BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu tại VQG Nam Cát Tiên
có 22 loài ngoại ký sinh, tỷ lệ đa dạng sinh học:
Liên họ Ve (3 loài) 3,65%, liên họ Mạt (7 loài)
9,45%, họ Mò (9 loài) 8,33%, bọ Chét (3 loài)
8,34%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu về
ngoại ký sinh tại VQG Nam Cát Tiên của
Nguyễn Văn Châu (2006) là: 35 loài ngoại ký
sinh với tỷ lệ đa dạng sinh học: Liên họ Ve (4
loài) 5,00%, liên họ Mạt (13 loài) 15,28%, họ Mò
(14 loài) 13,08%, bọ Chét (4 loài) 11,76%. Có thể
do thời gian điều tra ngắn hơn.
Ngoại ký sinh tại hai VQG Nam Cát Tiên và
VQG Bù Gia Mập cao hơn tỷ lệ đa dạng sinh học
nói chung của Việt Nam so với thế giới (Việt
Nam/Thế giới = 6,4 (Việt Nam được xếp vào thứ
16 trên thế giới về đa dạng sinh học)(1).
Số lượng loài ngoại ký sinh đã phát hiện chỉ
phản ánh một phần thực tế khu hệ ngoại ký sinh
ở hai VQG. Do điều tra hạn chế về thời gian,
không gian, và việc khó khăn trong tìm kiếm
trên vật chủ, đặc biệt vật chủ là các loài động vật
hoang dại.
Đã phát hiện 7 loài có vai trò truyền bệnh
cho người, trong đó loài ve Boophilus microplus là
loài đặc biệt chỉ có ở khu vực Thái Bình
Dương(Error! Reference source not found.,3,3).
Phát hiện mẫu vật của loài mò
Neoschoengastia sp, Ascoschoengastia (Lau.)sp, đây
có thể là hai loài mới cho Việt Nam, phát hiện
bổ sung cho thư viện lưu trữ ngoại ký sinh (hơn
2000 mẫu vật)
KẾT LUẬN
Số lượng cá thể ngoại ký sinh thu thập được
VQG Nam Cát Tiên và VQG Bù Gia Mập là
2.779 cá thể. Trong đó số lượng mò nhiều nhất
(962 con).
Tỷ lệ (%) đa dạng sinh học của ngoại ký sinh
ở VQG Nam Cát Tiên là 7,38 và VQG Bù Gia
Mập là 9,73. Thành phần ngoại ký sinh ở sinh
cảnh vùng đệm luôn cao hơn ở sinh cảnh rừng
già từ 1,57 - 2,64 lần.
Phát hiện 7 (loài) có vai trò truyền bệnh.
ĐỀ NGHỊ
Tiếp tục thực hiện các đợt điều tra và nghiên
cức trên toàn khu vực với các khu hệ sinh cảnh
khác nhau để tìm ra sự phân bố, đặc điểm thích
nghi của các loài ngoại ký sinh trong khu vực
Nam Bộ - Lâm Đồng.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 80 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định thành phần, phân bố một số loài ngoại ký sinh ở vườn quốc gia nam Cát Tiên và Bù Gia Mập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 234
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, PHÂN BỐ MỘT SỐ LOÀI NGOẠI KÝ SINH
Ở VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN VÀ BÙ GIA MẬP
Lê Thành Đồng*, Mai Đình Thắng*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Để có cơ sở khoa học trong việc dự báo dịch bệnh do các nhóm ngoại ký sinh truyền, Viện Sốt
sét - KST - CT TP. HCM dự định điều tra toàn khu vực về phần loài và sự phân bố nhóm ngoại ký sinh, bước
đầu Viện tiến hành đề tài “Xác định thành phần loài và sự phân bố một số loài ngoại ký sinh ở Vườn quốc gia
Nam Cát Tiên và Bù Gia Mập”.
Đối tượng nghiên cứu: là các nhóm ngoại ký sinh có mặt tại điểm nghiên cứu (xã Nam Cát Tiên, huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước). Phương pháp nghiên cứu là
điều tra cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: Đã thu thập được 2.779 cá thể ngoại ký sinh. Trong đó ở Nam Cát Tiên là 1.352 cá
thể, gồm 22 loài, thuộc 12 giống, 5 họ; ở Bù Gia Mập là 1.427 cá thể, gồm 29 loài, thuộc 15 giống, 6 họ. Tỷ lệ đa
dạng sinh học chung của Nam Cát Tiên/ Việt Nam là 7,38, sinh cảnh vùng đệm có số loài ngoại ký sinh nhiều
hơn ở rừng già 1,57 (22 loài/14 loài). Tỷ lệ đa dạng sinh học chung của Bù Gia Mập/ Việt Nam là 9,73, sinh cảnh
vùng đệm có số loài ngoại ký sinh nhiều hơn ở rừng già 2,64 (29 loài/11 loài). Có mặt 7 loài có vai trò lây truyền
bệnh cho người.
Kết luận: Thành phần loài ngoại ký sinh ở 2 vườn quốc gia là phong phú, có tỷ lệ đa dạng sinh học cao, có
mặt các loài có vai trò lây truyền bệnh cho người.
Từ khóa: ngoại ký sinh, vườn quốc gia.
ABSTRACT
DETERMINATION ON SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF A ECTOPARASITIC
SPECIES IN NATIONAL PARK OF NAM CAT TIEN AND BU GIA MAP
Le Thanh Dong, Mai Dinh Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 234 - 239
Hypothesis: In order to obtain scientific basis to predict diseases transmitted by ectoparasite species,
Institute of Malariology - Parasitology - Entomology in HCM city intends to investigate in large scale in the
South region on the species and the distribution of ectoparasite groups in large scale in the South region; in the
first stage, the Institute conducted the topic "Detemination on species composition and distribution of a
ectoparasite species in National Parks of Nam Cat Tien and Bu Gia Map".
Subjects and methods: the subjects of study are ectoparasites present in each group study (Nam Cat Tien
commune, Tan Phu district, Dong Nai province and the commune Bu Gia Map commune, Bu Gia Map district,
Binh Phuoc province). Research method is a cross-sectional survey.
Results: The results obtained 2,779 individual ectoparasites. In Nam Cat Tien is 1,352 individuals,
including 22 species, 12 genera, 5 families; Bu Gia Map is 1427 individuals, including 29 species, belonging to
15 genera, 6 families. The general rate of biodiversity of Cat Tien / Vietnam is 7.38, in forest side landscape there
are more ectoparasite species than the jungle 1.57 (22 species/14 species). General rate of biodiversity of Bu Gia
* Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM
Tác giả liên lạc: TS Lê Thành Đồng, ĐT: 0912009217, Email : lethanhdong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 235
Map / Vietnam is 9.73, in buffer landscape there are more ectoparasite species than the jungle 2.64 (29 species/11
species). There are seven species having a role in disease transmission to humans.
Conclusion: The ectoparasite species in two national parks are abundant, with high rates of biodiversity, and
ectoparasite species in disease transmission to humans is present.
Keywords: externat parasites, national.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng là khu vực có
sinh địa cảnh đa dạng. Các tỉnh miền đông Nam
Bộ có địa hình đồi núi cao, có những nơi độ cao
lên tới trên 1.000m như cao nguyên Langbiang.
Các tỉnh thuộc miền tây Nam Bộ lại có địa hình
bằng phẳng, nhiều kênh rạch, một số nơi thấp
dưới 1m so với mực nước biển. Đặc biệt ở khu
vực Nam Bộ - Lâm Đồng có những khu bảo tồn
thiên nhiên, diện tích hàng nghìn hecta như:
rừng ngập mặn Cần Gìơ, vườn quốc gia (VQG)
U Minh, VQG Cát Tiên, VQG Bù Gia Mập vv
VQG Nam Cát Tiên và VQG Bù Gia Mập
thuộc miền đông Nam Bộ. Trong đó VQG Nam
Cát Tiên có tổng diện tích 73.878 ha có nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học hết sức phong phú [1]
.VQG Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032 ha,
trong đó diện tích rừng tự nhiên là 21.376 ha, là
nơi bảo tồn hệ động vật, thực vật hoang dã, và
có nguồn dược liệu quý hiếm.
Những VQG và khu bảo tồn thiên nhiên là
những khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, nên
hệ động thực vật còn khá phong phú, độ che
phủ, độ ẩm cao, đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho
các nhóm ngoại ký sinh phát triển(4).
Ngoại ký sinh (Ectoparasite) chủ yếu là
những loài chân đốt sống ký sinh ngoài cơ thể
động vật và người, bao gồm nhiều loài, thuộc
nhiều giống, họ, bộ khác nhau của lớp nhện
(Arachnida) và lớp côn trùng (Insecta). Trong đó
các loài có vai trò truyền bệnh quan trọng như:
Ve (họ Ve cứng Ixodidae), Mạt (Liên họ
Gamasoidea), Mò (họ Trombiculidae), thuộc bộ Ve
bét (Acarina) của lớp nhện; bộ Bọ Chét
(Siphonaptera), lớp côn trùng (Insecta)(2). Đó là
những véc tơ truyền mầm bệnh nguy hiểm từ
động vật sang người như bệnh dịch hạch, sốt
phát ban, sốt hồi quy và nhiều bệnh virut khác
v.v.
Việc nghiên cứu thành phần loài ngoại ký
sinh phân bố trong khu vực sẽ là cơ sở khoa học
để dự báo tình hình dịch bệnh do các nhóm
ngoại ký sinh truyền, và cơ sở khoa học để đề
xuất những biện pháp phòng chống phù hợp,
giảm dịch bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe cho
cộng đồng dân cư đang sinh sống và làm việc
trong khu vực. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài
này nhằm: Điều tra thực trạng thành phần loài
và sự phân bố một số nhóm ngoại ký sinh ở
VQG Nam Cát Tiên (Đồng Nai) và VQG Bù Gia
Mập (Bình Phước), với 2 mục tiêu cụ thể:
- Điều tra thu thập mẫu vật của các nhóm
ngoại ký sinh
- Đánh giá sự đa dạng thành phần loài và sự
phân bố một số nhóm ngoại ký sinh gây bệnh
cho người tại các điểm nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các nhóm ngoại ký sinh bao gồm họ Ve
(Ixodoidae), bộ Bọ chét (Siphonaptera), họ Mò
(Trombiculidae), liên họ Mạt (Gamasoidea).
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh
Đồng Nai, điều tra từ ngày 05/09/2010 -
14/9/2010.
Xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh
Bình Phước, điều tra từ ngày 09/11/2010 -
18/11/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra cắt ngang.
KẾT QUẢ
Kết quả điều tra ngoại ký sinh
Bảng 1. Số lượng cá thể ngoại ký sinh ở các VQG
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 236
TT Nhóm ngoại ký sinh VQG Nam
Cát Tiên
VQG Bù Gia
Mập
1 Họ Ve cứng (Ixodidae) 388 143
2 Liên họ Mạt (Gamasoidea) 132 565
3 Họ Mò (Trombiculidae) 627 335
4 Bộ Bọ Chét
(Siphonaptera)
205 384
Cộng 1.352 1.427
Số lượng cá thể ngoại ký sinh ở VQG Nam
Cát Tiên là 1.352 cá thể, ở VQG Bù Gia Mập là
1.427 cá thể.
Đa dạng sinh học ngoại ký sinh ở VQG
Nam Cát Tiên
Bảng 2. Sự phong phú về thành phần loài ngoại ký
sinh ở VQG Nam Cát Tiên
TT
Nhóm ngoại ký
sinh
Số
họ
Số
giống
Số
loài
Số loài đã
xác định ở
Việt Nam
Tỷ lệ%
ĐDSH
1 Họ Ve cứng
(Ixodidae)
1 2 3 82 3,65%
2 Liên họ Mạt
(Gamasoidea)
2 3 7 74 9,45%
3 Họ Mò
(Trombiculidae)
1 5 9 108 8,33%
4 Bộ Bọ Chét
(Siphonaptera)
1 2 3 34 8,83%
Cộng 5 12 22 298 7,38%
Ở VQG Nam Cát Tiên đã thu được 22 loài,
thuộc 12 giống, 5 họ. Trong đó, họ Mò có số
lượng loài lớn nhất (9 loài).
Tỷ lệ (%) đa dạng sinh học chung của VQG
Nam Cát Tiên / Việt Nam là 7,38 . Trong đó tỷ lệ
(%) đa dạng sinh học của Mạt cao nhất là (9,45)
và thấp nhất là Ve (3,65).
Bảng 3. Danh sách các loài ngoại ký sinh ở VQG
Nam Cát Tiên
TT Taxon phân loại Vùng
đệm
Rừng già
Liên họ Ve Ixodoidea
Họ Ve cứng Ixodidae Murray, 1820
1 Boophilus miroplus ٭ + +
2 Rhipicephalus haemaphisaloides
Supino
+ +
3 Rhipicephalus sanguineus
+ +
Liên họ Mạt Gamasoidea
Họ Laelaptidae Berlese, 1892
4 Laelaps sanguisugus Vitzthun +
5 Laelaps sedlaceki Strandtman et + +
TT Taxon phân loại Vùng
đệm
Rừng già
al٭
6 Laelaps nuttalli Hirst
+ +
7 Laelaps edwardsi Doan +
8 Hypoarpis lubrica Voigta et al. +
Họ Macronyssidae
Oudemans,1963
9 Ornithonyssus bacoti Hirst٭ + +
10 Ornithonyssus bursa Berlese +
Họ Mò Trombiculidae
11 Leptotrombidium (L.) allopeciatum
+ +
12 Leptotrombidium (L.) deliense
*
+ +
13 Leptotrombidium (L.) fuleri + +
14 Eutrombicula wichmanni +
15 Eutrombicula hirst +
16 Ascoschoengastia (Lau.) indica
(Hirst) ٭
+
17 Gahrliepia (walchia) lupella (Traub
et Evans)
+
18 Gahrliepia (walchia) yangchensis
Chen et al.
+ +
19 Walchiella traubi (Womersley) + +
Bộ Bọ Chét Siphonaptera
Họ Pulicidae Bielberg, 1820
20 Xenopsylla cheopis (Rothchild) ٭ + +
21 Ctenocephalides felis orientis
(Jodan)
+ +
22 Ctenocephalides felis felis
(Bouche)
+ +
Ghi chú: * Loài có vai trò truyền bệnh; + Có mặt
Đa dạng ngoại ký sinh ở các sinh cảnh của
VQG Nam Cát Tiên
Bảng 4. Thành phần loài ngoại ký sinh ở sinh cảnh
vùng đệm và rừng già
TT
Nhóm ngoại ký
sinh
Vùng đệm Rừng già
Số
họ
Số
giống
Số
loài
Số
họ
Số
giống
Số
loài
1 Họ Ve cứng
(Ixodidae)
1 2 3 1 2 3
2 Liên họ Mạt
(Gamasoidea)
2 3 8 1 2 5
3 Họ Mò
(Trombiculidae)
1 5 8 1 4 5
4 Bộ Bọ Chét
(Siphonaptera)
1 2 3 1 1 1
Cộng 5 12 22 4 9 14
Tương quan về thành phần loài giữa hai sinh cảnh ở mức
“gần ít” (R = - 0,27)
Sinh cảnh vùng đệm có số loài ngoại ký sinh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 237
nhiều hơn ở rừng già (22 loài/14 loài).
Sinh cảnh vùng đệm có 22 loài thuộc 12
giống, 5 họ.
Sinh cảnh rừng già có 14 loài thuộc 9 giống,
4 họ.
Số loài chung của hai vùng là 14.
Số loài riêng giữa hai vùng là 8.
Dựa trên số liệu điều tra như trên ta tính
được hệ số tương quan về thành phần loài giữa
hai sinh cảnh ở mức “gần ít” (R = - 0,27)(3).
Đa dạng sinh học NKS VQG Bù Gia Mập,
tỉnh Bình Phước
Kết quả điều tra về thành phần loài ngoại ký
sinh ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập cho thấy có
sự phong phú lớn về thành phần loài (Bảng 5).
Bảng 5. Sự phong phú về thành phần loài ngoại ký
sinh ở VQG Bù Gia Mập
TT
Nhóm ngoại ký sinh
Số
họ
Số
giống
Số
loà
i
Số loài
đã xác
định ở
Việt Nam
Tỷ lệ%
ĐDSH
1 Họ Ve cứng (Ixodidae) 1 3 4 82 4,87%
2 Liên họ Mạt
(Gamasoidea)
3 4 8 74 10,81%
3 Họ Mò
(Trombiculidae)
1 5 12 108 11,11%
4 Bộ Bọ Chét
(Siphonaptera)
1 3 5 34 14,70%
Cộng 6 15 29 298 9,73%
Ở VQG Bù Gia Mập đã thu được 29 loài,
thuộc 15 giống, 6 họ. Trong đó, họ mò có số
lượng loài lớn (12 loài). Tỷ lệ (%) đa dạng sinh
học chung là 9,73%. Trong đó tỷ lệ (%) đa dạng
sinh học cao nhất là bọ chét (14,70) và thấp nhất
là ve (4,87).
Bảng 6. Các loài ngoại ký sinh ở VQG Bù Gia Mập
TT Taxon phân loại Vùng
đệm
Rừng
già
Liên họ Ve Ixodoidea
Họ Ve cứng Ixodidae Murray, 1877
1 Boophilus microplus* + +
2 Rhipicephalus haemaphysaloides Supino
+ +
3 Rhipicephalus sanguineus + +
4 Haemaphysalis (K.) papuana Thorell +
Liên họ Mạt Gamasoidea
Họ Laelaptidae Berlese, 1892
5 Hypoaspis luprica Voigta et al. +
6 Laelaps sanguisugus vitzthun +
7 Laelaps sedlaceki Strandtman et a٭. +
8 Laelaps nuttalli Hirst +
9 Laelaps edwardsi Doan +
Họ Macronyssidae Oudemans, 1963
10 Ornithonyssus bacoti Hirst + +
11 Ornithonyssus bursa Berlese + +
Họ Parasitidae Oudemans, 1902
12 Parasitus mammilatus Berlese +
Họ Mò Trombiculidae
13 Neoschoengastia sp. +
14 Leptotrombidium (L.) deliense٭ + +
15 Leptotrombidium (L.) fuleri (Ewing) +
16 Eutrombicula wichmanni +
17 Eutrombicula hirsti +
18 Ascoschoengastia (Lau.) indica (Hirst) ٭
19 Gahrliepia (walchia) lupella (Traub. et
Evans)
+ +
20 Gahrliepia (walchia) yangchensis Chen et
al.
+
21 Gahrliepia (walchia) chinensis +
22 Ascoschoengastia (Lau.) canus Domrow +
23 Ascoschoengastia (Lau.) lorius +
24 Ascoschoengastia (Lau.) sp. +
Bộ Bọ Chét Siphonaptera
Họ Pulicidae Bielberg, 1820
25 Xenopsylla cheopis (Rothchild) ٭ + +
26 Xenopsylla astia (Rothchild) ٭ +
27 Ctenocephalides felis felis (Bouche’) + +
28 Ctenocephalides felis orientis (Jordan) + +
29 Pulex irritans (Linnaeus) +
Ghi chú: ٭ Những loài có vai trò truyền bệnh, + Hiện diện.
Đa dạng ngoại ký sinh ở các sinh cảnh của
VQG Bù Gia Mập
Bảng 7. Thành phần loài ngoại ký sinh ở sinh cảnh
vùng đệm và rừng già
TT Nhóm ngoại ký
sinh
Vùng đệm Rừng già
Số
họ
Số
giống
Số
loài
Số
họ
Số
giống
Số
loài
1 Họ Ve cứng
(Ixodidae)
1 3 4 1 1 2
2 Liên họ Mạt
(Gamasoidea)
2 4 7 1 1 3
3 Họ Mò
(Trombiculidae)
1 6 12 1 2 3
4 Bộ Bọ Chét 1 3 5 1 2 3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 238
(Siphonaptera)
Cộng 6 16 29 4 6 11
Tương quan về thành phần loài giữa hai sinh cảnh ở mức “
khác ít” (R = 0,33)
Sinh cảnh vùng đệm có số loài nhiều hơn ở
rừng già 2,64 (29 loài/11 loài).
Sinh cảnh vùng đệm có 29 loài thuộc 16
giống, 6 họ. Sinh cảnh rừng già có 11 loài thuộc
6 giống, 4 họ. Số loài chung của hai vùng là 10.
Số loài riêng giữa hai vùng là 20. Dựa trên số
liệu điều tra như trên ta tính được hệ số tương
quan về thành phần loài giữa hai sinh cảnh ở
mức “khác ít” (R = 0,33).
Vật chủ điều tra
Bảng 8. Số lượng vật chủ, giá thể điều tra ngoại ký
sinh
Nhóm vật chủ
Cát Tiên Bù Gia Mập
Vùng
đệm
Rừng
già
Vùng
đệm
Rừng
già
Động vật nuôi 185 32 134 42
Động vật hoang dại٭
23 17 12 25
Cộng theo sinh cảnh 208 49 146 67
Tổng cộng từng vườn 257 213
Ghi chú: ٭ Chủ yếu là các loài gặm nhấm nhỏ
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu tại VQG Nam Cát Tiên
có 22 loài ngoại ký sinh, tỷ lệ đa dạng sinh học:
Liên họ Ve (3 loài) 3,65%, liên họ Mạt (7 loài)
9,45%, họ Mò (9 loài) 8,33%, bọ Chét (3 loài)
8,34%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu về
ngoại ký sinh tại VQG Nam Cát Tiên của
Nguyễn Văn Châu (2006) là: 35 loài ngoại ký
sinh với tỷ lệ đa dạng sinh học: Liên họ Ve (4
loài) 5,00%, liên họ Mạt (13 loài) 15,28%, họ Mò
(14 loài) 13,08%, bọ Chét (4 loài) 11,76%. Có thể
do thời gian điều tra ngắn hơn.
Ngoại ký sinh tại hai VQG Nam Cát Tiên và
VQG Bù Gia Mập cao hơn tỷ lệ đa dạng sinh học
nói chung của Việt Nam so với thế giới (Việt
Nam/Thế giới = 6,4 (Việt Nam được xếp vào thứ
16 trên thế giới về đa dạng sinh học)(1).
Số lượng loài ngoại ký sinh đã phát hiện chỉ
phản ánh một phần thực tế khu hệ ngoại ký sinh
ở hai VQG. Do điều tra hạn chế về thời gian,
không gian, và việc khó khăn trong tìm kiếm
trên vật chủ, đặc biệt vật chủ là các loài động vật
hoang dại.
Đã phát hiện 7 loài có vai trò truyền bệnh
cho người, trong đó loài ve Boophilus microplus là
loài đặc biệt chỉ có ở khu vực Thái Bình
Dương(Error! Reference source not found.,3,3).
Phát hiện mẫu vật của loài mò
Neoschoengastia sp, Ascoschoengastia (Lau.)sp, đây
có thể là hai loài mới cho Việt Nam, phát hiện
bổ sung cho thư viện lưu trữ ngoại ký sinh (hơn
2000 mẫu vật)
KẾT LUẬN
Số lượng cá thể ngoại ký sinh thu thập được
VQG Nam Cát Tiên và VQG Bù Gia Mập là
2.779 cá thể. Trong đó số lượng mò nhiều nhất
(962 con).
Tỷ lệ (%) đa dạng sinh học của ngoại ký sinh
ở VQG Nam Cát Tiên là 7,38 và VQG Bù Gia
Mập là 9,73. Thành phần ngoại ký sinh ở sinh
cảnh vùng đệm luôn cao hơn ở sinh cảnh rừng
già từ 1,57 - 2,64 lần.
Phát hiện 7 (loài) có vai trò truyền bệnh.
ĐỀ NGHỊ
Tiếp tục thực hiện các đợt điều tra và nghiên
cức trên toàn khu vực với các khu hệ sinh cảnh
khác nhau để tìm ra sự phân bố, đặc điểm thích
nghi của các loài ngoại ký sinh trong khu vực
Nam Bộ - Lâm Đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Châu, Hồ Đình Trung và cs (2007). Thành phần loài
ve phân bố một số nhóm chân đốt y học ở đường Hồ Chí Minh,
Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 1-2007,
trang. 61-69.
2. Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Thị Kha, Phùng Xuân Bích, Nguyễn
Văn Dũng, Nguyễn Thị Hương Bình (2007). Đa dạng chân đốt y
học ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Tạp chí PCSR & KST, 2007, số
4, trang. 64-73.
3. Nguyễn Văn Châu (2001), Khảo sát mò (Trombiculidae) và bệnh
sốt mò tại một số địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang. Kỷ yếu công
trình nghiên cứu khoa học 1996 – 2000, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng
– Côn trùng Trung Ương, Nhà XBYH: trang 538 - 549.
4. Nguyễn Văn Châu (2003). Tìm hiểu sự phân bố các loài mò
(Trombiculidae) liên quan đến sự phân bố bệnh sốt mò tại một số
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 239
địa phương thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí phòng chống bệnh sốt
rét và các bệnh ký sinh trùng, số 6-2003, trang 53- 63.
5. Nguyễn Văn Châu (2008). Thành phần loài và phân bố tiết túc y
học tại môt số điểm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, Tạp chí
phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 1, trang 37- 45.
6. Vũ Đức Chính, Hồ Đình Trung, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn
Văn Châu, Nguyễn Thị Bạch Ngọc, Nguyễn Thị Kha, Trần
Nguyên Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng, Võ Việt Dũng, Bảo Bôn.
Kết quả điều tra đa dạng tiết túc y học tại Côn Đảo. Tạp chí
PCSR&KST, 2006, số 4, trang. 66-74.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_thanh_phan_phan_bo_mot_so_loai_ngoai_ky_sinh_o_vuon.pdf