Việt Nam là quốc gia có không gian nông thôn chiếm tỉ lệ lớn, tài nguyên DLNT
phong phú, đa dạng đã và đang được khai thác phát triển DL song hiệu quả sử dụng tài
nguyên còn hạn chế. Việc xác lập các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên DLNT Việt
Nam nói chung và các địa phương (thành phố, tỉnh, huyện ) nói riêng là công việc cần
phải được thực hiện trước, làm công cụ giúp cơ quan quản lí địa phương, quản lí ngành
thực hiện xây dựng kế hoạch chuyển giao sở hữu quản lí khai thác tài nguyên hợp lí cho
các ngành sản xuất trên lãnh thổ. Những chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn trình bày trong bài
nhằm vào các tài nguyên chủ yếu để giúp các địa phương nông thôn lựa chọn được tài
nguyên, phục vụ cho phát triển DL phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình theo
xu hướng phát triển DL sinh thái bền vững của khu vực và thế giới.
14 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác lập hệ thống chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá tiềm năng du lịch nông thôn (Áp dụng cho nông thôn Việt Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
TẠP CHÍ KHOA HỌC
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN:
1859-3100
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Tập 14, Số 2 (2017): 114-127
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
Vol. 14, No. 2 (2017): 114-127
Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:
114
XÁC LẬP HỆ THỐNG CHỈ BÁO, TIÊU CHÍ,
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH NÔNG THÔN
(Áp dụng cho nông thôn Việt Nam)
Phạm Xuân Hậu*
Ngày Tòa soạn nhận được bài: 08-12-2016; ngày phản biện đánh giá: 08-01-2017; ngày chấp nhận đăng: 22-02-2017
TÓM TẮT
Du lịch nông thôn (DLNT) được xem là loại hình du lịch (DL) hiện đại, phát triển từ lâu ở
nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Ở nước ta, loại hình DL này mới chỉ được nhắc đến trong
vài năm gần đây, nhưng lại thiếu cơ sở thuyết phục để đánh giá, lựa chọn giải pháp phát triển tối
ưu. Bài viết sẽ trình bày kết quả nghiên cứu xác lập hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá tiềm năng
phát triển DLNT, làm công cụ giúp các nhà quản lí DL, quản lí địa phương, cơ sở kinh doanh DL,
sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng của mình.
Từ khóa: xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, du lịch nông thôn.
ABSTRACT
Establishing the system of criteria and standards to assess the rural tourism potential
(Apply to Vietnamese rural areas)
Rural tourism has been considered as a modern tourism type, which has developed for a
long time in many countries in the region as well as all the world. In our country, this type of
tourism has been only mentioned in recent years and has been lack of convincing basis for
evaluating, selecting optimal development solutions. This paper would present findings of the
research about the establishment of the system of criteria and indicators for assessing development
potentials of rural tourism which has been a tool to help travel managers, local managers and
travel businesses in processes to perform their functions.
Keywords: developing criteria, evaluation criteria, rural tourism.
* Trường Đại học Văn Hiến; Email: haupx@ier.edu.vn
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp từ
lâu đời, nông thôn Việt Nam hiện chiếm
khoảng 70% lãnh thổ tự nhiên, là địa bàn
cư trú của khoảng 65% dân số, gắn với sản
xuất nông nghiệp. Những chính sách của
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát
triển nông thôn, bởi nông thôn đang sở hữu
và quản lí phần lớn nguồn lực quan trọng
(tài nguyên tự nhiên và nhân văn) của đất
nước. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, việc
khai thác tài nguyên phát triển DLNT diễn
ra phức tạp, hiệu quả thấp; cùng với ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình
trạng tài nguyên bị hủy hoại, các giá trị của
tài nguyên tự nhiên và nhân văn bị xuống
cấp, các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
nảy sinh cần được giải quyết như chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, địa
bàn cư trú, đặc biệt là khai thác phát triển
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu
115
hệ thống DLNT trước nhu cầu hội nhập.
Về bản chất, phát triển DLNT là dựa
trên nền tảng tính sẵn có của tài nguyên,
song để có thể thực hiện được và đem lại
hiệu quả thì cần phải đánh giá đầy đủ, sâu
sắc về khả năng đáp ứng nhu cầu của thị
trường du khách, dựa trên những tiêu chí
cụ thể, thích ứng.
2. Cơ sở lí luận
2.1. Nghiên cứu lí thuyết
Trên cơ sở thực hiện nghiên cứu và
phân tích một số quan niệm của các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu và quản lí ngành
về “nông thôn”, “tiềm năng phát triển kinh
tế nông thôn”, “tài nguyên DLNT”, cùng
với việc việc xem xét việc giao quyền sử
dụng tài nguyên nông thôn cho ngành DL;
thực trạng và xu hướng phát triển
DLNT, bài viết tổng hợp, lựa chọn các
chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp làm
nền tảng vận dụng vào nghiên cứu đánh giá
tiềm năng phát triển DLNT Việt Nam.
2.2. Nghiên cứu thực tiễn
Khảo cứu thực tiễn phát triển DLNT
cùng các tiêu chí đánh giá, xác định các
loại hình DLNT ở một số nước khu vực và
thế giới (Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,
Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ; một số
nước châu Âu), đặc biệt là các nước có
các điều kiện phát triển tương đồng với
Việt Nam.
Nghiên cứu một số mô hình phát
triển DL ở nông thôn với một số loại hình:
DL cộng đồng; DL sinh thái, DL miệt
vườn, DL nông nghiệp, DL văn hóa ở
một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định,
Hà Nam, Thái Bình), đồng bằng sông
Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp, Tiền
Giang).
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Những nhân tố nền tảng xây dựng
tiêu chí đánh giá
3.1.1. Hiểu, nhận thức đúng về khái niệm,
đặc điểm nông thôn và du lịch nông thôn
Về nông thôn: Theo Thông tư số
54/2013 của Bộ NN&PTNT “Nông thôn là
phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội
thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được
quản lí bằng cấp hành chính cơ sở là Ủy
ban nhân dân xã” [1].
Những học giả của các nước quan
niệm “nông thôn là khu vực phát triển
chậm hơn khu vực đô thị” và nêu ra những
đặc điểm để nhận biết một khu vực nông
thôn là: (1) Các khu định cư nhỏ; (2) Mật
độ dân số thấp; (3) Nền kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp; và (4) Dựa trên xã hội truyền
thống. [7]
Nông thôn thường chiếm không gian
rộng lớn, chứa đựng nhiều tiềm năng (tự
nhiên và nhân văn) của quốc gia; là nơi
cung cấp tài nguyên đa dạng cho phát triển
DL “các điểm DL hàng đầu đặc biệt là ở
các nước đang phát triển bao gồm các vườn
quốc gia, khu vực hoang dã, núi, hồ và các
điểm đến văn hóa Những nơi có các
nguồn tài nguyên hấp dẫn thu hút du khách
đều ở vùng nông thôn”. Dù vậy, đến nay
khu vực nông thôn vẫn là khu vực chiếm tỉ
lệ nghèo cao và nhu cầu khai thác các tiềm
năng vốn có này để phát triển kinh tế đã trở
thành cấp bách” [7].
Về DLNT: Ở Mĩ, DLNT được gọi là
DL vùng quê; ở Hàn Quốc, Đài Loan gọi là
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 114-127
116
DL trang trại; ở Hungary gọi là DL nông
nghiệp; Ở nước ta gọi DLNT là DL miệt
vườn, DL sông nước
- Thực tiễn “không có định nghĩa
DLNT chung cho tất cả các quốc gia, vì
nông thôn ở mỗi quốc gia vốn cũng rất
khác nhau” (OECD, trong ấn phẩm Chiến
lược DL và phát triển nông thôn, Paris
1994): (i) Định nghĩa của B. Lane (1994)
“DLNT là DL diễn ra ở khu vực nông thôn,
thường có quy mô nhỏ và đậm tính truyền
thống”; (ii) Baramwell (1994) cho rằng
“DLNT không chỉ là hình thức DL nông
nghiệp mà còn bao gồm các sự kiện của
nông trang trại, lễ hội của địa phương, các
hoạt động gắn liền với thiên nhiên như đi
bộ, leo núi, thể thao, săn bắn, câu cá, DL
giáo dục, nghệ thuật và DL di sản và ở một
số vùng, các dân tộc DL”; (iii) Jingming &
Lihua (2002) cho rằng: “DLNT đề cập
những hoạt động DL mà mục đích là theo
đuổi sự hấp dẫn của tự nhiên và nhân văn ở
khu vực nông thôn”; (iv) Phạm Trung
Lương (2012) “DLNT là hoạt động DL
được tổ chức phát triển ở địa bàn nông
thôn trên cơ sở khai thác các giá trị tài
nguyên DL (tự nhiên, nhân văn) nhằm thỏa
mãn nhu cầu đa dạng của du khách” – khi
nói đến DLNT, loại hình DL chủ yếu được
đề cập là “DL cộng đồng” [5].
- Đặc điểm của DLNT: Theo B. Lane
(1988), DLNT là loại hình DL: (i) Được
diễn ra ở khu vực nông thôn; (ii) Thiết thực
cho nông thôn - hoạt động dựa trên những
đặc điểm tiêu biểu của những khu vực
nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ,
không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và
hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những
di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền
thống ở làng xã; (iii) Có quy mô nông thôn
bao gồm các công trình xây dựng cũng như
quy mô khu định cư thường có quy mô nhỏ
(thôn, bản); (iv) Dựa trên đặc điểm, yếu tố
truyền thống, phát triển chậm và được tổ
chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa
phương. Được phát triển và quản lí chủ yếu
bởi địa phương, phục vụ lợi ích lâu dài của
dân cư trong làng xã; (v) Với nhiều loại
hình, thể hiện đặc tính đa dạng về môi
trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi
nông thôn.
Tóm lại, có thể hiểu “DLNT là hoạt
động DL diễn ra ở vùng nông thôn, sử
dụng nguồn tài nguyên sẵn có của nông
thôn cho mục đích DL và có liên quan mật
thiết đến việc đảm bảo phát triển bền vững
vùng nông thôn đó”.
- Xu hướng phát triển DLNT: Thực tế
từ những năm 90 thế kỉ XX, thế giới đã
nhận thấy có một xu hướng tăng trưởng
mới của khách DL trong không gian nông
thôn với động cơ DL hướng về nông thôn
truyền thống. Arzac (2002) đã ghi nhận:
khu vực vui chơi giải trí ở nông thôn châu
Âu cung cấp một loạt các hoạt động hấp
dẫn cho du khách, khách trong nước và
quốc tế đang có xu thế dịch chuyển từ đô
thị sang nông thôn [6]. Ngày nay, DLNT
đã trở thành mục tiêu và xu hướng phát
triển chính của các quốc gia, bởi các loại
hình DLNT (DL nông nghiệp, DL miệt
vườn, du lịch sinh thái, du lịch trang trại)
đã có đóng góp tích cực vào duy trì, khôi
phục, bảo tồn hệ sinh thái, phát triển bền
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu
117
vững.
3.1.2. Thiết kế phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu tiềm năng và
nhu cầu thị trường sản phẩm DLNT bằng
việc:
- Xác lập các tiêu chí và chỉ tiêu đánh
giá theo các thang bậc để thực hiện khảo
sát, đánh giá các tiềm năng DLNT, phát
triển các loại hình DL phù hợp với tiềm
năng cùng nhu cầu du khách.
- Khảo sát nhu cầu của các đối tượng
có nhu cầu DL (theo lứa tuổi, theo nghề
nghiệp, trình độ, tổ chức đoàn thể, hội
đoàn) về loại hình DLNT.
- Thực hiện khảo sát tổng thể, tiến
hành phân loại các tiềm năng DL theo nhu
cầu của du khách thuộc các đối tượng, các
khu vực về số lượng, số loại, chất lượng.
3.2. Các tiềm năng du lịch nông thôn
Tiềm năng DLNT được xem là các
năng lực tiềm tàng cho phát triển DL bao
gồm: (i) Vị trí địa lí; (ii) Các loại tài
nguyên DL (tài nguyên tự nhiên, nhân
văn); (iii) Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật; (iv) Nhu cầu DL, chính sách quốc
gia, thuộc vùng nông thôn.
3.3. Các chỉ báo, tiêu chí và tiêu chuẩn
đánh giá tiềm năng du lịch nông thôn
3.3.1. Xác định các nhân tố phát triển, chỉ
báo và tiêu chí đánh giá
- Là nội dung cần xác lập, làm cơ sở
xác định mức độ tác động của các nhóm
nhân tố đến phát triển DLNT.
- Xác định các tiêu chí chung cho từng
nhân tố về mức độ ảnh hưởng đến quá trình
phát triển các loại hình DLNT.
Bảng 1. Những chỉ báo đánh giá các nhóm và nhân tố phát triển DLNT
STT
Nhóm
nhân tố
Các nhân tố đánh giá (Chỉ báo)
1
Các nhân
tố bên
trong
- Vị trí địa lí; các tiềm năng (tự nhiên, nhân văn, cơ sở hạ tầng-vật
chất kĩ thuật (CSHT-VCKT))
- Khả năng, mức độ đáp ứng và thích nghi của tài nguyên về không
gian, loại hình, sản phẩm, độ bền vững
- Sự tham gia DL của cộng đồng dân cư địa phương
- Vai trò của nhà nước, chính quyền địa phương và cơ chế chính
sách (CS)
2
Các nhân
tố bên
ngoài
- Đầu tư tài chính, phương tiện
- Công nghệ hiện đại, kinh nghiệm
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 114-127
118
Bảng 2. Chỉ báo và tiêu chí đánh giá tiềm năng (các nhân tố) phát triển DLNT
STT Chỉ báo đánh giá Tiêu chí
1
Vị trí địa lí
Tài nguyên DLNT
Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ
thuật cho phát triển DL
- Khoảng cách; đầu mối giao thông, đô thị điểm
tiếp giáp
- Tài nguyên tự nhiên; tài nguyên nhân văn
- Mức độ phát triển hệ thống giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, cơ sở lưu trú và các dịch vụ khác
2
Xu hướng phát triển DLNT
và thị trường DLNT
- Tình hình phát triển DL của vùng
- Nguồn phát sinh khách DLNT
- Quan niệm, nhu cầu và hành vi của du khách
3
Khả năng đáp ứng của tài
nguyên, không gian, loại
sản phẩm và loại hình
DLNT
- Nguồn tài nguyên DL nói chung và DLNT nói
riêng
- Không gian và sức chứa của điểm đến
- Tính chất và sự đa dạng của sản phẩm DL
4
Sự tham gia hoạt động DL
của cộng đồng dân cư địa
phương
- Sự tham gia hoạt động DL của chính quyền địa
phương các cấp
- Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư
3.3.2. Tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá tiềm năng phát triển DLNT
Bảng 3. Tiêu chuẩn khoảng cách trung tâm hành chính đến điểm tài nguyên
Đơn vị: km
STT Tiêu chí đánh giá
Tiêu chuẩn
Rất thuận lợi Thuận lợi Trung bình Ít thuận lợi
1
2
*Vị trí địa lí
- Khoảng cách đến các
điểm tài nguyên
- Khoảng cách giữa
các điểm tài nguyên
Từ 5 - 10
Từ 1-3
Từ 10 – 30
Từ 3 - 5
Từ 30 – 50
Từ 5 - 10
Từ >50
Từ 10 trở
lên
*Mức độ thuận lợi:
- Cho di chuyển khách và sản phẩm DL
- Cho kết hợp giữa các điểm DL (khi điểm tài nguyên đã thành điểm DL).
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu
119
Bảng 4. Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên DL tự nhiên nông thôn
STT
Tiêu chí
đánh giá
Tiêu chuẩn
Rất cao Cao Trung bình Thấp
1
Sự đa dạng
của cảnh
quan tự
nhiên
Trên 5 cảnh
quan, điểm
tài nguyên
đáp ứng trên
5 loại hình
DL
Từ 3-5 cảnh
quan, điểm tài
nguyên đáp
ứng 3-5 loại
hình DL
Từ 2-3 cảnh
quan, điểm tài
nguyên đáp ứng
2-3 loại hình DL
Dưới 2 cảnh
quan, điểm
tài nguyên
đáp ứng 1-2
loại hình DL
2
Mức hấp
dẫn của
cảnh quan
thiên nhiên
Trên 5 cảnh
quan đẹp, 3
cảnh quan
thiên nhiên
độc đáo
3-5 cảnh đẹp,
1-2 cảnh quan
thiên nhiên độc
đáo
1-2 cảnh quan
đẹp
0-1 cảnh
quan đơn
điệu
3
Tính bền
vững của
cảnh quan
thiên nhiên
Không có
cảnh quan bị
phá hủy, hoặc
phá hủy
không đáng
kể; tồn tại bền
vững >100
năm; hoạt
động diễn ra
liên tục
Có bị phá hủy,
nhưng có khả
năng phục hồi;
tồn tại bền
vững 80-100
năm; hoạt
động thường
xuyên
Bị phá hủy; có
thể phục hồi,
nhờ con người;
tồn tại vững
chắc 5-10 năm;
hoạt động hạn
chế
Phá hủy
nghiêm
trọng, khó
phục hồi; khả
năng tồn tại
<5 năm; hoạt
động ít
Bảng 5. Tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên DL nhân văn nông thôn
STT
Tiêu chí
đánh giá
Tiêu chuẩn
Rất cao Cao Trung bình Thấp
1
Tính đa
dạng của
tài nguyên
Trên 5 điểm
tài nguyên;
đáp ứng > 5
loại hình
Có từ 3-5 điểm
tài nguyên; đáp
ứng 3-5 loại
hình
Có 2-3 điểm
tài nguyên;
đáp ứng 2 -3
loại hình
Dưới 2 điểm
tài nguyên;
đáp ứng 1-2
loại hình
2
Mức hấp
dẫn của tài
nguyên
Có >5 cảnh
quan đẹp; 3
cảnh quan độc
đáo
Có 3-5 cảnh
đẹp; 1-2 cảnh
quan độc đáo
Có 2-3 cảnh
quan đẹp; 1
cảnh quan độc
đáo
1-2 cảnh
quan đẹp,
không cảnh
quan độc đáo
3 Không có Có thành phần Bị phá hủy Bị phá hủy
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 114-127
120
Tính bền
vững của
tài nguyên
thành phần bị
phá hủy; nếu
có thì không
đáng kể. Có
thể tồn tại bền
vững >100
năm; hoạt
động diễn ra
liên tục
bị phá hủy nhẹ,
có khả năng
phục hồi nhanh.
Tồn tại bền
vững 50-100
năm; hoạt động
diễn ra thường
xuyên
vừa phải; có
thể phục hồi
chậm. Tồn tại
bền vững 10-
40 năm; hoạt
động diễn ra
không thường
xuyên
nghiêm
trọng, khó có
khả năng
phục hồi. Tồn
tại dưới 10
năm; hoạt
động diễn ra
ít, quy mô
nhỏ
Bảng 6. Tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá hướng phát triển thị trường DLNT
STT Tiêu chí
đánh giá
Tiêu chuẩn
Rất cao Cao Trung bình Thấp
1
Tăng
trưởng
khách DL
Tốc độ tăng
trưởng 90-
100%
Tốc độ tăng
trưởng 60-90%
Tốc độ tăng
trưởng 40-50%
Tốc độ tăng
trưởng dưới
40%
2
Tốc độ đô
thị hóa,
công
nghiệp
hóa
Tốc độ diễn ra
nhanh, quy mô
lớn (Dân số,
diện tích, khu
công
nghiệp)
Tốc độ diễn ra
nhanh, quy mô
vừa phải (dân
số diện tích,
khu công
nghiệp
Tốc độ diễn ra
trung bình, quy
mô vừa (dân
số, diện tích,
khu công
nghiệp)
Diễn ra chậm,
quy mô nhỏ
(Dân số, diện
tích, khu công
nghiệp
3
Hiểu rõ
quan niệm
về DL
nông thôn
Trên 90% (cả
3 nhóm đối
tượng) có quan
niệm và hiểu
đúng về DLNT
Có 70-90% (cả
3 nhóm đối
tượng) có quan
niệm và hiểu
đúng về DLNT
Có 50-70% (cả
3 nhóm đối
tượng) quan
niệm và hiểu
đúng về DLNT
Dưới 50% (cả
3 nhóm đối
tượng) có nhận
thức và hiểu
đúng về DLNT
4
Nhận thức
về DLNT
Trên 90% (cả
3 nhóm đối
tượng*) có
nhận thức
đúng về DLNT
Có 70-90% (cả
3 nhóm đối
tượng) có nhận
thức đúng về
DLNT
Trên 50% (cả 3
nhóm đối
tượng) có nhận
thức đúng về
DLNT
Dưới 50% (cả
3 nhóm đối
tượng) có nhận
thức đúng về
DLNT
5
Sở thích
và thói
quen DL
Có 90% (cả 3
nhóm đối
tượng, có sở
thích và thói
quen DLNT
Trên 70% (cả
3 nhóm đối
tượng), có sở
thích và thói
quen DL NT
Trên 50% (cả
3 nhóm đối
tượng, có sở
thích, thói
quen DLNT
Dưới 50% (cả
3 nhóm đối
tượng, có sở
thích, thói
quen DLNT
* 3 nhóm đối tượng gồm: (i) Cộng đồng dân cư địa phương; (ii) Doanh nghiệp DL;
(iii) Khách DL.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu
121
Bảng 7. Tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá mức thích nghi của không gian và sản phẩm
(theo các nhóm loại cây tạo sản phẩm phục vụ du khách)
STT Tiêu chí
Tiêu chuẩn
Rất cao Cao Trung bình Thấp
1
Tính phổ
biến và tỉ
trọng diện
tích
Diện tích vườn
cây và trang
trại chiếm 80%
diện tích trồng
trọt
Diện tích vườn
cây và trang
trại chiếm 50-
60% diện tích
trồng trọt
Diện tích vườn
cây và trang
trại chiếm>
40% diện tích
trồng trọt
Diện tích vườn
cây và trang
trại chiếm
<40% diện tích
trồng trọt
2
Tính đa
dạng sản
xuất sản
phẩm
Có>8 loại cây*
trồng, vật nuôi
cung cấp sản
phẩm chính
cho khách DL
Có 6-8 loại cây
trồng, vật nuôi
cung cấp sản
phẩm chính
cho khách DL
Có 4-6- loại
cây trồng, vật
nuôi cung cấp
sản phẩm cho
khách DL
Có <4 loại cây
trồng, vật nuôi
cung cấp sản
phẩm cho
khách DL
3
Tính bền
vững
Trong vòng 20
năm không bị
thiên tai tàn
phá; có sự
chuyển đổi cơ
cấu sản xuất
(CCSX) hợp lí
Trong 15 năm
không bị thiên
tai tàn phá, có
sự chuyển đổi
CCSX tương
đối hợp lí
Trong 10 năm
không bị thiên
tai tàn phá; sự
chuyển đổi
CCSX không
ổn định
Thường xuyên
bị thiên tai tàn
phá; sự chuyển
đổi CCSX
không ổn định
*Cây ăn quả, cây lấy hạt, cây lấy củ, cây hoa cảnh, thảm rừng, cây thực phẩm; động
vật nuôi trên cạn, nuôi dưới nước, động vật tự nhiên.
Bảng 8. Tiêu chí và tiêu chuẩn chọn trang trại và nhà vườn, làng nghề DL
STT Chỉ báo và tiêu
chí đánh giá
Tiêu chuẩn đánh giá
Rất cao Cao Trung bình Thấp
1 Trang trại
- Diện tích
- Canh tác ổn
định
- Cơ sở hạ tầng
- Quản lí trang
trại
- 50.000m2
- Trên 20
năm
- Hoàn thiện,
đảm bảo
đúng chuẩn,
chất lượng
cao
- Bộ máy
quản lí gọn
- 40-49.000 m2
- 10-20 năm
- Hoàn thiện,
đảm bảo đúng
chuẩn, có khâu
chất lượng hạn
chế
- Bộ máy quản
lí chuyên
- 30-
39.000m2
- 5-10 năm
- Cơ bản
hoàn thiện,
chuẩn và chất
lượng chưa
toàn diện
- Bộ máy
quản lí đạt
<30.000m2
<5 năm
- Chưa đáp
ứng đúng
chuẩn, chất
lượng hạn
chế
- Bộ máy
quản lí chưa
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 114-127
122
- Hoạt động
trong trang trại
- Năng lực thu
hút du khách
chuyên
nghiệp, sản
xuất an toàn
- Có 7-10
hoạt động
sản xuất kết
hợp
- Cảnh quan
hấp dẫn; an
ninh, an
toàn; môi
trường (MT)
đạt chuẩn
nghiệp, sản
xuất an toàn
- Có 7 hoạt
động sản xuất
kết hợp
- Cảnh quan
hấp dẫn; an
ninh, an toàn;
MT hạn chế
50% chuyên
nghiệp
- Có 5 hoạt
động sản xuất
kết hợp
- Cảnh quan
bên cạnh hấp
dẫn; MT đạt
chuẩn, an
ninh hạn chế
ổn định,
hiệu quả
thấp
- Có<5 hoạt
động sản
xuất kết hợp
- Cảnh quan
ít hấp dẫn,
an ninh, an
toàn, MT
hạn chế
2 Nhà vườn DL
- Diện tích
- Cơ sở hạ tầng
- Năng lực cuốn
hút du khách
- 5.000m2;
canh tác ổn
định 10 năm
- Giao thông
vận tải
(GTVT),
thông tin liên
lạc (TTLL)
và các dịch
vụ (DV) hoàn
thiện chất
lượng cao
- Không gian
phối hợp hài
hòa; sản
phẩm nhà
vườn đa
dạng, độc
đáo
- Từ 3-
5.000m2, canh
tác ổn định
trên 5 năm
- GTVT,
TTLL và các
DV hoàn thiện;
chất lượng khá
- Không gian
phối hợp tương
đối hài hòa;
sản phẩm nhà
vườn đa dạng,
độc đáo
- Từ 2-
3.000m2;
canh tác ổn
định 4-5 năm
- GTVT,
TTLL và các
DV tương đối
hoàn thiện
- Không gian
phối hợp
tương đối hài
hòa; sản
phẩm nhà
vườn đơn
điệu
-<2.000m2,
canh tác ổn
định <4 năm
- GTVT,
TTLL và các
DV chất
lượng hạn
chế
- Không
gian phối
hợp thiếu
hài hòa; sản
phẩm đơn
điệu
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu
123
3 Làng nghề DL
3.1
Sản phẩm (SP)
và mức hấp dẫn
Gắn với địa
danh truyền
thống; SP
độc đáo;
nguyên liệu
và nghệ nhân
địa phương
Gắn với địa
danh truyền
thống; SP phân
bố rộng,
nguyên liệu và
nghệ nhân địa
phương
Gắn với địa
danh truyền
thống;
nguyên liệu
địa phương,
nghệ nhân
ngoài
Gắn với địa
danh truyền
thống;
nguyên liệu
địa phương,
SP ít độc
đáo, nghệ
nhân ngoài
3.2 Tính thích nghi
Chủ thể là
làng; cảnh
quan MT
sạch; điều
kiện tiếp cận
dễ dàng; an
ninh (AN) an
toàn tốt
Chủ thể là
làng; cảnh
quan MT sạch;
điều kiện tiếp
cận tương đối
dễ dàng; AN
an toàn tốt
Chủ thể là
nhóm hộ cá
thể; cảnh
quan MT
sạch; điều
kiện tiếp cận
tương đối dễ
dàng; AN an
toàn tốt
Chủ thể là
hộ gia đình;
cảnh quan
MT sạch;
điều kiện
tiếp cận
tương đối dễ
dàng; AN
tốt
3.3 Tính bền vững
Phát triển sản
phẩm ổn
định từ 50
năm trở lên;
có truyền
nghề gia đình
và dòng họ
Phát triển sản
phẩm ổn định
từ 40 đến <50
năm có truyền
nghề gia đình
và dòng họ
Phát triển sản
phẩm tương
đối ổn định
30 năm trở
lên; có truyền
nghề gia đình
và dòng họ
Phát triển ổn
định <30
năm trở lên;
có truyền
nghề gia
đình và dòng
họ ít
3.4
Khả năng đón
khách (sức
chứa)
Thời gian khai
thác
Từ 500
người trở
lên/ ngày
Có >250
ngày/năm
phục vụ các
hoạt động
DL
Từ 300 - 500
người/ ngày
Có từ 200-250
ngày/năm phục
vụ các hoạt
động DL
Từ 200 - 300
người/ ngày
Có từ 150-
200
ngày/năm
phục vụ các
hoạt động DL
Từ 100-200
người/ ngày
Có <150
ngày/năm,
phục vụ các
hoạt động
DL
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 114-127
124
Bảng 9. Tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá môi trường thúc đẩy hoạt động DLNT
STT Tiêu chí
Tiêu chuẩn
Rất cao Cao Trung bình Thấp
1
Vai trò, CS
của Đảng,
Nhà nước và
Chính phủ
(CP)
Ban hành chủ
trương, CS và
kế hoạch cụ
thể thực hiện
phát triển
DLNT
Ban hành chủ
trương, CS
phát triển
DLNT
Ban hành chủ
trương CS có
liên quan đến
phát triển
DLNT
Chưa ban
hành chủ
trương, CS
phát triển
DLNT
2
Vai trò của
ngành DL và
Nhà nước
phát triển
nông thôn
Ban hành, triển
khai kế hoạch
của CP, kế
hoạch về phát
triển DLNT
của cả 2
ngành*
Ban hành,
triển khai kế
hoạch của CP
về phát triển
DLNT của cả
2 ngành
Ban hành, triển
khai kế hoạch
của CP về phát
triển DLNT
chỉ trong
ngành DL
Chưa ban
hành, chưa
triển khai kế
hoạch của CP
về phát triển
DLNT
3
Vai trò của
chính quyền
địa phương
(ĐP) cấp
tỉnh, huyện
Ban hành chủ
trương CS và
kế hoạch của
CP, ngành DL
và NN-PTNT
cùng kế hoạch,
sự sẵn sàng của
ĐP, 2 ngành
Ban hành chủ
trương CS và
kế hoạch của
CP, ngành DL
và NN-PTNT
cùng sự sẵn
sàng của ĐP
Ban hành chủ
trương CS và
kế hoạch của
CP, ngành DL,
cùng kế hoạch,
sự sẵn sàng
của ĐP và
ngành DL
Ban hành chủ
trương CS và
kế hoạch của
CP, ngành
DL cùng kế
hoạch của 1
ngành
4
Vai trò của
các doanh
nghiệp DL
Có đầu tư trực
tiếp toàn diện
phát triển các
chương trình
liên kết, các dự
án mô hình
DLNT
Có đầu tư trực
tiếp hỗ trợ PT
các chương
trình liên kết,
DLNT
Có hỗ trợ đầu
tư phát triển
các chương
trình liên kết,
các dự án
DLNT
Có hỗ trợ về
CS phát triển
các chương
trình
DLNT
5
Vai trò của
các tổ chức
hợp tác quốc
tế
Có nhiều dự án
đầu tư lớn của
quốc tế cho
phát triển
DLNT & NN -
PTNT
Có nhiều dự
án đầu tư lớn
của quốc tế,
quốc gia cho
phát triển
DLNT
Có một số dự
án đầu tư quốc
tế và quốc gia
cho phát triển
DLNT
Không có dự
án đầu tư lớn
quốc gia và
quốc tế cho
phát triển
DLNT
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu
125
6
Vai trò của
cộng đồng
dân cư địa
phương có tài
nguyên (TN)
DLNT
Sẵn sàng tham
gia các hoạt
động DL, bảo
vệ TNMT, bảo
tồn, duy trì
phong tục tập
quán
Sẵn sàng cùng
tham gia vào
các hoạt động
DL, ít chú ý
tham gia hoạt
động bảo vệ
TNMT, bảo
tồn
Có ý thức tham
gia vào các
hoạt động DL,
ít chú ý tham
gia bảo vệ TN
MT, bảo tồn
Chưa sẵn
sàng tham gia
vào các hoạt
động DL, bảo
vệ TNMT,
bảo tồn
7
Vai trò của
cơ sở hạ tầng
giao thông
(GT), TTLL
phục vụ phát
triển DL
Hệ thống các
tuyến đường
và phương tiện
GT hiện đại,
đạt chuẩn khu
vực, quốc tế;
kết nối các
tuyến thông
suốt
Hệ thống các
tuyến đường
và phương
tiện GT hiện
đại, đạt chuẩn
quốc gia, khu
vực; kết nối
các tuyến
thông suốt các
vùng
Hệ thống các
tuyến đường
và phương tiện
GT tương đối
hiện đại, đạt
chuẩn quốc
gia; kết nối các
tuyến tương
đối thông suốt
Hệ thống các
tuyến đường
và phương
tiện GT chưa
hiện đại,
chưa đạt
chuẩn quốc
gia; kết nối
các tuyến
chưa thông
suốt
8
Vai trò của
cơ sở vật chất
kĩ thuật**
(KT) phục vụ
phát triển DL
Các công trình
kĩ thuật cho
các hoạt động
dịch vụ DL đa
dạng, hiện đại,
đạt chuẩn khu
vực và quốc tế,
đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu
Các công trình
KT cho các
hoạt động
DVDL đa
dạng, hiện đại,
đạt chuẩn khu
vực và quốc
tế, đáp ứng cơ
bản các yêu
cầu
Các công trình
KT cho các
hoạt động
DVDL đa
dạng, hiện đại,
đạt chuẩn khu
vực và quốc
gia, đáp ứng
một số yêu cầu
chính
Các công
trình KT cho
các hoạt động
DVDL đa
dạng, chưa
hiện đại, đạt
chuẩn quốc
gia, đáp ứng
một vài yêu
cầu
* 2 ngành: NNPTNT và DL
**Gồm: Các phương tiện giao thông; cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, văn hóa thể
thao, thương mại, y tế chăm sóc sức khỏe
3.3.3. Thang đo và trọng số đánh giá
*Hệ thống thang đo và tiêu chí: gồm có 4 bậc: (i) Rất cao; (ii) Cao; (iii) Trung bình;
(iv) Thấp tương ứng với các trọng số 4, 3, 2, 1 và điểm của từng trọng số.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 14, Số 2 (2017): 114-127
126
Bảng 10. Hệ thống thang đo (trọng số và điểm đánh giá)
STT Mức đánh giá Trọng số Điểm đánh giá Ghi chú
1 Rất cao 4 4,00
2 Cao 3 >3 - 3,99
3 Trung bình 2 >2 -2 ,99
4 Thấp 1 1-2
*Trọng số ưu tiên
Mỗi mục chỉ báo, mỗi tiêu chí sẽ được xét mức ưu tiên theo các thang bậc dựa trên
vai trò của từng nội dung tham gia vào quá trình phát triển DLNT.
Trọng số gồm 4 bậc: (i) Ưu tiên đặc biệt; (ii) Ưu tiên cao; (iii) Ưu tiên trung bình;
(iv) Ưu tiên thấp; (v) Không ưu tiên.
Bảng 11. Trọng số ưu tiên trong đánh giá (theo thang bậc xếp hạng vai trò)
STT Mức độ ưu tiên Trọng số Điểm trọng số Ghi chú
1 Ưu tiên đặc biệt 4 5,0
2 Ưu tiên cao 3 4,0
3 Ưu tiên trung bình 2 3,0
4 Ưu tiên thấp 1 2,0
5 Không ưu tiên 0 <1,0
Trọng số và điểm ưu tiên sử dụng xem xét mức độ đầu tư (nhân lực, vật lực, CS ưu
tiên) theo các kế hoạch chiến lược cụ thể cho từng đối tượng, từng dự án và giai đoạn
phát triển DLNT.
4. Kết luận
Việt Nam là quốc gia có không gian nông thôn chiếm tỉ lệ lớn, tài nguyên DLNT
phong phú, đa dạng đã và đang được khai thác phát triển DL song hiệu quả sử dụng tài
nguyên còn hạn chế. Việc xác lập các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá tài nguyên DLNT Việt
Nam nói chung và các địa phương (thành phố, tỉnh, huyện) nói riêng là công việc cần
phải được thực hiện trước, làm công cụ giúp cơ quan quản lí địa phương, quản lí ngành
thực hiện xây dựng kế hoạch chuyển giao sở hữu quản lí khai thác tài nguyên hợp lí cho
các ngành sản xuất trên lãnh thổ. Những chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn trình bày trong bài
nhằm vào các tài nguyên chủ yếu để giúp các địa phương nông thôn lựa chọn được tài
nguyên, phục vụ cho phát triển DL phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình theo
xu hướng phát triển DL sinh thái bền vững của khu vực và thế giới.
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Phạm Xuân Hậu
127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 54/2013/TT-TTg về hướng dẫn
bộ tiêu chuẩn Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Chính phủ (2010), Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
3. Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/2011/QĐ-TTG về phê duyệt chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
4. Bùi Thị Lan Hương (2007), Xây dựng khung lí thuyết và thử đánh giá tiềm năng phát triển
du lịch nông thôn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở,
Trường Cán bộ quản lí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Phạm Trung Lương & ngk (2012), Phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam, Hội thảo khoa
học Năng suất xanh, Lâm Đồng 2012.
6. Arzac, Sergio, Environment and Rural Tourism in Bustamante, Mexico Monitoring and
Management of Vistor Flows in Recreational and Protected Areas Conference rpoceedings
ed by A. Arnberger, C.Brandenbueg, A. Muhar. 2002.
7. Okech, R., Haghiri, M., George, B. P. (2012), Rural tourism as a sustainable development
alternative: An analysis with special reference to Luanda, Kenya, Special Issue:
Sustainability, Tourism & Environment in the Shift of a Millenium: A Peripheral View, 6, 3,
36–54 (2012).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_lap_he_thong_chi_bao_tieu_chi_tieu_chuan_danh_gia_tiem_n.pdf