo thời gian của điểm 9
3.3 Sự làm việc phi tuyến
Sự làm việc của tương tác giữa cọc và đất nền
trong hai cấp động đất được thể hiện qua mối quan
hệ lực cắt và chuyển vị của hai phần tử link 3 trong
lớp đất 1 (cao độ z=-2m) và link 31 trong lớp đất 2
(cao độ z=-5m), xem trong hình 6 và hình 7 tương
ứng. Trong hình 6, sự phi tuyến được thể hiện rõ
dưới tác dụng của tải trọng động đất cấp 2 của
trường hợp TH3, trong TH1 động đất cấp 1 sự thể
hiện phi tuyến là khá nhỏ. Sự làm việc phi tuyến
cũng thể hiện không rõ cả hai cấp động đất của
phần tử link 31 của lớp đất 2. Bắt đầu từ phần tử
link 31 xuống dưới, sự tương tác giữa cọc và đất
nền đều là tuyến tính. Như vậy, dưới tác dụng của
tải trọng động đất cấp 2 sự phi tuyến thể hiện rõ ở
lớp đất 1 và một phần lớp 2.
Hình 6. Mối quan hệ giữa lực cắt và chuyển vị của phần tử
link 1 trong lớp đất 1
Hình 7. Mối quan hệ giữa lực cắt và chuyển vị của phần tử
link 31 trong lớp đất 2
Sự làm việc phi tuyến của ống thép trong ba
trường hợp TH1, TH2 và TH3 được thể hiện qua mối
quan hệ giữa mômen và góc xoay của hai phần tử
Link 123 và Link 124, xem hình 8 và 9. Phần tử Link
123 nằm trong mặt phẳng song song với phương tác
động của tải trọng động đất và phần tử Link 124 nằm
trong mặt phẳng vuông góc phương tác động của
động đất. Tính phi tuyến thể hiện rõ nét trong hai
trường hợp TH2 và TH3 của trường hợp động đất cấp
2. Trong đó, mômen uốn của trường hợp TH2 khi
không xem xét tính phi tuyến của tương tác đất và cọc
lớn hơn mômen trường hợp TH3.
-10
-5
0
5
10
0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0
TH1 TH2 TH3
G
ia
tố
c
(
m
/s
2)
Điểm 9
Thời gian (s)
-60
-40
-20
0
20
40
60
-0.04 -0.02 0.00 0.02 0.04
Động đất 2(TH3) Động đất 1(TH1)
M
ôm
en
uố
n
M
2
(k
N
m
)
Góc xoay (rad)
Link 1
(z=-2m)
-100
-50
0
50
100
150
-0.004 -0.002 0.000 0.002 0.004 0.006
Động đất 2(TH3) Động đất 1(TH1)
M
ôm
en
uố
n
M
2
(k
N
m
)
Góc xoay (rad)
Link 31
(z=-5m)
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
38 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 4/2016
Hình 8. Mối quan hệ giữa mômen M2 và góc xoay của
phần tử link 123
Hình 9. Mối quan hệ giữa mômen M3 và góc xoay của
phần tử link 124
3.4 Xác định các tần số dao động riêng cơ bản
từ phương pháp FFT
Hàm biên độ phổ phản ứng trong miền tần số
của 3 trường hợp TH1, TH2 và TH3 thể hiện trong
hình 10, 11 và 12 tương ứng. Vì phương tác dụng
của tải trọng tác dụng theo phương X nên các tần
số dao động riêng đầu tiên theo phương X sẽ được
thể hiện rõ nét trong ba sơ đồ trên, xem bảng 5.
Nhận thấy rằng, giá trị tần số dao động riêng xác
định theo phương pháp FFT đều nhỏ hơn so với
phương pháp trị riêng. Trong TH1 khi sự làm việc
phi tuyến của vật liệu và tương tác đất và cọc không
nhiều, thì giá trị tần số xấp xỉ theo phương pháp trị
riêng. Ảnh hưởng phi tuyến vật liệu của bốn thanh
chéo xét đến sự suy giảm (chiều dày 85%) ảnh
hưởng khá nhỏ đến sự thay đổi tần số dao động
riêng cơ bản, chiếm 2.7%, trong khi đó ảnh hưởng
phi tuyến của tương tác cọc và đất nền là lớn hơn
chiếm 7.1%. Do khối lượng phân bố tập trung chủ
yếu cho dạng dao động 1 nên biên độ Fourier không
thể hiện rõ ràng hơn trong dạng dao động 2. Tần số
dao động riêng thứ 2 theo phương X chỉ được xác
định trong TH1 theo phương pháp FFT. Biên độ phổ
của tần số 1.416 Hz trong TH3 lớn hơn trong TH2,
sự xuất hiện của các tần số thấp do ảnh hưởng của
phi tuyến tương tác đất và cọc nhiều hơn.
Hình 13 thể hiện phổ biên độ của hai trận động
đất cấp 1 và 2, dải tần số từ 1 đến 6 Hz có biên độ
tập trung cũng khá nhiều, điều này gây nhiễu khó
cho việc xác định các tần số dao động riêng cơ bản
theo phương pháp FFT.
Bảng 5. Tần số dao động riêng cơ bản theo phương X xác định theo phương pháp trị riêng và xử lý FFT
Tần số riêng
theo phương X
Tần số theo PP
trị riêng, (Hz)
Tần số theo phương pháp FFT TH1
(%)
TH2
(%)
TH3
(%) TH1 TH2 TH3
Tần số 1 1.682 1.645 1.636 1.563 2.2 2.7 7.1
Tần số 2 4.769 4.736 x x 0.7 x x
Chú ý:∆ܶܪ݅ =
݂ݐݎị ݎ݅ê݊݃−݂ܨܨܶ݅
݂ݐݎị ݎ݅ê݊݃
100%
Hình 10. Hàm biên độ phản ứng trong miền tần số của
TH1 tại điểm 9
Hình 11. Hàm biên độ phản ứng trong miền tần số của
TH2 tại điểm 9
-10
0
10
20
30
40
50
0.0000 0.0002 0.0004 0.0006
Động đất 2(TH2)
Động đất 2(TH3)
Động đất 1(TH1)M
ôm
en
uố
n
M
2
(k
N
m
)
Góc xoay (rad)
Link 123
-10
-5
0
5
10
15
0.0000 0.0001 0.0002 0.0003 0.0004 0.0005
Động đất 2(TH2)
Động đất 2(TH3)
Động đất 1(TH1)
M
ôm
en
uố
n
M
3
(k
N
m
)
Góc xoay
Link 124
1.645 Hz
4.736Hz
0
1
2
3
4
5
6
0 1 2 3 4 5 6
TH1-Đ9-C1
B
iê
n
độ
p
hổ
F
ou
ri
er
Tần số (Hz)
1.416 Hz
1.636 Hz
2.002 Hz
0
5
10
15
0 1 2 3 4 5 6
TH2-Đ9-C2
B
iê
n
độ
p
hổ
F
ou
ri
er
Tần số (Hz)
B
iê
n
độ
p
hổ
F
ou
ri
er
KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 4/2016 39
Hình 12. Hàm biên độ phản ứng trong miền tần số của
TH3 tại điểm 9
Hình 13. Hàm biên độ phản ứng trong miền tần số của
TH3 tại điểm 9
4. Kết luận và khuyến nghị
Phương pháp xác định các tần số dao động riêng
cơ bản bằng biến đổi nhanh Fourier đã được thực
hiện dựa trên kết quả phản ứng gia tốc động của
kết cấu chân đế giàn khoan biển. Sự làm việc phi
tuyến vật liệu có xét đến sự suy giảm do ăn mòn và
tương tác phi tuyến giữa cọc và đất nền được xem
xét trong mô hình tính. Qua đó đưa ra một số nhận
xét sau:
- Sự làm việc phi tuyến của vật liệu và tương tác
giữa cọc và đất nền làm giảm tần số dao động riêng
cơ bản của kết cấu, được xác định rõ ràng qua
phương pháp phân tích phản ứng động sử dụng
biến đổi FFT. Tuy nhiên, sự suy giảm của 4 thanh
chéo trong vùng dao động mực nước với chiều dày
ăn mòn bằng 85% chiều dày thiết kế thì ảnh hưởng
là khá nhỏ đến tần số riêng kết cấu. Ảnh hưởng phi
tuyến của tương tác cọc và đất nền là đáng kể.
Trong điều kiện nền đất yếu hoặc lớp san hô dày thì
nên xem xét ảnh hưởng này đến tính toán phân tích
động kết cấu giàn khoan biển;
- Sự phi tuyến của hệ kết cấu thể hiện rõ ở thời
điểm tương ứng với các biên độ lực tác động lớn.
Tương ứng, là ảnh hưởng nhiễu khá lớn của các
dải tần số kích thích gây khó khăn cho việc xử lý
xác định các đặc trưng động lực học kết cấu giàn
khoan. Các tần số riêng cơ bản đầu tiên với khối
lượng tham gia dao động lớn sẽ dễ dàng được
nhận dạng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hillis A.J. and Courtney C.R.P (2010),Structural health
monitoring of fixed offshore structures using the
bicoherence function of ambient vibration
measurements. Journal of sound and vibration,
Vol.330, pp. 1141-1152.
[2] Nichols J.M (2003),Structural health monitoring of
offshore structures using ambient excitation. Journal of
Applied Ocean Research, Vol. 25, pp.101–114.
[3] Wang S. (2013), Damage detection in offshore
platform structures from limited modal data, Journal of
Applied Ocean Research, Vol. 41, pp. 48–56.
[4] Mojtahedi A., Lotfollahi Yaghin M.A. , Ettefagh M.M. ,
Hassanzadeh Y., Fujikubo M. (2013), Detection of
nonlinearity effects in structural integrity monitoring
methods for offshore jacket-type structures based on
principal component analysis, Journal of Marine
Structures, Vol. 33, pp. 100–119.
[5] Liu J. , Li H., Wang Y. and Hu A. (2009), Modal
Parameters Identification of Offshore Platform
Structures using HHT Method, Proceedings of the
Nineteenth International Offshore and Polar
Engineering Conference, Osaka, Japan, ISSN 1098-
618, pp. 242-248.
[6] Asgarian B. and Lesani M. (2009), Pile–soil-structure
interaction in pushover analysis of jacket offshore
platforms using fiber elements, Journal of
Constructional Steel Research, Vol. 65, pp. 209–218.
[7] Specification for highway bridges (2002), part IV
Substructure. Japan road Accociation.
Ngày nhận bài:17/06/2016.
Ngày nhận bài sửa lần cuối:10/10/2016.
1.416Hz
1.563Hz
2.002 Hz
0
5
10
15
20
0 1 2 3 4 5 6
TH3-Đ9-C2
Bi
ên
độ
p
hổ
F
ou
ri
er
Tần số (Hz)
0
100
200
300
400
500
0 1 2 3 4 5 6
Động đất cấp 1
Động đất cấp 2
B
iê
n
độ
p
hổ
Tần số (Hz)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1487666206nguyenthanhtrung_9597.pdf