Từ bản đồ giao thông, bản đồ phân bố khu
dân cư, bản đồ độ cao, bản đồ độ dốc thông
qua các phần mềm chuyên dụng đã xây
dựng bản đồ phân cấp mức độ khó khăn
cho bảo vệ rừng của lưu vực.
Kết hợp bản đồ kiểm kê rừng và bản đồ
phân cấp mức độ khó khăn cho bảo vệ
rừng của lưu vực, đã xây dựng được các
bản đồ:
+ Xác định hệ số K1 theo trạng thái rừng,
+ Xác định hệ số K2 theo nguồn gốc rừng,
+ Xác định hệ số K3 theo loại rừng,
+ Xác định hệ số K4 theo mức độ khó khăn
cho bảo vệ rừng của lưu vực.
Từ bản đồ xác định các hệ số K thành viên,
xây dựng bản đồ xác định hệ số K tổng hợp
của lưu vực.
Toàn bộ cơ sở dữ liệu về ranh giới, diện
tích, chủ rừng, trạng thái, loại rừng và
nguồn gốc hình thành rừng cần được
quản lý bằng bản đồ số; lượng chi trả
dịch vụ môi trường rừng có thể được tổng
hợp cho từng lô rừng theo chủ rừng trong
lưu vực.
11 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bản đồ hệ số k phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHLN 2/2013 (2753-2763)
©: Viện KHLNVN-VAFS
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn
2753
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HỆ SỐ K PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ
MÔI TRƯỜNG RỪNG TRONG LƯU VỰC
Phạm Văn Duẩn, Phùng Văn Khoa
Trường Đại học Lâm nghiệp
Từ khoá: Chi trả
dịch vụ môi trường
rừng, hệ số K, bản
đồ, lưu vực, mô hình
số độ cao
TÓM TẮT
Bài báo trình bày phương pháp xây dựng bản đồ hệ số K và tính toán lượng
tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đến từng lô rừng trong lưu
vực. Việc lập bản đồ hệ số K tổng hợp của lưu vực được xây dựng từ 4 bản đồ
xác định hệ số K thành viên, bao gồm: (1) Bản đồ xác định hệ số K1 hiệu
chỉnh mức chi trả DVMTR theo trạng thái rừng; (2) Bản đồ xác định hệ số K2
hiệu chỉnh mức chi trả DVMTR theo loại rừng; (3) Bản đồ xác định hệ số K3
hiệu chỉnh mức chi trả DVMTR theo nguồn gốc hình thành rừng; và (4) Bản
đồ xác định hệ số K4 hiệu chỉnh mức chi trả DVMTR theo mức độ khó khăn
trong bảo vệ rừng. Nguồn dữ liệu đầu vào sử dụng cho tính toán và xây dựng
bản đồ xác định các hệ số K là bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch ba
loại rừng, bản đồ giao đất giao rừng, bản đồ giao thông, bản đồ phân bố dân
cư, bản đồ ranh giới lưu vực và mô hình số độ cao (DEM) của lưu vực. Các
kết quả cho thấy, bản đồ hệ số K là công cụ rất hữu ích để hỗ trợ việc tính
toán mức chi trả và lập danh sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ
rừng trong lưu vực.
Keywords: Payment
for forest
environmental
services, K
coefficient, map,
watershed, DEM
Mapping the K coefficient for the payment for forest environmental
services in watershed
This paper presents a method of mapping the K coefficient and calculating the
amount of payments for forest environmental services to each forest stand in
the watershed. The mapping of the synthetic K coefficient of the watershed is
constructed from 4 maps of the component factors of the K coefficient,
including: (1) a map defining the K1 factor correcting the PES according to
the forest’s state, (2) a map defining the K2 factor correcting the PES based
on the forest type, (3) a map defining the K3 factor correcting the PES
according to the forest’s formative origin, and (4) a map defining the K4
factor correcting the PES based on the difficulty level of the forest protection.
The input data used for calculating and mapping the K coefficients include the
maps of forest state, 3 forest type planning, forest and land allocation,
transportation network, population distribution, watershed boundary and the
digital elevation model (DEM) of the watershed. The results showed that, the
map of the K coefficient is very useful for calculating the payment amount
and establishing the list of payments for forest environmental services for
each of the forest owners in the watershed.
Tạp chí KHLN 2013 Phạm Văn Duẩn & Phùng Văn Khoa, 2013(2)
2754
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP thì giá
trị dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) của
một lô rừng thay đổi theo nhiều yếu tố
khác nhau, trong đó chủ yếu là 4 yếu tố: (1)
trạng thái rừng; (2) loại rừng; (3) nguồn
gốc hình thành rừng; (4) mức độ khó khăn
trong bảo vệ rừng. Để xác định lượng tiền
cần chi trả cho một lô rừng của một chủ
rừng cần thiết phải xác định được hệ số K
tổng hợp thông qua việc xác định sự phân
bố không gian của các hệ số Ki thành phần
theo từng yếu tố kể trên. Vì vậy, nghiên
cứu này đã được thực hiện nhằm góp phần
xây dựng phương pháp lập bản đồ hệ số K
phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng ở
nước ta.
II. MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hệ số K tổng hợp cho các lô rừng
nhằm phục vụ việc tính toán lượng tiền chi
trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ
rừng trong lưu vực.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng bản đồ xác định các
hệ số K thành phần và hệ số K tổng hợp
cho từng lô rừng trên toàn bộ lưu vực Sơn
Diệm, Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Việc xây dựng bản đồ xác định các hệ số K
thành phần được thực hiện thông qua các
phần mềm: Mapinfo, ArcGIS với dữ liệu
đầu vào bao gồm bản đồ hiện trạng rừng,
bản đồ quy hoạch ba loại rừng, bản đồ giao
đất giao rừng, bản đồ giao thông, bản đồ
phân bố dân cư, bản đồ ranh giới lưu vực
và mô hình số độ cao (DEM) của lưu vực.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân cấp
mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng lưu
vực.
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ xác định hệ
số K theo trạng thái, loại, nguồn gốc hình
thành rừng.
- Xây dựng bản đồ hệ số K tổng hợp.
- Đề xuất hướng ứng dụng bản đồ hệ số K
cho việc xác định lượng tiền chi trả dịch vụ
môi trường rừng cho các chủ rừng trong
lưu vực.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Kế thừa và quy chuẩn tài liệu
Trong quá trình thực hiện tác giả kế thừa
những tài liệu sau:
- Mô hình số hóa độ cao ASTER GDEM
(được tạo ra bởi Bộ Công nghiệp, Thương
mại và Kinh tế Nhật Bản phối hợp với
NASA của Mỹ) với độ phân giải không
gian là 30m 30m.
- Ranh giới lưu vực được kế thừa từ kết
quả nghiên cứu “Thử nghiệm phương pháp
xây dựng bản đồ kiểm kê rừng trong lưu
vực từ ảnh vệ tinh SPOT 5” (Phạm Văn
Duẩn, Phùng Văn Khoa, 2013).
- Bản đồ giao thông, bản đồ phân bố dân
cư, bản đồ giao đất giao rừng các xã trong
lưu vực được kế thừa từ phòng TNMT
huyện Hương Sơn và huyện Vũ Quang,
tỉnh Hà Tĩnh, tỷ lệ 1/25.000.
- Bản đồ quy hoạch ba loại rừng được thu
thập tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Hà Tĩnh.
- Bản đồ hiện trạng rừng các xã trong lưu
vực Sơn Diệm được kế thừa từ sản phẩm
Phạm Văn Duẩn & Phùng Văn Khoa, 2013(2) Tạp chí KHLN 2013
2755
của dự án điểm Điều tra, kiểm kê rừng Hà
Tĩnh, trên bản đồ, ứng với từng lô rừng đã
có các thông tin sau: trữ lượng trung bình
của 1ha rừng, trạng thái rừng và nguồn gốc
hình thành rừng.
Các bản đồ đầu vào được kế thừa từ các
nguồn khác nhau do các cơ quan khác nhau
thực hiện nên có một số điểm không phù hợp
với nhau. Vì vậy, cần phải kiểm tra và hiệu
chỉnh các tư liệu bản đồ gồm: kiểm tra xác
định những điểm không đúng thực tế, quy
chuyển thống nhất hệ toạ độ, định dạng, bổ
sung và chuẩn hoá thông tin v.v... theo
phương pháp chuyên gia kết hợp với phương
pháp có sự tham gia với sự hỗ trợ của những
cơ quan chức năng tại địa phương.
Kết quả của việc thu thập, kiểm tra và
quy chuẩn các bản đồ trong phần này
nhằm có được bản đồ hiện trạng, bản đồ
quy hoạch ba loại rừng, bản đồ giao đất
giao rừng, bản đồ giao thông, bản đồ
phân bố dân cư, mô hình số độ cao, ranh
giới lưu vực phù hợp với nhau trên cùng
hệ tọa độ phục vụ cho việc xây dựng bản
đồ của từng hệ số K thành phần và hệ số
K tổng hợp của lưu vực.
Đề tài áp dụng nguyên tắc tính hệ số K
theo hướng dẫn của Nghị định số
99/2010/NĐ-CP.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp xây dựng bản đồ phân cấp
mức độ khó khăn cho bảo vệ rừng của lưu
vực
Các kết quả tham vấn các cán bộ quản lý
lâm nghiệp tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
và ý kiến của người dân tại 2 xã Sơn Hồng,
Sơn Kim 1 về những khó khăn trong việc
bảo vệ rừng đã cho thấy rừng càng gần khu
dân cư, càng gần đường giao thông, có độ
cao tương đối càng thấp, có độ dốc càng
nhỏ thì càng khó khăn trong quá trình bảo
vệ. Vì vậy, nhóm nghiên cứu sử dụng các
nguyên tắc này cho việc xây dựng bản đồ
phân cấp mức độ khó khăn cho bảo vệ
rừng của lưu vực.
Sử dụng bản đồ ranh giới lưu vực thông
qua phần mềm ArcGIS cắt mô hình số độ
cao (DEM) của khu vực để thành lập DEM
của lưu vực. Từ DEM lưu vực, xây dựng
bản đồ độ dốc, bản đồ độ cao lưu vực. Sử
dụng kỹ thuật và các phần mềm thuộc hệ
thống thông tin địa lý kết hợp bản đồ hiện
trạng rừng, bản đồ độ dốc, bản đồ độ cao,
bản đồ khu dân cư, bản đồ đường giao
thông để xác định độ dốc trung bình, độ
cao trung bình, khoảng cách từ lô rừng đến
khu dân cư gần nhất, khoảng cách từ lô
rừng đến đường giao thông gần nhất cho
tất cả các lô rừng trong lưu vực trên bản đồ
hiện trạng của lưu vực.
Mỗi chỉ tiêu độ cao, độ dốc, mức độ gần
khu dân cư, mức độ gần đường giao thông
được phân thành 3 cấp (1, 2, 3) dựa vào kết
quả tham vấn ý kiến của các bộ quản lý
rừng và chủ rừng theo khoảng giá trị của
mỗi chỉ tiêu và phân cấp vào từng lô rừng
trong lưu vực, cấp càng nhỏ thì mức độ
khó khăn trong bảo vệ càng lớn. Chẳng
hạn, nếu lô rừng có: cấp gần đường giao
thông bằng 1, cấp gần khu dân cư bằng 1,
cấp độ dốc bằng 1, cấp độ cao bằng 1 thì
cấp khó khăn cho bảo vệ rừng bằng 1 - tức
là rất khó khăn trong bảo vệ. Nếu cấp gần
đường giao thông bằng 3, cấp gần khu dân
Tạp chí KHLN 2013 Phạm Văn Duẩn & Phùng Văn Khoa, 2013(2)
2756
cư bằng 3, cấp độ dốc bằng 3, cấp độ cao
bằng 3 thì cấp khó khăn cho bảo vệ rừng
của lô rừng bằng 3 - tức là ít khó khăn
trong bảo vệ, các trường hợp còn lại được
xem là - khó khăn trong bảo vệ.
Theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
thì hệ số K4 dùng để điều chỉnh mức chi trả
dịch vụ môi trường rừng theo mức độ khó
khăn đối với việc bảo vệ rừng, gồm yếu tố
xã hội và địa lý. K4 có giá trị bằng 1,00 đối
với rừng rất khó khăn trong bảo vệ, 0,95
đối với rừng khó khăn trong bảo vệ và 0,90
đối với rừng ít khó khăn trong bảo vệ. Vì
vậy, đây là căn cứ để xây dựng bản đồ mức
độ khó khăn trong bảo vệ rừng cho cả lưu
vực nghiên cứu.
Phương pháp xây dựng xây bản đồ xác
định hệ số K theo trạng thái, loại, nguồn
gốc hình thành rừng
- Xây dựng bản đồ xác định hệ số K1
theo trạng thái rừng
Hệ số K1 dùng để điều chỉnh mức chi trả
dịch vụ môi trường rừng theo trạng thái
rừng, gồm rừng giàu, rừng trung bình, rừng
nghèo và phục hồi (Nghị định số 99, 2010).
K1 có giá trị bằng 1,00 đối với rừng giàu,
0,95 đối với rừng trung bình và 0,90 đối
với rừng nghèo và rừng phục hồi.
Phương pháp xây dựng bản đồ xác định hệ
số K1: từ bản đồ hiện trạng rừng đã có
ranh giới giữa các loại rừng theo trữ
lượng, tiến hành gán các giá trị K1 (1,00;
0,95; 0,90) cho từng loại rừng đó sẽ được
bản đồ xác định hệ số K1 theo trạng thái
rừng của lưu vực.
- Xây dựng bản đồ xác định hệ số K2
theo loại rừng (loại chức năng chủ yếu
được quy hoạch của rừng).
Theo Nghị định số 99 của chính phủ, hệ số
K2 dùng để điều chỉnh mức chi trả dịch vụ
môi trường rừng theo loại rừng, gồm rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Hệ số K2 có giá trị bằng 1,00 đối với rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng, 0,90 đối với
rừng sản xuất. Loại rừng xác định theo quy
hoạch 3 loại rừng được Uỷ ban nhân dân
tỉnh phê duyệt.
Phương pháp xây dựng bản đồ xác định hệ
số K2: từ bản đồ hiện trạng rừng đã có loại
rừng theo quy hoạch ba loại rừng, tiến
hành lựa chọn và cập nhật số liệu theo điều
kiện: những lô là rừng đặc dụng hoặc rừng
phòng hộ thì K2=1, những lô là rừng sản
xuất thì K2=0,9 sẽ tạo được bản đồ xác
định hệ số K2 theo loại rừng của lưu vực.
- Xây dựng bản đồ xác định hệ số K3
theo nguồn gốc hình thành rừng
Hệ số K3 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ
môi trường rừng theo nguồn gốc hình
thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng
trồng (Nghị định số 99, 2010). K3 có giá trị
bằng 1,00 đối với rừng tự nhiên, 0,80 đối
với rừng trồng.
Phương pháp xây dựng bản đồ xác định hệ
số K3: từ bản đồ hiện trạng rừng đã có
nguồn gốc hình thành rừng, tiến hành lựa
chọn và cập nhật số liệu theo điều kiện:
những lô là rừng tự nhiên thì K3=1, những
lô là rừng trồng thì K3=0,8 sẽ tạo được bản
đồ xác định hệ số K3 theo nguồn gốc hình
thành rừng của lưu vực.
Phạm Văn Duẩn & Phùng Văn Khoa, 2013(2) Tạp chí KHLN 2013
2757
- Xây dựng bản đồ xác định hệ số K tổng
hợp
Trên cơ sở các bản đồ hệ số K1, K2, K3, K4,
sử dụng công cụ phân tích không gian của
phần mềm ArcGIS có thể lập được bản đồ
hệ số K tổng hợp theo công thức K=
K1*K2*K3*K4.
Sử dụng kỹ thuật chồng ghép bản đồ giao
đất, giao rừng của lưu vực nên bản đồ hệ số
K của lưu vực cho phép xác định hệ số K
cho từng lô rừng theo các chủ rừng trong
lưu vực.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
3.1. Bản đồ phân cấp mức độ khó khăn
cho bảo vệ rừng của lƣu vực
Theo mức độ gần khu dân cư và đường
giao thông
Trong quá trình khảo sát thực tế và xây
dựng các bản đồ của lưu vực thấy: khu
dân cư tại lưu vực tập trung xung quanh
đường giao thông nên mức độ gần khu
dân cư và mức độ gần đường giao thông
của các lô rừng được coi là bằng nhau.
Căn cứ vào ý kiến của cán bộ Lâm
nghiệp địa phương và chủ rừng về những
khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình
quản lý rừng, phân chia khoảng cách từ
lô rừng của lưu vực đến khu dân cư hoặc
đường giao thông của lưu vực thành 3
cấp: cấp 1 - có khoảng cách từ lô rừng
đến khu dân cư gần nhất <5km, cấp 2 - có
khoảng cách từ 5-10km, cấp 3 - có
khoảng cách lớn hơn 10km. Các cấp
khoảng cách này được đưa vào bản đồ
hiện trạng rừng, kết quả thành lập được
bản đồ phân cấp mức độ khó khăn cho
bảo vệ rừng theo mức độ gần khu dân cư
và gần đường giao thông (hình 1). Kết
quả thống kê cho thấy trong lưu vực: diện
tích rừng có khoảng cách đến khu dân cư
và đường giao thông dưới 5km chiếm
51,4%; từ 5-10km chiếm 33,7%, lớn hơn
10km chiếm 14,9%.
Theo độ dốc
Cũng theo kết quả khảo sát, tham vấn ý
kiến của cán bộ và chủ rừng tại lưu vực,
sau khi xác định độ dốc trung bình các lô
rừng, nhóm nghiên cứu chia độ dốc của lưu
vực thành 3 cấp: cấp 1 có độ dốc <10 độ;
cấp 2 có độ dốc từ 10-20 độ; cấp 3 có độ
dốc lớn hơn 20 độ. Các cấp độ dốc này
được đưa vào bản đồ hiện trạng rừng, cho
phép thành lập được bản đồ phân cấp mức
độ khó khăn cho bảo vệ rừng theo độ dốc
(hình 2). Theo kết quả thống kê, tại lưu vực
có 2,1% diện tích có độ dốc nhỏ hơn 10 độ,
42,4% diện tích có độ dốc từ 10 đến 20 độ
và 55,5% diện tích rừng có độ dốc lớn hơn
20 độ.
Theo độ cao
Nhóm nghiên cứu xác định độ cao trung
bình các lô rừng và căn cứ vào ý kiến của
chủ rừng về sự khó khăn gặp phải trong
quá trình quản lý rừng do độ cao địa hình
gây ra, chia độ cao của lưu vực thành 3
cấp: (1) độ cao <500m; (2) độ cao từ 500-
1000m; (3) độ cao lớn hơn 1000m (hình 3).
Kết quả cho thấy, diện tích rừng có độ cao
dưới 500m so với mặt nước biển, chiếm
Tạp chí KHLN 2013 Phạm Văn Duẩn & Phùng Văn Khoa, 2013(2)
2758
60%, từ 500-1000m so với mặt nước biển
chiếm 27,8% và lớn hơn 1000m so với mặt
nước biển chiếm 12,1% tổng diện tích đất
có rừng của lưu vực.
Hình 1. Phân cấp theo mức
độ gần đường GT và khu DC
Hình 2. Phân cấp
theo độ dốc
Hình 3. Phân cấp
theo độ cao
Phân cấp mức độ khó khăn trong bảo vệ
rừng lưu vực Sơn Diệm
Mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng của
lưu vực được xác định thông qua: khoảng
cách đến khu dân cư, khoảng cách đến
đường giao thông, theo độ cao và theo độ
dốc. Nếu lô rừng có khoảng cách đến
đường giao thông hoặc khu dân cư <5km,
độ cao dưới 500m, độ dốc <10 độ thì rất
khó khăn trong việc bảo vệ rừng. Nếu lô
rừng có khoảng cách đến khu dân cư hoặc
đường giao thông >10km, độ cao lớn hơn
1000m và độ dốc lớn hơn 20 độ thì ít khó
khăn trong bảo vệ rừng. Các trường hợp
còn lại là khó khăn trong bảo vệ rừng. Từ
nguyên tắc này, đề tài phân chia mức độ
khó khăn trong bảo vệ rừng cho tất cả các
lô rừng trong lưu vực và thành lập được
bản đồ phân cấp mức độ khó khăn trong
bảo vệ rừng của lưu vực.
3.2. Bản đồ xác định hệ số K thành phần
và hệ số K tổng hợp cho các lô rừng
trong lƣu vực
Bản đồ hệ số K1
Trong tổng diện tích đất có rừng của lưu
vực, rừng giàu chiếm 0,1% có hệ số K1 là
1, hơn 64% diện tích rừng của lưu vực là
rừng nghèo và phục hồi có hệ số K1 là 0,9,
còn lại 35,9% là diện tích rừng trung bình
có hệ số K1 = 0,95 (hình 4).
Bản đồ hệ số K2
Trong tổng số 69.666ha rừng của lưu
vực nghiên cứu, rừng đặc dụng và phòng
hộ chiếm 54,4% có hệ số K2 = 1 và rừng
sản xuất chiếm 45,6% có hệ số K2 = 0,9
(hình 5).
Phạm Văn Duẩn & Phùng Văn Khoa, 2013(2) Tạp chí KHLN 2013
2759
Hình 4. Bản đồ xác định hệ số K1 Hình 5. Bản đồ xác định hệ số K2
Bản đồ hệ số K3
Lưu vực nghiên cứu có 90,3% diện tích là
rừng tự nhiên với hệ số K3=1, trong khi đó,
diện tích rừng trồng có hệ số K3=0,9 chỉ
chiếm 9,7% (hình 6).
Bản đồ hệ số K4
Kết quả xây dựng bản đồ xác định hệ số
K4 và thống kê cho thấy, diện tích rừng rất
khó khăn cho bảo vệ của lưu vực là:
1.374ha với hệ số K4=1; diện tích rừng ít
khó khăn cho bảo vệ là 3.234ha với hệ số
K4=0,9 và diện tích rừng khó khăn trong
công tác bảo vệ là: 65.058ha với hệ số
K4=0,95 (hình 7).
Hình 6. Bản đồ xác định hệ số K3 Hình 7. Bản đồ xác định hệ số K4
Tạp chí KHLN 2013 Phạm Văn Duẩn & Phùng Văn Khoa, 2013(2)
2760
Bản đồ xác định hệ số K tổng hợp cho
từng lô rừng
Từ bản đồ hiện trạng rừng có các trường số
liệu thể hiện các hệ số Ki thành phần, xác
định hệ số K tổng hợp cho từng lô rừng
theo công thức: K=K1*K2*K3*K4. Kết quả
cho thấy: hệ số K tổng hợp của các lô rừng
trong lưu vực biến động từ 0,62 đến 0,95.
Giá trị của hệ số K tổng hợp được xác định
cho từng lô rừng trong lưu vực (hình 8).
Do hệ số K tổng hợp rất khác nhau giữa
các lô rừng, để giảm bớt khó khăn cho việc
xác định hệ số K tổng hợp của lô rừng
trong thực tế, nhóm nghiên cứu đã xây
dựng bảng tra hệ số K tổng hợp cho rừng
tự nhiên và rừng trồng khi biết các điều
kiện của lô rừng (bảng 1, 2).
Hình 8. Bản đồ xác định hệ số K tổng hợp
Bảng 1. Bảng tra hệ số K điều chỉnh mức chi trả DVMTR cho rừng tự nhiên
Loại rừng Hệ số K
Rừng tự nhiên
Rừng giàu Rừng TB Rừng nghèo
Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ K 1,00 0,95 0,90 0,95 0,90 0,86 0,90 0,86 0,81
Rừng sản xuất K 0,90 0,86 0,81 0,86 0,81 0,77 0,81 0,77 0,73
Bảng 2. Bảng tra hệ số K điều chỉnh mức chi trả DVMTR cho rừng trồng
Loại rừng Hệ số K
Rừng trồng
Rừng giàu Rừng TB Rừng nghèo
Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ K 0,80 0,76 0,72 0,76 0,72 0,68 0,72 0,68 0,65
Rừng sản xuất K 0,72 0,68 0,65 0,68 0,65 0,62 0,65 0,62 0,58
Phạm Văn Duẩn & Phùng Văn Khoa, 2013(2) Tạp chí KHLN 2013
2761
Từ 2 bảng tra trên có thể xác định được hệ
số K tổng hợp cho tất cả các lô rừng ngoài
thực tế khi biết các điều kiện đầu vào: loại
rừng, trữ lượng rừng, nguồn gốc rừng, mức
khó khăn trong bảo vệ rừng.
Chồng xếp bản đồ hệ số K của lưu vực
theo trạng thái rừng với bản đồ giao đất
giao rừng của lưu vực sẽ xây dựng được
bản đồ xác định hệ số K cho từng lô rừng
của từng chủ rừng trong lưu vực.
3.3. Đề xuất hƣớng ứng dụng bản đồ hệ
số K cho việc xác định lƣợng tiền chi trả
dịch vụ môi trƣờng rừng cho các chủ
rừng trong lƣu vực
Từ bản đồ đã xác định hệ số K cho từng lô
rừng của từng chủ rừng trong lưu vực, có
thể xác định lượng tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng cho các chủ rừng trong lưu
vực theo tổng tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng cho lưu vực theo các bước
sau:
Bước 1: Xác định diện tích rừng ứng với
hệ số K tổng hợp cho toàn bộ các trạng thái
rừng trong lưu vực theo công thức sau:
n
K i i
i 1
S (K S ) (3.1)
Trong đó:
+ SK là tổng diện tích rừng được chi trả
ứng với hệ số K tổng hợp theo diện tích
từng loại rừng được chi trả (gọi tắt là diện
tích hệ số).
+ Ki là hệ số K tổng hợp điều chỉnh mức
chi trả của lô rừng thứ i (i = 1, 2,..., n).
+ Si là diện tích của lô rừng thứ i (i = 1,
2,..., n).
Bước 2: Tính số tiền chi trả bình quân 01ha
rừng đã quy đổi trong lưu vực theo công
thức sau:
LV LV LV LV DP
BQ
K
T (T Q ) (T Q )
T
S
(3.2)
Trong đó:
- TBQ là số tiền bình quân được trả cho
1ha rừng đã quy đổi theo hệ số K tổng hợp.
- TLV là tổng số tiền Quỹ bảo vệ và
phát triển rừng Việt Nam điều phối về cho
lưu vực trong năm.
- QLV là tỷ lệ % trích lại từ tổng số tiền
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
điều phối về cho lưu vực để chi cho các
hoạt động quản lý.
- QDP là tỷ lệ % trích lại từ tổng số tiền
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
điều phối về cho lưu vực để dự phòng cho
trường hợp có thiên tai, khô hạn.
Bước 3: Xác định số tiền chi trả cho chủ
rừng từ việc cung ứng dịch vụ môi trường
rừng. Theo công thức:
CR BQ K(CR)
T T S (3.3)
Trong đó: TCR là số tiền chi trả cho chủ
rừng, SK(CR) là tổng diện tích hệ số của chủ
rừng được chi trả.
Các bước chuẩn bị dữ liệu và tính toán tiền
chi trả dịch vụ môi trường cho một lưu vực
có thể thực hiện theo sơ đồ sau:
Tạp chí KHLN 2013 Phạm Văn Duẩn & Phùng Văn Khoa, 2013(2)
2762
Hình 9. Các bước chuẩn bị và tính toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
cho một lưu vực
IV. KẾT LUẬN
Từ bản đồ giao thông, bản đồ phân bố khu
dân cư, bản đồ độ cao, bản đồ độ dốc thông
qua các phần mềm chuyên dụng đã xây
dựng bản đồ phân cấp mức độ khó khăn
cho bảo vệ rừng của lưu vực.
Kết hợp bản đồ kiểm kê rừng và bản đồ
phân cấp mức độ khó khăn cho bảo vệ
rừng của lưu vực, đã xây dựng được các
bản đồ:
+ Xác định hệ số K1 theo trạng thái rừng,
+ Xác định hệ số K2 theo nguồn gốc rừng,
+ Xác định hệ số K3 theo loại rừng,
+ Xác định hệ số K4 theo mức độ khó khăn
cho bảo vệ rừng của lưu vực.
Từ bản đồ xác định các hệ số K thành viên,
xây dựng bản đồ xác định hệ số K tổng hợp
của lưu vực.
Toàn bộ cơ sở dữ liệu về ranh giới, diện
tích, chủ rừng, trạng thái, loại rừng và
nguồn gốc hình thành rừng cần được
quản lý bằng bản đồ số; lượng chi trả
dịch vụ môi trường rừng có thể được tổng
hợp cho từng lô rừng theo chủ rừng trong
lưu vực.
Bản đồ hiện trạng rừng lưu vực
Bản đồ phân cấp mức độ khó khăn
cho bảo vệ rừng lưu vực
Bản đồ phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực
Hệ số K theo
trạng thái cho
từng lô rừng
Hệ số K theo
nguồn gốc cho
từng lô rừng
Hệ số K theo loại
rừng cho từng lô
rừng
Hệ số K theo mức
độ khó khăn cho bảo
vệ rừng
Hệ số K tổng hợp cho từng lô rừng và tích số giữa hệ số K
tổng hợp với diện tích lô rừng
Tổng Ki*Si Tổng tiền chi trả dịch vụ môi trường lưu vực
Chi phí chi trả DVMTR
cho 1ha với
K tổng hợp = 1
Chi phí chi trả
DVMTR từng
lô rừng
Chi phí chi trả DVMTR
cho từng chủ rừng
Phạm Văn Duẩn & Phùng Văn Khoa, 2013(2) Tạp chí KHLN 2013
2763
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng.
2. Phạm Văn Duẩn (2012). Nghiên cứu xây dựng bản đồ kiểm kê rừng từ ảnh vệ tinh có độ phân giải cao
phục vụ xác định hệ số K và tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng tại lưu vực Sơn Diệm
- Hương Sơn - Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.
3. Phạm Văn Duẩn, Phùng Văn Khoa (2013). Thử nghiệm phương pháp xây dựng bản đồ kiểm kê rừng
trong lưu vực từ ảnh vệ tỉnh SPOT 5. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp.
4. Quyết định số 2284/QĐ-TTG phê duyệt Đề án triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010
về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
5. Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT, ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
tiêu chí xác định và phân loại rừng.
6. Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT Quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng
trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Ngƣời thẩm định: PGS.TS. Vương Văn Quỳnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2013_bai_06_xaydungbandoheso_k_duan_thaykhoa_431_2079852.pdf