KẾT LUẬN
Nghiên cứu này thu được các kết quả
nghiên cứu chính như sau: (1) Về mặt phương
pháp để xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số nhóm
nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp Delphi
dựa vào đánh giá của nhóm chuyên gia liên
ngành gồm 13 người ở vòng 1 và 9 người ở
vòng 2. Qua mỗi vòng đánh giá nhóm tác giả
có sử dụng thống kê để kiểm định tính nhất
quán của các chuyên gia khi cho điểm bằng
tiêu chuẩn phi tham số Friedman. Kiểm tra độ
tin cậy của giá trị bình quân các điểm đánh giá
của các chuyên gia bằng chỉ số Intraclass
Correlation Coefficient (ICC). (2) Về kết quả
đạt được nhóm nghiên cứu đề xuất bộ gồm 8
tiêu chí và 83 chỉ số được gửi đến cho 13
chuyên gia đánh giá qua 2 vòng vòng 1 gồm 13
chuyên gia và vòng 2 gồm 9 chuyên gia. Kết
quả cuối cùng thu được 7 tiêu chí và 61 chỉ số.
Những kết quả nghiên cứu này có thể xem là
công trình tiên phong phục vụ cho việc xây
dựng các công cụ hữu ích cho phát triển DLST
bền vững khu vực Đắk Nông nói riêng và các
khu vực khác trong cả nước nói chung.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số giám sát du lịch sinh thái bền vững: Trường hợp nghiên cứu ứng dụng phương pháp Delphi cho vùng Đắk Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
74 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2019
XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ VÀ CHỈ SỐ GIÁM SÁT DU LỊCH SINH THÁI
BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
DELPHI CHO VÙNG ĐẮK NÔNG
Nguyễn Thị Thanh An1, Phí Đăng Sơn1
1Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số nhằm đánh giá và giám sát các hoạt động du
lịch sinh thái (DLST) bền vững cho khu Đăk Nông. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp
Delphi thông qua việc phỏng vấn xin ý kiến của 13 chuyên gia thuộc các lĩnh vực sinh thái, quản lý tài nguyên,
du lịch và quản trị kinh doanh ở vòng 1 và 9 chuyên gia ở vòng 2. Các phương pháp thống kê được sử dụng
trong bài báo đó là kiểm định phi tham số Friendman dùng để đánh giá sự nhất của các chuyên gia và hệ số liên
quan giữa các nhóm (Intra-class Correlation Coefficient - ICC) để đánh giá độ tin cậy của các chỉ số. Kết quả
cho thấy có một tiêu chí và 22 chỉ số bị loại bỏ còn lại 7 tiêu chí và 61 chỉ số được giữa lại nhằm đánh giá các
hoạt động DLST bền vững cho khu vực nghiên cứu. Kết quả trên bước đầu cung cấp những cơ sở khoa học và
phương pháp trong việc xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá DLST bền vững nhằm cung cấp thêm bộ công
cụ giúp cho việc ra các quyết định quản lý, đặc biệt cho các nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên, nhà quản lý du
lịch và những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực DLST trong việc ra các quyết định quản lý đặc biệt chú trọng
đến việc phát triển bền vững khu vực thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch bền vững.
Từ khóa: Du lịch sinh thái, phát triển bền vững, phương pháp Delphi.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu vực Tây Nguyên nói chung và Đắk
Nông nói riêng được biết đến là khu vực giàu
tiềm năng về đa dạng sinh học, với nhiều loài
động thực vật đặc hữu, nhiều danh lam thắng
cảnh và kỳ quan của thiên nhiên, khí hậu ôn
hoà, mát mẻ. Trong những năm gần đây DLST
vùng Đắk Nông đã thu hút được sự quan tâm
của du khách trong và ngoài nước và đang dần
được chú trọng và phát triển như là một hình
thức phát triển kinh tế bền vững của khu vực.
Không thể phủ nhận được DLST chính là một
hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên thân
thiện với môi trường nếu đem so sánh với các
hình thức khai thác và sử dụng tài nguyên khác
như khai khoáng, khai thác gỗ, canh tác nông
nghiệp, và một số hình thức khai thác khác.
Tuy nhiên, nếu các hoạt động DLST không
được kiểm soát hoặc quản lý yếu kém cố thể
dẫn đến suy thoái các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Vì vậy đối với các nhà quản lý tài
nguyên thiên nhiên thì DLST không những là
cơ hội cho phát triển mà còn là những thách
thức cần phải vượt qua.
Việc sử dụng bộ tiêu chí và chỉ số cho phát
triển bền vững đã được biết đến và được Uỷ
ban liên hiệp quốc về phát triển bền vững
(United Nation Commission of sustainable
development - UNCSD) đề xuất như là các
công cụ quan trọng sử dụng trong đo lường
hiện trạng quản lý của phát triển bền vững. Tổ
chức Du lịch Thế giới (WTO) năm 1993 đã
manh nha các ý tưởng về phát triển bộ chỉ số
cho quản lý bền vững của du lịch. Đến năm
(2004) trong cuốn "Sổ hướng dẫn các chỉ số
của phát triển bền vững các điểm đến du lịch"
WTO đã đề xuất bộ chỉ số đánh giá tính bền
vững của điểm đến gồm 507 chỉ số chung cho
tất cả các nước trên thế giới. Công trình nghiên
cứu khác của Abidin năm (1999) đã phát triển
bộ tiêu chí và chỉ số cho đánh giá các hoạt
động phát triển DLST tại vườn quốc gia
Taman Negara của Malaysia. Trong nghiên
cứu này đã xây dựng được 15 tiêu chí và 58 chỉ
số cho DLST bền vững và các hoạt động quản
lý thích hợp. Fresque và Plummer (2006) cũng
sử dụng phương pháp Delphi để khẳng định
các chỉ số xã hội và sinh thái cho đánh giá sự
thay đổi liên quan đến du khách sử dụng khu
bảo tồn qua 3 vòng và đã xây dựng được 13
chỉ số về xã hội và 15 chỉ số về sinh thái.
Việt Nam trong thời gian vài thập kỷ trước
đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền
công nghiệp du lịch và đặc biệt là du lịch sinh
thái. Số lượng du khách nói chung tham quan
khu vực Đắk Nông hàng năng tăng đáng kể.
Hiện vẫn còn những tranh cãi xoay quanh
DLST bền vững phụ thuộc vào sự thành công
của quản lý môi trường. Việc xây dựng được
bộ tiêu chí và chỉ số cảnh báo cho sự thay đổi
các yếu tố môi trường tại các điểm đến du lịch
đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Sự hạn chế
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2019 75
trong công tác quản lý bền vững DLST sẽ
được thể hiện thông qua hệ thống các tiêu chí
và chỉ số hoạt động ở các thời điểm khác nhau.
Nghiên cứu này với mong muốn dựa trên
các cơ sở khoa học và các công trình nghiên
cứu có liên quan trong và ngoài nước để đưa ra
bộ tiêu chí và chỉ số có hiệu quả trong việc
quản lý và giám sát phát triển bền vững DLST
thông qua phương pháp Delphi. Những tiêu chí
và chỉ số đặt ra cần phải đa ngành và bao trùm
tất cả các khía cạnh của xã hội, môi trường,
kinh tế, văn hoá, sinh thái và các yếu tố thể
chế. Đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc
phát triển DLST bên vững trong hệ thống rừng
đặc dụng (Hammond 1995). Hy vọng những
kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp một
phương pháp chuẩn để có thể từ đó xây dựng
bộ tiêu chí và chỉ số liên quan đến việc theo
dõi sự biến đổi các khía cạnh xã hội, môi
trường, kinh tế, văn hoá, sinh thái và chính trị
của một đơn vị địa lý cụ thể.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
Phát triển du lịch sinh thái bền vững
DLST có mối quan hệ mật thiết với du lịch
bền bững và là biện pháp kiểm soát các khía
cạnh xã hội, kinh tế, văn hoá, tự nhiên và chính
trị. Thực tiễn chỉ ra rằng rất cần thiết phải phát
triển một số bộ tiêu chí cho phát triển bền vững
với trọng tâm là các chỉ số DLST và dựa vào
các chính sách có liên quan, các phân tích và
đo lường hợp lý. Các quan điểm đã nói ở trên
chỉ ra rằng DLST và phát triển bền vững song
hành với nhau vì vậy việc thảo luận việt phát
triển bền vững và DLST sẽ được đề cập trên 3
khía cạnh của phát triển bền vững. Tuy nhiên
cả DLST và phát triển bền vững đều đặt ra các
mục tiêu khó khăn và rất khó để đạt được. Vì
vậy, rất nhiều các hoạt động DLST chỉ chứng
minh rằng mình đã đóng góp cho phát triển
bền vững những cách rất hạn chế, không chỉ ra
được các quan tâm về mặt kinh tế, xã hội và
môi trường mà nhẽ ra nó phải đáp ứng.
Tiêu chí và chỉ số phát triển du lịch sinh
thái bền vững
Thuật ngữ "du lịch sinh thái" đã xuất hiện
từ năm 1987 và được sử dụng như là để mô tả
nhiều loại hoạt động. Bản thân từ DLST chính
là từ ghép của du lịch và sinh thái. Năm 1991
Hội du lịch sinh thái (Ecotourism Society
(TES)) đã phát triển định nghĩa DLST đó là
"DLST là hình thức du lịch có trách nhiệm cho
khu vực tự nhiên và bao gồm bền vững cả môi
trường và cả phúc lợi chung của xã hội".
Tiêu chí và chỉ số (Criteria and Indicators -
C & I) là một nhánh của các nguyên tắc DLST
cung cấp khung lý thuyết chung cho việc mô
tả, giám sát và ước tính thông qua một giai
đoạn, quá trình theo hướng phát triển bền
vững. C&I không phải là đo lường các chuẩn
mực. Nguyên tắc DLST được đưa ra bởi các
khái niệm DLST có thể đạt được trong quá
trình hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu phát
triển bền vững trong mức độ hoạt động. Đây
chỉ là một khả năng ứng dụng của các tiêu chí
và chỉ số của điểm đến du lịch cụ thể (Kumari.
S., Tewari et al., 2006).
Có rất nhiều loại chỉ số, mỗi loại có những
ứng dụng khác nhau cho các nhà hoạch định
chính sách. Trong khi phần lớn các chỉ số này
có ứng dụng trực tiếp trong việc dự báo các
vấn đề và được tập hợp trong các nhóm sau:
(1) Chỉ số cảnh bảo sớm (ví dụ sự suy giảm
của số lượng du khách); (2) Chỉ số áp lực lên
hệ thống (ví dụ như thiếu nước, sự mất đi của
các loài động thực vật); (3) Chỉ số đo lường
hiện trạng của ngành (ví dụ sự hài lòng của du
khách); (4) Chỉ số đo lường tác động của phát
triển du lịch đến môi trường kinh tế, xã hội và
môi trường (ví dụ chỉ số của mức độ mất rừng,
thay đổi của cơ cấu thu nhập người dân địa
phương); (5) Chỉ số đo lường về các nỗ lực
quản lý (ví dụ chi phí làm sạch các bờ biển bị ô
nhiễm, các chương trình lồng ghép bảo tồn và
phát triển du lịch); (6) Chỉ số đo lường về tác
động, hiệu quả quản lý hoặc vấn đề thực thi (ví
dụ thay đổi mức độ ô nhiễm, số lượng du
khách quay trở lại tăng lên).
Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về
việc xác định nội dung đánh giá DLST bền
vững giữa các tác giả nhưng các nhà khoa học
đều đồng tình với việc phải dựa trên các khía
cạnh căn bản của phát triển bền vững, các khía
cạnh của nguyên tắc DLST, bên cạnh đó cần
quan tâm các đặc trưng của mỗi tình huống
nghiên cứu cụ thể mà xác lập các tiêu chí, chỉ
số đánh giá phù hợp. Hay nói cách khác việc
xây dựng hệ thống các tiêu chí và chỉ số phải
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
76 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2019
thoả mãn nguyên tắc cụ thể và rõ ràng; Đo,
đếm được, lượng hóa được; Khả thi; Hợp lý;
Có phạm vi thời gian và phải là Yếu tố nhạy
cảm với thay đổi.
2.2. Phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi là một phương pháp
riêng biệt nhằm gợi mở và sàng lọc những ý
kiến của nhóm dựa trên quan điểm là một
nhóm chuyên gia thì sẽ tốt hơn một chuyên gia
khi mà kiến thức chính xác không có sẵn.
Phương pháp này sẽ tạo ra những quan điểm
hấp dẫn, ý kiến và các đồng thuận từ một nhóm
các chuyên gia. Kỹ thuật Delphi là phương
pháp dự báo dài hạn của tập hợp dự báo của
phần lớn các chuyên gia ở các lĩnh vực khác
nhau. Để phát triển các chỉ số mục tiêu, nghiên
cứu áp dụng kỹ thuật Delphi là một trong
những phương pháp định tính nổi tiếng và kỹ
thuật định hướng cho dự đoán các sự kiện
tương lai thông qua sự đồng thuận.Việc lựa
chọn cẩn thận các chuyên gia trả lời bảng câu
hỏi trong hai hoặc nhiều vòng là yếu tố hết sức
quan trọng (Dalkey & Helmer, 1969).
Việc lựa chọn chuyên gia tham để hình
thành nên một nhóm các chuyên gia là bước
quan trọng nhất trong kỹ thuật Delphi. Phương
pháp Delphi không cho phép lựa chọn nhóm
chuyên gia bằng phương pháp ngẫu nhiên, mà
nhóm chuyên gia phải được xây dựng dựa trên
sự cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như kinh
nghiệm và lĩnh vực nghiên cứu phù hợp
(Ameyaw, 2016). Nhóm nghiên cứu đã đề xuất
ý kiến và hình thành nên nhóm chuyên gia
tham gia vào vòng 1 gồm 13 người. Thư mời
và bảng câu hỏi 2 vòng được gửi đến nhóm
chuyên gia đã được xây dựng nên. Các chuyên
gia sẽ được yêu cầu đánh giá các chỉ số theo
thang chia 5 bậc Likert, trong đó 1 là thể hiện
chi số không liên quan rất cao còn 5 là chỉ số
liên quan rất cao.
Vòng 1: Sử dụng một bản hỏi mở - đóng
mà trong đó mỗi chuyên gia sẽ liệt kê các tiêu
chí và chỉ số. Các chuyên gia (13 chuyên gia)
sẽ được yêu cầu trình bày mức độ mà họ đồng
ý với một chỉ số cụ thể liên quan đến vấn đề
đưa ra bằng một giá trị thay đổi từ 1 đến 5.
Nếu các chuyên gia cho giá trị từ <= 3 sẽ được
hỏi đưa ra lý do tại sao cho tiêu chí đó bằng 3
và ở cuối bảng hỏi sẽ có bảng hỏi mở để các
chuyên gia bổ sung các tiêu chí mà họ cho là
cần thiết để đánh giá các hoạt động DLST bền
vững.
Những chuyên gia trong nhóm nghiên cứu,
những người mà trả lời những câu hỏi trong
vòng 1, được phân tích, tổng hợp, thu thập, sắp
xếp thành bảng những câu trả lời để thành
bảng câu hỏi thứ cấp. Bảng câu hỏi thứ cấp sẽ
được kết hợp với những phản hồi và được phát
triển và phát cho những nhà nghiên cứu ở vòng
2.
Vòng 2: Bảng hỏi thứ cấp sẽ được phát cho
tất cả các thành viên nghiên cứu – nhóm
nghiên cứu tham gia ở vòng 1. Chín chuyên gia
đã phản hồi trong vòng 2. Mục tiêu của vòng 2
đó là sử dụng bảng câu hỏi để đạt được sự
thống nhất hoặc sự ổn định của các thành viên
nghiên cứu. Một khi sự đồng thuận hoặc sự ổn
định đã đạt được quá trình nghiên cứu Delphi
sẽ hoàn thành. Phương pháp Delphi kết thúc
nếu một trong những tình huống này sảy ra.
Nếu tất cả các câu hỏi trong bảng câu hỏi hoặc
là được chấp nhận tất hoặc loại bỏ tất, điểm
chung bình là cao hơn 3.5.
Đánh giá sự nhất trí của các tiêu chí, chỉ
số và cho điểm của các chuyên gia:
Để đánh giá sự nhất trí của các tiêu chí dựa
vào 3 chỉ tiêu đo lường đó là: Các số trung
bình từ 4 trở lên, độ trải giữa (IQR) bằng 1
hoặc nhỏ hơn và giá trị độ lệch chuẩn dưới 1
trong thang đo Likert 5 điểm. Để kiểm tra mức
độ đồng thuận của các chuyên gia sẽ áp dụng
tiêu chuẩn phi tham số Friendman dành cho K
mẫu liên hệ, nếu giả thuyết bị bác bỏ đồng
nghĩa với việc ý kiến của các chuyên gia về bộ
tiêu chí và chỉ số là không thống nhất với nhau.
Đánh giá độ tin cậy của các giá trị trung
bình đánh giá của các chuyên gia:
Hệ số số liên quan giữa các nhóm (Intra-
class Correlation Coefficient - ICC) để đánh
giá độ tin cậy của các chỉ số. Về mặt thống kê
ICC là một chỉ số thống kê mô tả có thể sử
dụng để đo lường định lượng các đơn vị được
tổ chức thành nhóm. Chỉ số này sẽ mô tả tính
chặt chẽ của các đơn vị trong cùng một nhóm.
Trong khi chỉ số này được coi như là một kiểu
chỉ số liên hệ nhưng không giống như các đo
lường liên hệ khác các đo lường này số liệu sẽ
được cấu trúc dưới dạng nhóm hơn là việc cấu
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2019 77
trúc thành từng cặp so sánh (như trường hợp hệ
số tương quan). Ngoài ra chỉ số ICC được sử
để đánh giá mức độ nhất quán, trong khuôn
khổ bài viết này áp dụng để đánh giá mức độ
tin cậy, không đánh giá mức độ nhất quán. Giá
trị của ICC cũng tương tự như đối với hệ số
tương quan, giá trị tuyệt đối nằm trong phạm vị
từ 0 - 1. Cicchetti (1994) đã đưa ra thang đo
cho chỉ số ICC như sau: Nhỏ hơn 0,40 - kém;
Từ 0,40 đến 0,59 - Vừa; Từ 0,60 đến 0,74 -
Tốt; Từ 0,75 đến 1,00 - Rất tốt;
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bộ tiêu chí và chỉ số được gửi tới nhóm
chuyên gia gồm 13 người đã lựa chọn, có tính
đến các yếu tố về giới trong đó có 3 nhà khoa
học là nữ. Tổng số các nhà khoa học thuộc lĩnh
vực kinh tế - xã hội là 6 người, 7 nhà khoa học
thuộc lĩnh vực sinh thái, môi trường và du lịch.
So sánh với những yêu cầu về kiện đánh giá
loại bỏ các chỉ số đó là các chỉ số ít nhất một
giá trị tính toán là TB > 4; S > 1; IQR >1, kết
quả thể hiện rằng ở vòng 1 có 8 tiêu chí và 62
chỉ số đạt tiêu chuẩn (Bảng 02). Kết quả kiểm
nghiệm sự đồng nhất trong việc cho điểm giữa
các chuyên gia bằng tiêu chuẩn Friedman cho
thấy có sự khác biệt giữa cách cho điểm của
các chuyên gia. Kết quả tính toán giá trị ICC
cho thấy giá trị của các trị số bình quân là
0,617> 0,6 đồng nghĩa với việc các giá trị bình
quân này mức độ tin cậy ở mức sử dụng tốt.
Trong số các ý kiến đưa ra hầu hết là cho
các chỉ số chỉ có duy nhất một ý kiến đưa ra về
tiêu chí đó là tiêu chí về sức chịu tải. Theo
chuyên gia này đề xuất thì không nên sử dụng
tách biệt sức chịu tải là một tiêu chí mà nên
"Sửa lại tiêu chí vì sức chịu tải chỉ là một chỉ
số trong tiêu chí Mức độ thay đổi có thể chấp
nhận được". Đây là một trong những ý kiến rất
quý báu để nhóm nghiên cứu xem xét vì hầu
như các chuyên gia đều hoài nghi về phương
pháp đánh giá hoặc đánh giá rất thấp các chỉ số
của tiêu chí này.
Những kết luận rút ra từ các ý kiến chuyên
gia: (1) Cần phải có một khái niệm rõ ràng về
các chỉ số đánh giá vì các chuyên gia thuộc các
lĩnh vực khác nhau nên cũng sẽ có những kiến
thức hạn chế. (2) Các chỉ số đánh giá phải cụ
thể rõ ràng, không thể chung chung hoặc gộp
lại nhiều yếu tố vào một chỉ số. (3) Một số khái
niệm còn mang tính hàn lâm sẽ rất khó cho
người đánh giá nếu không có chuyên môn về
lĩnh vực này. (4) Các số liệu đánh giá hầu như
không có hoặc rất khó để thu thập. (5) Một số
loại số liệu thu thập cần phải có hệ thống ô
định vị hoặc có các cơ sở dữ liệu như bản đồ,
ảnh vệ tính sẽ rất khó để thu thập được. (6) Có
những số liệu có thể sẽ không có ở địa phương
Ngoài một số ý kiến mang tính tổng quan
của các chuyên gia, còn là một số ý kiến khác
tập trung vào phương pháp đánh giá, đối tượng
đánh giá ví dụ như việc lập ô tiêu chuẩn sẽ
không thể cho thấy được mức độ biến động về
diện tích rừng... đây là một trong số thiếu sót
của nhóm nghiên cứu chưa làm rõ cho các
chuyên gia đánh giá. Khi mà Luật Lâm nghiệp
số 16/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ
họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 11 năm
2017 và ngày 01/01/2019 có hiệu lực thì việc
phát triển du lịch sinh thái, cho thuê môi
trường rừng để phát triển DLST sẽ trở thành
các hoạt động phổ biến đối với các đơn vị quản
lý hệ thống rừng đặc dụng và các địa phương
có các vốn tự nhiên có thể phát triển các hoạt
động du lịch sinh thái.
Do vậy để đánh giá các hoạt động DLST
diễn ra trong diện tích lâm nghiệp thì theo quy
định của Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định
156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018
về Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Lâm nghiệp đã nêu trong điều 14, mục 6
khoản a "Thời gian thuê không quá 30 năm,
định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp
đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực
hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng
xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê".
Như vậy đánh giá các hoạt động DLST là điều
kiện bắt buộc khi các doanh nghiệp muốn hoạt
động DLST và sẽ diễn ra định kỳ 5 năm 1 và
diễn ra sau khi kết thúc hợp đồng. Mục tiêu
của đề tài là bước đầu đơn giản hoá việc đánh
giá các hoạt động DLST bền vững bằng việc
xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số. Tất nhiên
những người sử dụng bộ tiêu chí và chỉ số này
sẽ phải là những người có chức năng hoặc là
hoạt động trong lĩnh vực đánh giá các hoạt
động DLST.
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
78 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2019
Bảng 1. Kết quả phân tích đánh giá chi tiết của các chuyên gia qua 2 vòng Delphi
TT Chỉ số
Vòng 1 Vòng 2
TB TV S IQR TB TV S IQR
Tiêu chí 1: Duy trì tính mạnh khoẻ của hệ sinh thái
1.1 Số lượng động vật hoang dã trong khu vực tăng lên 4,08 4 0,76 1 3,78 4 0,44 0
1.2 Cải thiện chất lượng môi trường và môi trường sống cho người dân 3,62 4 0,96 1
1.3 Sự sẵn có của các nguồn nước trong TN và các dòng suối lâu năm
(liên tục)
4,31 4 0,48 1 4,22 4 0,44 0
1.4 Sự xuất hiện của cỏ dại trong khu vực 4,15 4 0,90 1 4,33 4 0,50 1
1.5 Số lượng ngày mưa trong năm và tổng lượng mưa 4,77 5 0,44 0 4,44 5 0,73 1
1.6 Sự sẵn có của các loài cây bản địa 4,31 4 0,63 1 4,56 5 0,53 1
1.7 Số lượng loài thực vật có tên trong sách đỏ tăng lên 4,15 4 0,69 1 4,22 4 0,67 1
1.8 Sự xuất hiện của các loài chim di cư 3,77 4 0,93 1
1.9 Mức độ xói mòn đất 3,85 4 0,80 0
1.10 Sự thay đổi về độ che phủ rừng (forest cover) 3,92 4 1,19 1
1.11 Diện tích rừng tự nhiên bị mất đi 4,00 4 1,22 1 4,22 4 0,67 1
1.12 Diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm chất lượng 4,54 5 0,66 1 4,44 5 0,73 1
1.13 Diện tích rừng trồng mới trong khu vực 4,31 4 0,85 1 4,44 5 0,73 1
1.14 Tổng diện tích đường, lối đi bộ và các công trình XD
trong khu vực
4,08 4 0,76 1 4,67 5 0,50 1
Tiêu chí 2: Bảo tồn di sản văn hoá
2.1 Tính phổ biến của các hoạt động văn hoá truyền thống
(văn hoá ẩm thực địa phương, trang phục dân tộc, âm nhạc
và ngôn ngữ)
4,62 5 0,51 1 4,78 5 0,44 0
2.2 Sự tồn tại của các sự kiện truyền thống có sự tham gia
của người dân
4,77 5 0,44 0 4,67 5 0,50 1
2.3 Sự tồn tại của các chương trình bảo tồn và phát triển những
nét văn hóa truyền thống và tín ngưỡng của đồng bào
4,46 4 0,52 1 4,89 5 0,33 0
2.4 Số lượng các lễ hội bản địa được tổ chức tại cộng đồng bao gồm
duy trì và phục hồi những lễ hội, nghi lễ dân gian (trò chơi,
điệu hát, điệu múa, đấu vật...)
4,62 5 0,51 1 4,67 5 0,50 1
2.5 Biện pháp bảo tồn sự đa dạng canh tác nông nghiệp truyền thống
và chăn nuôi không làm tổn hại đến môi trường
3,92 4 0,76 1
2.6 Số lượng các doanh nghiệp địa phương có liên quan đến
di sản văn hóa (ngành nghề truyền thống, âm nhạc, ẩm thực)
4,31 4 0,63 1 4,56 5 0,53 1
2.7 Duy tu và bảo dưỡng những kiến trúc nhà truyền thống
(nhà sàn, nhà rông...)
4,38 4 0,65 1 4,44 5 0,73 1
2.8 Sự khuyến khích phát triển các nghề thủ công truyền thống 4,00 4 0,71 0 4,56 5 0,53 1
2.9 Số lượng thợ thủ công trong khu vực 4,23 4 0,73 1 4,78 5 0,44 0
2.10 Sự khuyến khích bảo tồn/phát triển các di sản hoá phi vật thể
(sử thi, điệu múa, âm nhạc...)
3,85 4 0,80 0
2.11 Số lượng nghệ nhân dân gian trong khu vực 4,46 4 0,52 1 4,78 5 0,44 0
Tiêu chí 3: Môi trường thuận lợi để khuyến khích du lịch sinh thái
3.1 Sự tồn tại về thể chế và khung pháp lý cho DLST trong khu vực 4,15 4 0,80 1 4,22 4 0,67 1
3.2 Có khung pháp lý về sự tham gia của tất cả các bên liên quan
trong quy hoạch, phát triển và thực thi các dự án DLST
3,85 4 0,90 1
3.3 Sự sẵn có các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 4,31 4 0,48 1 4,44 4 0,53 1
3.4 Có tồn tại sự hợp tác giữa các bên liên quan (trong và ngoài vùng) 4,08 4 0,64 0 4,33 4 0,50 1
3.5 Sự có mặt của kế hoạch quốc gia đã được phê duyệt cho phát triển
bền vững DLST
4,15 4 0,90 1 4,11 4 0,78 1
3.6 Sự có mặt và thực thi các kế hoạch quản lý bảo tồn các khu vực
cảnh quan đẹp mắt trong vùng
4,15 4 0,69 1 4,33 4 0,71 1
3.7 Hình thành các quỹ địa phương cho bảo tồn và các hoạt động
duy trì
4,38 4 0,65 1 4,33 5 0,87 1
3.8 Có hệ thống giám sát và cảnh báo sự cố môi trường 4,31 4 0,63 1 4,44 4 0,53 1
3.9 Số lượng các doanh nghiệp dự án DLST có báo cáo tác động
môi trường định kỳ
4,23 4 0,83 1 4,22 4 0,83 1
3.10 Địa phương có quy hoạch hoặc kế hoạch cho phát triển DLST 4,54 5 0,52 1 4,44 5 0,73 1
3.11 Số lượng các dự án du lịch và bảo tồn 4,54 5 0,52 1 4,67 5 0,50 1
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2019 79
TT Chỉ số
Vòng 1 Vòng 2
TB TV S IQR TB TV S IQR
Tiêu chí 4: Nâng cao thu nhập và phúc lợi xã hội
4.1 Số lượng các chương trình/dự án DLST có hoạt động cải tạo
và XD mới CSHT
4,23 4 0,60 1 4,22 4 0,67 1
4.2 Số lượng cơ hội việc làm được tạo ra từ các hoạt động DLST
cho địa phương
4,25 4 0,62 1 4,44 4 0,53 1
4.3 Tỷ trọng TN từ các hoạt động DLST so với các ngành nghề khác
của địa phương
3,92 4 0,86 2
4.4 Số lượng người có sinh kế là từ lâm sản ngoài gỗ 3,69 4 0,75 1
4.5 Số lượng các cơ sở hạ tầng được phát triển bởi DL
(đường xã, bệnh viện...)
3,92 4 0,86 0
4.6 Tổng số thu nhập thời vụ từ các hoạt động du lịch 4,00 4 0,82 2
4.7 Vấn đề công bằng trong chia sẻ lợi ích 3,54 3 0,66 1
4.8 Số lượng người thoát khỏi ngưỡng nghèo đói nhờ DLST 3,54 4 0,52 1
Tiêu chí 5: Sự hài lòng của du khách
5.1 Số lượng du khách hàng năm 4,54 5 0,52 1 4,67 5 0,50 1
5.2 An toàn của du khách thông qua Số lượng tai nạn, ngẫu nhiên
và không mong muốn trong toàn khu vực của du khách
4,38 4 0,65 1 4,56 5 0,53 1
5.3 Số lượng du khách quay trở lại tham quan 4,23 4 0,60 1 4,44 5 0,73 1
5.4 Thời gian lưu trú bình quân của du khách 4,38 4 0,51 1 4,56 5 0,53 1
5.5 Tỷ lệ du khách hài lòng về các sản phẩm DLST 4,23 4 0,60 1 4,56 5 0,53 1
5.6 Cung cấp cho du khách cơ hội trải nghiệm tuyệt vời về văn hoá
cũng như thiên nhiên
4,15 4 0,38 0 4,22 4 0,44 0
5.7 Tỷ lệ du khách hài lòng về dịch vụ lưu trú 4,31 4 0,63 1 4,44 4 0,53 1
5.8 Tỷ lệ du khách hài lòng về dịch khác (ăn uống, mua sắm) 4,31 4 0,63 1 4,44 4 0,53 1
5.9 Du khách hài lòng về các hoạt động truyền thông môi trường 4,31 4 0,63 1 4,33 4 0,50 1
5.10 Nhận thức của du khách về vấn đề môi trường tăng lên 4,08 4 0,76 1 4,11 4 0,78 1
5.11 Số lượng khiếu nại bởi du khách cho các đơn vị du lịch
(các đơn vị quản lý du lịch, rừng, và cảnh sát)
4,15 4 0,69 1 4,44 5 0,73 1
Tiêu chí 6: Sức chịu tải
6.1 Sự sẵn có về các khái niệm chịu tải phát triển bởi cộng đồng
địa phương
3,54 3 0,66 1
6.2 Số lượng các lều trại/nơi nghỉ chân cho người đi bộ trên các tuyến
đi bộ
4,46 4 0,52 1 3,44 3 0,53 1
6.3 Sự sẵn có của các khái niệm sức chịu tải trên các mặt sinh thái,
xã hội, kinh tế và khả năng chứa du khách
3,54 3 0,66 1
6.4 Mức độ thay đổi chấp nhận được đến địa điểm du lịch quan trọng 3,85 4 0,69 1
6.5 Xuống cấp môi trường sống của động và thực vật 3,92 4 0,49 0
6.6 Sự đồng thuận về các khái niệm sức chịu tải của các cấp phép
du lịch của các cơ quan chức năng
3,77 4 0,60 1
6.7 Sự đồng thuận của các khái niệm chịu tải bở các nhà hành
tour du lịch
3,77 4 0,60 1
Tiêu chí 7: Sự tham gia của người dân & hình thành và nâng cao nhận thức môi trường
7.1 Số lượng các nhà nghỉ dạng home stay sẵn có của địa phương 4,69 5 0,48 1 4,89 5 0,33 0
7.2 Số lượng người tham gia vào hoạt động du lịch (được tuyển dụng
lao động trực tiếp)
4,46 4 0,52 1 4,67 5 0,50 1
7.3 Số lượng người tham gia gián tiếp vào các hoạt động du lịch 4,15 4 0,69 1 4,22 4 0,67 1
7.4 Số lượng các buổi họp/hội thảo/ các hoạt động liên quan đến
DLST trong năm của cộng đồng
4,31 4 0,63 1 4,44 4 0,53 1
7.5 Số lượng nữ lao động là người địa phương tham gia vào
các hoạt động DLST
4,38 4 0,51 1 4,33 4 0,50 1
7.6 Số lượng người đã học được kỹ năng mới và có công việc tốt hơn 4,15 4 0,55 0 4,22 4 0,44 0
7.7 Số lượng người tham dự vào các chương trình hợp tác vốn/tự bỏ vốn 4,15 4 0,55 0 4,44 4 0,53 1
7.8 Tỷ lệ người dân được lấy ý kiến về quy hoạch, chủ trương đầu tư
dự án DLST trước khi triển khai
4,00 4 0,82 2
7.9 Số lượng các kế hoạch, quy hoạch có sự tham gia của người dân 4,15 4 0,69 1 4,33 4 0,71 1
7.10 Cung cấp cho người dân cơ hội truyền thông/diễn giải môi trường 4,08 4 0,64 0 4,22 4 0,83 1
7.11 Nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân địa phương 4,15 4 0,55 0 4,33 4 0,50 1
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
80 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2019
TT Chỉ số
Vòng 1 Vòng 2
TB TV S IQR TB TV S IQR
Tiêu chí 8: Giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường nói chung
8.1 Du khách tuân thủ nội quy, quy chế bảo vệ tài nguyên, môi trường
tại điểm DL
4,15 4 0,55 0 4,44 5 0,73 1
8.2 Số lượng các tour và khách sạn có những chiến lược/hoạt động
bảo vệ môi trường
4,23 4 0,60 1 4,67 5 0,71 0
8.3 Số lượng người dân địa phương bị xử phạt vì vi phạm quy chế
bảo vệ môi trường
4,46 5 0,78 1 4,67 5 0,71 0
8.4 Số lượng du khách bị xử phạt vì vi phạm quy chế
bảo vệ môi trường
4,46 5 0,78 1 4,33 4 0,71 1
8.5 Số lượng doanh nghiệp DLST bị xử phạt vì vi phạm các quy chế
bảo vệ tài nguyên, môi trường
4,38 5 0,77 1 4,44 5 0,73 1
8.6 Số lượng các hoạt động truyền thông/diễn giải MT cho du khách 4,46 5 0,66 1 4,44 5 0,73 1
8.7 Số lượng hình thức tuyên truyền chỉ dẫn về giữ gìn vệ sinh và
bỏ rác đúng nơi quy định cho du khách
4,46 5 0,66 1 4,67 5 0,50 1
8.8 Số lượng các hoạt động truyền thông/diễn giải môi trường diễn ra
hàng năm cho cộng đồng
4,38 4 0,65 1 4,67 5 0,50 1
8.9 Số lượng hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên, môi trường
ở các trường học địa phương
4,38 4 0,65 1 4,67 5 0,50 1
8.10 Số lượng trung tâm cung cấp thông tin các mặt trong đó có
môi trường cho du khách
4,46 5 0,66 1 4,67 5 0,50 1
Như vậy, bộ câu hỏi để gửi đến nhóm
chuyên gia ở vòng 2 sẽ bao gồm có 8 tiêu chí
và 63 chỉ số (tính thêm chỉ số 1.11). Tương tự
vòng 1 kết quả kiểm nghiệm sự đồng nhất
trong việc cho điểm giữa các chuyên gia bằng
tiêu chuẩn Friedman cho thấy có sự khác biệt
giữa cách cho điểm của các chuyên gia. Kết
quả tính toán giá trị ICC cho thấy giá trị của
các trị số bình quân là 0,450> 0,4 đồng nghĩa
với việc các giá trị bình quân này mức độ tin
cậy ở mức vừa – có thể tin cậy được.
Bảng 2. Kết quả đánh giá qua 2 vòng bằng phương pháp Delphi
Vòng Các chỉ số bị loại bỏ do có Các đặc trưng thống kê
1
1.2; 1.8; 1.9; 1.10; 1.111; 2.5, 2.10; 3.2; 4.3;
4.4; 4.5; 4.6; 4.7; 4.8; 6.1; 6.3; 6.4; 6.5; 6.6;
6.7; 7.8
Friedman = 360,771; Asymp. Sig. = 0,000
ICC = 0,617
2 1.1; 6.2
Friedman = 175,275; Asymp. Sig. = 0,000
ICC = 0,450
Ghi chú: 1Riêng trường hợp đặc biệt chỉ số 1.11 - Diện tích rừng tự nhiên mất đi có độ lệch chuẩn (S = 1,2 > 1)
tiêu chí này là một trong những tiêu chí quan trọng có thể dễ dàng đo lường vì vậy, nhóm nghiên cứu không loại bỏ và
vẫn quyết định giữ lại cho vòng điều tra thứ 2
Kết quả điều tra vòng 2 thu được 9 trên tổng
số 13 phiếu điều này tương đương với 70% các
chuyên gia có câu trả lời ở vòng 2. Kết quả
tính toán được ghi cụ thể trong bảng 01, trong
bảng này cho thấy hầu hết các chỉ số đều thoả
mãn điều kiện kể cả chỉ số 1.11, riêng có 2 chỉ
số 1.1 và 6.2 có giá trị trung bình tính toán < 4.
Vòng 2 sẽ dừng lại vì tất cả các giá trị trung
bình đều > 3,5. Vì chỉ số 6.2 là chỉ số duy nhất
của tiêu chí 6 vì vậy đồng nghĩa với tiêu chí 6
cũng bị loại bỏ khỏi danh sách. Như vậy sau
kết quả vòng 2 vòng sau khi loại bỏ các tiêu
chí không phù hợp số tiêu chí và chỉ số còn lại
là 7 tiêu chí và 61 chỉ số.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này thu được các kết quả
nghiên cứu chính như sau: (1) Về mặt phương
pháp để xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số nhóm
nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp Delphi
dựa vào đánh giá của nhóm chuyên gia liên
ngành gồm 13 người ở vòng 1 và 9 người ở
vòng 2. Qua mỗi vòng đánh giá nhóm tác giả
có sử dụng thống kê để kiểm định tính nhất
quán của các chuyên gia khi cho điểm bằng
tiêu chuẩn phi tham số Friedman. Kiểm tra độ
tin cậy của giá trị bình quân các điểm đánh giá
của các chuyên gia bằng chỉ số Intraclass
Correlation Coefficient (ICC). (2) Về kết quả
Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2019 81
đạt được nhóm nghiên cứu đề xuất bộ gồm 8
tiêu chí và 83 chỉ số được gửi đến cho 13
chuyên gia đánh giá qua 2 vòng vòng 1 gồm 13
chuyên gia và vòng 2 gồm 9 chuyên gia. Kết
quả cuối cùng thu được 7 tiêu chí và 61 chỉ số.
Những kết quả nghiên cứu này có thể xem là
công trình tiên phong phục vụ cho việc xây
dựng các công cụ hữu ích cho phát triển DLST
bền vững khu vực Đắk Nông nói riêng và các
khu vực khác trong cả nước nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Abidin, Z. (1999). The identification of criteria and
indicators for the sustainable management of
ecotourism in Taman Negara National Park, Malaysia
[electronic resource]: a Delphi consensus, West Virginia
University. Ph. D: 192.
Ameyaw, E. E., et al. (2016). Application of Delphi
method in construction engineering and management
research: a quantitative perspective. Civil Engineering
and Management 22(8): 991-1000.
Cicchetti, D.V. (1994). Guidelines, criteria, and
rules of thumb for evaluating normed and standardized
assessment instruments in psychology. Psychological
Assessment, 6, 284–290.
Dalkey N., Helmer O. 1969. An Experimental
application of the Delphi method to use of expert.
Management Science, 9 (3), 458–467.
Fresque, J. and Plummer, R. (2006). Determining
social and ecological indicators in canadian parks:
Utilizing the Delphi method. Ontario: Brock University
Hammond, A. (1995). Environmental indicators: A
systematic approach to measuring and reporting on
environmental policy performance in the context of
sustainable development. Washington, DC:World
Resource Institute
Kumari, S. Tewari, H.R & Inbakaran, R. (2006).
Sustainability Criteria and Indicators as Tools to
Evaluate the Visitor Impact on Fragile Ecotourism
Destinations: A Case Study of Kanchandzonga
Biosphere Reserve, Sikkim, India.
Tsaur S.H., Lin Y.C., Lin J.H. 2006. Evaluating
ecotourism sustainability from the integrated
perspective of the resource, community and tourism.
Tourism Management, 27 (4), 640–653.
WTO, (1993). Indicators for the sustainable
management of tourism. International Working Group
on Indicators of Sustainable Tourism. Canada.
WTO, (2004). Indicators of Sustainable
Development for Tourism Destinations: A Guidebook.
Madrid, Spain.
GENERATING CRITERIA AND INDICATORS
FOR MONITORING SUSTAINABLE ECOTOURISM: A CASE STUDY
APPLYING THE DELPHI METHOD IN DAK NONG PROVINCE
Nguyen Thi Thanh An1, Phi Dang Son1
1Vietnam National University of Forestry
SUMMARY
The purpose of this study is to apply the Delphi technique to generate criteria and indicators for assessing
ecotourism sustainability in Đăk Nông province. This research is conducted among a multidisciplinary panel
team of experts to apply a set of criteria at a case study site in Đăk Nông province. Over two rounds, the panel
team included 13 experts in the first round, and 9 experts in the second round, covering various aspects such as
social, ecological, cultural, economic and institutional factors. The analysis indicated a criteria that involved
removing 22 indicators. The remaining 7 criteria and 61 indicators were considered to be relevant to the
sustainable ecotourism development of the case study area. The research results provide initial scientific
evidence for a methodology in generating a set of criterias and indicators for assessing sustainable ecotourism.
This approach can be applied by researchers at other case study sites, or utilized as a tool for policy makers in
natural resource and tourism management that are interested in contributing to sustainable ecotourism
outcomes.
Keywords: Delphi method, ecotourism, sustainable development.
Ngày nhận bài : 10/5/2019
Ngày phản biện : 19/8/2019
Ngày quyết định đăng : 26/8/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_bo_tieu_chi_va_chi_so_giam_sat_du_lich_sinh_thai_be.pdf