Việc tất cả các tổn thương có HPV (+) đều
không có sừng hóa gợi ý rằng loại virus ưa niêm
mạc này có ái lực cao với tế bào carcinôm không
sừng hóa hoặc sự nhiễm và hoạt động của HPV
vào tế bào đã ức chế sự sừng hóa. Cần có thêm
nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về điều này.
Phần lớn tổn thương HPV (+) nằm ở họng
miệng (50%), toàn bộ là ở amiđan giống như các
nghiên cứu khác. Nhưng có thể do mẫu nghiên
cứu chưa đủ lớn nên không thấy rõ được sự liên
quan này.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Gillison_2000(6): HPV (+) chiếm 57% carcinôm ở
họng miệng, qua phân tích hồi quy logistic để
loại trừ các yếu tố nguy cơ khác, và với việc phát
hiện DNA trong nhân tế bào u ở tất cả các giai
đoạn của ung thư (tiền xâm lấn, xâm lấn, và hạch
lympho), nghiên cứu còn kết luận rằng carcinôm
họng miệng có HPV (+) (đặc biệt là týp 16) khác
hẳn carcinôm có HPV (-) về giải phẫu bệnh, đặc
điểm sinh học của khối u (ít đột biến gen p53),
yếu tố nguy cơ (ít liên quan với thuốc lá và rượu
bia), và biểu hiện lâm sàng (cải thiện tỉ lệ sống
còn); hay nói cách khác đây có thể là 1 thể ung
thư riêng biệt có giải phẫu bệnh và bệnh học
phân tử hoàn toàn khác so với các ung thư ở
vùng khác. Thêm vào đó, tác giả còn cho rằng ít
có liên quan giữa HPV và carcinôm các vùng
khác ngoài họng miệng và các trường hợp xác
định HPV (+) bằng PCR ở các vùng đó thì ít khi
cho kết quả (+) khi kiểm tra lại với các phương
pháp Southern blot hoặc phối bản tại chỗ. Điều
này được nhóm nghiên cứu giải thích rằng do sự
quá nhạy cảm của PCR đã phát hiện cả những
trường hợp nhiễm HPV muộn không liên quan
đến sự phát triển của ung thư.
Ngoài ra, có 1 mẫu HPV (+) nằm ở mũi
xoang, vốn là vị trí trước nay ít được nghiên cứu
về HPV sinh ung. Nghiên cứu của
Gillison_2000(6), và của Kreimer_2005: phân tích
meta 60 nghiên cứu cũng không thấy có nghiên
cứu về HPV sinh ung ở mũi xoang.
Cũng theo Kreimer-2005(13), 1 trong những
yếu tố làm thay đổi hoặc làm thiếu chính xác tỉ lệ
các vùng ung thư của đầu mặt cổ là do sự phổ
biến của các khối u to, tiến triển, đa vùng. Nghĩa
là u có thể nằm ở 2 vùng hoặc hơn làm khó khăn
cho việc phân loại. Với sự kết hợp khám lâm
sàng, nội soi, CTscan, và phẫu thuật (nếu có),
chúng tôi đã hạn chế được vấn đề này bằng việc
xác định chính xác hơn khởi nguồn của khối u.
Nhiễm HPV thường xảy ra ở các tổn thương
có giai đoạn T sớm, điều này giống 1 phần so với
các nghiên cứu khác: theo Marur (2010)(7) thì các
tổn thương có HPV (+) có T sớm (T1-2) và N
muộn, riêng ung thư họng miệng thường xuất
hiện với giai đoạn III hoặc IV.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định týp HPV trong các tổn thương ung thư vùng mũi họng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 6
XÁC ĐỊNH TÝP HPV TRONG CÁC TỔN THƯƠNG UNG THƯ
VÙNG MŨI HỌNG
Nguyễn Thị Ngọc Dung *, Lê Thanh Lâm **
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Gần đây có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới nhận thấy có sự liên quan giữa ung thư
vùng mũi họng với việc nhiễm các dạng virus HPV có khả năng sinh ung cao tại vùng này.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự liên quan và xác định týp HPV trong các tổn thương ung thư biểu mô tế
bào gai (UTBMTBG) vùng mũi họng tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tiến hành trên 47 trường hợp có tổn
thương UTBMTBG vùng mũi họng được điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2011
đến tháng 10/2011.
Kết quả: 70% bệnh nhân ở độ tuổi 50-64. Tỉ lệ nam : nữ = 8,4 : 1. Phát hiện được HPV trong mô u (8,5%).
4 týp HPV trong mô u là 16, 18, 35, và 1 týp không xác định. Đặc điểm mô học của các tổn thương có HPV (+) là
biệt hóa kém (75%), không sừng hóa (100%). Không trường hợp HPV (+) nào có tiền căn bị u nhú tại chỗ. 50%
tổn thương HPV (+) là ở họng miệng. 100% tổn thương HPV (+) ở giai đoạn T1 hoặc T2.
Kết luận: Phát hiện được HPV trong mô u với các týp được biết có khả năng sinh ung cao là 16, 18, 35. Sự
nhiễm HPV có thể liên quan với UTBMTBG vùng mũi họng.
Từ khóa: Týp HPV, HPV (+), độc lực cao, ung thư vùng mũi họng.
ABSTRACT
IDENTIFYING TYPE OF HPV IN NASAL CAVITY AND PHARYNGEAL CANCER
Nguyen Thi Ngoc Dung, Le Thanh Lam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 6 - 10
Background: Recently, many studies on the world recognised a relationship between virulent types of HPV
infection and nasal cavity and pharyngeal cancer.
Objectives: To evaluate the relationship and to identify type of HPV in squamous cell carcinoma lesions of
nasal cavity and pharynx in otorhinolaryngology department of Cho Ray hospital.
Method: A case series study perform on 47 cases of squamous cell carcinoma lesions of nasal cavity and
pharynx in otorhinolaryngology department of Cho Ray hospital from 1/2011 to 10/2011.
Results: 70% patients in the age 50-64. Male : female = 8.4 : 1. 8.5 % cases are HPV (+). Identified types of
HPV are 16, 18, 35, and one unknown. Histologic findings of HPV (+) cases are low differentiated (75%), non
keratonized (100%). No HPV (+) cases have past history of local papillomatosis. 50% HPV (+) in oropharynx.
100% HPV (+) cases in T1 or T2 stage.
Conclusion: We found HPV in lesion tissue with known virulent types: 16, 18, 35. There may be a
relationship between HPV infection and squamous cell carcinoma of nasal cavity and pharynx.
Key words: Type of HPV, HPV (+), virulent, nasal cavity and pharyngeal cancer.
* BM Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TPHCM, BM Tai Mũi Họng ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
** BV Tai Mũi Họng TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Lê Thanh Lâm ĐT: 01697514603 Email: thanhlamxu@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 7
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các ung thư vùng đầu mặt cổ thường xuất
phát từ niêm mạc lót vùng ổ miệng, hầu, mũi
xoang và thanh quản. Thường gặp nhất là ung
thư biểu mô tế bào gai (95%) với mức độ biệt hóa
rất dao động, từ thấp đến cao(1,7). Trước đây,
nguyên nhân hàng đầu gây nên các ung thư này
được cho là thuốc lá và rượu bia, nhưng trong
khoảng 20 năm gần đây có nhiều công trình
nghiên cứu trên thế giới nhận thấy có sự gia tăng
về xuất độ của các ung thư biểu mô tế bào gai
vùng họng miệng (đặc biệt là amiđan và đáy
lưỡi)(2,3,6,7,10). Điều đặc biệt là đa số các bệnh nhân
này không có tiền sử dùng thuốc lá và bia rượu
hoặc chỉ dùng rất ít không đáng kể. Thay vào đó,
người ta phát hiện ra rằng phần lớn những bệnh
nhân này lại bị nhiễm các dạng virus HPV có
khả năng sinh ung cao. Thêm vào đó, những
bệnh nhân có HPV (+) thì lại có tiên lượng tốt
hơn những bệnh nhân còn lại vì đáp ứng tốt hơn
đối với xạ và hóa trị(4,78).
Trên thế giới đã có nhiều cuộc nghiên cứu
góp phần thay đổi quan niệm về bệnh nguyên,
bệnh sinh, phương pháp điều trị, tiên lượng của
các ung thư có kết hợp với HPV. Thế nhưng ở
nước ta vấn đề này vẫn còn rất mới mẻ và chưa
được quan tâm nhiều. Do đó, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này với mong muốn có 1 nhận
định rõ hơn về các loại ung thư vùng mũi họng
thường gặp và khảo sát sự kết hợp với HPV khi
nó xảy ra ở người Việt Nam, nhằm góp phần vào
việc phòng ngừa, chẩn đoán sớm, điều trị thích
hợp và giảm tỉ lệ tử vong của bệnh.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát sự liên quan và xác định týp HPV
trong các tổn thương UTBMTBG vùng mũi họng
tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Chợ Rẫy.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tiến hành trên
47 trường hợp có tổn thương UTBMTBG vùng
mũi họng được điều trị tại khoa Tai Mũi Họng
bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2011 đến tháng
10/2011.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các trường hợp có UTBMTBG vùng
mũi họng có kết quả giải phẫu bệnh (GPB).
Tiêu chuẩn loại trừ
Không khảo sát các trường hợp không có kết
quả GPB, hoặc không tiếp cận được lam GPB.
Không khảo sát các trường hợp có chẩn đoán
GPB khác.
Không khảo sát các ung thư vòm, thanh
quản.
Không khảo sát các ung thư của tuyến nước
bọt.
Không khảo sát các trường hợp đã hóa, xạ trị
trước đó.
Cách thu thập và đánh giá số liệu
Dùng biểu mẫu thu thập số liệu.
Khám + cận lâm sàng (nội soi mũi họng,
CTscan) để đánh giá tổn thương và phân độ
TNM.
GPB: Sau khi bệnh nhân đã được sinh thiết
hoặc phẫu thuật và có kết quả GPB là
UTBMTBG, mẫu mô đã đóng sáp của bệnh nhân
sẽ được cắt tiếp 6 lát (slide) (kích thước # 5 µm).
Slide thứ nhất sẽ được nhuộm màu và dàn lên
lam để đọc xác định lại 1 lần nữa về mặt GPB. 5
slide tiếp theo sẽ được gửi đến phòng xét
nghiệm Nam Khoa Biotek để thực hiện PCR xác
định týp HPV.
PCR: Xác định có HPV trong tổn thương hay
không và định týp HPV.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đa số bệnh nhân có tổn thương ung thư
vùng mũi họng là ở độ tuổi 50-64. Trung bình là
55,7. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có
14,9% (7 trường hợp) dưới 50 tuổi, trong đó bệnh
nhân trẻ nhất là 27 tuổi, điều này khác với các y
văn trước đây (đối tượng của bệnh là trong độ
tuổi trung niên trở lên) nhưng lại phù hợp với
các nghiên cứu gần đây trên thế giới.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 8
Tỉ lệ nam: nữ = 8,4 : 1 nói lên tính ưu thế về
giới của bệnh.
Chúng tôi dùng PCR để phát hiện DNA
HPV trong mô u, đây là 1 phương pháp có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao hơn hẳn so với các
phương pháp khác. Hơn nữa, chúng tôi còn
kiểm soát kết quả bằng â-globin (được xem là
marker về chất lượng của mẫu DNA, cũng
như tính tin cậy của kết quả PCR), nghĩa là
mẫu nào có kết quả PCR (+) với β-globin thì
mới tiếp tục được xem xét. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi đã phải loại 1 mẫu vì kết quả β-
globin (-). Như vậy, chúng tôi đã tuân thủ khá
nghiêm ngặt quy trình thực hiện và đánh giá
PCR so với nhiều nghiên cứu khác, vì theo
Kreimer_2005(13): đa số các nghiên cứu có đánh
giá β-globin (hoặc marker khác có chức năng
tương tự), nhưng lại không báo cáo về kết quả
đó. Do đó, chúng tôi đã loại trừ được sai lầm
trong khâu xử lý bệnh phẩm.
Khi nói đến ung thư có liên quan với HPV,
người ta thường nhắc đến 3 yếu tố: hành vi tình
dục nguy cơ cao (quan hệ tình dục đường
miệng), phơi nhiễm với HPV (phát hiện bằng xét
nghiệm máu), và nhiễm HPV tại chỗ (xác định
bằng việc tìm ADN HPV tại chỗ). Nghiên cứu
của chúng tôi chỉ tập trung vào 1 yếu tố là sự
nhiễm HPV, và kiểm tra trong lam giải phẫu
bệnh của mô u. Như vậy sẽ đảm bảo rằng mô
được xét nghiệm thực sự là mô ung thư.
Bảng 1: Tỷ lệ HPV.
HPV n %
- 43 91,5
+ 4 8,5
Tổng số 47 100
Chúng tôi phát hiện được HPV trong mô u,
tỉ lệ là 8,5% (4 ca), kết quả này thấp hơn các
nghiên cứu khác trên thế giới (Kreimer 2005:
26%, Umudum 2005: 15,4%, Gillison 2000:
24,5%)(6,13,26). Nguyên nhân có thể là do mẫu
nghiên cứu của chúng tôi còn ít, đa dạng, và
chưa lấy nhiều nơi trên khối u.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được 4
týp HPV trong mô u là 16, 18, 35, và 1 týp không
xác định, trong đó có týp 16, 18, 35 là các týp có
khả năng sinh ung cao đã được báo cáo trong
nhiều nghiên cứu. Theo nhiều nghiên cứu thì các
týp có độc lực cao này thường xuyên có mặt
trong các mẫu mô u và chiếm tỉ lệ cao, đặc biệt là
týp 16 nhưng có thể do mẫu nghiên cứu của
chúng tôi còn ít và đa dạng nên không thấy rõ
được ưu thế của týp HPV bị nhiễm nào. Ngoài ra
chúng tôi không ghi nhận được trường hợp nào
có sự đa nhiễm các týp HPV.
Bảng 2: Vị trí.
Týp HPV n % Vị trí
Không xác định 1 25 Hạ họng
16 1 25 Họng miệng
18 1 25 Mũi xoang
35 1 25 Họng miệng
Tổng 4 100
D’Souza 2007: HPV 16 chiếm 72% carcinôm
họng miệng(2).
Kreimer 2005(13): HPV 16 chiếm 30.9%
carcinôm họng miệng, 16% ở ổ miệng và 16.6% ở
thanh quản và hạ họng, còn HPV 18 có tỉ lệ ít
hơn hẳn và thấy ở ổ miệng và thanh quản-hạ
họng, ít thấy ở họng miệng. Riêng týp 35 cũng
được báo cáo thuộc nhóm có độc lực cao nhưng
rất ít thấy trong các tổn thương carcinôm ở vùng
đầu mặt cổ. Phân tích này cũng ghi nhận hiện
tượng đa nhiễm các týp HPV chiếm tỉ lệ thấp
3,6%, và chủ yếu là nhiễm HPV 16 chung với 1
týp khác.
Gillison_2000: HPV 16 chiếm 22% carcinôm
ĐMC, các týp khác chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều
bao gồm: 11, 18, 31, 33, không thấy có týp 35
nhưng thấy có đa nhiễm týp 16 + týp 31(3).
Việc HPV 18, loại týp HPV sinh ung thường
gặp thứ 2 sau týp 16, rất ít thấy ở carcinôm họng
miệng, đã được khẳng định trong tất cả các
nghiên cứu lớn, gợi ý cho chúng ta rằng bên
cạnh sự nhiễm HPV, loại týp HPV bị nhiễm
cũng thay đổi tùy theo phân vùng giải phẫu.
Điều này được giải thích là do khác biệt về mô
học giữa các vùng và ái lực khác nhau đối với
từng loại mô cũng như đặc tính riêng biệt của
các týp HPV. Theo Kreimer 2005(5) thì HPV 16 có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 9
ái lực cao với vùng tiếp giáp phức tạp giữa biểu
mô gai và mô lympho ở amiđan giống như ái lực
cao với vùng tiếp giáp biểu mô trụ – biểu mô gai
ở cổ tử cung, do đó amiđan hay bị nhiễm HPV.
Thêm vào đó, tại các khe amiđan có sự xâm nhập
sâu của biểu mô gai vào tổ chức lympho, càng
tạo điều kiện cho HPV xâm nhập vào lớp màng
đáy của biểu mô gai để gây bệnh. Còn HPV 18
thì lại ưa thích mô tuyến, nó là týp HPV chủ yếu
trong các carcinôm tuyến ở cổ tử cung. Ngoài ra,
người ta cũng thấy rằng nhiễm HPV 18 ít có khả
năng trở thành dai dẳng như nhiễm HPV 16.
Bảng 3: Tiền căn u nhú
Tiền căn u nhú
Không Có
Tổng
- 39 4 43
HPV
+ 4 0 4
Tổng 43 4 47
Không có trường hợp nhiễm HPV nào có
tiền căn u nhú tại chỗ, một số tác giả cho rằng
việc tiền căn có u nhú và HPV sinh ung lại
không liên quan gì với nhau, họ giải thích rằng
đa số u nhú gây ra bởi các týp HPV có nguy cơ
thấp như 6, 11, các týp này ít có khả năng sinh
ung. Sau đó BN được chữa khỏi u nhú, sau 1 thời
gian nữa mới bị carcinôm tế bào gai tại chỗ do
nguyên nhân khác, do đó không phát hiện HPV
trong tổn thương ung thư.
Việc tất cả các tổn thương có HPV (+) đều
không có sừng hóa gợi ý rằng loại virus ưa niêm
mạc này có ái lực cao với tế bào carcinôm không
sừng hóa hoặc sự nhiễm và hoạt động của HPV
vào tế bào đã ức chế sự sừng hóa. Cần có thêm
nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về điều này.
Phần lớn tổn thương HPV (+) nằm ở họng
miệng (50%), toàn bộ là ở amiđan giống như các
nghiên cứu khác. Nhưng có thể do mẫu nghiên
cứu chưa đủ lớn nên không thấy rõ được sự liên
quan này.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Gillison_2000(6): HPV (+) chiếm 57% carcinôm ở
họng miệng, qua phân tích hồi quy logistic để
loại trừ các yếu tố nguy cơ khác, và với việc phát
hiện DNA trong nhân tế bào u ở tất cả các giai
đoạn của ung thư (tiền xâm lấn, xâm lấn, và hạch
lympho), nghiên cứu còn kết luận rằng carcinôm
họng miệng có HPV (+) (đặc biệt là týp 16) khác
hẳn carcinôm có HPV (-) về giải phẫu bệnh, đặc
điểm sinh học của khối u (ít đột biến gen p53),
yếu tố nguy cơ (ít liên quan với thuốc lá và rượu
bia), và biểu hiện lâm sàng (cải thiện tỉ lệ sống
còn); hay nói cách khác đây có thể là 1 thể ung
thư riêng biệt có giải phẫu bệnh và bệnh học
phân tử hoàn toàn khác so với các ung thư ở
vùng khác. Thêm vào đó, tác giả còn cho rằng ít
có liên quan giữa HPV và carcinôm các vùng
khác ngoài họng miệng và các trường hợp xác
định HPV (+) bằng PCR ở các vùng đó thì ít khi
cho kết quả (+) khi kiểm tra lại với các phương
pháp Southern blot hoặc phối bản tại chỗ. Điều
này được nhóm nghiên cứu giải thích rằng do sự
quá nhạy cảm của PCR đã phát hiện cả những
trường hợp nhiễm HPV muộn không liên quan
đến sự phát triển của ung thư.
Ngoài ra, có 1 mẫu HPV (+) nằm ở mũi
xoang, vốn là vị trí trước nay ít được nghiên cứu
về HPV sinh ung. Nghiên cứu của
Gillison_2000(6), và của Kreimer_2005: phân tích
meta 60 nghiên cứu cũng không thấy có nghiên
cứu về HPV sinh ung ở mũi xoang.
Cũng theo Kreimer-2005(13), 1 trong những
yếu tố làm thay đổi hoặc làm thiếu chính xác tỉ lệ
các vùng ung thư của đầu mặt cổ là do sự phổ
biến của các khối u to, tiến triển, đa vùng. Nghĩa
là u có thể nằm ở 2 vùng hoặc hơn làm khó khăn
cho việc phân loại. Với sự kết hợp khám lâm
sàng, nội soi, CTscan, và phẫu thuật (nếu có),
chúng tôi đã hạn chế được vấn đề này bằng việc
xác định chính xác hơn khởi nguồn của khối u.
Nhiễm HPV thường xảy ra ở các tổn thương
có giai đoạn T sớm, điều này giống 1 phần so với
các nghiên cứu khác: theo Marur (2010)(7) thì các
tổn thương có HPV (+) có T sớm (T1-2) và N
muộn, riêng ung thư họng miệng thường xuất
hiện với giai đoạn III hoặc IV.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra một số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 10
kết luận như sau:
Không thấy có tỉ lệ cao nhiễm HPV trong các
tổn thương UTBMTBG như cảnh báo của các
nghiên cứu gần đây trên thế giới (8,5%). Có thể
là do mẫu nghiên cứu còn ít, và đa dạng.
Tuy vậy vẫn thấy có vai trò của các týp HPV
có độc lực cao là 16, 18, 35.
Không thấy có liên quan rõ rệt giữa nhiễm
HPV và vị trí ung thư, nhưng cũng cần lưu ý vị
trí họng miệng.
Đặc điểm mô học của các tổn thương có HPV
(+) là biệt hóa kém (75%), không sừng hóa
(100%).
HPV 18 có thể có vai trò trong ung thư mũi
xoang.
Các tổn thương HPV (+) thường có giai đoạn
T sớm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bailey, Byron J (2006). “Head and Neck surgery”. Head Neck
surgery – Otolaryngology 1(4): 3978-4973
2. D'Souza, G., et al (2007). “Case-control study of human
papillomavirus and oropharyngeal cancer”. N Engl J Med.
356(19): 1944-56
3. Gillison, M.L., et al (2000). “Evidence for a Causal Association
Between Human Papillomavirus and a Subset of Head and
Neck Cancers”. J Natl Cancer Inst,. 92(9): 709-20
4. Gillison, M.L (2006). “Human papillomavirus and prognosis of
oropharyngeal squamous cell carcinoma: implications for
clinical research in head and neck cancers”. J Clin Oncol,.
24(36): 5623-5
5. Kreimer, A.R., et al (2005). “Human papillomavirus types in
head and neck squamous cell carcinomas worldwide: a
systematic review”. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev,. 14(2):
467-75
6. Machado, J., et al (2010). “Low prevalence of human
papillomavirus in oral cavity carcinomas”. Head Neck Oncol,.
2: 6
7. Marur, S., et al (2010). “HPV-associated head and neck cancer:
a virus-related cancer epidemic”. Lancet Oncol,. 11(8): 781-9
8. Meyer, M.S., et al (2008). “Human papillomavirus-16 modifies
the association between fruit consumption and head and neck
squamous cell carcinoma”. Cancer Epidemiol Biomarkers
Prev,. 17(12): 3419-26
9. Umudum H, et al (2005). “Human Papillomavirus Genome
Detection by in Situ Hybridization in Fine-Needle Aspirates of
Metastatic Lesions from Head and Neck Squamous Cell
Carcinomas”. American Cancer Society. 1-6
10. Westra W H, et al (2009). “Human Papillomavirus and Head
and Neck Squamous Cell Carcinoma: Recent Evidence and
Clinical Implications”. J Dent Res 88(4): 300-306.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_typ_hpv_trong_cac_ton_thuong_ung_thu_vung_mui_hong.pdf