Kết luận và kiến nghị
Những địa danh lịch sử - văn hoá giữ vai trò rất lớn trong sự phát triển du lịch của thành
phố Hà Nội. Việc xây dựng được từ điển địa danh lịch sử - văn hóa phục vụ thiết thực cho phát
triển du lịch là vô cùng cần thiết. Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của những học giả đi trước,
kết hợp với việc khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất một mô hình từ điển địa danh lịch sử - văn
hóa Hà Nội phù hợp, hiệu quả cho việc phát triển du lịch. Mô hình cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ
điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội phục vụ phát triển du lịch có thể được áp dụng hiệu quả
khi xây dựng những từ điển về địa danh hoặc sổ tay du lịch không chỉ cho Hà Nội mà cho tất cả
các địa phương khác.
Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin để biến từ điển đó thành
một ứng dụng từ điển trên thiết bị di động để phục vụ tiện lợi nhất cho việc tra cứu thông tin của
khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch, các nhà quản lí du lịch. Người dùng chỉ cần cài đặt ứng
dụng trên thiết bị di động nhỏ gọn có kết nối Internet của mình là hoàn toàn có thể tra cứu mọi lúc,
mọi nơi. Trong phạm vi một công trình nghiên cứu khoa học và với năng lực của mình, chúng tôi
đã cố gắng đưa ý tưởng của mình thành hiện thực với sản phẩm là ứng dụng “Từ điển địa danh
lịch sử - văn hoá Hà Nội” chạy trên hai hệ điều hành là iOS và Android. Việc xuất bản được ứng
dụng trên thiết bị di động mang mô hình của một cuốn từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội
sẽ đem lại một hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Ứng dụng từ điển này không chỉ tập hợp những
địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội mà còn là một công trình góp phần quảng bá nét đẹp văn hoá
Hà Nội nói riêng và dân tộc nói chung đến bạn bè quốc tế.
Công trình nghiên cứu này chúng tôi cũng rất mong nhận nhận được sự quan tâm của những
nhà nghiên cứu, những cơ quan, ban, ngành để ứng dụng hoàn thiện hơn, có thể xuất bản để phục
vụ cho du lịch Thủ đô ngàn năm văn hiến.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá Hà Nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
128 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138
Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - Văn hoá hà nội
và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch
Nguyễn Thị Kim Cúc1*
1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
*Tác giả liên hệ, Email: kimcucnguyen1902@gmail.com
THÔNG TIN TÓM TẮT
Ngày nhận: 25/05/2020
Ngày nhận lại: 21/07/2020
Duyệt đăng: 23/08/2020
Từ khóa:
địa danh lịch sử - văn hoá Hà
Nội, ứng dụng trên thiết bị di
động, từ điển, từ điển địa danh
Keywords:
historical – cultural toponyms
in Hanoi, mobile application,
dictionary, dictionary of
historical – cultural toponyms
Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết về địa danh học, từ điển học
và khảo sát thực tiễn về từ điển địa danh, hiện trạng du lịch Hà
Nội, đề tài đã đề xuất được mô hình cấu trúc vĩ mô và vi mô của
từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội và mô hình ứng dụng
trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch. Từ mô hình đã đề
xuất, chúng tôi tiến hành biên soạn thử nghiệm từ điển địa danh
lịch sử - văn hoá Hà Nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục
vụ phát triển du lịch. Những biên soạn thử nghiệm này đã được
chúng tôi bước đầu kiểm nghiệm trong thực tế và nhận được
những phản hồi tích cực từ khách du lịch.
ABSTRACT
Based on the study of typonymy, lexicography and survey
about toponym dictionaries, the current status of Hanoi tourism,
the topic proposed macrostructure and microstructure of
dictionary of historical – cultural toponyms in Hanoi and model
of mobile application for tourism development. From the
proposed model, we compiled the test of dictionary of historical
– cultural toponyms in Hanoi and mobile application for tourism
development. These experimental compilations were initially
tested in practice and received positive feedback from tourists.
1. Tổng quan
Hà Nội là Thủ đô nghìn năm văn hiến với số lượng và mật độ địa danh lịch sử - văn hoá
rất lớn. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch. Các địa danh lịch sử - văn hóa này đã được
nhiều công trình đi sâu nghiên cứu như Hà Nội di tích lịch sử văn hoá và danh thắng (Doan, T.
D., Hội khoa học lịch sử Việt Nam., & Sở văn hóa thông tin, 2000), Hà Nội danh thắng và di tích
(2 tập) (Luu et al., 2011), Cũng có những cuốn từ điển địa danh ra đời phục vụ phát triển du lịch
Hà Nội như Từ điển đường phố Hà Nội (Nguyen et al., 2010).
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, những công trình nghiên cứu về địa danh lịch sử -
văn hoá Hà Nội từ xưa đến nay chủ yếu khai thác giá trị văn hóa - lịch sử của các địa danh phục vụ
cho việc tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử - văn hóa. Để phục vụ phát triển du lịch thì những tài liệu
này chưa thực sự phù hợp vì cồng kềnh, chưa thuận lợi trong tra cứu và thiếu nhiều thông tin liên
quan đến du lịch.
Các chương trình truyền hình, báo in, báo điện tử, website của Bộ Văn hoá thể thao và du
lịch, Tổng cục du lịch, Sở du lịch, các công ty du lịch lữ hành cũng tích cực quảng bá các địa danh
Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 129
lịch sử - văn học Hà Nội để thúc đẩy du lịch. Trong đó, website xúc tiến du lịch quốc tế tại địa chỉ
www.vietnam.travel của Tổng cục du lịch Việt Nam là một website được thiết kế giao diện hiện đại,
hấp dẫn với những thông tin mang tính thực tiễn cao, là một địa chỉ tin cậy, bổ ích cho khách du lịch.
Website này cũng đã giới thiệu 11 địa danh lịch sử - văn hoá nổi tiếng nhất của Hà Nội.
Dễ thấy, những chương trình, bài viết, trang web chủ yếu giới thiệu những địa danh tiêu
biểu mà chưa đưa ra một bức tranh tổng thể về các địa danh lịch sử - văn hóa Hà Nội. Cũng có
những trường hợp thông tin về một địa danh nào đó rất khó để có thể tìm kiếm được. Điều này gây
ra sự lãng phí tài nguyên du lịch của Thủ đô.
Thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, đặc biệt là sự bùng nổ của internet và thiết
bị di động đang từng ngày, từng giờ thay đổi cuộc sống và nhận thức của con người. Với những ưu
điểm vượt trội như khả năng lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ, truyền tải thông tin nhanh chóng, tra
cứu thuận tiện, chính xác,, việc ứng dụng khoa học công nghệ sẽ góp phần giải quyết những vấn đề
của cuộc sống một cách dễ dàng và hiệu quả.
Nhận thấy việc xây dựng một ứng dụng trên thiết bị di động theo mô hình từ điển địa danh lịch
sử - văn hoá Hà Nội có thể khắc phục tối đa những hạn chế còn tồn tại của việc quản lí, bảo tồn những
giá trị và đồng thời quảng bá được sâu rộng, thúc đẩy tiềm năng du lịch từ các địa danh lịch sử - văn
hoá Hà Nội là cần thiết, chúng tôi quyết định xây dựng một ứng dụng trên thiết bị di động dựa vào mô
hình từ điển để phục vụ phát triển du lịch. Chúng tôi hi vọng nó sẽ là cẩm nang quý giá cho du khách
đến tham quan, khám phá Hà Nội, các hướng dẫn viên và những nhà quản lí về văn hoá, du lịch.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của công trình “Xây dựng mô hình từ điển địa danh lịch sử - văn hoá
Hà Nội và ứng dụng trên thiết bị di động phục vụ phát triển du lịch” được xác định là những địa danh
lịch sử - văn hoá Hà Nội, mà nòng cốt là 5922 di tích lịch sử - văn hoá, đặc biệt là các di tích lịch sử -
văn hóa thu hút nhiều khách du lịch như hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhà tù Hoả Lò, Bảo tàng Dân tộc học, chùa Trấn Quốc, đền Ngọc Sơn, phố
cổ, chợ Đồng Xuân,
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Công trình nghiên cứu khoa học được chúng tôi tiến hành dựa vào hai phương pháp nghiên
cứu chính là phương pháp điều tra khảo sát và phương pháp miêu tả.
Trong phương pháp điều tra khảo sát, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát trực tiếp và điều
tra khảo sát gián tiếp. Về phương pháp điều tra khảo sát trực tiếp, chúng tôi đã xuống một số địa
danh tại Hà Nội để chụp ảnh, tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển, giá trị lịch sử - văn hoá, của
các địa danh đó. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn một số khách du lịch tại những địa
danh đó để biết được những cảm nhận, đánh giá cũng như hiểu được những khó khăn và mong
muốn của họ khi tìm hiểu các địa danh này. Kết quả điều tra trực tiếp đã được chúng tôi ghi âm,
chụp hình, quay video. Bằng phương pháp điều tra khảo sát gián tiếp, chúng tôi tìm hiểu những
cuốn từ điển, đặc biệt là những cuốn từ điển về địa danh để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài và
thu thập thông tin về những địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội có ở trong những cuốn từ điển ấy.
Chúng tôi còn điều tra gián bằng cách xây dựng phiếu khảo sát và gửi cho khách du lịch đã và
đang tham quan tại Hà Nội, các hướng dẫn viên du lịch đã từng dẫn những đoàn khách tham quan
Hà Nội.
Bên cạnh phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp miêu tả cũng là một trong những phương
pháp quan trọng khi thực hiện đề tài này. Nó được sử dụng khi miêu tả từng đặc điểm của địa danh trên
130 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138
những góc độ khác nhau bằng ngôn ngữ và hình ảnh.
Ngoài hai phương pháp nghiên cứu chính như trên, trong công trình của mình, chúng tôi
còn sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu khoa học khác như thống kê, so sánh, mô hình hóa
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đề xuất và biên soạn thử nghiệm mô hình từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội
* Đề xuất và biên soạn thử nghiệm cấu trúc vĩ mô của từ điển
Nói đến cấu trúc vĩ mô (macrostructure) là nói đến việc thiết lập bảng từ của cuốn từ điển.
Bảng từ là danh sách các đơn vị từ ngữ (thường là từ, nhưng cũng có thể là đơn vị nhỏ hơn hoặc
lớn hơn từ) được sắp xếp theo một thứ tự nhất định, thường là theo thứ tự bảng chữ cái (hoặc xếp
theo chuyên ngành, lĩnh vực) tạo thành một cấu trúc chặt chẽ. Cấu trúc ấy là cấu trúc vĩ mô của từ
điển. Cấu trúc vĩ mô là cấu trúc dọc, xuyên suốt từ đầu đến cuốn từ điển. Ngoài ra, cấu trúc vĩ mô
còn bao gồm cả bảng biểu, phụ lục, hình vẽ, tranh ảnh, chú thích, cung cấp thông tin bổ sung
cho cả cuốn từ điển hoặc một hay một vài mục từ, chi tiết có trong cuốn từ điển.
Bảng từ của cuốn từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội dự kiến sẽ bao gồm 5922 mục
từ tương đương với 5922 di tích lịch sử - văn hoá theo công bố danh mục kiểm kê di tích của Sở
Văn hoá và Thể thao Hà Nội năm 2016. Đây cũng chỉ con số dự kiến, vì trên thực tế, số lượng địa
danh lịch sử - văn hoá còn lớn hơn số lượng di tích lịch sử - văn hoá rất nhiều. Tuy nhiên, những
di tích này lại là nhân tố cốt lõi, phần quan trọng nhất trong hệ thống địa danh lịch sử - văn hoá.
Việc kiểm kê di tích này được tiến hành định kì 5 năm một lần, tức là sẽ có sự thay đổi về số lượng
và thông tin di tích theo thời gian.
Việc sắp xếp các mục từ có thể theo thứ tự bảng chữ cái, theo địa chỉ (quận/huyện,
xã/phường) hay theo loại địa danh. Tuy nhiên, chúng tôi đề xuất sắp xếp hệ thống địa danh lịch
sử - văn hoá Hà Nội theo trật tự bảng chữ cái và trật tự dấu thanh tiếng Việt. Các mục từ được sắp
xếp theo trật tự 29 chữ cái của bảng chữ cái tiếng Việt: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L,
M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y. Trật tự dấu thanh được sắp xếp theo quy định của
ngữ âm học tiếng Việt từ âm vực cao đến âm vực thấp: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Trật tự
bảng chữ cái sẽ là ưu tiên 1, trật tự dấu thanh sẽ là ưu tiên 2. Trật tự trong mỗi mục chữ cái cũng
tuân thủ theo quy ước trên. Ví dụ: Trong mục chữ B, Ba Đình phải đứng trước Ba Vì (vì theo trật
tự bảng chữ cái, Đ đứng trước V), Ba Vì lại phải đứng trước Bà Tấm (vì theo trật tự dấu thanh,
thanh ngang đứng trước thanh huyền).
Trong trường hợp tên địa danh có chứa số, ví dụ như Nhà số 5D Hàm Long, Nhà số 90 Thợ
Nhuộm, Nhà cổ 87 Mã Mây, Nhà cổ 38 Hàng Đào thì căn cứ vào danh từ chung đứng trước số để
sắp xếp. Nếu danh từ chung đứng trước những con số này đồng âm với tên riêng địa danh thì địa
danh mang số sẽ xếp sau địa danh tên riêng. Trường hợp các địa danh có cùng cấu trúc “danh từ
chung + số” thì địa danh chứa số nhỏ hơn sẽ đứng trước, địa danh chứa số lớn hơn đứng sau.
Tên mục từ là tên riêng của địa danh, sẽ được viết in hoa. Sau tên riêng sẽ là tên loại địa
danh, được viết thường trong dấu ngoặc đơn. Nếu có hai địa danh có tên trùng nhau thì sẽ xét đến
tên loại địa danh trong dấu ngoặc đơn phía sau để sắp xếp. Tên loại địa danh cũng sẽ được sắp xếp
theo trật tự bảng chữ cái tiếng Việt và trật tự dấu thanh theo quy định của ngữ âm học từ âm vực
cao đến âm vực thấp như tên mục từ. Ví dụ mục từ Sóc (đền) phải đứng trước mục từ Sóc (núi) vì
trong theo trật tự bảng chữ cái tiếng Việt, Đ đứng trước N. Trường hợp đặc biệt, nếu cả tên riêng
và tên loại địa danh trùng nhau thì ta xét đến địa chỉ quận/huyện của địa danh đó. Địa chỉ
quận/huyện này cũng sẽ tuân theo trật tự bảng chữ cái và trật tự dấu thanh tiếng Việt. Ví dụ: đình
Lưu Xá ở Hoài Đức và đình Lưu Xá ở Thường Tín thì địa danh đình Lưu Xá ở Hoài Đức sẽ được
Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 131
xếp lên trước (vì theo trật tự bảng chữ cái tiếng Việt thì H đứng trước T). Còn trong bảng từ, tên
địa danh sẽ được đánh số thứ tự là Lưu Xá1 (đình) và Lưu Xá2 (đình).
Ngoài ra, trong cấu trúc vĩ mô của mô hình từ điển này, mỗi mục từ sẽ có một hoặc một
vài hình ảnh, video để minh hoạ cho địa danh. Thành phần phụ chú cũng sẽ xuất hiện khi trong
phần nội dung có những thông tin cần phải chú thích (về nhân vật lịch sử, thuật ngữ chuyên ngành,
các địa danh liên quan,).
Từ mô hình cấu trúc vĩ mô của từ điển lịch sử - văn hoá Hà Nội đã được đề xuất trên đây,
chúng tôi biên soạn thử mục chữ L trong bảng từ như sau:
Bảng 1
Biên soạn thử nghiệm mục chữ L
1. LA (quán)
2. LA DƯƠNG (phố)
3. LA KHÊ (đình)
4. LA KHÊ (làng)
5. LA NỘI (phố)
6. LA THÀNH (đê)
7. LA THÀNH (đường)
8. LÃ CÔI (thôn)
9. LẠC CHÍNH (đền)
10. LẠC CHÍNH (phố)
11. LẠC CHÍNH (thôn)
12. LẠC LONG QUÂN
(đường)
13. LẠC LONG QUÂN
(miếu)
14. LẠC THỊ (thôn)
15. LẠC TRUNG (thôn)
16. LAI CÁCH (thôn)
17. LAI HOÀNG (thôn)
18. LAI SƠN (thôn)
19. LAI TÔ (sông)
20. LẠI ĐÀ (thôn)
21. LẠI ĐÀ (thôn)
22. LAM CẦU (thôn)
23. LAN BÁ (ngõ)
24. LÃN ÔNG (phố)
25. LÁNG (chùa)
26. LÁNG (phố)
27. LÁNG HẠ (đường)
28. LÁNG HẠ (phường)
29. LÁNG THƯỢNG
43. LÊ LAI (phố)
44. LÊ NGỌC HÂN (đường)
45. LÊ NIN (công viên)
46. LÊ PHỤNG HIỂU (phố)
47. LÊ QUÝ ĐÔN (phố)
48. LÊ THẠCH (phố)
49. LÊ THÁI TỔ (đền thờ)
50. LÊ THÁI TỔ (phố)
51. LÊ THÁNH TÔNG (phố)
52. LÊ TRỌNG TẤN (phố)
53. LÊ VĂN HƯU (phố)
54. LÊ VĂN LINH (phố)
55. LÊ XÁ (thôn)
56. LỄ (thôn)
57. LỄ PHÁP (chùa)
58. LỄ PHÁP (đình)
59. LỄ PHÁP (thôn)
60. LỆ CHI (xã)
61. LỆ MẬT (chùa)
62. LỆ MẬT (thôn)
63. LỆ VIÊN (phường)
64. LỆNH CƯ (thôn)
65. LIÊN ĐÀM (thôn)
66. LIÊN ĐƯỜNG (thôn)
67. LIÊN HÀ (chợ)
68. LIÊN HỒ (chùa)
69. LIÊN HOA (chùa)
70. LIÊN HOA ĐÀI (hồ)
71. LIÊN NINH (xã)
72. LIÊN PHÁI (chùa)
73. LIÊN THUỶ (thôn)
91. LO (làng)
92. LÒ ĐÚC (lò đúc đồng)
93. LÒ ĐÚC (phố)
94. LÒ RÈN (đình)
95. LÒ RÈN (phố)
96. LÒ SŨ (phố)
97. LÔ (sông)
98. LỖ GIAO (thôn)
99. LỖ KHÊ (làng)
100. LOA SƠN (gò)
101. LONG BIÊN (cầu)
102. LONG BIÊN (quận)
103. LONG ĐỖ (núi)
104. LONG THẦN (miếu)
105. LONG TỈNH (miếu)
106. LỘC HÀ (đình)
107. LỘC HÀ (thôn)
108. LŨ (chợ)
109. LỪ (đền)
110. LƯƠNG NGỌC (đền)
111. LƯƠNG NGỌC QUYẾN
(phố)
112. LƯƠNG QUY (làng)
113. LƯƠNG SƠN (quán)
114. LƯƠNG SỬ (đình)
115. LƯƠNG SỬ (thôn)
116. LƯƠNG XÁ (làng)
117. LƯƠNG YÊN (bến xe)
118. LƯƠNG YÊN (đình)
119. LƯƠNG YÊN (thôn)
120. LƯU LÝ (đền)
132 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138
(phường)
30. LÁNG TRUNG
(đường)
31. LÃNG BẠC (phố)
32. LÃNG YÊN (cửa ô)
33. LÃNG YÊN (thôn)
34. LÃO TỬ (quán)
35. LÂM DU (chùa)
36. LÂM DU (phố)
37. LÂM HẠ (xã)
38. LÂM TIÊN (thôn)
39. LẬP TRÍ (thôn)
40. LÊ ĐẠI HÀNH
(phường)
41. LÊ DUẨN (phố)
42. LÊ HỒNG PHONG
(phố)
74. LIÊN TÔNG (chùa)
75. LIÊN TRÌ (chùa)
76. LIÊN TRÌ (hồ)
77. LIỄU GIAI (chùa)
78. LIỄU GIAI (đình)
79. LINH CHIỂU (hồ)
80. LINH ĐÀM (hồ)
81. LINH DIÊN (chùa)
82. LINH ĐƯỜNG (đầm)
83. LINH LANG ĐẠI VƯƠNG
(đền)
84. LINH QUANG (chùa)
85. LINH QUY (thôn)
86. LINH SƠN (chùa)
87. LINH TIÊN (đạo quán)
88. LINH ỨNG (chùa)
89. LĨNH NAM (đường)
90. LĨNH NAM (xã)
121. LƯU PHÁI (chùa)
122. LƯU XÁ1 (đình)
123. LƯU XÁ2 (đình)
124. LÝ NAM ĐẾ (đền)
125. LÝ NHÂN (đình, chùa)
126. LÝ ÔNG TRỌNG (đền)
127. LÝ PHỤC MAN (đền)
128. LÝ QUỐC SƯ (đền)
129. LÝ QUỐC SƯ (phố)
130. LÝ THÁI TỔ (phố)
131. LÝ THÁI TỔ (phường)
132. LÝ THÁI TỔ (tượng đài)
133. LÝ THÁNH TÔNG (miếu)
134. LÝ THƯỜNG KIỆT (phố)
Nguồn: Nghiên cứu tác giả
* Đề xuất và biên soạn thử nghiệm cấu trúc vi mô của từ điển
Để hiểu được cấu trúc vi mô của từ điển, ta phải hiểu được thế nào là mục từ. Mục từ là
một đơn vị ngôn ngữ, thường là từ, nhưng cũng có thể là đơn vị nhỏ hơn hoặc lớn hơn từ, được
tuyển chọn theo mục đích, yêu cầu, tính chất của quyển từ điển. Mục từ trong từ điển không chỉ là
lời định nghĩa, giải thích, mà còn có những thông tin về nguồn gốc xuất xứ, sự hình thành, phát
triển, hiện trạng của các tri thức của nhân loại về khái niệm hay chủ đề đó. Như vậy, cấu trúc vi
mô (microstructure) của từ điển là cách thiết kế thông tin bên trong mỗi mục từ của từ điển. Tìm
hiểu cấu trúc vi mô thực chất là tìm hiểu thông tin được đưa vào mỗi mục từ. Cấu trúc vi mô là
cấu trúc ngang của từ điển.
Trong cấu trúc vi mô của cuốn từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội, tên mục từ chỉ là
những tên riêng, không đưa những tên chung chỉ loại địa danh. Ví dụ: chùa Bộc thì chỉ đưa Bộc,
không đưa chùa vào tên mục từ; hay chợ Đồng Xuân thì không đưa chợ mà chỉ đưa Đồng Xuân
làm tên mục từ. Những tên chung này sẽ xuất hiện trong tên gọi khác và loại địa danh.
Tuy nhiên, cũng lưu ý có một số trường hợp danh từ chung gắn liền với danh từ riêng tạo
thành một chỉnh thể không thể phân tách. Khi ấy, những danh từ chung đó đã bị “riêng hoá”. Ví
dụ: Bảo tàng B52, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Đối với những trường hợp này, chúng tôi đưa cả cụm
“danh từ chung + danh từ riêng” làm thành tên mục từ.
Trong mỗi mục từ, thông tin sẽ được cấu trúc như sau:
1. Tên địa danh (tên riêng, như: Hoàn Kiếm, Một Cột, Đồng Xuân)
2. Tên gọi khác (nếu có)
3. Loại địa danh (hồ, chùa, chợ)
4. Loại hình du lịch (du lịch lịch sử - văn hoá/ du lịch tâm linh - lễ hội/ du lịch mua sắm/)
Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 133
5. Vị trí địa lí
6. Giá trị lịch sử - văn hóa
7. Kết nối với các địa danh cùng loại hình và cùng địa bàn
8. Một số thông tin du lịch
Vì đây là một cuốn từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội được nghiên cứu và biên soạn
để phát triển du lịch nên cần xác định loại hình du lịch của địa danh đó, kết nối với các địa danh
cùng loại hình và cùng địa bàn, bổ sung thêm những thông tin du lịch cần thiết để góp phần định
hướng du lịch cho du khách, các nhà quản lí và nghiên cứu du lịch.
Từ những định hướng trên đây về cấu trúc vi mô, chúng tôi chọn mục từ Hoàn Kiếm - địa
danh lịch sử - văn hoá nổi tiếng được ví như “trái tim của Thủ đô” để tiến hành biên soạn thử nghiệm
cấu trúc vi mô của mô hình từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội.
Bảng 2
Biên soạn mục từ mẫu HOÀN KIẾM
1. Tên mục từ HOÀN KIẾM
2. Tên gọi khác
(nếu có)
Gươm, Lục Thuỷ, Tả Vọng
3. Loại địa danh hồ
4. Loại hình du
lịch
Du lịch lịch sử - văn hoá
5. Vị trí địa lí Hồ Hoàn Kiếm, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
6. Giá trị lịch sử
- văn hoá
Hồ Hoàn Kiếm là một hồ nước ngọt nằm giữa Thủ đô Hà Nội. Hồ Hoàn Kiếm
có diện tích khoảng 12ha, chiều dài Nam - Bắc là 700m, chiều rộng Đông - Tây
là 200m. Bao quanh hồ là các phố Lê Thái Tổ ở phía tây, phố Đinh Tiên Hoàng
phía đông, phố Hàng Khay phía nam.
Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày
nay. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ này. Nước hồ quanh năm
xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ. Thế kỉ XV, hồ Lục
Thuỷ đổi tên là hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm gắn với truyền thuyết vua Lê Thái
Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy tại hồ này.
Cuối thế kỷ XVI, chúa Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà
Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu
Vọng và Tả Vọng. Đến đời Tự Đức (1847 -1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ
Thuỷ Quân, còn hồ Tả Vọng gọi là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884, Pháp cho lấp
hồ Hữu Vọng để mở rộng Hà Nội, chỉ còn lại hồ Tả Vọng (Hoàn Kiếm).
Hiện nay, tên hồ cũng được đặt cho một tên một quận của Hà Nội: quận Hoàn
Kiếm. Xung quanh hồ còn có rất nhiều di tích lịch sử - văn hoá như đền Ngọc
Sơn, Tháp Rùa, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Tượng đài vua Lý Thái
Tổ, .... Đặc biệt, Tháp Rùa ở giữa lòng hồ là sự giao thoa giữa hai lối kiến trúc
Pháp và kiến trúc bản địa đã trở thành biểu tượng linh thiêng trong tâm trí mỗi
người Việt Nam, đặc biệt là người dân Hà Nội.
Hồ Hoàn Kiếm còn là nơi sinh sống của rùa Hồ Gươm - một nhóm cá thể rùa
lớn đã từng sống tại Hồ Gươm. Theo những lời truyền khẩu thì mỗi khi Cụ Rùa
134 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138
nổi lên mặt hồ thì đất nước thường có niềm vui, hay một sự kiện trọng đại. Tuy
nhiên, con rùa Hồ Gươm cuối cùng đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016.
7. Kết nối với
các địa danh
khác
1. Các địa danh cùng địa bàn
- Đền Ngọc Sơn
- Đền Bà Kiệu
- Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
- Khu Di tích tượng đài vua Lê
- Đình Nam Hương
- Tháp Báo Thiên
- Cụm di tích đình, đền, chùa Vũ Thạch
- Tháp Hòa Phong
- Tượng đài vua Lý Thái Tổ
2. Các địa danh cùng loại hình
- Hoàng thành Thăng Long
- Quốc Tử Giám
8. Thông tin du
lịch
1. Phương tiện di chuyển
- Hồ Hoàn Kiếm là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội, vì vậy các bạn có
thể đến đây dễ dàng bằng phương tiện cá nhân hay phương tiện công cộng.
- Xe buýt đi qua hồ Hoàn Kiếm: 08, 09, 14, 31, 36, 40, 86.
2. Đi lại tại hồ Hoàn Kiếm
- Xe điện
- Xích lô
- Đi bộ
2. Một số địa điểm ẩm thực nổi tiếng xung quanh hồ Hoàn Kiếm:
- Kem Tràng Tiền - Số 35 Tràng Tiền
- Kem Thuỷ Tạ - Số 1 Lý Thái Tổ
- Café Giảng, café trứng – Số 39 Nguyễn Hữu Huân
- Đinh Café – Tầng 2, số 13 Đinh Tiên Hoàng
- Chả cá Thăng Long – Số 21 Đường Thành
- Phở Bát Đàn – Số 49 Bát Đàn
- Bún thang, bún bung – Số 32 Cầu Gỗ
- Nộm, bánh bột lọc – Số 51 Đinh Tiên Hoàng
- Chè phố cổ – Số 93 Hàng Bạc
- Ăn vặt, beer, bar Tây - Phố Tạ Hiện
3. Lưu ý
- Từ ngày 01/09/2015, Hà Nội tổ chức các tuyến phố đi bộ xung quanh khu
vực hồ Gươm vào các ngày cuối tuần (từ 18h00 thứ 6 đến 24h00 chủ nhật hằng
tuần) và các ngày lễ, Tết.
- Nếu không xác định được đường đi hay điểm đến, các bạn nên hỏi người dân
để xin sự chỉ dẫn. Người dân Hà Nội rất nhiệt tình và hiếu khách.
- Đặc biệt, nếu các bạn có ý định tham quan đền Ngọc Sơn thì nên chủ động lựa
chọn trang phục lịch sự và nghiêm túc trước khi quyết định vào tham quan đền.
Nguồn: Nghiên cứu tác giả
Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 135
3.2. Đề xuất mô hình và thiết kế thử nghiệm ứng dụng từ điển địa danh lịch sử - văn
hóa Hà Nội trên thiết bị di động
Ứng dụng từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội trên thiết bị di động sẽ có mô hình cấu
tạo gồm 7 module như sau:
Hình 1: Mô hình ứng dụng từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội trên thiết bị di động
Với mô hình đã đề xuất như trên, chúng tôi đã thiết kế thử nghiệm ứng dụng từ điển địa
danh lịch sử - văn hoá Hà Nội trên thiết bị di động.
Chúng tôi chọn hai hệ điều hành Android và iOS là hai hệ điều hành có nhiều người sử
dụng nhất hiện nay để tiến hành thiết kế thử nghiệm mô hình ứng dụng trên thiết bị di động phục
vụ phát triển du lịch. Phương pháp mà chúng tôi sử dụng để xây dựng ứng dụng là xây dựng qua
web nền tảng, cụ thể là web nền tảng AppTeng.com.
Qua quá trình thiết kế thử nghiệm ứng dụng, chúng tôi đã tạo ra một ứng dụng di động mang tên
Từ điện địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội với những đặc điểm như sau:
Về giao diện:
Hình nền giao diện là hình ảnh một số địa danh lịch sử - văn hoá nổi tiếng của Hà Nội như
Tháp Rùa - Hồ Hoàn Kiếm, cầu Long Biên, Hồ Tây, chùa Một Cột, Ba Vì, Những hình ảnh này
được cài đặt trượt slider với thời gian hiện thị trượt slider là 3 giây. Những hình ảnh này vừa góp
phần tạo giao diện đẹp, vừa hấp dẫn người dùng. Thanh ngang công cụ bao gồm 4 module chính
lần lượt là Dòng thời gian, Địa điểm, Thông báo, Tin tức và một module tổng hợp Nhiều hơn.
Trong module tổng hợp Nhiều hơn có tất cả các module có trong ứng dụng.
Về các module:
1. Địa điểm
Đây là module quan trọng nhất của mô hình ứng dụng trên thiết bị di động này. Module
Địa điểm được thiết kế như một từ điển điện tử địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội. Người dùng khi
chạm vào icon Địa điểm sẽ ngay lập tức hiện ra một bảng từ gồm tất cả các địa danh Hà Nội được
sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái và trật tự dấu thanh tiếng Việt. Người dùng có thể chạm vào từng
mục từ để đọc được các thông tin liên quan đến địa danh đó. Những thông tin trong mỗi mục từ
được chúng tôi đưa ra theo một mô hình cấu trúc vi mô như đã trình bày ở trên. Các hình ảnh minh
hoạ sẽ xuất hiện sau tên mục từ. Các phần chú thích sẽ được đưa vào bằng cách tạo ra các đường
link liên kết. Từ/ Cụm từ chứa link liên kết sẽ được định dạng bằng màu đỏ, có gạch chân ở dưới.
Trong module này, chúng tôi cũng cài đặt thanh tìm kiếm trong module này để người dùng
có thể nhanh chóng tìm được địa danh mà mình muốn tra cứu, tìm hiểu. Thanh tra cứu được chia
Ứng dụng từ điển địa danh
lịch sử - văn hoá Hà Nội
trên thiết bị di động
ĐỊA ĐIỂM
DÒNG THỜI GIAN
THÔNG BÁO
TIN TỨC
DỊCH VỤ
LỊCH TRÌNH
TÀI KHOẢN CÁ NHÂN
136 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138
ra thành 3 phần tương ứng với 3 cách thức tìm kiếm: Tìm kiếm theo Từ khoá (tên địa danh, đặc
điểm liên quan đến địa danh); Tìm kiếm theo Loại địa danh (hồ, chùa, đền, ); Tìm kiếm theo
Địa chỉ. Trong đó, nhanh chóng và tiện lợi hơn cả là chức năng tìm kiếm theo Từ khoá.
2. Dòng thời gian
Module Dòng thời gian cho phép người dùng ứng dụng xem bản đồ, hình ảnh hoặc có thể
đăng bài chia sẻ những trải nghiệm du lịch của mình hoặc bình luận, đọc và học hỏi những
kinh nghiệm du lịch của người khác giống như trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, để có thể
đăng bài, người dùng phải tạo một tài khoản ứng dụng. Cách tạo tài khoản chúng tôi sẽ trình bày
rõ hơn trong module Tài khoản cá nhân.
3. Thông báo
Thông báo sẽ được đẩy khi người dùng có một thông báo, tin tức mới từ các module khác.
Khi người dùng ấn vào thông báo này, ứng dụng sẽ tự chuyển hướng người dùng đến một đường
dẫn URL hoặc một trang cụ thể trong ứng dụng.
4. Tin tức
Trong module Tin tức, lập trình viên và người dùng có thể tạo ra những tin tức liên quan
đến du lịch để cho người dùng khác có thể tự do đọc và bình luận về tin tức ấy. Tin tức được thiết
kế giới thiệu những thông tin về sự kiện sẽ diễn ra tại các địa danh lịch sử - văn hoá: tên sự kiện,
thời gian, địa chỉ, mô tả sự kiện, mua vé, ... Những tin tức như vậy sẽ thu hút khách du lịch đến
tham quan và tìm hiểu những địa danh đó.
5. Dịch vụ
Module Dịch vụ cho phép lập trình viên và người dùng chạy quảng cáo cho các dịch vụ
liên quan đến du lịch như: khách sạn, nhà hàng, vé du lịch, tour du lịch, hành trang du lịch, ,
thậm chí là cả những quán café, ngân hàng, cửa hàng lưu niệm, . Người dùng cũng thông qua
đó mà tìm kiếm cho mình những dịch vụ phù hợp.
6. Lịch trình
Bằng module Lịch trình, người dùng có thể tạo ra một lịch trình cho riêng mình với tên
lịch trình và phẩn mô tả về lịch trình đó. Lịch trình này được kết nối với thông báo giúp họ có thể
quản lí thời gian và cả chi tiêu.
7. Tài khoản cá nhân
Module này được thiết kế cho người dùng ứng dụng để họ có thể đăng nhập và quản lý tài
khoản của mình. Việc đăng kí và đăng nhập tài khoản ứng dụng còn cho phép họ đăng bài chi sẻ
hoặc bình luận về những tin tức, những bài đăng khác trên Dòng thời gian. Đồng thời, chỉ khi đăng
nhập tài khoản người dùng mới có thể giúp họ nhận được đầy đủ những thông báo cá nhân và
những thông báo từ ứng dụng.
Khi chạm vào icon của module này, một trang mới sẽ hiện ra. Nếu người dùng đã có tài
khoản, người dùng sẽ đăng nhập bằng tài khoản đã đăng kí, còn nếu chưa có, người dùng có thể
đăng kí bằng tài khoản email theo những bước đơn giản hoặc đăng nhập bằng tài khoản facebook.
Người dùng ứng dụng cũng có thể cập nhật ảnh đại diện, thông tin cá nhân (số điện thoại, ngày
tháng năm sinh, ) như trên mạng xã hội.
Những thiết kế thử nghiệm này đã được chúng tôi bước đầu kiểm nghiệm trong thực tế và
nhận được những phản hồi tích cực từ khách du lịch. Dưới đây là một số hình ảnh về ứng dụng Từ
điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội mà chúng tôi đã tiến hành xây dựng:
Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138 137
Hình nền và giao
diện ứng dụng
Module Địa điểm Địa điểm HOÀN KIẾM Tìm kiếm theo từ khoá
Hình 2: Một số hình ảnh về ứng dụng Từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội
4. Kết luận và kiến nghị
Những địa danh lịch sử - văn hoá giữ vai trò rất lớn trong sự phát triển du lịch của thành
phố Hà Nội. Việc xây dựng được từ điển địa danh lịch sử - văn hóa phục vụ thiết thực cho phát
triển du lịch là vô cùng cần thiết. Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của những học giả đi trước,
kết hợp với việc khảo sát thực tiễn, chúng tôi đề xuất một mô hình từ điển địa danh lịch sử - văn
hóa Hà Nội phù hợp, hiệu quả cho việc phát triển du lịch. Mô hình cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ
điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội phục vụ phát triển du lịch có thể được áp dụng hiệu quả
khi xây dựng những từ điển về địa danh hoặc sổ tay du lịch không chỉ cho Hà Nội mà cho tất cả
các địa phương khác.
Không dừng lại ở đó, chúng tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin để biến từ điển đó thành
một ứng dụng từ điển trên thiết bị di động để phục vụ tiện lợi nhất cho việc tra cứu thông tin của
khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch, các nhà quản lí du lịch. Người dùng chỉ cần cài đặt ứng
dụng trên thiết bị di động nhỏ gọn có kết nối Internet của mình là hoàn toàn có thể tra cứu mọi lúc,
mọi nơi. Trong phạm vi một công trình nghiên cứu khoa học và với năng lực của mình, chúng tôi
đã cố gắng đưa ý tưởng của mình thành hiện thực với sản phẩm là ứng dụng “Từ điển địa danh
lịch sử - văn hoá Hà Nội” chạy trên hai hệ điều hành là iOS và Android. Việc xuất bản được ứng
dụng trên thiết bị di động mang mô hình của một cuốn từ điển địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội
sẽ đem lại một hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Ứng dụng từ điển này không chỉ tập hợp những
địa danh lịch sử - văn hoá Hà Nội mà còn là một công trình góp phần quảng bá nét đẹp văn hoá
Hà Nội nói riêng và dân tộc nói chung đến bạn bè quốc tế.
Công trình nghiên cứu này chúng tôi cũng rất mong nhận nhận được sự quan tâm của những
nhà nghiên cứu, những cơ quan, ban, ngành để ứng dụng hoàn thiện hơn, có thể xuất bản để phục
vụ cho du lịch Thủ đô ngàn năm văn hiến.
138 Nguyễn Thị Kim Cúc. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 128-138
Tài liệu tham khảo
Bui, T. (1993). Từ điển Hà Nội: Địa danh [Hanoi Dictionary: Landmarks]. Hanoi, Vietnam: NXB
Văn hoá - thông tin.
Doan, T. D., & Hội khoa học lịch sử Việt Nam., & Sở văn hóa thông tin (2000). Hà Nội: Di tích
lịch sử văn hóa & danh thắng [Hanoi: ultural historical relics & landscapes]. Hanoi,
DVietnam: Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam.
Hartmann, R. R. K., & Gregory, J. (1998). Dictionary of Lexicography. London - New York: Rout-
ledge.
Huynh, P. L. T. X. (2018). Địa danh lịch sử - văn hoá Khánh Hoà [Khanh Hoa - historical & cultural
landmark]. Phát triển Kinh tế - Xã Hội Đà Nẵng, 56-60. Retrieved April 10, 2020, from
https://dised.danang.gov.vn/LinkClick.aspx?fileticket=W1JIgR%2B3D9k%3D&tabid=61
Le, H. T. (2013). Địa danh học Việt Nam [Vietnam landmarks]. Hanoi, Vietnam: NXB Văn hóa
thông tin.
Le, H. T. (2015). Từ điển địa danh Bắc Bộ: Quyển 1 [North Vietnamese landmark dictionary:
Vol. 1] . Hanoi, Vietnam: NXB Khoa học xã hội.
Luu, T. M., Dao, B. D., Bui, Q. N.,Vu, D. Q. (2011). Hà Nội danh thắng và di tích [Hanoi
landscapes and monuments]. Hanoi, Vietnam: NXB Hà Nội.
Nguyen, A. V. (1993). Địa danh Việt Nam [Vietnam landmarks]. Hanoi, Vietnam: NXB Giáo dục.
Nguyen, C. V., Dao, T. M., Nguyen, T. A., Nguyen, P. V. (2010). Từ điển đường phố Hà Nội
[Hanoi street dictionary]. Hanoi, Vietnam: NXB Hà Nội.
Nguyen, Y. N., Nguyen, C. T., & Bui, T. (2011). Từ điển địa danh văn hoá lịch sử Việt Nam
[Dictionary of Vietnamese historical and cultural landmarks]. Hanoi, Vietnam: NXB Giáo
dục Việt Nam.
Vu, Q. T. (2007). Giáo trình địa lí du lịch Việt Nam [Textbook of tourism geography in Vietnam].
Hanoi, Vietnam: NXB Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_mo_hinh_tu_dien_dia_danh_lich_su_van_hoa_ha_noi_va.pdf