Xác định yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức - thái độ - thực hành của bệnh nhân cao huyết áp tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh năm 2006

Công tác quản lý người bệnh còn chưa hiệu quả 52% bệnh nhân CHA không đến đúng cơ quan y tế để khám bệnh. Số còn lại tuy có đến với các cơ quan y tế tham gia theo dõi và điều trị nhưng mức độ không thường xuyên chiếm tỷ lệ cao 79.30%. Mặt khác cộng đồng quận 9 đã có chương trình GDSK về THA nhưng chưa thường xuyên , thiếu cộng tác viên, hoặc cộng tác viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về THA. Điều này cũng làm cho người bệnh không tiếp nhận được những thông tin về bệnh THA dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về bệnh thấp. KẾT LUẬN Qua phân tích các đặc điểm bệnh nhân THA chúng tôi nhận thấy có tương quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành bệnh nhân với tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số HA >=140/90 mmHg. Mặt khác Y tế cộng đồng dân cư quận 9 vẫn chưa có cách quản lý và theo dõi bệnh nhân một cách hiệu quả. Từ đó dẫn đến thái độ tuân thủ theo dõi và điều trị bệnh của bệnh nhân kém. Người bệnh quá chủ quan trong theo dõi và điều trị bệnh cho bản thân vì kinh tế,biến chứng bệnh chưa biểu hiện nhiều. Chính vì thế mà tỷ lệ bệnh nhân CHA có chỉ số HA độ II (>=140/90 mmHg) theo JNC VII cao. Kết quả này sẽ cung cấp số liệu đáng tin cậy nhằm làm cơ sở can thiệp, giải quyết một số vấn đề sức khỏe quan trọng liên quan đến bệnh tăng huyết áp của cộng đồng, khi khả thi, nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của cộng đồng quận 9 TP.HCM

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức - thái độ - thực hành của bệnh nhân cao huyết áp tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y tế Công cộng 127 XÁC ĐỊNH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC-THÁI ĐỘ-THỰC HÀNH CỦA BỆNH NHÂN CAO HUYẾT ÁP TẠI QUẬN 9 TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2006 Trần thiện Thuần  TÓM TẮT Đặt vấn đề: Để góp phần vào công tác quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại quận 9 TP Hồ chí Minh tốt hơn, thay vì điều tra nguyên nhân của bệnh THA chúng tôi tiến hành một cuộc điều tra đánh giá nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thái độ, thực hành bệnh nhân THA có chỉ số cao độ I theo JNC VII trong cộng đồng quận 9 để giúp các bệnh nhân THA theo dõi và điều trị bệnh tốt hơn. Mục tiêu: Xác định mối tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thái độ thực hành ở những bệnh nhân THA từ 30 tuổi trở lên tại quận 9 từ 2/06/06 đến 30/06/06 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu bệnh-chứng. Dân số đích: Tất cả những bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp trên 30 tuổi sống tại quận 9.và đã được giáo dục sức khỏe về THA trong năm 2005 Dân số chọn mẫu: Tất cả những bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp trên 30 tuổi được quản lý bệnh tại 5 trạm y tế phường:Tăng nhân Phú A, Tăng nhân Phú B, Phước Long A, Phước Long B, Phú Hữu quận 9 Kết quả : Tỷ lệ bệnh nhân thiếu kiến thức bệnh lý THA cũng như kiến thức về cách theo dõi và điều trị bệnh này cao(50.61%). Nguyên nhân dẫn đến kiến thức thấp: Thiếu thông tin về CHA.Có 61,6 %.Trình độ học vấn thấp 54% trình độ học vấn từ cấp II trở xuống Tỷ lệ bệnh nhân có thái độ sai đối với việc theo dõi và điều trị bệnh THA cao(74%). Nguyên nhân dẫn đến thái độ sai của người bệnh do:Thiếu kiến thức; Hoàn cảnh kinh tế khó khăn Tỷ lệ bệnh nhân có thực hành sai trong việc theo dõi và điều trị CHA cao(55%). Nguyên nhân dẫn đến thực hành sai do: Kiến thức sai; Hoàn cảnh kinh tế: Công tác quản lý người bệnh còn chưa hiệu quả: 52% bệnh nhân CHA không đến đúng cơ quan y tế để khám bệnh. Số còn lại tuy có đến với các cơ quan y tế tham gia theo dõi và điều trị nhưng mức độ không thường xuyên chiếm tỷ lệ cao 79.30%. Kết luận: Qua phân tích các đặc điểm bệnh nhân THA chúng tôi nhận thấy có tương quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành bệnh nhân với tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số HA ≥ 140/90 mmHg. Mặt khác Y tế cộng đồng dân cư quận 9 vẫn chưa có cách quản lý và theo dõi bệnh nhân một cách hiệu quả. Từ đó dẫn đến thái độ tuân thủ theo dõi và điều trị bệnh của bệnh nhân kém. Người bệnh quá chủ quan trong theo dõi và điều trị bệnh cho bản thân vì kinh tế,biến chứng bệnh chưa biểu hiện nhiều. Chính vì thế mà tỷ lệ bệnh nhân CHA có chỉ số HA độ II (≥140/90 mmHg) theo JNC VII cao. ABSTRACT IDENTIFY THE FACTOR WHICH INFLUENCE KNOWLEDGE – ATTITUDE – PRACTICE OF THE PATIENTS WHO HAVE HIGH BLOOD PRESSURE AT 9 DISTRICT IN HO CHI MINH CITY 2006 Tran Thien Thuan * Y Học TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 * Supplement of No 1 * 2007: 127 -135 Background: In order to contribute management and treatment work of the high blood pressure patients at 9 District in Ho Chi Minh City better, instead of investigating the causes of high blood pressure disease we perform a large study to analyze the factors which influence knowledge – attitude – practice of patients who have high level are 1 degree following JNC VII in community at 9 District to help them in keeping track of treatment better.  Khoa Y tế Công cộng – Đại học Y Dược Tp.HCM 128 Chuyên đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng Study objective: Identify the involvement of the factors which influence knowledge – attitude – practice of the high blood pressure patients who are 30 or over years old at 9 District from 2nd to 30 th June 2006. Study methodology: - Research design: case – control - Population target: Patients of high blood pressure are 30 or over years old, living at 9 District and are educated health about high blood pressure in 2005. - Population of sample selecting: Patients of high blood pressure are 30 or over years old, are managed in the fifth health stations: Tang Nhon Phu A, Tang Nhon Phu B, Phuoc Long A, Phuoc Long B and Phu Huu of 9 District. Study result: The percentage of patients, who haven’t enough knowledge not only the pathology but also the keeping track of way and treatment method, are high (50.61%). The mainly reasons are lack of information about disease; 61.6% people have low – education and 54% people studied secondary school or lower. The percentage of patients have wrong attitude which involve the keeping track and disease treatment high (74%). The mainly causes are lack of information and difficult finance. The percentage of patients has wrong practice which involves the keeping track and disease treatment high (55%). The mainly causes are wrong knowledge and difficult finance. The management work isn’t effective: 52% patients aren’t to go to direct the health foundation to examine. The others sometime go to direct health stations with 79.30%. Conclusion: Through analyzing the characteristics of patients who have high blood pressure, we consider that having involvement between knowledge, attitude, practice of patients with the percentage patients have blood pressure indicator >=140/90 mmHg. Besides, the health in 9 District hasn’t the management and following way effectively. From that, patient attitude in keeping track and treatment is low. They are subjective in following and cure because of finance, complication which shows a little. So the percentage of patients has blood pressure index which 2 degrees ( >=140/90 mmHg) following JNC VII high. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo y văn, tăng huyết áp thường là vô căn chiếm tỷ lệ 90%-95% do đó vấn đề phòng ngừa là rất khó khăn.Tuy vậy, ở bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát huyết áp để tránh dẫn đến tăng huyết áp có trị số cao có thể thực hiện được dựa vào việc kiểm soát các yếu tố: cân nặng, ăn uống, tập thể dục, dùng thuốc đúng,đủ... Chính vì vậy, để góp phần vào công tác quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại quận 9,TP.Hồ chí Minh tốt hơn, thay vì điều tra nguyên nhân của bệnh THA chúng tôi tiến hành một cuộc điều tra đánh giá nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thái độ, thực hành bệnh nhân THA có chỉ số cao độ I theo JNC VII trong cộng đồng quận 9 để giúp các bệnh nhân THA theo dõi và điều trị bệnh tốt hơn. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Xác định mối tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thái độ thực hành ở những bệnh nhân THA từ 30 tuổi trở lên tại quận 9 từ 2/06/06 đến 30/06/06. Mục tiêu chuyên biệt: - Xác định một số đặc điểm tuổi, giới, trình độ học vấn,... của bệnh nhân THA từ 30 tuổi trở lên có chỉ số HA độ I theo JNC VII. - Xác định mối tương quan giữa tỷ lệ bệnh nhân THA từ 30 tuổi trở lên có chỉ số HA độ I theo JNC VII vớí kiến thức về bệnh THA - Xác định mối tương quan giữa tỷ lệ bệnh nhân THA từ 30 tuổi trở lên có chỉ số HA độ I theo JNC VII vớí thái độ trong theo dõi và điều trị THA. - Xác định mối tương quan giữa tỷ lệ bệnh nhân THA từ 30 tuổi trở lên có chỉ số HA độ I theo JNC VII với thực hành trong việc điều trị và theo dõi bệnh THA. Y tế Công cộng 129 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh-chứng. Đối tượng nghiên cứu Dân số đích: Tất cả những bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp trên 30 tuổi sống tại quận 9 và đã được giáo dục sức khỏe về THA trong năm 2005 Dân số chọn mẫu: Tất cả những bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp trên 30 tuổi được quản lý bệnh tại 5 trạm y tế phường:Tăng nhân Phú A, Tăng nhân Phú B, Phước Long A, Phước Long B, Phú Hữu quận 9 Chọn mẫu Xác định nhóm bệnh Mổi trạm y tế phường trung bình quản lý khỏang 200 bệnh nhân >= 30 tuổi bị THA, trong đó có trên 100 bệnh nhân >=30 tuổi có chỉ số HA độ I (>=140/90mmHg)theo JNC VII. Chọn nhóm bệnh là 30 bệnh nhân trong 100 bệnh nhân trên. Xác định nhóm chứng Chọn tất cả bệnh nhân đến khám bệnh trong 6 tháng đầu năm 2006 >=30 tuổi có chỉ số HA từ ->=120/80mmHg -<140/90mmHg ( tiền THA) Chọn 30 bệnh nhân trong nhóm này làm nhóm chứng. Cỡ mẫu 2 2 )1( l pp ZCN   Với: z : trị số từ phân phối chuẩn : xác suất sai lầm loại 1 = 0,05 p : trị số mong muốn của tỉ lệ THA = 0,25 l : độ chính xác = 0,05 Mẫu nghiên cứu = 288 Vì điều tra phỏng vấn nhanh hộ gia đình, tiến hành trong khoảng thời gian ngắn có thể gặp phải hiện tượng thiếu hụt nghiên cứu với ước tính thiếu hụt khoảng 5%. Nên số người cần phải khảo sát là: N = 300 người 300 bệnh nhân >=30 tuổi bị bệnh THA .Tỷ lệ bệnh chứng là 1:1 Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu bằng bảng số ngẫu nhiên. Lưu ý một số việc trong thời gian điều tra: - Sau mỗi buổi điều tra: - Kiểm tra lại bảng câu hỏi đã hoàn thành. - Bổ sung ngay những thiếu sót, sai sót trong bảng câu hỏi - Thảo luận những khó khăn xảy ra trong quá trình đi điều tra và tìm cách giải quyết khi gặp tình huống đó. Qui ước cách trả lời bảng câu hỏi điều tra các yếu tố ảnh hưởng bệnh nhân THA Đánh giá chung về kiến thức Chúng tôi có 9 câu hỏi để đánh giá kiến thức người bệnh. Chúng tôi qui ước: Trả lời đúng dưới 5 câu: kiến thức thấp (kiến thức sai) Trả lời đúng 5 – 7 câu: kiến thức trung bình (kiến thức đúng) Trả lời đúng 8 -9 câu: Kiến thức khá (kiến thức đúng). Đánh giá chung về thái độ: Chúng tôi có 6 câu hỏi để đánh giá thái độ của người bệnh. Chúng tôi qui ước: Trả lời đúng 4-6 câu: thái độ đúng. Trả lời dưới 4 câu: thái độ sai (thái độ thấp). Đánh giá chung về thực hành Chúng tôi có 5 câu hỏi để đánh giá hành của người bệnh. Chúng tôi qui ước: Trả lời đúng 4-5 câu: hành vi đúng. Trả lời dưới 0-3 câu: hành vi sai. KẾT QUẢ Đặc điểm về nhóm nghiên cứu Đặc điểm về tuổi Bảng 1: Đặc điểm thống kê tuổi Tuổi Nhóm bệnh Nhóm chứng 130 Chuyên đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng Cao nhất 77 83 Thấp nhất 45 42 Trung bình 56 52 Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng. Đặc điểm về giới tính Bảng 2: Đặc điểm về giới tính Giới tính Nhóm bệnh Nhóm chứng Số người % Số người % Nam 84 56 63 42 Nữ 66 44 87 58 Tổng 150 100 150 100 Nhận xét: tỷ lệ nam ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng, nhưng nữ thì ngược lại. Đặc điểm về trình độ học vấn Bảng 3: Đặc điểm trình độ học vấn Trình độ Học vấn Nhóm bệnh Nhóm chứng Số người % Số người % Mú chữ 3 2 0 0 Đọc viết 12 8 18 12 Cấp I 57 38 72 48 Cấp II 60 40 48 32 Cấp III 18 12 12 8 Tổng 150 100 150 100 Nhận xét: 48% bệnh nhân nhóm bệnh có trình độ học vấn từ cấp II trở xuống 60% bệnh nhân trong nhóm chứng có trình độ học vấn từ cấp II trở xuống. Đặc điểm nghề nghiệp Bảng 4: Phân bố nghề nghiệp Nghề nghiệp Nhóm bệnh Nhóm chứng Số người % Số người % Kinh doanh 6 4 21 14 Hưu trí 30 20 15 10 Nội trợ 42 28 51 34 Công nhân 36 24 27 18 LĐPT 30 20 15 10 Khác 6 4 21 14 Nhận xét: phân bố nghề đều cho các nghề. Đặc điểm về kinh tế gia đình Bảng 5: Tình trạng kinh tế gia đình Hoàn cảnh Nhóm bệnh Nhóm chứng Số người % Số người % Khó khăn 48 32 39 26 Đủ sống 102 68 105 70 Có dư 0 0 6 4 Tổng 150 100 150 100 Nhận xét: Đa số bệnh nhân có hoàn cảnh gia đình đủ sống trở lên. Kiến thức thái độ thực hành của người bệnh Kiến thức Bảng 6: Kiến thức về bệnh THA KT đúng Nhóm bệnh( n= 150) Nhóm chứng(n=150) Số người % Số người % Chỉ số HA 51 34 69 46 Kiểm tra 36 24 66 44 Tuổi THA 48 32 45 30 Dấu hiệu 84 56 81 54 Nguy hiểm 33 22 51 34 Biến chứng 48 32 66 44 Cần Điều trị 69 46 42 28 Chế độ ăn 63 42 81 54 Thái độ Bảng 7: Thái độ đối với điều trị THA: Thái độ đúng Nhóm bệnh (n=150) Nhóm chứng(n=150) Số người % Số người % Điều trị 57 38 66 44 Kiểm tra HA 33 22 42 28 Uống thuốc 45 30 66 44a Thời gian ĐT 27 18 39 26 Lời khuyên 57 38 84 56 Tìm hiểu THA 93 62 111 74 Tham gia CT 69 46 102 68 Thực hành Bảng 8: Thực hành kiểm tra HA Thực hành đúng Nhóm bệnh(n=150) Nhóm chứng(n=150) Số người % Số người % Kiểm tra HA 129 86 114 76 Hạn chế Ăn mặn 48 32 86 57 Hạn chế Ăn mở 66 44 105 70 Không Hút thuốc 75 50 111 74 Không Uống rượu 63 42 102 68 Địa điểm ĐT 63 42 81 54 Uống thuốc đều 57 38 84 56 Bảng 9: Nguyên nhân không biết kiểm tra HA Nguyên nhân Nhóm bệnh Nhóm chứng Số người % Số người % Không ai giải thích 69 69.69 42 51.85 Không quan tâm 30 30.31 39 48.14 Tổng 99 100 81 100 Y tế Công cộng 131 Tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng không ổn định của HA: Sự tương quan giữa một số yếu tố với tình trạng không ổn định của huyết áp: Bảng 10: Sự tương quan giữa kiến thức với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I Kiến thức Nhóm bệnh Nhóm chứng Tổng Kiến thức sai 96 66 162 Kiến thức đúng 54 84 138 Tổng 150 150 300 2 =12.09; p<0,05; OR=2.26;KTC 95%=(1.75-5.01) Sự tương quan giữa kiến thức với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I trở lên là có ý nghĩa thống kê. Người có kiến thức sai có nguy cơ bị tăng HA gấp 2.26 lần người có kiến thức đúng. Bảng 11: Sự tương quan giữa thái độ với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I Thái độ Nhóm bệnh Nhóm chứng Tổng Thái độ sai 96 66 162 Thái độ đúng 54 84 138 Tổng 150 150 300 2 = 30.5 p<0,01, OR = 3,93, KTC 95%=(1.72-8.9) Sự tương quan giữa thái độ với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I trở lên là có ý nghĩa thống kê. Người có thái độ sai có nguy cơ bị tăng HA gấp 4 lần người có thái độ đúng. Bảng 12: Sự tương quan giữa thực hành với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I Thực hành Nhóm bệnh Nhóm chứng Tổng Thực hành sai 105 60 165 Thực hành đúng 45 90 135 Tổng 150 150 300 2 = 27,2; p<0,01; OR = 3.5; KTC 95%=(1.55-7.9) Sự tương quan giữa kiến thức với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I là có ý nghĩa thống kê. Người có thực hành sai có nguy cơ bị tăng HA gấp 3.5 lần người có thực hành đúng. Bảng 13: Tương quan giữa yếu tố ăn mặn với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I Yếu tố ăn mặn Nhóm Nhóm chứng Tổng bệnh Số người ăn mặn 102 69 171 Không ăn mặn 48 86 129 Tổng 150 150 300 2 =18,53 p<0,02, OR =2,68, KTC 95%=(1.23- 5.81) Sự tương quan giữa thói quen ăn mặn với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I là có ý nghĩa thống kê. Người có thói quen ăn mặn có nguy cơ bị tăng HA gấp 2,68 lần người không có thói quen ăn mặn. Bảng 14: Tương quan giữa ăn chất béo với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I ăn chất béo Nhóm bệnh Nhóm chứng Tổng Ăn chất béo 84 45 129 Không ăn 66 105 171 Tổng 150 150 300 2 = 19.4 p<0,01, OR = 2,97, KTC 95%=(1.32-6.69) Sự tương quan giữa thói quen ăn nhiều chất béo với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I là có ý nghĩa thống kê. Người có thói quen ăn nhiều chất béo có nguy cơ bị tăng HA gấp 2.97 lần người không ăn chất béo. Bảng 15: Tương quan giữa hút thuốc lá với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I Hút thuốc lá Nhóm bệnh Nhóm chứng Tổng Có hút thuốc 75 39 114 Không hút thuốc 75 111 186 Tổng 150 150 300 2 = 18.3 p<0,02, OR=2,85, KTC 95% =(1.24-6.53) Sự tương quan giữa thói quen hút thuốc lá với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I là có ý nghĩa thống kê. Người có thói quen hút thuốc lá có nguy cơ bị tăng HA gấp 2,85 lần người không hút thuốc lá. Bảng 16: Tương quan giữa uống rượu với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I Uống rượu Nhóm Nhóm Tổng 132 Chuyên đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng bệnh chứng Uống rượu, bia 87 48 135 Không uống rượu bia 63 102 165 Tổng 150 150 300 2 = 19.5 p>0,01,OR=2.93, KTC 95% = (1.3-6.56) Sự tương quan giữa thói quen uống rượu với tình trạng bệnh nhân có chỉ số huyết áp độ I là có ý nghĩa thống kê. Người có thói quen uống rượu có nguy cơ bị tăng HA gấp 2,93 lần người không uống rượu Uống rượu là yếu tố nguy cơ gây tăng HA. Sự tương quan giữa một số yếu tố với kiến thức người bệnh: Bảng 17: Sự tương quan giữa trình độ học vấn với kiến thức người bệnh Trình độ học vấn Kiến thức sai Kiến thức đúng Tổng Trình độ dưới cấp II 108 54 162 Từ cấp II trở lên 54 84 138 Tổng 162 138 300 2 =21,65; p<0,0001; OR=3,11, KTC 95%= (1,89- 5,14) Sự tương quan giữa trình độ học vấn với kiến thức người bệnh là có ý nghĩa thống kê. Người có trình độ học vấn dưới cấp II thì có kiến thức sai về bệnh gấp 3 lần người có trình độ học vấn từ cấp II.\trở lên Bảng 18: Sự tương quan giữa kinh tế gia đình với kiến thức Kinh tế gia đình Kiến thức sai Kiến thức đúng Tổng KT khó khăn 63 24 87 KT không khó khăn 99 114 213 Tổng 162 138 300 2 = 33.07; p <0,001;OR=3.02;KTC 95% = (1.21-7.55) Sự tương quan giữa hoàn cảnh kinh tế với kiến thức là có ý nghĩa thống kê. Người hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì có nguy cơ dẩn đến kiến thức sai gấp 3 lần người có hoàn cảnh kinh tế không khó khăn. Sự tương quan giữa kiến thức với thái độ người bệnh Bảng 19: Sự tương quan giữa kiến thức với thái độ Kiến thức Thái độ sai Thái độ đúng Tổng Kiến thức sai 40 14 54 Kiến thức đúng 18 28 46 Tổng 58 42 100 2 = 36.45 p <0,001, OR = 4.44, KTC 95% = (1.94-10.16) Sự tương quan giữa kiến thức với thái độ là có ý nghĩa thống kê. Người có kiến thức sai thì có nguy cơ dẩn đến thái độ sai 4 lần người có kiến thức đúng. Sự tương quan giữa kiến thức với thực hành người bệnh: Bảng 20: Tương quan giữa kiến thức với hành vi Kiến thức Thực Hành sai Thực Hành đúng Tổng Kiến thức sai 117 45 162 Kiến thức đúng 48 90 138 Kiến thức đúng 48 90 138 Tổng 165 135 300 2 =52.07; p<0,0001; OR=4.875; KTC 95% = (2.13- 11.15) Sự tương quan giữa kiến thức với thực hành là có ý nghĩa thống kê. Người có kiến thức sai thì có thực hành sai gấp 4.875 lần người có kiến thức đúng. Sự tương quan giữa hoàn cảnh kinh tế với thực hành uống thuốc Bảng 21: Tương quan giữa hoàn cảnh kinh tế với hành vi uống thuốc Hoàn cảnh kinh tế Không liên tục Liên tục Tổng Kinh tế khó khăn 57 30 87 Kinh tế không khó khăn 75 138 213 Tổng 132 168 300 2 =21.67; p<0,1; OR=3.496; KTC 95%=(1.44- 8.48) Sự tương quan giữa hoàn cảnh kinh tế với hành vi uống thuốc là có ý nghĩa thống kê. Người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì uống thuốc không liên tục gấp 3.496 lần người không có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Y tế Công cộng 133 BÀN LUẬN Về mặt lý thuyết thì có rất nhiều yếu tố góp phần làm cho chỉ số HA của bệnh THA cao không ổn định, thường HA >= 140/90 mmHg. Trong khả năng có hạn chúng tôi đã điều tra 300 bệnh nhân bệnh THA để tìm ra một số đặc điểm nổi bật góp phần là cho tỷ lệ bệnh nhân >=30 tuổi bệnh THA có trị số HA cao Độ 1 (>=140/90 mmHg) trở lên theo JNC VII tăng. Chúng tôi ghi nhận một số kết quả cần lưu ý như sau: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu kiến thức bệnh lý THA cũng như kiến thức về cách theo dõi và điều trị bệnh này cao (50.61%) Mặc dù bệnh nhân THA trong quận 9 có thời gian mắc bệnh THA khá dài (7 năm),và đã triển khai GDSK THA cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại trạm nhưng kiến thức của bệnh nhân về bệnh lý THA và kiến thức về cách dự phòng và điều trị bệnh của bệnh nhân thấp cụ thể: Thiếu kiến thức về bệnh lý THA Thiếu kiến thức về dấu hiệu bệnh tăng huyết áp: 44%. Thiếu kiến thức về cách phát hiẹn bệnh: 66%. Thiếu kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh: 72%. Thiếu kiến thức về biến chứng của bệnh: 62%. Kiến thức sai do trình đô học vấn thấp: 33%. Kiến thức sai liên quan với kinh tế khó khăn: 21%. Thiếu kiến thức về cách điều trị bệnh THA Thiếu kiến thức về chế độ ăn trong điều trị tăng huyết áp: 527%. Thiếu kiến thức về sự cần thiết của điều trị tăng huyết áp sau khi huyết áp trở về bình thường: 63%. Thiếu kiến thức về trị số huyết áp: 60%. Thiếu kiến thức về sự cần thiết kiểm tra huyết áp: 66%. Không biết CHA là một bệnh đòi hỏi theo dõi và điều trị thường xuyên. Nguyên nhân dẫn đến kiến thức thấp Thiếu thông tin về CHA Có 61,6 % bệnh nhân than phiền thầy thuốc không giải thích cho bệnh nhân hoặc không hướng dẫn cho bệnh nhân về bệnh THA. Trình độ học vấn thấp Trình độ học vấn bệnh nhân thấp: 54% trình độ học vấn từ cấp II trở xuống. Có sự tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa trình độ học vấn với kiến thức của bệnh nhân THA: OR = 3.11, KTC 95% = (1,89-5,14) Những yếu tố như trình độ học vấn thấp , thái độ không giải thích của thầy thuốc về bệnh cho bệnh nhân THA là một yếu tố góp phần làm Tỷ lệ bệnh nhân Nhóm I cao. Tỷ lệ bệnh nhân có thái độ sai đối với việc theo dõi và điều trị bệnh THA cao(74%) - Thái độ sai đối với việc theo dõi bệnh  Không chịu kiểm tra HA thường xuyên: 75%.  Không chịu tham gia tìm hiểu về bệnh THA: 32%. - Thái độ sai đối với việc điều trị  Không điều trị CHA: 59%.  Không uống thuốc thường xuyên: 63%.  Điều trị tức thời: 78%. Nguyên nhân dẫn đến thái độ sai của người bệnh do Thiếu kiến thức Có sự tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa kiến thức với thái độ của bệnh nhân THA: OR =4.44, KTC 95% = (1.94-10.16) Hoàn cảnh kinh tế Tỷ lệ bệnh nhân có thực hành sai trong việc theo dõi và điều trị CHA cao(55%): - Thực Hành sai trong việc theo dõi bệnh CHA: Không đi kiểm tra HA thường xuyên 19%. Không đến đúng địa điểm điều trị: 52% - Thực Hành sai trong việc điều trị bệnh THA: Bệnh nhân vẩn ăn mặn, 43% Ăn nhiều dầu mỡ, 57% Hút thuốc lá 38%, Uống rượu 45%. Không uống thuốc thường xuyên 53%. 134 Chuyên đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng Nguyên nhân dẫn đến thực hành sai do Kiến thức sai Có sự tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa kiến thức với hành vi của bệnh nhân THA: OR =4.875,KTC 95% = (2.13-11.15). Hoàn cảnh kinh tế Có sự tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa hoàn cảnh kinh tế với thực hành của bệnh nhân THA: OR=3.496,KTC 95% = (1.44-8.48). Nhận xét: Kiến thức thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn là yếu tố quan trọng chủ yếu góp phần làm cho tỷ lệ bệnh nhân THA ≥ 30 tuổi có chỉ số HA ≥140/90 mmHg tăng cao. Ngoài ra có tương quan giữa một số thực hành với chỉ số HA: TƯƠNG QUAN OR KTC 95% Thực Hành ăn mặn với chỉ số HA(>=14/9cmHg) 2.68 1.23-5.81 Thực Hành nhiều chất béo với chỉsốHA(>=14/9cmHg) 2.97 1.32-6.69 Thực Hành hút thuốc với chỉ số HA(>=14/9cmHg) 2.85 1.24-6.53 Trong quá trình điều trị THA, thay đổi lối sống theo hướng tránh tiến xúc với các yếu tố nguy cơ đóng vai trò rất quan trọng, nhưng chúng tôi nhận thấy bệnh nhân THA quận 9 còn tiếp xúc các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, uống rượu, ăn mặn. Chính những yếu tố này làm giảm tác dụng của trị liệu trong theo dõi và điều trị THA. Công tác quản lý người bệnh còn chưa hiệu quả 52% bệnh nhân CHA không đến đúng cơ quan y tế để khám bệnh. Số còn lại tuy có đến với các cơ quan y tế tham gia theo dõi và điều trị nhưng mức độ không thường xuyên chiếm tỷ lệ cao 79.30%. Mặt khác cộng đồng quận 9 đã có chương trình GDSK về THA nhưng chưa thường xuyên , thiếu cộng tác viên, hoặc cộng tác viên chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về THA. Điều này cũng làm cho người bệnh không tiếp nhận được những thông tin về bệnh THA dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng về bệnh thấp. KẾT LUẬN Qua phân tích các đặc điểm bệnh nhân THA chúng tôi nhận thấy có tương quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành bệnh nhân với tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số HA >=140/90 mmHg. Mặt khác Y tế cộng đồng dân cư quận 9 vẫn chưa có cách quản lý và theo dõi bệnh nhân một cách hiệu quả. Từ đó dẫn đến thái độ tuân thủ theo dõi và điều trị bệnh của bệnh nhân kém. Người bệnh quá chủ quan trong theo dõi và điều trị bệnh cho bản thân vì kinh tế,biến chứng bệnh chưa biểu hiện nhiều. Chính vì thế mà tỷ lệ bệnh nhân CHA có chỉ số HA độ II (>=140/90 mmHg) theo JNC VII cao. Kết quả này sẽ cung cấp số liệu đáng tin cậy nhằm làm cơ sở can thiệp, giải quyết một số vấn đề sức khỏe quan trọng liên quan đến bệnh tăng huyết áp của cộng đồng, khi khả thi, nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của cộng đồng quận 9 TP.HCM TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Alain Combes. THA-Tim mạch học. Ấn phẩm y khoa của servier, 1999, 335. 2. Bộ môn nội Trường ĐHYDTPHCM. Bệnh học nội khoa. NXB Mũi Cà Mau, 1998, 143-153. 3. Cookfair Joan M. Chăm sóc điều dưỡng cộng đồng. NXB Y học và CT SIDA, Hà Nội, 1998, 250-255. 4. Đại học Y dược TPHCM. Chuyên đề khoa học cơ bản và Y tế công cộng. Tạp chí Nghiên cứu y học, 2005; số 1, 90, 145. 5. Đỗ Văn Dũng. Phương pháp nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và xử lý số liệu với Stata 8.0. Tài liệu giảng dạy, khoa Y Tế Công Cộng, ĐHYD TPHCM, 2005. 6. NC VII. Phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị THA. Tài liệu giảng dạy nội bộ Đại học Y Dược TPHCM, 1993, 92. 7. Hội Tim Mạch Học TPHCM. Cập nhật về hội chứng chuyển hoá. Hội thảo chuyên đề, TPHCM, 2004. 8. Hội Tim Mạch Học TPHCM. Cộng đồng và tình huống đặc biệt. Báo cáo lần thứ 6 liên Ủy ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA, Itaxa, 1998, 39-46. 9. Hội Tim Mạch học TPHCM. Dự phòng và điều trị THA. Báo cáo lần thứ 6 liên Ủy ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá và điều trị THA, Itaxa, 1998, 21-23. 10. Nguyễn Đỗ Nguyên. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Bộ môn Dịch Tễ, ĐH Y dược TPHCM. 11. Phạm Gia Khải. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học tham dự Đại hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam lần thứ IX, 2000, 258-281. Tài liệu nước ngoài Y tế Công cộng 135 12. Harrison’s Principle of internal medicine. Macgraw hill book company. 1999. 13. Lanas F, Fan-Wei-Hu, Rui z A, Lamsudin R. et al (inclen). Risk factors for cardiovascular disease in the developing world. J.Clin, Epid, 1992, 841-847. 14. MarianneA.B, Van Der Sande, Robin Bailey. Family History as risk factor for hypertension, obesity and diabete. Tropical medicine and international health, 20, 1999, 1-10. 15. Thomas G Pickering. What is hypertension, The Lancet, vol354, 1999, 593-594.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxac_dinh_yeu_to_anh_huong_den_kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_cu.pdf
Tài liệu liên quan