MỤC LỤC
ĐOÀN MINH TÍNH 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC 1
DANH MỤC HÌNH vii
PHỤ LỤC ix
TÓM TẮT x
Môi trường kinh doanh ngày nay đang biến động nhanh chóng. Điều đó đem đến nhiều cơ hội cũng như rủi ro cho doanh nghiệp. Vì thế, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải đánh giá đúng khả năng của mình và linh hoạt xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp. x
Qua quá trình thực tập tại DNTN Đang, nhận thấy rằng trên hai lĩnh vực hoạt động của mình là: Hoạt động sản xuất kinh doanh cá sấu và thương mại – du lịch tham quan cá sấu. Doanh nghiệp đã thể hiện sức mạnh của mình qua các khía cạnh sau: có quy mô đàn cá sấu và quota xuất khẩu lớn; quản lý nguồn nguyên và kiểm soát tồn kho tốt; mối quan hệ với các đối tượng hữu quan tốt; có khả năng tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh; Đồng thời, DNTN Đang cũng đang từng bước khắc phục các điểm yếu của mình đó là: kênh phân phối nội địa chưa mạnh; chưa có thương hiệu; nghiên cứu và phát triển kém; chưa có công nghệ sản xuất các sản phẩm từ da cá sấu; để nâng cao năng lực kinh doanh trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang tận dụng những cơ hội từ bên ngoài như: nhà nước có chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ của các hiệp hội kinh doanh cá sấu; vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho du lịch và nuôi cá sấu; thị trường xuất khẩu hiện tại còn nhiều tiềm năng và thị trường mới chưa khai phá; mục tiêu phát triển du lịch trong dài hạn của chính phủ; nhằm tránh các nguy cơ xảy ra như: cạnh tranh không lành mạnh về giá của các đối thủ; chính sách kiểm soát giá của chính phủ; lực cạnh tranh cao do có nhiều trại cá sấu xâm nhập ngành; Đây là điều cấp thiết nhất hiện nay. x
Để thực hiện được các điều đó, tác giả đã sử dụng các công cụ xây dựng chiến lược khả thi bao gồm: ma trận SWOT, ma trận IE. Sau đó, dùng ma trận định lượng QSPM để lựa chọn chiến lược tốt nhất thông qua số điểm hấp dẫn của từng chiến lược. Các chiến lược được chọn bao gồm: Hai ma trận cấp đơn vị kinh doanh (Chiến lược phát triển du lịch sinh thái và chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu) và một chiến lược cấp chức năng (Chiến lược liên kết) nhằm giải quyết các hoạt động đầu vào. x
Để thực hiện thành công các chiến lược đề xuất và cân đối các nguồn lực của DNTN Đang, tôi đã đưa ra các giải pháp theo dây chuyền giá trị và giải pháp cho phát triển du lịch sinh thái như sau: xi
- Giải pháp về quản trị: Thành lập các bộ phận chuyên môn như: bô phận Markeitng, nhân sự, nhóm công nghệ thông tin, ban cung ứng và phòng kinh doanh. xi
- Giải pháp về Marketing: Chủ yếu xoay quanh cải tiến, phát triển chiến lược 4P mà hiện tại doanh nghiệp chưa được hoàn thiện. xi
- Giải pháp về tài chính - kế toán, giải pháp về nhân sự, giải pháp về sản xuất: Một mặt tăng cường các hoạt động đầu vào, vận hành sản xuất và chuẩn bị nguồn lực để thâm nhập thị trường xuất khẩu. xi
- Giải pháp phát triển du lịch sinh thái: DNTN Đang cần tiến hành hoạch định địa điểm, ngân sách, nhân sự và tạo mối liên hệ với các đối tác công ty cung ứng dịch vụ tour du lịch. xi
Với các chiến lược và giải pháp trên, tôi hi vọng sẽ giúp DNTN Đang phát triển bền vững trong tương lai và nâng cao thương hiệu cá sấu Long Xuyên. xi
Chương 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
Ngày nay môi trường kinh doanh không ngừng biến động, vì thế trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng chứa đựng những cơ hội và tiềm ẩn những mối đe dọa nhất định. Vấn đề là doanh nghiệp phải đánh giá đúng khả năng của mình để có hướng đi phù hợp và thích ứng với những biến đổi trên. Do đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là: 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 2
1.5. Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu 3
Chương 2 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý thuyết 4
2.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh 4
2.1.2. Định nghĩa quản trị chiến lược 5
2.1.3. Quy trình quản trị chiến lược 5
2.1.3.1. Xác định lại nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại của doanh nghiệp 6
2.1.3.2. Xét lại nhiệm vụ kinh doanh 6
2.1.3.3. Thực hiện nghiên cứu môi trường để xác định cơ hội và đe dọa chủ yếu 6
2.1.3.4. Thiết lập mục tiêu dài hạn 13
2.1.3.5. Xây dựng và lựa chọn chiến lược 13
2.2. Các công cụ xây dựng và lựa chọn chiến lược 14
2.2.1. Các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược 14
2.2.1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 14
2.2.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 14
2.2.1.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 15
2.2.2. Các công cụ để xây dựng các chiến lược khả thi có thể chọn lựa 15
2.2.2.1. Ma trận SWOT 15
2.2.2.2. Ma trận các yếu tố bên trong – bên ngoài (IE) 16
2.2.3. Công cụ để lựa chọn chiến lược: Ma trận QSPM (Ma trận hoạch định chiến lược định lượng) 17
2.3. Mô hình nghiên cứu của đề tài 17
Chương 3 19
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
Trong chương này, tác giả chủ yếu trình bày tất cả quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chỉ rõ cách thức thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp. Đồng thời, tác giả nêu rõ các phương pháp phân tích dữ liệu. 19
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 19
3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 21
Chương 4 22
TỔNG QUAN VỀ DNTN ĐANG 22
4.1. Giới thiệu chung về DNTN Đang 22
4.2. Lịch sử hình thành và phát triển của DNTN Đang 23
4.3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 24
4.4. Giới thiệu về ngành kinh doanh cá sấu 24
4.5. Bản tuyên bố nhiệm vụ, hình ảnh, giá trị và cam kết của DNTN Đang 25
4.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của DNTN Đang (2005 – 2007) 26
4.7. Tình hình đàn cá sấu của DNTN Đang qua các năm (Từ 2004 đến 2008) 27
Chương 5 29
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG 30
CỦA DNTN ĐANG 30
5.1. Phân tích môi trường nội bộ của DNTN Đang 30
5.1.1. Các hoạt động chủ yếu của DNTN Đang 30
5.1.1.1. Hoạt động cung ứng đầu vào 30
5.1.1.2. Vận hành 31
5.1.1.3. Các hoạt động đầu ra 32
5.1.1.4. Hoạt động marketing 33
5.1.1.5. Dịch vụ khách hàng 37
5.1.2. Các hoạt động hỗ trợ của DNTN Đang 38
5.1.2.1. Quản trị nguồn nhân lực 38
5.1.2.2. Phát triển công nghệ 39
5.1.2.3. Hoạt động mua sắm 40
5.1.2.4. Cấu trúc hạ tầng của DNTN Đang 41
5.1.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của DNTN Đang( IFE) 46
5.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp đến DNTN Đang 46
5.2.1. Khách hàng 46
5.2.2. Đối thủ cạnh tranh 50
5.2.3. Các đối thủ tiềm ẩn 56
5.2.4. Sản phẩm thay thế 56
5.2.5. Nhà cung cấp 56
5.3. Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô 57
Qua phân tích môi trường nội bộ và môi trường tác nghiệp DNTN Đang đã vạch ra cho mình những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản, quan trọng nhất. Ngoài hai môi trường trên có tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, thì tác động của môi trường vĩ mô cũng không kém phần quan trọng. Việc phân tích kỹ môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội từ bên ngoài để phát triển, đồng thời phát hiện ra những mối đe dọa cản trở sự thành công của doanh nghiệp. Các ảnh hưởng chính của môi trường vĩ mô sẽ được phân tích dưới đây: 57
5.3.1. Yếu tố chính trị - pháp luật 58
5.3.2. Yếu tố văn hóa, xã hội 60
5.3.3. Yếu tố khoa học công nghệ 60
5.3.4. Yếu tố kinh tế 61
5.3.5. Yếu tố dân số 63
5.3.6. Điều kiện tự nhiên 63
5.3.7. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của DNTN Đang 64
Chương 6 65
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DNTN ĐANG 65
GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 65
6.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược 65
6.1.1. Căn cứ đề ra mục tiêu 65
6.1.2. Mục tiêu của DNTN Đang từ 2008 - 2014 66
6.2. Xây dựng các phương án chiến lược 68
6.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược 68
6.2.1.1. Ma trận SWOT 68
6.2.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài (IE) 68
6.2.2. Phân tích các chiến lược đề xuất 69
6.2.2.1. Nhóm chiến lược S-O 69
6.2.2.2. Nhóm chiến lược S-T 70
6.2.2.3. Nhóm chiến lược W- O 71
6.2.2.4. Nhóm chiến lược W-T 71
6.2.3. Lựa chọn chiến lược ma trận QSPM 71
CHƯƠNG 7 75
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 75
7.1. Các giải pháp thực hiện chiến lược 76
Để thực hiện được các chiến lược đề xuất và cân đối tốt các nguồn lực bên trong. DNTN Đang cần tiến hành các giải pháp như sau: 76
7.1.1. Giải pháp về quản trị 76
Hiện tại, DNTN Đang mọi hoạt động chủ yếu dựa vào sự điều hành của chủ doanh nghiệp, công tác quản lý còn đn giản, chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Do đó, doanh nghiệp cần thiết lập các bộ phận chuyên môn để thuận lợi trong việc quản lý và thiết lập các chiến lược kinh doanh phù hợp. Để làm được điều này, DNTN Đang cần: 76
Thiết lập bộ phận Marketing 76
Thành lập bộ phận nhân sự 76
Thành lập nhóm công nghệ thông tin 76
Thành lập ban cung ứng 76
Thành lập phòng kinh doanh 76
7.1.2. Giải pháp về Marketing 77
Giải pháp về sản phẩm 77
Giải pháp về giá 77
Giải pháp về phân phối 77
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường mục tiêu - thị trường cần thâm nhập của sản phẩm cá sấu. 77
- Phát triển kỹ năng xúc tiến thương mại và kỹ năng quản lý của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu thông qua các lớp tập huấn và đào tạo. Thực hiện điều này bằng cách liên kết với các trung tâm đào tạo bản lĩnh giám đốc, do đội ngũ giảng viên khoa KT – QTKD Đại học An Giang hoặc các chuyên gia kinh tế. 77
- Xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu giữa các doanh nghiệp trong ngành. 78
Giải pháp về chiêu thị 78
- Doanh nghiệp tiến hành xây dựng Website để giới thiệu sản phẩm cá sấu và mua bán cá sấu qua mạng. Đây là một kênh phân phối tự động có hiệu quả rất cao. 78
7.1.3. Giải pháp về tài chính – kế toán 78
7.1.4. Giải pháp về nhân sự 78
7.1.5. Giải pháp về sản xuất 79
Hiện tại DNTN Đang sản xuất chủ yếu bằng thủ công, chỉ có một kho đông lạnh với sức chứa 15 tấn. Như vậy, với nhu cầu thị trường tăng cao thì kho đông lạnh này không đủ sức chứa. Do đó, để thâm nhập tốt thị trường xuất khẩu DNTN Đang cần có giải pháp về sản xuất như sau: 79
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường sản phẩm từ cá sấu, từ đó doanh nghiệp sẽ dự báo được nhu cầu thị trường và tranh thủ số lượng xuất khẩu. 79
- Xây dựng hệ thống thông tin trong thị trường nội địa để có thể nắm bắt công nghệ tư các đối thủ. 79
- Tổ chức mua công nghệ bảo quản da với sức chứa lớn hơn. 79
- Dự trữ nguồn vốn nhất định để mua lại cá sấu của các trại chăn nuôi nhỏ khác ở trong nước. 79
- Mở rộng diện tích chăn nuôi, xây dựng kế hoạch duy trì và phát triển đàn cá sấu bố mẹ để có quota xuất khẩu lớn hơn trong những năm tới. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tập trung nhiều cá sấu vào khu du lịch sinh thái để khai thác tối đa tiềm năng du lịch cá sấu trong tương lai. 79
7.1.6. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái 79
- Doanh nghiệp tiến hành hoạch định địa điểm chọn vị trí thực hiện dự án. Để thực hiện điều này doanh nghiệp có thể thuê chuyên gia tư vấn và thiết kế mô hình xây dựng. 79
- Doanh nghiệp tập trung ngồn lực về vốn khoảng 26 tỷ đồng để nhanh chóng khởi công xây dựng và đi vào hoạt động. 79
- DNTN Đang cần liên kết với Sở du lịch An Giang tổ chức liên kết phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch như: đào tạo hướng dẫn viên du lịch, mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch, Điều này, sẽ làm cho dịch vụ du lịch trở nên cao cấp hơn. 79
- Tổ chức liên kết các tour du lịch Đồng Bằng sông Cửu Long để tạo nên một quy trình du lịch khép kín. Đồng thời liên kết với các công ty du lịch TP HCM để đưa điểm du lịch sinh thái này vào chương trình chính của các chuyến tham quan. DNTN Đang có thể liên kết chặt chẽ với các công ty du lịch như: Sài Gòn tourist, Sinh Café, Thiên Niên Kỷ, công ty du lịch Ban Mai, công ty du lịch Lữ Hành, Sở du lịch An Giang, Sở du lịch Cần Thơ, Công ty Exotissimo, Thực hiện tốt điều này, doanh nghiệp sẽ có được lượng du khách ổn định hàng năm. 79
- Hiện tại, doanh nghiệp chưa có hệ thống thanh toán qua thẻ và chưa liên kết với ngân hàng tại TP Long Xuyên để lắp đặt quầy rút tiền tự động. Đây là điểm yếu mà doanh nghiệp chưa thực hiện được. Qua quá trình tiếp cận với các hướng dẫn viên du lịch và du khách đến doanh nghiệp trong thời gian gần đây, nhận thấy nhu cầu thanh toán bằng hình thức này rất cao. Do đó, để khắc phục điều này và phù hợp với xu hướng chung của thời đại, DNTN Đang cần liên kết với một vài ngân hàng lớn như Đông Á, Vietcombank để lắp đặt hệ thống quầy rút tiền tự động và máy thanh toán qua thẻ, tạo thuận lợi trong khâu thanh toán với khách hàng và góp phần làm cho dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp ngày một cao cấp hơn. 80
7.2. Ước lượng tài chính cho các chiến lược được chọn 80
7.2 1. Chiến lược phát triển du lịch sinh thái 80
7.6.2. Chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu 82
CHƯƠNG 8 83
KẾT LUẬN 83
8.1. Kết luận 83
8.2. Hạn chế 83
8.3. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo 84
PHỤ LỤC 85
1
104 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1701 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho dntn đang giai đoạn 2008 – 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về giá
0.05
3
0.15
5
Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao
0.04
3
0.12
6
Nguồn lao động dồi dào
0.11
3
0.33
7
Chính sách kiểm soát giá của nhà nước.
0.06
2
0.12
8
Khoa học công nghệ hỗ trợ cho ngành phát triển nhanh.
0.10
2
0.20
9
Tỷ giá hối đoái biến động
0.07
2
0.14
10
Thị trường xuất khẩu hiện tại còn nhiều tiềm năng (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý,…)
0.12
4
0.48
11
Nhu cầu của thị trường nội địa tăng.
0.09
3
0.27
Tổng
1
2.98
Kết luận: Với số điểm quan trọng là 2.98 cho thấy DNTN Đang có khả năng phản ứng khá tốt với các cơ hội và đe doạ bên ngoài. Tuy nhiên để xây dựng một chiến lược kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố sau: Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao, cạnh tranh không lành mạnh về giá, chính sách kiểm soát giá của nhà nước,,…Các yếu tố này có khả năng ảnh hưởng đến thành công của DNTN Đang trong tương lai.
Chương 6
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DNTN ĐANG
GIAI ĐOẠN 2008 – 2014
6.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược
6.1.1. Căn cứ đề ra mục tiêu
Việc đề ra mục tiêu dựa vào kết quả phân tích các điểm mạnh. điểm yếu cùng với các cơ hội, nguy cơ từ bên ngoài tới doanh nghiệp. Quá trình này dựa trên các căn cứ sau:
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1021/QĐ-TTG về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động, thực vật hoang dã đến năm 2010. Hiện nay, nuôi cá sấu là một trong những nghề còn mới và có ít người nuôi ở tỉnh An Giang. Nhưng do nguồn lợi kinh tế khá hấp dẫn cho nên thu hút ngày càng nhiều hộ tham gia chăn nuôi. Nhờ các cơ quan chức năng làm tốt công tác quản lý việc vận chuyển, mua bán động vật hoang dã, đến nay hoạt động này ở An Giang đã đi vào nề nếp. Đây là dấu hiệu tốt để DNTN Đang từng bước phát triển hoạt động kinh doanh của mình với số lượng và chất lượng sản phẩm cao hơn.
An Giang có nguồn thức ăn phục vụ cho cá sấu rất lớn, đảm bảo quá trình nuôi được liên tục và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cá sấu sinh trưởng phát triển tốt. Do đó, DNTN Đang có thể đẩy mạnh hoạt động gây nuôi ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.
Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước còn rất tiềm năng. Điều này cho phép DNTN Đang có thể phát triển và mở rộng thị trường trong thời gian tới.
Chủ trương của nhà nước là đẩy mạnh ngành công nghiệp dịch vụ, ngành công nghiệp không khói, đây là cơ hội để DNTN Đang nắm bắt và tận dụng lợi thế sẵn có là đàn cá sấu có quy mô lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch. Đồng thời du lịch miền Tây hiện nay được xem là một trong những khu du lịch thu hút khách mạnh nhất. Đây là căn cứ để DNTN Đang đầu tư du lịch ở các tỉnh miền Tây, đặc biệt là An Giang và Cần Thơ.
6.1.2. Mục tiêu của DNTN Đang từ 2008 - 2014
Bảng 6.1. Sứ mệnh và mục tiêu của DNTN Đang giai đoạn 2008 - 2014
Sứ mệnh/ nhiệm vụ
Mục tiêu dài hạn
(đến năm 2014)
Định lượng mục tiêu
dài hạn (đến 2014)
Mục tiêu cho
từng giai đoạn
Xây dựng thương hiệu trại cá sấu Long Xuyên và phát triển du lịch sinh thái – du lịch tham quan loài động vật nguy cấp.
1. Biến An Giang thành một vùng trọng điểm nuôi cá sấu và xuất khẩu cá sấu mang tầm cỡ quốc gia.
1.1. Mở rộng quy mô đàn cá sấu tại doanh nghiệp lên 60.000 con, bao gồm 3 khu: khu trung tâm và 2 khu vệ tinh. Trong đó:
- Cá sấu bố mẹ: 1.000 con.
- Cá sấu hậu bị: 1.000 con.
- Cá sấu thương phẩm: 50.000 con.
- Con sấu con: 8.000 con.
- Từ tháng 07/2008 đến tháng: Nâng tổng đàn cá sấu hậu bị lên 500 con.
- Tháng 07/2009: Tiếp tục nâng thêm 500 con hậu bị.
- Tháng 03/2010: Nâng đàn bố mẹ lên 1.000 con.
1.2. Xây dựng thêm 2 kho đông lạnh chứa da cá sấu. Mỗi kho có diện tích 60 m2. Với sức chứa 15 tấn/kho.
- 09/2008: Xây dựng 1 kho.
- 09/2009: Xây thêm 1 kho.
1.3. Mở rộng thị trường xuất khẩu cá sấu sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc với sản lượng 12.000 con. Đạt tổng giá trị xuất khẩu khoảng 80 tỷ đồng.
- 07/2008: Tìm đối tác ở thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc.
- 07/2009: Chính thức xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc.
2. Xây dựng nhà hàng chế biến thịt cá sấu và các cửa hàng trưng bày các sản phẩm từ cá sấu.
2.1. Mở 2 Showroom giới thiệu các sản phẩm làm từ cá sấu tại 2 nơi trong tỉnh An Giang đó là: 1 đặt tại TP Long Xuyên, 1 đặt tại khu du lịch Núi Sam.
- 01/2010: Mở 1 Showroom tại TP Long Xuyên.
- 01/2011: Mở 1 Showroom tại khu du lịch Núi Sam – Châu Đốc.
2.3. Mở một nhà hàng tại doanh nghiệp chuyên chế biến các loại thức ăn từ thịt cá sấu.
- 01/2012: Khởi công xây dựng nhà hàng.
- 01/2013: Nhà hàng chính thức đi vào hoạt động.
3. Xây dựng khu du lịch sinh thái
Khu du lịch được xây dựng tại Vườn Cò Bằng Lăng tại ấp Thới Thuận, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ, với kinh phí dự tính 26 tỷ đồng.
- Tháng 02/2014: Khởi công xây dựng.
- Tháng 02/2017: Đi vào hoạt động.
6.2. Xây dựng các phương án chiến lược
6.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược
6.2.1.1. Ma trận SWOT
Bảng 6.2. Ma trận SWOT
SWOT
Cơ hội (O)
O1: Nhà nước có chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ của các hiệp hội.
O2: Có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
O3: Thị trường xuất khẩu hiện tại còn nhiều tiềm năng.
O4: Thị trường mới chưa được khai phá (EU, Mỹ)
O5: Nhu cầu thịt cá sấu trong nước ngày càng tăng.
O6: Thị trường nguyên liệu ổn định.
O7: Mục tiêu phát triển du lịch trong dài hạn của chính phủ.
Đe doạ (T)
T1: Chính sách kiểm soát giá của nhà nước.
T2: Cạnh tranh không lành mạnh về giá.
T3: DN Việt Nam nắm bắt chưa tốt luật pháp quốc tế.
T4: Áp lực cạnh tranh cao do có nhiều trại cá sấu xâm nhập ngành.
Điểm mạnh (S)
S1: Quản trị nhân sự đạt hiệu quả tốt.
S2: Có nguồn tài chính tốt.
S3: Khả năng tiếp cận nguồn thức ăn tốt.
S4: Máy móc thiết bị hiện đại => Quản lý chất lượng tốt.
S5: Hệ thống thông tin tốt.
S6: Tổ chức hoạt động sản xuất tốt.
S7: Am hiểu khách hàng ở thị trường xuất khẩu chính (Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý,…)
S8: Có quy mô đàn cá sấu và Quota xuất khẩu lớn.
Kết hợp S-O
S1,S2,S4,S8+O1,O4: Tìm kiếm những thị trường mới => Phát triển thị trường xuất khẩu.
S1,S2,S3,S4,S7,S8+O1,O3: Tăng công suất, nỗ lực tìm kiếm khách hàng, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng => Thâm nhập thị trường xuất khẩu.
S1,S2,S3,S4,S5,S6+O5: Xây dựng hệ thống phân phối ở thị trường nội địa => Phát triển thị trường nội địa.
S8 + O6: Phát triển du lịch sinh thái.
Kết hợp S-T
S2+T1,T2,T3,T4: Đẩy mạnh xây dựng kênh phân phối các sản phẩm bằng cách mở thêm một số chi nhánh => Chiến lược tăng trưởng nội bộ.
S1,S2,S10+T4: Liên kết với đối thủ, mua công nghệ của đối thủ => Chiến lược kết hợp.
Điểm yếu (W)
W1: Chưa có thương hiệu.
W2: Kênh phân phối chưa tốt.
W3: Nghiên cứu và phát triển kém.
W4: Chưa có công nghệ sản xuất các sản phẩm từ da cá sấu.
Kết hợp W-O
W1,W4 +O1,O5: Tập trung tìm kiếm thị trường =>Phát triển thị trường nội địa.
W1,W2,W3,W4+O1,O3: Tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước để đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường trọng điểm => Thâm nhập thị trường xuất khẩu.
Kết hợp W-T
W1,W2,W3+T1,T3,T4: Đẩy mạnh phân phối sản phẩm và hoạt động marketing bằng cách mở thêm chi nhánh => Chiến lược tăng trưởng nội bộ.
6.2.1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong – bên ngoài (IE)
TỔNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA MA TRẬN IFE
Mạnh3.00…4.00
Trung bình2.00 ….2.99
Yếu 1.00…1.99
TỔNGĐIỂMQUANTRỌNGCỦAMATRẬNEFE
Cao3.00…4.00
Phát triển &
xây dựng
Nắm giữ &
Duy trì
Thu hoạch &
loại bớt
I
II
III
Trung bình2.00 ….2.99
IV
V
VI
Thấp1.00…1.99
VII
VIII
IX
Hình 6.1. Ma trận IE
Do tổng số điểm quan trọng của ma trận IFE là 3.14 và ma trận EFE là 2.98.
Cho thấy, DNTN Đang ở vị trị số IV là vị trí phát triển và xây dựng nên các chiến lược mà doanh nghiệp áp dụng là chiến lược tăng trưởng tập trung và kết hợp. Trong đó, chiến lược tăng trưởng tập trung bao gồm: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm. Chiến lược kết hợp là: kết hợp về phía trước, kết hợp hàng ngang.
6.2.2. Phân tích các chiến lược đề xuất
6.2.2.1. Nhóm chiến lược S-O
Đây là nhóm chiến lược phát triển, DNTN Đang phát huy thế mạnh bên trong và tận dụng các cơ hội bên ngoài để bành trướng rộng và phát triển đa dạng hoá.
Phát triển thị trường xuất khẩu
Với khả năng quản trị nhân sự đạt hiệu quả tốt, máy móc thiết bị hiện đại và có nguồn tài chính tốt. DNTN Đang nên tận dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước và sự hỗ trợ của các hiệp hội, tiến hành tiếp cận những thị trường xuất khẩu còn nhiều tiềm năng chưa khai thác (Mỹ, EU,…).
Thâm nhập thị trường xuất khẩu
DNTN Đang với các cơ hội là: có tiềm năng thị trường xuất khẩu còn cao, nhà nước có chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ của các hiệp hội kết hợp với các điểm mạnh là: nguồn lực tài chính đủ đáp ứng hoạt động sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại, am hiểu khách hàng ở thị trường xuất khẩu chính, quản trị nhân sự đạt hiệu quả tốt. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng công suất, nỗ lực tìm kiếm khách hàng, tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi thâm nhập thị trường xuất khẩu. Nhất là Ý - thị trường rất khó tính.
Phát triển thị trường nội địa
Với điểm mạnh về tài chính, biết cách quản trị nhân sự, có hệ thống thông tin tốt, tổ chức hoạt động sản xuất có hiệu quả, máy móc thiết bị hiện đại kết hợp với nhu cầu thịt cá sấu ngày càng tăng. Từ những yếu tố đó, DNTN Đang cần phải đẩy mạnh các hoạt động Marketing để chiếm lĩnh thị trường nội địa như: Cần Thơ, TP HCM,…
Phát triển du lịch sinh thái
DNTN Đang hiện có tổng đàn cá sấu tương đối lớn khoảng 35.000 con, trong khi tổng đàn của 4 công ty cá sấu ở thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2010 đạt khoảng 80.000 – 100.000 con. Như vậy, trung bình quy mô của một trại ở thành phố khoảng dao động từ 20.000 – 25.000 con. Điều này cho thấy sức mạnh của DNTN Đang về số lượng đàn cá sấu là rất lớn và đã đi trước đối thủ một bước. Do đó, doanh nghiệp nên tận dụng sức mạnh này, kết hợp với cơ hội là chủ trương chính sách của nhà nước phát triển du lịch dài hạn. Sự vận dụng tốt hai vấn đề này sẽ hứa hẹn tiềm năng du lịch của DNTN Đang trong tương lai là rất lớn.
6.2.2.2. Nhóm chiến lược S-T
Chiến lược tăng trưởng nội bộ
Nhờ có nguồn tài chính tốt nhưng do sức ép từ lạm phát dẫn đến chính sách kiểm soát giá của nhà nước ngày càng cao, doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt tốt luật pháp quốc tế trong việc nuôi và kinh doanh cá sấu, cộng thêm áp lực cạnh tranh cao do có nhiều trại cá sấu xâm nhập vào ngành. Từ những vấn đề này DNTN Đang cần phải tận dụng nguồn lợi về tài chính để đẩy mạnh kênh phân phối bằng cách mở rộng thêm một số chi nhánh.
Chiến lược kết hợp
Nhờ có khả năng quản trị nhân sự tốt, có nguồn tài chính dồi dào và một điểm mạnh quan trọng là có thẩm quyền xuất khẩu cá sấu với số lượng lớn. DNTN Đang cần tận dụng những điểm mạnh đó để liên kết với đối thủ hoặc mua cá sấu của đối thủ là các trại nuôi nhỏ lẻ, mới xâm nhập ngành để giảm áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn. Đồng thời, tạo đầu ra cho các trại mới xâm nhập ngành.
6.2.2.3. Nhóm chiến lược W- O
Phát triển thị trường nội địa
DNTN Đang hiện nay chưa xây dựng cho mình được thương hiệu, chưa có công nghệ sản xuất các sản phẩm từ da cá sấu. Vì thế doanh nghiệp Đang cần phải tận dụng nguồn lợi từ sự ưu đãi của nhà nước và sự hỗ trợ của các hiệp hội, cộng thêm nhu cầu thịt cá sấu trong nước ngày càng tăng để tập trung tìm kiếm thị trường.
Thâm nhập thị trường xuất khẩu
Để có thể tận dụng những yếu tố này đẩy mạnh xuất khẩu ở các thị trường trọng điểm (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Ý) thì DNTN Đang cần phải biết kết hợp chặt chẽ những yếu tố từ cơ hội có chính sách ưu đãi của nhà nước và sự hỗ trợ của các hiệp hội, thị trường xuất khẩu có nhiều tiềm năng. Từ những điểm đó để khắc phục điểm yếu về việc chưa có thương hiệu, kênh phân phối chưa tốt, nghiên cứu và phát triển kém.
6.2.2.4. Nhóm chiến lược W-T
Chiến lược tăng trưởng nội bộ: Doanh nghiệp Đang muốn khắc phục được điểm yếu về thương hiệu, kênh phân phối, hoạt động marketing chưa tốt, thì doanh nghiệp Đang cần phải đẩy mạnh kênh phân phối và các hoạt động marketing bằng cách mở rộng thêm chi nhánh. Nếu làm tốt điều đó thì doanh nghiệp sẽ vượt qua những nguy cơ về rào cản thương mại, chưa nắm bắt tốt luật kinh doanh quốc tế và áp lực cạnh tranh cao do có nhiều trại cá sấu vệ tinh xâm nhập.
6.2.3. Lựa chọn chiến lược ma trận QSPM
Bảng 6.3. Ma trận QSPM của DNTN Đang – Nhóm chiến lược S-O
Các yếu tố quan trọng
Phânloại
Phát
triểnthị trườngxuất khẩu
Thâm
nhậpthị trườngxuất khẩu
Phát
triển thị trường nội địa
Phát
triểndu lịchsinh thái
AS
TAS
AS
TAS
AS
TAS
AS
TAS
Các yếu tố bên trong
Quản lý ngồn nguyên liệu và kiểm soát tồn kho tốt
4
4
16
4
16
4
16
2
8
Hạn ngạch xuất khẩu lớn
3
4
12
3
9
1
3
1
3
Kênh phân phối nội địa chưa mạnh
2
1
2
1
2
3
6
1
2
Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi
4
3
12
2
8
4
16
3
12
Công suất kho chứa da nguyên liệu lớn
3
2
6
2
6
1
3
2
6
Quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả tốt
4
2
8
3
12
2
8
4
16
Dịch vụ khách hàng tốt
4
4
16
4
16
4
16
4
16
Hệ thống thông tin đạt yêu cầu
4
2
8
3
12
3
12
4
16
Chưa hiểu rõ về luật pháp quốc tế trong kinh doanh động vật hoang dã.
3
2
6
3
9
2
6
3
9
Hoạt động mua sắm tốt
3
2
6
1
3
2
6
3
9
Mối quan hệ với các đối tượng hữu quan tốt
4
4
16
4
16
3
12
4
16
Nghiên cứu và phát triển kém
3
3
9
4
12
3
9
3
9
Các yếu tố bên ngoài
Nhà nước có chính sách ưu đãi và hỗ trợ tích cực của các hiệp hội.
4
4
16
4
16
4
16
4
16
Đồng Bằng SCL có điều kiện thích hợp nuôi cá sấu
4
1
4
1
4
1
4
3
12
Thị trường nguồn nguyên liệu ổn định
3
2
6
2
6
2
6
3
9
Cạnh tranh không lành mạnh về giá
2
2
4
2
4
2
4
3
6
Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao
2
3
6
3
6
0
2
4
Nguồn lao động dồi dào
3
2
6
2
6
0
2
6
Chính sách kiểm soát giá của nhà nước.
2
1
2
1
2
1
2
4
8
Khoa học công nghệ hỗ trợ cho ngành phát triển nhanh.
2
2
4
1
2
1
2
2
4
Tỷ giá hối đoái biến động
3
2
6
1
3
3
9
2
6
Thị trường xuất khẩu hiện tại còn nhiều tiềm năng (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý,…)
3
2
6
2
6
2
6
3
9
Nhu cầu của thị trường nội địa tăng.
2
1
2
1
2
4
8
4
8
Tổng
179
178
170
210
Dựa vào bảng 6.3, chiến lược hấp dẫn nhất là chiến lược phát triển du lịch sinh thái với (TAS = 210).
Bảng 6.4. Ma trận QSPM của DNTN Đang – Nhóm chiến lược S-T
Các yếu tố quan trọng
Phânloại
Chiến lượctăng trườngnội bộ
Chiến lượckết hợp
AS
TAS
AS
TAS
Các yếu tố bên trong
Quản lý ngồn nguyên liệu và kiểm soát tồn kho tốt
4
4
16
4
16
Hạn ngạch xuất khẩu lớn
3
1
3
3
9
Kênh phân phối nội địa chưa mạnh
2
3
6
2
4
Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi
4
3
12
3
12
Công suất kho chứa da nguyên liệu lớn
3
2
6
2
6
Quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả tốt
4
3
12
3
12
Dịch vụ khách hàng tốt
4
4
16
4
16
Hệ thống thông tin đạt yêu cầu
4
3
12
2
8
Chưa hiểu rõ về luật pháp quốc tế trong kinh doanh động vật hoang dã.
2
2
4
2
4
Hoạt động mua sắm tốt
3
2
6
1
3
Mối quan hệ với các đối tượng hữu quan tốt
4
4
16
4
16
Nghiên cứu và phát triển kém
3
3
9
3
9
Các yếu tố bên ngoài
Nhà nước có chính sách ưu đãi và hỗ trợ tích cực của các hiệp hội.
4
2
8
4
16
Đồng Bằng SCL có điều kiện thích hợp nuôi cá sấu
4
3
12
3
12
Thị trường nguồn nguyên liệu ổn định
3
3
9
3
9
Cạnh tranh không lành mạnh về giá
2
2
4
2
4
Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao
2
2
4
2
4
Nguồn lao động dồi dào
4
3
12
3
12
Chính sách kiểm soát giá của nhà nước.
2
3
6
1
2
Khoa học công nghệ hỗ trợ cho ngành phát triển nhanh.
3
2
6
3
9
Tỷ giá hối đoái biến động
3
1
3
1
3
Thị trường xuất khẩu hiện tại còn nhiều tiềm năng (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý,…)
3
2
6
3
9
Nhu cầu của thị trường nội địa tăng.
2
4
8
3
6
Tổng
196
201
Dựa vào bảng 6.4, chiến lược hấp dẫn nhất là chiến lược kết hợp (TAS = 201).
Bảng 6.5. Ma trận QSPM của DNTN Đang – Nhóm chiến lược W-O
Các yếu tố quan trọng
Phânloại
Thâm nhậpthị trườngxuất khẩu
Phát triểnthị trườngnội địa
AS
TAS
AS
TAS
Các yếu tố bên trong
Quản lý ngồn nguyên liệu và kiểm soát tồn kho tốt
4
4
16
4
16
Hạn ngạch xuất khẩu lớn
3
4
12
2
6
Kênh phân phối nội địa chưa mạnh
2
1
2
3
6
Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi
4
2
8
3
12
Công suất kho chứa da nguyên liệu lớn
3
3
9
2
6
Quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả tốt
4
2
8
2
8
Dịch vụ khách hàng tốt
4
4
16
4
16
Hệ thống thông tin đạt yêu cầu
4
2
8
3
12
Chưa hiểu rõ về luật pháp quốc tế trong kinh doanh động vật hoang dã.
3
1
3
2
6
Hoạt động mua sắm tốt
3
1
3
1
3
Mối quan hệ với các đối tượng hữu quan tốt
4
4
16
4
16
Nghiên cứu và phát triển kém
3
4
12
2
6
Các yếu tố bên ngoài
Nhà nước có chính sách ưu đãi và hỗ trợ tích cực của các hiệp hội.
4
4
16
3
12
Đồng Bằng SCL có điều kiện thích hợp nuôi cá sấu
4
3
12
3
12
Thị trường nguồn nguyên liệu ổn định
3
3
9
3
9
Cạnh tranh không lành mạnh về giá
3
3
9
2
6
Tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao
2
2
4
1
2
Nguồn lao động dồi dào
3
3
9
1
3
Chính sách kiểm soát giá của nhà nước.
2
2
4
2
4
Khoa học công nghệ hỗ trợ cho ngành phát triển nhanh.
2
3
6
1
2
Tỷ giá hối đoái biến động
2
3
6
1
2
Thị trường xuất khẩu hiện tại còn nhiều tiềm năng (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ý,…)
4
4
16
2
8
Nhu cầu của thị trường nội địa tăng.
2
1
2
4
8
Tổng
206
181
Dựa vào bảng 6.5, chiến lược hấp dẫn nhất là chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu (TAS = 206).
Qua phân tích SWOT ta thấy nhóm chiến lược W-T chỉ đưa ra một chiến lược duy nhất đó là chiến lược tăng trưởng nội bộ (TAS = 196 – Phân tích ở ma trận QSPM – Nhóm chiến lược S-T).
Vậy các chiến lược được lựa chọn cho DNTN Đang là:
Chiến lược phát triển du lịch sinh thái (TAS = 210).
Chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu (TAS = 206).
Chiến lược kết hợp (TAS = 201).
CHƯƠNG 7
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
7.1. Các giải pháp thực hiện chiến lược
Để thực hiện được các chiến lược đề xuất và cân đối tốt các nguồn lực bên trong. DNTN Đang cần tiến hành các giải pháp như sau:
7.1.1. Giải pháp về quản trị
Hiện tại, DNTN Đang mọi hoạt động chủ yếu dựa vào sự điều hành của chủ doanh nghiệp, công tác quản lý còn đn giản, chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Do đó, doanh nghiệp cần thiết lập các bộ phận chuyên môn để thuận lợi trong việc quản lý và thiết lập các chiến lược kinh doanh phù hợp. Để làm được điều này, DNTN Đang cần:
Thiết lập bộ phận Marketing
Marketing là một bộ phận rất quan trọng đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh. Hiện tại, doanh nghiệp chưa có bộ phận marketing nên các hoạt động 4P còn chưa mạnh, chưa có chương trình hoạch định chiến lược marketing cụ thể cho cả năm. Vì thế, doanh nghiệp chưa chủ động trong việc quản lý ngân sách marketing. Do đó, ngay từ lúc này doanh nghiệp phải thành lập một bộ phận marketing hoàn chỉnh. Khi đó bộ phận Marketing này sẽ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin về thị trường hiện có và các thị trường mới. Đồng thời, họ là người chịu trách nhiệm nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp nhận dạng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn.
Thành lập bộ phận nhân sự
Đây là một bộ phận rất quan trọng, giúp doanh nghiệp tuyển dụng, duy trì và đào tạo một cách hợp lý. Điều này rất khả thi vì hiện tại doanh nghiệp đang có một số nhân viên đang là sinh viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại Học An Giang. Sự gắn kết này sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển cao hơn về trình độ quản lý.
Thành lập nhóm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin hiện nay rất đa dạng và phát triển. Nó giúp rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ khâu quản lý, vận hành, trao đổi mua bán với khách hàng…Do đó việc thành lập một nhóm công nghệ thông tin là rất cần thiết. Cần chú ý là các thành viên nhóm này nên là những người vừa có kiến thức về tin học vừa có kiến thức về kinh doanh của doanh nghiệp, như thế thì sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển kinh doanh và không bị lạc hậu về thông tin trong nền kinh tế như hiện nay.
Thành lập ban cung ứng
Cung ứng về nguyên liệu, máy móc, thiết bị…Việc này hiện tại có áp lực rất cao do có ít người đảm nhiệm mà công việc thì rất quan trọng và thường xuyên. Do đó cần tổ chức một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ này như thế thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn.
Thành lập phòng kinh doanh
Xuất khẩu có thể coi là một thế mạnh của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến bộ phận này. Cần tuyển ra những người có trình độ giao tiếp tốt, khả năng ngoại ngữ cao và đặc biệt phải am hiểu về các luật thế, các luật kinh doanh quốc tế…Mỗi nhân viên phòng kinh doanh này chịu trách nhiệm quản lý trên mỗi thị trường nhất định, bao gồm các thị trường hiện có và các thị trường mới. Như thế thì việc phát triển xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
7.1.2. Giải pháp về Marketing
Giải pháp về sản phẩm
- Doanh nghiệp cần chú ý đến việc cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm nhằm tạo sự hấp dẫn và lòng tin nơi khách hàng.
- Bên cạnh đó doanh nghiệp cần chú ý phát triển các sản phẩm tạo ra giá trị gia tăng cao nhằm tạo ta lợi thế cạnh tranh tốt hơn các đối thủ khác, làm đòn bẩy để thâm nhập tốt ở thị trường nội địa.
Giải pháp về giá
- Mức giá mà doanh nghiệp đưa ra phải phù hợp với mức giá mong đợi của khách hàng. Nghĩa là tại mức giá đó khách hàng sẽ được thỏa mãn tất cả các nhu cầu mà sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra.
- Để thực hiện được mức giá này mà doanh nghiệp vẫn đảm bảo được lợi nhuận như mong muốn thì doanh nghiệp cần tối thiểu hóa các chi phí sản xuất không cần thiết bằng cách: tận dụng phụ phẩm, thực hiện bố trí mặt bằng và bố trí sản suất, hàng tồn kho phù hợp từng thời điểm…
- Khi thâm nhập các thị trường xuất khẩu khác nhau thì doanh nghiệp phải có mức giá linh hoạt phù hợp từng thị trường. Chẳng hạn những thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nhật…thì ta có thể định giá cao vì đây là thị trường quen thuộc, còn ở thị trường nội địa thì nên ở mức giá trung bình vì như thế sẽ phù hợp mức chi tiêu của người tiêu dùng trong nước.
Giải pháp về phân phối
- Mở các chi nhánh ở các thị trường trọng điểm như khu du lịch núi Sam – Châu Đốc, thành phố Cần Thơ, TP HCM,…để phân phối sản phẩm tốt hơn, giảm bớt sức ép phân phối rất lớn tại doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin đầy đủ trên thị trường.
- Thường xuyên tham gia các cuộc hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để tìm kiếm thêm nhiều khách hàng và nhà phân phối có nhiều uy tín.
- Đa dạng các kênh phân phối qua các siêu thị, nhà hàng, bếp ăn, khách sạn…Cần có chính sách hỗ trợ như cấp tín dụng, hoa hồng… đối với những kênh phân phối này để thu hút họ tham gia.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường mục tiêu - thị trường cần thâm nhập của sản phẩm cá sấu.
- Phát triển kỹ năng xúc tiến thương mại và kỹ năng quản lý của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu thông qua các lớp tập huấn và đào tạo. Thực hiện điều này bằng cách liên kết với các trung tâm đào tạo bản lĩnh giám đốc, do đội ngũ giảng viên khoa KT – QTKD Đại học An Giang hoặc các chuyên gia kinh tế.
- Xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa xuất khẩu giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Giải pháp về chiêu thị
- Tổ chức khuyến mãi tại các hội chợ triển lãm mà doanh nghiệp tham gia với các quà tặng mang đậm bản chất văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp nói riêng và con người Việt Nam nói chung.
- Tại các thị trường trọng điểm nên tổ chức quảng cáo qua truyền hình, báo, tạp chí,…về những sản phẩm của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tiến hành xây dựng Website để giới thiệu sản phẩm cá sấu và mua bán cá sấu qua mạng. Đây là một kênh phân phối tự động có hiệu quả rất cao.
- Phát triển mạnh trong hoạt động tài trợ giúp tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp. Đặc biệt là việc tài trợ cho các sinh viên, sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút được nguồn nhân lực giàu tiềm năng và trình độ.
- Thuê các chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện tốt hoạt động chiêu thị .
7.1.3. Giải pháp về tài chính – kế toán
- Hiện tại nguồn vốn đa phần là vốn tự có của doanh nghiệp. Đây là thế mạnh của doanh nghiệp cần phải phát huy. Tình hình lãi suất vay của các ngân hàng đang biến động mạnh, thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Điều này sẽ là nguy cơ doanh nghiệp gánh chịu khoản nợ cao từ phía ngân hàng. Do vậy, để phát triển mở rộng kinh doanh ngoài nguồn vốn tự có, doanh nghiệp còn phải tranh thủ mối quan hệ với ngân hàng, tổ chức tín dụng,…Việc này còn giúp doanh nghiệp chủ động nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu mở rộng sản xuất, mua công nghệ,…mỗi khi cần. Như thế sẽ tránh tình trạng quá thụ động về nguồn vốn bên ngoài.
- Có chính sách hỗ trợ tín dụng cho các nhà phân phối: cho hưởng chiết khấu, thanh toán chậm theo hợp đồng, thu hồi vốn chậm trong trường hợp nhà phân phối gặp khó khăn về tài chính.
- Thực hiện chính sách mua trả chậm đối với một số nhà cung cấp nhằm duy trì nguồn vốn thanh toán.
7.1.4. Giải pháp về nhân sự
- Nâng cao trình độ và tay nghề cho nguồn nhân lực. Ưu tiên tuyển nhân viên cho các bộ phận như: Marketing, quản trị, công nghệ thông tin…Cần chú ý đào tạo tay nghề cho các công nhân thật kỹ nhằm đảm bảo an toàn về lao động.
- Có kế hoạch đào tạo nhân viên trong việc nắm bắt các cơ hội khi thị trường có nhu cầu, tránh tình trạng đi sau đối thủ trong việc khai phá một thị trường mới.
- Cần có chính sách lương bổng, đãi ngộ thích hợp nhằm giữ chân nhân viên tài năng và thu hút những nhân viên giỏi từ bên ngoài.
- Kích thích và tạo ra môi trường làm việc hăng say, hòa đồng và đoàn kết. Giúp các nhân viên luôn thoải mái và vui vẻ, như thế mới tạo lợi ích trong hiệu quả công việc và góp phần xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp.
7.1.5. Giải pháp về sản xuất
Hiện tại DNTN Đang sản xuất chủ yếu bằng thủ công, chỉ có một kho đông lạnh với sức chứa 15 tấn. Như vậy, với nhu cầu thị trường tăng cao thì kho đông lạnh này không đủ sức chứa. Do đó, để thâm nhập tốt thị trường xuất khẩu DNTN Đang cần có giải pháp về sản xuất như sau:
- Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thêm hai kho đông lạnh với sức chứa là 15 tấn trên một kho. Khi tăng sức chứa cho kho đông lạnh sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ lượng thành phẩm lớn hơn.
- Đầu tư lắp ráp công nghệ đóng gói, bao bì sản phẩm để giúp sản phẩm có được nguồn gốc xuất xứ nhằm tăng giá trị sản phẩm như thế có thể cạnh tranh tốt với các đối thủ.
- Cần quan tâm chú ý đến sự thay đổi của công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị để tiết kiệm được chi phí nhằm giảm được giá bán. Bên cạnh đó cũng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tránh được nguy cơ lạc hậu về công nghệ.
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường sản phẩm từ cá sấu, từ đó doanh nghiệp sẽ dự báo được nhu cầu thị trường và tranh thủ số lượng xuất khẩu.
- Xây dựng nhà hàng chế biến các món ăn từ thịt cá sấu để phát triển tiêu thụ nội địa và góp phần phát triển du lịch.
- Xây dựng hệ thống thông tin trong thị trường nội địa để có thể nắm bắt công nghệ tư các đối thủ.
- Tổ chức mua công nghệ bảo quản da với sức chứa lớn hơn.
- Dự trữ nguồn vốn nhất định để mua lại cá sấu của các trại chăn nuôi nhỏ khác ở trong nước.
- Mở rộng diện tích chăn nuôi, xây dựng kế hoạch duy trì và phát triển đàn cá sấu bố mẹ để có quota xuất khẩu lớn hơn trong những năm tới. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tập trung nhiều cá sấu vào khu du lịch sinh thái để khai thác tối đa tiềm năng du lịch cá sấu trong tương lai.
7.1.6. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái
- Doanh nghiệp tiến hành hoạch định địa điểm chọn vị trí thực hiện dự án. Để thực hiện điều này doanh nghiệp có thể thuê chuyên gia tư vấn và thiết kế mô hình xây dựng.
- Doanh nghiệp tập trung ngồn lực về vốn khoảng 26 tỷ đồng để nhanh chóng khởi công xây dựng và đi vào hoạt động.
- DNTN Đang cần liên kết với Sở du lịch An Giang tổ chức liên kết phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch như: đào tạo hướng dẫn viên du lịch, mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch,…Điều này, sẽ làm cho dịch vụ du lịch trở nên cao cấp hơn.
- Tổ chức liên kết các tour du lịch Đồng Bằng sông Cửu Long để tạo nên một quy trình du lịch khép kín. Đồng thời liên kết với các công ty du lịch TP HCM để đưa điểm du lịch sinh thái này vào chương trình chính của các chuyến tham quan. DNTN Đang có thể liên kết chặt chẽ với các công ty du lịch như: Sài Gòn tourist, Sinh Café, Thiên Niên Kỷ, công ty du lịch Ban Mai, công ty du lịch Lữ Hành, Sở du lịch An Giang, Sở du lịch Cần Thơ, Công ty Exotissimo,… Thông tin từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu các hướng dẫn viên du lịch đến doanh nghiệp.
Thực hiện tốt điều này, doanh nghiệp sẽ có được lượng du khách ổn định hàng năm.
- Hiện tại, doanh nghiệp chưa có hệ thống thanh toán qua thẻ và chưa liên kết với ngân hàng tại TP Long Xuyên để lắp đặt quầy rút tiền tự động. Đây là điểm yếu mà doanh nghiệp chưa thực hiện được. Qua quá trình tiếp cận với các hướng dẫn viên du lịch và du khách đến doanh nghiệp trong thời gian gần đây, nhận thấy nhu cầu thanh toán bằng hình thức này rất cao. Do đó, để khắc phục điều này và phù hợp với xu hướng chung của thời đại, DNTN Đang cần liên kết với một vài ngân hàng lớn như Đông Á, Vietcombank để lắp đặt hệ thống quầy rút tiền tự động và máy thanh toán qua thẻ, tạo thuận lợi trong khâu thanh toán với khách hàng và góp phần làm cho dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp ngày một cao cấp hơn.
7.2. Ước lượng tài chính cho các chiến lược được chọn
Trong số ba chiến lược DNTN Đang được chọn, chỉ có 2 chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là: chiến lược phát triển du lịch sinh thái và chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu, chiến lược còn lại là chiến lược liên kết - chiến lược cấp chức năng, nó nhằm giải quyết các yếu tố đầu vào cho DNTN Đang. Do đó, việc ước lượng tài chính chủ yếu cho 2 chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, ngân sách thực hiện cụ thể như sau:
7.2 1. Chiến lược phát triển du lịch sinh thái
Tổng quan dự án đầu tư:
Tên dự án: Khu du lịch sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Bằng Lăng.
Địa điểm: Tại ấp Thới Thuận, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP. Cần Thơ.
Quy mô đầu tư: 42 ha.
Hình thức đầu tư: Đầu tư mở rộng Vườn Cò Bằng Lăng và xây mới khu bảo tồn Cá Sấu nước ngọt. Đầu tư 100% vốn theo quy hoạch của nhà nước, đồng thời hợp tác với công ty du lịch Cần Thơ về khai thác khách đến tham quan và theo sự hướng dẫn chuyên ngành của Sở Du Lịch.
Mục tiêu đầu tư: Xây dựng điểm tham quan, du lịch và các dịch vụ du lịch cho du khách trong nước và quốc tế.
Tổng mức đầu tư: 26 tỷ Việt Nam Đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng trong 03 năm đầu.
Bố trí mặt bằng:
Bảng 7.1. Bố trí mặt bằng
STT
Khu vực đầu tư
ĐVT
Diện tích
1
Khu vườn cò
ha
10
2
Khu cá sấu
ha
10
3
Đường nội bộ vào khu du lịch và khu vực dịch vụ.
ha
20
Tổng
ha
40
Hoạch định nguồn vốn:
Lãi suất cho vay VND của ngân hàng thương mại hiện phổ biến ở mức: Khối ngân hàng quốc doanh lãi suất cho vay loại ngắn hạn từ 12,82% - 16,8%/năm, trung và dài hạn là 13,8% - 18%/năm; khối cổ phần đã điều chỉnh lãi suất sát với mức 18%/năm. Minh Đức. 24/05/2008. “Sẽ đưa phí cho vay của ngân hàng vào khuôn khổ”. Đọc từ:
Dự kiến nguồn vốn đầu tư cho dự án bao gồm: 50% vốn tự có và 50% vốn vay từ ngân hàng với lãi suất 18%/năm. Thời gian vay 10 năm. Các khoản chi phí đầu tư ban đầu như sau:
Đầu tư xây dựng: 22 tỷ đồng; và được khấu hao 20 năm;
Chi phí mua thêm đất: 2 tỷ đồng;
Chi phí khác: 1 tỷ đồng;
Dự phòng: 1 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động hàng năm: khoảng 5 tỷ đồng.
Hiệu quả đầu tư:
Hiệu quả về mặt kinh tế Ước tính doanh thu dựa trên “Dự án đầu tư công trình khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng - Cồn Phó Quế 2006 -2010”.
: Quy mô phục vụ: 1.600 lượt người/ngày. Do quy mô của dự án này gần tương đồng với dự án đầu tư công trình khu du lịch sinh thái Mỹ Hòa Hưng - Cồn Phó Quế. Vì thế, dựa vào dự án này làm cơ sở để ước lượng doanh thu và chi phí hoạt động hàng năm cho dự án “khu du lịch sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Bằng Lăng”.
Bảng 7.2. Ước lượng hiệu quả dự án
STT
Tiêu chí
ĐVT
Kết quả
1
Doanh thu hàng năm
Ngàn đồng
12,520,000
2
Chi phí hoạt động hàng năm
Ngàn đồng
5,000,000
3
Lợi nhuận
Ngàn đồng
7,520,000
4
Khấu hao
Ngàn đồng
1,100,000
5
Thời gian hoàn vốn
Năm
3.02
6
NPV
Đồng
27,298,363
7
IRR
%
56%
Kết luận: Với tổng số vốn đầu tư ban đầu 26 tỷ đồng là nằm trong khả năng của DNTN Đang. Tuy ban đầu bỏ chi phí đầu tư cao, nhưng dự án này có chiều sâu và tồn tại dài hạn. Doanh thu dự kiến trên 12 tỷ mỗi năm với công suất 95% là con số lý tưởng cho mọi chủ đầu tư. Ngoài ra, chỉ số NPV > 0 và IRR > 18% (lãi suất vay của ngân hàng). Thời gian hoàn vốn khoảng 3 năm 7 ngày. Do đó, chiến lược phát triển du lịch sinh thái là rất khả quan. Doanh nghiệp nên tập trung đầu tư sớm để thu về nguồn lợi nhuận mong muốn và có thể đón đầu những dòng khách quốc tế lớn đến Việt Nam trong vài năm tới.
Hiệu quả về mặt xã hội: Khu du lịch sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Bằng Lăng đi vào hoạt động sẽ là khu giải trí lý tưởng cho người dân địa phương, cho du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra nó còn giải quyết một số lượng lớn lao động ở địa phương.
7.6.2. Chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu
Bảng 7.3. Ngân sách cho chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn.
STT
Tiêu chí đầu tư
ĐVT
Nguồn vốn
đầu tư
1
Chi phí quảng cáo
Triệu đồng
50
2
Thuê gia công sản phẩm
Triệu đồng
70
3
Công nghệ bảo quản da
Triệu đồng
100
4
Thuê chuyên gia
Triệu đồng
100
5
Xây dựng hệ thống thông tin
Triệu đồng
50
Tổng
Triệu đồng
370
Trong đó: đầu tư công nghệ bảo quản da 1 lần vào tháng 09/2008 và khấu hao trong vòng 5 năm. Các tiêu chí còn lại được đầu tư hàng năm. Với mức vốn đầu tư tương đối hợp lý như trên, kết hợp với việc duy trì thị trường hiện tại, từ đó doanh thu mang về hàng năm cho doanh nghiệp cao hơn con số hiện tại là trên 50 tỷ đồng.
CHƯƠNG 8
KẾT LUẬN
8.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu, đề tài này đã tổng hợp những thông tin cần thiết cơ bản cho quá trình hoạch định chiến lược. Nhận thấy chiến lược kinh doanh của DNTN Đang trong giai đoạn hiện tại cũng phù hợp nhưng phát triển chưa mạnh. Điều này cho thấy doanh nghiệp còn tiềm năng phát triển mạnh về sau.
Đề tài này vận dụng những kiến thức về quản trị để phân tích môi trường nội bộ, tác nghiệp, vĩ mô. Đặc biệt tác giả có sử dụng dây chuyền giá trị trong phân tích nội bộ để làm rõ điểm mạnh và điểm yếu của DNTN Đang, góp phần tạo nên giá trị gia tăng cho khách hàng. Đồng thời qua phân tích môi trường vĩ mô và tác nghiệp để doanh nghiệp nhận ra cơ hội và nguy cơ cho mình. Tổng hợp các yếu tố này làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh cho DNTN Đang giai đoạn 2008 – 2014. các chiến lược được lựa chọn cuối cùng bao gồm: chiến lược phát triển du lịch sinh thái, chiến lược xâm nhập thị trường xuất khẩu và chiến lược liên kết. Cụ thể:
Chiến lược liên kết: cần ưu tiên thực hiện trước để đảm bảo các đơn đặt hàng lớn của khách hàng. Tạo nguồn cung ứng hợp lý cho các chiến lược khác.
Chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu: cần đặc biệt quan tâm đến các thị trường trọng điểm đầy tiềm năng như: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Singapore và Ý. Nhất là thị trường khó tính Ý – như đã khẳng định ở chương phân tích khách hàng. Tuy nhiên, với việc tận dụng các công nghệ tiên tiến làm gia tăng chất lượng da và thông qua chương trình đào tạo kỹ năng xúc tiến bán hàng sẽ là hướng đi tốt đẹp trong tương lai.
Chiến lược phát triển du lịch sinh thái: Đây là chiến lược đặt lên hàng đầu của doanh nghiệp trong giai đoạn tới. Bởi, thực hiện thành công chiến lược này nó sẽ giải quyết được phần lớn các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, trong khi các chiến lược trên chưa giải quyết được. Khu du lịch này ra đời, nó giải quyết được mục tiêu xây dựng showroom bán các sản phẩm da cá sấu, nhà hàng chế biến các món ăn từ thịt cá sấu,…Đây cũng là mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế nước nhà trong giai đoạn tới.
8.2. Hạn chế
Hạn chế của đề tài là chưa đi sâu phân tích đối thủ cạnh tranh vì thiếu thông tin chính xác về họ. Tác giả chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung các điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ. Ngoài ra, đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp kinh doanh cá sấu của Việt Nam nói chung và DNTN Đang nói riêng là Thái Lan, Campuchia. Đối thủ mạnh nhất là Thái Lan. Tuy nhiên, đề tài này chưa phân tích đối thủ mạnh này, do một vài yếu tố khách quan là việc nghiên cứu phải mất nhiều thời gian và kinh phí trong khi điều kiện bản thân chưa đáp ứng đủ. Vì thế, nếu có cơ hội nghiên cứu tiếp, tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu cạnh tranh trên tầm quốc tế. Đó là mục tiêu lớn của ngành kinh doanh cá sâu trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc đánh giá các yếu tố trong các ma trận còn mang tính chủ quan, việc đánh giá này phần lớn qua thông tin từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu và chính bản thân tác giả. Do đó, việc đề ra các chiến lược có thể mang tính chủ quan. Ở phần hoạch định ngân sách cũng chưa mang tính cụ thể cao.
Tóm lại, tuy có những mặt hạn chế của đề tài nhưng nhìn chung vẫn đưa ra được các chiến lược phù hợp với mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp, đồng thời cũng là xu hướng chung của ngành và của thời đại. Thời kỳ phát triển của công nghệ và du lịch.
8.3. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo
Các vấn đề cần nghiên cứu tiếp trong đề tài là: tìm hiểu sâu về đối thủ cạnh tranh, các yếu tố đánh giá phải qua ý kiến của nhiều chuyên gia. Thực hiện được điều này, sẽ tạo cho đề tài nghiên cứu được đánh giá khách quan hơn. Hơn nữa, để thấy được tính khả thi của các chiến lược cần đi sâu tìm hiểu và phân tích hiệu quả của các chiến lược thông qua một vài công cụ nhất định. Đồng thời đề ra cách thực hiện các giải pháp một cách cụ thể hơn.
PHỤ LỤC
&
PHỤ LỤC 1
TÓM TẮT BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DNTN ĐANG 2006 -2007
STT
Tiêu chí
Năm
2006
2007
1
Tài sản ngắn hạn
44,615,757,500
53,995,194,380
2
Tài sản cố định
755,350,000
755,350,000
3
Hàng tồn kho
42,701,000,000
38,834,980,000
4
Hàng tồn kho bình quân
27,233,000,000
40,767,990,000
5
Giá vốn bán hàng
33,128,715,433
44,398,920,000
6
Nợ ngắn hạn
10,020,000,000
10,000,000,000
7
Nợ phải trả
10,020,000,000
14,550,000,000
8
Nguồn vốn kinh doanh
34,303,866,500
34,303,866,500
9
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
35,351,107,500
54,146,130,000
10
Lợi nhuận sau thuế
1,534,925,400
4,849,436,880
11
Nguồn vốn chủ sở hữu
35,351,107,500
40,200,544,380
12
Tổng tài sản
45,371,107,500
54,750,544,380
PHỤ LỤC 2
BÁO CÁO NĂNG LỰC SẢN XUẤT CỦA DNTN ĐANG
STT
Chỉ tiêu
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
1
Tổng đàn cá sấu
17,677
20,981
25,419
30,884
35,000
2
Chỉ tiêu xuất khẩu
12,640
14,005
13,737
20,640
21,938
3
Điều kiện kẹp thẻ
2,000
4,000
5,000
8,000
12,000
4
Xuất khẩu
553
1,984
2,366
5,350
5
Tiêu thụ nội địa
3,582
4,241
6,830
12,050
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH KHÁCH HÀNG CỦA DNTN ĐANG
KHÁCH HÀNG TRONG NƯỚC
1
Công ty Quang PhátĐ/C: Xã Hải Hòa, Móng Cái, Quảng Ninh
2
DNTN Nguyễn Huy HoàngĐ/C: Thôn Quân Thiềng, xã Dồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng
3
Công ty TNHH xuất nhập khẩu N.D.TĐ/C: 2C Lam Sơn, F2, Tân Bình, TP. HCM
4
HANUL LINE VIET NAM CO., LTDĐ/C: Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai.
KHÁCH HÀNG QUỐC TẾ
1
DAE IL LEATHER CO., LTDĐ/C: 1086 - 1, Janglim-Dong, Saha-Ku, Busan, Korea
2
KUM KANG CO., LTDĐ/C: 1085- 1, Janglim-Dong, Saha-Gu, Busan, Korea
3
SHINHYUN O & H CO.,LTDĐ/C: 6FL Daeshin life, Insurance BLDG, 395-68 Shindaebang Dongjag-Gu, Seoul, Korea.
4
HAN TRADING AND CO., LTDĐ/C: 2-12-23-102 Kyonancho, Musashino Shi, Tokyo, 180-00023 Japan
5
NARITA CO., LTDĐ/C: 10-36 Chome Higashi, Ueno, Taito-Ku, Tokyo, 111-0015 Japan
6
INOUE & CO., LTDĐ/C: No 5-1, 2 Chome Kaminamon, Taito-Ku, Tokyo, 111-0034 Japan
7
CHEKHONG LEATHER CO.PTE, LTDĐ/C: No 2 Changi South Street - 1 Singapore
8
THAI ANIMAL SKIN & HIDE INDUSTRIAL CO., LTDĐ/C: 477-477/1 Moo 6, Shkhumvit Km34, Bangpoomai, Amuang, Samutprakarn, 10280 Thailand
PHỤ LỤC 4
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
ĐỐI VỚI VIỆC NUÔI, TIÊU THỤ CÁ SẤU
Quy định về gây nuôi
Tại Điều 6 - Khoản 4 - Nghị định 11; quy định: Trại nuôi sinh sản hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật được quy định trong Phụ lục I của Công ước Cites phải đăng ký với Cơ quan thẩm quyền Cites Việt Nam (Cục Kiểm lâm, Số 2, Ngọc Hà, Hà Nội) - Thông qua Chi cục Kiểm lâm địa phương kiểm tra xác nhận).
Hồ sơ đăng ký trại gây nuôi sinh sản gồm:
Tên, địa chỉ trại nuôi, chủ trại hoặc người quản lý trại;
Ngày thành lập trại;
Loài động vật hoang dã nuôi sinh sản;
Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của những con đực và con cái trong đàn giống nuôi sinh sản;
Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước Cites và luật pháp quốc gia;
Tài liệu chứng minh các loài đó đã sinh sản được thế hệ 2 (F2) tại trại và miêu tả phương pháp đang được áp dụng;
Nếu trại mới sản xuất được thế hệ 1 (F1) thì cung cấp tài liệu chứng minh trại được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà một trại khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ 2 (F2);
Sản lượng sản xuất hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến cho các năm tới;
Loại sản phẩm xuất khẩu: Động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác;
Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, gắn chíp điện tử, cắt tai hay vảy) nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu;
Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: Diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, mức độ an toàn và vệ sinh môi trường, cách cập nhật lưu trữ thông tin;
Các trại nuôi sinh sản các loài không phân bố ở Việt Nam thì phải trình bằng chứng nguồn gốc giống nhập khẩu theo đúng quy định của Công ước Cites và luật pháp của quốc gia đó.
Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam khi nhập khẩu phải trình được chứng từ kiểm dịch, không mang dịch bệnh hoặc không gây hại đến các hoạt động kinh tế khác của quốc gia;
3. Quy định về mua bán, vận chuyển
a. Đối với Cá sấu và sản phẩm của chúng do gây nuôi: (Quy định tại Điều 12, Quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005)
Đối với tổ chức cần có:
Hóa đơn bán hàng theo quy định của bộ Tài chính. Nếu vận chuyển nội bộ thì phải có phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ.
Bảng kê động vật hoặc bảng kê sản phẩm do tổ chức lập.
Xác nhận của Chi cục Kiểm lâm sở tại (Biên bản kiểm tra theo mẫu chung cả nước).
Giấy phép vận chuyển đặc biệt (theo mẫu thống nhất cả nước).
Đối với cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân cần có:
Bảng kê động vật hoặc bảng kê sản phẩm do cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân lập.
Xác nhận của Chi cục Kiểm lâm sở tại.
Giấy phép vận chuyển đặc biệt (theo mẫu thống nhất cả nước).
b. Đối với cá sấu và sản phẩm của chúng do nhập khẩu, quá cảnh
(Quy định tại Điều 13, Quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005).
Tờ khai Hải quan nhập khẩu hàng hóa.
Bảng kê động vật hoặc bảng kê sản phẩm do nước xuất khẩu lập trong đó ghi tên khoa học của động vật rừng bằng tiếng La tinh.
Đối với động vật rừng và sản phẩm của chúng nhập khẩu thuộc danh mục của Công ước Cites, thì ngoài thủ tục trên còn phải có giấp phép hoặc giấy chứng chỉ Cites theo quy định hiện hành.
Trường hợp tổ chức, cá nhân mua lại động vật rừng từ tổ chức, cá nhân nhập khẩu trực tiếp thì phải có:
Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.
Bảng kê động vật hoặc bảng kê sản phẩm do người bán lập.
Xác nhận của Chi cục Kiểm lâm sở tại.
4. Quy định về xác nhận tiêu thụ quốc tế
Thủ tục cấp phép xuất khẩu (trích Điều 19 NĐ 11/CP)
a. Hồ sơ yêu cầu cấp phép bao gồm
Đơn yêu cầu cấp phép gửi cơ quan thẩm quyền Cites Việt Nam theo mẫu thống nhất.
Các giấy tờ hợp lệ của lô hàng theo quy định tại Điều 18 Nghị định này, chủ lô hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các giấy tờ đó.
b. Tổ chức cá nhân được cấp phép phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
c. Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức cá nhân yêu cầu cấp phép, cơ quan thẩm quyền Cites Việt Nam thực hiện việc cấp giấy phép; trong trường hợp từ chối phải gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do cho tổ chức cá nhân gửi đơn yêu cầu cấp phép.
PHỤ LỤC 5
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA DNTN ĐANG
Cá sấu
nguyên con
Phòng mổ
Giết cá sấu
Rửa
Mổ xẻ
Lấy da
Làm sạch da
Ngâm trong
dung dịch
Phân loại
Sắp xếp vào
kho Đông lạnh
Bảo quản
Lấy thịt, lòng, vi, dụm, tim ,đầu.
Phân loại
Thịt có xương
Thịt không xương
(Fillet)
Tịnh vào bao nylon
Tủ đông lạnh
Bảo quản
Thuộc da
Phụ lục 6
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VIỆT NAM Nguồn: WB - GSO,SBV,IMF.
Chỉ tiêu
2006
2007
2008E
2009E
Tăng trưởng GDP (%)
8.2
8.5
8
8.5
Chỉ số sản xuất công nghiệp (%)
17
17.1
16.8
17.2
Tỷ lệ thất nghiệp (% khu vực thành phố)
4.8
4.6
4.5
4.5
Chỉ số giá tiêu dùng (%)
7.5
12.6
12.6
9
Cán cân thương mại (tỷ USD)
-5.1
-14.2
-16
-17.6
Xuất khẩu (tỷ USD)
39.8
48.5
59.2
72.3
Nhập khẩu (tỷ USD)
44.9
62.7
75.2
89.9
Nợ nước ngoài (tỷ USD)
19.2
22.4
24.8
26.8
% tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP
31.5
31.6
30.5
30.2
Dự trữ, bao gồm vàng (tỷ USD)
11.5
21.6
22.1
22.7
Tăng trưởng tín dụng (%)
25.4
53.9
30
30
Lãi suất ngắn hạn (%-3 tháng)
7.9
8.9
9
8.5
Ghi chú: E là ước tính
Phụ lục 7
BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM VÀ MỸ
GIAI ĐOẠN 2001 - 2007 Nguồn: Tính toán trên số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam và Thống kê Tài chính quốc tế của IMF. Số liệu 2007 là số liệu của tháng 8.
Tiêu chí
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Chỉ số giá của Mỹ(%)
100
100
102.3
105
108.6
112.1
116.2
Chỉ số giá của Việt Nam (%)
100
100
103.1
111.2
120.4
128.3
139.3
Tỷ giá USD/VND
14,725
15,280
15,510
15,740
15,859
15,994
16,241
Biến động tỷ giá danh nghĩahàng năm so với năm 2001
1
1.038
1.053
1.069
1.077
1.086
1.103
Chỉ số tỷ giá thực so với
năm 2001
1
1.037
1.045
1.01
0.972
0.949
0.92
Tỷ giá thực
14,725
15,280
15,510
15,740
15,859
15,994
16,241
Phụ lục 8
DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU
Xin chào anh/chị...
Tôi tên là Đoàn Minh Tính, sinh viên khoa kinh tế trường Đại Học An Giang. Hiện nay tôi đang tiến hành thực hiện một nghiên cứu với đề tài « Xây dựng chiến lược kinh doanh cho DNTN Đang trong giai đoạn 2008 -2014 ». Vì thế, nội dung của buổi trò chuyện hôm nay sẽ rất quý giá đối với tôi và đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại doanh nghiệp. Do vậy, tôi rất mong được sự cộng tác chân tình của các anh/ chị.
Xin anh/ chị vui lòng cho biết, hiện tại anh/ chị đang là hướng dẫn viên của công ty du lịch nào ?
Hiện tại công ty của anh/ chị đang thực hiện các tour du lịch nào ở miền Tây ? Những địa điểm chính nào mà anh/ chị thường đến ?
Anh/ chị vui lòng cho biết tại sao công ty chọn những nơi đó làm điểm dừng chân cho du khách ? Những nơi đó có nét gì đặc trưng ?
Loại hình du lịch của những nơi này theo anh/ chị có gì khác biệt nhau ? Tính truyền thống, tính mới lạ, cảnh quan đẹp, hay vấn đề gì khác nữa ?
Theo anh/ chị giá vé của những nơi đó có phù hợp hay không ?
Theo anh/ chị điều gì khách hàng quan tâm nhất khi đến một địa điểm du lịch ? Giá cả hàng hoá, dịch vụ hay sự khám phá ?
So với những điểm dừng chân trong mỗi tour du lịch thì anh/chị đánh giá chất lượng phục vụ nơi đây như thế nào ?
Anh/ Chị vui lòng cho biết vào thời điểm nào (Từ tháng 01 đến tháng 12) thì khách du lịch đến Việt Nam đông nhất ? Ít nhất ? Đối tượng khách hàng thường gặp vào những thời điểm này ?
Theo anh/ chị để tour du lịch thú vị và hoàn hảo hơn thì cần phải có những dịch vụ nào khác đi kèm ?
Cuộc trao đổi của chúng ta xin được dừng ở đây, xin chân thành cảm ơn anh/ chị đã giành thời gian để giúp tôi nghiên cứu đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&
DNTN Đang, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 - 2006. AG
DNTN Đang, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 - 2007. AG
DNTN Đang, Kế hoạch sản xuất và kinh doanh năm 2007. AG.
DNTN Đang, Kế hoạch sản xuất và kinh doanh năm 2008. AG
ThS. Huỳnh Phú Thịnh. Giáo trình chiến lược kinh doanh. Trường ĐHAG.
PGS. TS. Trần Ngọc Thơ. 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Thống kê.
Philip Kotler, 1999. Những nguyên lý tiếp thị - NXB thống kê.
Michael E. Porter. Competitive advantage. New York: Free Press. 1985.
Christine Hope, 2001; Alan Muhleman, 2001. Doanh nghiệp dịch vụ. NXB Thống kê.
Garry D, Smith. Danny R.,Arnold và Bobby G, Bizzell. Người dịch: Bùi Văn Đông (2003). Chiến lược và sách lược kinh doanh. Hà Nội. NXB Thống kê.
Trần Quang Trí. 2002. Hoạch định chiến lược công ty TNHH MMC giai đoạn 2002 – 2007. Luận văn thạc sĩ. TP HCM
Phạm Thị Nguyên Phương. 2003. Hoạch định chiến lược marketing gạo cho công ty Angimex. Luận văn cử nhân kinh tế. Trường đại học An Giang.
Dương Thị Bảo Trân. 2006. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của công ty Angimex giai đoạn 2006 – 2010. Luận văn cử nhân kinh tế. Trường đại học An Giang.
Lý Cao Bằng. 2006. Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty QVD Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2010. Luận văn cử nhân kinh tế. Trường đại học An Giang.
Nguyễn Long. 2006. Xây dựng chiến lược phát triển cho cơ sở sản xuất gạch Thành Long giai đoạn 2006 – 2010. Luận văn cử nhân kinh tế. Trường đại học An Giang.
Trần Thị Cẩm Loan. 2008. “Đánh giá mức độ hài lòng về chính sách lương bổng & khen thưởng của nhân viên DNTN Đang - Trại cá sấu Long Xuyên”. Chuyên đề kết thúc môn học Quản Trị Nhân Sự. Lớp DH5KN. Khoa KT – QTKD. Trường đại học An Giang.
Thông tin đăng trên các trang web sau:
Sở Nông nghiệp An Giang: www.sonongnghiep.gov.vn
Báo Thanh Niên: www.thanhnien.com.vn
Báo Thị trường: www.thitruong.vnn.vn
Website công ty cá sấu Lâm Nghiệp Sài Gòn:
Báo Tuổi Trẻ: www.tuoitre.com.vn
HCM city web:
Bộ văn hóa, thể thao và du lịch:
Tài chính Việt Nam:
Cục Kiểm lâm:
Tư vấn nông nghiệp:
Tin tức kinh tế thị trường:
Website An Giang:
Hỗ trợ tìm thông tin ở An Giang:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay dung chien luocddoanh.doc