Xây dựng quy trình định lượng đồng thời paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat trong viên sủi bọt bằng phương pháp HPLC với đầu dò PDA

BÀN LUẬN Điều kiện sắc ký thích hợp lựa chọn pha động có chứa cả TEA, TFA do có khả năng tương tác với các nhóm silanol tự do trên pha tĩnh để cải thiện hệ số bất đối khi phân tích cả hợp chất có tính acid, base và không sử dụng hệ đệm muối. Cả bốn chất đều có nối đôi liên hợp và có các nhóm mang màu, sử dụng đầu dò PDA đã lựa chọn được bước sóng 273 nm để phát hiện đồng thời bốn chất và ưu tiên các chất có hàm lượng thấp trong công thức. Với mục tiêu nộp hồ sơ đăng ký thuốc, quy trình sau khi xây dựng được thẩm định theo hướng dẫn ASEAN và đã đạt các chỉ tiêu: tính phù hợp hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ chính xác, độ đúng, khoảng xác định, độ thô. KẾT LUẬN Đã xây dựng được quy trình định lượng đồng thời paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat trong viên sủi bọt bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò PDA. Phương pháp đã được thẩm định chứng minh có tính chọn lọc, cho kết quả đúng và chính xác.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng quy trình định lượng đồng thời paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat trong viên sủi bọt bằng phương pháp HPLC với đầu dò PDA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 189 XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƢỢNG ĐỒNG THỜI PARACETAMOL, DEXTROMETHORPHAN HYDROBROMID, LORATADIN, PHENYLEPHRIN BITARTRAT TRONG VIÊN SỦI BỌT BẰNG PHƢƠNG PHÁP HPLC VỚI ĐẦU DÒ PDA Nguyễn Thị Như Ngọc*, Phan Thanh Dũng* TÓM TẮT Mở đầu: Viên sủi bọt Parahasan Multi Symptoms chứa đồng thời bốn hoạt chất với h|m lượng thành phần trong mỗi đơn vị phân liều rất khác nhau: paracetamol có h|m lượng cao (500 mg); dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat có h|m lượng thấp (5-15 mg) nên việc định lượng đồng thời các hoạt chất này gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị mẫu, lựa chọn bước sóng phát hiện, <. Trong dược điển USP 38, BP 2016, dược điển Việt Nam IV và các tài liệu khác chỉ đưa ra quy trình định lượng riêng lẽ hoặc định lượng đồng thời hai hoặc ba trong số các hoạt chất này. Vì vậy, đề t|i n|y được thực hiện nhằm tìm ra một qui trình nhanh chóng, đơn giản, chính x{c để định lượng đồng thời paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat trong viên sủi bọt bằng phương ph{p HPLC với đầu dò PDA. Mục tiêu: Xây dựng quy trình định lượng đồng thời paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat bằng phương ph{p sắc ký lỏng hiệu năng cao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Viên sủi bọt Parahasan Multi Symptoms của công ty TNHH Hasan – Dermapharm, mỗi viên chứa phenylephrin bitartrat 11,7 mg, paracetamol 500 mg, dextromethorphan hydrobromid 15 mg v| loratadin 5 mg. Phương ph{p nghiên cứu: Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò PDA. Trong quá trình thực nghiệm, tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả t{ch v| độ chọn lọc của phương ph{p như bước sóng phát hiện, pha động, chương trình gradient, pH pha động, cột sắc ký. Kết quả và bàn luận: Điều kiện sắc ký để định lượng đồng thời paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat là: Cột InertSustain C8 (150 4,6 mm; 5 µm); pha động gồm acetonitril v| dung dịch TEA 0,01% điều chỉnh pH 2,1 bằng TFA theo chương trình rửa giải gradient; tốc độ dòng 1,0 ml/phút; thể tích tiêm mẫu 20 l; nhiệt độ cột 25 oC; bước sóng ph{t hiện 273 nm. Kết quả cho thấy sự ph}n t{ch tốt của c{c pic: phenylephrin bitartrat (tR= 4,7 phút), paracetamol (tR= 6,4 phút), dextromethorphan hydrobromid (tR= 11,9 phút), loratadin (tR= 13,6 phút). Quy trình đã được thẩm định theo hướng dẫn ASEAN đạt yêu cầu về tính phù hợp hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ chính xác, độ đúng, khoảng x{c định, độ thô. Kết luận: Đã x}y dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat trong viên sủi bọt bằng bằng phương ph{p sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò PDA góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho thành phẩm. Từ khóa: Paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat, HPLC. *Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Phan Thanh Dũng ĐT: 0943957158 Email: dungphan@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 190 ABSTRACT SIMULTANEOUS DETERMINATION OF PARACETAMOL, DEXTROMETHORPHAN HYDROBROMIDE, LORATADINE, PHENYLEPHRINE BITARTRATE IN EFFERVESCENT TABLET BY HIGH PERFORMANCE LIQUID CHROMATOGRAPHY METHOD WITH PDA DETECTOR Nguyen Thi Nhu Ngoc, Phan Thanh Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 189 - 196 Introduction: Parahasan Multi Symptoms effervescent tablet contains four active ingredients with very different contents per dosage unit: high content of paracetamol (500 mg); dextromethorphan hydrobromide, loratadine and phenylephrine bitartrate are low in content (5-15 mg). Therefore, the simultaneous quantification of these active ingredients is difficult in sample preparation, selection of wavelength detection, etc<. In USP 38, BP 2016, Vietnamese Pharmacopoeia IV and other papers only provide separate or simultaneous quantitation of two or three of these active ingredients. Therefore, it is necessary to develope a new selective, precise, and accurate method for the simultaneous determination of paracetamol, dextromethorphan hydrobromide, loratadine, phenylephrine bitartrate in effervescent tablet by high performance liquid chromatography with PDA detector. Objectives: The aim of study was to develope and validate a new selective, precise, and accurate method for the simultaneous determination of paracetamol, dextromethorphan hydrobromide, loratadine, phenylephrine bitartrate in effervescent tablet. Materials and methods: Sample: Parahasan Multi Symptoms effervescent tablet of Hasan - Dermapharm Co., Ltd., Viet Nam. Each tablet contains 11.7 mg phenylephrine bitartrate, 500.0 mg paracetamol, 15.0 mg dextromethorphan hydrobromide, and 5.0 mg loratadine. Methods: Simultaneous determination of paracetamol, dextromethorphan hydrobromide, loratadine, phenylephrine bitartrate by high performance liquid chromatography. Several chromatographic conditions such as mobile phase, gradient elution, flow rate, column were investigated to improve the separation efficiency and selectivity’s method. Results and discussion: Chromatographic conditions of simultaneous quantitation of paracetamol, dextromethorphan hydrobromide, loratadine, phenylephrine bitartrate: InertSustain C8 column (150 4.6 mm; 5 µm), the mobile phase contained acetonitrile and 0.01% TEA solition with pH adjusted to 2.1 by TFA in gradient elution. Flow rate was adjusted to 1.0 ml/min, column oven temperature was kept at 25 oC, injection volume was 20 l and PDA detector was set at 273 nm. The results have shown good separation of four components: phenylephrine bitartrate (tR= 4.7 min), paracetamol (tR= 6.4 min), dextromethorphan hydrobromide (tR= 11.9 min), loratadine (tR= 13.6 min). The method was validated and met all requirements for system suitability, specificity, range, precision, accuracy and robustness. Conclusion: The method was developed and validated for paracetamol, dextromethorphan hydrobromide, loratadine, phenylephrine bitartrate in effervescent tablet by HPLC method with PDA detector and applied to establish in-house specifications for Parahasan Multi Symptoms effervescent tablet. Key words: Paracetamol, dextromethorphan hydrobromide, loratadine, phenylephrine bitartrate, HPLC ĐẶT VẤN ĐỀ Cảm lạnh và cảm cúm là các bệnh thƣờng gặp với các triệu chứng nhƣ đau đầu, sốt, ho, nghẹt mũi, chảy nƣớc mũi, viêm mũi dị ứng,... Để điều trị các bệnh n|y thƣờng dùng các thuốc làm giảm triệu chứng nhƣ paracetamol, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 191 dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat(2). Sự kết hợp đồng thời bốn hoạt chất n|y dƣới dạng bào chế viên sủi bọt ngoài việc làm giảm chi phí, thuận tiện cho bác sỹ kê đơn m| còn đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc và thích hợp cho những bệnh nhân khó nuốt do thuốc đƣợc hòa tan trƣớc khi đƣa v|o cơ thể. Tuy nhiên, h|m lƣợng của mỗi hoạt chất trong mỗi đơn vị phân liều rất khác nhau: paracetamol có h|m lƣợng cao (500 mg); dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat có h|m lƣợng thấp (5- 15 mg) nên việc định lƣợng đồng thời các hoạt chất này gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị mẫu, lựa chọn bƣớc sóng phát hiện,<. Trong dƣợc điển USP 38, BP 2016, dƣợc điển Việt Nam IV và các tài liệu khác chỉ đƣa ra quy trình định lƣợng riêng lẽ hoặc định lƣợng đồng thời hai hoặc ba trong số các hoạt chất này(3-7). Vì vậy, đề t|i n|y đƣợc thực hiện nhằm tìm ra một qui trình chung, nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi để định lƣợng đồng thời paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat bằng phƣơng ph{p HPLC với đầu dò PDA nhằm góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho thành phẩm. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu Viên sủi bọt Parahasan Multi Symptoms của công ty TNHH Hasan – Dermapharm (Việt Nam) chứa phenylephrin bitartrat 11,7 mg, paracetamol 500 mg, dextromethorphan hydrobromid 15 mg và loratadin 5 mg. Chất đối chiếu Bảng 1: Danh mục chất đối chiếu Chất đối chiếu Số kiểm soát Hàm ượng nguyên trạng (%) Nguồn gốc Phenylephrin bitartrat F003M0 100,00 USP Paracetamol QT009 170916 99,68 Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố HCM Dextromethor phan HBr QT015 090616 95,80 Loratadin QT070 100916 99,90 Hóa chất, dung môi Triethylamin (TEA), acid trifloroacetic (TFA) đạt tiêu chuẩn phân tích (Fisher, Mỹ); acetonitril loại dùng cho HPLC (Baker, Mỹ). Trang thiết bị Máy HPLC Hitachi Chromaster PDA-5430 (Phần mềm xử lý số liệu EZChrom Elite) (Nhật); cân phân tích Shimadzu AUW 120D, độ chính xác 0,1 mg (Nhật); bể siêu âm Elmasonic S 180 H (Đức); m{y đo pH Eutech 510 (Singapore); các dụng cụ thủy tinh đạt yêu cầu chính xác dùng trong phân tích. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa vào cấu trúc và tính chất hóa học của 4 hợp chất cần phân tích, paracetamol (PAR) và phenylephrin bitartrat (PHE) có tính acid yếu và phân cực, dextromethorphan hydrobromid (DEX) và loratadin (LOR) có tính base yếu và kém phân cực. Đồng thời tham khảo các chuyên luận trong USP 38, BP 2016 và các tài liệu khác, kỹ thuật RP-HPLC với pha động phân cực có chứa cả TEA, TFA do có khả năng tƣơng t{c với các nhóm silanol tự do trên pha tĩnh để cải thiện hệ số bất đối khi phân tích cả hợp chất có tính acid và base và không sử dụng hệ đệm muối. Hệ dung môi ban đầu đƣợc lựa chọn gồm acetonitril, dung dịch nƣớc chứa TEA 0,01% chỉnh pH 3,0 bằng TFA. Cả 4 chất đều có nối đôi liên hợp và có c{c nhóm mang m|u, do đó sử dụng đầu dò PDA để lựa chọn bƣớc sóng phát hiện đồng thời 4 chất v| ƣu tiên c{c chất có h|m lƣợng thấp trong công thức. Tiến hành khảo sát lựa chọn điều kiện sắc ký sao cho các pic PHE, PAR, DEX, LOR có thời gian lƣu hợp lý, các pic t{ch ho|n to|n v| có tính đối xứng (hệ số bất đối nằm trong khoảng 0,8-1,5). Sau khi tìm đƣợc điều kiện sắc ký thích hợp, sẽ tiến hành thẩm định phƣơng ph{p theo hƣớng dẫn của ASEAN bao gồm tính phù hợp hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ chính x{c, độ đúng, khoảng x{c định, độ thô(1). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 192 Chuẩn bị mẫu Dung môi pha mẫu Acetonitril - nƣớc (20:80) Mẫu thử Cân 20 viên, x{c định khối lƣợng trung bình viên, nghiền thành bột mịn. Cân một lƣợng bột viên tƣơng ứng với khối lƣợng trung bình viên cho v|o bình định mức 100 ml, thêm từ từ một lƣợng khoảng 60 ml dung môi pha mẫu (tránh mẫu sủi mạnh trào ra khỏi bình định mức), chờ cho đến khi mẫu sủi bọt hết, siêu âm trong khoảng 15 phút, để nguội, định mức cho đến vạch bằng dung môi pha mẫu. Lọc qua giấy lọc, loại bỏ 10 ml dịch lọc đầu. Hút chính xác 1 ml dịch lọc thu đƣợc cho v|o bình định mức 10 ml v| định mức đến vạch bằng dung môi pha mẫu để có nồng độ PAR, DEX, PHE v| LOR tƣơng ứng khoảng 500 µg/ml, 15 µg/ml, 11,7 µg/ml và 5 µg/ml. Lọc qua màng lọc 0,45 µm v|o lọ chứa mẫu, siêu }m đuổi khí. Mẫu chuẩn Cân chính xác 12,5 mg LOR; 29,3 mg PHE; 37,5 mg DEX các chất chuẩn cho vào bình định mức 50 ml (bình 1) v| định mức cho tới vạch bằng dung môi pha mẫu. Cân chính xác 25 mg PAR chuẩn cho v|o bình định mức 50 ml (bình 2). Hút chính xác 1 ml dung dịch từ bình 1 cho v|o bình 2 v| định mức bằng dung môi pha mẫu cho tới vạch để thu đƣợc nồng độ các chuẩn PAR, DEX, PHE và LOR tƣơng ứng 500 µg/ml, 15 µg/ml, 11,7 µg/ml v| 5 µg/ml. Lọc qua màng lọc 0,45 µm v|o lọ chứa mẫu, siêu }m đuổi khí. KẾT QUẢ Khảo sát điều kiện sắc ký Sau quá trình thực nghiệm, các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả t{ch v| độ chọn lọc của phƣơng ph{p đã đƣợc khảo s{t nhƣ chƣơng trình gradient, pha động, cột sắc ký và bƣớc sóng phát hiện đã chọn đƣợc điều kiện sắc ký thích hợp để tách hoàn toàn các pic hoạt chất với thời gian phân tích ngắn và các pic đạt yêu cầu về các thông số sắc ký nhƣ hệ số đối xứng nằm trong khoảng 0,8-1,5, độ phân giải 1,5 và pic tinh khiết: Điều kiện sắc ký thích hợp đƣợc lựa chọn nhƣ sau: + Cột sắc ký: Inertsustain C8 (150 mm; 4,6 mm; 5 µm) + Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút + Thể tích tiêm: 20 µl + Nhiệt độ cột: 25 oC + Bƣớc sóng phát hiện: 273 nm + Pha động: - Dung môi A: Acetonitril - Dung dịch B: Dung dịch TEA 0,01% điều chỉnh pH 2,1 bằng TFA + Chƣơng trình gradient: Bảng 2: Chương trình gradient Thời gian (phút) Dung môi A (%) Dung dịch B (%) Tốc độ dòng (ml/phút) 0 5 95 1 12 55 45 1 15 5 95 1 20 5 95 1 Thẩm định quy trình phân tích Quy trình đƣợc thẩm định theo hƣớng dẫn của ASEAN về thẩm định quy trình phân tích với các chỉ tiêu: Tính phù hợp hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ chính x{c, độ đúng, khoảng x{c định, độ thô. Tính phù hợp hệ thống Tiêm lặp lại 6 lần mẫu chuẩn chứa các chất chuẩn PAR, DEX, PHE và LOR có nồng độ tƣơng ứng 500 µg/ml, 15 µg/ml, 11,7 µg/ml v| 5 µg/ml. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 193 Bảng 3: Kết quả khảo sát tính phù hợp của hệ thống (n=6) tR (phút) S (mAU*s) AS RS N PHE TB 4,52 2957423 1,02 - 4877 SD 0,01 1771 0,02 - 80 RSD 0,18% 0,60% 1,79% - 1,64% PAR TB 6,25 39822958 1,11 7,96 20813 SD 0,01 130839 0,02 0,05 131 RSD 0,08% 0,33% 1,90% 0,62% 0,63% LOR TB 11,85 300043 1,13 32,86 80224 SD 0,01 945 0,01 0,13 698 RSD 0,04% 0,31% 1,19% 0,39% 0,87% DEX TB 13,52 612005 1,19 9,86 99963 SD 0,00 3064 0,02 0,05 331 RSD 0,03% 0,50% 1,66% 0,46% 0,33% tR: thời gian lưu, S: diện tích pic, As: hệ số đối xứng, RS: Độ phân giải, N: số đĩa lý thuyết Nhận xét: RSD của thời gian lƣu v| diện tích của các pic hoạt chất đều 2%; độ phân giải RS 1,5; hệ số đối xứng 0,8 AS 1,5. Nhƣ vậy quy trình đạt tính phù hợp hệ thống. Tính đặc hiệu Tiến hành sắc ký dung môi pha mẫu, mẫu giả dƣợc (placebo), mẫu chuẩn hỗn hợp, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn theo quy trình phân tích đã x}y dựng. (a) (b) (c) (d) Hình 1: Sắc ký đồ mẫu chuẩn hỗn hợp (a), mẫu thử (b), mẫu placebo (c), dung môi pha mẫu (d) Điều kiện sắc ký: Cột: InertSustain C8 (150 x 4,6 mm; 5 µm). Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút. Bƣớc sóng phát hiện: 273 nm. Thể tích tiêm: 20 µl. Nhiệt độ cột: 25 oC. Pha động: Acetonitril – Dung dịch TEA 0,01% chỉnh pH 2,1 bằng TFA theo chế độ rửa giải gradient Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 194 Phenylephrin bitartrat Paracetamol Dextromethorphan HBr Loratadin Hình 2: Phổ UV-Vis của các pic tại thời gian lưu trong mẫu chuẩn và mẫu thử Nhận xét: Sắc ký đồ mẫu trắng, mẫu placebo không xuất hiện pic ở trong khoảng thời gian lƣu tƣơng ứng với thời gian lƣu của các pic trong dung dịch chuẩn. Sắc ký đồ mẫu thử có pic có thời gian lƣu tƣơng tự với pic của chất chuẩn trong sắc ký đồ các mẫu chuẩn. Khi thêm một lƣợng chất chuẩn vào mẫu thử, diện tích pic tăng lên so với trƣớc khi thêm chuẩn. Phổ UV-Vis tại thời gian lƣu của các pic trong mẫu thử tƣơng tự phổ UV-Vis tại thời gian lƣu của các pic trong mẫu chuẩn. Sử dụng chức năng kiểm tra độ tinh khiết pic của đầu dò PDA cho thấy c{c pic đều tinh khiết. Nhƣ vậy, qui trình có tính đặc hiệu. Độ chính xác Bảng 4: Kết quả khảo s{t độ chính xác Hoạt chất Độ lặp lại Độ chính xác trung gian - Kiểm nghiệm viên 1 - Máy HPLC: Hitachi Chromaster PAD-5430 - Ngày: 08/06/2016 - Kiểm nghiệm viên 2 - Máy HPLC: Hitachi Chromaster PAD-5430 - Ngày: 09/06/2016 TB (%) (n=6) RSD (%) (n=6) TB (%) (n=6) RSD (%) (n=6) TB (%) (n=12) RSD (%) (n=12) Ftn < F0,05=5,05 PHE 105,32 1,27 105,11 0,16 105,21 1,00 2,83 PAR 104,70 1,06 104,59 0,82 104,64 0,90 1,68 DEX 108,51 1,38 108,30 0,94 108,41 1,13 2,16 LOR 107,75 0,75 107,18 0,52 107,47 0,68 2,08 Nhận xét: %RSD của h|m lƣợng so với nhãn của các hoạt chất đều 2% v| độ sai khác kết quả định lƣợng giữa hai kiểm nghiệm viên ≤ 2,0%. Kiểm tra bằng F-test cho thấy Ftn < F0,05 = 5,05 nên kết quả hai kiểm Thử Chuẩn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dƣợc 195 nghiệm viên đồng nhất về thống kê. Quy trình đạt độ lặp lại và chính xác trung gian. Tính tuyến tính Bảng 5: Kết quả thống kê hồi quy tuyến tính các hoạt chất Hoạt chất Phương trình hồi quy Hệ số tương quan (r) Khoảng tuyến tính (μg/m ) PHE = 25286,7x 0,9999 4,7 – 16,3 PAR = 76894,2x 0,9991 199,9 – 699,5 DEX =20133,7x 0,9992 6,0 – 21,0 LOR =120188,0x 0,9997 2,0 – 7,0 Độ đúng Chuẩn bị 3 loại mẫu tự tạo tƣơng ứng với 3 mức nồng độ 70%, 100% và 130% so với mức nồng độ định lƣợng trong quy trình và nằm trong khoảng tuyến tính của phƣơng ph{p. Tại mỗi mức nồng độ, thực hiện ít nhất 3 mẫu độc lập ph}n tích theo quy trình đã x}y dựng. Bảng 6: Kết quả khảo s{t độ đúng Mức nồng độ PHE PAR DEX LOR TB (%) RSD (%) TB (%) RSD (%) TB (%) RSD (%) TB (%) RSD (%) 70% 101,25 0,62 101,37 0,18 99,81 1,71 100,84 1,82 100% 101,52 0,30 101,08 0,25 99,41 0,96 98,58 0,25 130% 101,12 1,21 99,51 0,84 100,82 1,18 98,49 0,43 Nhận xét: Tỷ lệ thu hồi của các hoạt chất đều nằm trong khoảng cho phép 98,0- 102,0%; giá trị RSD của 3 mẫu cùng nồng độ và của 9 mẫu đều 2%. Quy trình đạt yêu cầu về độ đúng. Khoảng xác định Đƣợc đ{nh gi{ dựa trên sự tƣơng quan của khoảng tuyến tính, giá trị độ chính xác v| độ đúng của phƣơng ph{p. Bảng 7: Khoảng x{c định của các hoạt chất Hoạt chất Khoảng xác định (μg/m ) PHE 8,1-15,1 PAR 350,0-650,0 DEX 10,5-19,5 LOR 3,5-6,5 Độ thô Tiến h|nh thay đổi các yếu tố so với điều kiện sắc ký đã x}y dựng: tốc độ dòng: 0,1 ml/phút; nhiệt độ cột: 2 oC; pH dung dịch B: 0,1 độ pH; vị trí đặt mẫu trong hệ thống HPLC: 9 vị trí khác nhau trong khay chứa mẫu; cột sắc ký: Inertsil C8 (150 mm; 4,6 mm; 5 µm). C{c kết quả thu đƣợc từ sắc kí đồ mẫu chuẩn đều đạt tính phù hợp hệ thống: Tất cả các thông số đều có RSD ≤ 2,0%, hệ số bất đối 0,8 ≤ T ≤ 1,5; Rs ≥ 1,5. Quy trình đạt yêu cầu độ thô. BÀN LUẬN Điều kiện sắc ký thích hợp lựa chọn pha động có chứa cả TEA, TFA do có khả năng tƣơng tác với các nhóm silanol tự do trên pha tĩnh để cải thiện hệ số bất đối khi phân tích cả hợp chất có tính acid, base và không sử dụng hệ đệm muối. Cả bốn chất đều có nối đôi liên hợp và có các nhóm mang màu, sử dụng đầu dò PDA đã lựa chọn đƣợc bƣớc sóng 273 nm để phát hiện đồng thời bốn chất và ƣu tiên các chất có hàm lƣợng thấp trong công thức. Với mục tiêu nộp hồ sơ đăng ký thuốc, quy trình sau khi xây dựng đƣợc thẩm định theo hƣớng dẫn ASEAN và đã đạt các chỉ tiêu: tính phù hợp hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ chính xác, độ đúng, khoảng xác định, độ thô. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Dƣợc 196 KẾT LUẬN Đã x}y dựng đƣợc quy trình định lƣợng đồng thời paracetamol, dextromethorphan hydrobromid, loratadin, phenylephrin bitartrat trong viên sủi bọt bằng phƣơng ph{p sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò PDA. Phƣơng ph{p đã đƣợc thẩm định chứng minh có tính chọn lọc, cho kết quả đúng v| chính xác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asean (2008), Asean guideline for validation of analytical procedures, pp. 1-17 2. Bộ Y tế (2012), Dƣợc thƣ quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr.421-422, tr.748-750, tr.904-907 3. Đo|n Thị Ngọc Yến, Nguyễn Đức Tuấn (2012), Xây dựng quy trình định lƣợng đồng thời paracetamol, dextromethorphan và loratadin trong một số dƣợc phẩm đa thành phần bằng phƣơng ph{p HPLC với đầu dò dãy Diod quang, Khóa luận dƣợc sỹ đại học, Trƣờng ĐH Y Dƣợc Hồ Chí Minh, tr.37 4. Dubey N, Rizwana S and Dinesh KJ (2012), “Simultaneous determination of paracetamol, phenylephrine hydrochloride and loratadine”, Asian Journal of Chemistry; 24 (11), pp. 5409- 5410 5. Palabıyık M, Onur F (2007), “The simultaneous determination of phenylephrine hydrochloride, paracetamol, chlorpheniramine maleate and dextromethorphan hydrobromide in pharmaceutical preparations”, Chromatographia Supplement, Vol. 66, pp. 93- 96 6. Palled M, Karagane S, Mane A, Bhat A, Shinde P (2013), “Analytical method development and validation of acetaminophen, caffeine, phenylephrine hydrochloride and dextromethorphan hydrobromide in tablet dosage form by RP-HPLC”, International Journal of Pharmaceutical Science Invention, pp. 9-15 7. Rouhollah H (2008), “New HPLC method for the simultaneous determination of acetaminophen, phenylephrine, dextromethorphan and chlorpheniramine in pharmaceutical formulations”, Analytical Letters, pp.965- 976 Ngày nhận bài báo: 18/10/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017 Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_quy_trinh_dinh_luong_dong_thoi_paracetamol_dextrome.pdf
Tài liệu liên quan