Xây dựng và phân tích chi phí định mức
Phân tích hoạt động kinh doanh phải cố gắng lượng hoá bằng cách dựa trên những dữ liệu được thu thập ( ngành thống kê) xây dựng thành các phương trình (ngành toán học kinh tế ) để kiểm chứng tính xác thực của lý thuyết và những sai biệt do các yếu tố không nhìn thấy, không thể giải thích khác (ngành kinh tế lượng) trước khi sử dụng chúng để phân tích dự báo.
Mỗi nội dung phân tích đều có ý nghĩa đối với việc hình thành chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn định hoặc xác lập các giải pháp trước mắt của doanh nghiệp. Kết quả phân tích là cơ sở cho các quyết định quản trị trong từng giai đoạn kinh doanh, hoặc trong chiến lược dài hạn.
Để kết quả phân tích có giá trị, các nhân tố cần được cố gắng định lượng trong khả năng có thể. Chính những thông tin lượng hoá đó mới đúng nghĩa là “ hệ thống thông tin hữu ích của kế toán, cơ sở của các quyết định quản trị và chỉ có điều này mới làm cho phân tích hoạt động kinh doanh trở nên thuyết phục vàsẽ là hoạt động thường xuyên được quan tâm tại doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, việc xây dựng định mức chi phí và phân tích định mức chi phí vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết này xin đưa ra cách xây dựng định mức chi phí và phân tích các định mức đó.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng và phân tích chi phí định mức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng và phân tích chi phí định mức
Phân tích hoạt động kinh doanh phải cố
gắng lượng hoá bằng cách dựa trên
những dữ liệu được thu thập ( ngành
thống kê) xây dựng thành các phương
trình (ngành toán học kinh tế ) để kiểm chứng tính xác thực
của lý thuyết và những sai biệt do các yếu tố không nhìn
thấy, không thể giải thích khác (ngành kinh tế lượng) trước
khi sử dụng chúng để phân tích dự báo.
Mỗi nội dung phân tích đều có ý nghĩa đối với việc hình thành
chiến lược kinh doanh lâu dài, ổn định hoặc xác lập các giải pháp
trước mắt của doanh nghiệp. Kết quả phân tích là cơ sở cho các
quyết định quản trị trong từng giai đoạn kinh doanh, hoặc trong
chiến lược dài hạn.
Để kết quả phân tích có giá trị, các nhân tố cần được cố gắng
định lượng trong khả năng có thể. Chính những thông tin lượng
hoá đó mới đúng nghĩa là “ hệ thống thông tin hữu ích của kế
toán, cơ sở của các quyết định quản trị và chỉ có điều này mới
làm cho phân tích hoạt động kinh doanh trở nên thuyết phục và
sẽ là hoạt động thường xuyên được quan tâm tại doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, việc xây dựng định mức chi phí và phân tích
định mức chi phí vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bài viết
này xin đưa ra cách xây dựng định mức chi phí và phân tích các
định mức đó.
Trước hết phải hiểu chi phí định mức là gì. Đó là chi phí dự tính
để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ cho khách
hàng
Công dụng của chi phí định mức
1. Là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán hoạt động vì muốn
lập dự toán chi phí nguyên vật liệu phải có định mức nguyên
vật liệu, chi phí nhân công phải có định mức số giờ công
2. Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp vì chi phí định mức là tiêu chuẩn, cơ sở
để đánh giá
3. Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết
định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay
từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời
4. Gắn liền trách nhiệm của công nhân đối với việc sử dụng
nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm
Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu chuẩn:
Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính
nghệ thuật hơn là khoa học. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài
năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá
và chất lượng sản phẩm. Trước hết phải xem xét một các nghiêm
túc toàn bộ kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó kết hợp với
những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và
cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp
Phương pháp xác định chi phí định mức :
* Phương pháp kỹ thuật: phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của
các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công
việc nhằm mục đích xác định lượng nguyên vật liệu và lao động
hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện về công
nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh
nghiệp
* Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại giá thành đạt
được ở những kỳ trước như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ
này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ
trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay
xây dựng lại.
* Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù
hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp
Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất
- Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Về mặt lượng nguyên vật liệu : Lượng nguyên vật liệu cần thiết
để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình
thường
Để sản xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:
1. Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
2. Hao hụt cho phép
3. Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng
Về mặt giá nguyên vật liệu : Phản ánh giá cuối cùng của một đơn
vị nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán. Định mức về giá nguyên vật liệu
để sản xuất sản phẩm là:
- Giá mua ( trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán )
- Chi phí thu mua nguyên vật liệu
Như vậy ta có:
Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng * định mức về giá
- Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp:
Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm
không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp
lương, BHXH,BHYT,KPCĐ của lao động trực tiếp. Định mức giá
1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như sau:
- Mức lương căn bản một giờ
- BHXH,
Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị
sản phẩm. Có thể được xác định bằng 2 cách:
1. Phương pháp kỹ thuật: chia công việc theo nhiều công đoạn
rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác
kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc
2. Phương pháp bấm giờ
Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được xác định như
sau:
+ Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
+ Thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy
+ Thời gian tính cho sản phẩm hỏng
Như vậy ta có:
Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng x Định mức giá
- Định mức chi phí sản xuất chung
*Định mức biến phí sản xuất chung
Cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng. Định mức giá
phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ.
Định mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt
động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho
1 đơn vị sản phẩm
Ví dụ: Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là
1200 đ và căn cứ được chọn để phân bổ là số giờ lao động trực
tiếp (định mức về lượng thời gian trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm)
là 3.5 giờ/sp thì định mức phần biến phí sản xuất chung của sản
phẩm là:
1 200đ/ giờ x 3.5 giờ/s.p = 4 200đ/s.p
*Định mức định phí sản xuất chung
Được xây dựng tương tự như ở phần biến phí. Sở dĩ tách riêng
là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau
này.
Ví dụ: Phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 3
200đ/giờ và căn cứ chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp với
3.5 giờ/s.p, thì phần định phí sản xuất chung của 1 sản phẩm là:
3 200đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 11 200 đ/s.p
Vậy, đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung :
1 200đ/s.p + 3 200 đ/giờ = 4 400đ
Chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản phẩm là:
4 400 đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 15 400 đ/s.p
Từ cách xây dựng định mức trên ta đi xây dựng phương trình hồi
quy dưới dạng tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố
cấu thành nên chí phí sản xuất:
Y = ao + a1X1 + a2X2 + a3X3
Y: Chi phí sản xuất sản phẩm
X1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
X2: Chi phí nhân công trực tiếp
X3: Chi phí sản xuất chung
Ta đi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan
hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chi phí định mức về lượng và
giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung như sau:
- Chi phí định mức nguyên vật liệu trực tiếp
Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng nguyên vật
liệu:
G= ao +a1g1 + a2g2 + a3g3 +e
G là chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu
g1 là lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất 1 sản phẩm
g2 là lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép
g3 là lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng
ao là số hạng cố định
a1 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng
nguyên vật liệu dùng cho sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị
a2 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng
nguyên vật liệu hao hụt cho phép thay đổi 1 đơn vị
a3 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng
nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị
e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác
Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nguyên vật
liệu:
Z = ao +a1z1 + a2z2 +e
Z là chi phí định mức về giá nguyên vật liệu
z1 là giá mua ( sau khi trừ đi các khoản giảm trừ)
z2 là chi phí thu mua
ao là số hạng cố định
a1 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi giá mua
thay đổi 1 đơn vị
a2 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi chi phí
thu mua thay đổi 1 đơn vị
e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác
- Chi phí định mức nhân công trực tiếp
Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng chi phí
nhân công trực tiếp:
N= ao +a1n1 + a2n2 + a3n3 +e
G là chi phí định mức về lượng nhân công trực tiếp
g1 là lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
g2 là lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy
g3 là lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng
ao là số hạng cố định
a1 là mức tác động tới định mức lượng nhân công khi lượng thời
gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị
a2 là mức tác động tới định mức lượng lượng thời gian nghĩ ngơi,
lau chùi máy thay đổi 1 đơn vị
a3 là mức tác động tới định mức lượng thời gian tính cho sản
phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị
e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác
Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nhân công
trực tiếp:
M= ao +a1m1 + a2m2 + a3m3 +e
M là chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp
g1 là giá mức lương căn bản giờ công trực tiếp
g2 là mức BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho 1 sản phẩm
g3 là phụ cấp tính cho 1 sản phẩm
ao là số hạng cố định
a1 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức lương
căn bản dùng thay đổi 1 đơn vị
a2 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức BHXH,
BHYT, KPCĐ thay đổi 1 đơn vị
a3 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức phụ cấp
thay đổi 1 đơn vị
e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác
- Chi phí định mức sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được
phân thành biến phí và định phí
Phương trình hồi quy định mức chi phí sản xuất chung như
sau:
K = ao + a1k1 + a2k2
K là định mức chi phí sản xuất chung
k1 là biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
k2 là định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
ao là số hạng cố định
a1 là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi biến
phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1
đơn vị
a2 là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi định
phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1
đơn vị
Sau khi đã xây dựng được những phương trình toán học với mô
hình hồi quy bội (hay hồi quy đa biến) ta sẽ sử dụng các kỹ thuật
trong môn học kinh tế lượng để giải bài toán này. Từ đó mà việc
phân tích được chính xác và chi tiết, xác định được những nhân
tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí, giúp
nhà quản lý có nguồn thông tin chắc chắn để có giải pháp kịp thời
và hiệu quả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_va_phan_tich_chi_phi_dinh_muc_9093.pdf