Kháng nguyên lõi HBcAg không có mặt trong huyết thanh, chỉ tìm thấy trong tế bào gan. Do đó trong huyết thanh người ta có thể tìm thấy HBsAg, còn HBeAg chỉ tìm thấy khi siêu vi đang nhân lên. Trong huyết thanh còn có hiện diện của SVVG B - DNA, ở chủng siêu vi biến dị precore, có thể không có HBeAg mà chỉ thấy SVVG B - DNA.
Điều quan trọng có ứng dụng bậc nhất là kháng thể kháng HBsAg (HBsAb) có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm siêu vi viêm gan B, vì vậy nguyên lý chế tạo vacxin viêm gan B là lấy HBsAg làm kháng nguyên.
Kháng thể kháng HBcAg (HBcAb) không có khả năng bảo vệ chống tái nhiễm SVVG B, và cũng kho ng chứng tỏ rằng bệnh nhân đã hết khả năng lây lan. Đây là dấu ấn huyết thanh quan trọng nhất để chứng minh n gười bệnh đã bị nhiễm SVVG B; nó không được tạo ra khi tiêm chủng. Ngoài ra, HBcAb còn là dấu ấn quý giá giúp phân biệt tình trạng nhiễm SVVG B trong giai đoạn cấp hay mạn. Trong giai đoạn cấp tính, IgM HBcAb (+) ở nồng độ cao và sẽ giảm thấp hoặc biến mất trong giai đoạn mạn. Lúc đó chỉ còn IgG HBcAb(+). Vì vậy, HBcAb sẽ cho biết tình trạng đã hoặc đang nhiễm SVVG B ngay cả khi không có mặt những chất dánh dấu huyết thanh khác. IgM HBcAb là một chất đánh dấu huyết thanh hữu hiệu cho việc chẩn đoán nhiễm SVVG B cấp và IgG HBcAb hữu ích cho việc tầm soát be nh trong cộng đồng.
114 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định tần suất HBsAg(+) và các yếu tố liên quan trên bà mẹ mang thai tại tỉnh Bạc Liêu từ 09/03/2003 đến 30/08/2003., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó, không):
- Truyền máu, dùng chung kim chích ma túy, quan hệ tình dục >1 người, đi tiệm làm móng, dùng chung bàn chải đánh răng.
v Xét nghiệm (dương tính, âm tính):
· HBsAg, HBeAg.
v Tương quan giữa các đặc điểm trên với tình trạng HBsAg(+).
4.6 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu:
- Nhập và xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS for windows 10.0
- Sử dụng phép kiểm c 2 ; Fisher’s exact test đối với những bảng 2x2 có tần số mong đợi < 5 để tìm mối liên hệ và
RR.
- Kết quả tính bằng tần số, tỉ lệ % và trình bày dưới dạng bảng, biểu.
- Dùng phần mềm Word 2000, Excel 2000 để trình bày kết quả.
4.7 Vấn đề y đức:
Nghiên cứu này không vi phạm vấn đề y đức, vì mỗi bà mẹ mang thai tham gia vào nghiên cứu đều rất có lợi ch o bản thân mình: được khám thai và thử HBsAg miễn phí, có hướng chăm sóc và theo dõi cho những đối tượng nhiễm bệnh và con của những đối tượng này khi chào đời.
Các chi tiết trong bảng câu hỏi được giữ bí mật. Mẫu gửi xét nghiệm được mã hóa bằng số. Đảm bảo nguyên t ắc vô trùng khi lấy máu, tránh lây nhiễm chéo.
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ
Tổng cộng có 1.035 bà mẹ mang thai ở 15 xã/thị trấn tại tỉnh Bạc Liêu thỏa các tiêu chuẩn đã chọn. Với kết quả thu được như sau:
5.1 Tần suất HBsAg(+) trên bà mẹ mang thai:
Bảng 5.1: Tỉ lệ HBsAg(+) dựa trên xét nghiệm One-Step HBsAg test.
One-Step HBsAg test
Tần số
Tỉ lệ
HBsAg(+)
71
6,9%
HBsAg(-)
964
93,1%
Nhận xét: Tỉ lệ HBsAg(+) của các bà mẹ mang thai xét nghiệm bằng One-Step HBsAg test là 6,9%.
Bảng 5.2: Tỉ lệ HBsAg(+) qua xét nghiệm ELISA đối với những trường hợp HBsAg(+) trên One-Step HBsAg test.
ELISA
Tần số
Tỉ lệ
HBsAg(+)
71
100%
HBsAg(-) 0 0%
Nhận xét: Khi xét nghiệm các trường hợp HBsAg(+) qua xét nghiệm One-Step HBsAg test bằng ELISA,100%
đều dương tính.
93,1%
6,9%
dương tính âm tính
Biểu đồ 5.1: Tỉ lệ bà mẹ mang thai có HBsAg(+).
Nhận xét: Tỉ lệ HBsAg(+) của các bà mẹ mang thai là 6,9%.
5.2 Tần suất HBeAg(+) trên bà mẹ mang thai có HBsAg(+):
Bảng 5.3: Tỉ lệ bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và HBeAg(+).
HBeAg/HBsAg(+) Tần số Tỉ lệ
HBeAg(+)
35
49,2%
HBeAg(-)
36
50,8%
Nhận xét: Trong 6,9% bà mẹ mang thai có HBsAg(+) có gần 50% người có HBeAg (+).
5.3 Đặc điểm dịch tễ và tương quan với tình trạng HBsAg(+):
5.3.1 Đặc điểm dịch tễ của bà mẹ mang thai:
Bảng 5.4: Đặc điểm dịch tễ của bà mẹ mang thai.
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ
Nơi ở
Tuổi
Dân tộc
Thị trấn 236 22,8% Xã 799 77,2%
16-22 231 22,3%
23-28 458 44,3%
29-47 346 33,4%
Kinh 849 82,0% Khơ-me 165 15,9% Hoa 21 2,1%
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ
Nghề nghiệp
Nông dân 316 30,5% Công nhân 55 5,4% Buôn bán 106 10,2%
Nội trợ 448 43,3%
Nghề y 0 0%
Khác 110 10,6%
Học vấn
Mù chữ 91 8,8% Cấp 1 471 45,5%
Cấp 2 388 7,5% Cấp 3 67 6,5%
Cao đẳng/Đại học 18 1,2% Mức sống
Thiếu ăn 249 24,1% Đủ ăn 733 70,8% Dư ăn 53 5,1%
Nhà ở
Cấp 1 17 1,6%
Cấp 3
204
9,7%
Cấp 4
786
5,9%
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ
Kiến thức về bệnh gan
Đúng 201 19,4% Sai 834 80,6%
Nhận xét:
Nơi cư ngụ:
§ Bà mẹ mang thai ở xã chiếm đa số (77,2%). Nhóm tuổi:
§ Số bà mẹ mang thai ở độ tuổi 23-28 chiếm cao nhất (44.3%). Dân tộc:
Nghề nghiệp:
§ Nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất (43,3%).
§ Nghề liên quan đến y tế không trường hợp nào. Trình độ học vấn:
§ Các bà mẹ mang thai chủ yếu có trình độ học vấn là cấp 1 (45,5%) Kiến thức bệnh gan:
§ Các bà mẹ mang thai có kiến thức sai chiếm tỉ lệ cao (80,6%). Mức sống:
§ Gần một phần tư các bà mẹ mang thai còn thiếu ăn (24,1%). Nhà ở:
§ Các bà mẹ mang thai sống trong các căn nhà cấp 4 chiếm đa số (75,9%).
%
12
10
8
6
4
2
0
16 19 22 25 28 31 34 37 40 43
tuổi
Nhận xét: Tuổi trung bình là 27 tuổi
Tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi
Tuổi lớn nhất là 47 tuổi
Biểu đồ 5.2: Tỉ lệ bà mẹ mang thai phân bố theo tuổi.
5.3.2 Tương quan đặc điểm dịch tễ và tình trạng HBsAg(+):
Bảng 5.5: Tương quan giữa HBsAg(+) và nơi ơ.û
Nơi ở HBsAg Tỉ lệ
Dương tính
Âm tính
HBsAg(+)
Thị trấn
Xã
30
41
283
681
9,6%
5,7%
c 2 =5,214 p=0,022 < 0,05 RR=1,76 KTC95%=1,078 -2,877
Nhận xét: Phép kiểm c 2 cho thấy có tương quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và nơi ở . Những người ở thị trấn nguy cơ có HBsAg(+) gấp 1,76 lần so với những bà mẹ mang thai ở xã.
Bảng 5.6: Tương quan giữa HBsAg(+) và nhóm tuổi.
Nhóm tuổi
HBsAg
Tỉ lệ
HBsAg(+)
Dương tính
Âm tính
> 22
≤ 22
63
8
741
223
7,8%
3,5%
c 2 =5,37 p=0,02 <0,05 RR=2,37 KTC95%=1,119- 5,021
Nhận xét: Phép kiểm c 2 cho thấy có tương quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và nhóm tuổi. Những bà mẹ mang thai ở nhóm tuổi >22 có nguy cơ HBsAg(+) gấp 2,37 lần bà mẹ mang thai ở nhóm tuổi ≤ 22.
100%
96,50%
93,00%
91,00%
80
60
40
20 9%
3,5% 7%
0
Dương tính
Âm tính
16-22 23-28 29-47 nhóm tuổi
Biểu đồ 5.3: Tỉ lệ bà mẹ mang thai có HBsAg(+) phân bố theo nhóm tuổi.
Nhận xét: Tỉ lệ HBsAg(+) tăng dần theo tuổi.
Bảng 5.7: Tương quan giữa HBsAg(+) và mức sống.
Mức sống
HBsAg
Tỉ lệ
HBsAg(+)
Dương tính
Âm tính
Thiếu ăn
Đủ ăn, dư ăn
28
43
221
743
11,2%
5,5%
c 2 =9,87 p=0,002 < 0,05 RR=2,189 KTC95%=1,329 - 3,606
Nhận xét: Phép kiểm c 2 cho thấy có tương quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và mức sống. Những bà mẹ mang thai có mức sống thiếu ăn có nguy cơ mang HBsAg(+) gấp 2,189 lần so với những bà mẹ mang thai có mức
sống đủ ăn và dư ăn.
%
100
88,80%
94,70%
92,50%
80
60
40
20 11,20%
0
5,30% 7,50%
Mức sống
Dương tính
Âm tính
Thiếu ăn Đủ ăn Dư ăn
Biểu đồ 5.4: Tỉ lệ bà mẹ mang thai có HBsAg(+) phân bố theo mức sống.
Nhận xét: Tỉ lệ HBsAg(+) cao nhất ở nhóm thiếu ăn.
Bảng 5.8: Tương quan giữa HBsAg(+) và dân tộc, học vấn, kiến thức về bệnh gan
c 2 p
Đặc điểm
HBsAg
Tỉ lệ
Dương tính Aâm tính
HBsAg(+)
Dân tộc
Khơ-me & Hoa 10 176 5,4% 0,781 >0,05
Kinh 61 788 7,2%
Học vấn
0,05
≥ Cấp 2 30 443 6,3%
Kiến thức về bệnh gan
Sai
60
774
7,2%
0,75
>0,05
Đúng
11
190
5,2%
Nhận xét: Phép kiểm c 2 cho thấy không có mối tương quan giữa tình trạng HBsAg(+) và yếu tố dân tộc, trình độ học vấn, kiến thức về bệnh gan.
5.4 Đặc điểm về tiền căn sản khoa, tiền căn bệnh gan, yếu tố nguy cơ và tương quan với tình trạng HBsAg(+):
5.4.1 Đặc điểm về tiền căn sản phụ khoa, tiền căn bệnh gan của bà mẹ mang thai:
Bảng 5.9: Tỉ lệ bà mẹ mang thai phân bố theo tiền căn sản phụ khoa.
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ
Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên
16-22 666 64,3%
23-28
312
30,1%
29-47
57
5,5%
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ
Số con
Chưa có con 456 44,1% Có 1 con
389 37,6%
Có 2 con 146 14,1% Có ³ 3 con 44 4,3%
Nạo thai
0 lần 702 67,8%
1 lần 268 25,9%
2 lần 48 4,6%
³ 3 lần 17 1,6%
Aùp dụng biện pháp ngừa thai bằng bao cao su
Có 16 1,5% Không 1019 98,5%
Nhận xét:
Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên :
§ Nhóm tuổi quan hệ tình dục đầu tiên cao nhất là 16-22 (64,3%). Số con:
§ Số bà mẹ mang thai có con lần đầu chiếm tỉ lệ khá lớn (44,1%). Số lần nạo thai:
§ Hơn một phần ba các bà mẹ mang thai đã từng nạo thai 1 hoặc hai lần trở lên.
Áp dụng biện pháp ngừa thai bằng bao cao su:
§ Số người sử dụng bao cao su chiếm tỉ lệ rất thấp (1,5%) Ï
%
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
16 19 22 25 28 31 34 39
tuổi
Biểu đồ 5.5: Tỉ lệ bà mẹ mang thai phân bố theo tuổi quan hệ tình dục đầu tiên.
Nhận xét: Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên trung bình là 22 tuổi Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên nhỏ nhất là 16 tuổi Tuổi quan hệ tình dục đầu tiên lớn nhất là 40 tuổi
Bảng 5.10: Tỉ lệ bà mẹ mang thai phân bố theo tiền căn bệnh gan.
Tiền căn
Tần số
Tỉû lệ
Bản thân
Có
33
3,2%
Không
1002
96,8%
Chồng
Có
15
1,4%
Không
1020
98,6%
Con
Có
3
0,3%
Không
1032
99,7%
Nhận xét: Tiền căn bệnh gan của bản thân, chồng, con của những bà mẹ mang thai tương đối thấp. Bảng 5.11: Tỉ lệ bà mẹ mang thai phân bố theo yếu tố nguy cơ.
Yếu tố nguy cơ Tần số Tỉ lệ
Truyền máu
Có 21 2% Không 1014 98%
Dùng chung kim chích ma túy
Có 19 1,8% Không 1016 98,2%
Quan hệ tình dục > 1 người
Có 17 1,64% Không 1018 98,36%
Đi tiệm cắt móng tay
Có 59 5,7% Không 976 94,3%
Dùng chung bàn chải đánh răng
Có 15 1,44% Không 1020 98,56%
Nhận xét: Ơû nhóm nghiên cứu này tỉ lệ bà mẹ mang thai tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ tương đối thấp.
5.4.2 Tương quan giữa đặc điểm về tiền căn sản khoa, tiền căn bệnh gan, yếu tố nguy cơ với tình trạng HBsAg(+) của bà mẹ mang thai:
Bảng 5.12: Tương quan giữa HBsAg(+) và tiền căn sản phụ khoa.
Đặc điểm HBsAg Tỉ lệ c 2 p
Dương tính Aâm tính HBsAg(+)
Nhóm tuổi quan hệ tình dục đầu tiên
≥ 22 34 461 6,9% 0 >0,05
< 22 37 503 6,9%
Tiền căn nạo thai
Có
44
652
6,3%
0,963 >0,05
Không
27
312
8%
Nhận xét: Phép kiểm c 2 cho thấy không có mối tương quan giữa tình trạng HBsAg(+) và tuổi quan hệ lần đầu, tiền
căn nạo thai.
Bảng 5.13: Tương quan giữa HBsAg(+) và tiền căn bệnh gan bản thân.
Tiền căn bệnh
HBsAg
Tỉ lệ
HBsAg(+)
Dương tính
Âm tính
Có
Không
9
62
9
955
50%
6%
Fisher’s exact test p < 0,05 RR=15,403 KTC95%=5,904 – 40,187
Nhận xét: Phép kiểm Fisher’s exact test cho thấy có tương quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và tiền căn bệnh gan bản thân. Những bà mẹ mang thai có tiền căn bệnh gan nguy cơ có HBsAg(+) gấp 15,4 lần so với những bà mẹ mang thai không có tiền căn bệnh gan.
Bảng 5.14: Tương quan giữa HBsAg(+) và tiền căn bệnh gan của chồng con.
Tiền căn bệnh gan HBsAg Tỉ lệ p
Dương tính Aâm tính HBsAg(+)
Chồng
Có 2 27 6,9% >0,05
Không 69 937 6,9%
Con
Có 1 16 5,9% >0,05
Không 70 948 6,9%
Nhận xét: Phép kiểm Fisher’s exact test cho thấy không có tương quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và tiền
căn bệnh gan của chồng, con.
Bảng 5.15: Tương quan giữa HBsAg(+) và các yếu tố truyền máu, tiêm chích ma túy, số bạn tình, dùng chung bàn ch ải, làm móng ngoài tiệm.
Đặc điểm HBsAg Tỉ lệ p
Dương tính Aâm tính HBsAg(+)
Tiền căn truyền máu
Có 1 20 4,8% >0,05
Không 70 944 6,9%
Tiền căn dùng chung kim chích ma túy
Có
2
17
10,5%
>0,05
Không
69
947
6,8%
Đặc điểm HBsAg Tỉ lệ p
Dương tính Aâm tính HBsAg(+)
Số bạn tình
> 1 người 1 16 6,9% >0,05
1 người 70 948 5,6%
Dùng chung
bàn chải đánh răng
Có 0 15 0% >0,05
Không 71 949 7%
Nhận xét: Phép kiểm Fisher’s exact test cho thấy không có tương quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và tiền căn truyền máu, tiêm chích ma túy chung, số bạn tình, dùng bàn chải đánh răng chung, dùng đồ cắt móng tay của thợ làm móng.
Ba phần tư số người nhiễm SVVG B tập trung ở khu vực Châu Á. Nhiễm SVVG B có thể có biến chứng viêm gan tối cấp, viêm gan mạn thể hoạt động, xơ gan, ung thư gan. Chúng tôi tiến hành khảo sát tần suất HBsA g(+) ở bà mẹ mang thai với mong muốn từ đó đưa ra một số kiến nghị có ích cho Bạc Liêu. Trong chương này, chúng tôi sẽ bàn luận dựa trên những số liệu chúng tôi thu thập được, đồng thời so sánh với các số liệu đã được thực hiện trong và ngoài nước.
6.1 Bàn luận kết quả:
6.1.1 Tần suất HBsAg(+):
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về tình trạng mang dấu ấn HBsAg ở bà mẹ mang thai thay đổi từ 6,5%-
Tác giả
HBsAg (+)
Nguyễn Thị Ngọc Phượng (n=505) tại TP HCM năm 1995.
9,9%
Nguyễn Thị Song Hà (n=504) tại Hóc Môn năm 1996.
6,5%
S.Sidibe, B.Youssoufi, I.Traoré (n=829) tại Mali năm 1999.
15,5%
N.Qirbi và A.J.Hall (n=150) tại Ai Cập năm 1993.
8,0%
Nghiên cứu của chúng tôi (n=1.035) tại Bạc Liêu năm 2003.
6,9%
12,7 % [1,5,12,13,15]. Tỉ lệ này tương đương với những số liệu của các tác giả đã nghiên cứu trên bà mẹ mang thai ở vùng dịch tễ lưu hành bệnh cao. Sau đây là bảng so sánh tần suất HBsAg (+) trên bà mẹ mang thai của nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu khác [5,13,39,51]:
Tỉ lệ nhiễm SVVG B thay đổi theo từng lãnh thổ, từng khu vực địa lý dân cư, thời gian áp dụng tiêm phòng VGSV B. Vì vậy, nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phượng. Đối tượng bà mẹ mang thai được tác giả chọn tại bệnh viện vào thời điểm năm 1995, khi chúng ta chưa đưa tiêm vacx in ngừa VGSV B vào chương trình TCMR. Một số trong những người này có thể trước đó đã phát hiện mình nhiễm SVVG B và được tư vấn nên đi khám thai tại bệnh viện lớn để con của họ sau này được chích vacxin ngừa VGSV B kèm kháng thể miễn dịch chống VGSV B. Vì vậy sẽ làm tăng tỉ lệ HBsAg(+) hay có sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi. Tại Mali, nghiên cứu được tiến hành trên các bà mẹ mang thai thấy có sự tiếp xúc với yếu tố nguy cơ cao như phong tục xăm mình trong điều kiện vệ sinh không bảo đảm vô trùng. Còn so với Nguyễn Thị Song Hà, N.Qirbi(Ai Cập), tỉ lệ của chúng tôi không khác biệt lắm.
6.1.2 Tần suất HBeAg(+) trên các bà mẹ có HBsAg(+):
SVVG B có thể được lây truyền trong giai đoạn chu sinh, giai đoạn trẻ con hoặc lúc trưởng thành. Đường lây chính ở vùng dịch tễ lưu hành bệnh cao là lây từ mẹ sang con, ngoài ra còn kể đến đường lây từ trẻ này sang trẻ khác, từ
bạn tình
Để đánh giá vai trò quan trọng của việc lây truyền trong giai đoạn chu sinh, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm tỉ lệ HBeAg(+) ở các bà mẹ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh ra từ những bà mẹ này bị nhiễm SVVG B. Một số nghiên cứ u tại vùng Trung Đông thấy rằng trẻ sinh ra từ bà mẹ có HBsAg(+) bị nhiễm SVVG B mạn tính tăng khi mẹ có HBeAg(+) [42]:
- HBeAg(-): tỉ lệ con nhiễm SVVG B mạn là 10%
- HBeAg(+): tỉ lệ con nhiễm SVVG B mạn là 94%
Ở Đông Nam Á, trên 50% người nhiễm SVVG B là do lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn chu sinh, trong lúc sanh và sau sinh[21,34,45]. Năm 1990, tại Viện Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Em Hà Nội, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và khoa sản bệnh viện Bạch Mai, tác giả Phạm Song đã nghiên cứu và cho thấy: tỉ lệ bà mẹ mang thai có HBeAg(+)/HBsAg(+) là 36,3%, tỉ lệ máu cuống rốn có HBsAg(+) ở những trường hợp mẹ có HBeAg(+) là: 44,7%
(106/237).
Năm 1995, các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự báo cáo tỉ lệ các bà mẹ có HBsAg(+) và
HBeAg(+) trên tổng số HBsAg(+) là khoảng 30% (15/50) trường hợp[13].
Nghiên cứu của chúng tôi đã xét nghiệm tìm HBeAg cho những bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và kết quả có
35/71 (49,2%) trường hợp có HBeAg(+) và HBsAg(+). Nếu tính khả năng lây cho con ở các bà mẹ mang thai này là 94% có nghĩa là có 34 trẻ sẽ bị nhiễm SVVG B từ mẹ. Đây là điều đáng ngại nếu như những trẻ này không được tiêm ngừa vacxin VGSV B kèm kháng thể miễn dịch chống VGSV B.
6.1.3 Một số đặc điểm dịch tễ nơi cư trú, dân tộc, tuổi-số con, trình độ học vấn, mức sống- nhà ở, nghề nghiệp và tương quan giữa những đặc điểm này với tình trạng HBsAg(+):
a. Nơi cư trú:
Đối với những vùng dịch tễ lưu hành bệnh thấp, con đường lây truyền do tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ là quan trọng. Những vùng dịch tễ lưu hành bệnh cao như ở Việt Nam, lây truyền dọc chiếm ưu thế. Tuy nhiên việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ cũng có thể làm tăng nhiễm bệnh. Tại Mỹ, tác giả Mc Quillan GM đã cho thấy rằng những
phụ nữ ở độ tuổi sanh đẻ mà sống ở thành thị khả năng phơi nhiễm với SVVG B cao hơn ở những người sống ở nông
thôn[29].
Chúng tôi đã phân chia mẫu các bà mẹ mang thai ra thành hai nhóm là nhóm sống ở thị trấn và nhóm sống ở xã rồi xét tương quan với tình trạng HBsAg(+). Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, số bà mẹ mang thai sống tại thị trấn chiếm 22,8% và 77,2% còn lại sống ở xã. Kết quả là 9,6% (30/283) các bà mẹ mang thai ở nhóm thị trấn có HBsAg(+) và 5,7% (41/681) các bà mẹ mang thai ở nhóm xã có HBsAg(+). Bảng 5.5 cho thấy có tương quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và nơi ở. Những bà mẹ mang thai ở thị trấn có nguy cơ mang HBsAg(+) cao gấp 1,76 lần so vớ i những bà mẹ mang thai ở xã. Chúng tôi cũng đặt giả thiết do kết quả của lối sống hằng ngày tiếp xúc với các yếu tố
nguy cơ (các dịch vụ làm móng tay, dùng chung dao cạo, tiêm chích) ở thị trấn nhiều hơn ở xã. Đây có thể là một giả
thiết cho các nghiên cứu sâu hơn sau này.
b. Dân tộc:
Về dân tộc nhận thấy trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chiếm đa số là dân tộc Kinh (82,0%), điều này cũng phù hợp với đặc điểm dân cư của tỉnh Bạc Liêu là 89%. Lưu ý ở đây số bà mẹ mang thai là người dân tộc Khơ-me chiếm số lượng tương đối đông là 165 người (15,9%) so với đặc điểm dân cư của tỉnh Bạc Liêu là 8%[47]. . Yếu tố sắc tộc có ảnh hưởng lên tình trạng HBsAg(+) tại tỉnh Bạc Liêu hay không? Điều này cũng khiến chúng tôi quan tâm và muốn nghiên cứu thêm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi mặc dù không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa tình trạng HBsAg(+) và dân tộc nhưng ở nghiên cứu của Gary L.Euler và cộng sự tại 4 vùng thành thị của Mỹ lại ghi nhận tương quan giữa sắc
Á (5,79%). Sở dĩ có sự khác biệt như vậy thứ nhất là do sự di dân từ nơi có vùng dịch tễ bệnh cao (châu Á) đến nơi có vùng dịch tễ thấp (Mỹ), thứ hai là do lối sống sử dụng chung đồ (bàn chải đánh răng, dùng chung dao cạo ) v ới người bệnh. Ngoài ra, tác giả Gary L.Euler sau khi theo dõi 10.523 các bà mẹ mang thai trong ba năm (1990-1993) ghi nhận trong nhóm bà mẹ mang thai người châu Á, tỉ lệ HBsAg(+) cao nhất là người Hmông 31,63%[27,32]. Tần suất HBsAg (+) cũng cao ở những người dân tộc không phải là người Kinh qua nghiên cứu của Nguyễn Thu Vân và cộng sự tại huyện Ngọc Lạc và Quảng Xương, Thanh Hóa năm 1998. Tác giả cho rằng đó là do sự khác biệt về trình độ văn hóa, ki ến thức về bệnh gan, ít được tiếp xúc với phương tiện thông tin đại chúng, phong tục kiêng cử sau sanh của các bà mẹ dân tộc thiểu số.
c. Tuổi-số con:
Tuổi là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ vì ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản. Trong nghiên cứu này, số bà mẹ mang thai ở độ tuổi 23-28 chiếm cao nhất là 44,3% (458/1.035). Tuổi trung bình của các bà mẹ mang thai là 27 tuổi. Đây là độ tuổi còn có khả năng sinh sản tốt. Số bà mẹ mang thai chưa có con chiếm tỉ lệ khá lớn là
44,1% (456/1.035), số bà mẹ mang thai mới có một con chiếm tỉ lệ là 37,6% (389/1.035). Điều này có thể được giải thích là do khi mới có con lần đầu các bà mẹ mang thai quan tâm và đi khám thai nhiều hơn những lần sau. Như vậy, xét về tuổi mẹ và số con của đối tượng nghiên cứu, họ sẽ còn muốn sanh thêm con. Nước ta nằm trong khu vực dịch tễ bệnh VGSV B cao với việc lây truyền dọc từ mẹ sang con là đường lây truyền chính yếu nhất. Rõ ràng 389/1.035 phụ nữ mới có 1 con và 456/1.035 phụ nữ chưa có con nếu họ mắc bệnh sẽ có bao nhiêu trẻ ra đời mang mầm bệnh chưa kể s au này
mẹ mang thai này sẽ làm giảm tỉ lệ sinh ra mang mầm bệnh mạn.
Theo phân nhóm tuổi của chúng tôi, nhóm bà mẹ mang thai dưới 22 tuổi có tỉ lệ HBsAg(+) chiếm 3,5% (8/231), nhóm bà mẹ mang thai từ 23 đến 28 tuổi tỉ lệ HBsAg(+) chiếm tỉ lệ 7% (32/458), nhóm tuổi từ 29 đến 47 tuổi
chiếm tỉ lệ cao nhất là 9% (31/346).
Nghiên cứu
Tỉ lệ HBsAg(+)
≤22 tuổi
23 - 28 tuổi
29 - 47 tuổi
Mêhicô(n=9.992)
0,6%
2,3%
1,4%
Mali(n=829)
15,8%
22,5%
22,5%
Chúng tôi(n=1.035)
3,5%
7,0%
9,0%
Kết quả của chúng tôi có HBsAg(+) cao nhất tập trung vào độ tuổi 29 – 47 tương tự các nghiên cứu của
Mêhicô, đặc biệt là Mali (vùng dịch tễ lưu hành cao). Điều này được giải thích trong thời gian mà bà mẹ mang thai có khả năng tiếp xúc với mầm bệnh lâu dài như từ người chồng, các yếu tố nguy cơ khác: phẫu thuật, truyền má u, châm cứu, nhổ răng, làm móng ở tiệm
có tỉ lệ thấp là do nằm trong vùng dịch tễ lưu hành bệnh thấp. Nhưng xét chung thì tần suất HBsAg(+) tập trung ở lứa tuổi 29 – 47 vẫn là cao nhất.
Trong bảng 5.6, chúng tôi phân nhóm tuổi các bà mẹ mang thai làm 2 nhóm: ≤22 tuổi và >22 tuổi. Xét tương
quan giữa bà mẹ mang thai có HBsAg(+) và nhóm tuổi. Những bà mẹ mang thai ở nhóm tuổi >22 có nguy cơ mang
HBsAg(+) gấp 2,37 lần những bà mẹ mang thai ở nhóm tuổi ≤ 22.
d. Nghề nghiệp:
Trong nhóm nghiên cứu, các bà mẹ mang thai chủ yếu là nội trợ và nông dân. Trong đó nội trợ chiếm tỉ lệ cao nhất là 43,3%, kế đến là nông dân chiếm 30,6%. Nhóm công nhân chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là 5,4%. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của tỉnh Bạc Liêu là sống chủ yếu bằng nghề nông. Đối với những ngành nghề lie ân quan đến y tế: bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh có khả năng nhiễm SVVG B do thường xuyên tiếp xúc với máu và dịch tiết, theo nghiên
cứu của tác giả Trần Thị Lợi ghi nhận 33,3% nhóm nghề Y bị nhiễm SVVG B [12]. Tuy nhiên trong thu thập số liệu chúng
tôi không ghi nhận được trường hợp nào làm nghề Y.
e. Mức sống – nhà ở:
Các bà mẹ mang thai đa số sống trong các căn nhà cấp 4. Số bà mẹ mang thai sống ở trong căn nhà cấp 1
chiếm tỉ lệ nhỏ nhất (1,6%).
Về mức sống, mức sinh hoạt của bà mẹ mang thai tương đối đủ ăn chiếm tỉ lệ 70,8%. Bên cạnh đó, tỉ lệ thiếu ăn 24,1% tương đối nhiều và đáng quan tâm.Vì khi còn nghèo, người dân thường dành phần lớn chi tiêu của mình để
thức về phòng ngừa bệnh trong đó có vấn đề nhiễm SVVG B. Vì vậy, số người có mức sống không đủ ăn trong nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ HBsAg (+) cao nhất là 11,2%. Các kết quả này dựa trên những câu trả lời chủ quan của các bà mẹ mang thai, người nắm rõ tình hình kinh tế trong gia đình, ngoài ra chúng tôi cũng kết hợp hỏi thêm về các p hương tiện trong gia đình, phương tiện đi lại. Do đó kết quả này cũng có thể tương đối chấp nhận được. Tương quan giữa tình trạng HBsAg(+) và mức sống của nghiên cứu chúng tôi là có ý nghĩa (bảng 5.7) , những bà mẹ mang thai có mức sống thiếu ăn nguy cơ có HBsAg(+) gấp 2 lần so với những bà mẹ mang thai có mức sống đủ ăn và dư ăn. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu Kholoud M.N Saad ở Bắc Jordan[38]. . Mohammad và cộng sự sau khi chia nhóm nghiên cứu ra thành ba mức theo tình hình kinh tế trong gia đình gồm: thấp, trung bình, cao; tỉ lệ HBsAg(+) lần lượt ở các nhóm là 2,5%;
1,6%; 1,3% (p<0.0001) [38]. Nhiễm SVVG B ở đây được tác giả cho là có liên quan đến tình trạng vệ sinh kém.
f. Trình độ học vấn và kiến thức về bệnh VGSV B:
Trình độ học vấn, kiến thức về bệnh cũng là một yếu tố có tác động rất lớn đến sức khoẻ con người. Nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tương quan giữa HBsAg(+) và trình độ học vấn, kiến thức về bệnh VGSV B là không có ý nghĩa thống kê (bảng 5.8). So với nghiên cứu Mohammad Reza Zali và cộng sự lại có tương quan có ý nghĩa với tỉ lệ HBsAg(+) ở người mù chữ là cao nhất 2,5% [38]. Chúng tôi lưu ý trình độ học vấn của các bà mẹ mang thai trong nghiên cứu tương đối thấp: cấp 1 (45,5%), số mù chữ (8,8%). Tuy không phải là yếu tố nguy cơ trực tiếp gây be änh VGSV B nhưng khi trình độ dân trí thấp phần nào ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của người dân về bệnh tật trong đó phải kể đến bệnh VGSV B. Có thể chính điều này dẫn đến lượng lớn các bà mẹ mang thai có kiến thức sai là 834 người
biết cách phòng ngừa bệnh. Số bà mẹ mang thai có kiến thức sai cần được tham gia những buổi giáo dục về bệnh VGSV B với những phương tiện truyền thông bằng nhiều hình thức dễ tiếp thu như: hình ảnh, kịch, tranh ảnh
6.1.4 Đặc điểm tiền căn có bệnh gan, tiền căn sản khoa, một số yếu tố nguy cơ và tương quan của những đặc điểm này với tình trạng HBsAg(+) trên bà mẹ mang thai:
a. Tiền căn bệnh VGSV B:
Trong thu thập số liệu, chúng tôi chỉ ghi nhận những người có bệnh gan mà có chẩn đoán của bác sĩ: 3,2% bà mẹ mang thai có bệnh gan trước đó. Những dấu hiệu như vàng da, sốt, nổi ban, ăn uống kém, đau hạ sườn phải thường là những triệâu chứng gợi ý cho chúng ta nghĩ đến một bệnh liên quan đến gan. Đặc biệt với vùng dịch tễ lưu hàn h bệnh cao như Việt Nam chúng ta, chẩn đoán bệnh viêm gan B là vấn đề không khó. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các bà mẹ mang thai có tiền căn bệnh gan thấy tần suất HBsAg(+) là 50%, nhóm không có bệnh gan tỉ lệ là 6,1%, bảng 5.13 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng HBsAg(+) với tiền căn bệnh gan bản thân. Những bà mẹ mang thai có tiền căn bệnh gan nguy cơ có HBsAg(+) gấp 15,4 lần so với những bà mẹ mang thai không có tiền căn bệnh gan. Nhiều nghiên cứu nước ngoài như ở Mê-hi-cô[33], Phi-lip-pin[32]cũng có nghiên cứu về sự tương quan này nhưng đều không có ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh đó, nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 1,4% (15/1.035) người chồng của các bà mẹ mang thai có tiền căn bệnh gan trước đó, 0,3% (3/1.035) người con của các bà mẹ mang thai có tiền căn bệnh gan trước đó. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ có tiền căn mắc bệnh gan của bà mẹ mang thai, chồng và con của họ thấp cũng có t hể người dân
ở đây không đi khám và phát hiện bệnh. Trong bảng 5.14 khi xét tương quan giữa tiền căn bệnh gan chồng, con của các bà mẹ mang thai có HBsAg(+) thấy không có tương quan. Rất tiếc rằng chúng tôi không thể tiến hành thử HBsAg cho các đối tượng này để có những kết luận hợp lí hơn.
Vấn đề đáng lưu ý ở đây là tiền căn bệnh gan và HBsAg(+) của các bà mẹ mang thai, họ đã có một khoảng thơ øi gian dài tiếp xúc với người thân trong gia đình và có thể lây nhiễm SVVG B cho các thành viên khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự lây truyền từ người này sang người khác trong gia đình. Tại Trung Quốc, 27,2% gia đình (5.305 /19.421) có từ một thành viên trở lên mang HBsAg(+). Sự lây nhiễâm này hầu hết liên quan đến tình trạng mang HBsAg(+) của cha mẹ[44] ï
Theo nghiên cứu tìm mối quan hệ giữa những người mang mầm bệnh trong gia đình, Mohammad và cộng sự
cho thấy: anh em lây cho nhau chiếm 54%, mẹ lây cho con 29%, cha lây cho con 20%, vợ hoặc chồng lây cho nhau là
14%[38].
Khả năng lây cho đứa trẻ khác cùng nhà[38]:
§ Một trẻ có HBsAg(+) 10%
§ Mẹ/Cha có HBsAg(+) 6-8%
§ Mẹ &ø cha có HBsAg(+) 21%
§ Hai anh em có HBsAg(+) 28%
Tóm lại, việc thử HBsAg cho nhóm có tiền căn bệnh gan thật sự cần thiết trong việc phòng chống lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.
b. Yếu tố nguy cơ:
- Nạo phá thai:
Số lần nạo thai ở mẫu nghiên cứu này có gần 2/3 (702/1.035) bà mẹ mang thai không nạo thai lần nào. Tuy nhiên cũng có hơn một phần ba các bà mẹ mang thai đã từng nạo thai một hoặc hai lần trở lên (32,2%) . Bảng
5.12 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa giữa nạo phá thai và tình trạng HBsAg(+).
- Số bạn tình:
Lây truyền qua đường tình dục là đường lây chủ yếu của SVVG B ở vùng dịch tễ lưu hành bệnh thấp. Đối với vùng dịch tễ lưu hành cao như ở nước ta, dù đường lây chính là từ mẹ sang con nhưng cũng cần quan tâm đến phương thức lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy bà mẹ mang thai sử dụng bao cao su thấp 1,4%, có nghĩa là khả năng bảo vệ cho bản thân họ và người bạn tình trước yếu tố nguy cơ về bệnh lây truyền qua đường tình dục là rất thấp. Trong khi quan hệ, lớp niêm mạc mỏng dễ bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với tinh dịch, chất tiết âm đạo và máu kinh của người có mầm bệnh. Sự lây truyền này sẽ tăng lên theo số bạn tình và số năm hoạt động tình dục.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bà mẹ mang thai có một bạn tình chiếm đa số là 98,2%. Trong hai nhóm bà mẹ mang thai có số bạn tình là một bạn tình và nhóm có nhiều hơn một bạn tình, tần suất HBsAg(+) lần
lượt là 6,9% và 5,5%. Hai tỉ lệ không có sự khác biệt có ý nghĩa trong thống kê (bảng 5.15). Điều này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả trong khu vực.[32]
- Tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên:
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên sớm là một yếu tố quan trọng trong việc tiếp xúc với mầm bệnh[36]. Trong nghiên cứu của chúng tôi phân nhóm tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên được chia gồm từ 16-22 tuổi, 23-
28 tuổi, 39-47 tuổi lần lượt chiếm tỉ lệ là 64,3%; 30,1%; 5,5%. Và khi xét tương quan giữa tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên với HBsAg(+) chúng tôi không thấy có tương quan (bảng 5.12). Tuy vậy, nhóm tuổi chiếm đa số là 16-22 có nghĩa là thời gian hoạt động tình dục còn dài, khả năng tiếp xúc với bệnh là cao nếu họ không hoạt động tình dục an toàn.
- Một số yếu tố nguy cơ khác:
Ơû nhóm nghiên cứu này, tỉ lệ người tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ rất thấp. Chỉ có 2% bà mẹ mang thai có truyền máu trước đó, 1,8% người có sử dụng chung kim chích ma túy và 1,64% có quan hệ với hai người trở lên. Số bà mẹ mang thai dùng dụng cụ làm móng của thợ cắt móng tay chiếm tỉ lệ 5,7% và 1,44% người sử dụng chung bàn chải đánh răng. Truyền máu, sử dụng tiêm chích ma tuý, dùng dụng cụ cắt móng tay của thợ làm móng và dùng chung bàn chải đánh răng, dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo vệ sinh an toàn có khả năng lây nhiễm cao cho n hiều đối tượng. Ở Brazil, mặc dù đã kiểm soát nghiêm ngặt những trường hợp cho máu nhưng vẫn còn tồn tại một số người sau khi nhận máu có HBsAg(+), và một số khác có anti-HBc[28]. Tại Tp HCM, hơn 9% mẫu máu hiến nhiễm SVVG B và siêu vi này chiếm 79% các siêu vi gây bệnh qua đường máu[21]. Trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy có sự tương quan giữa HBsAg(+) với các yếu tố nguy cơ trên. Điều này có thể được giải thích là do chúng tôi không có điều
nhóm mới nhiễm có thể do tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Tại thời điểm chúng tôi khảo sát, bà mẹ mang thai co ù thể đã tiếp xúc với yếu tố nguy cơ trước đó một thời gian dài. Kết quả HBsAg(+) sẽ không thể khẳng định được là bà mẹ mang thai nhiễm SVVG B do mang mầm bệnh mạn từ nhỏ hay do tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Đây cũng là hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi.
6.2 Những hạn chế trong nghiên cứu:
6.2.1 Hạn chế của thiết kế nghiên cứu:
Giới hạn nghiên cứu của chúng tôi cũng là giới hạn của bất kì nghiên cứu cắt ngang khác: chỉ thu thập thông tin về tình trạng HBsAg(+) và tiếp xúc yếu tố nguy cơ tại một thời điểm. Cái chính vẫn là không thể thiết lập được nguyên nhân của nhiễm bệnh. Tuy nhiên về mặt lâu dài ta có thể đưa ra những giả thiết cho những nghiên cứu sau này.
6.2.2 Hạn chế trong cách chọn mẫu:
Tỉnh Bạc Liêu có 55 xã/thị trấn, do giao thông không thuận tiện, địa bàn dân cư rộng, nhân lực và chi phí cho nghiên cứu hạn chế nên chúng tôi quyết định chọn mẫu theo cụm và chọn được 15 cụm. Với phương pháp chọn mẫu theo cụm, việc tăng cỡ mẫu lên để hạn chế hiệu ứng cụm, tăng tính đại diện cho quần thể là cần thiết và hy vọng cách chọn trên vẫn cho một cỡ mẫu có giá trị đại diện.
6.2.3 Hạn chế trong thu thập số liệu:
Công cụ thu thập số liệu của chúng tôi dựa trên bảng câu hỏi, chúng tôi cũng đã cố gắng định nghĩa rõ như õng biến số và thực hiện việc thu thập số liệu khách quan. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế dẫn
tiền căn bệnh gan.
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT
Qua khảo sát 1.035 bà mẹ mang thai đến khám và xét nghiệm tầm soát HBsAg(+) trong thời gian từ tháng
09/03/2003 đến tháng 30/08/2003 tại tỉnh Bạc Liêu, chúng tôi có kết quả như sau:
7.1 Tần suất HBsAg(+):
Tần suất HBsAg(+) trên bà mẹ mang thai là 6,9% (71/1035).
7.2 Tần suất HBeAg(+) trên bà mẹ mang thai có HBsAg(+): :
Tần suất HBeAg(+) ở các bà mẹ mang thai có HBsAg(+) là 49,2% (35/71).
7.3 Các yếu tố liên quan:
7.3.1 Thị trấn/ xã nơi các bà mẹ mang thai ở:
v Nhóm bà mẹ mang thai ở thị trấn nguy cơ có HBsAg(+) cao gấp 1,76 lần so với những bà mẹ mang thai ở xã.
7.3.2 Tuổi:
v Nhóm bà mẹ mang thai ở nhóm tuổi >22 nguy cơ có HBsAg(+) gấp 2,37 lần ở nhóm tuổi ≤22.
7.3.3 Mức sống:
v Nhóm bà mẹ mang thai có mức sống thiếu ăn nguy cơ có HBsAg(+) gấp 2 lần ở nhóm đủ ăn và dư ăn.
7.3.4 Tiền căn có bệnh gan của bà mẹ mang thai:
v Nhóm bà mẹ mang thai có tiền căn bệnh gan nguy cơ có HBsAg(+) gấp 15,4 lần ở nhóm không có t iền căn bệnh gan.
7.3.5 Những yếu tố khác:
v Nạo thai, số bạn tình trên một người, tiêm chích, sử dụng chung bàn chải đánh răng, dân tộc, trình độ học vấn, sử dụng bao cao su, tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên không có liên quan đến tình trạng
HBsAg(+).
7.4 Đề xuất:
- SVVG B gây nên bệnh mạn tính và những biến chứng nguy hiểm, bệnh không có những triệu chứng báo hiệu, khi phát hiện thường ở giai đoạn trễ, cách duy nhất phát hiện sớm bệnh là xét nghiệm máu. Sau khi làm đề tài này, chúng tôi có đề xuất nên tầm soát nhiễm VGSV B trên bà mẹ mang thai đặc biệt là ở các tuyến trạm y tế phường/xã/thị trấn bằng one step HBsAg(+), phương pháp đơn giản, không tốn nhiều chi phí và thời gian. Việc ngăn ngừa phát hiện sớm bệnh sẽ giảm thiệt hại trên bà mẹ mang thai, trẻ và cả cộng đồng.
- Vì lây truyền chu sinh rất quan trọng do đó khi các bà mẹ mang nhập viện để sinh mà trước đó chưa xét nghiệm HBsAg nên xét nghiệm ngay HBsAg. Trong khi chờ đợi kết quả, tiêm mũi vacxin đầu tiên cho trẻ trong 12 giờ đầu sau sinh.
Nếu sau đó bà mẹ có HBsAg(+):
+ Tiêm ngay cho trẻ HBIG sớm trong vòng 7 ngày sau sinh vì đối với bà mẹ có HBsAg(+) dù trẻ được chích ngừa VGSV B hiệu quả bảo vệ chỉ 75%, và điều này thật sự cần thiết cho trẻ được sinh từ mẹ có thêm HBeAg(+).
+ Nếu không có HBIG thì tiêm đủ 3 liều vacxin theo khuyến cáo của TCYTTG.
+ Đồng thời xét nghiệm HBsAb và HBsAg lúc trẻ được 9-15 tháng tuổi. Nếu HBsAb(-) thì tiêm thêm một liều vacxin B cho trẻ.
+ Tư vấn cho chồng của các bà mẹ này đi xét nghiệm HBsAg và HBsAb nếu HBsAg( -) và HBsAb(-)
người chồng nên chích ngừa
VGSV B.
Nếu bà mẹ mang thai có HBsAg(-): trẻ nên được tiêm ngừa VGSV B theo như thường quy và các bà mẹ nên đi xét nghiệm thêm HBsAb để chích ngừa.
- Qua nghiên cứu trên, chúng tôi thấy đời sống kinh tế và kiến thức về bệnh VGSV B còn thấp ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm SVVG B. Vì vậy, chúng ta nên có chương trình truyền thông giáo dục cho các đối tượng này để các bà mẹ mang thai và chồng của họ có thể trang bị tối thiểu kiến thức ngăn ngừa việc lây nhiễm VGSV B cho bản thân họ và các thành viên trong gia đình của họ.
- Các yếu tố nguy cơ có thật sự liên quan đến SVVG B ở các bà mẹ mang thai hay không, chúng tôi không thể xác định, một phần do không thể phân nhóm mới nhiễm và nhóm nhiễm lâu. Đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài này bằng cách xét nghiệm thêm IgM-anti HBc trên các bà mẹ mang thai.
PHỤ LỤC:
Bảng câu hỏi:
I/ Phần hành chánh và kinh tế:
1. Số thứ tự:
2. Xã/Thị trấn:
BẢNG CÂU HỎI:
a. Xã Vĩnh Trạch ! b. Xã Vĩnh Trạch Đông ! c. Xã Hiệp Thành ! d. Xã Định Thành ! e. Xã Hòa Bình ! f. Xã Vĩnh Phú Long ! g. Xã Ninh Quới ! h. Xã Hưng Hội ! i. Xã Phong Thạnh Đông A ! j. Xã Ninh Thạnh Lợi ! k. Thị trấn Gành Hào ! l. Thị trấn Ngang Dừa !
m. Thị trấn Phước Long ! n. Thị trấn Hòa Bình ! o. Thị trấn Giá Rai !
3. Tuổi:tuổi
4. Dân tộc:
a. Kinh ! b. Khơ-me ! c. Hoa ! d. Khác !
5. Nghề nghiệp:
a. Nông dân ! b. Công nhân ! c. Buôn bán ! d. Nội trợ ! e. Liên quan nghề y ! f. Nghề khác (Ghi rõ:)
6. Học vấn:
a. Mù chữ !
c. Cấp 2 ! d. Cấp 3 ! e. Cao đẳng ! f. ĐH/ >ĐH !
7. Nhà ở:
a. Cấp 1 ! b. Cấp 2 ! c. Cấp 3 ! d. Cấp 4 !
8. Phương tiện đi lại:
a. Không có ! b. Ghe/Xuồng ! c. Xe đạp ! d. Xe gắn máy ! e. Xe hơi !
a. b.
c.
Không có
Radio/Cassette
Tivi
!
!
!
d. e. f.
g.
Đầu Video Tủ lạnh Máy giặt
Máy lạnh
!
!
!
!
II/ Tiền căn sản phụ khoa:
10. Tổng số con, kể cả số con chết:
a. Chưa có con ! b. Có 1 con ! c. Có 2 con !
d. Có ³ 3 con !
11. Nạo thai:
a. 0 lần ! b. 1 lần ! c. 2 lần !
12. Aùp dụng biện pháp ngừa thai bằng bao cao su: a. Không ! b. Có !
13. Aùp dụng biện pháp ngừa thai bằng phương pháp khác:
a. Không !
b. Có !
14. Quan hệ tình dục lần đầu tiên lúc..tuổi
15. Số bạn tình:
a. 1 người !
b. 2 người !
c. ³ 3 người !
III/ Về bệnh viêm gan:
16. Chị đã từng mắc bệnh sau đây:
a. Bệnh gan !
b. Bệnh khác !
17. Chồng chị đã từng mắc các bệnh sau đây:
a. Bệnh gan !
b. Bệnh khác !
18. Con chị đã từng mắc các bệnh nào sau đây:
a. Bệnh gan !
b. Bệnh khác !
19. Chị đã nghe nói đến bệnh VGSV B chưa?
a. Không !
b. Có !
20. Theo chị bệnh VGSV B có lây không?
a. Không !
b. Có !
21. Nếu bệnh VGSV B có lây, đường lây là gì? (ghi rõ)
22. Anh chị đã từng:
a. Truyền máu ! b. Dùng kim chích ! c. Quan hệ tình dục > 1 người ! d. Đến tiệm cắt móng tay ! e. Dùng chung bàn chải đánh răng !
IV/ Kết quả xét nghiệm:
23. HBsAg (Que nhanh)
a. Dương tính !
b. Aâm tính !
24. HBsAg (Elisa)
a. Dương tính !
b. Âm tính !
25. HBeAg (Elisa)
a. Dương tính !
b. Aâm tính !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Văn Bé, Tình hình người mang kháng nguyên virút viêm gan B, Nội san huyết học, 1991, 9-12.
2. Trương Thị Ngọc Bích, Hiệu quả bảo vệ của vaccine ngừa VGSV B cho trẻ sơ sinh từ mẹ sang con HBsAg dương tính, Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ Chuyên khoa cấp I, 2002.
3. Đào Đình Đức và cs, Dịch tễ học Viêm Gan do virút ở Việt Nam,Tạp chí Y dược học thực hành số 9/1997,1-3.
4. Phạm Gia Đức, Nguyễn Trọng Hiếu, Đáp ứng miễn dịch của sơ sinh đối với Engerix B, Hội nghị khoa học Y Dược
Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Dược T.P Hồ CHí Minh 28,29.4.1995,56.
5. Nguyễn Thị Song Hà, Viêm gan B ở bà mẹ mang thai, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hướng về cộng đồng, Trung tâm Đào Tạo Cán Bộ Y tế, 1996,2.
6. Châu Hữu Hầu, Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm viêm gan trong cộng đồng dân cư tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, Luận án phó tiến sĩ, Học viện Quân Y, Hà Nội, 1995.
7. Bùi Đỗ Hiếu, Lây nhiễm HBV ở bào thai, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hướng về cộng đồng, Trung tâm Đào
Tạo Cán Bộ Y tế, 1996.
8. Bùi Hữu Hoàng, Đinh Dạ Lý Hương, Dịch tễ học VGSV B, VGSV B, 2002, 39-48.
9. Bùi Hữu Hoàng, Đinh Dạ Lý Hương, Chẩn đoán VGSV B, VGSV B, 2002, 53-70.
10. Bùi Hữu Hoàng, Đinh Dạ Lý Hương, VGSV B mạn tính, VGSV B, 2002, 79-85.
11. Võ Thị Dương Huy, Hepatitis B, Virút học, NXB Y học,1997, 101-109.
12. Trần Thị Lợi, Lây truyền virút viêm gan B từ mẹ sang con, Khả năng dự phòng, Luận án phó tiến sĩ, Đại học Y dược
TP HỒ CHÍ MINH, 1995..
13. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Một số thông báo về viêm gan siêu vi và thai nghén, Nội san Bệnh viện Từ Dũ, 1995, 90-
101.
14. Phạm Song, Viêm gan do virút (A,B, non A/non B), Bách khoa toàn thư, Trung tâm quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 327-348.
15. Phạm Song, Đào Đình Đức, Hoàng Thủy Nguyên và cộng sự, Viêm gan siêu vi cấp tại Việt Nam, Báo cáo tại Hội
Thảo Khoa Học nhân kỷ niệm 100 năm thành lập viện Pasteur T.P.Hồ CHí Minh 1999.
16. Báo cáo công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản 4 quý năm 2002 ở Bạc Liêu.
17. Báo cáo của trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bạc Liêu.
18. ykhoanet, TPHCM : hơn 9% mẫu máu hiến nhiễm virus viêm gan B,
htm
Tiếng Anh
19. Ana S.F.Lok, Chronic Hepatitis B, N Engl J Med, 2002, p346.
20. Beasley RP, Hwang LY, Lee GCY, Lan CC, Roan CH, Hung FY, Chen CL, Prevention of perinatally transmitted hepatitis B virus infections with hepatitis B immune globuline anh hepatitis vaccine, Lancet, 1983, 2, 1099-1102.
21. Beasley RP, Hwang LY, Lin CC, Stevens CE, Wang KY, Sun TS, Hsieh FJ, Szmuness W, Hepatitis B immune globulin (HBIG) efficacy in the interruption of perinatal transmission of hepatitis B virus carrier state. Initial report of a randomised double-blind placebo-controlled trial. Lancet 2: 1981,388–393.[Medline]
22. CDC, Hepatitis and you, MMWR, 2003.
23. CDC, Hepatitis and refugee: A clinical Perspective, MMWR, 2003.
24. Ching Lung Lai, Vlad Ratzui, Viral Hepatitis B. the Lancet 12/2003.
25. Cindy Weinbaum MD, Prevention and Control of Infection with Hepatitis Viruses in Correctional Settings , CDC,1/2003, 1-42.
26. G B Yao – Importance of Perinatal versus Horizontal Transmission of Hepatitis B Virus Infection in China – Gut 1996:
S39 – 42.
27. Gary L.Euler, MPH et al, Hepatitis B surface antigen prevalence among Pregnant Women in Urban Areas: Implications for Testing, Reporting, and Preventing Perinatal Tranmission, Pediatrics Vol.111 No.5 May 2003, p1192-1196.
28. Gust ID, Epidemiology of Hepatitis in Western Pacific and the South East Asia-Gut 1996, S18-23.
29. José Luis Vázquez-Martínez,MSc et al. Seroprevalence of hepatitis B in pregnant women in Mexico.p1-19.
30. Kholoud M.N Saad, PREVALENCE OF HEPATITES B SURFACE ANTIGEN AMONG PREGNANT WOMEN IN NORTH JORDAN 1995.
31. Ledy HS Oliveira et al, Hepatitis B infection among patients attending a sexually transmitted diseases clinic in Rio de
Janeiro, Brazil, July 2001, p1-6
32. Leovegildo, et al, Prevalence of Hepatitis B Infection in Pregnant Patient using Radioimmuoassay, Manila,Can Med
Assoe J 1990,143:1317-321.
33. Martin CISNEROS-CASTOLO, Prevalence of Hepatitis B Virus infection and related risk factors in rural community of Mexico, Am.J.Trop.Med.Hyg,2001, pp 259-763.
34. Maynard JE, Kane MA, Hadler SC, 1989, Global control of hepatitis B through vaccination: role of hepatitis B
vaccine in the Expanded Programme on Immunization, Rev Infect Dis 11 (Suppl 3): 574–578.
35. Mc Quillan G et al, Prevalence of Hepatitis B Virus Infection in the United States: The National Health anh Nutrition
Examination Surveys,1976 through 994, Am J Public Health 1999;89:14-18][Medline].
36. Mc Quillan GM et al, The seroepidemiology of hepatitis virus in the United Stales, 1976-1980, Am J Med. 1989;87:5S-
10S.
37. Miriam J.ALTER, Epidemiology of hepatitis B in europe and Worldwide, Division of Viral Hepatitis, Center for
Disease Control and Prevention, Atlanta, GA, Usa .
38. Mohammad Reza Zali, Kazem Mohammad et al, Epidemiology of hepatitis in the Islamic Republic of Iran, Volume 2, Issue 2,1996 p290-298.
39. N.Qirbi and A.J.Hall,E, Epidemiology of Hepatitis B virus infection in Middle East, Eastern Mediterranean Health
Journal, November 2001, 1034-1045.
40. Stephanos J.Hadzijannis, Adefovir Dipivoxil for Treatment of HBeAb(-) Chronic Hepatis B, N.ENG L JMED, Feb
27,2003.
41. Supriya Joshi MD et al, Preventing Vertical Transmission of Hepatitis B, P1-4 ,
’hep/ev/2004-6.asp.
42. Toukan, AU, Hepatitis B in the Middle East: aspects of epidemiology and liver disease after infection.
Gut,1996,38(suppl.2):S2-4.
43. W.Ray Kim 12, Joanne T.Benson et al, HBV epidemiology, Hepatology, Volume 39, Issue 3, March 2004.
44. Yao Guang Bi, Manegement of Hepatitis B in China, Zeffix-A major Therapeutic Advance in chronic Hepatitis B International Launch Symposium Hong Kong Convention Centre July 9th-10th/1999.
45. Yao JL, Perinatal transmission of hepatitis B virus infection and vaccination in China, Gut, 1996,38: 37–38.
46. Zhiyong Hong et al, Hepatitis B and its control in Southeast Asia and Chine, 9-2001, p1-5.
47. Website trade information of Bac Lieu province, Greographical location,
http:// asemconnectvietnam.gov.vn/baclieu/index AV.
Tiếng Pháp
48. BEAUDEVIN (1990), Icère et grossesses, Les hépatites virales, p12-16.
49. Benhamou J.P., L’histoire naturelle de l’hépatite B en France, Quot.du Med.1982, No 16, 8-11.
50. E.pilly, Maladies infectieuses, Montmorency,1997, p350.
51. J.M.Mansuy, L.Schlegel, L.Villeneuve et al, Séroprévalence de I’infection par les virus ses hépatites B et C dans une
échantillon de femmes enceintes en Martinique, Méd Mai Infect, 1998; 28:628-30.
52. Lacticiel M034, 293.
53. Raabe J.J., Choue Marchal L., Lemarie Ph., Infection précoce par le virus de l’hépatite B, Le concours médical 07-
03-1992, 658-659.
54. S.Sidibe (1), B.Youssoufi Sacko et al, Prévalence des marqueurs sérologiques du virus de I’hépatite B chez les
femmes enceintes dans le district à Bamako, Mali, Bull Soc Pathol Exot, 2001, 94, p339-341.
LỜI THỀ TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Sau sáu năm được đào tạo dưới mái trường Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế, các bệnh viện và cộng đồng phường xã tại thành phố Hồ Chí Minh.
Được các Thầy Cô hết lòng dạy dỗ, dìu dắt, được các bạn học giúp đỡ tận tình. Trong buổi lễ tốt nghiệp long trọng này,
Trước nghĩa vụ cao cả đối với Tổ Quốc Việt Nam thiêng liêng và nhân dân, trước nhà trường thân yêu, các Th ầy Cô kính mến, các bậc Cha Mẹ, các bạn đồng hành thân thiết của tôi,
TÔI XIN THỀ
1. Trung thành với Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa, phấn đấu làm hết sức mình để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc thâ n yêu.
2. Tôn trọng hiến pháp và pháp luật của nhà nước Việt Nam, thực hiện nghiêm chỉnh, và có trách nhiệm các quan điểm, các luật lệ và qui định của ngành Y tế Việt Nam, tôi không bao giờ chấp nhận các hành động không trung thực, thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mệnh của nhân dân, ảnh hưởng đến danh dự, truyền thống, uy tín nhà trường, trái với lương tâm nghề nghiệp của người Cán Bộ Y Tế nhân dân.
3. Luôn giữ bí mật nghề nghiệp, tôn trọng nhân phẩm và thương yêu người bệnh, đem tất cả khả năng và sự hiểu biết của tôi phục vụ cho sức khỏe của nhân dân theo lời dạy của Chủ Tịch HỒ Chí Minh vĩ đại: “LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU”.
4. Đoàn kết hợp tác với các bạn đồng nghiệp , tận tâm dìu dắt đàn em, tự hào với công việc hằng ngày của mình, tiếp tục tu dưỡng không mệt mỏi, nâng cao không ngừng trình độ chính trị, khoa học kỹ thuật để hoàn thiện nhiệm vụ đươ ïc giao phó ở bất cứ nơi nào cần đến tôi và góp phần xây dựng nền Y Tế Xã Hội Chủ Nghĩa.
Thực hiện đầy đủ lời thề này, tôi sẽ nhận được tín nhiệm và quí mến của nhân dân và các đồng ngbiệp.
Tôi sẽ không bao giờ làm sai lời thề để bị mang tiếng người phản bội với lương tâm, với danh dự của mình, với sự tín nhiệm của nhân dân và của các bạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 089LV17.doc
- 089LV17.pdf