Khung và cấu trúc cơ sở dữ liệu Địa chất - Địa vật lý biển phục vụ quản lý dữ liệu
biển của Viện được xây dựng trên cơ sở tài liệu của các Chương trình nghiên cứu biển cấp
Quốc gia [4] kết hợp với việc tổng hợp các mô hình cấu trúc dữ liệu như “Khung và chuẩn
các lớp thông tin CSDL môi trường” (2009) [6] do Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi
trường thực hiện. Dựa trên nền phần mềm ArcGIS9.3, việc xây dựng khung Cơ sở dữ liệu đã
đáp ứng được tương đối tốt các yêu cầu của việc quản lý dữ liệu. Cấu trúc dữ liệu có tính quy
chuẩn cho toàn bộ dữ liệu thuộc Viện, có đặc tính tương thích với hệ thống dữ liệu khác và
đảm bảo được tính mở, tính cập nhật. Mô hình tổ chức dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển được
phân thành các cấp, trong đó kho dữ liệu là cấp lớn nhất, chứa đựng đối tượng dữ liệu dạng
không gian và thuộc tính của cơ sở dữ liệu Địa chất - Địa vật lý biển. Việc xây dựng một
khung cơ sở dữ liệu tổng hợp để quản lý và khai thác từ các kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo
sát của Viện Địa chất - Địa vật lý biển là rất cần thiết, phục vụ các nhóm đối tượng người
dùng là cơ quan quản lý khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học,
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng cấu trúc CSDL địa chất và địa vật lý biển bằng phần mềm arcgis 9.3 từ các kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát của viện địa chất và địa vật lý biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
XÂY DỰNG CẤU TRÚC CSDL ĐỊA CHẤT & ĐỊA VẬT LÝ BIỂN
BẰNG PHẦN MỀM ARCGIS 9.3 TỪ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU,
ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CỦA VIỆN ĐỊA CHẤT & ĐỊA VẬT LÝ BIỂN
Trịnh Hoài Thu
Email: hoaithu0609@hotmail.com, ththu@imgg.vast.vn
Viện Địa chất và Địa vật lý Biển -
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tóm tắt:
Bài viết này bước đầu nghiên cứu và đưa ra đề xuất về cấu trúc khung cơ sở dữ liệu
Địa chất – Địa vật lý biển bằng phần mềm ArcGIS 9.3 trong khuôn khổ các đề tài, dự án đã
được thực hiện tại Viện Địa chất – Địa vật lý biển. Với mục đích đưa ra các cách thức tổ
chức, lưu trữ dữ liệu không gian như bản đồ, số liệu không gian, trên máy tính bằng phần
mềm ArcGIS 9.3 nhằm đem lại hiệu quả tối ưu trong quá trình khai thác, sử dụng dữ liệu,
phân tích dữ liệu phục vụ các công trình nghiên cứu trong viện. Hơn thế nữa còn đảm bảo
tính cập nhật mới, tính đồng bộ, khả năng tích hợp cao giữa các dữ liệu thuộc các bộ, các
viện, ban ngành khác trên toàn quốc.
1. Mở đầu
Công nghệ tin học là một bước tiến có tính đột phá của nhân loại, đánh dấu một thời
kỳ mới, một kỷ nguyên mới về sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Công nghệ tin học ngày
càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi đối với hầu hết các ngành nghề và các lĩnh vực
trong cuộc sống. Ứng dụng công nghệ tin học cho nghiên cứu khoa học chuyên ngành Địa
chất – Địa vật lý biển cũng là một lĩnh vực không nằm ngoài sự tác động đó. Đối với công tác
nghiên cứu khoa học thì công nghệ tin học là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho các nghiên cứu,
cũng như xây dựng các mô hình thử nghiệm.
Cơ sở dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển là một hệ thống hợp nhất các dữ liệu của các
ngành thuộc lĩnh vực biển và tài nguyên biển, thuộc phạm vi quản lý của Viện Hàn Lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Cơ sở dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển được tổ chức theo mô
hình dữ liệu không gian hướng đối tượng của hệ thống thông tin địa lý (GIS), các dữ liệu
được tích hợp trên nền thành phần cơ bản là hạ tầng thông tin địa lý (VSDI), các chức năng cơ
bản của hệ thống là cập nhật thông tin, quản lý, phân tích, trình bày và phân phối thông tin
Địa chất – Địa vật lý biển nhằm phục vụ chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ
chức ở cấp trung ương; các viện, bộ, ngành; các nhu cầu sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
Cơ sở dữ liệu là đầu mối điện tử nhằm tập hợp các ngân hàng dữ liệu trong ngành và cung cấp
cơ chế để các đơn vị và cá nhân trong ngành trên phạm vi toàn quốc khai thác, sử dụng chung
với nhiều mức truy nhập khác nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng dữ liệu cần phải tuân theo
một trình tự nhất định nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho người sử dụng.
Tại Việt Nam, công nghệ GIS cũng được thí điểm khá sớm, và đến nay đã được ứng
dụng trong khá nhiều ngành như hải dương học, khí tượng, thủy văn, lưu trữ tư liệu địa chất,
địa vật lý biển, đo đạc bản đồ, quản lý môi trường... Tuy nhiên các ứng dụng có hiệu quả nhất
2
mới giới hạn ở các lĩnh vực lưu trữ, in ấn các tư liệu bản đồ bằng công nghệ GIS. Các ứng
dụng GIS thuộc lĩnh vực quản lý, điều hành, trợ giúp quyết định hầu như mới dừng ở mức thử
nghiệm, còn cần thời gian và đầu tư mới có thể đưa vào ứng dụng chính thức. Do đó việc đưa
ra một cấu trúc cơ sở dữ liệu về Địa chất – Địa vật lý biển dựa trên phần mềm ArcGIS 9.3 là
rất cần thiết.
2. Phương pháp xây dựng khung cơ sở dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển bằng phần mềm
ArcGIS 9.3
Cơ sở dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển được xây dựng dựa trên nền tảng là các đề tài,
dự án đã được thực hiện tại Viện Địa chất – Địa vật lý biển, với tham vọng đưa ra một cấu
trúc về dữ liệu có tính quy chuẩn cho toàn bộ dữ liệu thuộc viện, có đặc tính tương thích (có
thể tích hợp, đồng bộ hóa) với hệ thống dữ liệu thuộc các bộ, ban ngành, mặt khác cơ sở dữ
liệu phải đảm bảo được tính mở, tính cập nhật thường xuyên, tính phân tích và thực hiện được
các bài toán. Do đó, ArcGIS 9.3 là một phần mềm đáp ứng được tương đối tốt các yêu cầu mà
cơ sở dữ liệu đặt ra.
Cơ sở dữ liệu Địa chất – địa vật lý biển bao gồm Siêu dữ liệu (Metadata) và dữ liệu
thực đo, trong đó Siêu dữ liệu là thành phần giới thiệu các thông tin chung liên quan đến dự
án. Các dữ liệu thực đo được phân tách thành hai loại là dữ liệu không gian và dữ liệu phi
không gian.
Dữ liệu không gian chứa đựng các thông tin về vị trí, hình dạng của các đối tượng: địa
hình, địa mạo, địa chất, tài nguyên khoáng sản và năng lượng, trầm tích đáy, cấu trúc đệ tam,
đẳng dày trầm tích Kainozoi, Đệ tứ, động đất, dị thường trọng lực Fai, dị thường trọng lực
Bughe, dị thường từ, cấu trúc kiến tạo.
Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính): diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan hệ
của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các dữ liệu phi không gian tồn tại dưới
các định dạng bảng biểu, gắn kết trực tiếp với các đối tượng không gian hoặc kết nối bằng
một mã riêng cho từng đối tượng. Do đó, một yêu cầu đối với mỗi đối tượng trong cơ sở dữ
liệu là phải đảm bảo tính duy nhất về mã (ID). Các dữ liệu không gian phải được chuẩn hóa
và tuân thủ các quy luật về không gian.
Cơ sở dữ liệu Địa chất - địa vật lý biển được xây dựng dựa trên nguyên tắc phân
nhánh dữ liệu, các lớp dữ liệu (Feature class) cùng chung những đặc tính lớn sẽ được quản lý
cùng một nhóm dữ liệu (Feature Dataset). Các nhóm dữ liệu sẽ được quản lý trong một kho
dữ liệu (Personal Geodatabase hoặc File Geodatabase). Đối với các dữ liệu phi không gian
không gắn kết trực tiếp với các dữ liệu không gian thì ngoài việc lưu trữ dưới dạng bdf trong
các kho dữ liệu (Personal Geodatabase hoặc File Geodatabase), thì các dữ liệu này cho phép
tồn tại ở rất nhiều định dạng khác nhau như excel, word, image, Với cách thức tổ chức dữ
liệu này đảm bảo tính chặt chẽ, không trùng lặp dữ liệu và hiệu quả khai thác dữ liệu rất cao
[5, 3].
Mô hình tổ chức dữ liệu trong cơ sở dữ liệu Địa chất – địa vật lý biển đươc thể hiện
trên (Hình 1).
3
Hình 1. Mô hình tổ chức dữ liệu Địa chất & Địa vật lý biển
3. Khung cơ sở dữ liệu Địa chất – địa vật lý biển trên phần mềm ArcGIS
Với mỗi một cơ sở dữ liệu luôn tồn tại một siêu dữ liệu (Metadata) là thông tin mô tả
nội dung của cơ sở dữ liệu (CSDL). Metadata thông báo cho người dùng biết thời gian cập
nhật sau cùng của dữ liệu, định dạng và mục đích sử dụng của nó. Những thông tin này có thể
hướng dẫn người dùng duyệt qua CSDL với mục đích giới thiệu, cung cấp các thông tin cơ
bản. Metadata của cơ sở dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển theo chuẩn metadata quy định là
ISO 19115 sẽ bao gồm các nội dung sau: Tên tập dữ liệu; Phạm vi áp dụng của dự án; Cơ
quan thực hiện dự án; Cơ quan ban hành; Hệ quy chiếu; Hệ tọa độ; Tọa độ địa lý; Quy định
thể hiện cho những khu vực thành lập bản đồ tỷ lệ lớn; Quy định nguồn dữ liệu; Tài liệu sử
dụng; Ngày công bố dữ liệu; Ngôn ngữ được sử dụng trong tập dữ liệu; Bảng mã kí tự sử
dụng trong tập dữ liệu; Chủ đề thông tin của tập dữ liệu; Kiểu biểu diễn không gian (mô hình
dữ liệu không gian); Địa chỉ truy cập dữ liệu trực tuyến; Mã định danh tệp siêu dữ liệu; Mức
4
độ chi tiết, mức độ đầy đủ của dữ liệu nền địa lý và dữ liệu địa chất – địa vật lý biển; Thông
tin mô tả về mục đích sử dụng và hiện trạng của dữ liệu; Thông tin mô tả định dạng dữ liệu;
Thông tin về phạm vi không gian và thời gian của dữ liệu; Thông tin về đơn vị xây dựng siêu
dữ liệu; Ngày lập siêu dữ liệu [6, 1].
Theo mô hình tổ chức dữ liệu như minh họa trên hình 1, dữ liệu Địa chất – Địa vật lý
biển được tổ chức thành ba cấp:
Cấp 1: Geodatabase hay còn gọi là kho dữ liệu, chứa đựng đối tượng dữ liệu dạng
không gian và thuộc tính của cơ sở dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển.
Cấp 2: Feature dataset là nhóm lớp thông tin trong Geodatabase. Đây là nhóm các đối
tượng không gian có cùng chung một số thuộc tính có tính cơ bản tùy thuộc vào mục đích,
chuyên môn của ngành. Các đối tượng này là các dạng dữ liệu được đo đạc thực tế từ viện
hoặc từ các đơn vị khác nhưng phục vụ cho công tác khai thác, nghiên cứu của viện nên sẽ
được đưa ra các quy định chuẩn về thông tin nhằm phù hợp với mục đích của viện. Căn cứ
vào dữ liệu cũng như mục tiêu thực tế, các nhóm dữ liệu trong CSDL bao gồm 14 nhóm
chính: Địa hình, Địa mạo, Địa chất, Tài nguyên khoáng sản và năng lượng, Trầm tích đáy,
Cấu trúc đệ tam, Đẳng dày trầm tích Kainozoi, Đệ Tứ, Động đất, Dị thường trọng lực Fai, Dị
thường trọng lực Bughe, Dị thường từ, Cấu trúc kiến tạo, Thông tin tư liệu.
Cấp 3: Feature class là các lớp thông tin của từng loại đối tượng được chứa đựng
trong các Feature dataset. Mỗi lớp thông tin sẽ chứa đựng các thông tin thuộc tính của từng
đối tượng. Cụ thể:
Nhóm dữ liệu Địa hình gồm các lớp thông tin về đường đẳng sâu, điểm độ sâu, phân
tầng độ sâu có các nội dung thông tin về mã loại, giá trị độ sâu, các thông tin mô tả khác. Các
lớp thông tin về các dạng địa hình đặc biệt, hệ thống đường bờ, lòng sông cổ, hướng dòng
chảy có nội dung thông tin về mã loại, các thông tin về mô tả khác cho từng loại đối tượng.
Nhóm dữ liệu Địa mạo gồm các lớp thông tin về địa hình thềm lục địa, địa hình sườn
lục địa, địa hình chân lục địa, địa hình đáy biển thẳm và các đối tượng khác. Mỗi lớp thông tin
được quy định chặt chẽ về kiểu định dạng dữ liệu, các nội dung thuộc tính của từng lớp dựa
theo thông tin thực tế của đối tượng.
Nhóm dữ liệu Địa chất gồm các lớp thông tin về địa tầng, thành tạo magma, đứt gẫy
và các đối tượng khác.
Nhóm dữ liệu Tài nguyên khoáng sản và năng lượng gồm các lớp thông tin về các
khoáng sản, mỏ dầu, mỏ khí.
Nhóm dữ liệu Trầm tích đáy gồm các lớp thông tin về trầm tích, góc cắm.
Nhóm dữ liệu Cấu trúc Đệ Tam gồm các lớp thông tin về bể trầm tích Đệ Tam, mặt cắt
cấu trúc tuyến, vị trí mặt cắt cấu trúc.
Nhóm dữ liệu Đẳng dày trầm tích Kainozoi gồm các lớp thông tin về đẳng dày trầm
tích Kainozoi, bể dày trầm tích Kainozoi.
5
Nhóm dữ liệu Đệ Tứ gồm các lớp thông tin về cấu trúc đệ tứ, phun trào Bazan Đệ Tứ,
San hô Pliocen – Đệ Tứ, ranh giới địa chất, vị trí lấy mẫu tuổi tuyệt đối, đường cong dao động
mực nước biển.
Nhóm dữ liệu Động đất gồm các lớp thông tin về phân vùng động đất, yếu tố dạng
điểm.
Đối với nhóm dữ liệu Dị thường trọng lực Fai gồm các lớp thông tin về đường đẳng
trị dị thường trọng lực Fai, phân tầng dị thường trọng lực Fai.
Đối với nhóm dữ liệu Dị thường trọng lực Bughe gồm các lớp thông tin về đường
đẳng trị dị thường trọng lực Bughe, phân tầng dị thường trọng lực Bughe.
Nhóm dữ liệu Dị thường từ gồm các lớp thông tin về phân tầng dị thường từ, dị
thường từ.
Nhóm dữ liệu Cấu trúc kiến tạo gồm các lớp thông tin về phân vùng các kiểu vỏ, phân
vùng kiến tạo, các pha kiến tạo
Nhóm dữ liệu Metadata gồm các lớp thông tin về tư liệu ảnh Viễn Thám, tư liệu ảnh
khác, tư liệu bản đồ, tư liệu khác.
Đối với mỗi lớp thông tin được quy định bởi định dạng dữ liệu tùy thuộc vào đặc điểm
đồ hình của đối tượng hoặc theo quy định cũng như tiêu chí của ngành là điểm, đường, vùng
hay text. Ví dụ như lớp thông tin về đứt gãy, các đường đẳng trị trọng lực, đường đẳng sâu, có
định dạng dữ liệu là đường; các lớp thông tin về phân tầng dị thường, phân vùng kiến tạo có
định dạng dữ liệu là vùng; các điểm độ sâu, góc cắm có định dạng dữ liệu là điểm.
4. Cấu trúc các lớp thông tin trong cơ sở dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển
Mỗi lớp thông tin trong cơ sở dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển chứa đựng các nội
dung thông tin đặc trưng cho các đối tượng hay còn gọi là thông tin thuộc tính. Việc xây dựng
các thông tin thuộc tính được quy định theo một quy chuẩn nhất định, được chi tiết hóa bằng
các trường thông tin. Mỗi trường thông tin này cũng phải tuân theo quy tắc cụ thể về kiểu dữ
liệu (Text, Interger, Double, Float, Date, ...) độ dài trường tùy thuộc thông tin thuộc tính từng
loại đối tượng.
Ví dụ cấu trúc một bảng thuộc tính của lớp thông tin đường đẳng sâu thuộc nhóm địa hình
như Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Thông tin thuộc tính cơ sở dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển
Thông tin thuộc tính
Kiểu dữ liệu
Tên trường Mô tả
Ma_loai Mã nhận dạng đường đẳng sâu Integer
Mota Mô tả Text (50)
Dosau Giá trị độ sâu Double
... ... ...
6
5. Giới thiệu về phần mềm ArcGIS 9.3 với các chức năng quản lý và phân tích dữ liệu
Với ưu thế hơn hẳn các phần mềm quản lý dữ liệu khác, ngoài khả năng quản lý và lưu
trữ dữ liệu không gian, phi không gian bằng modul ArcCatalog, ArcGIS 9.3 còn có modul
ArcToolbox hỗ trợ trực tiếp cho quá trình tìm kiếm, phân tích, thống kê dữ liệu, kết nối dữ
liệu không gian với dữ liệu phi không gian. Dưới đây là một số minh họa về khung CSDL Địa
chất – Địa vật lý biển trên phần mềm ArcGIS 9.3 (Hình 2 - Hình 6) [2].
Hình 2. Siêu dữ liệu (Metadata)
Hình 3. Cấu trúc các nhóm lớp thông tin quản lý trong cơ sở dữ liệu
7
Hình 4. Cấu trúc các lớp thông tin trong nhóm lớp thông tin cơ sở dữ liệu
Hình 5. Cấu trúc bảng thông tin thuộc tính của 1 lớp thông tin
Hình 6. Bản đồ được trình bày trong ArcMap
8
6. Giới thiệu một số modul hỗ trợ cho quá trình phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm
ArcGIS
Trong quá trình phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm ArcGIS đã ứng dụng bộ công
cụ ArcToolbox (Hình 7) gồm chức năng phân tích CSDL (Analysis Tools) và chức năng quản
lý CSDL (Data Management Tools).
Hình 7. Modul hỗ trợ trong phần mềm ArcGIS
Arctoolbox là bộ công cụ giúp thực hiện các bài toán ứng dụng liên quan đến GIS. Trong
ArcToolbox có một số các định dạng khác nhau như sau :
Bảng 2: Danh sách các chức năng chính của Arctoolbox
Toolset Mô tả
From Raster toolset Các công cụ chuyển đổi dữ liệu Raster sang các định dạng khác
To CAD toolset Chứa các công cụ để chuyển đổi các đối tượng sang định dạng CAD
To Coverage toolset
Chứa các công cụ chuyển đổi các lớp đối tượng sang định dạng
Coverage
To Dbase toolset
Chứa các công cụ chuyển đổi các đối tượng và file CAD sang các
lớp đối tượng Geodatabase
To Geodatabase
toolset
Chứa các công cụ chuyển đổi các đối tượng và file CAD sang các
lớp đối tượng Geodatabase
To Raster toolset Chứa các công cụ để chuyển đổi dữ liệu sang Raster
To Shapefile toolset Chứa các công cụ để chuyển đổi các đối tượng sang Shapefile
Chức năng Analysis Tools gồm có:
Extract: là công cụ để trích xuất các thuộc tính từ một lớp đối tượng hoặc một bảng và lưu trữ
trong một shapefile mới hoặc lớp đối tượng cơ sở dữ liệu địa lý.
9
Overlay: là công cụ để che phủ các lớp hoặc cập nhật các tính năng không gian vào một lớp
mới.
Statistics: dùng để thống kê dữ liệu thuộc tính và lưu kết quả trong một bảng mới.
Chức năng Data Management Tools:
Chức năng này có nhiệm vụ thực hiện quản lý dữ liệu. Geodatabase là một mô hình dữ liệu
đối tượng có hướng mô tả các đối tượng địa lý, đối tượng thuộc tính, và quan hệ giữa các đối
tượng. Nó chứa các đối tượng Feature Dataset, Feature Class, bảng và quan hệ giữa các đối
tượng,...
Feature Dataset là tập hợp các Feature Class được lưu trữ chung với nhau và cùng nhau chia
sẻ không gian tham chiếu.
Feature Class là tập hợp các đối tượng có cùng một kiểu hình học, cùng các thuộc tính, cùng
không gian tham chiếu.
7. Kết luận
Khung và cấu trúc cơ sở dữ liệu Địa chất - Địa vật lý biển phục vụ quản lý dữ liệu
biển của Viện được xây dựng trên cơ sở tài liệu của các Chương trình nghiên cứu biển cấp
Quốc gia [4] kết hợp với việc tổng hợp các mô hình cấu trúc dữ liệu như “Khung và chuẩn
các lớp thông tin CSDL môi trường” (2009) [6] do Trung tâm Thông tin và Tư liệu môi
trường thực hiện. Dựa trên nền phần mềm ArcGIS9.3, việc xây dựng khung Cơ sở dữ liệu đã
đáp ứng được tương đối tốt các yêu cầu của việc quản lý dữ liệu. Cấu trúc dữ liệu có tính quy
chuẩn cho toàn bộ dữ liệu thuộc Viện, có đặc tính tương thích với hệ thống dữ liệu khác và
đảm bảo được tính mở, tính cập nhật. Mô hình tổ chức dữ liệu Địa chất – Địa vật lý biển được
phân thành các cấp, trong đó kho dữ liệu là cấp lớn nhất, chứa đựng đối tượng dữ liệu dạng
không gian và thuộc tính của cơ sở dữ liệu Địa chất - Địa vật lý biển. Việc xây dựng một
khung cơ sở dữ liệu tổng hợp để quản lý và khai thác từ các kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo
sát của Viện Địa chất - Địa vật lý biển là rất cần thiết, phục vụ các nhóm đối tượng người
dùng là cơ quan quản lý khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CÁC ĐẶC TẢ CHUẨN MỞ OGC:
2. KIẾN TRÚC THAM KHẢO CỔNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ – TỔ CHỨC OGC:
3. METADATA ISO 19115 – TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ:
4. NGUYỄN THẾ TIỆP và nnk, 2007: Biên tập và xuất bản Tập bản đồ các điều kiện
Tự nhiên và Môi trường vùng biển Việt Nam và kế cận. Chương trình KC-09, Bộ
Khoa học và Công nghệ.
5. TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG, 2009: Xây dựng chuẩn các lớp thông tin cơ sở dữ
liệu môi trường Quốc gia. Hà Nội.
6. TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG, 2009: Xây dựng, hệ thống hóa CSDL môi trường
biển Quốc gia về các kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi
trường các vùng biển Việt Nam. Hà Nội.
View publication stats
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_cau_truc_csdl_dia_chat_va_dia_vat_ly_bien_bang_phan.pdf