Geophysical methods were applied for hydrogeological targets in many countries including Vietnam. This paper
presents results of using complex geophysical techniques as well as 2D electrical resistivity imaging (ERI), vertical
electrical sounding (VES), very low frequency (VLF) and seismic refraction for geological structure investigation to
aquifers locate and to assess of hydrogeological condition for groundwater potential in North Thanglong and Quangminh
industrial zones, Hanoi, Vietnam. The locations of two aquifers are determined by their depth and thickness on the basis
of resistivity and seismic velocity values which were proved by stratifications of three boreholes to 40-60m of depth on
study area. There are connecting from surface water to shallow aquifer by hydraulic windows from VLF data. The deeper
aquifer can be considered as potential groundwater for supplying in the area. Groundwater level, electrical conductivity
and water temperature were measured in six monitoring wells, complemented by anion, cation and stable isotope
analyses of ground and surface water. This study also reviews, compiles and comprehensively analyzes spatiotemporal
variations of hydrological and hydrogeological characteristics of shallow and deep groundwater aquifers in area and in
nearby Red River water. The results show that groundwater in both shallow and deep aquifers was fresh, but mainly
calcium-bicarbonate type. With the goal of devising sustainable water use regulations, more research must be directed
toward long-term monitoring of groundwater and surface water quality, as well as toward detailed investigation of the
hydraulic characteristics of local aquifers in the study area
12 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tầng chứa và quan trắc biến động môi trường nước dưới đất tại khu công nghiệp bắc Thăng Long - Quang Minh, Hà Nội bằng phương pháp địa vật lý thủy văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
221
36(3), 221-232 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2014
XÁC ĐỊNH TẦNG CHỨA VÀ QUAN TRẮC
BIẾN ĐỘNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC DƢỚI ĐẤT
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG -
QUANG MINH, HÀ NỘI BẰNG PHƢƠNG PHÁP
ĐỊA VẬT LÝ THỦY VĂN
NGUYỄN VĂN GIẢNG1, NGUYỄN BÁ DUẨN1, LÊ NGỌC THANH2, NOBORU HIDA3
Email: giangnv@igp-vast.vn
1Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Viện Địa lý Tài nguyên Tp. Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3Trường Đại học Akita - Nhật Bản
Ngày nhận bài: 5 - 5 - 2014
1. Mở đầu
Các nguồn nƣớc mặt ở ao hồ sông suối ngày
một cạn dần và chất lƣợng cũng bị suy giảm do ảnh
hƣởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
nhanh chóng ở các đô thị lớn và vùng lân cận ở
Việt Nam hiện nay. Vì vậy, nƣớc dƣới đất đƣợc
xác định là nguồn tài nguyên đóng vai trò vô cùng
quan trong để sử dụng trong dân sinh cũng nhƣ
phát triển kinh tế hiện nay, đặc biệt là tại các vùng
rộng lớn nhƣ đồng bằng Sông Hồng hay đồng bằng
sông Cửu Long. Ở đó cần thiết phải tiếp cận đến
các mô hình quản lý nguồn nƣớc hiệu quả theo
hƣớng phát triển bền vững đối với các tầng chứa
nƣớc theo không gian và thời gian. Các thành tựu
phát triển mạnh mẽ của ngành điện tử và tin học đã
thúc đẩy ngành sản xuất thiết bị địa vật lý phát
triển và hoàn thiện cả về phần cứng cũng nhƣ phần
mềm đáp ứng đƣợc đòi hỏi thực tế sử dụng ngày
nay cả trên phƣơng diện độ chính xác và giá thành
khảo sát,... Các công nghệ địa vật lý đo vẽ trên mặt
đất đã chứng tỏ hiệu quả và không thể thay thế đối
với những nhiệm vụ yêu cầu của công tác địa chất
thủy văn. Dựa vào các đặc trƣng vật lý khác nhau
của môi trƣờng địa chất gần mặt đất nhƣ đất, đá,
nƣớc mà ngƣời ta lựa chọn từng tổ hợp các công
nghệ địa vật lý thích hợp trong khảo sát cấu trúc
địa chất địa phƣơng [11, 14, 15, 20, 32].
Bảng 1 dƣới đây trình bày tính hiệu quả của một số
công nghệ địa vật lý áp dụng cho khảo sát xác định
tầng chứa nƣớc trong địa chất thủy văn.
Bảng 1. Tổng hợp một số phương pháp địa vật lý
ứng dụng để xác định tầng chứa nước [11]
Phương pháp
địa vật lý
Độ sâu
tới đá
gốc
Độ sâu
tới tầng
chứa
nước
Cấu trúc
cột địa
tầng
Giá thành khảo
sát tính theo hệ
số/km tuyến đo
Điện trở suất
dòng 1 chiều
x x x 1
Địa chấn khúc
xạ/phản xạ
x x x 5
Điện từ
cảm ứng
x x x 4
Trọng lực x x 6
Từ thăm dò x x 2
Georadar x x x 3
Dựa vào bảng tổng hợp này ngƣời ta sẽ lựa
chọn đƣợc một tổ hợp phƣơng pháp đo vẽ địa vật
lý tối ƣu cho từng đối tƣợng nghiên cứu điều kiện
địa chất thủy văn cụ thể [9, 11, 15] Nhƣ chúng ta
đều biết, dựa vào giá trị điện trở suất trong các
phép đo sâu điện đối xứng (VES) [12, 28, 32] để
theo dõi sự biến đổi trong từng lớp đất đá mà ở đó
có cấu trúc của tầng chứa nƣớc. Trên thực tế có
những lớp cấu trúc với bề dày rất nhỏ gần mặt đất
vẫn có thể tách đƣợc khi minh giải địa chất tài liệu
VES [3, 28]. Trong tổ hợp các phƣơng pháp điện
trở suất và các phƣơng pháp điện từ đã có thể đánh
giá đƣợc tổng độ khoáng hóa của nƣớc thông qua
222
giá trị điện trở suất và độ dẫn điện của chúng [22,
31]. Đặc biệt, có công nghệ đo sâu cộng hƣởng từ
(MRS) đƣợc sử dụng là phƣơng pháp trực tiếp xác
định nồng độ của nƣớc dƣới đất trong các lớp cấu
trúc [10, 16]. Tuy nhiên, công nghệ này lại thƣờng
gặp phải nhiễu rất lớn khi tiến hành đo vẽ tại các
vùng có nhiều mạng lƣới điện cao thế hiện nay [4].
Dựa vào các thông số vật lý đặc trƣng, ngƣời ta có
thể xác định đƣợc kích thƣớc của tầng chứa trong
cấu trúc trầm tích [20, 31]; các đới cấu trúc xung
yếu liên quan đến dập vỡ; các tham số về độ rỗng,
hàm lƣợng sét, độ thấm [33]; chất lƣợng của nƣớc
[3, 27]; quan sát đƣợc hƣớng vận chuyển của nƣớc
[26]; đánh giá đƣợc tiềm năng khai thác của tầng
chứa nƣớc cho tƣơng lai.
Đối với những đô thị lớn nhƣ Hà Nội, nơi đang
khai thác một lƣợng lớn nƣớc dƣới đất cho nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất thì rất cần một chiến lƣợc bảo
vệ nguồn nƣớc để hạn chế rủi ro đến mức thấp
nhất. Thực hiện điều này phải dựa trên cơ sở khoa
học chắc chắn về nguồn nƣớc ngầm, điều kiện địa
chất thủy văn, môi trƣờng sinh thái và hiện trạng
đang khai thác [5, 10, 17]. Bằng các phƣơng pháp
khảo sát thích hợp ta có thể đánh giá đƣợc các
thông số của nguồn nƣớc nhƣ độ pH, độ dẫn điện
(EC), tổng độ khoáng hóa (TDS), hàm lƣợng các
cation và anion nhƣ Ca2+, Mg2+, K+, Na+, Cl-,
HCO3
-
, No3
-
và SO4
2- có đối sánh với các giá trị
chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới quy định [34].
Khu vực nghiên cứu đƣợc lựa chọn có diện tích
50 km
2
ở phía bắc Hà Nội (hình 1) đƣợc giới hạn
bởi sông Hồng ở phía nam và sông Cà Lồ ở phía
bắc, bao gồm diện tích khu công nghiệp Bắc Thăng
Long và Quang Minh. Nguồn nƣớc dƣới đất đang
khai thác hàng ngày phục vụ hoạt động công
nghiệp do nhà máy nƣớc khai thác ở độ sâu 50-
70m, còn nguồn nƣớc dƣới đất khai thác phục vụ
cho 12.000 hộ (65.000 nhân khẩu) ở độ sâu 8-25m.
Điều cần làm rõ ở đây là hiện trạng phân bố của
các tầng chứa nƣớc, chất lƣợng của nƣớc, có sự
liên kết giữa nƣớc của các tầng chứa với nƣớc của
các sông hay không, và mức độ thay đổi cả về chất
và lƣợng của nƣớc dƣới đất trong quá trình khai thác
theo thời gian. Để giải quyết các nhiệm vụ này đã
lựa chọn và sử dụng công cụ địa vật lý thủy văn, bao
gồm phƣơng pháp đo sâu đối xứng (VES), đo ảnh
điện 2D (ERI), đo địa chấn khúc xạ, đo điện từ tần
số rất thấp (VLF) cùng với các phƣơng pháp quan
trắc và phân tích thủy văn cho khu vực nghiên cứu.
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm lấy mẫu nước H1, H2, H3, H4, H5, OW1-D, OW2-D và OW3-D
223
2. Khái quát về điều kiện tự nhiên và cấu tạo địa
chất khu vực nghiên cứu.
Khu vực nghiên cứu khá bằng phẳng, có độ cao
mặt đất 6-10m so với mặt nƣớc biển. Quá trình tiến
hóa của các trầm tích gần trên mặt diễn ra từ
Pleistocen đến Đệ tứ [2, 8]. Trong suốt thời kỳ Đệ
tứ khu vực này đã trải qua 5 chu kỳ biển tiến và
biển thoái. Chu kỳ thứ nhất xảy ra vào thời kỳ đầu
của Pleistocen với các vật liệu trầm tích nhƣ cuội
sỏi và cát hạt thô. Chu kỳ thứ hai và thứ ba ứng với
Pleistocen giữa-muộn (Q1
2-3hn) và muộn (Q1
3
vp).
Chu kỳ thứ tƣ là thời kỳ chuyển giao giữa cuối
Pleistocen và đầu Holocen. Chu kỳ thứ năm là thời
kỳ Holocen muộn với các vật liệu liên quan đến cát
nguồn gốc biển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan
điểm khác nhau về hệ tầng phụ của Holocen trong
tiến hóa của vùng châu thổ Sông Hồng [18, 24].
Thời gian hình thành các trầm tích này khoảng
3000 năm trƣớc công nguyên (BC) theo các nghiên
cứu về cổ địa lý gần đây [13]. Các hoạt động Tân
kiến tạo ở đây đã tạo ra các dải cấu trúc có dạng
bậc thang mà hệ tầng Vĩnh Phúc đƣợc coi nhƣ ranh
giới của Pleistocen/Holocen trong châu thổ sông
Hồng [18, 29]. Nhƣ vậy, khu vực nghiên cứu bao
gồm các trầm tích đã trải qua năm chu kỳ tiến hóa
mà trên cột địa tầng sẽ có năm ranh giới từ
Pleistocen muộn đến Đệ tứ. Đây là đặc điểm địa
chất quan trọng trong công tác minh giải tài liệu
địa vật lý.
3. Đo vẽ và minh giải địa vật lý
3.1. Các phương pháp điện trở suất DC
Phƣơng pháp VES và mặt cắt ảnh điện 2D
(ERI) đƣợc sử dụng để xác định phân bố giá trị
điện trở suất của đất đá trong khu vực nghiên cứu
bằng các phép đo dùng dòng điện một chiều. Cơ sở
lý thuyết của phƣơng pháp này đƣợc mô tả chi tiết
trong [14, 22, 32]. Độ sâu nghiên cứu hiệu dụng
bằng 10-20% của khoảng cách cực đại giữa hai cực
phát dòng (AB) tùy thuộc vào cấu trúc của điện trở
suất đất trong môi trƣờng nghiên cứu [28]. Giá trị
điện trở suất của môi trƣờng bất đồng nhất của nửa
không gian phía dƣới đƣợc xác định bằng việc
phân chia ra các lớp đất đá theo phân lớp ngang
[31] đƣợc biểu thị bằng các mặt cắt địa điện.
Trong trƣờng hợp mặt cắt địa điện 2D đƣợc thành
lập dựa trên cơ sở một tập hợp các mặt cắt 1D
[23, 33].
3.1.1. Đo sâu đối xứng
Đo sâu điện đối xứng (VES) là phƣơng pháp
truyền thống đƣợc sử dụng hiệu quả trong việc tìm
kiếm nƣớc dƣới đất nhờ sự phân tách giá trị điện
trở suất của các cấu trúc địa chất gần mặt đất có sự
khác biệt rất lớn từ một vài Ωm cho đến hàng ngàn
Ωm và độ sâu khảo sát thông thƣờng đạt đƣợc
khoảng 100-150m. Do phƣơng pháp này đáp ứng
đƣợc yêu cầu nghiên cứu trong khu vực nên đã
đƣợc lựa chọn để đo 28 điểm VES theo mạng lƣới
phủ kín khu vực khảo sát với kích thƣớc thiết bị
cho hai cực phát dòng AB=1000m và cho hai cực
thu thế MN=100m bằng hệ thiết bị SUPERSTING
R1/IP + 4 cực do AGI Geometrics [1] chế tạo.
Trong minh giải số liệu đo VES đã sử dụng mô
hình tiệm cận giao diện trực tiếp ngƣời và máy để
có thể tiếp cận đến mô hình cấu trúc gần đúng nhất
với thực tế thông qua việc lựa chọn các giá trị điện
trở suất và bề dày tƣơng ứng của từng lớp trong dải
rất rộng từ 0,1 đến hàng ngàn Ωm [28] nhằm khắc
phục nguyên lý tƣơng đƣơng trong bài toán địa
điện. Đồng thời cũng tham khảo số liệu của các cột
địa tầng lỗ khoan quan trắc gần đó một cách có
chọn lọc để nâng cao độ chính xác trong phép phân
tích tài liệu địa điện [10-12, 15]. Cơ sở không thể
thiếu trong việc lựa chọn mô hình phân tích số liệu
VES là bảng giá trị điện trở suất đƣợc xác định đặc
trƣng cho từng điểm đo theo mẫu chuẩn (bảng 2).
Bảng 2. Giá trị điện trở suất của các mẫu chuẩn trong khu vực nghiên cứu (Các mẫu vật liệu này được
đo ngoài thực địa bằng các thiết bị test nhanh của nhóm GS. N. Hida và mẫu được đo trong
phòng thí nghiệm về thổ nhưỡng ở ĐH. Akita, Nhật Bản)
Tên mẫu Thời gian thu thập xác định Loại vật liệu Điện trở suất (m)
Đại Mạch (OW1) 26/5/2008 Cát khô 1000-1200
Đại Mạch (OW1) 26/5/2008 Cát ẩm 200-300
Đại Mạch (OW1) 26/5/2008 Cát bão hòa nước 50-80
Chi Đông (OW2) 11/6/2008 Đất khô 120-140
Chi Đông (OW2) 11/6/2008 Đất ẩm 20-30
Thượng Lệ (OW3) 18/7/2008 Sét ẩm 20-40
Thượng Lệ (OW3) 18/7/2008 Sét bão hòa nước 10-20
Thượng Lệ (OW3) 18/7/2008 Bùn ướt 12-15
224
Nhƣ chúng ta đã biết, các thành tạo trầm tích có
độ rỗng lớn thì thƣờng chứa nƣớc và có điện trở
suất thấp. Đối với các trầm tích bở rời gần mặt đất
thì giá trị điện trở suất của nƣớc dƣới đất dao động
trong khoảng từ 10 đến 100 m và phụ thuộc vào
tổng độ khoáng hóa có trong nƣớc ngầm. Nhƣng
đối với một số loại đá khác nhƣ đá granit hay
bazalt có thể nằm trong dải hàng ngàn m khi
chúng ở trạng thái khô.
Kết quả minh giải số liệu VES ở đây cho phép
xác định đƣợc 2 tầng chứa nƣớc; tầng chứa nƣớc
thứ nhất nằm ở độ sâu từ -10 đến -24m và đƣợc
xếp vào tầng chứa nƣớc Holocen với điện trở suất
là 15-50 m (hình 2a). Tầng chứa nƣớc thứ hai, ở
độ sâu từ -30 đến -60m, đƣợc xếp vào tầng chứa
nƣớc Pleistocen và có giá trị điện trở suất trong dải
30-60 m (hình 2b). Nƣớc dƣới đất ở cả hai tầng
chứa này đều thuộc nƣớc nhạt vì giá trị của điện trở
suất của chúng đề trong dải 15-60 .m. Hình thái
của từng tầng chứa nƣớc này đƣợc xây dựng thông
qua phân bố theo không gian của chúng bằng các
giá trị độ sâu đến đỉnh và độ sâu đến đáy của từng
tầng chứa và đƣợc trình bày trong các hình 2a, b.
Hình 2. Sơ đồ phân bố độ sâu tới đỉnh và đáy: a- tầng chứa nước Holocen (Qh) và
b- tầng chứa nước Pleistocen (Qp) theo tài liệu VES
3.1.2. Kết quả đo ảnh điện 2D
Đo ảnh điện 2D (ERI) dựa trên cơ sở đo sâu
điện đa cực mà áp dụng trong khu vực nghiên cứu
ở đây đã sử dụng kiểu thiết bị Wenner của 56 điện
cực với khoảng cách các cực là 10m và cũng bằng
hệ thiết bị SUPERSTING R1/IP. Các hình vẽ giả
mặt cắt (pseudo-section) đƣợc xây dựng cho tuyến
đo cạnh lỗ khoan quan trắc OW1, OW2 và OW3.
Ở đây xin trích giới thiệu giả mặt cắt DM0412 cho
tuyến OW1 đƣợc trình bày trong hình 3.
Trong minh giải số liệu ERI theo các mô hình
cấu trúc đã chấp nhận sai số tính toán của mô hình
là <10%, nhƣ vậy có thể đánh giá chất lƣợng của
tài liệu đo theo ERI là tốt. Từ các giả mặt cắt địa
điện ta có thể minh giải các lớp cấu trúc gần mặt
đất mà ở đây xin trích giới thiệu cho tuyến
DM0412 (OW1) bằng 4 lớp cấu tạo trình bày trong
bảng 3.
Kết quả khảo sát bằng đo sâu điện đối xứng
(VES) tại điểm số 24 nằm cạnh tuyến đo bằng
phƣơng pháp điện đa cực (MRI) có tọa độ
λ = 105,7833E và φ=21,15000N nhƣ sau: đƣờng
cong đo sâu VES đƣợc phân chia thành 5 lớp cấu
trúc (và một lớp đất trồng phủ trên mặt) với bề dày
và giá trị điện trở suất từng lớp theo thứ tự từ trên
xuống dƣới nhƣ sau: 1,2m và 156,8 Ωm; 11,5m và
126,8 Ωm 14,6m và 34,5 Ωm; 8,9m và 51,2 Ωm;
33,5m và 59,6 Ωm; và 135 Ωm. Bằng cấu trúc các
lớp của đƣờng cong VES này, chúng ta cũng có thể
giải đoán ra 2 lớp đặc trƣng cho 2 tầng chứa nƣớc.
(b)
(a)
225
Hình 3. Giả mặt cắt DM0412 (OW1) theo tài liệu MRI (Hình trên là giả mặt cắt theo giá trị điện trở suất biểu kiến
đo được; Hình giữa là giả mặt cắt điện trở suất biểu kiến tính theo mô hình; Hình dưới là mặt cắt điện trở suất biểu kiến
theo nghịch đảo)
Bảng 3. Tổng hợp bề dày và điện trở suất của các
lớp theo tài liệu MRI của tuyến DM0412 gần lỗ khoan
quan trắc OW1
Lớp
Bề dày
(m)
Điện trở suất
(Ωm)
Cấu tạo địa tầng
1 0-13 20-30 Đất mặt
2 13-25 30-50 Tầng chứa nước (Qh)
3 25-33 50-60 Tầng chắn nước
4 33-60 60-85 Tầng chứa nước (Qp)
3.2.Phương pháp địa chấn khúc xạ
Địa chấn khúc xạ đƣợc lựa chọn để sử dụng
cho khu vực nhiên cứu này nhằm tạo thành tổ hợp
các phƣơng pháp địa vật lý trong việc xác định mặt
móng đá gốc, các đới cấu trúc nứt nẻ, các ranh giới
thành tạo địa chất liên quan đến tầng chứa nƣớc,
lớp cách nƣớc trong mô hình cấu trúc địa chất thủy
văn. Cơ sở lý thuyết của phƣơng pháp địa chấn
khúc xạ đã đƣợc mô tả khá chi tiết trong [7, 9, 14,
30]. Điều cần quan tâm ở đây là việc lựa chọn thiết
bị và kích thƣớc thiết bị để sử dụng phù hợp với
mục đích nghiên cứu. Thiết bị Terraloc MK6, 24
kênh do ABEM chế tạo đã đƣợc sử dụng với
khoảng cách giữa các geophone là 5 m và các
tuyến đo đề đƣợc thực hiện trùng khớp với các
tuyến đo ERI miêu tả ở phần trên. Trong khuôn
khổ của bài báo, xin trích giới thiệu một tuyến đo
địa chấn khúc xạ cạnh lỗ khoan quan trắc OW1 có
chiều dài 560m và theo hƣớng nam-bắc.
Kết quả minh giải tài liệu địa chấn khúc xạ theo
các tuyến đo OW1 và OW2 nhận đƣợc mô hình
cấu trúc địa chất gồm 4 lớp với các giá trị vận tốc
truyền sóng địa chấn từ lớp sát mặt đất đến lớp đá
gốc nằm trong dải từ 500 đến 2500 m/sec (hình 4
cho tuyến OW1). Cụ thể nhƣ sau:
- Lớp thứ nhất có vận tốc truyền sóng địa chấn
từ 500 đến 1000m/sec, nằm ở độ sâu từ mặt đặt
máy đến -12m cho tuyến OW1 và đến -8m cho
tuyến OW2.
- Lớp thứ hai có vận tốc truyền sóng địa chấn
từ 1000 đến 1500 m/sec và ở độ sâu từ -12 đến
-25m cho tuyến OW1 và từ -8 đến -20m cho tuyến
OW2. Lớp này tƣơng ứng với tầng chứa nƣớc
Holocen theo tài liệu địa điện.
- Lớp thứ ba có vận tốc truyền sóng địa chấn từ
1500 đến 2000m/sec và ở độ sâu từ -25 đến -37m
cho tuyến OW1 và từ -20 đến -32m cho tuyến
OW2.
- Lớp thứ tƣ có vận tốc truyền sóng địa chấn từ
2000 đến 2500m/sec và ở độ sâu từ -37 đến -57m
cho tuyến OW1 và từ -32 đến -46m cho tuyến
OW2. Đây là lớp tƣơng ứng với tầng chứa nƣớc
Pleistocen.
226
Hình 4. Mặt cắt địa chấn theo tuyến OW1 (Lớp 1: Đất phủ; Lớp 2: Cát, sét =Qh; Lớp 3: Bùn, sét;
Lớp 4: Cát, sạn sỏi = Qp; Lớp 5: Đá móng)
Nhƣ vậy, độ sâu lớp đá gốc đƣợc xác định bằng
tài liệu địa chấn khúc xạ là -57m cho tuyến OW1
và - 46m cho tuyến OW2 với vận tốc truyền sóng
địa chấn >2500m/sec. Đây là kết quả khá phù hợp
với mô hình cấu trúc địa chất của khu vực nghiên
cứu và cũng khá tƣơng đồng với tài liệu địa điện.
3.3. Phương pháp điện từ tần số rất thấp (VLF)
VLF là một công nghệ khá hiệu quả sử dụng
trong khảo sát cấu trúc địa chất tầng để góp phần
đánh giá điều kiện địa chất thủy văn cho khu vực
nghiên cứu. Mục đích khảo sát VLF ở đây nhằm
khoanh vùng những đới cấu trúc có độ dẫn cao liên
quan đến dập vỡ, bở rời chứa nƣớc hoặc là các
đƣờng truyền dẫn của nƣớc. Bởi vì kỹ thuật VLF là
đo ghi cƣờng độ của trƣờng thứ cấp và cũng chính
là trƣờng cảm ứng tạo bởi một nguồn dƣới mặt đất
khi đƣợc một đài phát sóng VLF ở xa có tần số từ
15 đến 30 kHz tác động vào. Thiết bị đƣợc sử dụng
để khảo sát ở đây là VLFWadi do ABEM chế tạo.
Các tuyến đo VLF cũng đƣợc thiết lập trùng với
các tuyến đo ERI với bƣớc đo là 5m. Bằng cách đo
các điểm trên từng tuyến, chúng ta thu đƣợc giá trị
về độ lớn của trƣờng và sự lệch pha của nó gây ra
bởi một thành tạo địa chất bị nứt nẻ, dập vỡ có
chứa nƣớc ngầm [25]. Chuỗi số liệu đo đƣợc xử lý
loại bỏ nhiễu trên bề mặt bằng phép lọc Fraser và
Karous-Hjelt, sau đó đƣợc minh giải để tiếp cận
đến nguồn gây ra dị thƣờng VLF bằng các mặt cắt
mật độ của dòng [21, 32]. Hình 5c dƣới đây trình
bày mặt cắt mật độ dòng của tuyến VLF đo tại
OW1 với bƣớc đo 5m. Nhìn vào mặt cắt mật độ
dòng ta thấy sự xuất hiện của các dị thƣờng VLF
nhƣ ở đoạn tuyến từ mét thứ 20 đến mét thứ 55 có
biên độ dị thƣờng lớn nhất (-60 đến +60) hay ở
đoạn tuyến từ mét thứ 330 đến mét thứ 370 hoặc từ
410 đến 435 có biên độ dị thƣờng VLF trong
khoảng -20 đến +20. Với dạng dị thƣờng đơn lẻ có
phƣơng gần nhƣ thẳng đứng thƣờng liên quan đến
nguồn là các đới chứa nƣớc và trong cấu trúc địa
chất thủy văn đƣợc giải đoán là các cửa sổ địa chất
thủy văn.
Tổng hợp các kết quả khảo sát bằng địa vật lý
cho một tuyến cạnh lỗ khoan OW1 cho thấy mặt
cắt cấu trúc địa chất tầng nông đƣợc xác định bằng
tài liệu MRI 2D và địa chấn khúc xạ khá tƣơng
đồng trình bày trong hình 5a, b với 5 lớp cấu trúc
bao gồm 2 tầng chứa nƣớc. Trong đó lớp chứa
nƣớc liên quan đến tầng Qh đƣợc xếp vào tầng
chứa nƣớc không áp và tầng Qp là tầng chứa nƣớc
có áp và có tiềm năng trong khu vực nghiên cứu.
Dựa vào kết quả khảo sát của VLF trên cùng tuyến
này, cho thấy mặt cắt mật độ của VLF có xuất hiện
nhiều dị thƣờng liên quan đến các đới chứa nƣớc
và dẫn nƣớc đƣợc coi là các cửa sổ thủy văn trong
khu vực này. Từ kết quả này, nếu liên kết để lý giải
sự thay đổi gần nhƣ tuyến tính giữa mực nƣớc
ngầm hạ thấp dần (hình 6) đang khai thác trong
tầng chứa Pleistocen ở lỗ khoan OW1 với độ dẫn
điện tăng dần quan trắc đƣợc cũng tại lỗ khoan này
(hình 7) thì thấy đang có sự thay đổi về chất và về
lƣợng của nƣớc ngầm tại đây.
227
Hình 5. Tổng hợp các mặt cắt cấu trúc của tuyến OW1 theo tài liệu (a)-2D MRI;
(b)- địa chấn khúc xạ và (c)-mật độ dòng của VLF
Hình 6. Sơ đồ cột địa tầng
3 lỗ khoan sâu quan trắc OW1, OW2 và
OW3 (Qh = tầng chứa nước Holocen;
Qp = tầng chứa nước Pleistocen)
Hình 7. Đường cong phân bố mực nước quan sát được tại các lỗ khoan OW1-D,
OW2-D và OW3-D trong khoảng thời gian từ 8/2008 đến 12/2012
228
4. Đặc điểm địa chất thủy văn
Dựa vào các kết quả khảo sát bằng tổ hợp địa vật lý trên khu vực
nghiên cứu và kết hợp với các lỗ khoan quan trắc mực nƣớc, độ dẫn và
nhiệt độ liên tục từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 12 năm 2012, kết hợp với
kết quả lấy mẫu và phân tích các mẫu nƣớc thu thập trong khu vực
nghiên cứu và lân cận đã cho phép rút ra những đặc điểm về địa chất
thủy văn đặc trƣng cho khu bắc Thăng Long và Quang Minh, Hà Nội.
Trong khoảng thời gian 2007-2012, 16 mẫu nƣớc đã đƣợc thu thập ở
các vị trí khác nhau và trình bày trong bảng 4. Vị trí của các mẫu H1, H2
lấy tại hai bờ sông Hồng ở Hà Nội, H3, H4 lấy tại hai bờ sông Cà Lồ tại
Mê Linh - Đông Anh, H5 lấy tại hồ Đại Lải, OW1-D, OW2-D và OW3-D
là các mẫu lấy tại 3 lỗ khoan quan trắc (hình 6).
Bảng 4. Phân bố các điểm lấy mẫu nước và một số thông số đo được của mẫu trong thời gian 2007-2012
Ký hiệu
mẫu
Vị trí
Tọa độ Mùa mưa Mùa khô
λ φ
h (m)
a.s.l
Ngày giờ
(LT=UT-7)
Nhiệt độ
(C)
pH
Độ dẫn
(mS/m)
TDS
(mg/l)
Ngày giờ
(LT=UT-7)
Nhiệt độ
(C)
pH
Độ dẫn
(mS/m)
TDS
(mg/l)
H1 Bờ phải sông
Hồng - tây
10548.444’E 2105.396’N 8,0 11:00 27/06/2007 26,7 7,0 15,8 259
H2 Bờ phải sông
Hồng - đông
10548.716’E 2105.445’N 8,0 08:30 23/07/2010 27,1 7,1 16,3 265 13:00 31/01/2008 23,2 7,0 17,7 329
H3 Bờ trái Cà Lồ -
tây
10544.223’E 21
0
14.314’N 9,0 11:45 23/07/2010 30,9 7,8 18,1 402 12:00 31/01/2008 22,4 7,6 28, 456
H4 Bờ trái Cà Lồ -
đông
10544.221’E 2114.314’N 9,0 14:30 21/03/2008 23,8 7,7 29,0 443
H5 Hồ Đại Lải 10542.239’E 2119.552’N 15,0 10:20 20/03/2008 28,4 7,4 5,8 285
OW1-D Quan trắc
OW1-D
10545.346’E 2106.951’N
2106.951’N
10,0 12:00 10/07/2008 25,2 7,0 23,5 223 08:00 4/12/2012 24,6 7,8 25,2 261
OW2-D Quan trắc
OW2-D
10545.008’E 2112.430’N 10,0 15:30 10/07/2008 25,0 6,4 11,4 203 12:00 4/12/2012 24,7 7,1 17,4 248
OW3-D Quan trắc
OW3-D
10544.091’E 2110.405’N 8,0 14:00 10/07/2008 25,2 6,3 49,6 347 10:25 4/12/2012 24,5 6,9 38,7 403
5. Kết quả và thảo luận
Kết quả phân tích các mẫu nƣớc cho ta biết đƣợc chất lƣợng của nƣớc,
đặc biệt đối với một số điểm đƣợc lấy và phân tích nƣớc theo mùa khô và
mùa mƣa trong năm. Các kết quả phân tích chỉ số cation và anion của
nƣớc mẫu đƣợc trình bày trong bảng 5 cho các mẫu thu thập vào mùa mƣa
và bảng 6 cho các mẫu thu thập vào mùa khô.
229
Bảng 5. Kết quả phân tích các mẫu lấy vào mùa mưa (N. Hida và cộng sự thực hiện 2007-2012)
Tên mẫu
Cl
-
(mg/l)
NO3
-
(mg/l)
SO4
2-
(mg/l)
HCO3
-
(mg/l)
Na
+
(mg/l)
K
+
(mg/l)
Mg
2+
(mg/l)
Ca
2+
(mg/l)
18
O
(‰)
D
(‰)
H1 1,865 3,072 9,038 96,894 3,057 1,606 4,841 29,376 -8,1 -54,6
H2(23-07-2010) 1,560 4,237 20,185 166,133 5,426 2,132 5,184 28,537 -10,2 -84,1
H3(23-07-2010) 8,344 7,356 41,215 152,276 12,934 8,904 4,968 27,465 -7,7 -41,3
OW1-D(10-07-2008) 1,510 2,650 0,252 112,838 8,206 3,970 4,346 21,654 -7,2 -49,5
OW2-D(10-07-2008) 1,835 0,151 1,882 63,778 6,917 2,640 2,807 10,640 -6,5 -47,6
OW3-D(10-07-2008) - - 4,720 - - 8,095 - - -5,8 -42,0
Bảng 6. Kết quả phân tích các mẫu lấy vào mùa khô (N. Hida và cộng sự thực hiện 2007-2012)
Ký hiệu mẫu
Cl
-
(mg/l)
NO3
-
(mg/l)
SO4
2-
(mg/l)
HCO3
-
(mg/l)
Na
+
(mg/l)
K
+
(mg/l)
Mg
2+
(mg/l)
Ca
2+
(mg/l)
18
O
(‰)
D
(‰)
H2(31-01-2008) 2,761 2,933 11,939 118,971 4,526 1,686 6,068 32,629 -8,8 -61,7
H3(31-01-2008) 12,496 5,417 23,537 110,385 8,897 7,000 6,318 34,710 -6,5 -32,1
H4 10,795 10,118 23,277 121,424 7,152 6,905 6,698 39,775 -5,1 -35,7
H5 3,257 1,311 6,258 15,945 2,363 0,920 1,448 4,713 -2,4 -28,3
OW1-D(4-12-2012) 1,018 1,034 0,176 83,374 5,164 2,135 5,445 25,449 -5,8 -42,6
OW2-D(4-12-2012) 1,367 0,114 1,087 37,662 4,769 1,363 4,027 15,228 -6,0 -40,9
OW3-D(4-12-2012) 1,764 0,212 2,973 44,897 5,133 6,112 6,728 16,552 -3,9 -34,2
Theo kết quả phân tích trong bảng 6 cho thấy
thứ tự của lƣợng cation và anion cho các mẫu nƣớc
lấy vào mùa mƣa nhƣ sau: Ca2+ > Na+ > Mg2+ > K+
và HCO3
-
> SO4
2-
> Cl
-
> NO3
-, còn đối với mẫu
nƣớc ngầm lấy từ lỗ khoan quan trắc OW1-D vào
mùa khô: Ca
2+
> Mg
2+
> Na
+
> K
+
và HCO3
-
> Cl
-
> NO3
-
> SO4
2-. Đối với mẫu nƣớc ngầm của OW1-
D lấy vào mùa mƣa có thứ tự hơi khác nhƣ sau:
Ca
2+
> Na
+
> Mg
2+
> K
+
và HCO3
-
> NO3
-
> Cl
-
>
SO4
2-. Thứ tự ion của các mẫu nƣớc ngầm lấy từ lỗ
khoan quan trắc OW2-D và OW3-D cũng tƣơng tự
nhƣ OW1-D vào mùa mƣa. Giá trị độ pH đƣợc xác
định cho các mẫu nƣớc mặt Sông Hồng, Sông Cà
Lồ và hồ Đại Lải đều từ 7 đến 7,5; còn đối với
nƣớc dƣới đất OW1-D từ 7,0 đến 7,8; OW2-D từ
6,4 đến 7,1; OW3-D từ 6,3 đến 6,9. Từ các kết quả
phân tích mẫu nƣớc nhƣ trên, ta có thể phần nào lý
giải có sự tác động qua lại giữa nƣớc Sông Hồng
với nƣớc ngầm tại OW1-D. Còn đối với kết quả
phân tích đồng vị của các mẫu nƣớc cũng cho thấy
cả hai giá trị 18O và D đều cao hơn một chút vào
mùa mƣa so với mùa khô.
Khi xem xét biến thiên của mực nƣớc ngầm, độ
dẫn điện và nhiệt độ của nƣớc trong các giếng quan
trắc OW1-D, OW2-D, OW3-D và các giếng khai
thác nƣớc cho sinh hoạt hàng ngày của chủ nhà
nằm cách 5m OW1-S, OW2-S, OW3-S đƣợc đo
đều đặn 5 ngày một lần đã chỉ ra rằng độ sâu của
mực nƣớc ngầm đã hạ xuống từ -8m đến -16m cho
khoảng thời gian quan trắc từ 2008 đến 2012 đối
với OW1-D (hình 7). Vị trí của lỗ khoan quan trắc
OW1-D nằm trong tuyến các lỗ khoan đang khai
thác hàng ngày 20.000 m
3/ngày của Nhà máy nƣớc
Bắc Thăng Long và cũng chỉ cách nƣớc Sông
Hồng 450m về phía bắc. Mực nƣớc của OW2-D và
OW3-D cũng đƣợc quan trắc đều nhƣ OW1-D
nhƣng mức độ hạ thấp không đáng kể, do vị trí của
chúng nằm xa khu vực đang khai thác phục vụ cấp
nƣớc cho sản xuất công nghiệp.
Đối với độ dẫn điện đƣợc quan trắc thƣờng kỳ
trong cả 3 lỗ khoan sâu OW1-D; OW2-D và OW3-
D cho thấy sự biến đổi rất ít trong chuỗi thời gian
dài, ngƣợc lại đối với 3 lỗ khoan đang khai thác
hàng ngày ở tầng nông hơn phục vụ nƣớc sinh hoạt
thì đều có xu thế tăng dần từ năm 2008 đến 2012
(hình 8).
Hình 8. Đường cong phân bố giá trị độ dẫn điện
đo được tại các lỗ khoan OW1-S, OW2-S và OW3-S
trong khoảng thời gian từ 8/2008 đến 12/2012
Trên hình 8 cho thấy giá trị độ dẫn điện của 3
lỗ khoan đang khai thác nƣớc ở tầng Holocen trong
độ sâu 20-25m có biến thiên từ 20 đến 55 mS/m
đối với OW1-S, từ 10 đến 40 mS/m đối với OW2-
230
S và từ 40 đến 70 mS/m đối với OW3-S. Cả 3 lỗ
khoan này đều đang khai thác hàng ngày từ 15 đến
20 m
3
phục vụ nƣớc sinh hoạt và theo kết quả khảo
sát bằng VLF ở trên thì tại các điểm này đều có tồn
tại các đới dẫn nƣớc từ trên mặt xuống đƣợc gọi là
cửa sổ thủy văn. Đây cũng chính là điều kiện làm
gia tăng ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm Holocen từ
nƣớc mặt trong khu vực nghiên cứu [6, 10, 12].
Nếu xây dựng mô hình tính toán cho nƣớc dƣới
đất (GMS) áp dụng cho khu vực nghiên cứu có
diện tích 50 km2, chọn hệ số thấm ngang K cho
tầng chứa thứ nhất (Qh) là 9,66 m/ngày, hệ số rỗng
n là 0,26; còn cho tầng chứa nƣớc thứ hai (Qp) có
K=32,12 m/ngày và n=0,29; hệ số nhả nƣớc trọng
lực, Sy = 0,18 thì nhận đƣợc trữ lƣợng khai thác
tiềm năng nƣớc ngầm ở đây là 17.800 + 38.700 =
56.500 m
3/ngày và nhƣ vậy có thể khai thác an
toàn ở mức 32.000 m3/ngày. Trong đó có thể phân
ra cho nhà máy nƣớc khai thác ở tầng Qp là 20.000
m
3/ngày và các giếng khai thác nƣớc sinh hoạt ở
tầng Qh là 6.000 m3/ngày. Với mức độ khai thác
hiện tại thì các nhà máy sản xuất trong khu công
nghiệp cũng đảm bảo đủ nƣớc và nƣớc sinh hoạt
cũng đảm bảo khai thác bền vững. Nếu nƣớc ở tầng
Qp khai thác nhiều lên thì khả năng ngấm xuống từ
tầng Qh là hiện hữu thông qua các cửa sổ thủy văn,
nhƣ vậy chất lƣợng nƣớc của tầng Qp cũng sẽ biến
động theo chiều hƣớng tiêu cực trong khu vực này.
5. Kết luận
Các phƣơng pháp địa vật lý nhƣ đo sâu điện trở
suất, đo ảnh điện 2D, đo địa chấn khúc xạ và đo
điện từ tần số rất thấp đã tạo thành một tổ hợp
phƣơng pháp áp dụng có hiệu quả trong việc xác
định tầng chứa nƣớc, khoanh định các đới cấu trúc
dẫn nƣớc cho khu vực nghiên cứu.Trong đó, đo sâu
VES và đo sâu mặt cắt ảnh điện 2D giúp ta không
những phân chia đƣợc các ranh giới địa tầng mà
còn có cơ sở để đánh giá chất lƣợng của nƣớc
ngầm thông qua giá trị độ dẫn điện của từng lớp.
Với hai tầng chứa nƣớc đƣợc xác định thì tầng
chứa nƣớc Pleistocen đƣợc đánh giá là có tiềm
năng khai thác, còn tầng chứa nƣớc Holocen đƣợc
đánh giá là rất dễ bị ô nhiễm bởi các hoạt động của
nƣớc mặt thông qua các cửa sổ thủy văn.
Nƣớc dƣới đất của cả hai tầng đang khai thác
có chất lƣợng đạt yêu cầu cho nƣớc sinh hoạt và
đạt trữ lƣợng cho nƣớc sản xuất công nghiệp trong
khu vực, song xu hƣớng hạ thấp mực nƣớc ngầm là
hiện hữu và để khai thác sử dụng theo hƣớng bền
vững thì cần chú ý cân bằng khai thác giữa hai tầng
để tránh suy giảm về chất lƣợng nƣớc do đặc điểm
cấu tạo địa chất thủy văn và mối quan hệ giữa nƣớc
sông và nƣớc ngầm tạo ra. Nên khống chế số lƣợng
khai thác tổng thể nƣớc ngầm trong khu vực này
đến 32.000 m3/ngày là hợp lý, nhất là về mùa khô
hàng năm.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này đƣợc tài trợ bởi
Quỹ hỗ trợ nghiên cứu cơ bản về khoa học và công
nghệ quốc gia (NAFOSTED) của Đề tài mã số
105.04-2011.05.
TÀI LIỆU DẪN
[1] AGI, 2003: The SuperSting with Swift
automatic resistivity and IP system instruction
manual, Advanced Geosciences, Inc., Austin,
Texas, U.S.A.
[2] Lê Đức An, 1996: Sự dao động của
mực nƣớc biển vùng thềm lục địa Việt Nam.
Tc. Các KH về TĐ, T.18, (4), 365-367.
[3] J. Asfahani and B. A. Zakhem, 2013:
Geoelectrical and Hydrochemical Investigations
for Characterizing the Salt Water Intrusion in the
Khanasser Valley, Northern Syria, Acta
Geophysica vol. 61, no. 2, Apr. 2013, 422-444
DOI: 10.2478/s11600-012-0071-3.
[4] G. Beziuk, 2012: Near Surface Geophysical
Surveys with a High Frequency Mutual Impedance
Measuring System, Acta Geophysica vol. 60, no.
1, Feb. 2012, 140-156 DOI: 10.2478/s11600-011-
0064-7.
[5] Bui D D, Kawamura A, Tong T N,
Amaguchi H, Nakagawa N, 2012: Spatio-temporal
analysis of recent groundwater-level trends in the
Red River Delta, Vietnam. Hydrogeology Journal
20: 1635-1650 DOI 10.1007/s 10040-012-0889-4.
[6] Dan N V, Dzung N T, 2002: Current status
of groundwater pollution in Hanoi area.
Proceedings of the International Symposium on
Environment and Injure for Community Health
Caused by Pollution during the Urbanization and
Industrialization. Hanoi Dec. 28-29, 2002. VNU
Hanoi, p.55-69.
[7] P. Derecke, 1980: The generalized reciprocal
method of seismic refraction interpretation, Society of
Exploration Geophysicists, 104.
231
[8] Nguyễn Địch Dỹ, 1998: Nghiên cứu quy
luật địa tầng Đệ Tứ ở Việt Nam và một số đề xuất.
TC. Các KH về TĐ, T.20, (4), 258-265.
[9] Fagin S.W., 1991: Seismic modelling of
geologic structures: Applications to Exploration
problems. Geophysical Development, V. 2, SEG,
3-92.
[10] N.V. Giang, T.D. Nam, M. Bano, 2012:
Groundwater investigation on sand dunes area in
southern part of Vietnam by Magnetic Resonance
Sounding, Acta Geophysica vol. 60, no. 1, 157-
172 DOI: 10.2478/s11600-011-0064-7.
[11] N. V. Giang, 2005: Application of
Geophysical Methods for Engineering Geology in
Vietnam. Advances in Natural Sciences, vol. 5, no.
3, 325-332.
[12] Nguyễn Văn Giảng, 1998: Kết quả bƣớc đầu
quan sát ô nhiễm môi trƣờng nƣớc dƣới đất ở Hà
Nội bằng số liệu địa điện. TC Các KH về TĐ,
20(1), 21-26.
[13] Golonka J, Krobicki M, Pajak J, Giang NV,
Zuchiewicz W, 2006: Global plate tectonics and
paleogeography of southeast Asia. AGH University
of Science and Technology, Arkadia, Krakow,
Poland pp. 1-128, ISBN 83-88927-10-8.
[14] Griffiths D.H. and King R.F., 1986: Applied
geophysics for geologists & engineers. Pergamon
Press, Inc., 240.
[15] Guerin R., 2005: Borehole and surface-
based hydrogeophysics. Hydrogeology J., 13(1),
251-254.
[16] H. Haynes, A.M. Ockelford, E. Vignaga and
W.M. Holmes, 2012: A New Approach to Define
Surface/Sub-Surface Transition in Gravel Beds,
Acta Geophysica vol. 60, no. 6, Dec. 2012, 1589-
1606 DOI: 10.2478/s11600-012-0067-z.
[17] V. H. Hiếu, L.T.P.Quỳnh, Josette G,
Etcheber H, D.T. Thúy, H.T. Cường, 2012: Bƣớc
đầu khảo sát hàm lƣợng carbon hữu cơ không tan
(POC) trong môi trƣờng nƣớc vùng hạ lƣu hệ
thống Sông Hồng. TC. Các KH về TĐ, T. 34, (1);
65-69.
[18] Hori K., Tanabe S., Saito Y., Haruyama S.,
Viet N., Kitamura A., 2004: Delta initiation and
Holocene sea-level change: Example from the Red
river delta, Vietnam. Sed. Geol., 164, 237-249.
[19] Hubbard S.S., Rubin Y., 2000:
Hydrogeological parameter estimation using
geophysical data: a review of selected techniques.
J. of Contaminant Hydrology 45, 3-34.
[20] Hubbard S.S., Rubin Y.,Majer E., 1999:
Spatial Correlation Structure Estimation Using
Geophysical and Hydrogeological Data. Water
Resources Research, 35, 1809-1825.
[21] Karous M., Hjelt S.E., 1983: Linear
filtering of VLF dip-angle measurements.
Geophysical Prospecting, 31, 782-894.
[22] Keller G.V. and Frischknecht F.C., 1966:
Electrical methods in geoelectric prospecting,
Pergamon Press, Inc., 517.
[23] Loke. M. H., 2004: Tutoral: 2-D and 3-D
electrical imaging survey.
[24] Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, 1991: Đặc
điểm chu kỳ trầm tích và lịch sử tiến hóa địa chất
Đệ Tứ của châu thổ Sông Hồng, Tạp chí Địa chất
số 206-207, tr. 65-77.
[25] Ogilvy, R.D. and Lee, A.C., 1991:
Interpretation of VLF-EM in-phase data using
current density pseudo-sections. Geophysical
Prospecting, 39, 567-580.
[26] Owen, S.J.; Jones, N.L., and Holland, J.P.,
1996: A comprehensive modeling environment for
the simulation of groundwater flow and
transport. Engineering with Computers 12 (3-4),
235-242. doi:10.1007/BF01198737.
[27] F. F. Pedersen, N.V. Giang, 2002: Saltwater
Intrusion in Aquifer-TEM Mapping around Gialoc-
Haiduong, Vietnam. Advances in Natural Sciences,
Vol.3, No.3, 289-295.
[28] Pham V. N., D. Boyer, N. T. K. Thoa,
N.V.Giang, 1994: Deep Ground water Investigation
in South Vietnam by Combined VES/MTS
Methods, Ground Water, vol.32, N.4, July-August,
675-683.
[29] Rangin C, Klein M, Roques D, Le Pichon X
and Trang L V, 1995: The Red river fault system in
the Tonkin Gulf, Vietnam. Tectonophysics, 243;
209-222.
[30] Rubin Y. and Hubbard S.S, 2005:
Hydrogeophysics, Series: Water Science and
Technology Library, Springer, Vol. 50, 523.
232
[31] Sandberg S.K., Slater L.D., Versteeg R.,
2002: An integrated geophysical investigation of
the hydrogeology of an anisotropic unconfined
aquifer. J. of Hydrology. 267, 227-243.
[32] Telford, W.M.; L.P. Geldart, R.E. Sheriff,
1990: Applied Geophysics (2nd ed.), 480.
[33] Vickery A., Hobbs B.A., 2003: Resistivity
imaging to determine clay cover and permeable
units at an ex-industrial site. Near Surface
Geophys., 1, 21-30.
[34] WTO, 2004: Guidelines for drinking water
quality; Training Pack, WTO, Geneva, Switzerland.
SUMMARY
HydroGeophysics Techniques to Aquifer Locating and Monitoring for
Industrial zone north Thanglong and Quangminh, Hanoi
Geophysical methods were applied for hydrogeological targets in many countries including Vietnam. This paper
presents results of using complex geophysical techniques as well as 2D electrical resistivity imaging (ERI), vertical
electrical sounding (VES), very low frequency (VLF) and seismic refraction for geological structure investigation to
aquifers locate and to assess of hydrogeological condition for groundwater potential in North Thanglong and Quangminh
industrial zones, Hanoi, Vietnam. The locations of two aquifers are determined by their depth and thickness on the basis
of resistivity and seismic velocity values which were proved by stratifications of three boreholes to 40-60m of depth on
study area. There are connecting from surface water to shallow aquifer by hydraulic windows from VLF data. The deeper
aquifer can be considered as potential groundwater for supplying in the area. Groundwater level, electrical conductivity
and water temperature were measured in six monitoring wells, complemented by anion, cation and stable isotope
analyses of ground and surface water. This study also reviews, compiles and comprehensively analyzes spatiotemporal
variations of hydrological and hydrogeological characteristics of shallow and deep groundwater aquifers in area and in
nearby Red River water. The results show that groundwater in both shallow and deep aquifers was fresh, but mainly
calcium-bicarbonate type. With the goal of devising sustainable water use regulations, more research must be directed
toward long-term monitoring of groundwater and surface water quality, as well as toward detailed investigation of the
hydraulic characteristics of local aquifers in the study area
Key words: Hydro-Geophysics, hydrogeological condition, aquifer, industrial zone.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5905_21133_1_pb_8977_2100724.pdf