Từ kết quả phân tích cho thấy thành phần nước thải ngành may mặc chủ yếu là nước thải sinh hoạt, đặc biệt là có sự khác nhau lớn giữa doanh nghiệp có nhà ăn và không có nhà ăn nằm ở việc dinh dưỡng cung cấp để nuôi sống vi sinh vật phân hủy ô nhiễm. Trường hợp nhà máy đã có khu nhà ăn thì nước thải trong khu vực nấu ăn cũng như trong nhà ăn sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho nuôi sống các vi sinh vật, ta chỉ cần bổ sung thêm một lượnng dinh dưỡng nhất định cho qua trình hoạt động của vi sinh vật trong hệ thống xử lý đạt hiệu quả. Trường hợp nhà máy không có khu nhà ăn thì phải gắng các máy bơm định mức để cung cấp lượng dinh dưỡng ổn định để nuôi sống cũng như đảm bảo hiệu quả xử lý của vi sinh vật.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dụng quy trình chuẩn cho hệ thống xử lý nước thải ngành may mặc ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Thuận An - Bùi Thị Ngọc Bích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỤNG QUY TRÌNH CHUẨN CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI NGÀNH MAY MẶC NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN
Bùi Thị Ngọc Bích(1) - Nguyễn Thanh Tuyền(1)
(1) Trường Đại học Thủ Dầu Một
Ngày nhận bài 9/4/2018; Ngày gửi phản biện 9/5/2018; Chấp nhận đăng 30/5/2018
Email: hshtuyen@gmail.com
Tóm tắt
Nghiên cứu đánh giá các thông số của nước thải sau sản xuất của 5 công ty may mặc ngoài khu công nghiệp tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy các thông số TSS, COD, BOD5, N tổng, P tổng, Amoni, Coliform tổng đều vượt so với QCVN 14:2008/BTNMT, cột A , với Kq , Kf = 1.1 trước khi thải ra môi trường . Từ kết quả phân tích các thông số của nước thải trên nghiên cứu đã đề xuất được quy trình chuẩn cho hệ thống xử lý nước thải ngành may mặc ngoài khu công nghiệp cho nhà máy đã có khu nhà ăn và nhà máy không có khu nhà ăn.
Từ khóa: xử lý nước thải, ngành may mặc, tiêu chuẩn xả thải
Abstract
SUGGESTING STANDARD PROCESSES FOR HANDLING GARMENT WASTE IN THE FACILITIES SITUATED OUTSIDE THE INDUSTRIAL ZONE IN THUAN AN TOWN
The study outlines the the parameters of the post-production wastewater in 5 garment manufacturers located outside the industrial zone in Thuan An Town – Binh Duong province. The results show that TSS, COD, BOD5, total N, total P, ammonium and total Coliform were far higher than those of QCVN 14: 2008 / BTNMT, column A, with Kq, Kf = 1.1. From the above results, the standard procedures for handling garment wastewater in the factories having the canteen as well as the manufactories do not have this facility are released.
1. Đặt vấn đề
Ngành may mặc đóng vai trò quan trọng và là ngành kinh tế mũi nhọn chỉ đứng sau dầu khí và kim ngạch sản xuất ở giai đoạn đầu của sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa. Với thế mạnh thu hút nhiều lao động, đem nhiều ngoại tệ về đất nước với hàng triệu công nhân, hàng vạn nhà máy nên nước thải sau sản xuất là vấn đề mà các chủ doanh nghiệp, các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm nhằm giảm thiểu tình trạng suy thoái môi trường. Đối với các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp tiêu chuẩn nước thải đầu ra là cột B QCVN 40:2011 và được tiếp tục xử lý tại các khu xử lý tập trung của khu công nghiệp (KCN), tuy nhiên đối với một số công ty nằm ngoài khu công nghiệp các nhà máy riêng lẻ vẫn chưa đạt hiệu suất theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011. Tính chất đặc thù của ngành may mặc nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Hầu hết các công ty này hiện nay chỉ có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chưa tách riêng được nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và hiệu suất xử lý của các hệ thống này là chưa cao. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tính chất nước thải may mặc, tìm ra các chất gây ô nhiễm và đặc tính của nước thải nhằm đánh giá mức độ tính chất gây ô nhiễm và đưa ra các phương pháp xử lý chọn ra phương án tối ưu nhất trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu: Tổng quan tài liệu, đề tài trong và ngoài nước. Lựa chọn và khảo sát hiện trạng quy trình xử lý tại các công ty may mặc ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương, phân tích chất lượng nước thải và đề xuất quy trình xử lý nước thải hiệu quả nhất cho ngành may mặc.
Phương pháp xử lý thông tin – số liệu: Lựa chọn và khảo sát hiện trạng quy trình xử lý tại các công ty may mặc ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Phương pháp so sánh: Đối chiếu, so sánh các quy trình xử lý nước thải và kết quả phân tích với quy chuẩn và so sánh chất lượng xử lý của các quy trình xử lý nước thải các công ty may mặc ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.
Phương pháp kế thừa: Đối chiếu, so sánh các quy trình xử lý nước thải và kết quả phân tích với quy chuẩn và so sánh chất lượng xử lý của các quy trình xử lý nước thải các công ty may mặc ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu, đề tài đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý về môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp để đề xuất quy trình xử lý nước thải hiệu quả.
Phương pháp xác định cỡ mẫu : Nếu tổng thể nhỏ và biết được tổng thể thì dùng công thức sau: ; với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn; với số công ty may mặc tại thị xã Thuận An là 25 công ty, độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là +- 5%. Nên cỡ mẫu là khoảng 24 mẫu.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Khảo sát quy trình xử lý nước thải may mặc của các công ty ở thị xã Thuận An
Khảo sát quy trình xử lý nước của 5 công ty may mặc tại Thuận An, phân tích kết quả đầu vào của các công ty may mặc thải tìm ra các chỉ tiêu không đạt nhằm xây dựng một quy trình chuẩn hơn và hợp lý hơn, kết quả thu được như sau:
Bảng 1. Kết quả phân tích nước thải sau sản xuất của công ty Camptown Vina VN
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN*
Phương pháp phân tích
1
pH**(29,8oC)
-
6,54
6 – 9
TCVN 6492:2011
2
TSS**
mg/l
25
33
SMEWW 2540D:2012
3
COD**
mg/l
46
25
SMEWW-5220.C:2012
4
BOD5**
mg/l
28
20
TCVN 6001-1:2008
5
Tổng N**
mg/l
11,98
13
TCVN 6638:2000
6
Tổng P**
mg/l
2,41
3,3
TCVN 6202:2008
11
Tổng coloform
MPN/
100ml
3.500
3.000
TCVN 6187-2-2009
Ghi chú: * QCVN40: 2011/BTNMT(Cột A) (Kq=0.6, Kf=1.1). Kết quả phân tích có giá trị trên mẫu thử. (**): Chỉ tiêu đã được Tổng Cục Môi trường và Vilas công nhận.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải tại bảng 1 cho thấy hầu như một số các chỉ tiêu đều vượt so với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột A với Kq=0.6, Kf=1.1. Cụ thể,COD Vượt 1,84 lần, BOD5 vượt 1,4 lần, tổng Coliform vượt 1,17 lần. Do vậy, hệ thống xử lý nước thải tại Công ty chưa đảm bảo đạt quy chuần QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, với Kq=0.6, Kf=1.1 trước khi thải ra môi trường.
Bảng 2. Kết quả phân tích nước thải sau sản xuất của Công ty TNHH ASG Vina
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN*
Phương pháp phân tích
1
**pH
--
7,25
6 – 9
TCVN 6492:2011
2
**TSS
mg/L
34
33
SMEWW 2540D:2012
3
**COD
mgO2/L
62
25
SMEWW 5220.C:2012
4
**BOD5
mgO2/L
26
20
TCVN 6001-1:2008
5
**Tổng Nitơ
mg/L
18,5
13
TCVN 6638:2000
6
**Tổng Phospho
mg/L
3,39
2,6
TCVN 6202:2008
8
**Coliform
MPN/100mL
2,7x103
3.000
TCVN 9221B:2010
Ghi chú: *QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A) (Kq=0.6, Kf=1.1). (**): Chỉ tiêu được Vilas công nhận (ISO/IEC 17025:2005).
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải tại bảng 2.2 cho thấy hầu như các chỉ tiêu đều vượt so với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột A với Kq=0.6, Kf=1.1. Cụ thể,TSS vượt 1,03 lần, COD vượt 2,5 lần, BOD5 vượt 1,3 lần, tổng Coliform vượt 1,42 lần, tổng phospho 1,3. Do vậy, hệ thống xử lý nước thải tại Công ty chưa đảm bảo đạt quy chuần QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, với Kq=0.6, Kf=1.1 trước khi thải ra môi trường.
Bảng 3. Kết quả phân tích nước thải sau sản xuất của Công ty TNHH Lee và Vina
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN*
Phương pháp phân tích
1
pH**(28,1oC)
-
6,84
6 – 9
TCVN 6492:2011
2
TSS**
mg/l
8
33
SMEWW 2540D:2012
3
COD**
mg/l
45
25
SMEWW-5220.C:2012
4
BOD5**
mg/l
24
20
TCVN 6001-1:2008
5
Amoni**
mg/l
KPH
(<26x10-3)
3,3
TCVN 6179-1:1996
6
Nitrat**(NO3-)
mg/l
28,3
20
TCVN 6180-1996
7
Phosphat**(PO43-)
mg/l
0,49
2,6
TCVN 6202:2008
8
Dầu mở động vật***
mg/l
1,2
6,6
EPA Method 1664
9
Tổng coloform
MPN/ 100ml
1.800
3.000
TCVN 6187-2-2009
Ghi chú: * - QCVN 40: 2011/BTNMT (Cột A) (Kq=0.6, Kf=1.1). Kết quả phân tích có giá trị trên mẫu thử: (***) - Chỉ tiêu đã được Tổng Cục Môi trường công nhận; (**) - Chỉ tiêu đã được Tổng Cục Môi trường và Vilas công nhận.
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải tại bảng 2.3 cho thấy hầu như các chỉ tiêu đều vượt so với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột A với Kq=0.6, Kf=1.1. Cụ thể, COD vượt 1,8 lần, BOD5 vượt 1,2 lần,nitrat vượt 1,4 lần . Do vậy, hệ thống xử lý nước thải tại Công ty chưa đảm bảo đạt quy chuần QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, với Kq=0.6, Kf=1.1 trước khi thải ra môi trường.
Bảng 4. Kết quả phân tích nước thải sau sản xuất của Công ty Well Fast.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN*
Phương pháp phân tích
1
pH (28,9oC)
-
6,04
6 – 9
TCVN 6492:2011
2
TSS
mg/l
35
33
SMEWW 2540D:2012
3
COD
mg/l
72
25
SMEWW-5220.C:2012
4
BOD5
mg/l
30
20
TCVN 6001-1:2008
5
Tổng N
mg/l
19,27
13
TCVN 6638:2000
6
Tổng P
mg/l
3,8
2,6
TCVN 6202:2008
7
Amoni
mg/l
4,95
3,3
TCVN 6179-1:1996
8
Tổng coliform
mg/l
2.500
3000
TCVN 6187-2:2009
Ghi chú: *: QCVN 40: 2011/BTNMT (Cột A) (Kq=0.6, Kf=1.1)
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải tại bảng 2.4 cho thấy hầu như các chỉ tiêu đều vượt so với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột A với Kq=0.6, Kf=1.1. Cụ thể, TSS vượt 1,1 lần, COD vượt 2,9 lần, BOD5 vượt 1,5 lần,tổng N vượt 1,5 lần, tổng P vượt 1,5 lần, amoni vượt 1,5 lần. Do vậy, hệ thống xử lý nước thải tại Công ty chưa đảm bảo đạt quy chuần QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, với Kq=0.6, Kf=1.1 trước khi thải ra môi trường.
Bảng 5. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của cty Diễn Viên.
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN*
1
*pH
--
7,25
6 – 9
2
*TSS
mg/L
34
33
3
*COD
mgO2/L
62
25
4
*BOD5
mgO2/L
26
20
5
*Tổng Nitơ
mg/L
18,5
13
6
*Tổng Phospho
mg/L
3,39
2,6
8
*Coliform
MPN/100mL
2,7x103
3000
Ghi chú: *: QCVN 40: 2011/BTNMT (Cột A) (Kq=0.6, Kf=1.1)
Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải tại bảng 2.4 cho thấy hầu như các chỉ tiêu đều vượt so với quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột A với Kq=0.6, Kf=1.1. Cụ thể, TSS vượt 1 lần, COD vượt 2,5 lần, BOD5 vượt 1,3 lần,tổng N vượt 1,4 lần, tổng P vượt 1,3 lần,. Do vậy, hệ thống xử lý nước thải tại Công ty chưa đảm bảo đạt quy chuần QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, với Kq=0.6, Kf=1.1 trước khi thải ra môi trường.
3.2. Đánh giá chung
Các Công ty tại thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý nước hầu hết đều không đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT cột A với Kq=0.6, Kf=1.1. Các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5, tổng N, tổng P, Amoni, tổng coliform còn khá cao. Trong số 5 Công ty khảo sát, tất cả đều không đạt chỉ tiêu BOD5 và COD. Công ty TNHH Camptown Việt Nam (COD, BOD5,Tổng coliform không đạt) và Công ty TNHH lee & Vina(COD, BOD5, Tổng N không đạt) có số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn ít nhất. Công ty TNHH ASG Vina (TSS, COD, BOD5, Tổng coliform, tổng P không đạt),Công ty TNHH ty Well Fast(TSS, COD,BOD5, Tổng N,tổng P, amoni không đạt). Công ty TNHH Diễn Viên (TSS, COD, BOD5, Tổng N, tổng P) có số chỉ tiêu vượt chuẩn cao nhất. Cần có một quy trình chuẩn cho ngành may mặc để xử lý nước thải đạt quy chuẩn, phù hợp và hoàn chỉnh cho ngành may mặc ở Thuận An nói riêng và ngành may mặc nói chung.
3.3. Đề xuất quy trình chuẩn cho hệ thống xử lý nước thải ngành may mặc ở thị xã Thuận An
Từ kết quả phân tích cho thấy thành phần nước thải ngành may mặc chủ yếu là nước thải sinh hoạt, đặc biệt là có sự khác nhau lớn giữa doanh nghiệp có nhà ăn và không có nhà ăn nằm ở việc dinh dưỡng cung cấp để nuôi sống vi sinh vật phân hủy ô nhiễm. Trường hợp nhà máy đã có khu nhà ăn thì nước thải trong khu vực nấu ăn cũng như trong nhà ăn sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho nuôi sống các vi sinh vật, ta chỉ cần bổ sung thêm một lượnng dinh dưỡng nhất định cho qua trình hoạt động của vi sinh vật trong hệ thống xử lý đạt hiệu quả. Trường hợp nhà máy không có khu nhà ăn thì phải gắng các máy bơm định mức để cung cấp lượng dinh dưỡng ổn định để nuôi sống cũng như đảm bảo hiệu quả xử lý của vi sinh vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lâm Minh Triết (2015). Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.
Lương Đức Phẩm (2007). Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. NXB Giáo dục.
Tăng Văn Khiên (2003). Lý thuyết điều tra chọn mẫu. NXB Thống kê.
Lâm Minh Triết, Lê Hoàng Việt (2009). Vi sinh vật nước và nước thải. NXB Xây dựng.
Kish L. (1995). Survey sampling. Publisher, J. Wiley& Sons.
Sở Tài Nguyên Môi Trường Bình Dương (2017). Báo cáo tổng hợp giám sát môi trường. Bình Dương.
Mara D. (2003). Domestic water treatment in developing countries. Earthscan, London.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 38066_122128_1_pb_384_2090365.doc