KẾT LUẬN
Cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen đã được xây dựng
một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm về cảm quan, tro
toàn phần (≤ 7%), mất khối lượng do làm khô
(≤20%), cắn không tan trong nước (≤ 3%), định
tính xác định Hà thủ ô đỏ và Mè đen (bằng phản
ứng hóa học và SKLM), chỉ số acid (> 2,5) và hàm
lượng polyphenol toàn phần (> 0,27%).
Cao Hà thủ ô đỏ – Mè đen và cao Hà thủ ô
đỏ đều có tác dụng phục hồi sự giảm số lượng
bạch cầu, tiểu cầu và sự suy giảm hàm lượng
hemoglobin gây bởi độc tính của
cyclophosphamid. Ở liều 40 g dược liệu / kg, cao
Hà thủ ô đỏ - Mè đen đã làm giảm 14,75% hàm
lượng MDA và làm tăng 17,66% hàm lượng
GSH, tốt hơn cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen (20 g
dược liệu/kg) và cao Hà thủ ô đỏ trong cùng
điều kiện thử nghiệm. Tác dụng chống oxy hóa,
bảo vệ gan của cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen (40g
dược liệu/kg) tương đương với chất đối chiếu
silymarin (100mg, uống).
Những kết quả thu được góp phần cho việc
tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm chất lượng cao
chiết Hà thủ ô đỏ - Mè đen, làm cơ sở cho các
nghiên cứu triển khai tiếp theo. Kết quả thực
nghiệm dược lý có thể là cơ sở cho nghiên cứu
sử dụng cao Hà thủ ô – Mè đen cho các dạng bào
chế thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và đánh giá tác dụng của cao chiết hà thủ ô đỏ (polygonum multiflorum thunb.) kết hợp mè đen (sesamum indicum nigrum l.) trên chuột nhắt trắng bị suy giảm miễn dịch bởi Cyclophosphamid, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 269
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM
VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CAO CHIẾT HÀ THỦ Ô ĐỎ
(POLYGONUM MULTIFLORUM THUNB.) KẾT HỢP MÈ ĐEN
(SESAMUM INDICUM NIGRUM L.) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG
BỊ SUY GIẢM MIỄN DỊCH BỞI CYCLOPHOSPHAMID
Nguyễn Thị Phương Thùy∗, Nguyễn Phương Dung**
TÓM TẮT
Mở đầu - Mục tiêu nghiên cứu: Hà thủ ô đỏ và Mè đen được sử dụng trong Y học cổ truyền với tác dụng
tăng cường sức khỏe, chống lão hóa... Với định hướng nghiên cứu thuốc hỗ trợ điều trị ung thư, nghiên cứu này
được tiến hành nhằm xây dựng một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm và đánh giá tác dụng của cao chiết nước Hà thủ ô
đỏ kết hợp Mè đen, đồng thời so sánh với tác dụng của cao chiết nước Hà thủ ô đỏ trên mô hình suy giảm miễn
dịch thực nghiệm thông qua các chỉ tiêu thuộc chức năng miễn dịch không đặc hiệu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xác định sự hiện diện của các nguyên liệu trong cao Hà thủ ô –
Mè đen bằng phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng. Định lượng polyphenol toàn phần trong Cao HTO-MĐ bằng
phương pháp đo quang và xác định chỉ số acid theo Dược điển Việt Nam IV. Nghiên cứu tác dụng của cao chiết
nước Hà thủ ô đỏ - Mè đen và cao chiết nước Hà thủ ô đỏ trên chuột bình thường và chuột bị gây suy giảm miễn
dịch bởi chất ức chế miễn dịch cyclophosphamid (150 mg/kg, tiêm phúc mô). Kết quả đánh giá dựa trên các chỉ
tiêu: công thức máu, trọng lượng các nội quan có liên quan đến chức năng miễn dịch, hàm lượng MDA và GSH
trong gan.
Kết quả: Đã xây dựng được một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen. Định tính bằng phản
ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng cho thấy trong cao có sự hiện diện của 2 dược liệu. Hàm lượng polyphenol toàn
phần trong cao là 0,2969%, chỉ số acid là 2,84. Kết quả khảo sát huyết học cho thấy cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen (20
g dược liệu/kg và 40 g dược liệu/kg, uống) và cao Hà thủ ô đỏ (20 g dược liệu/kg, uống) đều có tác dụng phục hồi
sự giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu và phục hồi sự suy giảm hàm lượng hemoglobin gây bởi cyclophosphamid.
Cao Hà thủ ô đỏ kết hợp Mè đen (40 g dược liệu/kg, uống) làm giảm sự gia tăng hàm lượng MDA và làm tăng
hàm lượng GSH bị giảm trong gan chuột do cyclophosphamid có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Cao Hà thủ ô – Mè đen đã được tiêu chuẩn hóa, làm cơ sở cho các nghiên cứu triển khai tiếp theo.
Kết quả thực nghiệm dược lý có thể là cơ sở cho nghiên cứu sử dụng cao Hà thủ ô – Mè đen cho các dạng bào chế
thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.
Từ khóa: Hà thủ ô đỏ, Mè đen, cyclophosphamid
ABSTRACT
STANDARDIZATION OF EXTRACTS COMBINED POLYGONUM MULTIFLORUM
AND SESAMUM INDICUM NIGRUM AND STUDY ON EFFECTS OF THE EXTRACT
ON CYCLOPHOSPHAMID-INDUCED IMMUNOSUPPRESSIVE MICE
Nguyen Thi Phuong Thuy, Nguyen Phuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 269 - 276
∗ Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS.DS. Nguyễn Thị Phương Thùy ĐT: 0987188759 Email: thuyntp.pharma@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 270
Background - Objectives: Polygonum multiflorum and Sesamum indicum nigrum are used in traditional
medicine to enhance the health effects, anti-aging The aim of the study was to build the standard for the aqueous
extract combined Polygonum multiflorum and Sesamum indicum nigrum and compare the effect of this extract in
normal mice and cyclophosphamide-induced immunosuppressive mice with the effect of the aqueous extract from
Polygonum multiflorum.
Materials and methods: Chemical reactions and thin layer chromatography were used to identify the
presence of herbal medicines in the extract. Quantitatitive determination of polyphenols in the extract by
spectrophotometric method and the acid index by method in Vietnamese Pharmacopoeia IV. Cyclophosphamide
(single dose at 150 mg/kg, intraperitoneal injection) was used to induce immuno suppressive model in mice. The
observation indexes were CBC, the weight of immune-related organs (adrenal glands, liver, spleen, thymus),
hepatic malondialdehyde and glutathione content.
Results: Standards for testing of the aqueous extract combined Polygonum multiflorum and Sesamum
indicum nigrum were established. Identification by chemical reactions and TLC showed the presence of herbal
medicines. Polyphenol content was 0.2969%, the acid index was 2.84. The results indicated that both extracts
effectively restored leukocyte, platelet and hemoglobin concentration depletion caused by cyclophosphamid. The
aqueous extract combined Polygonum multiflorum and Sesamum indicum nigrum (40 g medicinal / kg, oral)
reduced significantly concentration of MDA and increased significantly concentration of GSH in rat liver.
Conclusion: The aqueous extract combined Polygonum multiflorum and Sesamum indicum nigrum has
been standardized, as a basis for subsequent research. The pharmacological experimental results revealed that the
extract could be a source for natural medicines which have supportive treatment for cancer patients.
Key words: Polygonum multiflorum, Sesamum indicum nigrum, cyclophosphamid.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cyclophosphamid là một chất gây ức chế
miễn dịch được sử dụng phổ biến trong hóa trị
liệu ung thư trên lâm sàng và là một chất gây
độc ức chế các chỉ tiêu liên quan đến chức năng
miễn dịch trong các nghiên cứu thực nghiệm
trên động vật(1,5,11). Hà thủ ô đỏ và Mè đen là hai
dược liệu phổ biến, dễ tìm và được sử dụng
nhiều trong y học cổ truyền với các tác dụng
như: tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, bổ
huyết, nhuận tràng, giải độc, kích thích mọc tóc,
làm đen tóc, giúp sống lâu(4,8,9). Với định
hướng nghiên cứu thuốc từ dược liệu giúp hỗ
trợ điều trị cho bệnh nhân bị ung thư, đề tài này
được tiến hành nhằm xây dựng một số tiêu
chuẩn kiểm nghiệm và đánh giá tác dụng của
cao chiết nước Hà thủ ô đỏ kết hợp Mè đen,
đồng thời so sánh với tác dụng của cao chiết
nước Hà thủ ô đỏ trên mô hình suy giảm miễn
dịch thực nghiệm bằng cyclophosphamid thông
qua các chỉ tiêu thuộc chức năng miễn dịch
không đặc hiệu.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dược liệu nghiên cứu là Hà thủ ô đỏ (đã
được chế với Đậu đen) và Mè đen, được cung
cấp bởi nhà thuốc Vĩnh Sanh. Cao nước được
chiết bằng cách đun nguyên liệu 2 lần với nước
nóng, mỗi lần trong 1 giờ ở 100 0C, rồi cô cách
thủy dịch chiết.
Bảng 1: Hiệu suất và độ ẩm của các cao chiết.
Cao Hà thủ ô Cao Hà thủ ô kết hợp Mè
đen
Hiệu suất chiết 27,5% 17,52%
Độ ẩm 16% 13,47%
Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng cái, chủng Swiss albino, 5-
6 tuần tuổi, trọng lượng 23-25g, được cung cấp
bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế – TP. Nha
Trang và được để ổn định ít nhất một tuần
trước khi thử nghiệm. Thể tích cho uống hay
tiêm là 10 ml/kg thể trọng chuột.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 271
Hóa chất – Thiết bị
Hóa chất: Chất chuẩn acid gallic (Merck Co.
Germany); Endoxan® chứa 534,5 mg
cyclophosphamid monohydrat tương đương với
500 mg cyclophosphamid khan (Baxter
Oncology GmbH, Germany); Silymarin (Sigma
Co.Ltd, USA).
Thiết bị: Tủ sấy hiệu Memmert (Đức), lò
nung Carbolite CSF 1200 (Anh) FLF11/14, máy
đo UV-Vis Hitachi U-2010 (Nhật), máy ly tâm
Sigma 3K30, Nhật.
Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao
HTO-MĐ (2,3).
Cảm quan: Trải 2 g chế phẩm lên mặt kính
đồng hồ, quan sát bằng mắt thường.
Xác định tro toàn phần (PL 9.8, Dược Điển Việt
Nam IV): Dùng 1 g cao HTO-MĐ.
Mất khối lượng do làm khô (PL 9.6, Dược Điển
Việt Nam IV): Dùng 1 g cao HTO-MĐ.
Cắn không tan trong nước: Hòa tan 1,0 g chế
phẩm trong 50 ml nước cất, lọc thu cắn và sấy
khô ở 100 – 150 0C đến khối lượng không đổi.
Định tính bằng phương pháp hóa học: Thực hiện
các phản ứng hóa học để xác định sự hiện diện
của anthranoid và acid béo trong cao. Hợp chất
anthranoid: có màu đỏ trong môi trường kiềm
(phản ứng Bortrager). Acid béo: có vết trong mờ
trên giấy.
Định tính bằng phương pháp SKLM (PL 5.4,
Dược Điển Việt Nam IV):
Lấy 0,2g cao chiết Hà thủ ô đỏ - Mè đen để
chiết dung dịch mẫu thử, 0,25g bột Hà thủ ô đỏ
và 0,25g bột Mè đen để chiết dung dịch mẫu
chuẩn. Mẫu cao hay bột dược liệu được thêm 20
ml ethanol 96% (TT), đun hồi lưu cách thủy
trong 30 phút, lọc, để bay hơi đến cắn khô. Cắn
thêm vào 10 ml nước và 1 ml dung dịch HCl 10
% (TT) đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó
lắc với 20 ml ether ethylic (TT) 2 lần, dich ether
bay hơi còn khoảng 1 ml dùng làm dung dịch
chấm sắc ký.
Bản mỏng: Silicagel G F254. Dung môi khai
triển: Ethyl acetat – methanol - nước (100:17:13).
Thể tích chấm: 20 µl dung dịch thử và dung
dịch đối chiếu. Phát hiện: soi UV 365 nm.
Xác định chỉ số acid (PL 7.2 – Dược Điển Việt
Nam IV): Dùng 10g chế phẩm.
Định lượng polyphenol toàn phần: theo phương
pháp Folin-Ciocalteu.
Cân chính xác 0,5000 g cao HTO-MĐ, hòa
tan trong nước cất, lọc và định mức chính xác
trong bình 100 ml. Thực hiện phản ứng với
thuốc thử Folin Ciocalteu trong môi trường
kiềm. Hỗn hợp phản ứng được lắc kỹ, để yên 2
giờ ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, đem đo
quang ở bước sóng 758 nm. Hàm lượng
polyphenol trong mẫu thử được tính theo
phương trình hồi quy tuyến tính của chất chuẩn
acid gallic.
Bố trí thí nghiệm dược lý (6,7,10).
Chuột thí nghiệm được chia thành 2 nhóm:
Nhóm bình thường (CY(-)) và nhóm bị gây suy
giảm miễn dịch (CY(+): tiêm phúc mô liều duy
nhất cyclophosphamid 150 mg / kg thể trọng).
Mỗi nhóm được chia làm 5 lô: Lô chứng (uống
nước cất.); 3 lô thử (uống cao Hà thủ ô (cao
HTO) liều 20g dược liệu/ kg và cao Hà thủ ô -
Mè đen (cao HTO-MĐ) liều 20g dược liệu/ kg và
40g dược liệu/ kg); Lô đối chiếu (uống silymarin
100mg/kg).
Cao được hòa trong nước cất và cho chuột
uống liên tục trong 8 ngày sau khi tiêm phúc
mạc liều duy nhất cyclophosphamid 150 mg/kg.
Vào ngày thứ 8, một giờ sau lần cho uống cuối
cùng lấy máu khảo sát về huyết học hay mổ tách
lấy gan chuột đem định lượng MDA và GSH.
Khảo sát huyết học
Máu tĩnh mạch đuôi chuột được pha loãng
bằng dung dịch ly giải hồng cầu. Đếm số lượng
bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu và xác định Hb, Hct
bằng máy huyết học tự động.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 272
Trọng lượng tương đối của các cơ quan liên
quan đến hệ miễn dịch
Tách lấy gan, lách, tuyến ức, tuyến thượng
thận để xác định trọng lượng tương đối của các
cơ quan bằng công thức:
g %=(Pcq/Pct)*100
Pcq: Trọng lượng của cơ quan; Pct: Trọng
lượng cơ thể chuột tại thời điểm khảo sát.
Xác định hàm lượng malonyl dialdehyd
(MDA) và glutathion (GSH) trong gan chuột
Tách gan chuột và nghiền đồng thể trong
dung dịch đệm KCl 1,15 %. Lấy 1-2 ml dịch đồng
thể, thêm dung dịch đệm Tris (pH = 7,4) vđ 3 ml.
Ủ hỗn hợp phản ứng ở 37oC trong 60 phút, dừng
phản ứng bằng 1 ml acid tricloacetic 10% và ly
tâm lấy dịch trong.
Định lượng MDA: Lấy 2 ml dịch trong cho
phản ứng với 1 ml acid thiobarbituric 0,8 % ở
100oC trong 15 phút và đo quang ở λ = 532 nm.
Hàm lượng MDA (nM/ml dịch đồng thể) được
tính theo phương trình hồi quy tuyến tính của
chất chuẩn MDA.
Định lượng GSH: Lấy 1 ml dịch trong cho
phản ứng với 0,2 ml thuốc thử Ellman là 5,5’–
dithiobis–(2–nitrobenzoic acid) và thêm đệm
EDTA phosphat vừa đủ 3 ml. Để 3 phút ở nhiệt
độ phòng và sau đó tiến hành đo quang ở bước
sóng λ = 412 nm. Hàm lượng GSH (nM/ml dịch
đồng thể) được tính theo phương trình hồi quy
tuyến tính của chất chuẩn GSH.
Đánh giá kết quả
Các số liệu được biểu thị bằng trị số trung
bình: M ± SEM (Standard Error of the Mean –
sai số chuẩn của giá trị trung bình) và xử lý
thống kê dựa vào phép kiểm t-student, One–
Way ANOVA (hay Student-Newman-Keuls
test (phần mềm SigmaStat-3.5) với độ tin cậy
95% (P < 0,05).
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Kết quả xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm
cao HTO-MĐ
Mất khối lượng do làm khô của cao HTO-
MĐ là 13,47% < 20%, đạt yêu cầu của cao đặc
theo Dược điển Việt Nam IV. Kết quả định
tính bằng phản ứng hóa học và SKLM cho
thấy trong cao có sự hiện diện của Hà thủ ô đỏ
(thành phần chính là anthranoid) và Mè đen
(thành phần chính là acid béo).
Bảng 2: Kết quả xác định các chỉ tiêu hóa lý của cao HTO-MĐ.
Chỉ tiêu Tiến hành Kết quả
Cảm quan Quan sát bằng mắt thường Cao đặc HTO-MĐ có thể chất mềm, đồng
nhất, màu nâu sẫm.
Xác định tro toàn phần Số lần lặp lại thí nghiệm: 3 6,12 ± 0,36 %
Mất khối lượng do làm khô Số lần lặp lại thí nghiệm: 3 13,47 ± 0,25 %
Cắn không tan trong nước Số lần lặp lại thí nghiệm: 3 2,33 ± 0,12 %
Xác định chỉ số acid Số lần lặp lại thí nghiệm: 3 2,84 ±0,031
Định tính
Phản ứng hóa học
Anthranoid
Tạo màu đỏ trong môi
trường kiềm
++
Acid béo Vết trong mờ trên giấy lọc +
SKLM
Dung môi khai triển: Ethyl acetat – methanol -
nước (100:17:13).
Phát hiện: soi UV 365 nm
Cao HTO-MĐ có 3 vết có cùng Rf với mẫu
chuẩn Hà thủ ô đỏ và có 1 vết có cùng Rf với
mẫu chuẩn Mè đen
Kết quả định lượng polyphenol toàn phần
trong cao HTO-MĐ
Từ tương quan giữa hàm lượng acid gallic và
giá trị OD 758 nm, xây dựng được phương trình
đường chuẩn của chất chuẩn acid gallic là:
0021,0014,0 −= xy (R2 = 0,9955).
Bảng 3: Tương quan giữa hàm lượng acid gallic và
giá trị OD 758 nm.
Hàm lượng acid gallic (µg) OD trung bình (758 nm)
10 0,132 ± 0,007
20 0,285 ± 0,005
30 0,410 ± 0,002
40 0,582 ± 0,002
50 0,685 ± 0,007
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 273
Bảng 4: Kết quả định lượng polyphenol toàn phần
của cao HTO-MĐ.
OD 758 nm Hàm lượng polyphenol /
cao HTO-MĐ (%)
Lần 1 0,203 0,2980
Lần 2 0,208 0,3035
Lần 3 0,193 0,2893
Trung bình 0,205 0,2969
SEM 0,0044 0,0041
Từ những kết quả thực nghiệm trên, chúng
tôi đề nghị một số tiêu chuẩn chất lượng cho cao
chiết Hà thủ ô – Mè đen
Bảng 5: Bảng tiêu chuẩn chất lượng của cao HTO-
MĐ.
Chỉ tiêu Mức chất lượng
Chỉ tiêu Mức chất lượng
Cảm quan Cao đặc Hà thủ ô đỏ - Mè đen có thể chất
mềm, đồng nhất, màu nâu sẫm.
Xác định tro toàn
phần
Không quá 7 %
Mất khối lượng
do làm khô
Không quá 20,0 %
Cắn không tan
trong nước
Không quá 3 %.
Định tính Có phản ứng đặc trưng của anthranoid
(phản ứng Bortrager).
Có vết trong mờ trên giấy.
SKLM: mẫu thử (cao chiết) phải có sự hiện
diện của Hà thủ ô đỏ và Mè đen
Định lượng
polyphenol toàn
phần
Cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen phải có hàm
lượng polyphenol toàn phần > 0,27%
Xác định chỉ số
acid béo
Cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen phải có chỉ số
acid > 2,5.
Kết quả khảo sát huyết học trên chuột nhắt trắng tiêm cyclophosphamid
Bảng 6: Tác dụng của các cao thử trên số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, Hemoglobin và Hematocrit.
Nhóm
Lô
(N=10 – 12)
Số lượng hồng cầu
(M/µL)
Số lượng bạch
cầu (K/µL)
Số lượng tiểu
cầu (K/µL)
Hemoglobin
(g/dL)
Hematocrit
(%)
CY
(-)
Chứng 1 5,99 ± 0,51 5,90 ± 0,59 500, 0 ± 54,24 10,92 ± 0,47 33,35 ± 2,72
Cao HTO 20g DL/kg 5,18 ± 0,32 5,57 ± 0,67 443,93 ± 50,61 9,86 ± 0,47 29,39 ± 1,12
Cao HTO-MĐ 20g DL/kg 5,82 ± 0,25 5,30 ± 0,45 499,33 ± 40,21 10,0 ± 0,44 29,57 ± 1,29
Cao HTO- MĐ 40g DL/kg 5,99 ± 0,31 6,33 ± 1,15 459,44 ± 49,32 10,50 ± 0,46 31,56 ± 1,41
Silymarin 100mg/kg 6,03 ± 0,13 5,40 ± 0,61 432,0 ± 69,91 10,80 ± 1,0 30,25 ± 3,11
CY
(+)
Chứng 2 5,24 ± 0,21 3,31 ± 0,42# 204,22 ± 20,78# 7,80 ± 0,50# 27,30 ± 1,23
Cao HTO 20g DL/kg 5,25 ± 0,17 5,32 ± 0,64* 295,5 ± 22,84* 9,46 ± 0,25* 26,89 ± 0,87
Cao HTO-MĐ 20g DL/kg 5,42 ± 0,17 5,80 ± 0,51* 250,0 ± 23,99 9,60 ± 0,22* 27,40 ± 0,98
Cao HTO- MĐ 40g DL/kg 4,94 ± 0,18 5,15 ± 0,70* 332,5 ± 43,62* 9,10 ± 0,32* 26,15 ± 0,75
Silymarin 100mg/kg 4,81 ± 0,34 5,45 ± 0,49* 232,5 ± 14,28 8,40 ± 0,56 24,75 ± 1,77
# P< 0,05 so với lô chứng CY(-), *P< 0,05 so với lô chứng CY(+) tương ứng.
Nhận xét và bàn luận kết quả ở Bảng 6:
Lô chứng bệnh lý CY(+)
Lô chứng bệnh lý có số lượng bạch cầu, tiểu
cầu và hemoglobin giảm có ý nghĩa so với lô
chứng bình thường. Điều này tương đồng với
các tác dụng phụ của cyclophosphamid trên
người: gây suy tủy ở các mức độ khác nhau, liên
quan đến giảm bạch cầu, tiểu cầu và gây thiếu
máu kèm giảm hemoglobin.
Lô thử CY(+)
Số lượng hồng cầu, Hematocrit: ở nhóm tiêm
cyclophosphamid không khác biệt đạt ý nghĩa
thống kê so với nhóm bình thường không tiêm
cyclophosphamid. Các mẫu thử cũng như
silymarin không có ảnh hưởng trên chỉ tiêu số
lượng hồng cầu và hematocrit.
Số lượng bạch cầu: số lượng bạch cầu ở nhóm
tiêm cyclophosphamid và cho uống các cao
HTO, cao HTO-MĐ hay Silymarin đều tăng đạt
ý nghĩa thống kê so với lô chứng tương ứng,
chứng tỏ các mẫu cao thử đều có tác dụng phục
hồi sự suy giảm số lượng bạch cầu gây bởi
cyclophosphamid.
Số lượng tiểu cầu: số lượng tiểu cầu ở nhóm
tiêm cyclophosphamid và cho cao HTO hay cao
HTO-MĐ liều 40 g dược liệu/kg tăng đạt ý nghĩa
thống kê so với lô chứng tương ứng, chứng tỏ
các mẫu cao thử đều có tác dụng phục hồi sự suy
giảm số lượng tiểu cầu gây bởi
cyclophosphamid. Silymarin không ảnh hưởng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 274
trên sự suy giảm số lượng tiểu cầu gây bởi
cyclophosphamid.
Hàm lượng hemoglobin: hàm lượng
hemoglobin ở nhóm tiêm cyclophosphamid và
cho uống cao HTO hay cao HTO-MĐ tăng đạt ý
nghĩa thống kê so với lô chứng tương ứng,
chứng tỏ các mẫu cao thử đều có tác dụng phục
hồi sự suy giảm hàm lượng hemoglobin gây bởi
cyclophosphamid. Silymarin không ảnh hưởng
trên sự suy giảm hàm lượng hemoglobin gây bởi
cyclophosphamid.
Trọng lượng gan, lách, tuyến ức, tuyến thượng thận
Bảng 7: Trọng lượng gan và lách ở các lô.
Nhóm Lô (N=10-12) Gan (g%) Lách (g%) Tuyến ức (g%) Tuyến thượng thận (g%)
CY (-)
Chứng 1 6,26 ± 0,24 0,55 ± 0,07 0,26 ± 0,03 0,03 ± 0,0
Cao HTO 20g DL/kg 5,47 ± 0,26 0,52 ± 0,04 0,25 ± 0,04 0,03 ± 0,0
Cao HTO-MĐ 20g DL/kg 5,23 ± 0,17 0,58 ± 0,04 0,26 ± 0,02 0,03 ± 0,0
Cao HTO- MĐ 40g DL/kg 5,50 ± 0,36 0,58 ± 0,04 0,27 ± 0,04 0,03 ± 0,0
Silymarin 100mg/kg 5,62 ± 0,12 0,53 ± 0,04 0,29 ± 0,02 0,03 ± 0,0
CY (+)
Chứng 2 4,32 ± 0,42 # 0,48 ± 0,06 0,12 ± 0,02 # 0,03 ± 0,0
Cao HTO 20g DL/kg 5,71 ± 0,34 * 0,89 ± 0,05 * 0,10 ± 0,01 0,04 ± 0,0 *
Cao HTO-MĐ 20g DL/kg 5,69 ± 0,30 * 0,86 ± 0,09 * 0,15 ± 0,02 0,03 ± 0,0
Cao HTO-MĐ 40g DL/kg 5,06 ± 0,25 0,77 ± 0,09 * 0,12 ± 0,02 0,03 ± 0,0
Silymarin 100mg/kg 5,83 ± 0,38 * 0,76 ± 0,07 * 0,16 ± 0,02 0,04 ± 0,0 *
# P< 0,05 so với lô chứng CY(-),*P< 0,05 so với lô chứng CY(+) tương ứng.
Nhận xét kết quả Bảng 7:
Trọng lượng gan: Lô tiêm cyclophosphamid
giảm đạt ý nghĩa thống kê so với nhóm bình
thường. Trọng lượng gan ở nhóm tiêm
cyclophosphamid và cho uống cao HTO hay cao
HTO-MĐ (20 g dược liệu/kg) hay silymarin tăng
đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng tương ứng,
chứng tỏ các mẫu cao thử đều có tác dụng phục
hồi sự suy giảm trọng lượng gan gây bởi
cyclophosphamid.
Trọng lượng lách: Lô tiêm cyclophosphamid
không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so
với nhóm bình thường. Trọng lượng lách ở
nhóm tiêm cyclophosphamid và cho uống Cao
HTO, Cao HTO-MĐ hay silymarin đều tăng đạt
ý nghĩa thống kê so với lô chứng tương ứng.
Trọng lượng tuyến ức: Lô tiêm
cyclophosphamid giảm đạt ý nghĩa thống kê so
với nhóm bình thường. Trọng lượng tuyến ức ở
nhóm tiêm cyclophosphamid và cho uống Cao
HTO hay Cao HTO-MĐ cũng như silymarin đều
chưa có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với
lô chứng tương ứng.
Trọng lượng tuyến thượng thận: Lô tiêm
cyclophosphamid không có sự khác biệt đạt ý
nghĩa thống kê so với nhóm bình thường. Trọng
lượng tuyến thượng thận ở nhóm tiêm
cyclophosphamid và cho uống Cao HTO hay
silymarin đều tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng tương ứng.
Kết quả này cần được kiểm tra lại khi nghiên
cứu tiếp tục.
Kết quả khảo sát hàm lượng MDA và GSH
trong gan sau khi gây suy giảm miễn dịch
Nhận xét và bàn luận kết quả
Trên chuột bình thường, không tiêm CY: Cao
HTO có tác dụng làm tăng hàm lượng MDA
trong gan, nhưng không có tác dụng trên hàm
lượng GSH. Các lô uống cao HTO-MĐ hay
silymarin có hàm lượng MDA và GSH không
thay đổi đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng,
chứng tỏ cao HTO-MĐ hay silymarin không có
tác dụng trên hàm lượng MDA hay GSH trong
gan của chuột bình thường.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 275
Bảng 8: Kết quả khảo sát hàm lượng MDA và GSH trong gan.
Nhóm Lô (N=10 – 12) Hàm lượng MDA (nM/g protein) Hàm lượng GSH (nM/g protein)
CY (-)
Chứng 1 108,58 ± 9,02 11564,4 ± 319,9
Cao HTO 20g DL/ kg 146,65 ± 6,77 * 11797,7 ± 1022,2
Cao HTO-MĐ 20g DL/ kg 137,60 ± 6,97 11154,4 ± 771,8
Cao HTO-MĐ 40g DL/ kg 128,69 ± 6,71 11621,2 ± 879,4
Silymarin 100mg/kg 113,23 ± 9,59 11243,0 ± 857,5
CY (+)
Chứng 2 187,08 ± 9,40 # 8638,8 ± 425,4 #
Cao HTO 20g DL/ kg 166,14 ± 11,65 9000,8 ± 579,8
Cao HTO-MĐ 20g DL/ kg 167,43 ± 9,38 9085,6 ± 388,8
Cao HTO-MĐ 40g DL/ kg 159,48 ± 6,42 * 10164,6 ± 492,3 *
Silymarin 100mg/kg 136,55 ± 9,39 * 12017,3 ± 1191,1 *
# P< 0,05 so với lô chứng CY(-) *P< 0,05 so với lô chứng CY(+) tương ứng.
MDA gan là sản phẩm của quá trình peroxy
hóa lipid màng tế bào gan, hàm lượng MDA
trong gan càng cao chứng tỏ gan bị tổn thương
oxy hóa càng nặng. Lô chứng tiêm
cyclophosphamid và uống nước cất trong 8 ngày
có hàm lượng MDA trong gan tăng đạt ý nghĩa
thống kê so với lô chứng bình thường, chứng tỏ
cyclophosphamid gây tổn thương peroxy hóa tế
bào gan dẫn đến việc làm tăng hàm lượng MDA
trong gan. Kết quả bảng 4 cũng ghi nhận là có sự
giảm hàm lượng GSH ở lô chứng tiêm
cyclophosphamid so với lô chứng sinh lý CY (-).
Điều này cho thấy GSH và những nhóm chất có
chứa sulfhydryl (như cystein và N-acetylcystein)
với chức năng giải độc đã thông qua hệ thống
cytocrom P-450 tương tác với acrolein, chất
chuyển hóa của cyclophosphamid trong cơ thể.
Độc tính của cyclophosphamid tăng kéo theo sự
suy giảm GSH nội sinh trong gan, do đó gián
tiếp làm tăng quá trình peroxy hóa lipid dẫn đến
hàm lượng MDA tăng.
Hàm lượng MDA trong gan của các lô thử
tiêm cyclophosphamid và uống cao HTO có xu
hướng giảm, tuy nhiên kết quả này chưa có sự
khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng.
Hàm lượng MDA trong gan của các lô thử tiêm
cyclophosphamid và uống cao HTO-MĐ liều 40
g dược liệu/kg giảm đạt ý nghĩa thống kê so với
lô chứng, chứng tỏ cao HTO-MĐ liều 40 g dược
liệu/kg có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan
theo cơ chế chống oxy hóa thể hiện qua việc làm
giảm hàm lượng MDA trong gan gây bởi CY.
Hàm lượng GSH trong gan của các lô thử
tiêm cyclophosphamid và uống cao HTO chưa
có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng. Hàm lượng GSH trong gan của các lô thử
tiêm cyclophosphamid và uống cao HTO-MĐ
liều 40g dược liệu/kg tăng đạt ý nghĩa thống kê
so với lô chứng, chứng tỏ cao HTO-MĐ liều 40 g
dược liệu/kg có tác dụng bảo vệ gan thông qua
việc làm phục hồi hàm lượng GSH trong gan bị
suy giảm do CY.
Kết quả bảng 8 còn cho thấy tác dụng của
cao HTO-MĐ liều 40g dược liệu/kg tương
đương với silymarin, một chất chống oxy hóa đã
được nghiên cứu rất nhiều, được sử dụng trong
thời gian dài và cho hiệu quả đáng tin cậy.
KẾT LUẬN
Cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen đã được xây dựng
một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm về cảm quan, tro
toàn phần (≤ 7%), mất khối lượng do làm khô
(≤20%), cắn không tan trong nước (≤ 3%), định
tính xác định Hà thủ ô đỏ và Mè đen (bằng phản
ứng hóa học và SKLM), chỉ số acid (> 2,5) và hàm
lượng polyphenol toàn phần (> 0,27%).
Cao Hà thủ ô đỏ – Mè đen và cao Hà thủ ô
đỏ đều có tác dụng phục hồi sự giảm số lượng
bạch cầu, tiểu cầu và sự suy giảm hàm lượng
hemoglobin gây bởi độc tính của
cyclophosphamid. Ở liều 40 g dược liệu / kg, cao
Hà thủ ô đỏ - Mè đen đã làm giảm 14,75% hàm
lượng MDA và làm tăng 17,66% hàm lượng
GSH, tốt hơn cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen (20 g
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 276
dược liệu/kg) và cao Hà thủ ô đỏ trong cùng
điều kiện thử nghiệm. Tác dụng chống oxy hóa,
bảo vệ gan của cao Hà thủ ô đỏ - Mè đen (40g
dược liệu/kg) tương đương với chất đối chiếu
silymarin (100mg, uống).
Những kết quả thu được góp phần cho việc
tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm chất lượng cao
chiết Hà thủ ô đỏ - Mè đen, làm cơ sở cho các
nghiên cứu triển khai tiếp theo. Kết quả thực
nghiệm dược lý có thể là cơ sở cho nghiên cứu
sử dụng cao Hà thủ ô – Mè đen cho các dạng bào
chế thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abraham P, Sugumar E (2008), “Increased glutathione levels
and activity of PON1 (phenyl acetate esterase) in the liver of rats
after a single dose of cyclophosphamid: a defense mechanism?”,
Exp. Toxicol. Pathol., 59(5), 301-306.
2. Bộ Y Tế và Bộ Giáo dục Đào tạo (1998), Bài giảng dược liệu tập 1,
tr. 225-227, 247-249, 370.
3. Bộ Y Tế (2009), Dược Điển Việt Nam IV, tr. 682, 756-757, 772-773,
PL-157, PL-182 -183, PL-239-240.
4. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 833 - 836, 898-900.
5. Kumar RA, Sridevi K, Kumar NV, Nanduri S, Rajagopal S
(2004), “Anticancer and immunostimulatory compounds from
Andrographis paniculata”, J. Ethnopharmacol., 92(2-3), 291-295.
6. Lê Minh Triết, Dương Thị Công Minh, Nguyễn Thị Thu Hương,
Trần Công Luận (2008). “Tác dụng của Xuyên tâm liên
(Andrographis paniculata Burm. F. Nees, Acanthaceae) trên thực
nghiệm gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid”. Y học
TP. Hồ Chí Minh, tập 12 (4), tr.142-147.
7. Ngô Quốc Hận, Nguyễn Thị Thu Hương (2011). “Nghiên cứu
tác dụng chống oxy hóa theo hướng bảo vệ gan của
polysaccharid chiết từ nấm linh chi vàng (Ganoderma colossum)”.
Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15, Phụ bản của số 1, 50 - 55.
8. Nguyễn Phương Dung (2008). “Nghiên cứu ảnh hưởng của
phương pháp bào chế đối với tác dụng chống oxy hóa của dịch
chiết Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum Thunb.) trên chuột
nhắt trắng”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(4), tr.75 - 79.
9. Nguyễn Phương Dung (2007). “Ảnh hưởng của phương pháp
bào chế đối với tác dụng bổ huyết của Hà thủ ô đỏ (Polygonum
multiflorum Thunb.) trên chuột nhắt trắng thiếu máu thực
nghiệm”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(2), tr.121 - 125.
10. Nguyễn Thị Thu Hương, Trịnh Văn Tấn (2011). “Nghiên cứu
tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm linh chi đỏ trên thực
nghiệm gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid”. Tạp
chí Dược liệu, tập 16(1+2), tr. 69 - 74.
11. Sato M, Shiozawa K, Uesugi T, Hiromatsu R, Fukuda M, Kitaura
K, Minami T, Matsumoto S (2009). “Effects of 2- or 4- week
repeated to dose studies and fertility study of cyclophosphamid
in female rats”. The Journal of Toxicologycal Sciences, Vol 34,
Special Issue I, pp. SP83 – SP89
Ngày nhận bài báo : 20/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 24/10/2013
Ngày bài báo được đăng : 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_tieu_chuan_kiem_nghiem_va_danh_gia_tac_dung_cua_cao.pdf