Tôn trọng văn hóa truyền thống: Hoạt động du lịch cần thu hút được du khách đến
xem, học hỏi, tìm hiểu các phong tục tập quán của cộng đồng địa phương, bao gồm việc sử
dụng ngôn ngữ và tôn trọng phong tục tập quán địa phương. Cư dân địa phương qua đó
cũng học được cách đối đãi du khách tốt hơn, có thể tiếp đón du khách là những người đến
từ nhiều nền văn hóa và truyền thống khác nhau.
Quản lý sản phẩm hợp lý: Cần lường trước áp lực của phát triển du lịch và áp dụng kỹ
thuật quản lý để ngăn chặn hội chứng cám dỗ của một điểm đến du lịch. Tất cả các bên
cùng phối hợp để chăm sóc, bảo vệ môi trường sống tự nhiên ở những nơi có di sản văn
hóa, thắng cảnh và văn hóa địa phương. Nội dung hương ước, quy ước của làng cần bổ
sung những vấn đề liên quan đến làng du lịch văn hóa như thống nhất giá cả, không chanh
chấp khách, xây dựng phong cách văn hóa đối với mỗi loại hình dịch vụ.
Coi trọng chất lượng: Các hoạt động du lịch phải được đánh giá thông qua các chỉ số
như thời gian lưu trú, doanh thu và đặc biệt là chất lượng phục vụ du khách. Khi xã hội
đánh giá cao ngành du lịch, các hoạt động kinh tế địa phương sẽ được đầu tư nhiều hơn và
điểm đến du lịch sẽ hấp dẫn hơn.
Tạo ấn tượng cho du khách: Mục tiêu của du khách khi đi du lịch là để có được sự
thanh thản, sảng khoái và hài lòng. Do đó, những người làm du lịch phải đảm bảo cung cấp
cho du khách cơ sở hạ tầng và các sản phẩm du lịch gây ấn tượng tốt cho du khách.
Tranh thủ các nguồn vốn, nhất là vốn Chương trình 135 để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cần dựa vào sự đóng góp công sức của các hộ gia đình tại chỗ để xây dựng đường làng,
ngõ xóm sạch đẹp. Ngân sách cấp huyện hoặc Ngân hàng chính sách lựa chọn một số hộ
cho vay theo dự án nhỏ để xây dựng phòng nghỉ, làm nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch,
khôi phục nghề thủ công , tiến tới xây dựng quỹ hỗ trợ du lịch văn hóa của làng. Nhiệm
vụ chủ yếu của quỹ là tổ chức tham quan, tập huấn, mời chuyên gia hướng dẫn, tư vấn, đầu
tư cho một số hoạt động dịch vụ chung, một số công trình công nghệ của làng.
Chỉ khi nào cộng đồng người dân được hưởng lợi từ du lịch, được sự hướng dẫn của
ngành Văn hóa và Du lịch, lúc đó làng văn hóa mới trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG VĂN HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH
Phùng Thị Hạnh
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Xây dựng mô hình làng văn hóa phục vụ cho du lịch là một hình thức phát triển
bền vững. Muốn phát triển được mô hình này cần các yếu tố: có cảnh quan môi trường
sạch đẹp, có sắc thái địa phương; có các di sản văn hóa phong phú và mang tính độc
đáo; có hoạt động khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa nhằm phục vụ các hoạt động
du lịch; giao thông thuận lợi. Đồng thời, các cấp lãnh đạo của Đảng, chính quyền ở
huyện và xã sở tại phải nhận thức vấn đề xây dựng làng văn hóa phục vụ du lịch là vấn
đề quan trọng nhằm xóa đói giảm nghèo.
Từ khóa: làng du lịch, du lịch văn hóa, di sản văn hóa, tài nguyên du lịch, tài nguyên
văn hóa
Nhận bài ngày19.9.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.10.2019
Liên hệ tác giả: Phùng Thị Hạnh; Email: pthanh@hnmu.edu.vn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiều tỉnh đã coi trọng vấn đề
xây dựng mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch, còn gọi là làng du lịch văn hóa, một hình
thức phát triển du lịch bền vững. Điều này phản ánh xu thế chung về nhu cầu du lịch trên
thế giới hiện nay. Theo số liệu điều tra của Tổ chức “Du lịch thế giới”, ngày nay có khoảng
80% số khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị văn hóa độc đáo và khác biệt
với nền văn hóa của dân tộc họ. Họ muốn được xem và hưởng thụ những giá trị văn hóa
giàu bản sắc, đích thực, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Người dân tự
tổ chức các sinh hoạt văn hóa đích thực vì cuộc sống của người dân chứ không phải “đóng
giả” vì du khách. Do đó, các hoạt động văn hóa sống động như các phiên chợ, cảnh làm
ruộng bậc thang, lễ cưới, sinh hoạt ở từng gia đình, sản xuất đồ rèn, thêu dệt thổ cẩm
luôn thu hút du khách.
Tuy nhiên, các nguồn lực văn hóa này vẫn chỉ mang tính chất tự phát, chưa tạo thành
dịch vụ, do đó chưa tăng được nguồn thu từ khách du lịch. Nguồn thu chủ yếu từ khách du
lịch vẫn là dịch vụ lưu trú, ăn uống và vận chuyển đi lại (khoảng 70%), trong khi dịch vụ
mua sắm hàng hóa cũng như vui chơi giải trí còn chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 30%). Các
đơn vị quản lý và kinh doanh du lịch cần đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí tại
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019
119
điểm du lịch hoặc các khu lưu trú gần dân cư địa phương như làng, bản để kéo dài thời
gian lưu trú của du khách, hoàn thiện hơn mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch.
2. NỘI DUNG
2.1. Khái niệm
Làng văn hóa phục vụ du lịch hay làng du lịch văn hóa là một điểm du lịch có tài
nguyên du lịch văn hóa, mà tâm điểm chính là ngôi làng truyền thống - nơi cư trú của
người dân địa phương và có tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ du
khách, với các dịch vụ như quan sát, tham gia đời sống địa phương, trình diễn nghệ thuật,
lưu trú tại làng, thưởng thức ẩm thực, mua sắm
Làng văn hóa phục vụ du lịch được phân tích ở đây khác với mô hình làng du lịch
được xây dựng với tư cách một “cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số
loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng - ga - lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây
dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các
nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác
phục vụ khách du lịch” [2].
Khi xây dựng một ngôi làng truyền thống thành mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch
phải tiến hành khảo sát các tài nguyên du lịch văn hóa, tổ chức các hoạt động phục vụ du
lịch nhằm đáp ứng nhu cầu xem, nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt của du khách.
2.2. Mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch
Theo tác giả Trần Hữu Sơn [4], mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch phải đáp ứng
những điều kiện sau:
Có cảnh quan môi trường sạch đẹp, có sắc thái địa phương
Cảnh quan thiên nhiên đẹp như rừng cây, suối, thác, núi, hang động, đồng ruộng, đầm
phá, bờ biển, đồng thời phải mang bản sắc đặc trưng văn hóa từng vùng, từng miền, từng
dân tộc. Làng của người Mông có đặc trưng khác với làng của người Tày, người Giáy.
Làng của người Việt Bắc bộ khác với làng chài lưới Trung bộ hoặc làng miệt vườn Nam
bộ Đặc trưng này phản ánh ở các cấu trúc không gian vật chất của làng gồm: đường
làng, không gian ở, không gian sản xuất (nương rẫy, ruộng bậc thang, cánh đồng), thậm
chí cả cây trồng mang tính đặc hữu trong làng.
Môi trường cư trú của dân làng phải đảm bảo yếu tố sạch, hợp vệ sinh (có nguồn nước
sạch, chuồng trại gia súc làm xa nhà, nhà nghỉ phải có công trình vệ sinh, đường làng sạch
sẽ); đồng thời môi trường đó cũng phải an toàn, không tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến các
sự cố như lũ quét, cháy rừng, nhiễm xạ
120 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Có các di sản văn hóa phong phú và mang tính độc đáo, hấp dẫn đối với du khách
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị văn hóa khoa học lịch sử bao
gồm: kiến trúc nhà cửa, các công trình kiến trúc tôn giáo, các di tích, danh lam thắng cảnh,
các di vật về nghề thủ công, trang phục truyền thống
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề [1].
Di sản văn hóa phi vật thể ở các làng văn hóa phục vụ du lịch bao gồm lễ hội, phong tục
tập quán, tín ngưỡng dân gian, văn nghệ dân gian, các tri thức về bí quyết ẩm thực,
chữa bệnh
Các di sản này càng hấp dẫn với du khách hơn khi nó khác lạ với các làng du lịch
xung quanh, có sắc thái riêng. Càng lạ, càng độc đáo sẽ càng thu hút du khách.
Có hoạt động khai thác tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ các hoạt động du lịch
Khai thác các tài nguyên, nguồn lực nhằm đáp ứng các nhu cầu xem, giải trí của du
khách như tổ chức tham quan cảnh đẹp thiên nhiên, tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hóa, giới
thiệu trình diễn văn nghệ dân gian
Khai thác các nguồn lực, tài nguyên du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn
uống. Xây dựng các nhà nghỉ, phòng nghỉ mang phong cách bản địa, tổ chức các cửa hàng
ăn uống, nấu ăn, phòng ăn Theo quy định, một điểm du lịch phải có bằng không gian
diện tích đủ rộng để tiếp đón ít nhất hai đoàn khách du lịch đi tập thể với số lượng 40 du
khách cùng một lúc và có các vị trí đỗ xe tương ứng [3].
Tổ chức các dịch vụ phục vụ du lịch khác như dẫn đường leo núi, xây dựng quầy bán
hàng lưu niệm gắn với nghề thủ công truyền thống
Làng văn hóa phục vụ du lịch phải thực sự có năng lực và khả năng tạo ra giá trị mới
về kinh tế và hiệu quả xã hội mà trước hết thông qua du lịch, tham quan, bồi dưỡng nâng
cao dân trí, nhân sinh quan cho các đối tượng khách du lịch đến tham quan.
Đảm bảo giao thông thuận lợi và các điều kiện khác
Làng văn hóa phục vụ du lịch phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch, định hướng sử
dụng, khai thác vào mục đích du lịch của kinh tế địa phương, kinh tế Trung Ương và phải
được Bộ chủ quản đối với tài nguyên chấp nhận về mặt pháp lý, được sự đồng ý và tự
nguyện của cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu, sử dụng đối với tài nguyên du lịch đó. Ở đây
là các hộ dân cư trú trong làng.
Có thị trường, đối tượng du lịch trong nước và quốc tế, có không gian lưu thông, hành
lang liên kết du lịch với các thị trường du lịch, các cửa khẩu quốc tế và các điểm, khu du
lịch khác.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019
121
Làng phải nằm trong tuyến du lịch, có giao thông thuận tiện, có những khả năng thực
tế để kết nối tạo thành những hành lang di chuyển khách thông qua các phương tiện vận
chuyển một cách hợp lý nhất, chi phí thấp nhất từ các thị trường khách du lịch, các cửa
khẩu, các sân bay, bến tàu, bến xe dựa trên nền tảng của hệ thống cơ sở hạ tầng về giao
thông. Yếu tố này rất quan trọng, vì một làng dù giàu tài nguyên du lịch văn hóa đến mấy
nhưng không thuận tiện về giao thông cũng rất khó thu hút khách. Du khách không thể di
chuyển hàng trăm cây số đường núi khó khăn chỉ đến thăm một làng. Giao thông nội bộ
trong làng cũng phải thuận tiện, có lối đi sạch sẽ bảo đảm cho khách du lịch bộ hành và
phương tiện đi lại dễ dàng, an toàn.
Các yếu tố khác như hệ thống điện, nước, vệ sinh, thông tin liên lạc cũng phải đảm
bảo để du khách có thể lưu trú và khám phá các tài nguyên cũng như đời sống địa
phương
Trong thực tế, làng văn hóa phục vụ du lịch được quyết định bởi ba nhóm nhân tố
khác nhau:
+ Nhóm nhân tố thứ nhất: các nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của làng. Nhóm này
bao gồm vị trí địa lý (gần trung tâm du lịch, nằm trên tuyến du lịch), tài nguyên du lịch văn
hóa (sự độc đáo và phong phú của nguồn tài nguyên).
+ Nhóm nhân tố thứ hai: những nhân tố liên quan đến việc bảo đảm du khách lưu lại ở
làng. Đó là cơ sở phụ vụ việc nghỉ ngơi (cơ sở lưu trú như phòng ngủ, nhà nghỉ), các cơ
sở phục vụ ăn uống, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí (xem văn nghệ, lễ hội), mua sắm
hàng thủ công, đồ lưu niệm.
+ Nhóm nhân tố thứ ba: những nhân tố đảm bảo giao thông cho khách đến điểm du
lịch (bao gồm những điều kiện đã có và khả năng mở các tuyến đường mới, thuận tiện).
Nhóm nhân tố thứ nhất là tạo ra vẻ hấp dẫn của làng nhưng nhóm nhân tố thứ hai, thứ
ba lại có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành làng. Nhóm nhân tố thứ nhất đóng vai trò
tiềm năng, nhóm nhân tố thứ hai, thứ ba mới biến “tiềm năng” thành khả năng hiện thực.
Vì vậy, đầu tư cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc) và xây dựng
cơ sở lưu trú, khai thác các nguồn lực văn hóa phục vụ du lịch vẫn là vấn đề cấp thiết.
- Khai thác các giá trị văn hóa địa phương tại các làng, các bản vào phục vụ du lịch
có thể:
- Bảo tồn và gia tăng lợi ích của đối tượng du lịch địa phương.
- Phát triển các đối tượng du lịch mới.
- Phát triển bền vững các giá trị văn hóa địa phương.
- Phát triển nghệ thuật truyền thống.
- Phát triển nghề chế tạo, bán tại chỗ và xuất khẩu sản phẩm lưu niệm.
122 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Tùy thuộc vào mức độ thu hút khách của các đối tượng du lịch, có thể chia ra các loại
làng văn hóa phục vụ du lịch như sau:
- Làng chuyên về phong tục tập quán truyền thống.
- Làng chuyên về hoạt động thủ công mỹ nghệ.
- Làng chuyên cung cấp hoạt động của ngành thủy sản.
- Làng gắn với một di tích văn hóa.
- Làng chuyên cung cấp các dịch vụ du lịch đặc biệt.
Khi du khách đến tham quan những làng này đều không chỉ thưởng ngoạn vẻ đẹp tự
nhiên, yên bình mà được cung cấp nhiều kiến thức, kỹ năng sống của cộng đồng dân cư địa
phương. Tất cả các làng đều đưa văn hóa truyền thống và các hoạt động nghệ thuật vào thu
hút khách du lịch. Mỗi làng đều có một nhóm nghệ sĩ truyền thống riêng. Để duy trì hoạt
động, các nhóm duy trì sinh hoạt nghệ thuật thường xuyên và sẽ thực hiện biểu diễn nhiều
hơn khi có du khách.
2.3. Một số khó khăn trong xây dựng mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch
hiện nay
Thiếu vốn: Hầu hết các làng được phát triển bởi các cộng đồng dân cư và dựa vào số
vốn tự có ít ỏi của người dân. Chính quyền thường chỉ đầu tư về cơ sở hạ tầng như đường
giao thông, điện, viễn thông
Hạn chế về nguồn nhân lực: Hệ thống dịch vụ và kĩ năng phục vụ còn yếu, sớm thỏa
mãn với các điều kiện hiện có, thiếu các công ty du lịch chuyên nghiệp Những hạn chế
này ảnh hưởng đến việc tổ chức và quản lý hoạt động du lịch, gây khó khăn cho việc mở
rộng kinh doanh du lịch.
Hạn chế về hoạt động xúc tiến, giới thiệu: Thiếu mạng lưới thông tin, thiếu các sự
kiện để quảng bá, giới thiệu mô làng văn hóa phục vụ du lịch. Thêm nữa, không phải tất cả
các làng du lịch đều có cơ hội tham gia triển lãm, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, bởi điều
này còn phụ thuộc nhiều vào người trung gian.
Hạn chế về cơ sở hạ tầng: Việc thiếu thông tin về khoa học công nghệ cản trở sự
phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho việc nâng cấp các làng văn hóa phục vụ nhu cầu du lịch.
Nhìn chung, để phát triển làng văn hóa phục vụ du lịch đòi hỏi phải có nguồn nhân lực
có trình độ quản lý du lịch; tâm huyết với việc bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc địa
phương; biết thu hút và tổ chức được hầu hết người dân trong làng tham gia làm dịch vụ,
phục vụ khách du lịch. Phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn là
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt với những cộng đồng vẫn còn
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019
123
lưu giữ, bảo tồn nền văn hóa, phong tục, đặc sắc riêng. Chính quyền địa phương phải phối
hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo
nghiệp vụ tổ chức du lịch tại cơ sở để nâng cao năng lực của các tổ chức du lịch làng. Các
nội dung đào tạo cơ bản là đào tạo ngoại ngữ, nghiệp vụ hướng dẫn quản lý du lịch làng
nghề, xúc tiến du lịch, nghệ thuật ẩm thực, chế biến món ăn
2.4. Giải pháp xây dựng làng văn hóa phục vụ du lịch
Về nhận thức: Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền ở huyện và xã sở tại phải nhận
thức vấn đề xây dựng làng văn hóa phục vụ du lịch là quan trọng nhằm góp phần phát triển
kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo. Nhận thức này phải được thể hiện trong Nghị quyết
của Đảng bộ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các đoàn thể cũng như các chương trình
công tác của chính quyền các cấp.
Về công tác tổ chức: Chính quyền xã và làng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng làng văn
hóa phục vụ du lịch trên cơ sở thống nhất với Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư. Ban chỉ đạo bao gồm tổ trưởng Đảng, trưởng thôn, già làng và đại diện các
đoàn thể. Ban chỉ đạo cần xây dựng các tiêu chí cụ thể (về bảo tồn các di sản văn hóa, tổ
chức đội văn nghệ, lựa chọn gia đình tổ chức các dịch vụ ăn, nghỉ) để định hướng và
phát triển hoạt động du lịch của địa phương.
Hỗ trợ điểm đến du lịch: Cần có chiến lược thu hút du khách đến tìm hiểu về đất nước,
con người và khẳng định các đặc tính của điểm đến như kiến trúc, di sản, ẩm thực, văn
hóa Cần đầu tư xây dựng điểm hoạt động văn hóa cộng đồng. Ở vùng cư dân nhà sàn,
lựa chọn ngôi nhà sàn to, rộng, xây dựng thành điểm sinh hoạt văn hóa. Ở các vùng dân cư
ở nhà nền đất, dựa vào kiến trúc cổ truyền, xây dựng một nhà sàn sinh hoạt văn hóa cộng
đồng có quy mô thích hợp làm điểm sinh hoạt văn hóa. Phải bảo tồn ở mỗi làng từ 5 đến 10
ngôi nhà cổ gắn với phong cách kiến trúc, cảnh quan, môi trường bao quanh làng.
Lợi nhuận cho cộng đồng địa phương: Dân cư địa phương sẽ tham gia hưởng ứng tích
cực nếu họ có lợi ích từ du lịch. Một số làng khi đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, có bán
vé tăng nguồn thu thì một phần kinh phí này cần được điều tiết thành nguồn thu trực tiếp
cho dân làng. Người dân tham gia phục vụ du lịch, phát triển, quảng bá văn hóa được
hưởng lợi cụ thể từ hoạt động phục vụ du lịch. Do đó, trích nguồn thu từ du lịch hỗ trợ cho
dân làng phát triển du lịch là một yêu cầu cấp bách nhằm khuyến khích tính chủ động sáng
tạo của người dân.
Chính sách đào tạo và tuyển dụng người dân địa phương tham gia vào lao động, trực
tiếp phục vụ du lịch. Cần cử cán bộ đi tham quan học hỏi kinh nghiệm một số làng trong
tỉnh, ngoài tỉnh. Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tổ chức các lớp tập huấn cho
từng đối tượng: luyện tập văn nghệ, khôi phục nghề thủ công, giao tiếp, ứng xử với du
khách, học ngoại ngữ, học về kiến thức ẩm thực
124 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Tôn trọng văn hóa truyền thống: Hoạt động du lịch cần thu hút được du khách đến
xem, học hỏi, tìm hiểu các phong tục tập quán của cộng đồng địa phương, bao gồm việc sử
dụng ngôn ngữ và tôn trọng phong tục tập quán địa phương. Cư dân địa phương qua đó
cũng học được cách đối đãi du khách tốt hơn, có thể tiếp đón du khách là những người đến
từ nhiều nền văn hóa và truyền thống khác nhau.
Quản lý sản phẩm hợp lý: Cần lường trước áp lực của phát triển du lịch và áp dụng kỹ
thuật quản lý để ngăn chặn hội chứng cám dỗ của một điểm đến du lịch. Tất cả các bên
cùng phối hợp để chăm sóc, bảo vệ môi trường sống tự nhiên ở những nơi có di sản văn
hóa, thắng cảnh và văn hóa địa phương. Nội dung hương ước, quy ước của làng cần bổ
sung những vấn đề liên quan đến làng du lịch văn hóa như thống nhất giá cả, không chanh
chấp khách, xây dựng phong cách văn hóa đối với mỗi loại hình dịch vụ.
Coi trọng chất lượng: Các hoạt động du lịch phải được đánh giá thông qua các chỉ số
như thời gian lưu trú, doanh thu và đặc biệt là chất lượng phục vụ du khách. Khi xã hội
đánh giá cao ngành du lịch, các hoạt động kinh tế địa phương sẽ được đầu tư nhiều hơn và
điểm đến du lịch sẽ hấp dẫn hơn.
Tạo ấn tượng cho du khách: Mục tiêu của du khách khi đi du lịch là để có được sự
thanh thản, sảng khoái và hài lòng. Do đó, những người làm du lịch phải đảm bảo cung cấp
cho du khách cơ sở hạ tầng và các sản phẩm du lịch gây ấn tượng tốt cho du khách.
Tranh thủ các nguồn vốn, nhất là vốn Chương trình 135 để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cần dựa vào sự đóng góp công sức của các hộ gia đình tại chỗ để xây dựng đường làng,
ngõ xóm sạch đẹp. Ngân sách cấp huyện hoặc Ngân hàng chính sách lựa chọn một số hộ
cho vay theo dự án nhỏ để xây dựng phòng nghỉ, làm nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch,
khôi phục nghề thủ công, tiến tới xây dựng quỹ hỗ trợ du lịch văn hóa của làng. Nhiệm
vụ chủ yếu của quỹ là tổ chức tham quan, tập huấn, mời chuyên gia hướng dẫn, tư vấn, đầu
tư cho một số hoạt động dịch vụ chung, một số công trình công nghệ của làng.
Chỉ khi nào cộng đồng người dân được hưởng lợi từ du lịch, được sự hướng dẫn của
ngành Văn hóa và Du lịch, lúc đó làng văn hóa mới trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
3. KẾT LUẬN
Xây dựng mô hình làng văn hóa phục vụ du lịch là một hướng đi phù hợp với nhu cầu
đi du lịch ở nhà dân (homestay), khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, muốn xây dựng được
mô hình này, đòi hỏi làng văn hóa phải đáp ứng được các yếu tố sau: có tài nguyên du lịch
độc đáo, hấp dẫn du khách; có cảnh môi trường sạch đẹp, có bản sắc văn hóa địa phương;
giao thông đến làng thuận lợi Đồng thời, các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa
phương cần nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình làng văn hóa phục
vụ du lịch sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo
tại địa phương và phát triển bền vững.
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019
125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2009), Luật di sản văn hóa, - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2009), Làng du lịch, - Tiêu chuẩn Việt Nam 7797.
3. Nguyễn Thăng Long (2004), “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí các khu, tuyến, điểm du lịch ở
Việt Nam”, - Đề tài KHCN, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.
4. Trần Hữu Sơn (2008), “Xây dựng mô hình làng du lịch văn hóa”, - Đề tài KHCN, Sở Văn hóa
Thể thao & Du lịch Lào Cai.
BUILDING A CULTURAL VILLAGE TO SERVE TOURISM
Abstract: Building a model of cultural villages for tourism is a form of sustainable
development. In order to develop this model, it is necessary to have the following factors:
clean and beautiful environment, local characteristics; rich cultural heritages and unique
characteristics; exploiting cultural tourism resources aiming to service tourism activities;
convenient transportation. At the same time, leaders of the Party, authorities in the
district and the host communes need to be aware of building a cultural village for tourism
is an important issue to reduce poverty.
Keywords: Tourist village, cultural tourism, cultural heritage, tourism resources,
cultural resources
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_mo_hinh_lang_van_hoa_phuc_vu_du_lich.pdf