Kết luận
- Nghiên cứu đã điều tra, thu thập xác định và
phân loại các điểm du lịch tự nhiên sinh thái,
lễ hội và nét đặc sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh
Lào Cai.
- Đã xây dựng được CSDL nền bao gồm tất
cả các thông tin về cơ sở hạ tầng, giao thông,
sông suối,
- Đã biên tập hoàn thiện được CSDL tổng hợp
tiềm năng du lịch tỉnh Lào Cai (bao gồm tất
cả các điểm du lịch được xây dựng dữ liệu
không gian và thuộc tính).
- Đưa ra một số ứng dụng của CSDL du lịch
đối với nhà quản lý (như thêm đối tượng, chỉnh
sửa đối tượng, thông tin, xóa, điều khiển các
lớp thông tin, thuộc tính, giúp có kế hoạch,
định hướng và xây dựng phát triển các tuyến,
khu du lịch cho địa bàn) và đối với người sử
dụng (như tìm kiếm, hiển thị thông tin iểm du
lịch và thông tin liên quan, hỗ trợ du khách lên
kế hoạch, lịch trình thăm quan du lịch)
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du lịch tỉnh Lào Cai bằng công nghệ GIS và viễn thám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171
e-ISSN: 2615-9562
TNU Journal of Science and Technology 225(07): 14 - 20
14 Email: jst@tnu.edu.vn
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU TỔNG HỢP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH LÀO CAI BẰNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ VIỄN THÁM
Nguyễn Thị Lan Phương*, Đỗ Văn Hải,
Hoàng Văn Hùng, Trần Phạm Văn Cương
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
TÓM TẮT
Cùng với sự phát triển chung của ngành Du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam đang có những
bước phát triển mạnh, đóng góp ngày càng lớn hơn cho nền kinh tế. Đưa ứng dụng công nghệ
thông tin địa lý trong ngành dịch vụ Du lịch đã được các nước thế giới thực hiện từ sớm. Lào Cai
là tỉnh với nhiều thế mạnh trong đó tiềm năng phát triển du lịch là rất lớn, trong những năm gần
đây đóng góp du lịch đã đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu đã thu thập xác định
và phân loại các điểm du lịch tự nhiên sinh thái, lễ hội và nét đặc sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào
Cai. Từ đó biên tập hoàn thiện được cơ sở dữ liệu (CSDL) tổng hợp tiềm năng du lịch tỉnh Lào Cai
(bao gồm tất cả các điểm du lịch được xây dựng dữ liệu không gian và thuộc tính). CSDL được
hướng tới ứng dụng cho nhà quản lý và đối với người sử dụng.
Từ khóa: Du lịch; cơ sở dữ liệu; GIS; RS; Lào Cai.
Ngày nhận bài: 27/11/2019; Ngày hoàn thiện: 12/05/2020; Ngày đăng: 12/05/2020
BUILDING A GENERAL DATA BASE FOR TOURISM DEVELOPMENT
IN LAO CAI PROVINCE BY GIS AND REMOTE SENSING
Nguyen Thi Lan Phuong
*
, Do Van Hai,
Hoang Van Hung, Tran Pham Van Cuong
Thai Nguyen University - Lao Cai Campus
ABSTRACT
Together with the development of the World tourism industry, Vietnam's tourism industry has
been thriving, contributing increasingly to the economy. Bringing the application of geographic
information technology in the tourism services industry has been taken from the world soon. Lao
Cai is a province with many strengths in which the potential for tourism development is very large,
in recent years the tourism contribution has brought large revenues to Lao Cai province. Research
"to build a general database for tourism development in Lao Cai Province by GIS and remote
sensing. Have gathered and categorized the natural ecological tourist attractions, festivals and
cultural features in the province of Lao Cai. From there, the perfect editor is the potential general
database of Lao Cai Province tourism (including all tourist sites that are built in spatial data and
attributes). DATABASE is directed to the application for managers and for users.
Keywords: Travel; database; GIS; RS; Lao Cai.
Received: 27/11/2019; Revised: 12/05/2020; Published: 12/05/2020
* Corresponding author. Email: phuongntl@tnu.edu.vn
Nguyễn Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 14 - 20
Email: jst@tnu.edu.vn 15
1. Mở đầu
Hoạt động du lịch – dịch vụ là hướng đi tích
cực của nhiều nước trên thế giới, các nước
trong khu vực như: Thái Lan, Singapore,
Malaysia v.v. đã rất thành công, ngành công
nghiệp không khói này đã đem lại một nguồn
thu lớn cho ngân sách quốc gia [1]. Cùng với
sự phát triển chung của ngành Du lịch thế
giới, ngành Du lịch Việt Nam đang có những
bước phát triển mạnh, đóng góp ngày càng
lớn hơn cho nền kinh tế [2], [3].
Thu nhập xã hội từ du lịch đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân hằng năm trên 20%. Tỷ lệ
đóng góp của ngành du lịch vào tổng GDP của
cả nước tăng lên một cách nhanh chóng qua
các năm (năm 1994 ngành du lịch chỉ đóng
góp 1,76% vào tổng GDP của cả nước, năm
2017 lên gần 515 nghìn tỷ đồng, tương đương
23 tỷ USD, đóng góp 7% vào GDP của đất
nước). Phát triển du lịch góp phần thay đổi
diện mạo đô thị và nông thôn, tạo thêm việc
làm cho các tầng lớp dân cư trong xã hội [4].
Lào Cai được coi là một trong các tỉnh có sự
phát triển rất mạnh về du lịch, là một điểm
đến ưa thích của khách du lịch trong nước và
quốc tế. Thế mạnh của tỉnh trong du lịch là
khai thác sự đa dạng của tài nguyên du lịch tự
nhiên với các điểm du lịch nổi tiếng như Sa
Pa, Bắc Hà, Bát Xát v.v... và các yếu tố giàu
bản sắc văn hoá của các dân tộc miền núi như
Mông, Dao, Xa Phó.v.v... Năm 2016, Lào Cai
đón trên 2,7 triệu lượt khách trong đó có hơn
750.000 lượt khách quốc tế (tăng 32,5% so
với năm 2015), tổng thu du lịch đạt hơn 6.400
tỷ đồng (tăng 37% so với năm 2015). Năm
2017, tổng lượng khách tới Lào Cai đến hết
tháng 11 đạt 3,5 triệu lượt, tăng 26,5% so với
cùng kỳ năm 2016, trong đó có gần 700 nghìn
lượt du khách quốc tế. Như vậy, mục tiêu thu
hút 3,1 triệu lượt khách đến với Lào Cai trong
năm 2017 đã hoàn thành vượt mức đề ra.
Tổng doanh thu du lịch năm 2017 là hơn
9.443 tỷ đồng, tăng 47,4% so với cùng kỳ
năm 2016 [5]. Tuy vậy, để thúc đẩy tiềm năng
du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của khu vực, cần có sự đầu tư hệ thống toàn
diện gồm những công cụ tiện ích, hệ thống
dịch vụ - phục vụ văn minh.
Trong những năm gần đây công nghệ GIS
mang đến những cơ hội tuyệt vời để phát triển
các ứng dụng du lịch hiện đại sử dụng bản
đồ. Công nghệ này tích hợp các hoạt động cơ
sở dữ liệu phổ biến như truy vấn với các lợi
ích phân tích địa lý và trực quan duy nhất
được cung cấp bởi bản đồ [6]. Việc áp dụng
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong thông
tin và phát triển du lịch là rất quan trọng. Sự
cải tiến trong các công nghệ tiên tiến hỗ trợ
khách du lịch theo nhiều cách và nó làm cho
việc du lịch trở nên dễ dàng hơn nhiều. Kỹ
thuật GIS cung cấp bản đồ vị trí không gian
của các điểm du lịch khác nhau và các thông
tin liên quan đến du lịch khác [7].
Thông tin du lịch là một nội dung quan trọng
cần được quan tâm chú trọng xây dựng để
phục vụ cho quá trình đi du lịch tỉnh Lào Cai
[5]. Bài báo này trình bày kết quả xây dựng
cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ phát triển du
lịch tỉnh Lào Cai bằng công nghệ GIS và viễn
thám góp phần vào công tác quản lý và phát
triển du lịch trên địa bàn nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập số liệu
+ Các tài liệu: về điều kiện tự nhiên kinh tế -
xã hội của tỉnh; dân số, dân tộc, lễ hội, món
ăn, sản phẩm bản địa, mang đặc trưng văn
hóa dân tộc của điểm du lịch. Đề án, báo cáo
và các tài liệu về chủ trương chính sách phát
triển du lịch tỉnh Lào Cai.
+ Tiến hành khảo sát, điều tra thực địa, quan
sát, mô tả, chụp ảnh; đối tượng khảo sát là
khách du lịch và cán bộ chuyên môn tại chính
quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch.
2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Phần mềm sử dụng là: Arcgis, Excel
- Sử dụng Arcgis để xây dựng cơ sở dữ liệu
du lịch bao gồm dữ liệu thông tin và bản đồ
- Sử dụng Excel để tổng hợp các thông tin các
điểm du lịch.
Tổng hợp các thông tin, tiềm năng du lịch của
huyện vào file Excel, đặt mã kết nối “ID” cho
từng điểm du lịch. Trên ArcGIS tiến hành biên
tập bản đồ nền, thể hiện các điểm du lịch trên
bản đồ, biên tập thông tin kèm bản đồ. Kết nối
dữ liệu bản đồ với dữ liệu trong Excel.
- Dòng đầu tiên là tên trường dữ liệu, không
được viết có dấu (do phần mềm ArcGIS là
phần mềm sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh).
- Các thông tin khác nhau được thể hiện chi
tiết tại các trường dữ liệu khác nhau.
Nguyễn Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 14 - 20
Email: jst@tnu.edu.vn 16
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Khái quát chung tỉnh Lào Cai
3.1.1. Thương mại và du lịch
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng năm 2017 đạt 18.566,169 tỷ
đồng, tăng 9,82% so với năm trước (Năm
2016 tăng 8,86%).
Vận tải hành khách năm 2017 đạt 16.913
nghìn lượt khách, tăng 31,85% so với năm
trước và 757.153 nghìn lượt khách, tăng
36,68%. Vận tải hàng hóa năm 2017 đạt
8.619 nghìn tấn, tăng 9,96% so với năm trước
và 389.254 nghìn tấn, tăng 10,4%.
Năm 2017, khách du lịch đạt 1.508,914 nghìn
lượt người, tăng 12,83% so với năm trước
(tăng hơn 171,605 nghìn lượt khách). Trong
đó, khách do cơ sở lưu trú phục vụ tăng
15,47% so với năm trước; khách do cơ sở lữ
hành phục vụ giảm 20,81%.
3.1.2. Tổng hợp tài nguyên du lịch
Quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát trên
địa bàn tỉnh Lào Cai, cho thấy trên địa bàn
nghiên cứu mang cả tiềm năng tài nguyên du
lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên.
Với đặc điểm địa hình và khí hậu đặc trưng
tại Lào Cai vùng cao có độ cao trên 700 m trở
lên, độ dốc địa hình khá lớn, chủ yếu từ 150
m đến 200 m. Lào Cai có 7 kiểu và 12 loại
sinh khí hậu, phân thành 10 kiểu sinh khí hậu
và 43 khoanh vi khí hậu. Có 3 vành đai sinh
khí hậu cơ bản và 2 mùa tương đối rõ rệt.
Vùng thấp nhiệt độ trung bình từ 230C đến
29
0C, lượng mưa trung bình từ 1.400 mm đến
1.700 mm. Cùng với sự đa dạng về các dân
tộc cùng sinh sống tại đây cụ thể: Có 25 nhóm
ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận,
trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân
số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân
tộc Mông chiếm 22,21%, Tày 15,84%, Dao
14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là
các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán
Chay, Hà Nhì, La Chí,... Các dân tộc thiểu số
phân bố, cư trú trên địa bàn 9/9 huyện, thành
phố của tỉnh. Như vậy với điều kiện tự nhiên
đặc trưng kết hợp cùng sự đa dạng văn hóa
các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Lào Cai
đã tạo thành một tỉnh có nhiều tiềm năng phát
triển du lịch.
Phát huy thế mạnh của tỉnh Lào Cai, các cơ
sở du lịch luôn quan tâm thúc đẩy nhằm mở
rộng, phát triển hơn bằng cách đa dạng các
hình thức quảng bá thông tin du dịch. Do đó
trong quá trình điều tra khảo sát tiềm năng du
lịch, nhóm tác giả đã gặp phải không ít khó
khăn từ các nguồn thông tin khác nhau. Chính
vì vậy để có cơ sở cho kết quả nghiên cứu,
nhóm nghiên cứu chỉ tập trung các điểm du
lịch duy trì lượng du khách ổn định hàng
năm, những điểm du lịch mới phát sinh chưa
được công nhận sẽ không đưa vào xây dựng
cơ sở dữ liệu du lịch. Kết quả tổng hợp các
điểm du lịch chính trên địa bàn Lào Cai được
thể hiện qua bảng 1.
Bảng 1. Bảng tổng hợp tài nguyên du lịch
tại tỉnh Lào Cai
STT Huyện Số lượng điểm du lịch
1 Bát Xát 19
2 Bắc Hà 7
3 Bảo Yên 4
4 Mường Khương 5
5 SaPa 15
6 SiMaCai 3
7 Văn Bàn 4
8 TP Lào Cai 3
Tổng 60
(Nguồn: Tổng hợp thống kê)
Từ kết quả thống kê tài nguyên du lịch cho
thấy rằng:
- Tài nguyên du lịch phân bố không đồng đều
giữa các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Tập
trung chủ yếu và chiếm lượt khách chủ yếu là
huyện SaPa, Bắc Hà, Bảo Yên và Bát Xát.
- Có sự tương đồng về tiềm năng du lịch văn
hóa giữa các huyện với nhau như lễ hội Gầu
Tào người Mông của các huyện Bát Xát,
SaPa, đều có. Bên cạnh đó còn có các lễ
hội của cùng một dân tộc nhưng cũng được tổ
chức tại các huyện khác nhau.
- Bên cạnh những điểm du lịch chính thống
kê, vẫn xuất hiện các điểm du lịch trải
nghiệm, khám phá cảnh đẹp hùng vĩ, hoang
sơ từ núi rừng tự nhiên.
3.2. Xây dựng CSDL tổng hợp du lịch tỉnh
Lào Cai
3.2.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin (dữ
liệu thuộc tính) theo các trường dữ liệu chuẩn
để đưa lên hệ thống GIS
Cơ sở dữ liệu thông tin du lịch là sự kết hợp
của nhiều nhóm dữ liệu. Trong đề tài nghiên
cứu, nhóm tác giả thống nhất lựa chọn cơ sở
dữ liệu thông tin được tổng hợp xây dựng và tổ
chức cơ sở dữ liệu tổng hợp du lịch Lào Cai
bao gồm các nhóm thông tin trong bảng 2.
Nguyễn Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 14 - 20
Email: jst@tnu.edu.vn 17
Bảng 2. Tổng hợp nhóm dữ liệu thuộc tính xây dựng CSDL du lịch
STT
Tên trường
dữ liệu
Loại dữ liệu Giải thích
1. Dữ liệu điểm tiềm năng du lịch
1.1 Mã Text, Number
Là mã số hóa của mỗi điểm du lịch để kết nối với dữ liệu
không gian (bản đồ)
1.2 Tên điểm du lịch Text Thể hiện các nội dung tên điểm du lịch
1.3 Mô tả Text, Number, Picture Mô tả chung về điểm du lịch
1.4 Loại hình du lịch Text Được chia ra các nhóm du lịch (văn hóa, lễ hội, thiên nhiên)
2. Dữ liệu hạ tầng kỹ thuật
2.1 Khách sạn, nhà nghỉ Text Bao gồm tên và mô tả nhà nghỉ
2.2 Nhà hàng ăn uống Text Bao gồm tên và mô tả nhà hàng
2.3 Cơ sở y tế Text Bao gồm tên và mô tả cơ sở vật chất cơ sở y tế
2.4 Chợ Text Bao gồm tên và các loại hình dịch vụ
2.5 Bưu điện Text Bao gồm tên và mô tả các loại hình dịch vụ
2.6 Trạm xăng Text Bao gồm tên và mô tả các loại hình dịch vụ
2.7 Giao thông Text Tên, loại đường giao thông (Quốc lộ, tỉnh lộ,)
2.8 Thủy văn Text Tên và loại thủy văn (sông, suối,)
3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian (bản đồ) toàn khu vực chi tiết từ đơn vị hành chính cấp xã
Dữ liệu không gian là mô tả số hóa của bản đồ các đối tượng trong thực tế, bao gồm tọa độ, ký
hiệu,... có khả năng mô tả đối tượng ở đâu nhờ vị trí tham chiếu, đơn vị đo và quan hệ không
gian. Ở nghiên cứu tác giả đã sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, ảnh viễn thám được khai
thác từ ảnh của Google earth – đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Cấu trúc cơ sở dữ liệu không gian được thống nhất và xây dựng các lớp dữ liệu được thể hiện
trong bảng 3.
Bảng 3. Cấu trúc dữ liệu không gian phục vụ xây dựng CSDL du lịch tỉnh Lào Cai
STT Lớp dữ liệu bản đồ Loại dữ liệu Dữ liệu thuộc tính
1. Nhóm dữ liệu nền
Ranh giới xã Vùng Tên xã
Ranh giới huyện Vùng Tên huyện
UBND các xã Điểm Loại và tên UBND xã
Đường bình độ Đường Độ cao
Thủy văn dạng đường Đường Tên và loại
Giao thông Đường Tên và loại đường
Khách sạn, nhà nghỉ Điểm Tên, loại số sao
Chợ Điểm Tên và loại
Cơ sở y tế Điểm Tên và loại
Trạm xăng Điểm Tên và loại
2. Nhóm dữ liệu tiềm năng du lịch
Điểm tiềm năng du lịch nhân văn Điểm Lễ hội, chợ phiên
Điểm tiềm năng du lịch thiên nhiên Điểm, vùng Tên địa danh, loại và dịch vụ
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ quá trình xử lý số liệu)
Nguyễn Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 14 - 20
Email: jst@tnu.edu.vn 18
Từ các dữ thu thập được tiến hành chuyển đổi
dữ liệu sang dạng số sử dụng trên phần mềm
ArcGIS bằng các phần mềm chuyển đổi, thu
được bản đồ nền của tỉnh Lào Cai bao gồm 9
huyện, thành phố tương ứng 164 xã (Hình 1).
Hình 1. Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Lào Cai
Tương tự hệ thống đường giao thông, đường
thủy hệ (bao gồm sông suối) được biên tập
thống nhất và quản lý sử dụng trên ArcGIS,
kết quả thu được ở hình 2.
Hình 2. Hệ thống thủy hệ, giao thông tại tỉnh Lào Cai
Tương tự biên tập các lớp dữ liệu tiềm năng
du lịch của tỉnh Lào Cai, tổng hợp các nguồn
dữ liệu, ta biên tập được các lớp:
- Điểm lễ hội,
- Điểm văn hóa,
- Điểm tôn giáo tín ngưỡng,
- Điểm thác nước
- Điểm du lịch tự nhiên sinh thái,
- Điểm chợ,
- Điểm cửa khẩu,
- Điểm bưu điện, điểm nhà nghỉ, điểm cơ sở y tế,...
Các lớp được tổ chức trên phần mềm: Bên trái
là cửa sổ quản lý các lớp dữ liệu thông tin du
lịch. Bên phải là dữ liệu không gian, tương
ứng với mỗi thông tin du lịch sẽ có vị trí nhất
định trên bản đồ. Có thể ẩn hoặc hiện các lớp
thông tin theo nhu cầu, phương thức quản lý
khai thác khác nhau như hình 3.
Hình 3. Tổ chức lớp thông tin
tiềm năng du lịch trong ArcGIS
3.2.3. Tích hợp cơ sở dữ liệu không gian và
cơ sở dữ liệu thuộc tính
Sau khi xây dựng hoàn thiện CSDL không
gian và dữ liệu thuộc tính, sử dụng chức năng
Joins and Relates và trường “ID” kết nối dữ
liệu không gian và thuộc tính thành CSDL
tổng hợp hoàn chỉnh thể hiện tiềm năng du
lịch của tỉnh Lào Cai (Hình 4).
Hình 4. Chức năng Joins and Relates
để kết nối dữ liệu
Đối với CSDL hoàn thiện này người sử dụng
có thể khai thác tất cả các thông tin, hình ảnh
về tiềm năng du lịch của tỉnh Lào Cai (Hình 5).
Hình 5. Cơ sở dữ liệu không gian và CSDL
thuộc tính được kết hợp
Nguyễn Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 14 - 20
Email: jst@tnu.edu.vn 19
Nhận xét cơ sở dữ liệu tổng hợp tiềm năng
du lịch:
- Cơ sở được biên tập trên hệ thống GIS, giúp
việc lưu trữ thuận tiện và dễ dàng chia sẻ trên
các trang mạng xã hội, cũng như công tác
quảng bá hình ảnh.
- Sử dụng cơ sở dữ liệu tạo điều kiện cho
công tác quản lý cập nhật các thông tin, hình
ảnh theo thời gian thực tế.
- Là cơ sở nền tảng phục vụ cho quá trình
phát triển của ngành du lịch trong tương lai
của thời đại công nghệ mới, công nghệ 4.0.
Tiến hành biên tập bản đồ ta thu được bản đồ
hoàn thiện tổng hợp du lịch tỉnh Lào Cai như
hình 6.
Hình 6. Bản đồ du lịch tỉnh Lào Cai hoàn thiện
Với CSDL hoàn thiện người sử dụng dễ dàng
có thể khai thác thông tin, hình ảnh của từng
địa điểm du lịch của huyện.
3.3. Ứng dụng CSDL Du lịch
3.3.1. Đối với nhà quản lý
CSDL được xây dựng trên phần mềm ArcGIS
được tổ chức thành các lớp dữ liệu dạng đường,
điểm, vùng. Do vậy nhà quản lý dễ dàng:
- Thêm các đối tượng: trong quá trình quản lý
CSDL du lịch có thêm các điểm du lịch mới
hoặc có thêm các điểm nhà hàng, nhà nghỉ,
thì những nhà quản lý sẽ rất dễ dàng cập nhật
thêm các đối tượng bằng chức năng add data
hay start editting.
- Sửa đổi các đối tượng: Sửa đổi các đối
tượng ở đây bao gồm sửa đổi cả không gian
và thuộc tính. Điển hình trong quá trình khai
thác sử dụng, cùng với sự phát triển kinh tế xã
hội, có thể được đầu tư về giao thông khi đó
cần cập nhật độ rộng, loại đường; hay có
thêm các điểm trạm xăng, cây atm thì sẽ
nhanh chóng cập nhật dữ liệu đồng bộ tới cho
người sử dụng. Bên cạnh đó có sự thay đổi về
thông tin thuộc tính như cơ sở vật chất của
nhà hàng, trạm y tế, chợ, cũng được cập
nhật qua chức năng Start Editting.
Tương tự với CSDL tổng hợp du lịch tỉnh Lào
Cai được quản lý trên công nghệ GIS (cụ thể là
phần mềm ArcGis) ngoài thêm, sửa các đối
tượng, nhà quản lý còn xóa, điều khiển các lớp
thông tin, thuộc tính. Đặc biệt đối với nhà quản
lý du lịch có CSDL du lịch đồng bộ giúp nhà
quản lý có kế hoạch, định hướng và xây dựng
phát triển các tuyến, khu du lịch cho địa bàn.
3.3.2. Đối với người sử dụng
- Tìm kiếm thông tin: giúp người sử dụng tìm
kiếm những điểm du lịch, những điểm dịch vụ
liên quan trong địa bàn huyện. Ví dụ muốn tìm
kiếm trong địa bàn huyện có những điểm nhà
nghỉ nào, và ở vị trí nào có tiện lợi cho du
khách không. Chức năng được thực hiện rất
đơn giản trên hệ thống dữ liệu với từng yêu
cầu đặt ra. Cụ thể, muốn tìm số lượng, vị trí
các cơ sở y tế tại thị trấn SaPa, thì trên bảng
thông tin thuộc tính tìm tên đơn vị hành chính
là thị trấn SaPa, thì trên bản đồ hiển thị ra có 3
cơ sở y tế và vị trí của từng cơ sở y tế (Hình 7).
Hình 7. Kết quả hiển thị các cơ sở y tế tại thị trấn SaPa
Nguyễn Thị Lan Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 14 - 20
Email: jst@tnu.edu.vn 20
- Xem thông tin: Một chức năng được sử dụng
phổ biến nhất đối với một cơ sở dữ liệu du
lịch, giúp du khách biết thêm thông tin về điểm
du lịch, cũng như các cơ sở vật chất tại điểm
du lịch. Đây là chức năng trả lời cho câu hỏi
du khách muốn tìm hiểu những thông tin, hình
ảnh cơ bản nhất về điểm du lịch mình dự định
sẽ tới. Có thể là thông tin của điểm du lịch
hoặc thông tin liên quan tới điểm du lịch. Chức
năng này được khai thác qua lệnh “Identify” và
chọn vào đối tượng cần hiển thị thông tin ta
thu được kết quả tương ứng (Hình 8).
Hình 8. Hiển thị thông tin
của núi Hàm Rồng và bản Cát Cát
Hình 8 hiển thị thông tin của núi Hàm Rồng và
bản Cát Cát, thông tin cho ta thấy tên điểm, mã
điểm, địa chỉ của điểm, chỉ đường, mô tả và
hình ảnh tại điểm tra cứu thông tin.
- Xác định khoảng cách: Du khách dễ dàng
biết được khoảng cách và lộ trình của mình để
đến được điểm du lịch, đây cũng như bản đồ
chỉ đường cho du khách. Giúp cho du khách có
cái nhìn tổng quan về địa bàn đến du lịch, tạo
điều kiện tiện lợi cho du khách lên kế hoạch,
sắp xếp lộ trình đến thăm, ăn uống, ngủ nghỉ.
Hoàn thiện bộ CSDL du lịch tỉnh Lào Cai sẽ
có vai trò rất quan trọng trong công tác quản
lý của nhà nước về các điểm du lịch, là một
cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch, phát
triển du lịch tại địa phương. Người sử dụng
có thể khai thác các dịch vụ du lịch trên địa
bàn tỉnh Lào Cai. Đồng thời góp phần quan
trọng vào nhiệm vụ xây dựng đồng bộ CSDL
du lịch quốc gia.
4. Kết luận
- Nghiên cứu đã điều tra, thu thập xác định và
phân loại các điểm du lịch tự nhiên sinh thái,
lễ hội và nét đặc sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh
Lào Cai.
- Đã xây dựng được CSDL nền bao gồm tất
cả các thông tin về cơ sở hạ tầng, giao thông,
sông suối,
- Đã biên tập hoàn thiện được CSDL tổng hợp
tiềm năng du lịch tỉnh Lào Cai (bao gồm tất
cả các điểm du lịch được xây dựng dữ liệu
không gian và thuộc tính).
- Đưa ra một số ứng dụng của CSDL du lịch
đối với nhà quản lý (như thêm đối tượng, chỉnh
sửa đối tượng, thông tin, xóa, điều khiển các
lớp thông tin, thuộc tính, giúp có kế hoạch,
định hướng và xây dựng phát triển các tuyến,
khu du lịch cho địa bàn) và đối với người sử
dụng (như tìm kiếm, hiển thị thông tin iểm du
lịch và thông tin liên quan, hỗ trợ du khách lên
kế hoạch, lịch trình thăm quan du lịch).
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES
[1]. V. C. Lai, Building GIS database on natural
conditions, natural resources and environment
of Savannakhet Province, Lao People's
Democratic Republic, Institute of Geography
and Savannakhet Province, Laos, 2013.
[2]. Q. H. Truong, Research assess and synthesize
tourism resources, plan space and propose
solutions for tourism development in the
Central Highlands, Institute of Vietnamese
Studies and Development Science - Hanoi
National University, 2015.
[3]. T. M. H. Tran, Vietnam tourism innovation period,
Publisher National University Hanoi, 2015.
[4]. T. T. T. Cao, Application of GIS technology to
build tourism database in Dong Hoi city,
Quang Binh province, Thread of Science and
Technology in 2014 grassroots of Quang Binh
province, 2014.
[5]. Department of Culture, Sports and Tourism of
Lao Cai, Tourism development planning of Lao
Cai province period 2015 - 2020, vision to 2030.
[6]. J. Verka, and N. Angelina, “The applicatipn of
GIS anh its componenets in tourism,” Yugoslav
Journal of Operations Research, vol. 18, no. 2,
pp. 261-272, 2008.
[7]. K. M. Suresh, “Application of GIS for Tourism,”
International Journal of Latest Engineering and
Management Research (IJLEMR), vol. 02, no.
04, pp. 12-16, 2017.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_co_so_du_lieu_tong_hop_phuc_vu_phat_trien_du_lich_t.pdf