Xây dựng một số tiêu chí kiểm soát chất lượng bài thuốc hoàng liên giải độc thang dựa trên “dấu vân tay hóa học” và “dấu vân tay sinh học”

Xây dựng “dấu vân tay sinh học” của bài thuốc HLGĐT Để xây dựng “dấu vân tay sinh học”, chúng tôi dựa trên kết quả microarray phân tích sự biểu hiện của khoảng 30.000 gene tế bào HeLa khi xử lý với bài thuốc (dữ liệu không trình bày), từ đó chọn ra các gene tăng biểu hiện ổn định trong cả 2 thời điểm xử lý thuốc là 24 và 36 giờ. Chúng tôi chọn được 6 gene bao gồm FAM129A, SERPINE2, GDF15, DDIT3, STC2 và TRIB3. Gene GAPDH có biểu hiện không thay đổi dưới tác động của bài thuốc được sử dụng làm chứng nội. Mức độ thay đổi biểu hiện tương đối của các gene được xác định bằng phương pháp realtime RT-PCR. Kết quả (bảng 4) từ ba mẻ thuốc khác nhau cho thấy các gene GDF15, STC2, TRIB3 tăng biểu hiện một cách ổn định thể hiện qua sai số rất thấp, các gene còn lại có độ biến động cao hơn. Như vậy, ba gene này có thể được dùng như “dấu vân tay sinh học” của bài thuốc HLGĐT. KẾT LUẬN “Dấu vân tay hóa học” của bài thuốc HLGĐT được xác định dựa trên hàm lượng baicalin có trong nước sắc thuốc bằng kỹ thuật HPLC còn “dấu vân tay sinh học” thì dựa trên kết quả real-time RT-PCR định lượng tương đối hàm lượng của 3gene GDF15, STC2, và TRIB3. Các “dấu vân tay”này có thể được sử dụng để đánh giá độ ổn định của những lần sắc thuốc sau này đối với bài thuốc HLGĐT. Phương pháp “dấu vân tay hóa học/sinh học” có thể được triển khai cho mọi bài thuốc để góp phần vào việc kiểm soát chất lượng của bài thuốc cổ truyền.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một số tiêu chí kiểm soát chất lượng bài thuốc hoàng liên giải độc thang dựa trên “dấu vân tay hóa học” và “dấu vân tay sinh học”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 209 XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHÍ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG BÀI THUỐC HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG DỰA TRÊN “DẤU VÂN TAY HÓA HỌC” VÀ “DẤU VÂN TAY SINH HỌC” Nguyễn Thị Mỹ Nương*, Nguyễn Thái Hoàng Tâm*, Hồ Huỳnh Thùy Dương* TÓM TẮT Tổng quan: Y học cổ truyền (YHCT) đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ở nhiều nước trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, hạn chế lớn cho sự phát triển của YHCT là chưa kiểm soát tốt chất lượng và độ ổn định của các sản phẩm YHCT. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng “dấu vân tay hóa học” và “dấu vân tay sinh học” của bài thuốc Hoàng Liên Giải Độc Thang (HLGĐT) nhằm góp phần vào việc kiểm soát chất lượng bài thuốc. Phương pháp nghiên cứu: Các nguyên liệu thành phần và cao chiết nước của bài thuốc HLGĐT được xây dựng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm dựa trên Dược điển Việt Nam. Phương pháp sắc ký lớp mỏng và sắc ký lỏng cao áp (HPLC) được sử dụng để phân tích thành phần hóa học của dược liệu và bài thuốc. Phương pháp real-time RT-PCR được dùng để xác định sự thay đổi biểu hiện các gene “chỉ thị” ở tế bào HeLa dưới tác động của bài thuốc. Kết quả và bàn luận: Nguyên liệu và bài thuốc HLGĐT đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở. “Dấu vân tay hóa học” được xác định bằng kĩ thuật HPLC với chất chuẩn là baicalin cho thấy một phổ sắc ký ổn định giữa các mẻ thuốc khác nhau.Trong 6 gene khảo sát là FAM129A, SERPINE2, GDF15, DDIT3, STC2, TRIB3 ở tế bào HeLa được xử lý với bài thuốc, 3 geneGDF15, STC2, TRIB3 có biểu hiện tăng ổn định giữa các mẻ thuốc khác nhau. Các gene này được đề xuất sử dụng như “dấu vân tay sinh học” của bài thuốc HLGĐT. Kết luận: Phương pháp “dấu vân tay hóa học” và “dấu vân tay sinh học” có thể được sử dụng bổ sung một cách hiệu quả cho các kiểm nghiệm dược học truyền thống để đánh giá chất lượng và độ ổn định của bài thuốc. Từ khóa: Tiêu chuẩn chất lượng bài thuốc, Hoàng liên giải độc thang, “dấu vân tay hóa học”, “dấu vân tay sinh học”. ABSTRACT ESTABLISHMENT OF CRITERIA FOR QUALITY CONTROL OF HOANG LIEN GIAI DOC THANG FORMULA BASED ON CHEMICAL AND BIOLOGICAL “FINGERPRINTS” Nguyen Thi My Nuong, Nguyen Thai Hoang Tam, Ho Huynh Thuy Duong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 209 - 215 Introduction: Traditional medicine (TM) plays an important role in health care system of many countries including Vietnam. Nevertheless, lack of quality and reproducibility control of TM products severely hampers the development of TM. In this study, we established “chemical fingerprinting” as well as “biological fingerprinting” of Hoang Lien Giai Doc Thang (HLGDT, Huang LianJie Du Tang in Chinese) decoction as a contribution to quality control of the formula. Materials and methods: The five components and HLGDT decoction were tested for acceptance criteria according to Vietnamese Pharmacopoiea. Thin-layer chromatography and high-pressure liquid chromatography (HPLC) were used to analyze chemical composition of ingredients and the whole decoction. Change of gene * Khoa Y học Cổ Truyền – Đại học Y Dược Tp. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thành Triết ĐT: 0977128389 email: thanhtrietnguyen@ymail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 210 expression in HeLa cells treated with HLGDT was determined by real-time RT-PCR. Results and discussion: Ingredients and HLGDT decoction fulfilled the required acceptance criteria. “Chemical fingerprint”, established by HPLC using baicalin as standard, showed reproducible chromatographic profile among different batches. Among the six genes FAM129A, SERPINE2, GDF15, DDIT3, STC2, TRIB3 studied, three genes GDF15, STC2, TRIB3 expressed stable upregulation when HeLa cells were treated with HLGDT at different batches. These genes were suggested to be used as “biological fingerprint” for HLGDT formula. Conclusion: Chemical/biological “fingerprints” can be efficiently used as complementary tools to traditional pharmacological tests for quality and reproducibility control of traditional herbal medicine. Keywords: Quality control, Hoang lien giai doc thang, chemical fingerprint, biological fingerprint. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo WHO (2011), 70% - 95% dân số ở hầu hết các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latin, và Trung Đông sử dụng y học cổ truyền (YHCT) cho chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngay cả ở một số nước công nghiệp hóa như Canada, Pháp, Đức, Ý, tỷ lệ người sử dụng YHCT ít nhất một lần trong đời cũng xấp xỉ 70% - 90%. Tuy vậy, sự thiếu các bằng chứng khoa học về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của các phương pháp và sản phẩm YHCT là một trong những hạn chế lớn cho sự phát triển của YHCT. Từ đó, WHO đã đề ra các định hướng phát triển của YHCT, trong đó nhấn mạnh việc đảm bảo chất lượng và tính ổn định của các sản phẩm YHCT(10). Khác với các dược phẩm Tây y là những chất tinh khiết, YHCT sử dụng cao chiết từ một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại để tạo tác động phối hợp, đa mục tiêu lên cơ thể người bệnh. Vì vậy bài thuốc cổ truyền thường chứa vô số chấtvới thành phần và tỷ lệ các dược chất thay đổi phụ thuộc nhiều yếu tố như thổ nhưỡng, khí hậu, loài,Đó là khó khăn chính của việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm YHCT. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh các kiểm nghiệm dược học tiêu chuẩn, người ta còn sử dụng các “dấu ấn” (marker) đặc trưng cho từng loại dược liệu và bài thuốc (5, 11). Loại “dấu ấn” thứ nhất, còn được gọi là “dấu vân tay hóa học” (chemical fingerprint), được xây dựng dựa trên vài thành phần hóa học hiện diện với hàm lượng nhất định trong dược liệu sử dụng. Thông thường, bằng phương pháp HPLC, người ta xác định phổ sắc ký của một số đơn chất đặc trưng có trong dược liệu/bài thuốc, dựa trên các chất chuẩn tương ứng. Như vậy, sự duy trì một phổ sắc ký giống nhau giữa các mẻ dược liệu/bài thuốc của các chất trên giúp đánh giá sự ổn định của dược liệu/bài thuốc. Tuy nhiên, do sự phức tạp về thành phần hóa học của bài thuốc cũng như về các tương tác và chuyển hóa giữa chúng, sự ổn định của vài chất chuẩn chưa cho phép đánh giá chính xác tác động sinh học, vốn là mục đích sử dụng cuối cùng. Vì vậy “dấu vân tay sinh học” (biological fingerprint) được đề xuất và được xây dựng dựa trên biểu hiện tăng hay giảm ổn định của một số gene “chỉ thị” khi tế bào đáp ứng với thuốc (9). Như vậy, bài thuốc tạo ra sẽ được xem là ổn định nếu các mẻ khác nhau đều làm các gene “chỉ thị” tăng giảm biểu hiện một cách lặp lại. Hoàng Liên Giải Độc Thang (HLGĐT) là một bài thuốc cổ phương có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều trị các bệnh viêm, nhọt. Bài thuốc có khả năng ức chế sự tăng trưởng tế bào trên cả ba dòng tế bào ung thư HeLa, MCF-7 và NCI-H460(8), cảm ứng dòng tế bào HeLa chết theo chương trình (apoptosis)(7). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 211 Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng “dấu vân tay hóa học” và “dấu vân tay sinh học” nhằm góp phần vào việc kiểm soát chất lượng bài thuốc HLGĐT. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Nguyên liệu Bài thuốc HLGĐT gồm các thành phần và cân lượng như sau: Hoàng liên (Coptischinensis) 30g, Hoàng bá (Phellodendronchinense) 30g, Hoàng cầm (Scutellariabaicalensis) 30g, Bạch thược (Paeonialactiflora) 20g, Chi tử (Gardenia jasminoides) 20g. Công thức bài thuốc và các dược liệu được cung cấp bởi khoa Y học cổ truyền, trường ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Các chất chuẩn baicalin và berberin được mua từ Sigma với độ tinh sạch > 99%. Phương pháp sắc thuốc. Dược liệu được đun trong nước đến sôi rồi để ở nhiệt độ 70-80oC trong 3 giờ. Sau đó, dịch chiết được cô cách thủy ở nhiệt độ 70-80oC đến khi đạt thể tích 90ml (1g dược liệu/ml dịch chiết), ly tâm 4000g trong 15 phút để loại cặn. Dịch chiết nước sử dụng trong các thử nghiệm được pha loãng trong môi trường nuôi cấy tế bào đến nồng độ cần khảo sát, lọc qua màng lọc vô trùng 0,22µm và sử dụng trong ngày. Phương pháp xác định tiêu chuẩn cơ sở của bài thuốc và các vị. Các phương pháp xác định độ ẩm, hàm lượng tro, phân tích định tính, định lượng dược liệu được tiến hành theo phụ lục 5, 9, 12 của Dược điển Việt Nam (lần xuất bản thứ 4). Các phương pháp này do Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp Hồ Chí Minh thực hiện. Phương pháp sắc kí lớp mỏng. Dược liệu được hòa vào hỗn hợp dung môi n-butanol:acetic acid:nước (7:1:2) đối với Hoàng liên và Hoàng bá; dung môi toluene:ethyl acetate:formic acid (2:3:2.2) đối với Hoàng cầm; dung môi chloroform:methanol:nước (65:35:10) và ethyl acetate:acetone:formic acid:nước (5:5:1:1) đối với Chi tử. Sau đó chấm mẫu lên bản sắc kí Silicagel 60F254, quan sát dưới ánh sáng thường, tia UV với bước sóng 254nm và 365nm hoặc thuốc thử Dragendroff (đối với Hoàng liên, Hoàng bá), FeCl3 (Hoàng cầm, Bạch thược), H2SO4 (Chi tử). Phương pháp được thực hiện tại Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp Hồ Chí Minh. Phương pháp HPLC. Baicalin (Sigma) được sử dụng làm chất chuẩn cho phân tích nước sắc bài thuốc Hoàng liên giải độc thang. Điều kiện HPLC bao gồm: máy HPLC Shimadzu, cột Supelcosil LC-18 (150mm x 4,6mm, 5µm), dung môi gồm 3,4g Kali dihydrogen phosphate vào 1,7g natri lauryl sulfat trong 1l hỗn hợp nước-acetonitril (1:1). Phân tích bằng đầu dò PDA tại bước sóng 254nm. Phương pháp này được thực hiện tại Khoa Hóa, trường ĐH Khoa học Tự nhiên. Phương pháp Realtime RT-PCR. Phương pháp này được sử dụng để xác định sự thay đổi biểu hiện gene khi tế bào được xử lý với thuốc. Trước tiên, tế bào HeLa được ủ với bài thuốc HLGĐL tại nồng độ IC50 (đã xác định ở những công trình trước) hoặc với nước cất ở nồng độ tương đương (đối chứng). RNA của tế bào được tách chiết bằng RNeasy mini kit (Qiagen), phiên mã ngược thành cDNAvới reverse transcriptase (Bio- rad). Phản ứng real-time PCR với cặp mồi đặc hiệu (bảng 1) cho từng gene được thực hiện với chất phát huỳnh quang là EVAgreen. Chương trình nhiệt được thiết lập trên máy realtime RT-PCR (Bio-rad) gồm 95°C - 30 giây, 60oC - 30 giây và 72oC - 30 giây, 44 chu kì và phân tích đường cong nóng chảy từ 55oC đến 95oC. Mức độ tăng biểu hiện gene được tính bằng công thức: x = 2-ΔΔCt. Trong đó: ΔΔCt = ΔCt cảm ứng –ΔCt không cảm ứng. ΔCt = Ct gene mục tiêu – Ct gene chứng nội (gene GAPDH). Ct: Chu kì ngưỡng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 212 Bảng 1. Các mồi sử dụng trong phản ứng realtime RT-PCR với các gene nghiên cứu. Ký hiệu mồi Trình tự Nguồn pf GADPH* GAAGGTGAAGGTCGGAGTC Ikeguchi và cs, 2002 (4) pr GADPH* GAAGATGGTGATGGGATTTC pf FAM129A GAGAAGGGTCACTATGGTTCC pr FAM129A CCACGTCCTCTTTCTGTCATTC pf GDF15* CGAAGACTCCAGATTCCGAGAG de Wit và cs, 2005 (2) pr GDF15* CCAGCCGCACTTCTGGC pr TRIB3* TGCCCTACAGGCACTGAGTA Miyoshi và cs, 2009(6) pr TRIB3* GTCCGAGTGAAAAAGGCGTA pf DDIT3* AAGTGGCTACTGACTACCCTCTCACT Akatsu và cs,2007 (1) pr DDIT3* AAGCCTTCCCCCTGCGTAT pf STC2 CCGGGTGATAGTGGAGATG pr STC2 TTCTGCTCACACTGAACCTG pf SERPINE2* CACATCAGCACCAAGACCATAGAC Ifon và cs, 2005 (3) pr SERPINE2* TGCCAAGAACTTTCAGCGG Ghi chú: *Mồi trích từ các công bố trước đây, các mồi còn lại do chúng tôi thiết kế bằng phần mềm từ website. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trước tiên chúng tôi kiểm nghiệm các nguyên liệu thành phần, sau đó xây dựng “dấu vân tay hóa học” và “dấu vân tay sinh học” cho bài thuốc HLGĐT. Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở nguyên liệu Bảng 2. Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở của các dược liệu thành phần. Các chỉ tiêu Hoàng liên Hoàng cầm Hoàng bá Bạch thược Chi tử Soi bột Màu vàng nâu, tinh bột tập trung thành đám, có sự hiện diện của mảnh mô mềm, mô cứng, mảnh bần và rải rác những tế bào đá. Nhiều sợi tập trung thành bó Màu nâu đỏ, hạt tinh bột tròn, có mảnh mô mềm, tế bào đá mạch nhiều Màu vàng tươi, có các mảnh mô mềm, mảnh bần, mảnh sợi dày, có tinh thể calci oxalate dạng lăng trụ Màu vàng nhạt, hạt tinh bột tròn nằm rải rác hay tụ lại trong mô mềm, tinh thể calci oxalate tụ thành bó Màu vàng nâu, hạt tinh bột tròn tập trung thành khối, có mảnh nội nhũ, sợi nhỏ, mảnh biểu bì vỏ quả Độ ẩm (%) 4,45 ± 0,176 12,99 ± 0,066 9,20 ± 0,113 8,12 ± 0,047 7,32 ± 0,096 Tro toàn phần (%) 55,25 ± 0,458 5,45 ± 0,137 9,13 ± 0,067 3,58 ± 0,071 3,94 ± 0,182 Tro không tan trong HCl (%) 42,38 ± 0,463 0,38 ± 0,015 0,16 ± 0,010 0,08 ± 0,008 0,21 ± 0,210 Định tính bằng phản ứng hoá học -Alkaloid (+) -Flavonoid (+) -Alkaloid (+) -Flavonoid (+) -Có màu xanh lơ, nhanh chóng chuyển sang màu nâu rồi nâu tía khi nhỏ H2SO4 lên cắn dịch chiết Định tính bằng sắc ký lớp mỏng Sắc kí đồ mẫu khảo sát cho các vết có giá trị Rf và màu sắc tương đồng với giá trị Rf và màu sắc của berberin chuẩn Sắc kí đồ mẫu khảo sát cho các vết có giá trị Rf và màu sắc tương đồng với giá trị Rf và màu sắc của dược liệu đối chiếu Sắc kí đồ mẫu khảo sát cho các vết có giá trị Rf và màu sắc tương đồng với giá trị Rf và màu sắc của berberin chuẩn Sắc kí đồ mẫu khảo sát cho các vết có giá trị Rf và màu sắc tương đồng với giá trị Rf và màu sắc của dược liệu đối chiếu Sắc kí đồ mẫu khảo sát cho các vết có giá trị Rf và màu sắc tương đồng với giá trị Rf và màu sắc của dược liệu đối chiếu Định lượng (%) berberin 2,82 ± 0,060 baicalin 9,58 ± 0,125 berberin 1,58 ± 0,017 flavonoid 1,61 ± 0,049 Hàm lượng cắn toàn phần 27,34 ± 0,091 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 213 Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở của các nguyên liệu thành phần của bài thuốc HLGĐT được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam, được thực hiện tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh. Bảng 2 cho thấy một số thông số tiêu chuẩn của các dược liệu thành phần, đây là cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm bài thuốc HLGĐT. Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ sở nước sắc bài thuốc HLGĐT. Tiêu chuẩn cơ sở của nước sắc bài thuốc HLGĐT được xác định theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam. Các đặc điểm về cảm quan, độ ẩm, tro toàn phần, định tính và định lượng của bài thuốc HLGĐT được trình bày ở bảng 3. Kết quả cho thấy bài thuốc có chứa flavonoid và alkaloid, trong đó một alkaloid hiện diện với hàm lượng cao là berberin và một flavonoid xác định được là baicalin. Bảng 3. Tiêu chuẩn cơ sở của nước sắc bài thuốc HLGĐT. Cảm quan Cao lỏng màu nâu, mùi thơm dược liệu Độ ẩm (%) 24,72 ± 0,303 Tro toàn phần (%) 10,85 ± 0,068 Định tính - Flavonoid (+) - Alkaloid (+) Định lượng (%) - Berberin 6,50 ± 0,015 - Baicalin 2,09 ± 0,058 Berberin là chất có hoạt tính sinh học và hiện diện với hàm lượng cao trong Hoàng liên và Hoàng bá, trong khi baicalin là chất đặc trưng cho Hoàng cầm, do đó chúng tôi sử dụng hai chất chuẩn tương ứng trong sắc ký lớp mỏng để sơ bộ đánh giá các nguyên liệu. Hình 1. Bản sắc kí lớp mỏng kiểm tra sự hiện diện của các nguyên liệu trong nước sắc bài thuốc HLGĐT. Chú thích: 1,4,7,10,12: HLGĐT; 2,8: Berberin; 3: HL (Hoàng liên); 5: Baicalin; 6: HC (Hoàng cầm); 9: HB (Hoàng bá); 11: CT (Chi tử); 13: BT (Bạch thược) Kết quả sắc kí lớp mỏng (hình 1) cho thấy ở ánh sáng thường, dưới tia tử ngoại với bước sóng 254nm, 356nm và thuốc nhuộm đặc trưng, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 214 Sắc kí đồ cao tổng bài thuốc cho các vết có giá trị Rf và màu sắc tương đồng với giá trị Rf và màu sắc của berberin chuẩn, baicalin chuẩn và với các vị dược liệu trong thành phần. Xây dựng “dấu vân tay hóa học” của bài thuốc HLGĐT bằng kĩ thuật HPLC Hình 2. Sắc kí đồ HPLC của ba mẻ cao chiết nước bài thuốc HLGĐT (B1-B3) với chất chuẩn Baicalin (A). Bảng 4. Sự thay đổi biểu hiện của các gene. Gene Số lần thay đổi biểu hiện Hệ số biến thiên (CV%) GAPDH 1,00 ± 0,0 0,0 FAM129A 14,93 ± 4,2 28,1 SERPINE2 19,67 ± 6.6 33,6 GDF15 5,16 ± 0,6 11,6 DDIT3 8,99 ± 3,5 38,9 STC2 9,08 ± 0,7 7,7 TRIB3 6,14 ± 0,6 9,8 Baicalin được chọn để xây dựng “dấu vân tay hóa học” cho bài thuốc. Sắc kí đồ HPLC của 3 mẻ thuốc khác nhau, với chất chuẩn là baicalin, (hình 2, B1-B3) cho thấy số mũi lặp lại chiếm 75% - 86% và hàm lượng baicalin chiếm 21,05 ± 6,054 (%) chứng tỏ bài thuốc khá ổn định trong các lần nấu thuốc khác nhau và baicalin có thể được sử dụng như “dấu vân tay hóa học” của bài thuốc HLGĐT. Xây dựng “dấu vân tay sinh học” của bài thuốc HLGĐT Để xây dựng “dấu vân tay sinh học”, chúng tôi dựa trên kết quả microarray phân tích sự biểu hiện của khoảng 30.000 gene tế bào HeLa khi xử lý với bài thuốc (dữ liệu không trình bày), từ đó chọn ra các gene tăng biểu hiện ổn định trong cả 2 thời điểm xử lý thuốc là 24 và 36 giờ. Chúng tôi chọn được 6 gene bao gồm FAM129A, SERPINE2, GDF15, DDIT3, STC2 và TRIB3. Gene GAPDH có biểu hiện không thay đổi dưới tác động của bài thuốc được sử dụng làm chứng nội. Mức độ thay đổi biểu hiện tương đối của các gene được xác định bằng phương pháp realtime RT-PCR. Kết quả (bảng 4) từ ba mẻ thuốc khác nhau cho thấy các gene GDF15, STC2, TRIB3 tăng biểu hiện một cách ổn định thể hiện qua sai số rất thấp, các gene còn lại có độ biến động cao hơn. Như vậy, ba gene này có thể được dùng như “dấu vân tay sinh học” của bài thuốc HLGĐT. KẾT LUẬN “Dấu vân tay hóa học” của bài thuốc HLGĐT được xác định dựa trên hàm lượng baicalin có trong nước sắc thuốc bằng kỹ thuật HPLC còn “dấu vân tay sinh học” thì dựa trên kết quả real-time RT-PCR định lượng tương đối hàm lượng của 3gene GDF15, STC2, và TRIB3. Các “dấu vân tay”này có thể được sử dụng để đánh giá độ ổn định của những lần sắc thuốc sau này đối với bài thuốc HLGĐT. Phương pháp “dấu vân tay hóa học/sinh học” có thể được triển khai cho mọi bài thuốc để góp phần vào việc kiểm soát chất lượng của bài thuốc cổ truyền. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akatsu Y., Saikawa Y., Kubota T., Akatsu T., Yoshida M., Kitagawa Y., Otani Y., Kumai K., Kitajima M. (2007).Predictive value of GADD153, p21 and c-Jun for chemotherapy response in gastric cancer. Cancer Science 98(5), pp. 707- 715 2. De Wit NJ., Rijntjes J., Diepstra J., van Kuppevelt TH., Weidle U.,Ruiter D., van Muijen GN. (2005). Analysis of differential gene expression in human melanocytic tumour lesions by Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 215 custom made oligonucleotide arrays. British Journal of Cancer 92, pp. 2249 – 2261. 3. Ifon ET., Pang ALY., Johnson W., Cashman K., Zimmerman S., Muralidhar S., Chan WY., Casey J., Rosenthal L. (2005). U94 alters FN1 and ANGPTL4 gene expression and inhibits tumorigenesis of prostate cancer cell line PC3. Cancer Cell International, 5, pp.19. 4. Ikeguchi M., Ueta T., Yamane Y., Hirooka Y., Kaibara N. (2002). Quantitative analysis of heparanase messenger RNA expression in hepatocellular carcinoma. Journal of Surgical Oncology 81(3), pp.148–154. 5. Liang Y.Z., Xie P., & Chan K. (2004). Quality control of herbal medicines. Journal of Chromatography B, pp. 812, 53-70. 6. Miyoshi N., Ishii H., Mimori K., Takatsuno Y., Kim H., Hirose H., Sekimoto M., Doki Y., Mori M. (2009). Abnormal expression of TRIB3 in colorectal cancer: a novel marker for prognosis. British Journal of Cancer 101: pp.1664-1670. 7. Nguyễn Thụy Vy, Nguyễn Thái Hoàng Tâm, Trần Ngọc Khả Vy, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Mỹ Nương, Nguyễn Thị Bay, Hồ Huỳnh Thùy Dương (2010). Nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thư của bài thuốc Hoàng liên giải độc thang và một số vị thành phần trên dòng tế bào HeLa. Tạp chí công nghệ sinh học 3A, tr. 735-740. 8. Nguyễn Thụy Vy, Nguyễn Thái Hoàng Tâm, Trần Ngọc Khả Vy, Vũ Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Bay, Hồ Huỳnh Thùy Dương (2009). Khảo sát khả năng gây độc tế bào ung thư in vitro của một số bài thuốc cổ truyền. Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc khu vực phía nam,Tp. Hồ Chí Minh. 9. Rong J., Tilton R., Shen J., Ng K-M., Liu C., Tam P.K-H., Lau A. S-Y., Cheng Y-C. (2007). Geneome-wide biological response fingerprinting (BioReF) of the Chinese botanical formulation ISF- 1 enables the selection of multiple marker gene as a potential metric for quality control. Journal of Ethnopharmacology, pp.113, 35-44 10. WHO, (2011). The world medicines situation 2011. Traditional medicines: global situation, issues and challenges. Geneva. 11. Xie P., Chen S., Liang Y., Wang X., Tian R., Upton R (2006). Chromatographic fingerprint analysis—a rational approach for quality assessment of traditional Chinese herbal medicine. Journal of Chromatography A, 1112, pp. 171–180. Ngày nhận bài báo: 3/10/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/10/2013, 21/10/2013 Ngày bài báo được đăng: 02/01/2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_mot_so_tieu_chi_kiem_soat_chat_luong_bai_thuoc_hoan.pdf
Tài liệu liên quan