Uc là một trong những mô tả ảnh hưởng
nhất, có khả năng ức chế HDAC tốt với cấu
trúc bất bão hòa, được tính như sau Uc = log2
× (1 + nDB + nTB + nAB) ở đây nDB, nTB
và nAB tương ứng là số liên kết đôi, liên kết
ba và vòng thơm.
Như vậy, để tối đa hóa hoạt tính, chúng tôi
tập trung tăng các mảnh cấu trúc nRNHO, Uc,
C-038 và nCRX3 song song với việc giảm thiểu
GATS2e, SpMax1_Bh (e), N-067, GGI3 và
Eta_epsi_A; cuối cùng điều kiện tốt nhất cho
từng mô tả đã được xác định như sau: GATS2e
= 0.18, nRNHO = 1 hoặc 2, Uc = 5.33,
SpMax1_Bh (e) = 3.80, C-038 = 1 hoặc 2, N-
067 = 0, GGI3 = -0.42, Eta_epsi_A = 0.49 và
nCRX3 = 1. Tuy nhiên thực tế khó có thể xây
dựng được cấu trúc hoàn toàn chính xác từ
thông số trên nhưng nó cũng đã đưa ra được
hướng tìm kiếm và phát triển các hợp chất ức
chế HDAC2
7 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình liên quan định lượng giữa cấu trúc và tác dụng ứng dụng trong sàng lọc tìm kiếm chất ức chế histon deacetylase, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 10-16
10
Xây dựng mô hình liên quan định lượng giữa cấu trúc
và tác dụng ứng dụng trong sàng lọc tìm kiếm
chất ức chế histon deacetylase
Phạm Thế Hải1, Đoàn Việt Nga2, Nguyễn Thị Ngọc
1,
Bùi Thanh Tùng2, Lê Thị Thu Hường2,*
1Đại học Dược Hà Nội, 13-15 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Việt Nam
2Khoa Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Ung thư hiện nay là mối quan tâm hàng đầu trên thế giới với rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm
tìm kiếm hợp chất có khả năng điều trị trúng đích. Enzyme histon deacetylase (HDAC) được đánh giá là một
trong những đích phân tử quan trọng nhất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát triển và đánh giá mô hình
QSAR để xác định hoạt tính của các hợp chất có khả năng ức chế HDAC2 chỉ dựa trên cấu trúc phân tử. Nghiên
cứu sử dụng mô tả phân tử DRAGON, kỹ thuật LDA với phần mềm STATISTICA 10.0 để xây dựng mô hình.
Mô hình này được đánh giá với độ chính xác hơn 86% và đảm bảo các nguyên tắc OECD. Phương pháp này
giúp cho quá trình nghiên cứu phân loại, sàng lọc được nhanh, giảm chi phí và tăng hiệu quả. Ngoài ra, các kết
quả đạt được tạo cơ sở cho việc phát hiện và thiết kế hợp chất mới ức chế HDAC2, hướng tới phát triển thành
thuốc điều trị ung thư nhắm đích.
Nhận ngày 16 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 07 tháng 10 năm 2015, Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 12 năm 2016
Từ khóa: Histone deacetylase 2; định lượng mối quan hệ giữa cấu trúc và hoạt tính; mô tả phân tử DRAGON;
LDA; STATISTICA.
1. Đặt vấn đề*
Trên thế giới hiện nay, đẩy lùi căn bệnh ung
thư luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Đã có
rất nhiều nghiên cứu trước đây nhằm tìm kiếm
các hợp chất điều trị nhắm đích phân tử. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định và lựa
chọn đích phân tử là enzyme histone
deacetylase 2 (HDAC2), một enzyme quan
trọng thuộc họ HDAC có chức năng loại bỏ
nhóm nhóm acetyl từ -N-acetyl lysin amino
acid của phần histon trong cấu trúc của gen
_______
* Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-37450188
Email: ltthuong1017@gmail.com
[1]. Việc ức chế enzyme HDAC2 sẽ giúp ngăn
chặn quá trình tổng hợp ADN từ đó ngăn chặn
tế bào ung thư phát triển [2]. Tại Việt Nam, đã
có một số nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất
mới có khả năng ức chế HDAC2 và đưa ra một
hướng mới trong tìm kiếm các thuốc điều trị
ung thư [3-7]. Tuy nhiên, các phương pháp này
còn tốn nhiều thời gian và kinh phí. Vì vậy, để
tiết kiệm và nâng cao hiệu quả nghiên cứu,
chúng tôi đã tính toán các tham số phân tử dựa
vào đặc điểm cấu trúc và từ đó xây dựng thành
công mô hình định lượng giữa cấu trúc và hoạt
tính sinh học (QSAR - quantitive structure
activity relationship). Trên cơ sở đó, việc sàng
lọc và định hướng phát triển hợp chất ức chế
P.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 10-16 11
HDAC2 trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, tạo
tiền đề cho bước nghiên cứu hợp chất chữa ung
thư nhắm đích tiếp theo.
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nguyên liệu
Cơ sở dữ liệu ChemBL và thông tin từ các
bài báo cáo khoa học có liên quan trước đây
được khai thác và kiểm tra để chuẩn bị cơ sở dữ
liệu (CSDL) đủ lớn và đa dạng các chất có hoạt
tính ức chế HDAC2. CSDL đầu tiên gồm 1181
hợp chất có hoạt tính sinh học được xác định
qua nồng độ ức chế 50% đối tượng thử (IC50 -
inhibitor concentration 50%), hằng số ức chế
(Ki) hoặc thông số khác. Sau đó, 184 hợp chất
được thêm vào có hoạt tính ức chế cả HDAC1
và HDAC2. Cuối cùng, CSDL được xây dựng
bao gồm 1471 hợp chất trong đó 715 hợp chất có
hoạt tính ức chế HDAC2 và 756 hợp chất giống
thuốc [8] nhưng không có hoạt tính ức chế.
2.2. Phương pháp
Mô hình QSAR biểu diễn mối liên hệ giữa
cấu trúc và tác dụng sinh học của các chất dưới
biểu thức toán học. Để xây dựng được các mô
hình này thì cả cấu trúc và tác dụng sinh học
đều phải được định lượng hóa. Mô hình
QSARcó dạng: Y = a1(x1) + a2(x2)++ an(xn).
Trong đó, Y là biến đáp ứng (mang 2 giá trị: +1
đối với các hợp chất có tác dụng ức chế
HDAC2 và -1 đối với các hợp chất không có
tác dụng ức chế HDAC2); x1, x2..., xn là các
tham số phân tử đặc trưng cho cấu trúc; a1,
a2,...an là các hằng số thể hiện trọng số của từng
tham số phân tử xi đối với tác dụng sinh học.
2.2.1. Tính toán tham số mô tả phân tử
Tham số mô tả phân tử là kết quả của một
quá trình toán học và logic chuyển đổi thông tin
được mã hóa trong cấu trúc hóa học thành một
số có khả năng đặc trưng cho phân tử đấy [9].
Để thực hiện tính toán, tất cả các cấu trúc của
CSDL được chuyển đổi thành hệ thống đơn
giản hóa với đầu vào được biểu diễn dưới dạng
dòng SMILES (Simplified Molecular Input Line
Entry System) bằng việc sử dụng phần mềm
ChemDraw v.10.0 [10]. Căn cứ vào các mã
code, hơn 2000 mô tả phân tử thuộc họ 0D, 1D
và 2D được tính toán bằng phần mềm Dragon
v.6.0 [11]. Để tính toán mô tả phân tử, tối ưu
hóa cấu trúc bán thực nghiệm đã được thực hiện
cho mỗi hợp chất. Quy trình này được thực hiện
dựa trên các thuật toán Polak - Ribiere sử dụng
trong HyperChemv.8.0 [12]. Thuật toán tối
thiểu hóa năng lượng thông qua việc thay đổi
cấu trúc không gian phân tử để đạt năng lượng
thấp nhất, tăng độ bền cho hợp chất [13].
2.2.2. Thiết kế tập huấn luyện và tập kiểm tra
Sau khi tính toán mô tả phân tử, CSDL
được chia thành tập huấn luyện (TS - training
set) và tập kiểm tra (PS - prediction set), sử
dụng phương pháp phân tích cụm k-MCA (k-
mean cluster analysis) với phần mềm
STATISTICA 10.0 [14]. Tập huấn luyện
(chiếm 75% CSDL) được sử dụng cho việc xây
dựng (huấn luyện) mô hình. Tập huấn luyện
cho phép phát hiện mối quan hệ có khả năng dự
đoán. Còn tập kiểm tra bao gồm các phân tử mà
mô hình chưa bao giờ gặp được sử dụng để
đánh giá độ mạnh và khả năng ngoại suy của
các các mô hình xây dựng được.
2.2.3. Phát triển mô hình
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích sự
khác biệt tuyến tính (LDA - linear discriminant
analysis) để xác định mối quan hệ giữa tham số
phân tử và hoạt tính ức chế.
Lựa chọn tham số phân tử: Kỹ thuật đưa
vào dần từng bước các biến (FS - Forward
stepwise) được sử dụng để lựa chọn bước đầu
tập hợp các tham số phân tử. Đây là thuật toán
kết hợp dần dần với một biến mới dựa trên trị
số p và tỷ lệ phân phối Fisher (F). Sau đó,
nghiên cứu đã dùng phương pháp tập hợp con
tốt nhất (BS - best subset), tính giá trị lambda
Wilks (λ) để lựa chọn các tham số phân tử có
khả năng dự đoán hoạt tính tốt.
Phát triển mô hình: Mô hình LDA được tối
ưu hóa và phát triển bằng phương pháp phân
tích sự khác biệt tuyến tính tổng quát (GLDA -
General Linear Discriminant Analysis) trong
STATISTICA 10.0 dựa trên lý thuyết xác suất
P.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 10-16
12
thống kê. Ở đây, phương pháp phân bố tuyến
tính Fisher được sử dụng để giải quyết vấn đề
phân loại.
Mô hình tốt nhất đối với mỗi kỹ thuật được
lựa chọn dựa vào các thông số thống kê khi
đánh giá trên TS và PS là: độ chính xác hay tỉ lệ
phần trăm các chẩn đoán chính xác (Ac -
Accuracy), độ nhạy (Se - Sentivity), độ đặc hiệu
(Sp - Specificity), hệ số tương quan Matthews
(MCC- matthews correlation coefficient), tỉ lệ
dương tính giả (FPrate- False Positive Rate),
đường cong đặc trưng ROC (Receiver
operating characteristic) [15] thông qua thông
số về giá trị diện tích dưới đường cong (AURC-
area under the ROC curve). Trong đó:
Ac = (Tp + Tn)/(Tp + Tn + Fp + Fn)
Se = Tp/(Tp + Fn)
Sp = Tn/(Tn + Fp)
MCC = (Tp Tn – Fn Fp)/[((Tp + Fn)(Tp
+ Fp)(Tn + Fn)(Tn + Fp))1/2]
ROC = ((Su– br * Se)/ ( 1- br); Se);
Ở đây: Su = (Tp + Fn)/(Tp + Tn + Fp+ Fn);
br = (Tp + Fp)/(Tp + Tn + Fp + Fn)
Tp: Số dương tính thật; Tn: số dương tính
giả; Fp: số âm tính thật; Fn: số âm tính giả.
2.2.4 Đánh giá mô hình
Mô hình QSAR được đánh giá theo 5
nguyên tắc của OECD như sau:
(1) Có đích xác định.
(2) Các thuật toán được sử dụng để xây
dựng mô hình rõ ràng (mô hình có thể được tái
xây dựng lại những hợp chất mới).
(3) Có miền cấu trúc ứng dụng (AD -
applicability domain) được xác định (sử dụng
phương pháp đòn bẩy).
(4) Thỏa mãn các đánh giá nội trên tập TS
để kiểm tra mức độ khớp, độ mạnh và ổn định
của mô hình.
(5) Giải thích được cơ chế (nếu có thể).
3. Kết quả và bàn luận
Đầu tiên, CSDL đã được chia ra thành TS
và PS. Các hợp chất có hoạt tính được chia
thành 10 cụm và các hợp chất không có hoạt
tính thành 12 cụm. Từ mỗi cụm, khoảng 75%
các hợp chất được lựa chọn để xây dựng thành
TS. Kết quả, 536 hợp chất có hoạt tính và 676
hợp chất không có hoạt tính được chọn vào TS;
368 hợp chất còn lại được xếp vào PS.
Mô hình LDA (M1): Kết quả đã lựa chọn
được 9 tham số mô tả phân tử tốt nhất. Mô hình
có dạng:
Class (+/-) = 29.75 – 1.87 × GATS2e + 2.19
× nRNHO + 2.29 × Uc – 8.11 × SpMax1_Bh(e)
+1.13 × C038 – 0.42 × N-067 – 0.53 × GGI3 –
7.20 × Eta_epsi_A + 0.89 × nCRX3 (M1)
N = 1103; λ = 0.41; Δ2 = 5.77; F =
130.73; p <0.0001
TS: MCC=0.76 Ac =0.88 Se =0.84
Sp =0.86 AURC=0.94
PS: MCC=0.74 Ac =0.86 Se =0.81
Sp =0.84 AURC=0.91
Từ kết quả đánh giá trên có thể thấy mô
hình M1 có giá trị F lớn, p nhỏ cùng với Wilks
λ thấp có ý nghĩa trong thống kê. Hơn nữa, mô
hình M1 cho kết quả thực hiện phân loại với giá
trị Ac là 88.1% và 86.7% tương ứng trên tập TS
và PS; hệ số MCC trên cả 2 tập ~ 75% chứng tỏ
mức độ cao và cân bằng của tỷ lệ giá trị dương
tính và âm tính thật. Ngoài ra, AURC > 0.9 mà
giá trị AURC càng gần 1 càng tốt; do vậy giá trị
này cũng cho thấy mô hình có độ chính xác cao.
Tóm lại, chúng ta đã có thể chứng minh được
rằng mô hình LDA - QSAR (M1) được phát
triển từ 9 mô tả phân tử được lựa chọn có độ
mạnh, khả năng dự đoán và có ý nghĩa thống
[1-22] kê cao.
Đánh giá mô hình QSAR: dựa vào 5
nguyên tắc của OECD đã nêu ở trên
Tiêu chí 1. Ở đây đích xác định là phân loại
các hợp chất thành: nhóm có hoạt tính ức chế
và nhóm không có hoạt tính ức chế HDAC2
dựa vào nhiều thông số khác nhau như IC50,
phần trăm ức chế (I%) hay Ki.
Tiêu chí 2. Thuật toán áp dụng rõ ràng: Các
phương pháp xây dựng mô hình trong nghiên
cứu chúng tôi đã nêu ở phần 2. Do tính rõ ràng
và đúng đắn của phương pháp mà các mô hình
có thể được sử dụng lặp lại để phát hiện các
hợp chất mới ức chế HDAC2.
Tiêu chí 3. Để đạt được khả năng dự đoán
tốt trong sàng lọc ảo, việc xác định được AD
P.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 10-16 13
của mô hình QSAR là vô cùng cần thiết. AD có
thể ứng dụng với tất cả các mô hình đã được
đánh giá bằng phương pháp điểm Williams.
Biểu đồ dưới đây (Hình 1) cho thấy mối quan
hệ giữa phần dư chuẩn (Standardized Residual -
xác định bởi LDA) và giá trị “đòn bẩy”
Leverage (h). Chỉ số h cho biết một chất có ảnh
hưởng tới không gian cấu trúc của biến như thế
nào và h được định nghĩa như sau:
hi = xi
T (XT X)-1 x ; trong đó xi là vectơ mô tả
phân tử, trị số đòn bẩy càng cao thì hiệu quả mô
hình càng kém. Giá trị đòn bẩy cảnh báo h* là
một ngưỡng quan trọng để tham chiếu các dự
đoán bởi mô hình QSAR cho hợp chất trong TS
và PS; h*= 3×p’/n trong đó n là kích thước của
tập TS và p’ là số lượng các biến mô hình.
Hình 1. Miền ứng dụng của mô hình QSAR xác định
hợp chất có khả năng ức chế HDAC2.
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu
Sau khi tính toán, ta thấy phần lớn các hợp
chất trong TS nằm trong miền ứng dụng giới
hạn bởi khung vuông ± 3 đối với phần dư chuẩn
và h* bằng 0.0272. Bảy hợp chất ức chế
HDAC2 có giá trị dư chuẩn lớn hơn 3: bao gồm
bốn hợp chất được sản xuất hoàn toàn từ vi
khuẩn gram âm C.violaceum [16]. Các hợp chất
khác có cấu trúc hydroxamate tương đồng với
nhiều hợp chất khác trong TS. 44 hợp chất
(gồm 13 hợp chất có hoạt tính và 31 hợp chất
không có hoạt tính) được tìm thấy trong vùng
vượt quá so với giá trị h*. Các mẫu huấn luyện
này có thể khiến mô hình thống kê có ý nghĩa
kém và chúng nên được xóa khỏi tập huấn
luyện. Hầu hết các hợp chất được phân bổ liên
tục với giá trị h trong khoảng 0.0273 đến
0.0529; bao gồm cấu trúc có trong phân tử liên
kết amide nối triflouromethyl ketone, α-
aminoanilide, polipeptides và steroids. Ngoài ra,
4 hợp chất có giá trị đòn bấy rất cao bao gồm:
pyrrole-imidazole polymaide SAHA (h = 0.112),
cefpodoxime (h = 0.099), I-Coeleneterazine (h =
0.094) và ticarcillin (h = 0.066).
Bên cạnh đó, nhiều biến không có ý nghĩa ở
các mô hình dự đoán trên tập PS và 14 hợp chất
có giá trị đòn bẩy cao đã bị loại.
Tiêu chí 4. Kết quả của quá trình đánh giá
đã được trình bày ở trên với độ chính xác và độ
ổn định khá tốt trên các mô hình.
Tiêu chí 5. Giải thích cơ chế: Giải thích 9
mô tả phân tử của mô hình M1.
GATS2e: phân bố nguyên tử mang điện âm
của các cầu nối có độ dài xác định (lag =2).
SpMax1_Bh (e): cung cấp thông tin môi
trường điện tử của các nguyên tử có trong mô
phỏng cấu trúc phân tử mà đỉnh hydro bị xóa.
Eta_epsi_A, GGI3: mô tả được định nghĩa
là Σεi / N trong đó εi: nguyên tử thứ i (i = 1, ...
,N) được tính toán dựa trên phần lõi và hóa trị
electron liên kết đến một đỉnh trong mô tả cấu
trúc có đỉnh Hydro bị xóa.
C-038 và N-067: là hai dạng mô tả phân tử
mảnh trung tâm. Thuật ngữ Al đề cập đến nhóm
béo (Aliphatic groups) và X là nguyên tử có độ
âm điện cao (O, S). Tính toán cho thấy các yếu
tố này lại cho hiệu quả ngược lại khi góp mặt
trong cấu trúc các chất ức chế HDAC trong khi
các nhóm Cacbonyl hoặc cacbothionyl giúp
tăng hoạt tính ức chế, trong khi đó nhóm
ketimine cũng cho hiệu quả đóng góp ngược
với hoạt tính một phần.
nRNHO và nCRX3 liên quan đến số lượng
nhóm hydroxylamine và nhóm thế halogen
(MHSs- multiple halogen substituents), thành
phần cấu trúc đóng góp khá tốt vào hoạt tính ức
chế. Dựa vào CSDL các dẫn xuất của acid
hydroxamic với nhóm quan trọng là
hydroxylamine, phân tích mối quan hệ cấu trúc
và hoạt động (SAR – Structure activity
relationship), chúng tôi xác định được cơ chế
tạo phức với Zn2+ của các dẫn chất
hydroxylamic tại vị trí hoạt động [20]. Việc
thêm các nhóm thế halogen (Cl, Br, F, CF3 ...)
P.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 10-16
14
cũng được nghiên cứu kỹ để thiết kế các hợp
chất mới. Ngoài ra, theo các nghiên cứu thì
nhóm thế ceton trifluoromethyl cũng được
đánh giá có hoạt tính trong cấu trúc acid
hydroxamic. Như vậy, MHSs cần được lưu ý
trong thiết kế hợp chất mới thông qua đánh
giá mô tả phân tử này.
Uc là một trong những mô tả ảnh hưởng
nhất, có khả năng ức chế HDAC tốt với cấu
trúc bất bão hòa, được tính như sau Uc = log2
× (1 + nDB + nTB + nAB) ở đây nDB, nTB
và nAB tương ứng là số liên kết đôi, liên kết
ba và vòng thơm.
Như vậy, để tối đa hóa hoạt tính, chúng tôi
tập trung tăng các mảnh cấu trúc nRNHO, Uc,
C-038 và nCRX3 song song với việc giảm thiểu
GATS2e, SpMax1_Bh (e), N-067, GGI3 và
Eta_epsi_A; cuối cùng điều kiện tốt nhất cho
từng mô tả đã được xác định như sau: GATS2e
= 0.18, nRNHO = 1 hoặc 2, Uc = 5.33,
SpMax1_Bh (e) = 3.80, C-038 = 1 hoặc 2, N-
067 = 0, GGI3 = -0.42, Eta_epsi_A = 0.49 và
nCRX3 = 1. Tuy nhiên thực tế khó có thể xây
dựng được cấu trúc hoàn toàn chính xác từ
thông số trên nhưng nó cũng đã đưa ra được
hướng tìm kiếm và phát triển các hợp chất ức
chế HDAC2.
Dựa trên mô hình xây dựng được và vai trò
các mảnh cấu trúc đã xác định, trong bước thiết
kế các hợp chất mới tiếp theo cần tập trung
thêm các nhóm thế halogen (Cl, Br, F..), nhóm
chức cacbothinyl, cacbonyl, hydroxylamin trên
các sườn cấu trúc, đặc biệt là dẫn chất của acid
hydroxamic. Cấu trúc bất bão hòa (liên kết đôi,
liên kết ba, vòng thơm) cũng góp phần tăng tính
ức chế HDAC2. Đây chính là các nhóm chức,
nhóm thế, phần cấu trúc tiềm năng cốt lõi, cơ sở
để thiết kế các chất có hoạt tính ức chế mới cần
được chú ý.
4. Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình
toán học biểu diễn mối quan hệ định lượng giữa
cấu trúc và tác dụng ức chế enzyme HDAC2
thỏa mãn cả năm nguyên tắc OECD. Mô hình
xây dựng được giúp phân loại các hợp chất có
hoạt tính sinh học được nhanh chóng và dễ
dàng hơn. Mô hình này còn có thể được ứng
dụng để sàng lọc các CSDL lớn nhằm tìm kiếm
các hợp chất ức chế HDAC2. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu cũng giúp định hướng thiết kế các
hợp chất mới có hoạt tính ức chế cao hơn bằng
việc tìm ra các mảnh cấu trúc chịu trách nhiệm
tăng hoạt tính. Tất cả hướng đến việc tìm kiếm
các hợp chất dẫn đường cho quá trình nghiên
cứu và phát triển các thuốc chống ung thư
hướng đích mới.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn
khổ đề tài Đề tài khoa học và công nghệ cấp
ĐHQGHN, mã số QG.16.24.
Tài liệu tham khảo
[1] C. Choudhary, et al., Lysine Acetylation Targets
Protein Complexes and Co-Regulates Major
Cellular Functions. Science 325
(2009) 834.
[2] Katrina J. Falkenberg and Ricky W. Johnstone,
Histone deacetylases and their inhibitors in
cancer, neurological diseases and immune
disorders. Nature Reviews Drug Discovery 13
(2014) 673.
[3] Đào Thị Kim Oanh, et al., Tổng hợp N1-
(benzo[d]thiazol-2-yl)-N6-hydroxyadipamid và
dẫn chất hướng ức chế histon deacetylase. Tạp
chí Dược học 51 (2011) 55.
[4] Đào Thị Kim Oanh, et al., Tổng hợp N1-
(benzo[d]thiazol-2-yl)-N8-hydroxyoctandiamid
và dẫn chất hướng ức chế histon deacetylase.
Tạp chí Dược học 51 (2011) 45.
[5] Đào Thị Kim Oanh, Sang-Bea Han, and Nguyễn
Hải Nam, Tổng hợp N1-(benzo[d]thiazol-2-yl)-
N4-hydroxysuccinamid và dẫn chất hướng ức
chế histon deacetylase. Tạp chí Dược học 51
(2011) 47.
[6] Nam N-H, et al., Synthesis, bioevaluation and
docking study of 5-substitutedphenyl-1,3,4-
thiadiazole-based hydroxamic acids as histone
deacetylase inhibitors and antitumor agents.
P.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 10-16 15
Journal of enzyme inhibition and medicinal
chemistry 29 (2013) 611.
[7] Nam N-H, et al., Novel isatin-based hydroxamic
acids as histone deacetylase inhibitors and
antitumor agents. European journal of medicinal
chemistry 70 (2013) 477.
[8] Iskander Yusof and Matthew D. Segall,
Considering the Impact of "Drug-like"
Properties on the Chance of Success. Optibrium
Ltd., 7221 Cambridge Research Park, Beach
Drive, Cambridge, CB25 9TL, 2013.
[9] Todeschini, R. and V. Consonni, and H.o.M.D.
1st, Handbook of Molecular Descriptors 1st
Wiley VCH; Weinheim, Germany, 2000.
[10] Prof. Dr. Stefan Bienz, Short Manual to the
Chemical Drawing Program ChemDraw®. IfC
Department of Chemistry.
[11] Andrea Mauri, et al., DRAGON SOFTWARE:
an easy approach to molecular descriptor and
calculator. MATCH Commun. Math. Comput.
Chem. 56 (2006) 237.[12]. Froimowitz M,
HyperChem: a software package for
computational chemistry and molecular
modeling, Biotechniques 14(6) (1993) 1010.
[12] Anh, N.T.K., Nghiên cứu giải thích phản ứng
SEAR bằng phần mềm HyperChem 7.54. Khóa
luận tốt nghiệp, Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2011.
[13] STATISTICA (data analysis software system)
Version 8.0.1, StatSoft, Inc., Tulsa, OK, 2012.
[14] F. Provost and T. Fawcett., Analysis and
visualization of classifier performance:
comparison under imprecise class and cost
distribution. Third International Conference on
Knowledge Discovery and Data Mining.,
Newport Beach, California, 1997.
[15] C. Wang, et al., Thailandepsins: bacterial
products with potent histone deacetylase
inhibitory activities and broad-spectrum
antiproliferative activities. Journal of Natural
products 74 (2011) 2031.
[16] Huong Le-Thi-Thu, et al., A Comparative Study
of Nonlinear Machine Learning for the “In
Silico” Depiction of Tyrosinase Inhibitory
Activity from Molecular Structure. Molecular
informatics 30 (2011) 527.
[17] Iskander Yusof and Matthew D. Segall,
Considering the Impact of ‘Drug-like’ Properties
on the Chance of Success, Drug Discov
Today 18 (2013 ) 659.
[18] Huong Le-Thi-Thu, et al., QSAR models for
tyrosinase inhibitory activity description
applying modern statistical classification
techniques: A comparative study. Chemometrics
and Intelligent Laboratory Systems 104(2)
(2010) 249.
[19] D. Hadjipavlou-Litina and E. Pontiki,
Quantitative Structure–Activity Relationship
Studies on Hydroxamic Acids Acting as Histone
Deacetylase Inhibitors,. Hydroxamic Acids: A
Unique Family of Chemicals with Multiple
Biological Activities, Springer Berlin
Heidelberg, Berlin, Heidelberg, 2013.
[20] Alexander Tropsha and Alexander Golbraikh,
Handbook of Chemoinformatics Algorithm,
Chapter 6. 173-210, CRC Mathematical and
Computational Biology Series, New york, 2010.
[21] OECD Principes for the validation, for Regulatory
purposes, of (Quantitative) structure-activity
relationship models, 37th Joint Meeting of the
Chemicals Committee and Working Party on
Chemicals, Pesticides and Biotechnology, 2004.
Development of Quantitative Structure - Activity Relationship
Model for Discovery of Novel Histone Deacetylase 2 Inhibitors
Pham The Hai1, Doan Viet Nga2, Nguyen Thi Ngoc
1,
Bui Thanh Tung2, Le Thi Thu Huong2
1Hanoi University of Pharmacy, 13-15 Le Thanh Tong, Hanoi, Vietnam
2VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: Treatment cancer has interested the top of many countries with a lot of investigations
for finding novel molecularly targeted compounds. Histon deacetylase (HDAC) was known as an
P.T. Hải và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 10-16
16
enzyme in epigenetics way; that means it is an important target to explore. In this study, we have
developed and validated succesfully QSAR model for the identification of HDAC2 inhibitors only
from molecular structures. Firstly, we computally described these molecules by DRAGON software,
latter we used LDA approach with STATASTICA 10.0 for buiding model. The OECD principles were
used to assess the QSAR model validation. The model accuracy was higher than 86% and this model
fulfilled all OECD principles. The developed method helps us saving time, money in screening step in
discovery of new lead compounds. Moreover, these results were provided the basis for designing new
HDAC2 inhibitor compounds towards developing the targeted cancer theraphy drug.
Keywords: Histone Deacetylase 2; Quantitative Structure-Activity Relationship; Molecular
Descriptors DRAGON; LDA; STATISTICA.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3577_1_6424_1_10_20170103_9513.pdf