In the design practice of urban storm water drainage systems, the design rainfall intensity formula
or the rainfall intensity-duration-frequency relationship (IDF) is usually used in therational
formula to estimate design flow rate of drainage sewers. The parameters of IDF relationship
presented in the current drainage system design criterion of Vietnam (TCVN 7957-2008) were
determined from rainfall data in years ago, so those need to be updated or renewed. This paper
presents procedures and results of new IDF equations and contour map of parameters of the
equations for the Northern Delta of Vietnam. Based on the contour maps, design engineers can
determine design flow rate of sewers in ungauged areas
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng công thức tính cường độ mưa thiết kế và bản đồ đẳng trị tham số vùng đồng bằng Bắc Bộ - Nguyễn Thị Việt Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 48
BÀI BÁO KHOA H
C
XÂY DỰNG CÔNG THỨC TÍNH CƯỜNG ĐỘ MƯA THIẾT KẾ
VÀ BẢN ĐỒ ĐẲNG TRỊ THAM SỐ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Nguyễn Thị Việt Hồng1, Nguyễn Tuấn Anh2
Tóm tắt: Trong tính toán thiết kế hệ thống thoát nước mưa đô thị, công thức xác định cường độ
mưa thiết kế hay còn gọi là phương trình quan hệ cường độ mưa-thời gian-tần suất (IDF) được sử
dụng trong tính toán lưu lượng thiết kế của các tuyến kênh, mương thoát nước mưa theo phương
pháp cường độ giới hạn. Các thông số khí tượng của quan hệ IDF được giới thiệu trong tiêu chuẩn
thiết kế mạng lưới thoát nước hiện hành (TCVN 7957-2008) được xác định từ tài liệu mưa trong
quá khứ cách đây khá lâu nên cần được cập nhật, điều chỉnh hoặc xây dựng mới với tài liệu mưa
gần đây. Bài báo này giới thiệu các bước và kết quả xây dựng quan hệ IDF thời đoạn nhỏ hơn 24
giờ và bản đồ đẳng trị các tham số của phương trình IDF cho khu vực đồng bằng Bắc bộ. Dựa trên
các phương trình IDF và các bản đồ đẳng trị tham số này, có thể xác định được giá trị cường độ
mưa tại các vị trí không có trạm đo mưa trong vùng đồng bằng Bắc bộ.
Từ khóa: Cường độ mưa thiết kế, lượng mưa-thời gian mưa-tần suất.
1. MỞ ĐẦU1
Trong công tác quy hoạch, thiết kế các hệ
thống tiêu thoát nước mưa cho các khu đô thị,
dân cư tập trung và khu công nghiệp, người
thiết kế thường áp dụng phương pháp cường độ
giới hạn và công thức tính cường độ mưa thiết
kế để xác định lưu lượng thiết kế của các tuyến
cống, kênh, mương thoát nước. Do vậy để xác
định được lưu lượng thiết kế phù hợp của các
tuyến cống thoát nước mưa, việc xây dựng các
công thức để tính chính xác cường độ mưa thiết
kế là rất cần thiết. Đã có nhiều nghiên cứu trên
thế giới và ở Việt Nam về đề xuất các công thức
tính cường độ mưa, điển hình như các nghiên
cứu của: Baghirathan, V. R., 1978; Chen, C. L.,
1983; Burlando, P. và Rosso, R., 1996; Trần
Hữu Uyển; Trần Việt Liễn (Nguyễn Hoàng Huệ,
2001),...
Ở Việt Nam, các thông số khí tượng trong
công thức tính cường độ mưa của TCVN 7957 –
2008 hiện hành được xác định từ liệt số liệu đo
1Trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc bộ,
email: viethong107@gmail.com
2Trường Đại học Thủy lợi,
email: tuananh_ctn@tlu.edu.vn
mưa trong quá khứ nhiều năm trước đây, nay
không còn phù hợp với tình hình hiện tại khi mà
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mưa cực
đoan ngày càng rõ rệt hơn. Mặt khác người thiết
kế rất khó xác định được giá trị các tham số khí
tượng để tính cường độ mưa thiết kế tại các vị
trí không có trạm đo mưa và họ thường lấy bằng
giá trị của trạm đo gần nhất dẫn đến kết quả sai
lệch nhiều so với thực tế.
Để góp phần khắc phục các hạn chế nêu trên,
bài báo này giới thiệu phương pháp và kết quả
xây dựng công thức tính cường độ mưa, đồng
thời xây dựng bản đồ đẳng trị tham số của các
công thức cường độ mưa cho vùng đồng bằng
Bắc Bộ dựa trên tài liệu đo mưa tự ghi được cập
nhật đến năm 2014.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Số liệu mưa
Để có được các giá trị lượng mưa thời đoạn
ngắn, các trạm đo mưa được lựa chọn là các
trạm có tài liệu đo mưa tự ghi trong nhiều năm.
Trong phạm vi của bài báo, số liệu mưa được
lấy từ tài liệu mưa tự ghi dài 30 năm (từ năm
1985 đến năm 2014) của 15 trạm khí tượng ở
đồng bằng Bắc bộ là: Vĩnh Yên, Sơn Tây, Láng,
Hà Đông, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Văn
Lý, Thái Bình, Ninh Bình, Nho Quan, Bắc
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 49
Ninh, Hải Dương, Chí Linh và Hải Phòng.
Những giá trị lượng mưa lớn nhất năm tương
ứng với các thời đoạn10 phút, 30 phút, 1h, 2h,
3h, 6h, 12h, 24h, của 30 năm đã được xác định.
Đây là các mốc thời gian đặc trưng được nhiều
tác giả khác đã nghiên cứu thường chọn để xác
định quan hệ lượng mưa – thời gian – tần suất
(DDF).
2.2. Lựa chọn hàm phân phối xác suất
Để chọn được hàm phân phối xác suất phù
hợp nhất với các liệt số liệu lượng mưa lớn nhất
năm trên đây, kiểm định χ2 đã được áp dụng cho
ba hàm phân phối là: Gumbel (EV1), Pearson
III và Lognormal, đây là những hàm phân phối
xác suất thường được sử dụng trong tính toán
tần suất thủy văn ở Việt Nam (Ngô Đình Tuấn,
1998).
( )
∑
−
=
K
f
ff
E
EO
1
2
2χ
(1)
Trong đó: χ2 là thông số kiểm định; K là số
lớp; Of là tần số thực nghiệm (tần số quan trắc);
Ef là tần số kỳ vọng.
Qua so sánh giá trị χ2 cho thấy, thông số
kiểm định χ2 ứng với hàm Gumbel cho kết quả
là nhỏ nhất trong ba hàm phân phối, do vậy
phân phối xác suất Gumbel được chọn để tính
toán tần suất.
2.3. Thiết lập quan hệ lượng mưa-thời
gian mưa-tần suất (DDF)
Sau khi chọn được hàm phân phối xác suất
tốt nhất, tiến hành tính toán lượng mưa (Hd)
tương ứng các thời đoạn trên tương ứng với các
tần suất P khác nhau hay các chu kỳ lặp lại T
khác nhau (T = 1/P), sau đó thiết lập quan hệ
lượng mưa (Hd) với thời gian mưa (d) theo
phương pháp hồi quy. Theo nhiều nghiên cứu về
quan hệ DDF (Chen, C. L., 1983; Burlando,P.
and Rosso, R.,1996; Lê Văn Nghinh, 2003),
đường cong DDF thường được mô tả bằng một
phương trình dạng mũ như sau:
Hd (T ) = a(T). d n(T) (2)
Trong đó:
Hd (T) là lượng mưa lớn nhất tương ứng thời
đoạn d và chu kỳ lặp lại T; a(T) và n(T) là các
tham số được xác định theo phương pháp hồi
quy ứng với các chu kỳ lặp lại T khác nhau.
Trong nghiên cứu này, hàm dạng mũ như
trên được áp dụng để biểu thị quan hệ DDF và
được đánh giá sự phù hợp qua chỉ số R2.
2.4. Thiết lập phương trình tính cường độ
mưa
Từ công thức tính lượng mưa thiết kế đã thiết
lập ở trên, chuyển đổi thành công thức tính
cường độ mưa như sau:
1)(
)(
).().()()( −=== Tn
Tn
d
d dTad
dTa
d
TH
TI
(3)
Trong đó: Id(T) là cường độ mưa trung bình
(mm/h) tương ứng với thời đoạn d và chu kỳ lặp
lại T.
2.5. Xây dựng bản đồ đẳng trị tham số của
các phương trình cường độ mưa
Đối với các khu vực cần tính cường độ mưa
thiết kế nhưng không có trạm đo mưa, từ bộ
tham số của các phương trình cường độ mưa
được thiết lập theo công thức (3), sử dụng phần
mềm ArcGis 10 để xây dựng bản đồ đẳng trị
tham số của công thức tính cường độ mưa. Từ
các bản đồ nội suy được các tham số sẽ xác định
được công thức tính cường độ mưa tại các khu
vực không có trạm đo.
Trong phần mềm ArcGIS 10 có nhiều
phương pháp nội suy không gian khác nhau như
phương pháp Kriging (Oliver et al., 1990)
phương pháp nghịch đảo khoảng cách IDW
(Inverse Distance Weighting), phương pháp nội
suy Spline (Harder et al., 1972), nội suy với
hàm đa bình phương MQ (Multiquadric),
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng
phương pháp nội suy Spline để tính toán nội suy
theo không gian bởi vì phương pháp nội suy
Spline cho kết quả ít bị ảnh hưởng do mật độ
các trạm đo mưa hơn so với phương pháp khác.
Thuật toán được sử dụng trong phương pháp
nội suy Spline có công thức như sau:
( ) ( )
∑
=
+= jrRj
n
j
yxTyxS λ
1
,,
(4)
Trong đó: j = 1, 2, ..., N; N là số lượng điểm
có để đưa vào nội suy; λj là các trọng số được
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 50
tính bằng cách giải một loạt các phương trình
tuyến tính; rj là khoảng cách từ điểm có tọa độ
(x,y) tới các điểm jth; T(x, y) và R(r) là các hàm
số phụ thuộc vào lựa chọn của người sử dụng
khi tính toán nội suy.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
Áp dụng phương pháp tính toán trên đây với
bộ số liệu mưa 30 năm của 15 trạm khí tượng ở
đồng bằng Bắc bộ có được kết quả như dưới đây.
Bảng 1. Lượng mưa lớn nhất năm tương ứng với các thời đoạn và chu kỳ lặp lại
khác nhau của trạm Phủ Lý
P (%)
T (năm)
Lượng mưa (mm)
10
phút
30
phút 1h 2h 3h 6h 12h 24h
20 5 29.6 69.7 105.8 123.8 142.1 156.7 209.8 282.9
10 10 26.8 62.5 94.4 111.1 129.6 143.1 189.5 248.7
5 20 23.9 54.9 82.5 97.9 116.5 128.9 168.2 213.0
3.1. Quan hệ lượng mưa – thời gian – tần
suất thời đoạn ngắn (T =10 phút ÷24h)
Biểu diễn quan hệ giữa lượng mưa và thời
gian mưa ở bảng 1 lên đồ thị Logarit hai chiều
(hình 1) cho thấy quan hệ LnH ∼Lnd có dạng
tuyến tính, tức là quan hệ giữa H và d có dạng
số mũ như mô tả ở phương trình (2).
Hình 1 cũng cho thấy có một điểm gẫy tại d
≅1h vì vậy, để mô tả chính xác hơn quan hệ này,
phương trình quan hệ H ∼d cần được xác định
theo hai phạm vi thời gian như sau:
Hd (T) = a1 (T). d n1(T) khi d ≤ d* (5)
Và
Hd (T) = a2 (T). d n2(T ) khi d*<d ≤ 24h (6)
Trong đó: Hd (T)= Lượng mưa (mm); d =
thời gian mưa (h); a1, a2, n1và n2 là những tham
số, trong đó a1 và n1 được xác định từ quan hệ
Hd (T) và d, với d từ 10 phút đến 1h; a2, n2
được xác định từ quan hệ Hd (T) và d, với d từ
1h đến 24h.
Để đảm bảo sự liên tục của đường H ∼d giữa
hai khoảng thời gian, thời đoạn chuyển tiếp d*
được xác định dựa trên phương trình sau:
a1.(d*)n1 = a2.(d*)n2 (7)
⇒ (8)
Hình 1. Quan hệ DDF trạm Phủ Lý
Từ công thức tính lượng mưa thiết kế đã thiết
lập chuyển đổi thành công thức tính cường độ
mưa theo công thức (3). Tham số của công thức
tính cường độ mưa tương ứng với các tần suất
của từng trạm được tổng hợp trong bảng 2 đến
bảng 4 dưới đây.
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 51
Bảng 2. Công thức tính cường độ mưa ứng với T = 5 năm (P=20%)
STT Tên trạm d*(h)
I = adn-1
I1 = a1dn1-1 (khi d ≤
d*)
I1 = a2dn2-1 (khi d >
d*) R
2
1 Vĩnh Yên 1,26 I1 = 67,454.d -0,44 I2 = 71,59.d -0,69 0,995
2 Sơn Tây 0,82 I1 = 73,99.d -0,44 I2 = 72,49.d -0,61 0,998
3 Láng (Hà Nội) 0,71 I1 = 81,15.d -0,56 I2 = 77,15.d -0,69 0,996
4 Hà Đông 0,91 I1 = 82,35.d -0,36 I2 = 80,00.d -0,69 0,999
5 Hà Nam 0,97 I1 = 82,21.d -0,33 I2 = 80,97.d -0,74 0,996
6 Nam Định 1,11 I1 = 77,17.d -0,42 I2 =79,96.d -0,74 0,997
7 Văn Lý 1,00 I1 = 77,04.d -0,358 I2 = 80,35.d -0,623 0,998
8 Hưng Yên 1,04 I1 = 71,07.d -0,42 I2 = 72,18.d -0,79 1,000
9 Bắc Ninh 1,01 I1 = 79,98.d -0,43 I2 = 80,27.d -0,74 0,997
10 Hải Dương 1,10 I1 = 73,13.d -0,42 I2 = 75,14.d -0,70 0,996
11 Chí Linh 1,00 I1 = 69,47.d -0,395 I2 = 70,95.d -0,765 0,998
12 Ninh Bình 1,30 I1 = 70,84.d -0,44 I2 = 75,03.d -0,659 0,996
13 Nho Quan 0,87 I1 = 82,18.d -0,341 I2 = 78,13.d -0,698 0,999
14 Thái Bình 1,17 I1 = 64,10.d -0,42 I2 = 66,35.d -0,63 0,995
15 Hải Phòng 1,21 I1 = 75,67.d -0,31 I2 = 81,96.d -0,72 0,997
Bảng 3. Công thức tính cường độ mưa ứng với T = 10 năm (P =10%)
STT Tên trạm d*(h)
I = adn-1
I1 = a1dn1-1 (khi d ≤
d*)
I1 = a2dn2-1 (khi d >
d*) R
2
1 Vĩnh Yên 1,15 I1 = 74,65.d -0,440 I2 = 80,56.d -0,67 0,996
2 Sơn Tây 1,40 I1 = 82,96.d -0,440 I2 = 81,37.d -0,59 0,997
3 Láng (Hà Nội) 0,73 I1 = 91,88.d -0,590 I2 = 86,82.d -0,67 0,997
4 Hà Đông 0,72 I1 = 94,22.d -0,560 I2 = 91,43.d -0,66 0,999
5 Hà Nam 0,86 I1 = 97,23.d -0,29 I2 = 91,25.d -0,70 0,995
6 Nam Định 1,12 I1 = 88,05.d -0,42 I2 = 91,93.d -0,73 0,996
7 Văn Lý 1,19 I1 = 87,38.d -0,351 I2 = 91,44.d -0,607 0,998
8 Hưng Yên 1,05 I1 = 81,51.d -0,41 I2 = 83,12.d -0,79 1,000
9 Bắc Ninh 1,12 I1 = 88,81.d -0,45 I2 = 89,59.d -0,72 0,996
10 Hải Dương 1,13 I1 = 82,80.d -0,40 I2 = 85,57.d -0,67 0,995
11 Chí Linh 1,05 I1 = 76,66.d -0,393 I2 = 78,08.d -0,762 0,998
12 Ninh Bình 1,42 I1 = 79,11.d -0,44 I2 = 84,69.d -0,63 0,996
13 Nho Quan 0,87 I1 = 93,89.d -0,339 I2 = 89,35.d -0,668 0,999
14 Thái Bình 1,21 I1 = 72,79.d -0,400 I2 = 75,47.d -0,59 0,995
15 Hải Phòng 1,26 I1 = 85,60.d -0,29 I2 = 94,12.d -0,70 0,996
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 52
Bảng 4. Công thức tính cường độ mưa ứng với T = 20 năm (P = 5%)
STT Tên trạm d*(h)
I = adn-1
I1 = a1dn1-1 (khi d ≤
d*)
I1 = a2dn2-1 (khi d >
d*) R
2
1 Vĩnh Yên 1,54 I1 = 81,55.d -0,444 I2 = 89,19.d -0,65 0,994
2 Sơn Tây 0,88 I1 = 91,57.d -0,43 I2 = 89,91.d -0,57 0,996
3 Láng (Hà Nội) 0,77 I1 = 102,21.d -0,62 I2 = 96,17.d -0,65 0,995
4 Hà Đông 0,90 I1 = 105,61.d -0,35 I2 = 102,46.d -0,64 0,999
5 Hà Nam 0,95 I1 = 107,38.d -0,29 I2 = 104,91.d -0,73 0,994
6 Nam Định 1,17 I1 = 98,49.d -0,42 I2 = 103,41.d -0,73 0,996
7 Văn Lý 1,21 I1 = 97,29.d -0,345 I2 = 102,10.d -0,596 0,999
8 Hưng Yên 1,06 I1 = 91,53.d -0,39 I2 = 93,61.d -0,79 1,000
9 Bắc Ninh 1,05 I1 = 97,28.d -0,46 I2 = 98,55.d -0,71 0,995
10 Hải Dương 1,15 I1 = 92,08.d -0,39 I2 = 95,62.d -0,66 0,994
11 Chí Linh 1,04 I1 = 83,56.d -0,39 I2 = 84,91.d -0,76 0,998
12 Ninh Bình 1,54 I1 = 87,03.d -0,44 I2 = 93,97.d -0,61 0,995
13 Nho Quan 0,87 I1 = 105,12.d -0,337 I2 = 100,12.d -0,681 0,999
14 Thái Bình 1,25 I1 = 81,11.d -0,39 I2 = 84,34.d -0,57 0,994
15 Hải Phòng 1,30 I1 = 95,11.d -0,29 I2 = 105,79.d -0,69 0,995
Các giá trị của thông số a, n phụ thuộc vào
tài liệu mưa của các trạm, nó thể hiện xu thế
biến đổi của mưa theo thời gian. Các giá trị a1
tương ứng với thời gian d = 1h.
* Đánh giá sự phù hợp của các công thức
được thiết lập:
Để đánh giá sự phù hợp của các công thức
tính cường độ mưa được thiết lập ở trên, tiến
hành so sánh kết quả tính cường độ mưa từ công
thức mới được thiết lập của tác giả, công thức
của TCVN 7957- 2008 và công thức của Trần
Việt Liễn.
Công thức tính cường độ mưa của TCVN
7957- 2008 như sau:
( )
( )nbt
PCAq
+
+
=
lg1
(9)
Trong đó: t là thời gian mưa (phút); q là
cường độ mưa tính toán (l/s.ha); t là thời gian
dòng chảy (phút); P là chu kỳ lặp lại tính toán
(năm); A, C, b, n là các tham số xác định theo
điều kiện của địa phương. Với khu vực Phủ Lý:
A = 4850; C = 0,51; b = 11; n = 0,8
Công thức tính cường độ mưa của tác giả
Trần Việt Liễn (Nguyễn Hoàng Huệ, 2001) như
sau:
( ) ( )[ ]
( )n
n
bt
PCqb
q
+
++
=
lg120 20
(10)
Trong đó: q20, b, C, n là các tham số khí
tượng địa phương; P là chu kỳ lặp lại (năm).
Với khu vực Phủ Lý: b = 19,66; C = 0,2431; n =
0,8145; q20 = 274.
Kết quả so sánh tương ứng tần suất thiết
kế 10% được thể hiện trong Hình 2 và Bảng 5
dưới đây.
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 53
Hình 2. Đường quan hệ I∼ d ứng với tần suất 10 % tính theo 3 công thức
của trạm Phủ Lý
Bảng 5. So sánh kết quả tính cường độ mưa theo 3 công thức ứng với tần suất 10% của
trạm Phủ Lý
CT
d (h)
Gumbel
(mm/h)
Tác giả TCVN 7957-2008 Trần Việt Liễn
I (mm/h) Sai số (%) I (mm/h)
Sai số
(%) I (mm/h)
Sai số
(%)
1h 94.40 97.23 2.9% 87.10 8.4% 69.48 35.9%
3h 43.20 42.29 2.1% 39.46 9.5% 32.87 31.4%
6h 24.67 26.03 5.2% 23.20 6.3% 19.48 26.7%
12h 15.79 16.03 1.5% 13.49 17.1% 11.31 39.6%
24h 9.98 9.86 1.2% 7.79 28.1% 6.50 53.5%
TB 2.6% 13.9% 37.4%
Các kết quả này cũng cho thấy rõ sự gia tăng
cường độ mưa thời đoạn ngắn trong những năm
gần đây, đồng thời đã minh chứng cho sự cần thiết
phải cập nhật quan hệ I∼d dựa trên tài liệu mưa
mới nhất của vùng nghiên cứu.
3.2. Kết quả xây dựng bản đồ đẳng trị các
tham số của các công thức tính cường độ mưa
Dựa vào bộ tham số trong bảng 2 đến bảng 4,
sử dụng phương pháp nội suy Spline trong phần
mềm ArcGis 10 xây dựng được các bản đồ đẳng
trị tham số của phương trình, kết quả được thể
hiện ở hình 3 (a, b, c, d, e, g, h, i, k, l, m, n) dưới
đây. Dựa vào các bản đồ này có thể xác định được
giá trị cường độ mưa theo công thức mới xây
dựng tại các vị trí không có trạm đo mưa để tính
toán lưu lượng thiết kế phục vụ cho công tác quy
hoạch, thiết kế các hệ thống tiêu nước khu vực đô
thị, công nghiệp và dân cư tập trung trong vùng
đồng bằng Bắc bộ.
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 54
Hình 3a. Bản đồ đẳng trị tham số a1 của các
phương trình cường độ mưa với T = 5 năm
Hình 3b. Bản đồ đẳng trị tham số a2 của các
phương trình cường độ mưa với T = 5 năm
Hình 3c. Bản đồ đẳng trị tham số n1của các
phương trình cường độ mưa ứng với T = 5 năm
Hình 3d. Bản đồ đẳng trị tham số n2 của các
phương trình cường độ mưa ứng với T = 5 năm
Hình 3e. Bản đồ đẳng trị tham số a1 của các
phương trình cường độ mưa với T = 10 năm
Hình 3g. Bản đồ đẳng trị tham số a2 của các
phương trình cường độ mưa với T = 10 năm
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 55
Hình 3h. Bản đồ đẳng trị tham số n1 của các
phương trình cường độ mưa với T = 10 năm
Hình 3i. Bản đồ đẳng trị tham số n2 của các
phương trình cường độ mưa với T = 10 năm
Hình 3k. Bản đồ đẳng trị tham số a1 của các
phương trình cường độ mưa với T = 20 năm
Hình 3l. Bản đồ đẳng trị tham số a2 của các
phương trình cường độ mưa với T = 20 năm
Hình 3m. Bản đồ đẳng trị tham số n1 của các
phương trình cường độ mưa với T = 20 năm
Hình 3n. Bản đồ đẳng trị tham số n2 của các
phương trình cường độ mưa với T = 20 năm
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 56
Kết quả cho thấy, cường độ mưa phân bố
không đều theo không gian và thời gian. Mưa
lớn tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội, Hà
Nam, Hải Phòng. Khu vực có lượng mưa thấp
nhất phổ biến ở Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải
Dương. Dựa vào các bản đồ này có thể xác định
được cường độ mưa tại các vị trí không có trạm
đo nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết
kế các hệ thống tiêu nước khu vực dân cư, đô
thị, công nghiệp trong vùng.
4. KẾT LUẬN
Nhằm xây dựng mới công thức xác định
cường độ mưa thiết kế dùng cho tính toán thiết
kế các hệ thống thoát nước mưa cho các khu đô
thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp vùng
đồng bằng Bắc bộ, bài báo đã giới thiệu các
bước thực hiện và kết quả thiết lập phương trình
mô tả quan hệ cường độ mưa-thời gian mưa-tần
suất với thời đoạn ngắn (≤ 24h) và bản đồ đẳng
trị tham số của phương trình nàycho khu vực
đồng bằng Bắc bộ. Kết quả tính toán từ tài liệu
mưa tại 15 trạm đo mưa tự ghi trong 30 năm từ
1985-2014 cho thấy quan hệ giữa lượng mưa
vàthời gian (H∼d) và cường độ mưa và thời gian
(I∼d) có thể được mô tả bởi hai hàm số mũ với
một thời điểm chuyển tiếp. Kết quả nghiên cứu
đã cung cấp bộ các phương trình biểu thị quan
hệ I∼d ứng với chu kỳ lặp lại 5, 10, 20 năm
cho15 trạm đo mưa ở đồng bằng Bắc bộ. Đồng
thời kết quả nghiên cứu cũng đã xây dựng các
bản đồ đẳng trị tham số của các phương trình
cường độ mưa ứng với tần suất thiết kế
5,10,20%. Dựa trên các phương trình và các bản
đồ này, có thể xác định được giá trị cường độ
mưa tại các vị trí không có trạm đo mưa để tính
toán lưu lượng tiêu thiết kế phục vụ công tác
quy hoạch, thiết kế xây dựng hệ thống tiêu thoát
nước mưa cho các khu đô thị, khu dân cư tập
trung và khu công nghiệp thuộc vùng đồng bằng
Bắc bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hoàng Văn Huệ (2001), Thoát nước Tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Lê Văn Nghinh (2003), Tính toán thủy văn thiết kế, Đại học Thủy lợi.
Ngô ĐìnhTuấn (1998), Phân tích thống kê trong thủy văn, Đại học Thủy lợi.
TCVN 7957 – 2008, Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế.
Baghirathan, V. R., and Shaw, E. M. (1978): Rainfall depth-duration-frequency studies for Sri
Lanka, Journal of Hydrology, 37, 223–239.
Burlando,P. and Rosso, R. (1996): Scaling and multiscaling models of depth-duration-frequency
curves for storm precipitation, Journal of Hydrology, 187, 45-64.
Chen, C. L. (1983): Rainfallintensity-duration-frequencyformulas, Journal of Hydraulic
Engineering, 109(12), 1603–1621.
Harder R, Desmarais R (1972), Interpolation using surface splines, Journal of Aircraft, 9.
Oliver M A., Webster R.(1990), “Kriging: a method of interpolation for GIS”, International Journal
of GeographicalInformation Systems4: 313–32.
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 57
Abstract:
ESTABLISHING FORMULAS FOR DESIGN RAINFALL INTENSITY ESTIMATION
AND CONTOUR MAPS OF PARAMETERS OF THE FORMULAS FOR THE
NORTHERN DELTA
In the design practice of urban storm water drainage systems, the design rainfall intensity formula
or the rainfall intensity-duration-frequency relationship (IDF) is usually used in therational
formula to estimate design flow rate of drainage sewers. The parameters of IDF relationship
presented in the current drainage system design criterion of Vietnam (TCVN 7957-2008) were
determined from rainfall data in years ago, so those need to be updated or renewed. This paper
presents procedures and results of new IDF equations and contour map of parameters of the
equations for the Northern Delta of Vietnam. Based on the contour maps, design engineers can
determine design flow rate of sewers in ungauged areas.
Keywords: design rainfall intensity, rainfall depth-duration-frequency.
Ngày nhận bài: 02/3/2018
Ngày chấp nhận đăng: 17/3/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36424_117742_1_pb_6134_2070326.pdf