Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá LHDL văn hóa:
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng
đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống [9]. Như vậy, các DSVH là những
tiền đề, cơ sở quan trọng trong việc hình thành
LHDL văn hóa. Các DSVH (vật thể và phi vật thể)
là những đối tượng chủ yếu của LHDL này. Điều
kiện SKH chỉ đóng vai trò là điều kiện cho việc tổ
chức LHDL này.
- Tiêu chí DSVH vật thể
DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia [10].
Khu vực QN-HP, DSVH vật thể có giá trị cho phát
triển LHDL văn hóa rất đa dạng, tuy nhiên, chiếm
số lượng nhiều và có ý nghĩa lớn là những loại hình
di sản như: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh, ngoài ra còn các điểm bảo tàng, khu sân golf
và các thiết chế văn hóa khác. Trong tiêu chí đánh
giá này có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mang
tính định lượng như mật độ di tích, tổng số di tích
[11], đặc biệt là số lượng di tích được xếp hạng cao
(xếp hạng quốc tế, quốc gia đặc biệt và quốc gia).
- Tiêu chí DSVH phi vật thể
DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá
trị lịch sử văn hóa, khoa học, được lưu trữ bằng
trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ
viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ
văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống,
nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền
thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn
hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc
và những tri thức dân gian khác [10].
Đối với khu vực QN-HP, một số loại hình DSVH
phi vật thể chủ yếu có thể khai thác phục vụ mục
đích PTDL như: các lễ hội truyền thống, nghề và
làng nghề truyền thống, diễn xướng dân gian, các
làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực
Trong tiêu chí này, các chỉ tiêu, cấp đánh giá được
xác định dựa trên tính đặc sắc, độc đáo và đặc
trưng địa phương. Đặc biệt, các DSVH phi vật
thể được xếp hạng là di sản quốc gia hoặc chúng
được thể hiện trong không gian của các di tích
mang ý nghĩa quốc gia đặc biệt.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch, điều kiện sinh khí hậu cho một số loại hình du lịch khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
80
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ, CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
TÀI NGUYÊN DU LỊCH, ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU CHO MỘT
SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH KHU VỰC QUẢNG NINH - HẢI PHÒNG
BUILDING UP THE CRITERIA FOR ASSESSING THE
TOURISM RESOURCES, BIO-CLIMATIC CONDITIONS
FOR SOME TYPES OF TOURISM IN THE REGION
OF QUANG NINH - HAI PHONG
Nguyễn Đăng Tiến
Email: dangtien.dhsd@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 19/8/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 24/9/2017
Ngày chấp nhận đăng: 26/9/2017
Tóm tắt
Quảng Ninh - Hải Phòng có tiềm năng về tài nguyên du lịch, điều kiện sinh khí hậu để triển khai nhiều
loại hình du lịch. Việc khai thác, tổ chức triển khai các loại hình du lịch trên lãnh thổ cần có sự đánh giá
dựa trên những tiêu chí và chỉ tiêu khoa học, phù hợp với thực tế địa phương.
Bài báo trình bày kết quả xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh
khí hậu cho một số loại hình du lịch tại Quảng Ninh - Hải Phòng. Kết quả xây dựng là cơ sở khoa học
trong đánh giá tài nguyên du lịch, sinh khí hậu nhằm xác định mức độ thuận lợi của chúng cho một số
loại hình du lịch.
Từ khóa: Tiêu chí; chỉ tiêu đánh giá; loại hình du lịch; tài nguyên du lịch.
Abstract
Quang Ninh - Hai Phong is the region which is abundant with the tourism resources, bio-climatic conditions
for the development of different types of tourism. The exploitation as well as the implementation of these
tourism types are necessary to be assessed based on certain criteria and scientific norms suitable with
the local reality.
The paper presents the result of the established criteria for assessing the tourism resources, and the
bio-climatic conditions for some types of tourism in Quang Ninh - Hai Phong. The result performs the
function of scientific basis in assessing the tourism resources and bio-climatic conditions for the purpose
of identifying the advantageous conditions of certain tourism types.
Keywords: Criteria; criteria for assessing; tourism types; tourism resources.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quảng Ninh - Hải Phòng (QN-HP) là vùng đất có
điều kiện tự nhiên phân hóa sâu sắc tạo nên sự
phong phú và đa dạng trong tài nguyên tự nhiên.
Bên cạnh đó, QN-HP là vùng đất có bề dày lịch sử
trong khai thác, bảo vệ và phát triển nên nơi đây
tập trung nhiều di sản văn hóa (DSVH) là những
tài nguyên nhân văn vô cùng quý giá cho việc khai
thác và phát triển nhiều loại hình du lịch (LHDL).
Việc xác định những LHDL phù hợp trên lãnh thổ
cần có đánh giá để xác định mức độ thuận lợi.
Chính vì vậy, việc xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu
trong đánh giá tài nguyên du lịch, điều kiện sinh
khí hậu (SKH) cho các LHDL cụ thể là yêu cầu cấp
thiết nhằm xác định những khu vực thuận lợi cho
khai thác từng LHDL.
2. TIÊU CHÍ VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
DU LỊCH CHO CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
2.1. Cơ sở, nguyên tắc và phương pháp xác
định tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá
Cơ sở xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá
- Dựa vào đặc điểm tài nguyên du lịch (TNDL),
sinh khí hậu (SKH) và các yêu cầu của từng LHDL
Mỗi loại hình, mục đích sử dụng đòi hỏi một tập
hợp các điều kiện sinh thái nhất định. Các điều
kiện này là cơ sở để lựa chọn các tiêu chí và phân
cấp chỉ tiêu đánh giá. Các LHDL ra đời đều phải
81
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
dựa trên cơ sở TNDL. Để đánh giá TNDL và điều
kiện SKH cho các LHDL khu vực QN-HP cần xác
lập các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá trên cơ sở đặc
điểm, yêu cầu của mỗi LHDL. Các tiêu chí lựa
chọn đánh giá bao gồm các yếu tố về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân
văn - những tiền đề cho việc triển khai các LHDL.
- Dựa vào đặc điểm TNDL, SKH tại địa phương
Trên một lãnh thổ dù lớn hay nhỏ, các thành phần
tự nhiên đều có sự phân hóa và tác động tổng
hợp. Sự tác động tổng hợp của các thành phần
tự nhiên và SKH trên một lãnh thổ thường không
đồng đều, phân hóa theo không gian và thời gian,
kết quả tạo ra sự phân hóa và tính đặc thù của
tài nguyên. Chính vì vậy, cần phân chia và xác
định các đơn vị địa tổng thể tự nhiên, các loại
SKH bằng việc phân vùng địa lý tự nhiên và phân
loại SKH. Từ kết quả phân vùng (13 tiểu vùng)
[1, 2, 3] và phân loại SKH khu vực QN-HP [1, 2,
3], tác giả tiến hành phân tích và lựa chọn các tiêu
chí và chỉ tiêu đánh giá phù hợp cho từng LHDL
tại khu vực QN-HP.
Nguyên tắc lựa chọn tiêu chí, chỉ tiêu
Lựa chọn tiêu chí và chỉ tiêu phải phản ánh những
tính chất, đặc điểm của khách thể (TNDL, SKH)
thực sự cần thiết và quan trọng đối với chủ thể
đánh giá (LHDL). Đối với mỗi LHDL, các tiêu chí,
chỉ tiêu khác nhau về số lượng, tính chất và nó
phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng LHDL.
Do vậy, các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng trên nguyên
tắc: Chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ
của chúng đối với từng LHDL và phù hợp với đặc
điểm của TNDL, SKH; Ưu tiên lựa chọn các tiêu
chí, chỉ tiêu có sự phân hóa trong không gian và
ảnh hưởng rõ rệt đến các LHDL.
Các phương pháp xây dựng các tiêu chí, chỉ
tiêu đánh giá
- Phương pháp thực địa: Khảo sát thực địa nhằm
thu thập và kiểm chứng các kết quả nghiên cứu,
đây là cơ sở khoa học trong phân tích, lựa chọn
xây dựng tiêu chí.
- Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến các chuyên
gia, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý thuộc
các lĩnh vực liên quan bằng cách hỏi và trao đổi
trực tiếp. Các thông tin được thu thập là cơ sở xây
dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá.
- Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái: Đánh
giá thích nghi sinh thái là xác định mức độ thuận
lợi của các địa tổng thể đối với đối tượng quy
hoạch phát triển [4]. Trong đánh giá TNDL, điều
kiện SKH, các tiêu chí, chỉ tiêu xác định mức độ
thuận lợi được thể hiện theo các cấp (bậc). Mỗi
tiêu chí phân chia làm 4 bậc đánh giá dựa trên chỉ
tiêu tương ứng 4 mức độ thuận lợi.
2.2. Cơ sở xác định một số loại hình du lịch
Sự phong phú và đa dạng của TNDL và sự phân
hóa về điều kiện SKH là những cơ sở, tiền đề cho
việc tổ chức, triển khai nhiều LHDL. Tuy nhiên chỉ
chọn 5 LHDL để xác định các tiêu chí, chỉ tiêu đánh
giá. Cơ sở lựa chọn 5 LHDL dựa trên giá trị đặc
sắc, tính đặc thù, độc đáo của TNDL và điều kiện
SKH; hiện trạng khai thác TNDL và các LHDL; và
nhu cầu, xu hướng phát triển du lịch trong tương
lai, đặc biệt là các LHDL mang tính bền vững, thân
thiện với môi trường mà thế giới đang hướng tới.
Các LHDL được lựa chọn để đánh giá gồm: 1) Du
lịch tham quan tự nhiên; 2) Du lịch nghỉ dưỡng;
3) Du lịch sinh thái; 4) Du lịch tắm biển và 5) Du
lịch văn hóa.
2.3. Xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá cho
từng loại hình du lịch
Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá LHDL tham quan tự
nhiên: LHDL tham quan tự nhiên chủ yếu được
diễn ra ở những khu vực có phong cảnh đẹp, địa
hình đa dạng và độc đáo, sinh vật đa dạng, điều
kiện SKH thuận lợi.
- Tiêu chí thắng cảnh
Thắng cảnh là phong cảnh đẹp nổi tiếng, là sự
thừa nhận chung của đông đảo mọi người. Khu
vực được coi là thắng cảnh phải hội tụ bởi nhiều
yếu tố của địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật
trong một phạm vi không gian hẹp tạo nên độ hấp
dẫn lớn đối với du khách và là cơ sở quan trọng
đánh giá cho phát triển LHDL tham quan. Độ hấp
dẫn của thắng cảnh được thể hiện ở mức độ tập
trung, tính đa dạng, độc đáo, giá trị và sức chứa
của thắng cảnh.
- Tiêu chí địa hình
Địa hình tác động rất lớn đến tất cả các LHDL.
Trong du lịch tham quan, các kiểu, dạng địa hình
với những hình thái khác nhau sẽ mang lại những
giá trị khác nhau. Một số kiểu dạng địa hình đặc
biệt (địa hình bờ biển, địa hình Karst, các khu
vực đồi) thường có giá trị lớn đối với du lịch tham
quan. Mặt khác, địa hình không chỉ là yếu tố tạo
nên cảnh quan thông qua hình thái địa hình mà
còn tác động đến quá trình di chuyển của khách
đến điểm tham quan và việc xây dựng các công
trình du lịch. Như vậy, những nơi có nhiều kiểu
dạng địa hình đặc biệt, độ dốc địa hình thấp là
điều kiện thuận lợi cho khai thác và triển khai hoạt
động du lịch tham quan.
- Tiêu chí sinh vật
82
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
Các khu vực có thảm thực vật phong phú, độc đáo
và điển hình; có các loài đặc hữu, đặc trưng quý
hiếm; có những loài là đặc sản phục vụ nhu cầu
của du khách là những tiêu chí quan trọng để
đánh giá tài nguyên sinh vật cho phát triển một số
LHDL nói chung và du lịch tham quan nói riêng.
- Tiêu chí SKH
Tham quan tự nhiên thường diễn ra ở ngoài trời
nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Điều
kiện SKH thuận lợi nhất cho tham quan là trời
quang mây và không mưa. Tuy nhiên, trong thời
tiết của những tháng mùa lạnh, trời tạnh ráo vẫn
có thể triển khai tốt LHDL này. Như vậy, dựa trên
đặc điểm của LHDL tham quan và kết quả phân
loại SKH khu vực QN-HP [1, 2, 3], trong bốn yếu
tố phân loại SKH, yếu tố độ dài mùa khô đóng vai
trò quan trọng, thứ đến là yếu tố lượng mưa và
nhịệt độ, cuối cùng là yếu tố độ dài mùa lạnh.
Bên cạnh đó, đánh giá điều kiện SKH cho LHDL
tham quan cần xác định thời gian thuận lợi (số
ngày) triển khai hoạt động du lịch. Số ngày thuận
lợi được xác định bằng tổng quỹ thời gian trong
một năm trừ đi những ngày có điều kiện SKH
không thuận lợi (số ngày mưa, ngày dông, bão,
ngày sương mù).
Như vậy, các tiêu chí, chỉ tiêu, cấp đánh giá TNDL,
SKH cho triển khai LHDL tham quan tự nhiên
được xác định trong bảng 1.
Bảng 1. Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá TNDL và SKH cho LHDL tham quan tự nhiên
Tiêu chí Chỉ tiêu chính Chỉ tiêu phụ Bậc
Thắng
cảnh
Đặc điểm cảnh quan theo lãnh thổ Sức chứa
Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, mật độ tập trung cao, có giá trị cấp
quốc tế. Đặc biệt có chứa các di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa
quốc gia đặc biệt
Trên 5.000 người/ngày 4
Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, có giá trị cấp quốc gia. Có chứa các
di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Trên 3.000 người/ngày 3
Thắng cảnh đẹp, tương đối phong phú, mức độ tập trung ít, có giá
trị cấp tỉnh. Có các di tích cấp tỉnh Trên 1.000 người/ngày 2
Dưới 2 thắng cảnh và chỉ mang ý nghĩa địa phương Dưới 1.000 người/ngày 1
Địa hình
Đặc điểm địa hình theo các lãnh thổ Độ dốc
Có kiểu địa hình đặc biệt (bờ biển, địa hình Karst và địa hình đảo)
với nhiều dạng địa hình có giá trị cho phát triển du lịch (PTDL)
Dưới 40 (trừ địa hình
Karst) 4
Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có trên 3 dạng địa hình có giá trị cho PTDL Từ 4 đến 8o 3
Kiểu địa hình đồi, có dưới 3 dạng địa hình có giá trị cho PTDL Từ 8 đến 15o 2
Kiểu địa hình núi thấp, có dưới 3 dạng có giá trị cho PTDL Trên 15o 1
Sinh vật
Các kiểu thảm, các khu bảo tồn theo các lãnh thổ Sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm
Thảm rừng rậm á nhiệt đới và nhiệt đới thường xanh, có vườn
quốc gia hoặc trên 2 khu bảo tồn(*) Có trên 5 sự hiện diện 4
Thảm rừng rậm á nhiệt đới và nhiệt đới thường xanh, có chứa 1 -
2 khu bảo tồn (*)
Có từ 3 sự hiện diện
trở lên 3
Các kiểu thảm là trảng cây cây bụi, trảng cỏ, rừng hỗn giao, rừng
thông
Có từ 1 đến 3 sự hiện
diện 2
Các kiểu thảm là thảm thực vật nông nghiệp Không có 1
Khí hậu
Phần trăm diện tích các loại SKH theo các lãnh thổ Số ngày thuận lợi
Các loại SKH ID1c, IC1c, IIC1c, IIIC2c chiếm trên 50%
diện tích Trên 200 ngày 4
Các loại SKH IIB1b, IB1b, IIIB2b, IVC3c chiếm trên 50% diện tích Từ 150 đến 200 ngày 3
Các loại SKH IIA1a, IVB3b, IA1a, IIIA2a chiếm trên 50% diện tích Từ 100 đến 150 ngày 2
Loại SKH IVA3a chiếm trên 50% diện tích Dưới 100 ngày 1
83
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá LHDL nghỉ dưỡng:
Du lịch nghỉ dưỡng là LHDL kết hợp du lịch với
phục hồi sức khỏe và chữa bệnh. Những khu vực
có điều kiện SKH thuận lợi đối với sức khỏe con
người, cảnh quan thiên nhiên đẹp là điều kiện
phát triển LHDL nghỉ dưỡng.
- Tiêu chí SKH
Điều kiện SKH có ảnh hưởng rất lớn đến LHDL
nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Yếu tố nhiệt - ẩm tác
động mạnh nhất đến cơ thể con người, ngoài ra
còn các yếu tố SKH khác như: gió, số giờ nắng,
các yếu tố cực đoan
Đối với LHDL nghỉ dưỡng, trong bốn yếu tố SKH,
yếu tố nhiệt độ, mưa đóng vai trò quan trọng, thứ
đến là yếu tố độ dài mùa lạnh, độ dài mùa khô.
Mặc khác, đối với LHDL nghỉ dưỡng cần xác định
số tháng và số ngày thuận lợi với sức khỏe con
người. Để xác định số ngày, tác giả sử dụng chỉ
tiêu SKH tổng hợp [5] - sử dụng tổ hợp các đặc
trưng thời tiết chính có ảnh hưởng quan trọng
đến sức khỏe con người được xác định vào thời
điểm 13 giờ hàng ngày. Ngày có điều kiện SKH
đạt mức rất tốt là ngày có cả bốn chỉ tiêu (T13 =
22 ± 30oC; H = 50 ÷ 80%; V13 = 1 ÷ 5 m/s; r07-19 giờ
≤ 5 mm) đạt mức thích hợp, ngày có điều kiện
SKH tốt là ngày có ba chỉ tiêu đạt mức thích hợp.
Để xác định số tháng, tháng có điều kiện SKH
thuận lợi là tháng có ít nhất 20 ngày tốt và rất tốt.
Trong đó, tháng có điều kiện rất thuận lợi phải có
ít nhất 10 ngày có điều kiện SKH rất tốt.
- Tiêu chí địa hình
Địa hình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành và triển khai LHDL nghỉ dưỡng. Ngoài
là nhân tố tạo nền cho phong cảnh và khả năng
tiếp cận thì địa hình là một trong ba nhân tố tạo
nên đặc điểm của khí hậu khu vực. Chính vì vậy,
các khu vực địa hình ven biển, các đảo và khu vực
núi có điều kiện thuận lợi do khí hậu mát mẻ, cảnh
quan tự nhiên đa dạng.
Đối với khu vực QN-HP, những nơi địa hình thuận
lợi thuộc các kiểu địa hình ven biển, các đảo. Các
khu vực địa hình núi cao và đồi, mặc dù có điều
kiện SKH mát mẻ nhưng khả năng tiếp cận còn
hạn chế nên ít thuận lợi.
- Tiêu chí thắng cảnh
Cũng giống như các LHDL dựa trên cơ sở các
điều kiện và tài nguyên thiên nhiên. Đối với du
lịch nghỉ dưỡng, các điểm thắng cảnh là một trong
những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho các điểm
du lịch.
Như vậy, các tiêu chí, chỉ tiêu, cấp đánh giá TNDL,
SKH cho triển khai LHDL nghỉ dưỡng được xác
định trong bảng 2.
Bảng 2. Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá TNDL, SKH cho LHDL nghỉ dưỡng
Tiêu chí Chỉ tiêu chính Chỉ tiêu phụ Bậc
SKH
Phần trăm diện tích các loại SKH theo
chỉ tiêu vùng
Số tháng và tổng số ngày trong năm
Các loại SKH IC1c, ID1c, IIB1b, IIC1c,
IIIC2c chiếm trên 50% diện tích
Có ít nhất 6 tháng có điều kiện SKH thuận lợi,
trong đó có từ 4 đến 5 tháng rất thuận lợi. Tổng
số có trên 260 ngày SKH tốt và rất tốt
4
Các loại SKH IB1b, IIA1a, IIIB2b chiếm
trên 50% diện tích
Có ít nhất 6 tháng thuận lợi, trong đó có 3 tháng
liên tục có khí hậu rất thuận lợi. Tổng số có từ
240 đến 260 ngày SKH tốt và rất tốt
3
Các loại SKH IA1a, IIIA2a, IVC3c chiếm
trên 50% diện tích
Có từ 4 đến 5 tháng có khí hậu thuận lợi, trong
đó có 3 tháng không liên tục rất thuận lợi. Tổng
số có từ 200 đến 240 ngày có SKH tốt và rất tốt
2
Các loại SKH IVB3b, IVA3a chiếm trên
50% diện tích
Có dưới 4 tháng có khí hậu thuận lợi, trong đó có
dưới 3 tháng rất thuận lợi. Tổng số có dưới 200
ngày có SKH tốt và rất tốt
1
Địa hình Tương tự LHDL tham quan tự nhiên, sinh thái
Thắng cảnh Tương tự LHDL tham quan tự nhiên, sinh thái
Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá LHDL sinh thái: Du lịch
sinh thái là LHDL dựa vào thiên nhiên và văn hóa
bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp
cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương [6].
- Tiêu chí sinh vật
Một trong những yêu cầu đầu tiên có thể tổ chức
du lịch sinh thái là sự tồn tại của các HST tự nhiên
điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Trên thực
84
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
tế, hoạt động du lịch sinh thái thường diễn ra ở
các khu rừng, nơi có đa dạng sinh học cao và có
cuộc sống hoang dã, đặc biệt tại các rừng đặc
dụng như các vườn quốc gia, các khu bảo tồn.
Bên cạnh đó, các HST nhân văn như nông thôn,
khu dân cư của dân tộc thiểu số cũng có thể triển
khai LHDL sinh thái, tuy nhiên ít thuận lợi hơn.
- Tiêu chí SKH
Cũng giống LHDL tham quan, điều kiện SKH tác
động đến hoạt động du lịch sinh thái ở hai mặt:
phù hợp với sức khỏe của con người trong quá
trình đi du lịch và điều kiện thuận lợi cho việc tổ
chức LHDL này tại điểm tài nguyên.
Đối với du lịch sinh thái, những khu vực có mùa
khô dài, ít mưa, nhiệt độ không cao lắm là điều kiện
thuận lợi cho tổ chức các tour du lịch sinh thái.
- Tiêu chí địa hình
Đối với LHDL sinh thái, ngoài các yếu tố tự nhiên,
văn hóa bản địa và khí hậu thì yếu tố địa hình khu
vực tổ chức LHDL này cũng cần xét đến ở khía
cạnh tạo nên sự hấp dẫn của cảnh quan cũng như
điều kiện đi lại.
Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của LHDL sinh thái tự
nhiên và theo ý kiến chuyên gia, các tiêu chí, chỉ
tiêu và cấp đánh giá cho phát triển LHDL sinh thái
có thể sử dụng kết quả đánh giá của LHDL tham
quan tự nhiên ở bảng 1.
Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá LHDL tắm biển: Tắm
biển là LHDL đặc thù và chỉ triển khai được ở
những nơi ven biển với cấu tạo đường bờ và điều
kiện khí hậu thuận lợi. Bên cạnh đó, các yếu tố hải
văn cũng góp phần làm tăng hoặc giảm mức độ
thuận lợi trong khai thác LHDL này.
- Tiêu chí bãi tắm
Bãi tắm là yếu tố quyết định đến việc có triển khai
được hay không triển khai được LHDL tắm biển.
Mức độ hấp dẫn của các bãi tắm phụ thuộc vào
diện tích và thành phần vật chất cấu tạo nên bãi
biển. Các bãi biển có thể tổ chức LHDL tắm biển
cần phải đạt được những yêu cầu về kỹ thuật của
bãi tắm như dài, rộng, nền chắc và được cấu tạo
bằng cát mịn, độ dốc thoải [7].
Trong đánh giá bãi tắm, yếu tố kỹ thuật về chiều
dài, rộng có thể được thay thế bằng yếu tố sức
chứa của bãi tắm. Hiện nay, sức chứa bãi tắm
có nhiều cách xác định khác nhau. Theo JICA,
tiêu chuẩn sức chứa bãi tắm cho LHDL tắm biển
được xác định: Sức chứa tối thiểu là 1 người/10 m
chiều dài bờ biển, tối đa là 2 người/10 m chiều dài
bờ biển.
- Tiêu chí SKH
Điều kiện khí hậu không chỉ là yếu tố cấu thành
mà còn là yếu tố có tính quyết định cho việc triển
khai hoạt động tắm biển.
Theo kết quả phân loại SKH, khu vực ven biển
QN-HP chủ yếu nằm trong các loại SKH phù hợp
với sức khỏe con người. Tuy nhiên, đối với LHDL
tắm biển, yếu tố nhiệt độ và số giờ nắng trung
bình tháng đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết
định đến sự hình thành LHDL này [8]. Sự thay đổi
theo mùa của các yếu tố này là nguyên nhân tạo
nên tính thời vụ cho LHDL tắm biển.
- Tiêu chí hải văn
Đối với LHDL tắm biển, yếu tố hải văn khu vực
đóng vai trò quan trọng [8]. Các trị số về nhiệt độ
nước biển, độ mặn, sóng và tốc độ dòng chảy là
những chỉ tiêu trong đánh giá cho tắm biển. Trong
khu vực ven biển QN - HP, yếu tố nhiệt độ nước
biển, tốc độ dòng chảy nhìn chung khá tương
đồng. Vì vậy, trong tiêu chí hải văn, độ mặn nước
biển và cấp sóng biển được đưa vào để xác định
các chỉ tiêu, bậc đánh giá.
Như vậy, trên cơ sở đặc điểm và yêu cầu hình
thành LHDL tắm biển, các chỉ tiêu và tiêu chí đánh
giá được xác định như trong bảng 3.
Bảng 3. Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá TNDL, SKH cho LHDL tắm biển
Tiêu chí Chỉ tiêu chính Bậc
Bãi tắm
Cấu tạo và tổng sức chứa trung bình các bãi tắm theo các tiểu vùng
Có thành phần cát, sức chứa ít nhất 2.000 người/ngày 4
Có thành phần cát bùn, sức chứa ít nhất 1.000 người/ngày 3
Có thành phần sạn, cát bùn lẫn sạn, sức chứa ít nhất 500 người/ngày 2
Có thành phần cát bùn, sức chứa ít hơn 500 người/ngày 1
85
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
SKH
Số tháng và số giờ nắng trong năm theo các tiểu vùng
Có 6 tháng nhiệt độ trung bình tháng từ 25 đến 29oC, trong đó không có tháng nào số
giờ nắng trung bình tháng dưới 180 giờ. Tổng số giờ nắng trên 1.800 giờ/năm 4
Có 6 tháng nhiệt độ trung bình tháng từ 25 đến 29oC, trong đó ít nhất 3 tháng có số
giờ nắng trung bình trên 180 giờ. Tổng số giờ nắng từ 1.600 đến 1.800 giờ/năm 3
Có 5 tháng nhiệt độ trung bình tháng từ 25 đến 29oC, số giờ nắng trung bình tháng
trên 160 giờ. Tổng số giờ nắng từ 1.500 đến 1.600 giờ/năm 2
Có dưới 5 tháng nhiệt độ trung bình tháng từ 25 đến 29oC. Tổng số giờ nắng dưới
1.500 giờ/năm 1
Hải văn
Độ mặn và cấp sóng biển trung bình tháng theo các tiểu vùng
Độ mặn trung bình tháng trên 30‰, sóng biển cấp 2 - 3 4
Độ mặn trung bình tháng từ 20 đến 30‰, cấp sóng biển từ 1 đến 2 3
Độ mặn trung bình tháng từ 10 đến 20‰, cấp sóng biển từ 3 đến 4 2
Độ mặn trung bình tháng dưới 10‰, cấp sóng biển trên 4 1
Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá LHDL văn hóa:
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng
đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống [9]. Như vậy, các DSVH là những
tiền đề, cơ sở quan trọng trong việc hình thành
LHDL văn hóa. Các DSVH (vật thể và phi vật thể)
là những đối tượng chủ yếu của LHDL này. Điều
kiện SKH chỉ đóng vai trò là điều kiện cho việc tổ
chức LHDL này.
- Tiêu chí DSVH vật thể
DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia [10].
Khu vực QN-HP, DSVH vật thể có giá trị cho phát
triển LHDL văn hóa rất đa dạng, tuy nhiên, chiếm
số lượng nhiều và có ý nghĩa lớn là những loại hình
di sản như: di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh, ngoài ra còn các điểm bảo tàng, khu sân golf
và các thiết chế văn hóa khác. Trong tiêu chí đánh
giá này có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá mang
tính định lượng như mật độ di tích, tổng số di tích
[11], đặc biệt là số lượng di tích được xếp hạng cao
(xếp hạng quốc tế, quốc gia đặc biệt và quốc gia).
- Tiêu chí DSVH phi vật thể
DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá
trị lịch sử văn hóa, khoa học, được lưu trữ bằng
trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ
viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ
văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống,
nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền
thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn
hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc
và những tri thức dân gian khác [10].
Đối với khu vực QN-HP, một số loại hình DSVH
phi vật thể chủ yếu có thể khai thác phục vụ mục
đích PTDL như: các lễ hội truyền thống, nghề và
làng nghề truyền thống, diễn xướng dân gian, các
làn điệu dân ca, văn hóa ẩm thực
Trong tiêu chí này, các chỉ tiêu, cấp đánh giá được
xác định dựa trên tính đặc sắc, độc đáo và đặc
trưng địa phương. Đặc biệt, các DSVH phi vật
thể được xếp hạng là di sản quốc gia hoặc chúng
được thể hiện trong không gian của các di tích
mang ý nghĩa quốc gia đặc biệt.
- Tiêu chí SKH
Cũng giống như LHDL tham quan tự nhiên và sinh
thái, điều kiện SKH cần phù hợp với sức khỏe và
là điều kiện cho tổ chức, triển khai LHDL văn hóa.
Do vậy, đối với LHDL văn hóa, các chỉ tiêu, cấp
đánh giá tiêu chí SKH có thể sử dụng kết quả
đánh giá đối với LHDL sinh thái và du lịch tham
quan tự nhiên.
Như vậy, trên cơ sở đặc điểm và yêu cầu hình
thành LHDL văn hóa, các chỉ tiêu và tiêu chí đánh
giá được xác định như trong bảng 4.
86
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(58).2017
Bảng 4. Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá TNDL, SKH cho LHDL văn hóa
Tiêu chí Chỉ tiêu chính Bậc
DSVH vật
thể
Mật độ và số di tích được xếp hạng theo các tiểu vùng
Mật độ di tích lịch sử - văn hóa dày đặc, có ít nhất 20 di tích xếp hạng quốc gia hoặc 1 - 2
di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt.
4
Mật độ di tích lịch sử - văn hóa trung bình, có ít nhất 3 di tích xếp hạng quốc gia và phân
bố tập trung
3
Mật độ di tích lịch sử - văn hóa thưa, có dưới 3 di tích được xếp hạng quốc gia. 2
Mật độ di tích lịch sử - văn hóa rất thưa, không có di tích được xếp hạng 1
DSVH phi
vật thể
Tính đặc sắc, độc đáo, đa dạng các loại hình và mức độ ảnh hưởng của di sản
DSVH phi vật thể đặc sắc, độc đáo và đa dạng về loại hình, trong đó có loại hình được
xếp hạng quốc gia hoặc gắn với di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt
4
DSVH phi vật thể đặc sắc, độc đáo, đa dạng về loại hình và mang ý nghĩa liên vùng 3
Đa dạng về loại hình DSVH phi vật thể và mang ý nghĩa vùng 2
Chỉ có các loại hình DSVH có ý nghĩa địa phương (làng, bản) 1
Khí hậu Tương tự LHDL tham quan tự nhiên và sinh thái
3. KẾT LUẬN
Khu vực QN-HP có tiềm năng rất lớn về TNDL,
điều kiện SKH. Trong phát triển du lịch, việc xác
định và triển khai các LHDL cần có sự đánh giá
dựa trên các tiêu chí, chỉ tiêu phù hợp với những
đặc điểm TNDL của lãnh thổ. Bài báo đã trình bày
kết quả xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá
TNDL, điều kiện SKH khu vực QN-HP cho năm
LHDL phổ biến (du lịch tham quan; du lịch sinh
thái; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch tắm biển; du lịch
văn hóa). Kết quả bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
TNDL, điều kiện SKH là cơ sở khoa học xác định
các mức độ thuận lợi (khả năng khai thác) của
năm LHDL trong khu vực QN - HP. Việc xác định
khả năng khai thác của các LDHL sẽ là những tiền
đề, cơ sở khoa học xây dựng các định hướng,
giải pháp cho phát triển du lịch bền vững trong
khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đăng Tiến, Nguyễn Khanh Vân (2013).
Nghiên cứu thành lập bản đồ sinh khí hậu sức khỏe
con người khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng phục
vụ phát triển du lịch bền vững. Kỷ yếu Hội nghị
Địa lý toàn quốc lần thứ VII/2013. NXB Đại học
Thái Nguyên.
[2]. Nguyễn Đăng Tiến (2014). Phân vùng địa lý tự
nhiên khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng phục vụ
công tác đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch.
Kỷ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ VIII/2014.
NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Nguyễn Đăng Tiến (2016). Nghiên cứu, đánh giá
tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục
vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh
- Hải Phòng. Luận án tiến sĩ Địa lý Tài nguyên và
Môi trường. Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam.
[4]. Nguyễn Cao Huần (2005). Đánh giá cảnh quan
theo tiếp cận kinh tế sinh thái. NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[5]. Nguyễn Khanh Vân, Nguyễn Thị Hiền (1999). Các
phương pháp phân loại sinh khí hậu hiện có ở
Việt Nam. Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, số
3/1999.
[6]. Phạm Trung Lương và nnk (2002). Du lịch sinh
thái - Những vấn đề về lí luận và thực tiễn phát
triển ở Việt Nam. NXB Giáo dục.
[7]. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1997). Địa lí du lịch.
NXB TP. Hồ Chí Minh.
[8]. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2002). Cơ sở
khoa học xây dựng hệ thống tiêu chí môi trường
cho hoạt động du lịch biển ở Việt Nam. Báo cáo
tổng hợp. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành,
Hà Nội.
[9]. Luật Du lịch Việt Nam (2006). NXB Chính trị
Quốc gia.
[10]. Luật Di sản Văn hóa (2003). NXB Chính trị
Quốc gia.
[11]. Nguyễn Minh Tuệ (1999). Phương pháp xác định
mức độ tập trung di tích lịch sử - văn hóa theo
lãnh thổ trong nghiên cứu địa lí du lịch. Thông báo
khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2/1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_cac_tieu_chi_chi_tieu_danh_gia_tai_nguyen_du_lich_d.pdf