Dù có thể được thay thế dần một phần bởi một vài ngành hiện đại hơn, sản xuất nông nghiệp
là ngành chủ lực của kinh tế Việt nam, ít ra là trong nhiều thập kỷ nữa. Ta cần thấy hướng đi sáng
suốt nhất là công nghiệp hóa nông thôn, thay vì là để nông thôn bị nuốt dần đi bởi công nghiệp.
Muốn thực hiện được công nghiệp hóa nông thôn, việc sản xuất và thu hoạch đều phải được
hỗ trợ bởi tri thức chuyên ngành. Tri thức chuyên ngành này được tổ chức thành cơ sở dữ liệu hẳn
hoi, được tổng hợp từ các chuyên gia lẫn nhà nông ở khắp nơi. Việc phòng chống dịch hại đóng vai
trò không nhỏ trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng của nông sản nói chung.
Hệ thống thông tin phân tán cho dữ liệu gốc về phòng chống dịch hại trên lúa- tôm- cá đã
được chúng tôi xây dựng, nhằm hỗ trợ cho cán bộ nông nghiệp các cấp ở Đồng bằng sông Cửu long
dễ dàng thu thập dữ liệu, sơ kết, tổng kết. Hệ thống cũng giúp nhà nông có thể tham khảo thông tin
nên việc tìm kiếm, thống kê cũng được mở rộng cho đối tượng này thực hiện.
Hệ thống còn được tổ chức sao cho liên thông được với các phân hệ khác về mô phỏng- dự
báo và xử lý trực tuyến trên bản đồ.
Toàn bộ hệ thống thông tin được cài đặt trên một cổng chức năng với các giao diện khá trang
nhã. Bằng cách tổ chức dữ liệu có tính chất tổng quát và thực hiện các xử lý một cách linh động,
nên mặc dù đang được áp dụng cho các nông sản cụ thể là lúa, tôm và cá ở ĐBSCL, hệ thống hoàn
toàn có thể phát triển lên cho các cây trồng và thuỷ sản ở các vùng kinh tế trọng điểm khác.
Việc xây dựng hai hệ thống riêng biệt cho lúa và tôm- cá vì đặc thù của cây trồng có vẻ khác
với thủy sản, đáp ứng được những yêu cầu tinh tế của cán bộ nông nghiệp mỗi lĩnh vực. Tuy nhiên,
điều đó cũng làm hạn chế bớt tính tổng quát triệt để của hệ thống.
Việc thu thập dữ liệu ban đầu bị động nhiều do các đối tác ở Trung tâm Bảo vệ thực vật Miền
Nam và Khoa Thủy sản ĐHCT, trong khi cán bộ khoa Công nghệ thông tin- Truyền thông ĐHCT
lại thiếu am hiểu về nông nghiệp, nên cũng làm tiến độ thực hiện bị chậm trễ khá nhiều. Các công
đoạn về phân tích, thiết kế bị phụ thuộc vào cán bộ nông nghiệp có kiến thức chuyên sâu nên hệ
thống được phác thảo khá chậm. Các thông tin về dịch hại chưa được cung cấp sớm và đầy đủ cho
các phân hệ liên quan
13 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng hệ thống thông tin phân tán cho dữ liệu lúa, tôm và cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN PHÂN TÁN
CHO DỮ LIỆU LÚA, TÔM VÀ CÁ
Phạm Thị Xuân Lộc, Phan Tấn Tài, Đặng Quốc Việt,
Trần Nguyễn Minh Thái, Nguyễn Thanh Hải
Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ
Email: {ptxloc, pttai, dqviet, tnmthai, nthai}@ctu.edu.vn
Tóm tắt
Giới thiệu chung
A. HTTT về lúa:
1. Mô hình triển khai
2. Sơ đồ hoạt vụ
3. Một số hình ảnh giới thiệu về lúa
a. Trang chủ
b. Giao diện dành cho Cán bộ TT BVTV Miền Nam
c. Giao diện dành cho Điều tra viên (Dành cho Cán bộ các trạm BVTV)
B. HTTT về tôm- cá:
2. Mục đích
3. Hướng giải quyết
4. Thiết kế cơ sở dữ liệu
5. Thiết kế xử lý
6. Một số giao diện:
a. Giao diện chính
b. Một số giao diện khác
Kết luận
TÓM TẮT
Dịch hại- bao gồm cả bệnh và dịch gây hại- không ngừng tấn công các giống trong trồng trọt ,
chăn nuôi và thủy hải sản nói chung. Những yếu tố gây nên dịch hại như vậy, cần có những số liệu
khoa học đo đạc chính xác trên một diện rộng. Từ đó, chúng sẽ giúp đưa ra những dự báo hiệu quả
cho nhà nông.
Bài báo của chúng tôi trình bày các hệ thống thông tin (HTTT) về phòng chống dịch hại trên
lúa, tôm và cá, nhằm mục đích hỗ trợ như trên. Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam, các
trạm của các Chi cục BVTV, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Trung tâm khuyến nông/ khuyến
ngư sẽ là nơi để triển khai các HTTT này.
Đặc biệt, khái niệm siêu dữ liệu (metadata) và phương pháp phân tích hệ thống hướng đối
tượng được sử dụng để tăng cường tính mở, do đó tính tái sử dụng, của hệ thống, đồng thời hướng
nhiều hơn đến người dùng.
TỪ KHÓA:
Hệ thống thông tin, dữ liệu, dữ liệu, siêu dữ liệu, xử lý, mô hình, sơ đồ hoạt vụ, sơ đồ dòng dữ
liệu.
GIỚI THIỆU CHUNG
Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) vốn từ lâu nổi danh với cả nước và thế giới về nông
nghiệp. Đất đai trù phú, sông nước chằng chịt và tràn trề phù sa, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích
hợp nhiều sản vật ngành trồng trọt lẫn thủy sản. Thêm vào đó, đức tính cần cù, ham học hỏi, khám
phá khoa học kỹ thuật của người nông dân đã làm cho vùng này càng thêm dồi dào giống mới, chất
lượng ngon, năng suất cao để không những cung cấp cho thị trường nội địa mà còn xuất khẩu ra thế
giới.
Hình ảnh quen thuộc thường được giới thiệu về ĐBSCL là những cánh đồng lúa bạt ngàn
xanh mượt đang reo vui trong gió, những bông lúa oằn sai hạt ngọc vàng, những thân tôm cong mẫy
quẫy sáng trời trong mẻ lưới, những bè cá san sát trên mặt nước sông mênh mông rực nắng chiều,
Lúa, tôm, và cá vẫn luôn được coi là các sản vật mạnh nơi đây.
Tuy nhiên, để có được những hình ảnh đẹp ấm lòng đó, bên cạnh những thuận lợi về đất đai,
thổ nhưỡng, khí hậu, con người như nêu trên đã có vẻ như làm nên dễ dàng các yếu tố thiên thời-
địa lợi- nhân hòa, không phải cứ tự nhiên mà vùng ĐBSCL luôn có được ngay thành quả nông
nghiệp vượt bậc. Dịch hại- bao gồm cả bệnh và dịch gây hại- không ngừng tấn công các giống cây
trái và thủy hải sản nói chung, và lúa- tôm- cá nói riêng.
Giống lúa càng mới, càng ngon, thì càng quyến dụ con rầy đến càng nhiều. Những đám mây
rầy có thể nương theo các cơn gió mà phát tán khắp nơi. Ngoài yếu tố nông hóa, thổ nhưỡng, cách
chọn giống và canh tác của nông dân cũng ảnh hưởng khá nhiều đến dịch hại. Về thủy sản, con tôm,
con cá có khi chưa kịp sinh sản nhiều đã mắc dịch bệnh, nhất là các giống trôi nổi. Dòng nước luân
lưu khắp tiểu vùng Mê-kông mang phù sa cũng góp phần mang mầm bệnh cho nông sản. Nếu nhà
nông không kịp có kiến thức phòng và trị dịch hại kịp thời, lúa- tôm- cá có thể chết hàng loạt, hoặc
giảm chất lượng thương phẩm.
Những yếu tố gây nên dịch hại như vậy, cần có những số liệu khoa học đo đạc chính xác trên
một diện rộng. Từ đó, chúng sẽ giúp đưa ra những dự báo hiệu quả cho nhà nông. Vai trò nhà khoa
học trong cụm từ “bốn nhà” (Nhà nước- nhà nông- nhà khoa học- nhà buôn) được đề cao vì thế.
Vì vậy, báo cáo của chúng tôi trình bày hệ thống thông tin về phòng chống dịch hại trên lúa,
tôm và cá, nhằm mục đích hỗ trợ như trên:
- Lưu trữ các số liệu đã đo đạc ở các mẫu trên đồng, trong ao, trong bè, ... tại một số
điểm lấy mẫu trong ĐBSCL.
- Có thể cập nhật động các số liệu theo thời vụ, giống, địa điểm, ... theo biểu và các cột
tùy ý trong phiếu điều tra hoặc sổ tay điều tra ngoài đồng.
- Cho phép tìm kiếm, thống kê các số liệu theo nhiều tiêu chí khác nhau
- Kết xuất động theo biểu và các cột tùy ý.
PHẦN A: Xây dựng HTTT về phòng chống dịch hại trên LÚA
1. Mô hình triển khai:
Hệ thống được triển khai theo mô hình dữ liệu tập trung. Dữ liệu điều tra ngoài đồng, bẫy đèn
và thời tiết được các trạm BVTV sẽ được cán bộ điều tra cập nhật vào CSDL dùng chung được lưu
trữ tại Server của TT BVTV Phía Nam. Hệ thống kết nối giữa server và các client thông qua đường
truyền Internet.
Hình 1: Mô hình triển khai
2. Sơ đồ hoạt vụ:
Một số sơ đồ hoạt vụ chính của hệ thống như sau:
Sơ đồ hoạt vụ 1: Quản trị danh mục
CB Quan tri
Cap nhat tai khoan nguoi dung
Dang nhap
Cap nhat don v i su dung
Cap nhat mua vu
Cap nhat dia phuong
Cap nhat giong
Cap nhat doi tuong dieu tra
Cap nhat loai doi tuong dieu traCap nhat noi dung dieu tra
Hình 2: Sơ đồ hoạt vụ 1- Quản trị danh mục
Sơ đồ hoạt vụ 2: Theo dõi sâu hại và dịch bệnh
CB Quan tri
Dang nhap
Xem ket qua dieu tra
Xem thong tin thoi t iet
Xem DS CB dieu tra o cac don v i
Ket xuat tinh hinh bon phan cua cac nong ho
Ket xuat tinh hinh su dung thuoc tru sau
Ket xuat tinh hinh sau hai tren dong ruong
Ket xuat tinh hinh dich benh tren dong ruong
Ket xuat ket qua theo doi bay den
Hình 2: Sơ đồ hoạt vụ 2- Theo dõi sâu hại và dịch bệnh
Sơ đồ hoạt vụ 3: Quản lý kết quả điều tra
CB Quan tri
Dang nhap
Cap nhat phan bon
Cap nhat thuoc
Cap nhat bay den
Cap nhat phieu dieu tra bay den
Lap so tay dieu tra ngoai dong
Cap nhat phieu dieu tra ngoai dong
Cap nhat thong tin thoi t iet
Hình 3: Sơ đồ hoạt vụ 3- Quản lý kết quả điều tra
3. Một số hình ảnh giới thiệu HTTT về lúa
a. Trang chủ:
Đây là giao diện đăng nhập vào hệ thống. Để sử dụng được các chức năng bạn cần đăng
nhập vào hệ thống với một tên đăng nhập và mật khẩu:
Hình 5: Giao diện đăng nhập HTTT lúa
b. Giao diện dành cho Cán bộ TT BVTV Miền Nam
Hình 6: Giao diện dành cho Cán bộ TT BVTV Miền Nam
Các chức năng của hệ thống được chia làm 4 nhóm cơ bản:Quản lý danh mục, Quản lý người dùng,
Quản lý thông tin khuyến nông và tra cứu thông tin. Cán bộ TT BVTV có thể thực hiện dễ dàng đối
với các chức năng trên khi đăng nhập vào hệ thống.
c. Giao diện dành cho Điều tra viên (Dành cho Cán bộ các trạm BVTV)
Đăng nhập bằng tài khoản điều tra viên, giao diện chính như sau:
Hình 7: Giao diện dành cho Điều tra viên
Các chức năng được chia làm 2 nhóm cơ bản là “Danh mục” và “Cập nhật số liệu điều tra
ngoài đồng”.
Một số giao diện:
Hình 8: Giao diện chọn danh mục nông hộ
Tạo các sổ tay điều tra cho các nông hộ được chọn để theo dõi điều tra dịch hại ngoài đồng.
Hình 9: Giao diện cập nhật kết quả điều tra ngoài đồng
Hình 10: Giao diện hiển thị kết quả điều tra nông hộ
Hình 11: Giao diện nhập phiếu điều tra
PHẦN B:
Xây dựng HTTT về phòng chống dịch hại trên TÔM và CÁ
1. Mục đích:
Việc thiết kế cơ sở dữ liệu nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người dùng, ở đây gồm các
nhân viên của đơn vị quản lý, các chuyên gia thủy sản, các cán bộ điều tra, và các chủ nuôi.
Cơ sở dữ liệu phải lưu trữ được hết thông tin của các đối tượng được khảo sát là các thủy
sản tôm, cá, các ao nuôi và chủ nuôi thay đổi tùy theo thời điểm ghi phiếu điều tra.
2. Hướng giải quyết:
Đề cao tính mở và tính tái sử dụng:
Các sổ tay chứa các thông tin về ao nuôi và chủ nuôi (đính kèm trong phần phụ lục của phần
“Khảo sát cấu trúc dữ liệu thô cho hệ thống thông tin phòng chống dịch hại trên lúa- tôm và cá”).
Một sổ tay có thể có nhiều phiếu điều tra. Một phiếu điều tra gồm nhiều câu hỏi có cả dạng đóng
lẫn dạng mở để chủ nuôi trả lời. Mỗi câu hỏi dạng đóng sẽ có sẵn các phương án để chủ nuôi lựa
chọn. Câu hỏi dạng mở phải ghi nhận câu trả lời tùy ý từ chủ nuôi.
Do thông tin về các chủ nuôi, ao nuôi, sổ tay điều tra và danh mục các địa phương tương
đối ổn định, tuy thỉnh thoảng cũng có thể thay đổi, nên chúng sẽ có các thực thể tương ứng trong
mô hình quan niệm cho dữ liệu.
Còn mẫu phiếu điều tra có thể được cập nhật theo nhu cầu chuyên môn của chuyên gia thủy
sản, hoặc do chính sách quản lý thông tin của đơn vị quản lý thủy sản thay đổi, thay đổi thành phần
câu hỏi trong đó, có thể thêm bớt, hoặc xáo trộn thứ tự. Mặt khác, ở mỗi câu hỏi, cách đặt câu hỏi
khi đóng, khi mở. Nội dung câu hỏi có thể dựa trên một thuộc tính có đơn vị tính khác nhau, định
dạng dữ liệu khác nhau. Vì vậy, chúng tôi chọn một cách biểu diễn tổng quát hơn, bằng cách dùng
khái niệm metadata (có người dịch là siêu dữ liệu, hoặc dữ liệu định nghĩa dữ liệu).
Dùng metadata, ta có thể linh động ghép câu hỏi vào mẫu phiếu điều tra. Khi một nông dân
trả lời, là ghi nhận thêm mới một trả lời cho một câu hỏi trong một phiếu điều tra cụ thể. Ý nghĩa
của trả lời cho câu hỏi được tôn trọng khi đơn vị tính, kiểu dữ liệu, kích thước của nó phản ánh
chính xác thực tế.
Điều này giúp ích rất nhiều trong việc thu gọn mô hình dữ liệu, và quan trọng hơn là đề cao
tính tái sử dụng của các thành phần trong hệ thống thông tin.
3. Thiết kế cơ sở dữ liệu:
Mỗi sổ tay có thể có nhiều phiếu điều tra liên quan, và được thực hiện cho một chủ nuôi
duy nhất, trên một ao nuôi thuộc về một tuyến. Tuyến có thể chạy qua nhiều xã của huyện, tỉnh nào
Các nội dung điều tra
Loại đối
tượng điều tra
Đối tượng
điều tra
đó. Do các khái niệm sổ tay, chủ nuôi, tuyến, huyện, xã được sử dụng khá thường xuyên nên chúng
tôi quyết định không mô hình hóa thành metadata, mà để nguyên dưới dạng các thực thể để người
dùng nào cũng dễ truy cập hơn.
Ở đây, khái niệm metadata được sử dụng khá nhuần nhuyễn đối với các câu hỏi trong các
mẫu phiếu điều tra, và các câu trả lời trong từng phiếu điều tra theo mẫu phiếu đã thiết kế. Đây là
phần chủ yếu dành cho cán bộ nông nghiệp các cấp, có thể cập nhật cũng như tìm kiếm, thống kê
hết sức linh động theo thực tế và mục đích xử lý hay thay đổi. Điều này cũng giúp ích cho các cán
bộ khoa học làm công tác dự báo và mô phỏng có thể thêm hoặc bớt đi các nhân tố ảnh hưởng đến
dịch hại, bệnh hại và năng suất, chất lượng nông sản. Công việc truy cập thông tin trên bản đồ sẽ
được cung ứng một cách đa dạng tùy theo yêu cầu của người dùng do các thông số về thuộc tính
của giống nông sản, loại dịch bệnh, hoặc về ao nuôi, thửa ruộng, chủ nuôi, được hiển thị lên cho
người dùng chọn lựa tùy ý.
Mỗi câu hỏi ngoài phần nội dung, có kiểu nhập liệu, đơn vị tính cho dữ liệu trả lời và kiểu
định dạng cho dữ liệu xuất để có thể kết xuất tự động sau này. Có hai loại câu hỏi: câu hỏi đóng là
câu hỏi dạng trắc nghiệm gắn với các phương án để chọn lựa , và câu hỏi mở có câu trả lời tùy
thuộc vào người trả lời phiếu. Câu hỏi trắc nghiệm có thể cho phép chỉ một phương án, hoặc nhiều
lựa chọn (multi-choices).
Để liên thông được với phân hệ xử lý bản đồ (GIS), dữ liệu trả lời về tọa độ nói chung gồm
kinh độ và vĩ độ, sẽ được lưu trữ sát với thực tế dữ liệu nhận được từ các máy GPS 76CS (GPS
Venture HC-GPS Legend HCX GPS Vista HCX), gồm có độ và phút đến phần ngàn.
4. Thiết kế xử lý:
Như các hệ thống thông tin khác, các công việc xử lý chính trong hệ thống đang xét gồm có
cập nhật, tìm kiếm và thống kê trên các đối tượng được mô hình hóa.
Các đối tượng ở đây chia làm hai loại: loại 1- gồm các đối tượng về địa phương, chủ nuôi và
sổ tay- và loại 2 – liên quan mẫu phiếu điều tra, phiếu điều tra, câu hỏi, phương án lựa chọn để trả
lời đóng và các trả lời mở.
Một cách tổng quát, các câu hỏi trong phiếu điều tra, dù ngắn hay dài, đều có thể quy về
cùng thực thể “Câu hỏi” để dễ mở rộng và tái sử dụng các câu hỏi trong nhiều mẫu phiếu điều tra
khác nhau, và cũng rút gọn được mô hình dữ liệu không quá bành trướng khi số câu hỏi tăng lên và
đa dạng do hướng đến nhiều đối tượng và thuộc tính khác nhau trong thực tế. Việc tổng quát hóa
này, ngoài ích lợi đó, cũng đồng thời giúp có một cách xử lý tương đối đồng nhất cho nhiều dạng
câu hỏi khác nhau.
Tuy nhiên, các câu hỏi có thể mang tính đệ quy nên cần một chút kỹ năng lập trình tinh xảo
để đáp ứng cho từng mục đích công việc như: cập nhật, tìm kiếm, thống kê.
Hệ thống nhằm để phục vụ nhiều người dùng, từ nhà nông đến nhà khoa học, cán bộ quản lý
Nhà nước về trồng trọt, thủy sản. Thực tế, các chủ nuôi cũng có nhu cầu tìm kiếm, thống kê trên các
số liệu điều tra và đây là một nhu cầu chính đáng. Hệ thống có cung cấp những bảng biểu thống kê
thông dụng luôn được chuẩn bị sẵn.
Mặt khác, hệ thống còn cho phép những người dùng thuộc loại cán bộ xử lý, có kiến thức
trong lĩnh vực thủy sản như nhân viên của đơn vị quản lý nguồn thủy sản (Chi cục Thủy sản, cán bộ
khuyến ngư, ), chuyên gia thủy sản, có thể tự đưa ra các tiêu chí để tìm kiếm hoặc thống kê để
truy xuất các thông tin cần tìm/ tính.
5. Một số giao diện:
a. Giao diện chính:
Hình 12: Giao diện chính HTTT thủy sản
Các chức năng của hệ thống gồm các menu : Hệ thống, Địa phương, Điểm điều tra, Mẫu điều tra,
Số liệu điều tra, Tìm kiếm và Thống kê, trong đó tương tự như ở HTTT lúa, chỉ có các điều tra viên
mới có quyền cập nhật (do đó các sơ đồ hoạt vụ không vẽ ở đây).
Hệ thống
Cán bộ điều tra
Tài khoản đăng nhập
Địa phương
Ấp
Xã
Huyện
Tỉnh
Điểm điều tra
Tuyến
Chủ hộ
Mẫu điều tra
Xác lập mẫu phiếu
Câu hỏi
Phương án
Đơn vị tính
Kiểu nhập liệu
Kiểu đinh dạng
Tìm kiếm
Chủ hộ
Sổ tay
Tuyến
Câu hỏi
Thống kê
Sổ tay
Phiếu điều tra
Câu hỏi
Tuyến
b. Một số giao diện khác:
Hình 13: Giao diện hiển thị danh mục tuyến
Khi click chọn Thêm tuyến giao diện như sau:
Hình 14: Giao diện để thêm tuyến mới
Thêm tuyến mới Xem thông tin về các
huyện thuộc tuyến
Nhập tên tuyến
Chọn hướng: N: Bắc; S: Nam;
E: Đông; W: Tây
Chọn độ và nhập phút.
Cập nhật Câu hỏi.
Hình 15: Giao diện để cập nhật câu hỏi
Để cập nhật danh mục câu hỏi, người dùng Click vào “Câu hỏi” như hình bên trên.
Hình 16: Giao diện để thêm câu hỏi
Ngoài ra còn có các chức năng thống kê như trên phương án, câu hỏi, sổ tay, phiếu điều tra, tuyến ...
Chẳng hạn, đối với phiếu điều tra, người dùng chọn chức năng “Nhập liệu”, giao diện của chức
năng đó như hình:
Hình 17: Giao diện để nhập một phiếu điều tra
Thêm câu hỏi cho mức hiện tại
Thêm (xem) câu
hỏi con cho câu
hỏi đang xét
Thêm (xem)
phương án trả
lời cho câu hỏi
đang xét
Trở lại danh sách
phiếu của sổ tay
Nội dung
các câu hỏi
Trả lời các câu
hỏi mở.
KẾT LUẬN
Dù có thể được thay thế dần một phần bởi một vài ngành hiện đại hơn, sản xuất nông nghiệp
là ngành chủ lực của kinh tế Việt nam, ít ra là trong nhiều thập kỷ nữa. Ta cần thấy hướng đi sáng
suốt nhất là công nghiệp hóa nông thôn, thay vì là để nông thôn bị nuốt dần đi bởi công nghiệp.
Muốn thực hiện được công nghiệp hóa nông thôn, việc sản xuất và thu hoạch đều phải được
hỗ trợ bởi tri thức chuyên ngành. Tri thức chuyên ngành này được tổ chức thành cơ sở dữ liệu hẳn
hoi, được tổng hợp từ các chuyên gia lẫn nhà nông ở khắp nơi. Việc phòng chống dịch hại đóng vai
trò không nhỏ trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng của nông sản nói chung.
Hệ thống thông tin phân tán cho dữ liệu gốc về phòng chống dịch hại trên lúa- tôm- cá đã
được chúng tôi xây dựng, nhằm hỗ trợ cho cán bộ nông nghiệp các cấp ở Đồng bằng sông Cửu long
dễ dàng thu thập dữ liệu, sơ kết, tổng kết. Hệ thống cũng giúp nhà nông có thể tham khảo thông tin
nên việc tìm kiếm, thống kê cũng được mở rộng cho đối tượng này thực hiện.
Hệ thống còn được tổ chức sao cho liên thông được với các phân hệ khác về mô phỏng- dự
báo và xử lý trực tuyến trên bản đồ.
Toàn bộ hệ thống thông tin được cài đặt trên một cổng chức năng với các giao diện khá trang
nhã. Bằng cách tổ chức dữ liệu có tính chất tổng quát và thực hiện các xử lý một cách linh động,
nên mặc dù đang được áp dụng cho các nông sản cụ thể là lúa, tôm và cá ở ĐBSCL, hệ thống hoàn
toàn có thể phát triển lên cho các cây trồng và thuỷ sản ở các vùng kinh tế trọng điểm khác.
Việc xây dựng hai hệ thống riêng biệt cho lúa và tôm- cá vì đặc thù của cây trồng có vẻ khác
với thủy sản, đáp ứng được những yêu cầu tinh tế của cán bộ nông nghiệp mỗi lĩnh vực. Tuy nhiên,
điều đó cũng làm hạn chế bớt tính tổng quát triệt để của hệ thống.
Việc thu thập dữ liệu ban đầu bị động nhiều do các đối tác ở Trung tâm Bảo vệ thực vật Miền
Nam và Khoa Thủy sản ĐHCT, trong khi cán bộ khoa Công nghệ thông tin- Truyền thông ĐHCT
lại thiếu am hiểu về nông nghiệp, nên cũng làm tiến độ thực hiện bị chậm trễ khá nhiều. Các công
đoạn về phân tích, thiết kế bị phụ thuộc vào cán bộ nông nghiệp có kiến thức chuyên sâu nên hệ
thống được phác thảo khá chậm. Các thông tin về dịch hại chưa được cung cấp sớm và đầy đủ cho
các phân hệ liên quan.
Về sau, xác định được đề tài phải dựa trên chủ lực là chính nên đội ngũ CNTT đã đẩy nhanh
tốc độ và đạt được một số kết quả thỏa mãn gần hết các mục tiêu đã đề ra.
Ngoài ra, hiện nay, do thực hiện trang web, đòi hỏi cán bộ nhập liệu phải có thao tác nhanh
trong vòng một phiên (session) cho một phiếu với máy chủ (server) của hệ thống. Nếu không, tất cả
dữ liệu nhập cho phiếu đó sẽ chưa kịp lưu trữ. Do đó, hướng giải quyết đã thực hiện là nhập liệu
không trực tuyến (offline ), sau đó sẽ đưa lên máy chủ một lượt để giảm thiểu rủi ro.
Về mặt phát triển và ứng dụng, các hệ thống thông tin phân tán trên lúa và trên tôm- cá đã
được gom chung thành kho dữ liệu (DW: data warehouse) thống nhất, có thể áp dụng cho bất kỳ
loại nông- lâm- thủy- hải sản nào trên cả nước. Từ đó, đã thực hiện xử lý thống kê trực tuyến
(OLAP) trên kho dữ liệu trên và đã cho nhiều rất nhiều kết quả thống kê hữu ích.
Với những hạn chế chủ quan và khách quan đã nêu của đề tài cũng như tầm ứng dụng và phát
triển của nó, chúng tôi tha thiết mong:
– Có thêm kinh phí từ TW và các tỉnh đã khảo sát để duy trì hoạt động cho cổng thông
tin.
– Thêm được sự hỗ trợ để có thể nhân rộng ra các tỉnh khác ở ĐBSCL nói riêng và cả
nước nói chung.
– Tiếp tục thu thập thêm các ý kiến đóng góp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO về LÚA
[1] Phạm Thanh Liêm. Tài liệu tập huấn phương pháp thu và xử lý mẫu . Nội dung 2 đề tài
KC.01.15/06-10.
[2]. Sổ tay hướng dẫn phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùng, lùn xoán lá, Bộ NN&PTNT, 08/2008.
Các Website:
1. Lưu ý dịch hại trên lúa vụ hè thu.
2. Hội nông dân Việt Nam
3. Nhà nông hỏi – Nhà khoa học trả lời
4. Cổng thông tin điện tử: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
5. www.agroviet.gov.vn
6. www.caylua.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO về TÔM và CÁ
1. TTTMVietnam, Tôm chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2007. Thông
tin thương mại Việt nam, 2008(Số ra 17/01/2008).
2. AGRO, Xuất khẩu tôm sú giảm do giá cao. AGROinfo, 2009(Số ra ngày 10/02/2009).
3. NongNghiepVN, ĐBSCL: Tôm sú chết hàng loạt. Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 2009(Số ra
ngày 26/10/2009).
4. Đặng Thị Hoàng Oanh, T.T.T.H., Giáo trình “Bệnh học thủy sản”, phần II “Bệnh tôm”.
2005: Khoa Thủy Sản- Đại học Cần Thơ.
5. Tề, B.Q., Bệnh của tôm nuôi và biện pháp phòng trị. 2003.
6. Crookall, D.M., Allan, Participant and Computer Roles in Simulations. Simulation/Games
for Learning, 1985. 15(June 1985): p. 17.
7. Nguyễn Công Hiền, N.P.T.A., Mô hình hóa hệ thống và mô phỏng. 2006, Hà Nội: Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật.
8. Đỗ Thị Hòa, V.K.T. and N.N.T. Phan Văn út3, Nghiên cứu bệnh đốm trắng do virus
(WSBV) ở tôm Sú (Penaeus monodon) tại Khánh Hòa vμ thử nghiệm các biện pháp phòng
bệnh.
9. Wooldridge, M., An Introduction to MultiAgent Systems. 2002: John Wiley & Sons Ltd.,.
10. Luân, N.T.M., Bài giảng mô phỏng. 2008, Cần Thơ: Khoa Công Nghệ Thông Tin và Truyền
Thông - Đại học Cần Thơ.
11. Drogoul, A., Bài giảng Simulation. 2008.
12. Tề, B.Q., Công nghệ nuôi tôm sú an toàn thực phẩm. 2006: Nhà xuất bản nông nghiệp- Hà
nội.
13. TTKhuyến_Ngư, Kỹ thuật nuôi tôm sú theo tiêu chuẩn GAP. 2008, Sóc Trăng: Sở thủy sản
Sóc Trăng.
14. Thông tin kĩ thuật dành cho người nuôi tôm. 10/05/2009]; Available from:
15. viên, T.t.g., Bệnh tôm, Cần Thơ: Khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ. 12.
16. Tề, B.Q., Bệnh học thủy sản- Phần 2- Bệnh truyền nhiễm. 2005, Hà Nội: Viện Nghiên cứu
và nuôi trồng thủy sản I.
17. Bé, V.V., Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng - Luận văn tốt nghiệp cao
học ngành nuôi trồng thủy sản. 2007, Cần Thơ: Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.
View publication stats
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_he_thong_thong_tin_phan_tan_cho_du_lieu_lua_tom_va.pdf