So sánh với thí nghiệm của chúng tôi với các
kết quả thí nghiệm nêu trên, chúng tôi có những
điểm tương đồng và khác biệt sau:
- Tỉ lệ, thành phần các chất, chủng thú vật thí
nghiệm: vì tiến hành thí nghiệm trên thỏ nên
chúng tôi mô phỏng lại thí nghiệm Marrero
Miragaya, Maria Acelia và các cộng sự với 400
μL được chia làm 2 lần mỗi lần duy trì trong 60
giây. Kết quả chúng tôi quan sát thấy có hiện
tượng sưng viêm xảy ra sau 1 giờ, phù nề bắt
đầu xuất hiện sau 2 giờ và sau 24 giờ hiện tượng
phù nề, giãn mạch, có sự xuất hiện của các mạch
máu nhỏ quanh hậu môn, xuất huyết, viêm và
loét và tăng tiết dịch. Tuy nhiên do mục tiêu thí
nghiệm duy trì được các triệu chứng trên sau ít
nhất là 1 tuần để thử thuốc nên chúng tôi tiến
hành kích ứng nhiều ngày và tăng tỉ lệ dầu ba
đậu lên 10% dầu ba đậu trong diethyl ether. So
sánh với các thí nghiệm của Nishiki K, Okumura
Makoto, Marrero Miragaya, Maria Acelia chúng
tôi cho rằng thiết kế về thời gian, liều thử
nghiệm và chủng thú vật thí nghiệm có thể cho
những kết quả khác nhau, liều thử nghiệm càng
cao, tần suất lập lại nhiều lần thì mức độ thương
tổn và khả năng duy trì các thương tổn kéo dài
hơn. Ngoài ra chúng tôi nhận thấy rằng tác
dụng gây nên các búi trĩ chủ yếu do tính chất
của dầu ba đậu nên tăng tỉ lệ dầu lên thì khả
năng xuất hiện búi trĩ nhiều hơn.
- Về phương pháp tiến hành: so sánh với thí
nghiệm của Hélio Plapler thì khả năng xuất hiện
búi trĩ, tỉ lệ đạt được cao hơn và ổn định hơn so
với thí nghiệm của chúng tôi. Ngoài ra thí
nghiệm của Hélio Plapler còn có thể duy trì búi
trĩ sau 2-3 tuần. Vì vậy phương pháp can thiệp
sâu vào cấu trúc giải phẫu của hậu môn có thể
cho được kết quả tốt hơn, ổn định hơn so với
dùng hóa chất.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình gây trĩ thực nghiệm bằng hỗn hợp dầu ba đậu và Pyridin trên thỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 32
XÂY DỰNG MÔ HÌNH GÂY TRĨ THỰC NGHIỆM BẰNG HỖN HỢP
DẦU BA ĐẬU VÀ PYRIDIN TRÊN THỎ
Trần Mạnh Hùng*, Huỳnh Thị Hồng Phượng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bệnh trĩ (hemorrhoid) được tạo thành do sự dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ và là một
trong những bệnh đứng đầu trong các bệnh lý về hậu môn-trực tràng. Do tỉ lệ mắc bệnh cao và ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng cuộc sống nên việc xây dựng các mô hình dược lý gây bệnh trĩ phục vụ cho các nghiên cứu
trên là cần thiết. Với mục đích trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình gây trĩ thực
nghiệm bằng hỗn hợp dầu ba đậu và pyridine trên thỏ”.
Phương pháp: Phương pháp gây trĩ thực nghiệm được tiến hành bằng cách bôi nhúng hỗn hợp các hóa chất
có khả năng gây kích ứng trực tràng. Chỉ tiêu đánh giá gồm: mức độ và thời gian sưng đỏ, tiết dịch, viêm loét ở
hậu môn và thời gian tạo thành búi trĩ và kích thước của búi trĩ.
Kết quả: Hỗn hợp thích hợp để gây trĩ thực nghiệm là: 5 thể tích pyridin + 5 thể tích diethyl ether + 5 thể
tích dầu ba đậu 10% trong diethyl ether, bôi nhúng 2 lần mỗi lần 200 μL trong vòng 60 giây, kích ứng liên tục
10 ngày. Với phương pháp này, sau 1 giờ đã xuất hiện các triệu chứng, sau 24 giờ có biểu hiện trĩ cấp và duy trì
được khoảng 12-15 ngày.
Kết luận: Như vậy, mô hình này có thể áp dụng để đánh giá hiệu quả điều trị trĩ của các thuốc mới hướng
đến mục tiêu này.
Từ khóa: Trĩ thực nghiệm, dầu ba đậu, pyridin.
ABSTRACT
DEVELOPMENT OF AN EXPERIMENTAL MODEL FOR CHEMICAL-INDUCED HEMORRHOID
IN RABBIT
Tran Manh Hung, Huynh Thi Hong Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 32 - 37
Objective: Hemorrhoids are dilated or bulging veins of the rectum and anus, and one of leading disorders of
recto-anal diseases. Due to high prevalence and direct influence of hemorrhoids on quality of life, development of
animal models for screening therapeutic agents is necessary. In this study, we investigated several hemorrhoid
models induced by chemicals.
Method: Experimental hemorrhoid model was induced by a mixture of irritating chemicals applied to rabbit
rectum. Parameters for hemorrhoid evaluation included rectal swelling, exudates, inflammation and presence of
sac-like protrusion.
Results: Mixture that could induce experimental hemorrhoid was: 5 volumes of pyridine + 5 volumes of
diethyl ether + 5 volumes of croton oil 10% in diethyl ether, 200 μL applied twice a day for 60 seconds. This
mixture could evoke hemorrhoid symptoms after 24 hours and remaining for 12-15 days.
Conclusion: Our model can be applied for screening anti-hemorrhoid agents.
Keywords: Experimental hemorrhoid, croton oil, pyridine
*Khoa Dược, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Mạnh Hùng ĐT: 093.7746.596 Email: manhung1969@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 33
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh trĩ (hemorrhoid) được tạo thành do
sự dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Tuy
không gây tử vong và ít khi có biến chứng
nặng nề nhưng lại trực tiếp ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trĩ là
một trong những bệnh đứng đầu trong các
bệnh lý về hậu môn-trực tràng. Bệnh trĩ rất
phổ biến ở nước ta và trên thế giới với tỉ lệ
người mắc bệnh khá cao(1).
Do tỉ lệ mắc bệnh cao và ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng cuộc sống nên nhu cầu
chữa bệnh luôn luôn đòi hỏi việc nghiên cứu,
phát triển và hoàn thiện các phương pháp
chữa bệnh, nghiên cứu tìm ra các thuốc mới.
Bên cạnh đó hạn chế được các tổn thương và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân
cũng được quan tâm.
Vì vậy, việc xây dựng các mô hình dược lý
gây bệnh trĩ phục vụ cho các nghiên cứu trên là
cần thiết, đặc biệt trong việc phát triển các thuốc
chữa bệnh trĩ bằng dược liệu ở nước ta. Với mục
đích trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Xây dựng mô hình gây trĩ thực nghiệm bằng
hỗn hợp dầu ba đậu và pyridine trên thỏ”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thú vật thử nghiệm
Thỏ thí nghiệm là thỏ giống New Zealand,
trọng lượng từ 1,5-2 kg, khỏe mạnh, không dị
tật, không có biểu hiện bất thường, do viện
Pasteur TP.HCM cung cấp. Thỏ được nuôi riêng
từng con trong lồng kích thước 50 x 40 x 50 cm
(cao x rộng x dài), được cung cấp đủ thức ăn và
nước uống hàng ngày. Thỏ thí nghiệm sau khi
gây được bệnh được phân ra thành các lô thử
nghiệm sau:
Lô chứng (6 con) để lành tự nhiên.
Lô điều trị bằng thuốc trị trĩ trên thị trường
(6 con).
Hóa chất thử nghiệm
Dầu ba đậu: thu được từ dịch chiết ép hạt
ba đậu.
Pyridin: hãng Sigma
Chloroform: Merck
Diethyether: Merck
Phương pháp gây trĩ thực nghiệm
Phương pháp gây trĩ thực nghiệm được tiến
hành bằng cách bôi nhúng hỗn hợp các hóa chất
có khả năng gây kích ứng trực tràng. Các hỗn
hợp khảo sát được liệt kê dưới đây:
1. Hỗn hợp cồn tuyệt đối + chloroform (tỉ lệ
1:1), bôi nhúng 100 μL vào hậu môn thỏ trong
vòng 60 giây kích ứng cách ngày trong 14 ngày
2. Hỗn hợp cồn tuyệt đối + chloroform (tỉ lệ
1:1), bôi nhúng 100 μL vào hậu môn thỏ trong
vòng 60 giây kích ứng liên tục trong 14 ngày.
3. Chloroform (99%), bôi nhúng 100 μL trong
vòng 60 giây, kích ứng cách ngày trong 14 ngày.
4. Chloroform (99%), bôi nhúng 100 μL trong
vòng 60 giây, kích ứng liên tục trong 3 ngày liên
tiếp sau đó nghỉ 1 ngày và sau đó tiếp tục kích
ứng 3 ngày liên tiếp, tiếp tục như vậy trong
vòng 24 ngày.
5. Chloroform (99%), bôi nhúng 100 μL trong
vòng 60 giây, kích ứng liên tục trong 14 ngày.
6. Hỗn hợp: 5 thể tích chloroform + 5 thể tích
dầu ba đậu 6% trong diethyl ether, bôi nhúng
100 μL trong vòng 60 giây, kích ứng liên tục
trong ngày.
7. Hỗn hợp 5 thể tích CHCl3 + 5 thể tích
diethyl ether + 5 thể tích dầu ba đậu 6% trong
ether, bôi nhúng 100 μL trong vòng 60 giây, kích
ứng liên tục trong 14 ngày.
8. Hỗn hợp: 5 thể tích pyridin + 5 thể tích
diethyl ether + 5 thể tích dầu ba đậu 6% trong
diethyl ether. Kích ứng liên tục trong 3 ngày liên
tiếp sau đó nghỉ 1 ngày và sau đó tiếp tục kích
ứng 3 ngày liên tiếp, tiếp tục như vậy trong
vòng 14 ngày.
9. Hỗn hợp: 5 thể tích pyridin + 5 thể tích
diethyl ether + 5 thể tích dầu ba đậu 6% trong
diethyl ether, bôi nhúng 100 μL trong vòng 60
giây, kích ứng trong 14 ngày.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 34
10. Hỗn hợp: 5 thể tích pyridin + 5 thể tích
diethyl ether + 5 thể tích dầu ba đậu 10% trong
diethyl ether, bôi nhúng 100 μL trong vòng 60
giây, kích ứng trong 14 ngày
11. Hỗn hợp: 5 thể tích pyridin + 5 thể tích
diethyl ether + 5 thể tích dầu ba đậu 10%
trong diethyl ether, bôi nhúng 2 lần mỗi lần
200 μL trong vòng 60 giây, kích ứng liên tục
trong 14 ngày.
Chỉ tiêu đánh giá
-Thời gian xuất hiện sưng đỏ, mức độ sưng
đỏ
-Thời gian niêm mạc bị tổn thương, mức độ
tổn thương niêm mạc, viêm loét
-Xuất huyết, mức độ xuất huyết nặng hay
nhẹ
-Tiết dịch, hậu môn chảy nước
-Thời gian xuất hiện các mạch máu nhỏ
xung quanh hậu môn
-Thời gian tạo thành búi trĩ, kích thước của
búi
Phân tích thống kê
Các số liệu được thống kê và trình bày dưới
dạng giá trị trung bình ± SEM (standard error of
mean: sai số chuẩn của giá trị trung bình) cũng
như biểu diễn bằng các loại biểu đồ. Sự khác
nhau được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị
p < 0,01-0,05 được thực hiện qua phép kiểm t-
Student.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Kết quả khảo sát 11 hỗn hợp gây kích ứng
Trong suốt quá trình thử nghiệm, chúng tôi
đã theo dõi kết quả gây trĩ thực nghiệm của 11
hỗn hợp đã mô tả ở trên. Phần lớn các hỗn hợp
khảo sát (từ hỗn hợp số 1 đến hỗn hợp số 10)
đều có khả năng gây xuất hiện búi trĩ, tuy nhiên
thời gian xuất hiện ngắn nên rất khó theo dõi
đáp ứng của các thuốc thử nghiệm. Chỉ có duy
nhất hỗn hợp số 11 (5 thể tích pyridin + 5 thể tích
ether + 5 thể tích dầu ba đậu 10%/ ether) bôi
nhúng 2 lần mỗi lần 200 μL trong vòng 60 giây,
kích ứng liên tục 10 ngày sau 1 giờ đã xuất hiện
các triệu chứng, sau 24 giờ có biểu hiện trĩ cấp và
duy trì được khoảng 13-15 ngày (Hình 1).
Hình 1. Quá trình gây trĩ thực nghiệm của hỗn hợp dầu ba đậu, pyridin và ether
Các thông số đánh giá mức độ gây trĩ của
hỗn hợp dầu ba đậu, pyridin và ether
Mức độ gây trĩ được đánh giá bằng độ sưng
của hậu môn (Hình 2, trái) và độ giãn tĩnh mạch
(Hình 2, phải). So với thỏ bình thường, hậu môn
của thỏ gây trĩ sưng to và có tĩnh mạch giãn
rộng kèm theo sung huyết tĩnh mạch (Hình 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 35
Hình 2. Mức độ gây sưng viêm, giãn tĩnh mạch và sung huyết của hỗn hợp gây trĩ
Đáp ứng của mô hình gây trĩ thực nghiệm
với thuốc trị trĩ trên thị trường
Do tổn thương sau khi gây trĩ có sưng, viêm
loét, xuất huyết, tiết dịch, đóng vẩy cứng gây
nứt hậu môn, nên chúng tôi tiến hành theo dõi
đáp ứng của lô thí nghiệm sử dụng kết hợp 3
thuốc với các cơ chế khác nhau để điều trị triệu
chứng của bệnh: Proctolog (Trimebutine: chống
co thắt, dãn cơ co thắt hậu môn, Ruscogenins:
trợ tĩnh mạch và bảo vệ mạch), Mastu (Bismuth
subgallate: bảo vệ niêm mạc), Hydrocotisone
(kháng viêm corticoid) để làm giảm nhanh
chóng các tổn thương trên. Kết quả thực nghiệm
cho thấy mô hình đáp ứng khá tốt với các thuốc
điều trị (Hình 3, Bảng 1).
Hình 3. Mức độ đáp ứng của một số chế phẩm điều trị trĩ
Bảng 1. So sánh thời gian điều trị giữa thỏ chứng và
thỏ gây trĩ
Thỏ điều trị Thỏ chứng
Thời gian hết sưng
hoàn toàn (ngày)
8,0 ± 0,365**
(n=6)
13,7 ± 0,83
(n=6)
Thời gian hết viêm
loét (ngày)
5,3 ± 0,333*
(n=6)
6,83 ± 0,31
(n=6)
Thời gian hết xuất
huyết (ngày)
2,7 ± 0,211
(n=6)
3,33 ± 0,33
(n=6)
Thời gian hết tiết
dịch (ngày)
8,5 ± 0,847**
(n=6)
14,3 ± 0,33
(n=6)
Bàn luận
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về xây
dựng mô hình gây trĩ trên đông vật thí nghiệm
được tiến hành với các phương pháp khác nhau
nhưng chủ yếu gây mô hình bằng cách can thiệp
sâu vào cấu trúc giải phẫu và dùng những hóa
chất gây kích ứng da và niêm mạc, có khả năng
gây tụ máu và gây phồng rộp (nhằm tạo ra các
tổn thương như viêm, loét, tụ máu) dẫn đến việc
hình thành các búi trĩ. Đa số các mô hình gây trĩ
cấp theo dõi trong vòng 30 giờ (đối với việc sử
dụng các hóa chất) hay trong vòng 2-3 tuần (khi
can thiệp sâu vào cấu trúc giải phẫu). Trong
nghiên cứu này chúng tôi chọn các hóa chất như
CHCl3, pyridine, dầu ba đậu dựa trên các tính
chất hóa học và vật lý đặc trưng, khả năng gây
kích ứng của các chất. Việc sử dụng hỗn hợp
pyridine, dầu ba đậu và diethyl ether đã được
một số nghiên cứu công bố, tuy nhiên tỉ lệ các
chất trong hỗn hợp và phương pháp thực hiện
hầu như không được mô tả rõ, đồng thời thời
gian gây bệnh quá ngắn (24-30 giờ) nên rất khó
đánh giá khi áp dụng mô hình để sàng lọc
thuốc. Vì thế trong phương pháp này, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát để đưa ra những thông số
thực nghiệm và chỉ tiêu đánh giá nhằm tạo ra
được một mô hình phù hợp với điều kiện phòng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Dược Khoa 36
thí nghiệm nước ta. Một số phương pháp gây trĩ
thực nghiệm khác cũng được trình bày trong
bảng 2.
Bảng 2. Các mô hình gây trĩ thực nghiệm trên động vật(2,3,4,5)
Tác giả Đối tượng
nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Kết quả
Hélio Plapler
(2006)
Khỉ
(Cebus Apella)
Gây mê sau đó tiến hành thắt tĩnh mạch
hậu môn
Xuất hiện búi trĩ sau 9 ngày và kéo dài sau 2-3
tuần
Nishiki K và cộng
sự (1998)
Chuột cống Bôi nhúng 0,16 ml hỗn hợp gồm nước
khử ion, pyridine, diethyl ether, 6% dầu
ba đậu trong pyridine ether (1:4:5:10)
vào hậu môn chuột trong 12 giây.
Xuất hiện phù nề, viêm, giãn mạch, tắc nghẽn
mạch máu, xâm nhập fibrin và hoại tử trong biểu
mô, sau 6 giờ và kéo dài trong 24 giờ.
Okumura Makoto
và cộng sự
(1998)
Chuột cống Bôi nhúng 100 μL hỗn hợp gồm
nước (khử ion), pyridine, diethyl ether,
3% dầu ba đậu trong pyridine ether
(1:4:5:10) vào hậu môn chuột trong 10
giây
Xuất hiện phù nề, viêm, giãn mạch, sau 3 giờ và
kéo dài trong 24 giờ.
Marrero và các
cộng sự (2008)
Thỏ
(NZ& SGB)
Bôi nhúng 800 μL hỗn hợp gồm
pyridine, diethyl ether và 6% dầu ba
đậu trong diethyl ether trong vòng
60 giây
Xuất hiện phù nề, giãn mạch, tắt nghẽn
mạch máu, xâm nhập của fibrin, viêm và
hoại tử trong biểu mô sau 10 giờ và kéo dài
ổn định trong 30 giờ
So sánh với thí nghiệm của chúng tôi với các
kết quả thí nghiệm nêu trên, chúng tôi có những
điểm tương đồng và khác biệt sau:
- Tỉ lệ, thành phần các chất, chủng thú vật thí
nghiệm: vì tiến hành thí nghiệm trên thỏ nên
chúng tôi mô phỏng lại thí nghiệm Marrero
Miragaya, Maria Acelia và các cộng sự với 400
μL được chia làm 2 lần mỗi lần duy trì trong 60
giây. Kết quả chúng tôi quan sát thấy có hiện
tượng sưng viêm xảy ra sau 1 giờ, phù nề bắt
đầu xuất hiện sau 2 giờ và sau 24 giờ hiện tượng
phù nề, giãn mạch, có sự xuất hiện của các mạch
máu nhỏ quanh hậu môn, xuất huyết, viêm và
loét và tăng tiết dịch. Tuy nhiên do mục tiêu thí
nghiệm duy trì được các triệu chứng trên sau ít
nhất là 1 tuần để thử thuốc nên chúng tôi tiến
hành kích ứng nhiều ngày và tăng tỉ lệ dầu ba
đậu lên 10% dầu ba đậu trong diethyl ether. So
sánh với các thí nghiệm của Nishiki K, Okumura
Makoto, Marrero Miragaya, Maria Acelia chúng
tôi cho rằng thiết kế về thời gian, liều thử
nghiệm và chủng thú vật thí nghiệm có thể cho
những kết quả khác nhau, liều thử nghiệm càng
cao, tần suất lập lại nhiều lần thì mức độ thương
tổn và khả năng duy trì các thương tổn kéo dài
hơn. Ngoài ra chúng tôi nhận thấy rằng tác
dụng gây nên các búi trĩ chủ yếu do tính chất
của dầu ba đậu nên tăng tỉ lệ dầu lên thì khả
năng xuất hiện búi trĩ nhiều hơn.
- Về phương pháp tiến hành: so sánh với thí
nghiệm của Hélio Plapler thì khả năng xuất hiện
búi trĩ, tỉ lệ đạt được cao hơn và ổn định hơn so
với thí nghiệm của chúng tôi. Ngoài ra thí
nghiệm của Hélio Plapler còn có thể duy trì búi
trĩ sau 2-3 tuần. Vì vậy phương pháp can thiệp
sâu vào cấu trúc giải phẫu của hậu môn có thể
cho được kết quả tốt hơn, ổn định hơn so với
dùng hóa chất.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu “Xây dựng mô hình gây trĩ
thực nghiệm bằng hỗn hợp dầu ba đậu và
pyridine trên thỏ”chúng tôi đã thu được một số
kết quả với nội dung được tóm tắt như sau:
- Tỉ lệ thích hợp để gây trĩ là: 5 thể tích
pyridin + 5 thể tích diethyl ether + 5 thể tích dầu
ba đậu 10% trong diethyl ether, bôi nhúng 2 lần
mỗi lần 200 μL trong vòng 60 giây, kích ứng liên
tục 10 ngày. Với phương pháp này, sau 1 giờ đã
xuất hiện các triệu chứng, sau 24 giờ có biểu
hiện trĩ cấp và duy trì được khoảng 12-15 ngày.
Về mặt thực nghiệm, và cả về mặt phương
pháp, mô hình này rất thích hợp cho điều kiện
hiện có của phòng thí nghiệm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Khoa 37
- Các thú vật thử nghiệm có đáp ứng khá tốt
với các thuốc trị bệnh trĩ trên thị trường như
Proctolog, Mastu, Hydrocortison. Như vậy, mô
hình này có thể áp dụng để đánh giá hiệu quả
điều trị trĩ của các thuốc mới hướng đến mục
tiêu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quang Nghĩa (2001), Bệnh trĩ, NXB. Y học, Hà Nội.
2. Marrero M, et al (2008) “Formulation for the rectal
administration of thrombolytically-acitive agents””, European
Patent EP1576951.
3. Nishiki K, Nishinaga K (1998) “Croton oil – induced
hemorrhoid model in rat: comparison of anti-inflammatory
activity of diflucortolone valerate with other glucocorticoid”,
Nippon Yakurigaku Zarshi, 92(4), 215-225.
4. Okumura M, Okuda T, Nakamura T, Yajima M (1998)
“Preparation for treating wounds or hemorrhoids”, United
States Patent 5852050.
5. Plapler H (2006) “Hemorrhoids: an experimental model in
monkeys”, Acta Cirúrgica Brasileira, 21(5), 354-356.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_mo_hinh_gay_tri_thuc_nghiem_bang_hon_hop_dau_ba_dau.pdf