Xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Nguồn gốc mô hình VAC Khoảng 20 năm trở lại đây, nhiều mô hình kinh tế xuất hiện, ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, mô hình VAC do Hội Làm vườn Việt Nam khởi xướng, tổ chức, hướng dẫn đã chứng tỏ được hiệu quả trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Xin nêu ví dụ từ tỉnh Hà Giang, tỉnh miền núi phía Bắc, nơi địa đầu Tổ quổc. Thực tế chứng minh phát triển kinh tế VACR phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi hộ nông dân, trên cơ sở thị trường tiêu thụ và quy hoạch phát triển vùng, cho phép khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động. Có thể nói, chưa bao giờ nông dân Hà Giang phát triển kinh tế VACR, VAC hoặc VC, CR rầm rộ như mấy năm gần đây. Toàn tỉnh đã có hàng chục nghìn hộ nông dân được công nhận sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, có thu nhập chính từ kinh tế VAC; 100% số trang trại đều phát triển theo mô hình VACR. Nhiều năm, trong mức tăng trưởng kinh tế nông - lâm nghiệp của tỉnh, giá trị sản phẩm cây ăn quả chiếm tới 9%, cây công nghiệp hơn 12%, đặc biệt, thu nhập của ngành chăn nuôi chiếm tới 17%. ở các huyện vùng cao như Đồng Văn, Mèo Vạc, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 40% tổng thu nhập từ sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện. Xã Trung Thành (Vị Xuyên) đã có thu nhập từ cam, quýt chiếm 60% tổng các nguồn thu nhập toàn xã

doc3 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng nền nông nghiệp bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 2006 VÀ ĐINH HƯỚNG NĂM 2011Tiểu luận môn kỹ thuật làm vườn Môn: Kỹ thuật làm vườn CHUYÊN ĐỀ : XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Họ và tên: Lê Thị Liên Lớp: 38 SPKT 1. Nguồn gốc mô hình VAC Khoảng 20 năm trở lại đây, nhiều mô hình kinh tế xuất hiện, ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, mô hình VAC do Hội Làm vườn Việt Nam khởi xướng, tổ chức, hướng dẫn đã chứng tỏ được hiệu quả trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Xin nêu ví dụ từ tỉnh Hà Giang, tỉnh miền núi phía Bắc, nơi địa đầu Tổ quổc. Thực tế chứng minh phát triển kinh tế VACR phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi hộ nông dân, trên cơ sở thị trường tiêu thụ và quy hoạch phát triển vùng, cho phép khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động. Có thể nói, chưa bao giờ nông dân Hà Giang phát triển kinh tế VACR, VAC hoặc VC, CR rầm rộ như mấy năm gần đây. Toàn tỉnh đã có hàng chục nghìn hộ nông dân được công nhận sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, có thu nhập chính từ kinh tế VAC; 100% số trang trại đều phát triển theo mô hình VACR. Nhiều năm, trong mức tăng trưởng kinh tế nông - lâm nghiệp của tỉnh, giá trị sản phẩm cây ăn quả chiếm tới 9%, cây công nghiệp hơn 12%, đặc biệt, thu nhập của ngành chăn nuôi chiếm tới 17%. ở các huyện vùng cao như Đồng Văn, Mèo Vạc, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 40% tổng thu nhập từ sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện. Xã Trung Thành (Vị Xuyên) đã có thu nhập từ cam, quýt chiếm 60% tổng các nguồn thu nhập toàn xã… Khẳng định mô hình kinh tế có hiệu quả và bền vững đó, tỉnh Hà Giang đã và đang khuyến khích phát triển bằng việc ban hành hàng loạt cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, như tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vay vốn ngân hàng để đầu tư thâm canh các loại cây trồng, hỗ trợ vốn phát triển vùng chè, phát triển đàn bò, dê; thực hiện trợ giá, trợ cước phân bón và các loại giống cây trồng mới; đầu tư xây dựng các trung tâm giống cây trồng đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con; đầu tư kinh phí làm đường giao thông tới các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá tập trung… Ngoài ra, tỉnh còn có chính sách cho công ty TNHH ở các tỉnh khác đến đầu tư, khai thác thế mạnh ở địa phương; nổi bật là Công ty TNHH Vạn Đạt với dự án trồng tre măng Bát Bộ, riêng Vị Xuyên đã có hàng trăm hộ gia đình tham gia trồng và đến nay diện tích đã có 515 ha. Năm 2004, sản lượng măng thu được hơn 50 tấn. Tỉnh còn xây dựng mạng lưới khuyến nông viên, củng cố tổ chức Hội Làm vườn từ tỉnh tới các huyện, thị xã và cơ sở. Hội Làm vườn các cấp trong tỉnh hàng năm đều tổ chức hơn 100 buổi sinh hoạt, đồng thời tổ chức hội nghị đại biểu chủ trang trại. Mới đây, Hội còn thành lập thêm 3 chi hội điểm, nâng tổng số chi hội điểm lên 7 đơn vị. Các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hỗ trợ phát triển VAC cho hội viên được tổ chức thực hiện tốt. Hội Làm vườn tỉnh đang đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua làm kinh tế VAC giỏi”, thu hút được đông đảo bà con nông dân và toàn thể hội viên tham gia. Mô hình kinh tế VAC thực sự đã đi vào cuộc sống và là cơ hội để nhân dân phát triển đi lên. Đây được coi là mô hình quan trọng giúp nông dân tăng thu nhập, tạo thu nhập cao trên đơn vị diện tích và ngành nông - lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng bền vững. 2. Một số mô hình VAC cho nền nông nghiệp bền vững 2.1. Cải bắp với nền nông nghiệp bền vững Cải bắp có nguồn gốc từ châu Âu, được trồng cách đây trên 1000 năm, sau đó lan rộng sang các nước châu Mỹ và châu Á. Lá bắp cải là bộ phận sử dụng chủ yêu của cây, được xếp trên thân theo đường xoắn ốc, càng lên trên lá càng xếp xít nhau và xếp thành bắp cuốn chặt. Về thành phần dinh dưỡng bắp cải chứa 85-90% nước, các chất đường chiếm 1,05-3%, xenluloza chiếm 0,6-1,6%, ngoài ra còn có vitamin C, B1, B2, PP… Cải bắp ở nước ta được trồng chủ yếu trong vụ Đông xuân ở miền bắc, một số nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ như Sâp, Đà Lạt, Tam Đảo có thể trồng được quanh năm. Hiện nay trong sản xuất có nhiều giống bắp cải có chất lượng tốt, năng suất cao: CB62,KKcross, K60… Trong quy mô hộ gia đình, bắp cải được trồng nhiều trong vườn làm cây lương thực. Với diện tích vườn không cần lớn lắm vần có thể trồng được bắp cải mà lại tận dụng được sản phẩm phụ của nó cho chăn nuôi. Có thể áp dụng mô hình VAC với việc trồng bắp cải. Chỉ cần một diện tích vườn nhất định, bên cạnh là ao nuôi tôm, cá, bên trên là trang trại nuôi lợn, gà… Sau khi làm đất xong, gieo hạt bắp cải theo luống. Đây là cây lương thực rất cần được tưới nước, vì vậy dung nước ở ao bơm lên tưới cho cây. Chính phẩm của bắp cải được dùng làm rau ăn cho người và ra súc. Các phụ phẩm như lá già héo úa, rễ bắp cải… có thể cho gia súc ăn hoặc ủ thành phân làm thức ăn cho cá. Phân của gia súc thải ra có thể dùng để bón lại cho cây hoặc đổ xuống ao cho cá ăn. Và ao lại cung cấp nước tưới cho cây. Như vậy, tạo thành một vòng khép kín, ta có thể tận dụng tất cả các sản phẩm phụ của nó, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn làm cho môi trường sạch sẽ tạo nên một nên nông nghiệp bền vững. 2.2. Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp cho giun quế Việc nuôi giun quế rất phổ biến ở các tỉnh thuộc miền nam Việt Nam. Nhiều hộ gia đình đã chuyển ra nuôi giun quế theo mô hình VAC đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Sau đây là cách xây dựng mô hình nuôi giun quế của ông Khương thuộc tỉnh Long An. Việc nuôi giun quế khá đơn giản, cách dựng trại tùy theo điều kiện diện tích của mỗi hộ, trại có diện tích 5 x 20 m, bên trên lợp lá dừa nước, nên để thoáng, có gió thì giun sẽ mau lớn. Sau đó, mua nylon về lót thành từng ô nhỏ. Giun quế chỉ cần phân bò (đặc biệt phân bò sữa là tốt nhất), ngoài ra không cần nguyên liệu gì nữa, khi nuôi phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm thì trùn mới phát triển. Khi mới mua giun giống thì phải giữ lớp phân cũ, nếu dùng phân mới giun chưa quen nên sẽ bò đi”. Giun quế hiện nay có thị trường tiêu thụ khá ổn định, giun thương phẩm được dùng làm thức ăn cho cá, tôm, gà, vịt... nhất là các trại nuôi tôm có quy mô lớn, họ xay giun trộn lẫn với thức ăn nuôi tôm. Giá 1 kg giun hiện nay vào khoảng từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg. Khi nuôi chỉ cần mua giun giống một lần, sau đó cứ 3 tháng một lần thu hoạch giun thương phẩm mà không cần mua giống mới. Một ký giun giống có giá 40.000 đồng, 1 m2 có thể thả 2 kg giun giống, sau 3 tháng nuôi là có thể thu hoạch lứa đầu tiên. Một bao phân bò 25 kg có giá khoảng 4.000 đồng. Sau khi thu hoạch, thấy phân nuôi giun đã hoai có thể bán cho các nhà vườn, hoặc cho nông dân làm phân bón lót ruộng lúa với giá 7.000 đồng/kg. Ông Khương cho biết “khi rải phân giun quế xuống dưới ao nuôi tôm sẽ tạo ra lớp tảo xanh, làm màu nước trong xanh rất tốt khi nuôi tôm. Gà, vịt được ăn giun quế sẽ rất mau lớn. Hiện nay ông đang nuôi 200 gà và một ao nuôi cá, xung quanh trồng các loại hoa màu, cây ăn trái để tận dụng và thử nghiệm mô hình vườn - ao - chuồng kết hợp nuôi giun quế”. Nguồn nước dùng để tưới giữ độ ẩm cho giun quế phải là nguồn nước sạch, độ pH thấp và không nhiễm phèn hoặc bị ô nhiễm, nếu không giun sẽ bị chết. Khi lấy phân bò phải xem xét kỹ vì đã có nhiều trường hợp sử dụng phân do người nuôi bò phun xịt nhiều hóa chất, khi đem làm thức ăn cho giun thì giun đã bị chết. Tốt nhất, nên lấy nguồn phân ổn định. Ngoài ra, sau mỗi vụ thu hoạch người nuôi cần đổi chỗ nuôi giun (giữa các ô với nhau), thì giun mới mau lớn và sinh sản mạnh. Hiện nay, trại nuôi giun quế của ông Khương được nhiều người biết đến. Một cơ sở nuôi tôm ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An sau khi tham quan đã chuẩn bị liên kết với cơ sở của ông Khương đem giun quế ra Nha Trang nuôi làm thức ăn nuôi tôm và cá bống tượng. Mô hình nuôi giun quế của ông Khương là rất dễ áp dụng, kể cả đối với những hộ nông dân có diện tích đất nhỏ, hẹp. Như vậy chỉ cần với một diện tích vườn rất nhỏ cũng có thể nuôi được giun quế có hiệu quả kinh tế cao theo mô hình VAC, đó là: nuôi giun quế để làm thức ăn cho gà, vịt hoặc tôm cá. Phân giun quế thải ra dùng để bón cho rau cỏ, rau cỏ đó lại cho trâu bò ăn, lấy phân của trâu bò làm thức ăn cho giun. Như vậy, đó là một vòng khép kín đảm bảo cho nên nông nghiệp bền vững mà chỉ cần diện tích vườn rất nhỏ. 2.3 Mô hình VAC cho cây chôm chôm và nhãn Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi, từng bứơc cải tạo vườn tạp để trồng cây chôm chôm, cây nhãn da bò. – Một mặt đào ao nuôi cá – xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn. Từ việc áp dụng được phương pháp xử lý cho cây chôm chôm, cây nhãn có thu hoạch trái nghịch bán được giá, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để chăn nuôi lợn – cá được thuận lợi đạt kết quả cao. Thật đúng đây là mô hình sản xuất kinh tế tổng hợp đem lại nhiều hiệu quả. Từ đó, đời sống gia đình sẽ dần dần được cải thiện và có phần tích lũy để mở rộng mô hình sản xuất VAC. Chẳng hạn, có 15 công vườn để trồng cây ăn trái như: chôm chôm, nhãn da bò và vú sữa, mở rộng ao hồ từ 90m2 lên diện tích 2.600m2, chăn nuôi 2 lợn thịt lên 4 lợn nái sinh sản. Với quy mô như vậy, kết quả sản xuất từ chôm chôm, và nhãn cho thu hoạch 18 tấn trái bán được 60 triệu đồng. Nuôi thả 70 ngàn con cá các loại thu được 6 tấn cá bán được 50 triệu đồng. Với 2 heo nái sinh sản bán ra 20 con giống thu được 10 triệu đồng. Tổng cộng trong 1 năm thu nhập từ: vườn, ao, chuồng có thể lên tới 120 triệu đồng, trừ đi chi phí chung 60 triệu, còn thực lãi 60 triệu đồng. Từ mô hình kinh tế tổng hợp VAC giúp cho việc sản xuất từng bước được phát triển, tận dụng khai thác hết tiềm năng đất đai tạo ra một phương thức sản xuất thích hợp, hiệu quả kinh tế được phát triển và nâng lên một cách cụ thể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÁO CÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 2006 VÀ ĐINH HƯỚNG NĂM 2011Tiểu luận môn kỹ thuật làm vườn.doc
Tài liệu liên quan