Dù định hướng của Đề án đã có từ 7
năm trước nhưng vẫn sát đúng với tình hình
hiện nay. Đó là, về cơ bản (gần 75%) trong
số 5,5 triệu lao động nông thôn học nghề là
để chuyển sang việc làm phi nông nghiệp;
chỉ có 25% lao động học nghề là để tiếp tục
làm nghề nông nghiệp nhưng ở những trình
độ cao hơn. Cơ quan chức năng về dạy nghề
cần cụ thể hóa thành kế hoạch từng năm,
từng vùng, miền, từng ngành nghề và từng
hình thức đào tạo tương thích để đạt được
hiệu quả như định hướng của Đề án.
- Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành:
Như đã nói, trước hết, cần xem xét
điều chỉnh Bộ tiêu chí quốc gia cho giai
đoạn 2016 - 2020 phù hợp hơn với điều kiện
của các vùng, miền. Trong chỉ đạo, điều
hành thực hiện phải gắn chặt các tiêu chí với
nhau, đặc biệt là phải gắn các tiêu chí thuộc
lĩnh vực lao động và xã hội (tiêu chí 10: Thu
nhập; tiêu chí 11: Hộ nghèo và tiêu chí 12:
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên)
với các tiêu chí có tính chất sản xuất (tiêu
chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất, tiêu chí
1: Quy hoạch, tiêu chí 2: Giao thông, tiêu
chí 3: Thủy lợi.) vì tổ chức sản xuất và tổ
chức lao động bao giờ cũng diễn ra đồng
thời và gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong một
mức độ nhất định, phải coi các tiêu chí lao
động và xã hội là “đích đến” của Chương
trình xây dựng nông thôn mới, bởi vì mục
tiêu tối thượng của xây dựng nông thôn mới
được xác định là “.đời sống vật chất và tinh
thần của người dân (nông thôn) ngày càng
được nâng cao”. Người lao động được đào
tạo, có việc làm ổn định và có thu nhập ngày
càng cao, trở thành khá giả, đó là điều kiện,
là cốt cách vật chất của một nông thôn mới
ấm no, hạnh phúc.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới thực chất là một
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện và lâu dài;
là Chương trình thực hiện các nội dung cụ thể công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn; là việc tổ chức lại sản xuất, tổ chức
và phân công lại lao động nông thôn. Đi liền theo đó là xóa nghèo bền
vững, nâng cao mức sống nhân dân. Bài viết dưới đây bước đầu đánh
giá những thành công và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục, đồng
thời đề xuất một số kiến nghị trong việc xây dựng nông thôn mới gắn
với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020.
Nguyễn Thị Thục Nguyên*
Abstract:
The targeted Programme for new rural construction is essentially a
comprehensive, long-term program of socio-economic development
programme; is also a program on the implementation of specific
contents of industrialization and modernization of agriculture and
rural areas; which is the reorganization of production, arrangment and
re-allocation of rural labors. It is followed by the sustainable poverty
reduction, the improvement of people's living standards. This article
provides initial assessments of the successes and also addresses the
shortcomings that need to be overcome, and provides suggestions
and recommendations for new rural construction in connection with
agricultural restructuring in the 2016-2020 period.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: nông nghiệp, nông dân,
nông thôn; nông thôn mới; tái cơ
cấu nông nghiệp; tích tụ ruộng đất.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 27/09/2017
Biên tập: 27/10/2017
Duyệt bài: 07/11/2017
Article Infomation:
Keywords: agriculture, farmers,
rural areas; new rural; agriculture
restructure; land accumulation.
Article History:
Received: 27 Sep. 2017
Edited: 27 Oct. 2017
Appproved: 07 Nov. 2017
* Văn phòng Quốc hội
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP
Ngày 5/8/2008, Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW
về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đây
là một Nghị quyết có tầm chiến lược hết sức
quan trọng. Nghị quyết khẳng định, “Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến
lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ
sở và lực lượng quan trọng để phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo
vệ môi trường sinh thái của đất nước”.
CHÑNH SAÁCH
47Số 22(350) T11/2017
Để thực hiện Nghị quyết, Chính phủ
đã xây dựng Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn
2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình,
Chính phủ đã hình thành bộ máy chỉ đạo và
tham mưu giúp việc từ trung ương đến cơ
sở hoạt động rất hiệu quả. Trong thời gian
đó, Chính phủ đã ban hành được 18 Quyết
định, 03 chỉ thị và văn bản chỉ đạo; các Bộ,
ngành đã ban hành 35 Quyết định, 34 Thông
tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các cơ chế
chính sách, nội dung chương trình, đồng
thời chủ động rà soát và điều chỉnh các quy
định, văn bản hướng dẫn chuyên ngành cho
phù hợp với thực tế1 Cũng trong 5 năm,
Chương trình khoa học và công nghệ phục
vụ xây dựng nông thôn mới đã triển khai
được 40 nhiệm vụ, gồm 26 đề tài và 14 dự
án, góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý
luận của mô hình nông thôn mới ở nước ta,
làm rõ thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở
nước ta, chuyển giao được 105 công nghệ
vào sản xuất Bên cạnh đó, nhiều cơ chế,
chính sách đã được ban hành như: chính
sách về quản lý đất lúa, hỗ trợ chuyển đổi từ
lúa sang đất trồng hoa màu, tái canh cà phê,
hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ, thủy
sản, chính sách tín dụng, thuế với nhiều ưu
đãi cho nông nghiệp, nông thôn Đặc biệt,
có nhiều tỉnh, thành phố, địa phương đã chủ
động ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù,
tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đáng
chú ý là chính sách cấp xi măng, ống cống
để người dân tự làm đường; chính sách hỗ
trợ dồn điền, mua máy móc công nghiệp;
chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao
1 Các số liệu trong bài được lấy từ Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp” của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại kỳ
họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV ngày 31/10/2016.
1. Một số kết quả chủ yếu
1.1 Kết quả chung
Tính đến tháng 3 năm 2016, cả nước đã
có 1.761 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm
19,7% tổng số xã của cả nước. Có 1.223
xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, chiếm 13,7%
tổng số xã (đây là những xã có triển vọng
đạt chuẩn trong các năm tới). Có 27 đơn vị
cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ quyết
định công nhận chuẩn nông thôn mới2. Nếu
xét theo từng tiêu chí thì có nhiều tiêu chí
đạt kết quả khá cao như Quy hoạch có đến
98,74% tổng số xã trong cả nước đã đạt tiêu
chí này, Điện 82,38%, Bưu điện 90,90%, lao
động có việc làm thường xuyên 85,48%, An
ninh trật tự xã hội 93,70%... Các xã đã đạt
chuẩn nông thôn mới thu nhập bình quân
đầu người đã tăng từ 16,0 triệu đồng năm
2011 lên 28,4 triệu đồng năm 2015... Nguồn
vốn để thực hiện Chương trình này trong 5
năm là 851.380 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách
nhà nước (bao gồm cả các chương trình, dự
án khác phục vụ xây dựng nông thôn mới)
là 266.785 tỷ đồng (chiếm 31,34%), vốn
tín dụng là 434.950 tỷ đồng (chiếm 51%),
huy động từ doanh nghiệp là 42.198 tỷ đồng
(chiếm 4,9%), người dân và cộng đồng đóng
góp là 107.447 tỷ đồng (chiếm 12, 62%).
Riêng ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp
cho Chương trình là 98.664 tỷ đồng (chiếm
11,59%), trong đó ngân sách trung ương
là 16.400 tỷ đồng, ngân sách địa phương
các cấp là 82.264 tỷ đồng. Quốc hội cũng
đã phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho
Chương trình giai đoạn 2014-2016 15.000
tỷ đồng. Như vậy, đầu tư công cho Chương
trình xây dựng nông thôn mới là khá lớn
(khoảng 1/3 tổng đầu tư).
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành
nông nghiệp (được ban hành từ tháng 6 năm
CHÑNH SAÁCH
48 Số 22(350) T11/2017
2013) ngành nông nghiệp đã duy trì được
tốc độ tăng trưởng khá (giá trị ngành trồng
trọt năm 2013 tăng 3,0%, năm 2014 tăng
3,2%). Năng suất, chất lượng và giá cả nhiều
loại sản phẩm đã được nâng cao. Chăn nuôi
đã từng bước chuyển dần từ hình thức nhỏ
lẻ, phân tán sang hình thức tập trung gia trại,
trang trại. Thủy sản cũng đã được cơ cấu
lại hợp lý hơn giữa đánh bắt với nuôi trồng
và chế biến, tăng tỷ trọng nuôi trồng những
sản phẩm chủ lực; tổ chức lại dịch vụ hậu
cần nghề cá, nâng cao hiệu quả khai thác và
giảm tổn thất sau thu hoạch., Giá trị sản xuất
lâm nghiệp tăng mạnh (các năm 2013-2014
tăng 6,57%/năm, năm 2015 tăng 7,9%). Giá
trị xuất khẩu lâm sản các năm 2013-2014 đạt
gần 6,3 tỷ USD/năm, năm 2015 đạt 7,1 tỷ
USD. Về cơ giới hóa sản xuất, năm 2015
so với năm 2011 số lượng máy móc, thiết bị
phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao (máy
cấy lúa tăng 10 lần, máy kéo các loại tăng
1,1 lần, máy phun thuốc trừ sâu có động
cơ tăng 1,24 lần, máy gặt đập lúa liên hợp
tăng 1,54 lần...). Sau khi đăng ký lại theo
Luật Hợp tác xã năm 2012, nhiều hợp tác
xã hoạt động có hiệu quả hơn, tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng
liên doanh, liên kết, tham gia vào chuỗi giá
trị nông nghiệp mang lại hiệu quả tích cực.
1.2 Kết quả nhìn từ góc độ lao động
Ngoài thành tựu 85,48% tổng số xã
đạt tiêu chí “Lao động có việc làm thường
xuyên” thì một số kết quả sau đây rất đáng
khích lệ:
- Hộ nghèo khu vực nông thôn đã giảm
từ 17,4% năm 2011 xuống 8,2% năm 2015
(bình quân giảm 1,84%/năm). Tỷ lệ hộ nghèo
ở các huyện nghèo giảm từ 50,07% năm 2011
xuống dưới 28% năm 2015. Đáng lưu ý là,
có khoảng 60.000 hộ nghèo có người tham
gia học nghề và có việc làm ổn định nên đã
2 Nguồn: Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015; Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2016, tr. 105.
3 Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011-2015; tlđd.
4 Nguồn: Năng suất lao động Việt Nam: Thực trạng và giải pháp; Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2016, tr.15.
thoát nghèo; gần 100.000 hộ có người tham
gia học nghề và có việc làm với mức thu nhập
cao hơn mức trung bình tại địa phương, trở
thành hộ khá. Riêng các xã đạt chuẩn nông
thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,6% năm
2011 xuống còn 3,6% năm 2015.
- Do chuyển đổi ngành nghề, từng
bước phân công lại lao động; do ứng dụng
cơ giới hóa nông nghiệp mà nhu cầu học
nghề trong nông thôn đã tăng nhanh chóng.
Trong các năm 2010-2015, đã có 4,1 triệu
lao động nông thôn được đào tạo nghề, số
có việc làm sau đào tạo đạt tới 78%, đưa tỷ
lệ lao động xã hội đã qua đào tạo từng bước
được nâng cao. Từ năm 2011 đến năm 2015,
tỷ lệ lần lượt qua các năm là 43,0%, 45,2%,
47,4%, 49,0% và 51,6%. Trong đó, số lao
động có chứng chỉ, có bằng cấp qua các năm
nói trên là 15,4%, 16,6%, 17,9%, 18,2% và
19,9%2.
- Việc chuyển đổi ngành nghề, phân
công lại lao động, thay đổi “địa chỉ” làm
việc của đông đảo lao động nông nghiệp đã
thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu lao
động giữa các khu vực theo xu hướng tiến
bộ (chuyển dần lao động nông nghiệp sang
các khu vực xây dựng, công nghiệp và dịch
vụ). Năm 2010, lao động công nghiệp, xây
dựng từ 21% đã tăng lên 22,8% và lao động
dịch vụ từ 22,95% tăng lên 33,2%3.
- Năng suất lao động các lĩnh vực kinh
tế (tính chung toàn xã hội) tăng lên rõ rệt:
nông, lâm, thủy sản năm 2010 mới đạt 16,8
triệu đồng/lao động (theo giá hiện hành)
thì năm 2015 đã đạt tới 31,1 triệu đồng/lao
động (tăng 85,1%). Tương tự như vậy, công
nghiệp và xây dựng từ 83,3 triệu đồng tăng
lên 133,6 triệu đồng/lao động (tăng 63,6%).
Dịch vụ từ 63,8 triệu đồng tăng lên 106,6
triệu đồng/lao động (tăng 67,0%)4...
CHÑNH SAÁCH
49Số 22(350) T11/2017
2. Những hạn chế cần khắc phục
- Cả nước được chia ra 6 vùng kinh tế,
cũng là 6 vùng địa lý có thời tiết, khí hậu,
điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng khác
nhau; khó khăn, thuận lợi, mặt bằng kinh
tế cũng rất khác nhau, nhưng lại cùng thực
hiện chung một “Bộ 19 tiêu chí” như nhau
(chưa nói đến các yếu tố chỉ đạo, tổ chức
thực hiện, mức độ hỗ trợ vốn) nên tất yếu
dẫn đến kết quả đạt được cũng chênh lệch,
rất khác nhau. Trong khi số xã đạt chuẩn
nông thôn mới thuộc đồng bằng sông Hồng
là 42,8%, Đông Nam bộ đạt 46,4% thì đồng
bằng sông Cửu Long chỉ đạt 16,7%, Tây
Nguyên đạt 13,2%, miền núi phía Bắc chỉ
đạt 8,2%. Tình hình này đặt ra vấn đề là phải
tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh Bộ tiêu chí
sao cho hợp lý, khách quan, thực tế nhất.
- Vẫn còn không ít địa phương quá
thiên về xây dựng cơ sở hạ tầng (cả hạ tầng
sản xuất và hạ tầng xã hội) như giao thông,
thủy lợi, chợ, nhà văn hóa, trụ sở... nên đã
huy động vốn quá sức dân, dẫn đến tình
trạng một số xã được công nhận là xã nông
thôn mới nhưng dân tình không mấy phấn
khởi. Tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ
bản rất phổ biến. Hiện có 53/63 tỉnh, thành
phố trong cả nước nợ đọng với số tiền lên
đến 15.277 tỷ đồng, cá biệt có địa phương
mất khả năng thanh toán, gây dư luận không
tốt trong nhân dân các địa phương đó. Ngay
các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới thì số
nợ đọng cũng chiếm tới 46,9% tổng số tiền
nợ đọng trong cả nước. Việc huy động quá
sức dân, việc nợ đọng vốn ít nhiều đã ảnh
hưởng đến việc thực hiện các tiêu chí tăng
thu nhập của người dân, tạo nên khó khăn
cho việc giảm nghèo bền vững.
- Việc tổ chức sản xuất theo mô hình
tập thể, hợp tác xã đóng vai trò rất quan
trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới. Điều đó thể hiện rõ nét trong việc thực
hiện các hoạt động dịch vụ, tạo điều kiện cho
các thành viên, hộ nông dân chuyển dịch cơ
cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm. Mặt khác, phương thức tổ
chức đó còn đóng vai trò quan trọng trong
liên kết theo chuỗi giá trị, là cầu nối hiệu quả
giữa doanh nghiệp với nông dân. Song việc
chuyển đổi và đăng ký lại hợp tác xã theo quy
định của Luật Hợp tác xã năm 2012 diễn ra
còn chậm chạp (đến 01/7/2016 mới có 9.189
hợp tác xã tiến hành chuyển đổi, bằng 64%
tổng số hợp tác xã cần chuyển đổi, đăng ký
lại). Bởi vậy, lao động nông thôn về cơ bản
vẫn trong tình trạng làm ăn nhỏ lẻ, phân tán;
rất khó phân bố lại lao động, rất khó chuyển
đổi nghề nghiệp, rất khó chuyển dịch cơ cấu
lao động với tốc độ và cấp độ cao hơn như
mong muốn...
Các khiếm khuyết nói trên nhất thiết
phải nhanh chóng được khắc phục trong thời
gian tiếp theo.
3. Một số kiến nghị trong việc xây dựng
nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành
nông nghiệp giai đoạn 2016-2020
Chương trình mục tiêu xây dựng nông
thôn mới thực chất là một Chương trình phát
triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện và
lâu dài; là Chương trình thực hiện các nội
dung cụ thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn; là việc tổ chức lại
sản xuất, tổ chức và phân công lại lao động
nông thôn. Đi liền theo đó là xóa nghèo bền
vững, nâng cao mức sống nhân dân. Chính
vì vậy mà trong giai đoạn tới (2016-2020),
công tác lao động và xã hội càng phải gắn
bó chặt chẽ hơn với Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết
26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân và
nông thôn của Đảng, xây dựng nông thôn
mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp,
ngày 16/8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định số 1600/QĐ-TTg, Ban hành kèm
theo Quyết định này Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020.
Phát huy các thành tựu đã đạt được
trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
CHÑNH SAÁCH
50 Số 22(350) T11/2017
gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn
2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
- Thực hiện giải pháp “tổng thể”:
Đầu tiên là phải tổ chức lại sản xuất
nông nghiệp, xây dựng một nền sản xuất
lớn, đẩy nhanh quá trình phát triển các gia
trại, trang trại, các hợp tác xã kiểu mới, các
doanh nghiệp nông nghiệp. Sớm loại bỏ “mô
hình” sản xuất nông hộ riêng lẻ mỗi lao động
tự cày xới trên một, hai sào đất; mỗi nhà
nuôi dăm ba con gà, ba bốn con lợn với vốn
liếng không có bao nhiêu (đây là một nền
sản xuất đầy mâu thuẫn, đâu tư thì thấp mà
rủi ro thì cao; sản xuất thì nhỏ mà điều kiện
thị trường thì lớn...). Muốn xây dựng một
nền nông nghiệp sản xuất lớn thì phải tháo
gỡ ngay các “điểm nghẽn”, các “nút thắt”,
mà một trong những điểm nghẽn, nút thắt có
tính chất bao trùm, đó là “hạn điền”. Theo
Điều 129 Luật Đất đai năm 2013 thì hạn
mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp sản xuất không quá
03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực
Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông
Cửu Long; không quá 02 héc ta cho mỗi loại
đất đối với tỉnh, thành phố khác. Nội dung
điều luật này đã nhanh chóng lạc hậu vì quy
định đó chỉ cho phép tiếp tục duy trì một
nền sản xuất nông hộ, manh mún không còn
động lực phát triển sau ba thập niên thực thi
công cuộc đổi mới (tính đến thời điểm ban
hành Luật Đất đai tháng 11/2013). Mặc dù
khoản 1 Điều 130 Luật Đất đai có cho phép,
“hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất
nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không
quá mười lần hạn mức giao đất nông nghiệp
của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất
5 Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước Quốc hội ngày 02/11/2016 thì hiện nay, đã
có gia trại sản xuất lúa gạo xuất khẩu trên diện tích 120 héc ta ngay ở đồng bằng sông Hồng.
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129
Luật này” thì quy định đó (dù gấp 10 lần
hạn điền) cũng không còn phù hợp với chủ
trương “dồn điền liền thửa” ở phạm vi quy
mô lớn, không còn phù hợp với tích tụ ruộng
đất để phát triển các trang trại, các doanh
nghiệp nông nghiệp lớn5... khi tất cả các
công đoạn từ làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy
lúa, chăm bón cho tới thu hoạch, sấy khô,
xay gạo, đóng bao, dán nhãn, giao hàng xuất
đi đều đã được cơ giới hóa hoàn toàn. Ngay
cả một số trang trại sản xuất chuối xuất khẩu
canh tác trên 100 héc ta đất cũng hoạt động
tương tự như vậy. Lao động ở các cơ sở sản
xuất này được đào tạo, huấn luyện và được
phân công, bố trí vào từng công đoạn khá
hợp lý. Như vậy việc tích tụ ruộng đất (vượt
hạn điền) đang là một yêu cầu cấp bách và
hoàn toàn phù hợp với việc xây dựng một
nền nông nghiệp sản xuất lớn; hoàn toàn phù
hợp với yêu cầu tổ chức, phân công lại lao
động nông nghiệp, nông thôn. Bởi vậy rất
cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai nói chung
và hạn điền nói riêng theo hướng không nhất
thiết phải quy định hạn điền.
Cũng cần nói thêm là, trong quá trình
tích tụ ruộng đất với mức vượt hạn điền, đã
bắt đầu xuất hiện những tâm tư, những luồng
ý kiến khác nhau. Đáng quan tâm nhất là hai
loại ý kiến sau đây: Một là, đất đai nghìn đời
nay là tài sản, là sinh kế của nông dân. Dù
không có nhu cầu sử dụng nữa, họ vẫn “giữ
đất phòng cơ” nên rất khó tích tụ. Để giải
quyết vấn đề này, chúng ta phải thực hiện
nhiều hình thức tích tụ như cho thuê đất; góp
vốn kinh doanh bằng ruộng đất; mua bán,
chuộc lại quyền sử dụng đất... Lao động
trong độ tuổi ở những nơi đó, trước hết phải
được thu hút làm công nhân nông nghiệp
(thực tế, nhiều gia trại sản xuất lúa gạo xuất
khẩu đã sử dụng từ 4 đến 6 lao động trên
một héc ta với mức lương từ 3 đến 5 triệu
đồng/tháng). Tiếp đến là bố trí lao động vào
CHÑNH SAÁCH
51Số 22(350) T11/2017
các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp, nông
thôn và các ngành nghề phi nông nghiệp
trên địa bàn. Đó cũng là biện pháp làm
thông tư tưởng “giữ đất phòng cơ” của nông
dân. Hai là, sẽ có nhiều người “cao tay” lợi
dụng chính sách, thu gom hết đất đai rồi trở
thành chủ đất. Thực ra, đã có nhiều chế tài
để bảo đảm đất sản xuất nhất thiết phải được
sử dụng vào sản xuất khi chưa được phép
chuyển đổi mục đích sử dụng. Nếu là gia trại
hay doanh nhân nông nghiệp, khi tiến hành
kinh doanh bao giờ người ta cũng phải tính
toán lỗ lãi, ít ai dám vượt ra ngoài khả năng
điều hành, quản lý của mình để rồi thua lỗ.
Thông thường người ta đi từ thấp đến cao và
ổn định ở trình độ, năng lực, nguồn lực và
khả năng quản lý của mình. Bởi vậy khó xảy
ra tình trạng gom đất, tập trung đồng ruộng
lại mà lại không sản xuất như một số dự án
bất động sản hiện đang bị thu hồi.
- Thực hiện và nâng cao hiệu quả của
Đề án 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 “Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”:
Ở giai đoạn 2016 - 2020 (giai đoạn
cuối của Đề án cũng trùng khớp thời gian
với Chương trình xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2016-2020), chỉ tiêu mà Đề án đào
tạo nghề cho lao động nông thôn xác định là
sẽ đào tạo 6 triệu lao động nông thôn. Trong
đó có 5,5 triệu lao động học nghề, gồm 1,4
triệu lao động học nghề nông nghiệp, 4,1
triệu lao động học nghề phi nông nghiệp và
500.000 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng
làm cán bộ, viên chức cấp xã.
Dù định hướng của Đề án đã có từ 7
năm trước nhưng vẫn sát đúng với tình hình
hiện nay. Đó là, về cơ bản (gần 75%) trong
số 5,5 triệu lao động nông thôn học nghề là
để chuyển sang việc làm phi nông nghiệp;
chỉ có 25% lao động học nghề là để tiếp tục
làm nghề nông nghiệp nhưng ở những trình
độ cao hơn. Cơ quan chức năng về dạy nghề
cần cụ thể hóa thành kế hoạch từng năm,
từng vùng, miền, từng ngành nghề và từng
hình thức đào tạo tương thích để đạt được
hiệu quả như định hướng của Đề án.
- Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành:
Như đã nói, trước hết, cần xem xét
điều chỉnh Bộ tiêu chí quốc gia cho giai
đoạn 2016 - 2020 phù hợp hơn với điều kiện
của các vùng, miền. Trong chỉ đạo, điều
hành thực hiện phải gắn chặt các tiêu chí với
nhau, đặc biệt là phải gắn các tiêu chí thuộc
lĩnh vực lao động và xã hội (tiêu chí 10: Thu
nhập; tiêu chí 11: Hộ nghèo và tiêu chí 12:
Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên)
với các tiêu chí có tính chất sản xuất (tiêu
chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất, tiêu chí
1: Quy hoạch, tiêu chí 2: Giao thông, tiêu
chí 3: Thủy lợi...) vì tổ chức sản xuất và tổ
chức lao động bao giờ cũng diễn ra đồng
thời và gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong một
mức độ nhất định, phải coi các tiêu chí lao
động và xã hội là “đích đến” của Chương
trình xây dựng nông thôn mới, bởi vì mục
tiêu tối thượng của xây dựng nông thôn mới
được xác định là “...đời sống vật chất và tinh
thần của người dân (nông thôn) ngày càng
được nâng cao”. Người lao động được đào
tạo, có việc làm ổn định và có thu nhập ngày
càng cao, trở thành khá giả, đó là điều kiện,
là cốt cách vật chất của một nông thôn mới
ấm no, hạnh phúc.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động cán bộ, nhân dân:
Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
vận động, nâng cao nhận thức đối với cán bộ
thôn, xã và người dân về xây dựng nông thôn
mới, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về
nhận thức và hành động (chủ động, sáng tạo
trong điều kiện cụ thể của mỗi địa phương).
Thường xuyên đưa tin, phổ biến những cách
làm hay, các mô hình đem lại hiệu quả cao,
những gương điển hình tiên tiến về xây dựng
nông thôn mới để rút kinh nghiệm chung.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan
trung ương với các địa phương và giữa các
địa phương với nhau trong tuyên truyền, vận
động, tạo sự nhất quán trong nhận thức và
trong thực thi nhiệm vụ
CHÑNH SAÁCH
52 Số 22(350) T11/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_nong_thon_moi_gan_voi_tai_co_cau_nong_nghiep.pdf