Xác định vì sao nhiều bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa ở thành phố Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN Nghiên cứu từ 2001 đến 2003 trên 2.587 BN ở 6 BV tuyến trên của TPHCM cho thấy thực trạng quá tải BN ở phòng khám ngoại trú các BV này là có thật, xảy ra thường xuyên: vượt công suất sử dụng giường bệnh (107,8%- 130,0%), vượt chỉ tiêu KCB ngoại trú (114,4%- 145,0%). Mỗi ngày một nhân viên y tế phải làm thêm giờ (2- 5 tiếng); hơn 70,0% BN tập trung khám vào buổi sáng. trong khi đó tuyến YTCS có thể ở trị được (67,7%). Nguyên nhân cơ bản là BN và thân nhân BN tin tưởng BV tuyến trên của TPHCM, đồng thời nhà nước chưa có cơ chế đồng bộ và giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề quá tải, nên BN tự chọn BV cho mình. Khuyến nghị Đối với Sở Y tế TPHCM phải hỗ trợ YTCS như: Công tác tuyến, luân chuyển bác sĩ giỏi đến với YTCS để nâng cao chất lượng KCB cho cỡ sở điều trị, thu hút BN nhằm tạo sự tin tưởng của người dân. Phân tuyến điều trị để giảm BN vượt tuyến. Nhiệm vụ trọng tâm của YTCS là công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, KCB với kỹ thuật cao; nhiệm vụ BV tuyến trên KCB chuyên sâu; cần bổ sung TTB cho tuyến YTCS, để tạo thuận lợi cho KCB thông thường, nhằm tăng lòng tin của dân; Sắp xếp và bố trí việc KCB tại tuyến trên (có lịch khám cụ thể), chuyển bệnh tái khám vào các buổi chiều để giải áp BN buổi sáng. Đối với Ngành Y tế: Bổ sung và sửa đổi một số chế độ, chính sách, đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan đến KCB. Có biện pháp cụ thể giải quyết qúa tải và đồng bộ; bệnh viện tuyến trên tăng cường công tác tuyến, chuyển giao công nghệ cho YTCS, để YTCS có điều kiện thực hiện KCB kỹ thuật cao. Các bệnh viện được thu viện phí, theo tuyến và theo đối tượng, để có đủ kinh phí phục vụ công tác KCB với chất lượng ngày càng cao.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định vì sao nhiều bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 212 XÁC ĐỊNH VÌ SAO NHIỀU BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI CÁC BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Cư* TÓM TẮT Đặt vấn ñề: Ngành y tế luôn ñầu tư cho phòng bệnh, khám và chữa bệnh, nhưng hiện nay ñang ñứng trước vấn ñề chất lượng khám và chữa bệnh với quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến trên nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Hệ quả của quá tải là bệnh nhân phàn nàn, chất lượng ñiều trị không cao, quản lý khó khăn và hạn chế phát triển. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác ñịnh vì sao quá nhiều bệnh nhân ñến khám tại các bệnh viện tuyến trên ở thành phố Hồ Chí Minh, càng ngày càng tăng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu tính theo công thức: n = Z2 (1-α/2) x P x (1-P)/e n = 1,962 x 0,5 x 0,5/0,052 = 384,16. Mỗi bệnh viện chọn trên 384 bệnh nhân. Xử lý theo phần mềm thống kê SPSS 10,05. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện từ 2001 ñến 2003 tại 6 bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh, mẫu chọn ñược n= 2.587 bệnh nhân, tất cả ñồng ý tham gia nghiên cứu và tự nguyện trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Kết quả có 65,3% nữ. Vượt chỉ tiêu khám từ 114,4% ñến 145,0%. Vượt chỉ tiêu sử dụng giường bệnh từ 107,8% ñến 130,0%. Nhập viện trung bình 4,5%. Có hơn 70,0% bệnh nhân khám buổi sáng. Có 45,9% bệnh nhân từ các tỉnh ñến, nhiều nhất là bệnh viện Ung Bướu 70,5%, bệnh viện Bình dân 50,7%. Lý do bệnh nhân khám tại các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh là: chuyên khoa 77,1%, bác sĩ giỏi 38,7%, ñủ trang thiết bị và thuốc 35,0%. Sau khám bệnh nhân ñược cấp toa về ñiều trị là 74,9%. Bác sĩ ñiều trị cho biết có 67,7% trường hợp y tế cơ sở có thể trị ñược. Kết luận: Quá tải bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú là có thật, xảy ra vào buổi sáng. Vượt chỉ tiêu sử dụng giường bệnh và khám ngoại trú. Nhân viên y tế phải làm thêm giờ (2- 5 tiếng). Có 70,0% trường hợp có thể ñiều trị ñược tại y tế cơ sở. Nguyên nhân quá tải là do bệnh nhân tin tưởng các bệnh viện tuyến trên ở thành phố Hồ Chí Minh (67,7%). Khuyến nghị: Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ y tế cơ sở công tác tuyến, luân chuyển cán bộ, phân tuyến ñiều trị, các bệnh viện tuyến trên khám và chữa bệnh chuyên sâu và có lịch khám cụ thể ñể giải áp bệnh nhân buổi sáng. Ngành Y tế bổ sung một số chế ñộ, chính sách, ñặc biệt là các chỉ tiêu liên quan ñến khám và chữa bệnh, có biện pháp chỉ ñạo bệnh viện tuyến trên về công tác tuyến và luân chuyển cán bộ và chuyển giao công nghệ về y tế cơ sở, cho bệnh viện thu tiền theo ñối tượng. Từ Khóa: Quá tải bệnh nhân tại bệnh viện, Bệnh nhân ngoại trú ABSTRACT DETERMINE WHY MORE PATIENTS TO CLINIC IN THE HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY Nguyen Van Cu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 211 - 217 Background: Health sector are investing for the prevention, examination and treatment, but now is facing quality problems and medical treatment to patients at overloaded hospitals in general and Ho Chi Minh City (HCMC) in particular. Consequences of overloading the patient complained not high-quality treatment and management problems and limited development. Objective study to determine why so many patients visit the hospitals in the HCMC, increasing. Methods: Designed epidemiological studies cross-section description. Sample size calculated by: n = Z2 (1-α/2) x P x (1-P)/e n = 1.962 x 0.5 x 0,5/0.052 = 384.16. Each hospital selected on 384 patients. Processed by statistical software SPSS 10.05. Results: Research carried out from 2001 to 2003 in six hospitals in HCMC, samples were selected n = 2587 patients, all agree to participate in voluntary research and answer interview questions. Results are 65.3% female. Exceeding targets examination from 145.0% to 114.4%. Exceeding the target use of hospital beds from 107.8% to 130.0%. Admission average 4.5%. More than 70.0% of patients examined morning. * ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên hệ: TS. Nguyễn Văn Cư ĐT: 0903.925.342 Email: cuupnt@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 213 There are 45.9% of patients from the provinces to, at most Tumor hospitals 70.5%, 50.7% of Binh Dan hospital. Reason patients examined at the hospital in HCMC is a specialist 77.1%, good doctor 38.7%, sufficient equipment and medications 35.0%. After patients are issued a prescription for treatment is 74.9%. Treating physician for 67.7% of cases with medical treatment facilities may be. Conclusions: Overloaded patients in outpatient clinics are real, occurring in the morning. Exceeding the target use of hospital beds and outpatient examinations. Health workers to work overtime (2-5 hours). Has 70.0% of cases can be treated at medical facilities. Cause overload because patients trust hospitals in the HCMC 67.7%. Recommendations: - Health Department of HCMC to support the work of medical facilities available, staff rotation, distribution line treatment, the hospitals and the medical treatment and in- depth examination schedule pressure to address specific disease of the morning. - Health sector added some regime policies, especially the criteria related to examination and treatment, which measures direct hospitals to work online and rotation of cadres and technology transfer medical facilities, the hospital charge for the object. Keywords: Overloaded patients in clinics, outpatient ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khoẻ là tài sản vô giá của cá nhân và xã hội, vì vậy ngành y tế (YT) ñầu tư cho sức khoẻ, vì ñây vừa là mục ñích, vừa là ñộng lực của phát triển kinh tế xã hội(9). Hiện nay ngành ñang gặp các vấn ñề YT: Chất lượng dịch vụ YT, Y ñức, công bằng, chi phí y tế với quá tải bệnh nhân (BN) tại các bệnh viện (BV), ñặc biệt là BN ñến khám tại các BV tuyến trên nói chung và thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nói riêng có chiều hướng tăng theo thời gian(2,11,12). Hệ quả quá tải sẽ làm BN luôn kêu ca, phàn nàn; thời gian khám một BN ít nên chất lượng ñiều trị sẽ không cao, công tác quản lý gặp khó khăn(9,6), ñặc biệt là làm hạn chế phát triển và tụt hậu do quá tải kéo dài. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu vì sao BN khám nhiều tại BV tuyến trên ở TPHCM mỗi ngày một tăng. Đòi hỏi (Demands) Vùng hiệu quả Không hài lòng Nhu cầu (Besoins) Lãng phí Đáp ứng (Responds) Nhu cầu giả Sơ ñồ: Tương quan giữa nhu cầu- ñòi hỏi- ñáp ứng (Prof.. Marc. Vanmeetbeek) Bệnh viện quá tải BN là do ñáp ứng không thoả nhu cầu, hoặc nhu cầu quá lớn so với khả năng của bệnh viện. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu dịch tễ học cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu tính theo công thức: n = Z2 (1-α/2) x P x (1-P)/e n = 1,962 x 0,5 x 0,5/0,052 = 384,16. Vậy mỗi BV chọn trên 384 BN; chọn ngẫu nhiên trong 27 BV tuyến trên do Sở Y tế TPHCM quản lý, ta ñược bệnh viện Từ Dũ (BVTD), bệnh viện Nhi Đồng 1 (BVNĐ1), bệnh viện Tai Mũi Họng (BVTMH), bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (BVCTCH), bệnh viện Ung Bướu (BVUB) và bệnh viện Bình Dân (BVBD). Xử lý số liệu theo phần mềm thống kê SPSS 10,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu ñược thực hiện từ 2001 ñến 2003, tại 6 BV tuyến trên tại TPHCM. Những BV ñược chọn nghiên cứu gồm BVNĐ1 (chọn ñược 410 BN) BVCTCH (chọn ñược 445 BN), BVBD (chọn ñược 473 BN), BVTD (chọn ñược 436 BN), Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 214 BVTMH (chọn ñược 399 BN) và BVUB (chọn ñược 424 BN). Tổng cộng mẫu chọn ñược n= 2.587 BN, tất cả ñồng ý tham gia nghiên cứu và tự nguyện trả lời các câu hỏi phỏng vấn, những BN dưới 15 tuổi có thân nhân trả lời thay. Phân tích cho ta kết quả: có 65,3% là BN là nữ. Tuổi lớn nhất là 94 tuổi thuộc BVBD, nhỏ nhất là 2 tháng tuổi thuộc BVNĐ1, các BV ñều vượt chỉ tiêu khám từ 114,4% (BVCTCH) ñến 145,0% (BVUB), vượt chỉ tiêu sử dụng giường bệnh từ 107,8% (BVNĐ1) ñến 153,8% (BVTD). Tỷ lệ nhập viện trung bình 4,5% như BVNĐ1: 5,0%; BVCTCH: 5,4%; BVBD: 7,0%; BVTD Phụ khoa: 2,5%- Sản khoa: 5,0%; BVTMH: 2,0%; BVUB: 12,2%. Hơn 70,0% BN tập trung khám vào buổi sáng, nhiều nhất là tái khám. Biểu ñồ 1: Phân bố % tỷ lệ khám tại BV theo Tỉnh và TPHCM Có 45,9% người dân từ các tỉnh khác ñến khám tại các BV tuyến trên TPHCM, nhiều nhất là các tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, tỉnh Long An, tỉnh Bình Dương. Bệnh viện có BN ñến từ các tỉnh nhiều nhất là BVUB (70,5%); BVBD (50,7%) và BVCTCH (43,1%). 31.9% 31.1% 7.4% 22.8% 6.8% theâm baùc só theâm y taù theâm phoøng khaùm theâm choã chôø yù kieán khaùc 73.4 56.9 49.3 49.3 67.9 29.5 26.6 43.1 50.7 50.7 32.1 70.5 0 20 40 60 80 100 120 N 1 CH BD TD TMH UB Tỷ lệ % TPHCM Các tỉnh Bệnh viện Thêm phòng chờ Ý kiến khác Thêm bác sĩ Thêm Y tá Thêm phòng khám Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 215 Biểu ñồ 2: Phân bố ñề nghị ñối với BV Trong mẫu nghiên cứu có 810 BN không ý kiến; các ý kiến góp ý của BN ñối với BV như: thêm chỗ ngồi chờ: 31,9%, thêm phòng khám: 31,1%, thêm bác sĩ: 22,8%, thêm y tá: 7,4%; các ý kiến khác: 6,8% như: nới rộng chỗ thu tiền, tăng cường làm vệ sinh, mở rộng diện tích nơi ñể xe. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 216 Bảng 1: Tần số và tỷ lệ lý do chọn khám của BN tại BV ở TPHCM, n= 2578 TP. HCM Các Tỉnh Tổng Lý do chọn BV TPHCM cho mẫu TS % TS % TS % Chuyên khoa, trị mau hết* 1071 76,6 923 77,6 1994 77,1 Thói quen* 289 20,7 121 10,2 410 15,8 Bác sĩ giỏi* 449 32,1 552 46,4 1001 38,7 Đủ trang bị và thuốc 463 33,1 442 37,2 905 35,0 Gần nhà, tiện ñường 123 8,8 31 2,6 154 6,0 Thái ñộ tiếp xúc tốt của BS-YT-BV* 162 11,6 112 9,4 274 10,6 Thông tin Ttruyền, người quen chỉ** 205 14,7 294 24,7 499 19,3 Có miễn phí** 16 1,1 42 3,5 58 2,2 Ý kiến khác** 85 6,1 57 4,8 142 5,5 Bệnh nhân ñến khám tại các BV tuyến trên của TPHCM với lý do: chuyên khoa, ñiều trị mau hết: 77,1%; bác sĩ giỏi: 38,7%, ñủ trang thết bị và có ñủ thuốc: 35,0%. Nếu tính theo sự tin tưởng gồm chuyên khoa, trị mau hết; bác sĩ giỏi; ñủ trang thiết bị và có ñủ thuốc chiếm 67,7% trên tổng số các ý kiến khác. Kết quả sau khám là: cấp toa về nhà ñiều trị là 74,9%; nhập viện ñể ñiều trị: 24,5%; chuyển BV khác: 0,6%, vì là các bệnh có liên quan ñến chuyên khoa thiết yếu khác mà BV không thể giải quyết. Bảng 2: Tỷ lệ % BN ñược cấp toa về ñiều trị tại nhà theo nơi cư trú, n= 2578 Toa cấp Nhập viện Nơi cư trú Tổng số % Tổng số % TP Hồ Chí Minh 1.129 80,8 269 19,2 Các tỉnh 809 68,0 380 32 χ2 = 55,30, P< 0,001. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ cấp toa về ñiều trị tại nhà giữa BN TPHCM và BN các tỉnh. Bảng 3: Tần số và tỷ lệ phân bố nơi ñiều trị phù hợp, n= 2578 YTCS ñiều trị ñược YTCS không trị ñược Bệnh viện TS % TS % BVNĐ1 316 77,1 94 22,9 BVCTCH 220 49,4 225 50,6 BVBD 206 43,6 267 56,4 BVTD 329 75,5 107 24,5 BVTMH 222 55,6 177 44,4 BVUB 230 54,2 194 45,8 Tính chung có 67,7% YTCS trị ñược bệnh, cho thấy cần truyền thông cho người dân biết khả năng của YTCS Phỏng vấn trực tiếp Ban giám ñốc các tỉnh có BN khám nhiều nhất tại các BV ở TPHCM như tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An, tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu cho ta thấy các BV tuyến trên của các tỉnh này cũng quá tải, xuất hiện từ khoảng năm 2000. Hiện nay các nơi này chưa có Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 217 nghiên cứu và chỉ có biện pháp ñối phó tình thế. Theo các lãnh ñạo Sở Y tế, những nơi này cũng vượt kế hoạch về lượt khám BN là do dân tin tưởng, do dân số tăng nhanh và do kinh tế phát triển nhanh. KẾT LUẬN Nghiên cứu từ 2001 ñến 2003 trên 2.587 BN ở 6 BV tuyến trên của TPHCM cho thấy thực trạng quá tải BN ở phòng khám ngoại trú các BV này là có thật, xảy ra thường xuyên: vượt công suất sử dụng giường bệnh (107,8%- 130,0%), vượt chỉ tiêu KCB ngoại trú (114,4%- 145,0%). Mỗi ngày một nhân viên y tế phải làm thêm giờ (2- 5 tiếng); hơn 70,0% BN tập trung khám vào buổi sáng. trong khi ñó tuyến YTCS có thể ở trị ñược (67,7%). Nguyên nhân cơ bản là BN và thân nhân BN tin tưởng BV tuyến trên của TPHCM, ñồng thời nhà nước chưa có cơ chế ñồng bộ và giải pháp cụ thể ñể giải quyết vấn ñề quá tải, nên BN tự chọn BV cho mình. Khuyến nghị Đối với Sở Y tế TPHCM phải hỗ trợ YTCS như: Công tác tuyến, luân chuyển bác sĩ giỏi ñến với YTCS ñể nâng cao chất lượng KCB cho cỡ sở ñiều trị, thu hút BN nhằm tạo sự tin tưởng của người dân. Phân tuyến ñiều trị ñể giảm BN vượt tuyến. Nhiệm vụ trọng tâm của YTCS là công tác chăm sóc sức khỏe ban ñầu, KCB với kỹ thuật cao; nhiệm vụ BV tuyến trên KCB chuyên sâu; cần bổ sung TTB cho tuyến YTCS, ñể tạo thuận lợi cho KCB thông thường, nhằm tăng lòng tin của dân; Sắp xếp và bố trí việc KCB tại tuyến trên (có lịch khám cụ thể), chuyển bệnh tái khám vào các buổi chiều ñể giải áp BN buổi sáng. Đối với Ngành Y tế: Bổ sung và sửa ñổi một số chế ñộ, chính sách, ñặc biệt là các chỉ tiêu liên quan ñến KCB. Có biện pháp cụ thể giải quyết qúa tải và ñồng bộ; bệnh viện tuyến trên tăng cường công tác tuyến, chuyển giao công nghệ cho YTCS, ñể YTCS có ñiều kiện thực hiện KCB kỹ thuật cao. Các bệnh viện ñược thu viện phí, theo tuyến và theo ñối tượng, ñể có ñủ kinh phí phục vụ công tác KCB với chất lượng ngày càng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2002), Ngành Y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ XXI, Công trình chào mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 2003, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr 9, 101, 134, 319. 2. Bộ Y tế (2004), Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tổng kết phong trào thi ñua xây dựng bệnh viện xuất sắc toàn diện năm 2003, Hà Nội, tr 1-19. 3. Đỗ Nguyên Phương (1999), Y tế Việt Nam trong quá trình ñổi mới, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr 29- 65, 176- 197. 4. Ebrahim G.J, Hofvander Y and Karin P.A (1983), Primary health care, in Viet Nam, pp 11- 25, 99- 114. 5. Health research design workshop (1997), WHO collaborating center for women’s health, key center for women’s health in society, faculty of medicine dentistry and health sciences, the university of Melbourne, pp 42- 45. 6. Integrated Management of Childhood Illness, pp 2-19. 7. International Statistical Classification of Disease and related problem, (1993) 10th revision, Vol 2, WHO, pp 1-5, 9- 48. 8. Nghị quyết của Bộ Chính trị (2004) Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, tr 1- 11. 9. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Phước Chưởng (1997), Khảo sát hoạt ñộng nhi khoa tại 5 tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan ñến quá tải bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 39- 47. 10. Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Quỳnh Mai và CTV (1998), Mô hình hiện ñại hoá (ngành y tế) thành công ở Thành phố Hồ Chí Minh, tr 2- 17, 96- 107. 11. Nguyễn Văn Cư (1999), Khảo sát những nguyên nhân dẫn ñến quá tải ở bệnh viện Nhi Đồng 1, luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 36, 38. 12. Phạm Lê Tuấn (2003), Báo cáo nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú tại một số bệnh viện Trung ương- Hà Nội và ñề xuất các giải pháp cơ bản khắc phục tình trạng quá tải, Hà Nội, tr 26-52. 13. Sở Y tế Thành phố Hà Nội (2003), Nghiên cứu thực trạng quá tải khám chữa bệnh nội trú- ngoại trú tại một số bệnh viện Trung Ương- Hà Nội và ñề xuất các giải pháp cơ bản khắc phục tình trạng quá tải, tr 26- 52. 14. Trần Tấn Trâm, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Nguyễn Hữu Hưng và CS (1997), Khảo sát nguyên nhân quá tải tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và ñề xuất hướng giải quyết, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 1- 7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxac_dinh_vi_sao_nhieu_benh_nhan_den_kham_tai_cac_benh_vien_c.pdf
Tài liệu liên quan