Finasterid là chất ức chế chuyên biệt trên
isoenzym loại 2(14) và thể hiện tác động ức chế
mạnh 5α-reductase từ dịch đồng thể tuyến
tiền liệt người với IC50 = 10,87 nM. Điều này
một lần nữa khẳng định 5α-reductase trong
dịch đồng thể thuộc loại 2. Trần Thủy Tiên và
cộng sự sử dụng finasterid chiết xuất từ viên
nén Chibro-Proscar (finasterid) 5mg sản xuất
bởi Merck Sharp & Dohme đã xác định được
khả năng ức chế của finasterid trên enzym
chiết từ mào tinh hoàn chuột có IC50 = 34 nM.
Tạ Quang Vượng và cộng sự xác định IC50 =
49,2 nM khi nghiên cứu khả năng ức chế của
finasterid tinh khiết trên enzym chiết từ mào
tinh hoàn chuột nhắt(12,15). So sánh kết quả
nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu
đã được công bố cho thấy rằng, finasterid ức
chế 5α-reductase chiết từ tuyến tiền liệt của
người mạnh hơn so với enzym ở mào tinh
hoàn chuột nhắt. Điều này có thể do finasterid
là một chất ức chế 5α-reductase chọn lọc hơn ở
người bị phì đại tuyến tiền liệt so với chuột.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng qui trình đánh giá hoạt tính enzym 5α-Reductase từ mô tuyến tiền liệt người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 332
XÂY DỰNG QUI TRÌNH Đ[NH GI[ HOẠT TÍNH
ENZYM 5α-REDUCTASE TỪ MÔ TUYẾN TIỀN LIỆT NGƢỜI
Trần Thủy Tiên*, Nguyễn Đức Toàn*, Trần Mạnh Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xây dựng qui trình đ{nh gi{ hoạt tính 5α-reductase in vitro từ mô tuyến tiền liệt người để sàng
lọc các thuốc có t{c động điều trị PĐTTLLT.
Đối tượng v| phương pháp nghiên cứu
Mẫu thử nghiệm: Mẫu mô tuyến tiền liệt của bệnh nh}n PĐTTLLT được chỉ định phẩu thuật tại bệnh viện
Bình Dân, Tp. HCM với đầy đủ hồ sơ bệnh án và sự đồng ý của bệnh nhân.
Quy trình tạo dịch đồng thể chứa enzym 5α-reductase: Mô tuyến tiền liệt được đồng nhất hóa, ly tâm
thu cắn. Hòa cắn với dịch bảo quản và tiếp tục nghiền đồng thể cho đến khi thu được dịch đồng nhất.
Định lượng protein trong dịch đồng thể enzym bằng phương ph{p Bradford
Định lượng testosteron bằng phương ph{p ELISA: Thực hiện theo hướng dẫn từ bộ Kit của công ty sản
xuất DRG, Đức.
Khảo s{t điều kiện thực hiện phản ứng khử testosteron thành dihydrotestosteron
Các yếu tố như nồng độ testosteron, nồng độ NADPH, lượng protein enzym, pH và thời gian phản ứng
được khảo s{t để chọn điều kiện phản ứng xảy ra với hoạt tính enzym cao.
Kết quả: Qui trình tạo dịch đồng thể chứa 5α-reductase từ mô tuyến tiền liệt người xúc tác cho phản ứng
chuyển testosteron thành dihydrotestosteron diễn tiến tốt ở pH = 5,5, lượng protein enzym tối thiểu 1,4 mg, nồng
độ testosteron khoảng 16 ng/ml (55 nM), nồng độ NADPH: 0,15 mM, nhiệt độ ủ: 37 ºC và thời gian ủ: 60 phút.
Finasterid ức chế mạnh 5α-reductase chiết từ tuyến tiền liệt người với IC50 là 10,87 nM.
Kết luận: Qui trình tạo dịch đồng thể enzym 5α-reductase v| điều kiện phản ứng khử testosteron thành
dihydrotestosteron có thể ứng dụng để sàng lọc thuốc có t{c động ức chế 5α-reductase.
Từ khóa: Dịch đồng thể enzym, 5α-reductase, in vitro, finasterid
ABSTRACT
DEVELOPING AN IN VITRO PROCEDURE FOR EVALUATION OF
5α-REDUCTASE ACTIVITY FROM HUMAN PROSTATE TISSUE
Tran Thuy Tien, Nguyen Duc Toan, Tran Manh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 332 - 339
Aim of study: This study aimed to develop an in vitro procedure for evaluation of 5α-reductase activity from
human prostate tissue that was applicable in drug screening.
Material and methods
BHP tissue: tissue was collected from patients undergoing endoscopic surgery for BHP at Binh Dan hospital
with complete medical records and agreement of acceptance.
Procedure to prepare homogenate containing 5α-reductase: BHP tissue was sliced and homogenized. Centrifuge
the homogenate and remove supernatant. Continue to homogenize to form and a homogenous suspension.
* Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Mạnh Hùng ĐT: 0937746596 Email: manhhung1969@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 333
Protein in the homogenate was assayed by Bradford method
Testosterone was assayed by ELISA: using the Kit provided by DRG, Germany.
Optimizing reactive conditions to covert testosterone into dihydrotestosterone: factors such as testosterone
concentration, NADPH concentration, amount of enzymatic protein, pH and reaction time were investigated to
establish high enzyme activity in the reaction.
Results: Procedure to prepare homogenate from BHP tissue containing 5α-reductase catalyzed the
conversion of testosterone to dihydrotestosterone under following conditions: pH 5.5, amount of enzymatic
protein at least 1.4 mg, testosterone concentration approximate 16 ng/ml, NADPH: 0.15 mM, reaction
temperature: 37ºC and reaction time: 60 minutes.
Finasteride strongly inhibited 5α-reductase in the homogenate with IC50 of 10.87 nM.
Conclusion: Procedure for preparation of enzyme homogenate containing 5α-reductase and reaction
conditions can be applied as a screening tool for 5α-reductase inhibitors.
Key words: enzym homogenate, 5α-reductase, in vitro, finasteride
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phì đại tuyến tiền liệt l|nh tính (PĐTTLLT)
là một bệnh lý thƣờng gặp ở nam giới sau tuổi 40
v| thƣờng gây ra các triệu chứng ở đƣờng tiểu
dƣới. Với những tiến bộ trong điều trị, đặc biệt là
các kỹ thuật điều trị ngoại khoa, bệnh đã đƣợc
kiểm soát phần n|o v| thƣờng không dẫn đến tử
vong. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh nhƣ
đau buốt, tiểu đêm, khó tiểu gây ra sự phiền toái,
khó chịu, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc
sống của bệnh nh}n, l|m tăng g{nh nặng bệnh
tật v| chi phí điều trị ở ngƣời cao tuổi.
Hiện nay việc điều trị PĐTTLLT bao gồm
điều trị nội khoa v| điều trị ngoại khoa, ngoài ra
còn sử dụng các loại thảo dƣợc trong liệu pháp
điều trị bổ sung, hỗ trợ. Hai nhóm thuốc đƣợc sử
dụng phổ biến trong điều trị PĐTTLLT là thuốc
chẹn α-adrenergic receptor (terazosin, alfuzosin)
và thuốc ức chế 5α-reductase (finasterid,
dutasterid).
5α-reductase, một enzym gắn kết với màng
nhân trong tế bào tuyến tiền liệt có hoạt tính xúc
tác sự khử testosteron thành dihydrotestosteron
l| androgen chính thúc đẩy sự tăng sinh tế bào
tuyến tiền liệt phụ thuộc androgen. Do đó, ức
chế 5α-reductase là một cơ chế quan trọng trong
việc nghiên cứu tìm ra các thuốc mới có tác dụng
ngăn sự tiến triển của bệnh cũng nhƣ cải thiện
các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân.
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về
enzym 5α-reductase. Hoạt tính in vitro của 5α-
reductase trong màng nhân và microsom của tế
bào mào tinh hoàn chuột nhắt đƣợc nghiên cứu
bởi Monsalve và cộng sự(6). Sau đó Normington
và cộng sự đã nghiên cứu sự khác nhau về các
chỉ số động học và sự phân bố trên các mô của 2
loại isozym 5α-reductase từ chuột nhắt(7). Pratis
và cộng sự nghiên cứu về hoạt tính in vitro của 2
loại isozym chiết từ tinh hoàn chuột(9). Nghiên
cứu so sánh hoạt tính của enzyme 5α-reductase
từ tuyến tiền liệt và mào tinh hoàn chuột nhắt tại
pH trung tính đƣợc thực hiện bởi Span và cộng
sự(11). Tại Việt Nam, Trần Thủy Tiên và cộng sự
đã sơ bộ tìm đƣợc những điều kiện tối ƣu cho
hoạt tính in vitro của 5α-reductase từ mào tinh
hoàn chuột(15), nghiên cứu của Tạ Quang Vƣợng
và cộng sự sau đó đã x}y dựng đƣợc quy trình
định lƣợng và các thông số tối ƣu hóa cho hoạt
tính in vitro của enzym chiết từ mào tinh hoàn
chuột nhắt(12). Tuy vậy vẫn chƣa có nghiên cứu
nào cho thấy hoạt tính in vitro của 5α-reductase
có nguồn gốc từ ngƣời, qua đó có đƣợc những
thông số v| điều kiện để nghiên cứu về khả
năng ức chế enzym này từ các loại thuốc v| dƣợc
liệu. Xuất phát từ những đặc điểm trên, nghiên
cứu n|y đƣợc tiến hành với những mục tiêu sau:
- Xây dựng quy trình tạo dịch đồng thể chứa
enzym 5α-reductase từ tuyến tiền liệt ngƣời.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 334
- Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt tính
in vitro của enzym 5α-reductase.
ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PH[P NGHIÊN CỨU
Mẫu thử nghiệm
Mẫu mô tuyến tiền liệt lấy từ các bệnh nhân
nam đƣợc chỉ định điều trị phì đại tuyến tiền liệt
lành tính bằng phƣơng ph{p cắt đốt nội soi tại
bệnh viện Bình Dân, Tp. HCM với đầy đủ hồ sơ
bệnh án và sự cho phép của bệnh nhân.
Hóa chất và thuốc thử nghiệm
D,L-Dithiothreitol, độ tinh khiết ≥ 98% (TLC)
của Sigma Aldrich (số lô SLBK4951V),
testosteron độ tinh khiết ≥ 99% (HPLC) của
Sigma Aldrich (số lô BCBL3419V), β-nicotinamid
adenin dinucleotid phosphat tetrasodium dạng
khử (NADPH), độ tinh khiết ≥ 95% của Santa
Cruz (số lô C0315), finasterid của Santa Cruz (số
lô SC-203954). Các hóa chất phụ trợ kh{c đạt tiêu
chuẩn thí nghiệm phân tích.
Bộ kit định lƣợng testosteron bằng phƣơng
ph{p ELISA đƣợc sản xuất bởi DRG, Đức.
Trang thiết bị thử nghiệm
C}n ph}n tích Satorious, m{y đo pH, máy
nghiền đồng thể tế bào kiểu stato/roto ULTRA
TURRAXR T25, máy ly tâm lạnh Sigma, Đức,
máy quang phổ UV-Vis HITACHI U-1900, máy
đo quang microplate reader BIORAD 16591 v|
các dụng cụ thí nghiệm khác.
Quy trình chiết enzym từ mô tuyến tiền liệt của
ngƣời
Mô tuyến tiền liệt đƣợc cắt nhỏ, cho vào ống
falcon 15 ml có chứa dung dịch bảo quản enzym
(sucrose 0,32 M, dithiothreitol (DTT) 1 mM trong
đệm phosphat 20 mM, pH 6,5). Đồng nhất hóa
mẫu mô với tốc độ 16.000 vòng/phút ở nhiệt độ 4
ºC (nghiền 20 gi}y, ngƣng 10 gi}y, lặp lại 5 lần).
Ly tâm dịch đồng thể ở nhiệt độ -4ºC, lực ly tâm
13.000 g trong 10 phút, bỏ dịch thu cắn. Hòa cắn
với lƣợng thể tích dịch bảo quản gấp 3 lần thể
tích cắn, sau đó đem hỗn dịch tiếp tục nghiền
đồng thể với thời gian, tốc độ và số lần tƣơng tự
nhƣ giai đoạn nghiền thứ nhất.
Định lƣợng protein trong dịch đồng thể enzym
bằng phƣơng ph{p Bradford
Dựa vào phản ứng màu của protein với xanh
Coomassie, đo độ hấp thu ở 595 nm. Dựa vào
đƣờng tuyến tính chuẩn từ albumin bò (BSA),
xác định nồng độ protein trong mẫu.
Định lƣợng testosteron bằng phƣơng ph{p
ELISA
Phƣơng ph{p định lƣợng testosteron đƣợc
thực hiện theo hƣớng dẫn từ bộ Kit của công ty
sản xuất DRG, Đức. Xây dựng đƣờng tuyến tính
định lƣợng testosteron ở các nồng độ testosteron
chuẩn: 0,25 - 0,5 - 1 - 2 - 6 -16 (ng/ml). Đo độ hấp
thu sau phản ứng ở bƣớc sóng 450 nm. Xây
dựng đƣờng tuyến tính theo công thức(11,12):
Với
C: Nồng độ testosteron chuẩn
B: Mật độ quang mẫu chuẩn
C: Mật độ quang mẫu trắng
Chọn lựa điều kiện thực hiện phản ứng khử
testosteron thành dihydrotestosteron
Tiến hành phản ứng khử testosteron thành
dihydrotestosteron nhờ vào hoạt tính xúc tác
của 5α-reductase. Hoạt tính enzym đƣợc đ{nh
giá bằng sự giảm đi của lƣợng cơ chất
testosteron sau khi phản ứng xảy ra. Nồng độ
testosteron sau phản ứng đƣợc định lƣợng
bằng phƣơng ph{p ELISA. Nồng độ cơ chất
testosteron trong các mẫu phải nằm trong giới
hạn định lƣợng của bộ kit 0-16 ng/ml. Dung
dịch bảo quản DTT đóng vai trò l| t{c nh}n
chống oxy hóa, đƣợc sử dụng trong phản ứng
với nồng độ khoảng 0,9-1 Mm(12).
Thực hiện các phản ứng thăm dò hoạt tính
enzym phụ thuộc các tác nhân:
- pH: thăm dò hoạt tính enzym tại các giá trị
pH 2 - 5,5 - 6 - 6,5 - 7 - 8,5 và 12.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 335
- Cofactor NADPH: thăm dò tại các nồng độ
0 mM; 0,15 mM và 0,3 mM.
- Dịch đồng thể enzym: tiến hành khảo sát
trên lƣợng protein enzym: 0,28 - 0,56 - 0,84 - 1,12
- 1,4 và 1,68 mg/ml
- Nhiệt độ phản ứng: thực hiện ủ phản ứng ở
nhiệt độ 37ºC.
- Thời gian phản ứng: khảo sát phản ứng ở
các khoảng thời gian 15 - 30 - 60 - 120 phút.
- Các phản ứng đƣợc thực hiện trong
eppendolf dung tích 2 ml có nắp đậy. Kết thúc
phản ứng bằng cách đƣa pH > 10 bằng NaOH
0,1M nhằm bất hoạt enzym, ủ ở nhiệt độ phòng
trong vòng 10 phút v| sau đó trung hòa bằng
HCl 0,1M.
Hoạt tính enzym đƣợc tính theo công thức:
Khảo sát tác dụng ức chế 5α-reductase in vitro
của finasterid
Thực hiện quy trình tạo dịch đồng thể
enzym nhƣ mô tả ở trên và khảo sát hoạt tính ức
chế 5α-reductase trong dịch đồng thể của
finasterid với các nồng độ (ng/ml) là: 0; 0,1; 1; 5;
10; 15; 20; 30; 100; 1000. X{c định IC50 của
finasterid.
KẾT QUẢ
Xây dựng đƣờng tuyến tính định lƣợng protein
từ albumin huyết thanh bò (BSA) v| đƣờng
tuyến tính định lƣợng testosteron
Đƣờng tuyến tính của dung dịch BSA chuẩn
đƣợc xây dựng ở khoảng nồng độ 1-6 mg/dL và
đƣờng tuyến tính testosteron đƣợc xây dựng ở
khoảng nồng độ 0,25-16 ng/ml.
Khảo sát sự thay đổi hoạt tính enzym theo hàm
lƣợng protein enzym
Thực hiện quy trình tạo dịch đồng thể
enzym từ tuyến tiền liệt ngƣời v| định lƣợng
h|m lƣợng protein, thu đƣợc dịch đồng thể
enzym có nồng độ protein là 2,81 mg/ml. Kết
quả khảo sát sự ảnh hƣởng của lƣợng protein
enzym lên hoạt tính 5α-reductase ở điều kiện:
lƣợng cơ chất testosteron ban đầu: 20,17 ng; pH =
6,5; nồng độ NADPH: 0,3 mM; nồng độ DTT:
1mM; nhiệt độ ủ 37ºC và thời gian phản ứng 60
phút nhƣ trong bảng 1:
Kết quả cho thấy lƣợng testosteron giảm khi
thực hiện phản ứng, do đó enzym trong dịch
đồng thể có hoạt tính xúc tác cho sự chuyển hóa
testosteron. Khi tăng lƣợng protein enzym thì
hoạt tính enzym cũng tăng theo. Phản ứng với
lƣợng protein 1,68 mg cho hoạt tính enzym
không tăng hơn so với lƣợng protein 1,4 mg do
đó 1,4 mg protein enzym đƣợc chọn cho các
phản ứng tiếp theo.
Khảo sát sự thay đổi hoạt tính enzym theo
nồng độ NADPH
NADPH đƣợc khảo sát ở 2 nồng độ 0,15 mM
và 0,3 mM với điều kiện phản ứng nhƣ sau:
lƣợng testosteron ban đầu: 15,09 ng; pH = 6,5;
lƣợng protein enzym: 1,4 mg; nồng độ DTT:
1mM; nhiệt độ ủ 37ºC và thời gian phản ứng 60
phút. Kết quả trình bày ở bảng 2.
Kết quả cho thấy phản ứng xúc tác của
enzym gần nhƣ không xảy ra khi không sử dụng
NADPH trong phản ứng. Điều này hoàn toàn
phù hợp vì 5α-reductase là một enzym phụ
thuộc NADPH. Hoạt tính của enzym giảm
không đ{ng kể khi nồng độ NADPH giảm từ 0,3
mM xuống 0,15 mM, do đó NADPH đƣợc sử
dụng ở nồng độ 0,15 mM trong các phản ứng
tiếp theo.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 336
Biểu đồ 1: Đường tuyến tính của dung dịch BSA (A) và testosteron (B)
Bảng 1: Kết quả khảo sát sự thay đổi hoạt tính 5α-reductase theo lượng protein enzym
Mẫu
Lượng protein enzym
(mg)
Lượng testosteron ban đầu
(ng)
Lượng testosteron sau phản ứng
(ng)
Hoạt độ enzym
(pmol/phút)
1 0,28
20,17
20,04 0,45
2 0,56 19,79 1,32
3 0,84 15,95 14,65
4 1,12 15,47 16,32
5 1,4 9,67 36,46
6 1,68 9,48 37,12
Bảng 2: Kết quả khảo sát sự thay đổi hoạt tính enzym theo nồng độ NADPH
Mẫu Nồng độ NADPH (mM) Lượng testosteron ban
đầu (ng)
Lượng testosteron sau phản ứng
(ng)
Hoạt độ enzym
(pmol/phút)
1 0
15,09
15,00 0,31
2 0,15 0,49 50,69
3 0,30 0,38 51,07
Khảo sát sự thay đổi hoạt tính enzym theo pH
Phản ứng đƣợc thực hiện trong khoảng pH =
2-12, với c{c điều kiện: lƣợng testosteron ban
đầu: 15,21 ng; lƣợng protein enzym: 1,4 mg;
nồng độ NADPH: 0,15 mM, nồng độ DTT: 1mM;
nhiệt độ ủ 37 oC và thời gian phản ứng 60 phút,
nhằm x{c định pH thể hiện hoạt tính enzym cao.
Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.
Kết quả cho thấy ở pH = 2 và 12, enzym gần
nhƣ không có hoạt tính. Enzym có hoạt tính cao
v| thay đổi không nhiều khi pH thay đổi trong
khoảng 5,5-8,5. Do vậy có thể dự đo{n đƣợc rằng
trong mô tuyến tiền liệt của ngƣời biểu hiện
cùng lúc 5α-reductase loại 1 (pH tối ƣu từ 6-8,5)
và loại 2 (pH tối ƣu 5,5). Do 5α-reductase loại 2
hiện diện ở c{c cơ quan sinh dục và kết quả từ
thí nghiệm này, chọn thông số pH = 5,5 l|m điều
kiện cho các phản ứng tiếp theo.
Bảng 3: Kết quả khảo sát sự thay đổi hoạt tính enzym theo pH
Mẫu pH Lượng testosteron ban đầu (ng) Lượng testosteron sau phản ứng (ng) Hoạt độ enzym (pmol/phút)
1 2
15,71
15,21 1,74
2 5,5 0,3 53,51
3 6 0,59 52,5
4 6,5 0,63 52,36
5 7 0,51 52,78
6 8,5 0,48 52,88
7 12 15,42 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 337
Khảo sát thời gian phản ứng theo lƣợng
testosteron bị chuyển hóa
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của thời gian ủ đến lượng
testosteron phản ứng
Thời gian phản ứng (thời gian ủ) đƣợc khảo
sát ở 4 thời điểm: 15 -30 - 60 -120 phút nhằm xác
định lƣợng testosteron tham gia phản ứng cao
nhất trong c{c điều kiện sau: lƣợng testosteron
ban đầu: 16,27 ng; lƣợng protein enzym: 1,4 mg;
nồng độ NADPH: 0,15 mM, nồng độ DTT: 1mM;
pH = 5,5 và nhiệt độ ủ 37ºC (biểu đồ 2).
Kết quả trên cho thấy phản ứng xảy ra với
tốc độ nhanh nhất trong 15 phút đầu tiên, tốc độ
phản ứng chậm lại từ 15-60 phút. Phản ứng xảy
ra với tốc độ rất chậm kể từ 60 phút trở đi v|
lƣợng testosteron tham gia phản ứng kể từ 60
phút trở đi hầu nhƣ không thay đổi. Do đó sử
dụng thời gian ủ là 60 phút cho các thí nghiệm
tiếp theo.
Khảo sát tác dụng ức chế 5α-reductase in vitro
của finasterid
Finasterid đƣợc khảo sát ở 9 nồng độ khác
nhau (0,1-1000 ng/ml) trong điều kiện phản ứng:
lƣợng testosteron ban đầu: 19,11 ng, pH = 5,5,
lƣợng protein enzym: 1,4 mg, nồng độ DTT: 0,9
mM, nồng độ NADPH 0,15 mM, nhiệt độ ủ 37 ºC
và thời gian ủ 60 phút. Kết quả đƣợc trình bày ở
bảng 4 và biểu đồ 3.
Bảng 4: Kết quả khảo sát tác dụng ức chế 5α- reductase in vitro của finasterid
Mẫu Nồng độ finasterid
(ng/ml)
Logarit nồng
độ finasterid
Lượng testosteron
ban đầu (ng)
Lượng testosteron sau
phản ứng (ng)
Hoạt độ enzym
(pmol/phút)
% ức chế
enzym
1 1000 3
19,05
18,99 0,21 99,66
2 100 2 17,09 6,81 88,96
3 30 1,477 16,84 7,67 87,57
4 20 1,301 16,7 8,16 86,77
5 15 1,176 16,22 9,83 84,07
6 10 1 14,68 15,17 75,41
7 5 0,699 11,37 26,67 56,77
8 1 0 2,11 58,82 4,67
9 0,1 -1 1,59 60,63 1,73
10 0 -∞ 1,28 61,7 0
Biểu đồ 3: Tương quan hoạt tính-Log nồng độ (A) v| đường tuyến tính (B) của finasterid
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 338
Kết quả cho thấy ở nồng độ 1 ng/ml,
finasterid bắt đầu có tác dụng ức chế enzym; ở
nồng độ 1000 ng/ml, finasterid ức chế gần nhƣ
hoàn toàn hoạt tính enzym, khoảng tuyến tính
ƣớc lƣợng đƣợc ở khoảng nồng độ 1-30 ng/ml.
Phƣơng trình hồi quy: y = -36,416x + 55,363, với
R2 = 0,9587.
IC50 ƣớc lƣợng đƣợc của finasterid là 4,05
ng/ml, tƣơng ứng với 10,87 nM.
BÀN LUẬN
C{c phƣơng ph{p đƣợc sử dụng để định
lƣợng protein hiện nay gồm có: Lowry, acid
bicinchoninic, biuret, đỏ pyrogallol-molybdat và
Bradford. Tuy nhiên c{c phƣơng ph{p Lowry,
biuret, acid bicinchoninic bị ảnh hƣởng bởi chất
khử và phản ứng màu xảy ra ở môi trƣờng
kiềm(4). Trong khi đó, theo quy trình chiết
enzym, dung dịch bảo quản có pH acid nhẹ
(pH= 6,5) v| phƣơng ph{p Lowry, biuret bị ảnh
hƣởng khi có sự hiện diện của chất khử
dithiothreitol, vì thế c{c phƣơng ph{p n|y
không phù hợp để định lƣợng protein trong
điều kiện n|y. Phƣơng ph{p Bradford thực hiện
ở môi trƣờng acid, đồng thời làm giảm ảnh
hƣởng của muối đệm, chất khử<, có độ nhạy
cao 1-2.000 µg/ml(8) nên đƣợc lựa chọn để định
lƣợng protein trong điều kiện thí nghiệm.
Phƣơng ph{p đồng nhất hóa mô bằng thiết
bị nghiền cơ học đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
là hoàn toàn hợp lý vì mô tuyến tiền liệt là loại
mô tuyến, dai và cứng. Theo Bodzon-
Kulakowska và cộng sự(2) phƣơng ph{p đồng
nhất hoá tế bào sử dụng siêu âm chỉ phù hợp để
đồng nhất hoá các mẫu mô mềm nhƣ mô gan,
não, m{u< còn đối với các mẫu mô có bản chất
dai, cứng thì phƣơng ph{p nghiền đồng thể cơ
học là phù hợp hơn cả. Sau khi đồng nhất hóa
mẫu mô, dịch đồng thể sẽ đƣợc ly tâm với tốc độ
13.000 x g, bỏ dịch thu cắn. Ở tốc độ này chỉ có
ph}n đoạn nhân với tỉ trọng lớn hiện diện ở cắn,
ph}n đoạn chứa microsom nằm ở phần dịch. Do
đó, hỗn dịch protein thu đƣợc chứa phần lớn 5α-
reductase. Theo Liang và cộng sự(5) tốc độ ly tâm
thƣờng đƣợc sử dụng để ph}n đoạn enzym 5α-
reductase từ tuyến tiền liệt của ngƣời là 600 × g,
10.000 × g và 140.000 × g.
Khoảng pH tối ƣu là một trong những đặc
điểm để nhận biết loại isoenzym. Isoenzym loại
1 có khoảng pH tối ƣu mở rộng sang vùng trung
tính và kiềm trong khi isoenzym loại 2 có
khoảng pH tối ƣu hẹp ở vùng acid(1). Theo kết
quả của thí nghiệm ở pH 5,5 enzym có hoạt tính
cao nhất, do đó ở tuyến tiền liệt của ngƣời, 5α-
reductase loại 2 hoạt động chiếm ƣu thế. Kết quả
này là phù hợp với các nghiên cứu của Hirosumi
và cộng sự khi cho rằng ở khoảng nồng độ
testosteron từ 52-108 nM, enzym từ tuyến tiền
liệt ngƣời có khoảng pH tối ƣu l| 5-5,5(3).
Phản ứng chuyển hóa testosteron xảy ra với
tốc độ nhanh nhất trong 15 phút đầu tiên, phản
ứng xảy ra với tốc độ rất chậm kể từ sau 60 phút.
Khi khảo sát tác dụng ức chế enzym in vitro, khả
năng của các chất ức chế đƣợc thể hiện mạnh và
rõ ràng nhất trong giai đoạn đầu khi tốc độ phản
ứng cao(13). Vì vậy, chúng tôi sử dụng thông số
thời gian ủ l| 60 phút, tƣơng tự nhƣ c{c nghiên
cứu khác(3,10).
Enzym 5α-reductase liên kết với cofactor
NADPH tạo thành phức hợp enzym-NADPH,
phức hợp này sẽ gắn với cơ chất testosteron
chuyển một hydrit (H-) vào vị trí α của C5, dẫn
tới sự khử có chọn lọc tại vị trí C5 của
testosteron(1). Theo kết quả nghiên cứu, 5α-
reductase trong dịch đồng thể chỉ có hoạt tính
chuyển hóa testosteron khi có sự tham gia của
cofactor NADPH, kết quả này là phù hợp với lý
thuyết đƣợc nêu ở trên. Khi tăng nồng độ
NADPH, hoạt tính enzym tăng lên nhƣng không
nhiều, có nghĩa l| nồng độ NADPH 0,15 mM đủ
để tham gia xúc tác phản ứng.
Finasterid là chất ức chế chuyên biệt trên
isoenzym loại 2(14) và thể hiện t{c động ức chế
mạnh 5α-reductase từ dịch đồng thể tuyến
tiền liệt ngƣời với IC50 = 10,87 nM. Điều này
một lần nữa khẳng định 5α-reductase trong
dịch đồng thể thuộc loại 2. Trần Thủy Tiên và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 339
cộng sự sử dụng finasterid chiết xuất từ viên
nén Chibro-Proscar (finasterid) 5mg sản xuất
bởi Merck Sharp & Dohme đã x{c định đƣợc
khả năng ức chế của finasterid trên enzym
chiết từ mào tinh hoàn chuột có IC50 = 34 nM.
Tạ Quang Vƣợng và cộng sự x{c định IC50 =
49,2 nM khi nghiên cứu khả năng ức chế của
finasterid tinh khiết trên enzym chiết từ mào
tinh hoàn chuột nhắt(12,15). So sánh kết quả
nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu
đã đƣợc công bố cho thấy rằng, finasterid ức
chế 5α-reductase chiết từ tuyến tiền liệt của
ngƣời mạnh hơn so với enzym ở mào tinh
hoàn chuột nhắt. Điều này có thể do finasterid
là một chất ức chế 5α-reductase chọn lọc hơn ở
ngƣời bị phì đại tuyến tiền liệt so với chuột.
KẾT LUẬN
Quy trình tạo dịch đồng thể từ mô tuyến tiền
liệt ngƣời là nguồn cung cấp 5α-reductase để có
thể ứng dụng trong các thí nghiệm sàng lọc
thuốc có t{c động ức chế enzym này.
Phản ứng chuyển testosteron thành
dihydrotestosteron nhờ xúc tác của 5α-reductase
trong dịch đồng thể tuyến tiền liệt ngƣời diễn
tiến tốt ở pH = 5,5, lƣợng protein enzym tối thiểu
1,4 mg, nồng độ testosteron khoảng 16 ng/ml
(55 nM), nồng độ NADPH: 0,15 mM, nhiệt độ ủ:
37 oC và thời gian ủ: 60 phút.
Finasterid ức chế mạnh 5α-reductase chiết từ
tuyến tiền liệt ngƣời với IC50 = 10,87 nM, có thể
sử dụng nhƣ một thuốc đối chứng dƣơng trong
các thí nghiệm sàng lọc thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andersson S, Russell DW (1990), "Structural and biochemical
properties of cloned and expressed human and rat steroid 5
alpha-reductases", Proceedings of the National Academy of
Sciences, 87 (10), pp. 3640-3644.
2. Bodzon-Kulakowska A, Bierczynska-Krzysik A, Dylag T,
Drabik A, Suder P, Noga M, Jarzebinska J, Silberring J (2007),
"Methods for samples preparation in proteomic research",
Journal of Chromatography B, 849 (1), pp. 1-31.
3. Hirosumi J, Nakayama O, Fagan T, Sawada K, Chida N,
Inami M, Takahashi S, Kojo H, Notsu Y, Okuhara M (1995),
"FK143, a novel nonsteroidal inhibitor of steroid 5α-
reductase:(1) In vitro effects on human and animal prostatic
enzymes", The Journal of steroid biochemistry and molecular
biology, 52 (4), pp. 357-363.
4. Krohn Randall I (2011), "The colorimetric detection and
quantitation of total protein", Current Protocols in Cell Biology,
pp. A. 3H. 1-A. 3H. 28.
5. Liang T, Cascieri MA (1985), "Species differences in prostatic
steroid 5 α-reductases of rat, dog, and human", Endocrinology,
117 (2), pp. 571-579.
6. Monsalve A, Blaquier JA (1977), "Partial characterization of
epididymal 5α reductase in the rat", Steroids, 30 (1), pp. 41-51.
7. Normington K, Russell David W (1992), "Tissue distribution
and kinetic characteristics of rat steroid 5 alpha-reductase
isozymes. Evidence for distinct physiological functions",
Journal of Biological Chemistry, 267 (27), pp. 19548-19554.
8. Orsonneau JL, Douet P, Massoubre C, Lustenberger P,
Bernard S (1989), "An improved pyrogallol red-molybdate
method for determining total urinary protein", Clinical
chemistry, 35 (11), pp. 2233-2236.
9. Pratis K, O'Donnell L, Ooi GT, McLachlan RI, Robertson DM
(2000), "Enzyme assay for 5α-reductase type 2 activity in the
presence of 5α-reductase type 1 activity in rat testis", The
Journal of steroid biochemistry and molecular biology, 75 (1), pp.
75-82.
10. Rhodes L, Primka RL, Berman C, Vergult G, Gabriel M, Pierre-
Malice M, Gibelin B (1993), “Comparison of (Proscar®), a 5α
reductase inhibitor, and various commercial plant extracts in
in vitro and in vivo 5α reductase inhibition", The Prostate, 22
(1), pp. 43-51.
11. Span PN, Benraad Th J, Sweep CGJ, Smals AGH (1996),
"Kinetic analysis of rat steroid 5α-reductase activity in prostate
and epididymis homogenates at neutral pH: evidence for type
I activity in epididymis", The Journal of steroid biochemistry and
molecular biology, 57 (1), pp. 95-101.
12. Tạ Quang Vƣợng, Bùi Hồng Ngọc Vân Anh, Trần Thanh
Nhãn, Trần Mạnh Hùng, (2017) Khảo sát quy trình phân lập
dịch đồng thể chứa enzyme 5α-reductase từ mào tinh hoàn
chuột nhắt. Tạp chí Y Học Tp. HCM, 1(21), pp. 253-259.
13. Thomsen WJ (2001), "Bioassay techniques for drug
development".
14. Tian G, Stuart JD, Moss ML, Domanico PL (1994), "17. beta.-(N-
tert-Butylcarbamoyl)-4-aza-5. alpha.-androstan-1-en-3-one Is an
Active Site-Directed Slow Time-Dependent Inhibitor of Human
Steroid 5. alpha.-Reductase 1", Biochemistry, 33 (8), pp. 2291-2296.
15. Trần Thuỷ Tiên, Đỗ Lê Đức Thuận, Trần Mạnh Hùng (2015)
Mô phỏng mô hình thử t{c động ức chế 5α-reductase in vitro
và ứng dụng thử t{c động của kim tiền thảo Desmodium
styracifolium. Y Học Tp HCM, 19 (3), pp. 601-605
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_qui_trinh_danh_gia_hoat_tinh_enzym_5_reductase_tu_m.pdf